Thiên Hạ Kiêu Hùng
Chương 218: Đêm trước lễ Vu Lan

Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 218: Đêm trước lễ Vu Lan

Trăng sáng vằng vặc, ánh sáng lan toả khắp nơi, chiểu rọi vào trong bụi rậm, lộ ra một góc cái đình nhỏ. Lan can đỏ nối nhau, mành trúc được cuốn lên một nửa, một cô gái nhỏ tựa vào lan can, tóc cô uốn hai vòng, lông mày đen hun hút, đôi mắt cô như hồ thu, trong tay cô còn cầm một cái quạt tròn nhỏ, vẫy vẫy cái quạt nhẹ nhàng, ánh nhìn của cô kiều diễm ngây thơ.

Ở phía sau cô không xa là một thiếu nữ mặc áo thêu hoa lớn tuổi hơn cô một chút, dáng vẻ xinh đẹp, lặng lẽ bước đi từ phía sau đình phía sau của cô gái nhỏ, giơ hai tay lên bịt mắt cô gái nhỏ.

Cô bị doạ đến nhảy dựng lên, gắt giọng nói:

- Lại là U tỉ, cứ thích rón ra rón rén đi trêu người khác thôi!

Thiếu nữ áo xanh buông tay xuống, ha hả cười:

- Mẫn Thu, muội xem là ai đây?

Bùi Mẫn Thu vừa quay đầu lại, thì nhìn thấy không phải là Bùi U thích trêu chọc người khác mà là Bùi Hỉ Nhi thì không khỏi thấy lạ nói:

- Nha đầu này có phải là mới từ chỗ U tỉ đi ra không? Bị nhiễm tính nghịch ngợm của tỉ ấy rồi.

- Muội đâu có dám đi gặp tỉ ấy, cứ như là nợ tỉ ấy mấy trăm xâu tiền không bằng. Hai ngày nay mặt chảy dài ra, còn nghịch ngợm gì nữa? Không ủ rũ là đã tốt lắm rồi.

Bùi Mẫn Thu cũng nhớ đến bộ dạng vẻ mặt âm trầm của Bùi U liền không khỏi che miệng cười, đột nhiên lại nhớ đến hôn nhân bất hạnh của tỉ ấy liền vội ngừng cười ngay, hỏi:

- Nghe nói hôm nay em đi xem mặt, kết quả thế nào?

- Đừng nói nữa, hôm nay nhà họ Ngu nói ở kinh thành có đám tang nên huỷ bỏ rồi, ông nội cũng tức giận. Dù sao thì chuyện này cũng coi như thất bại rồi.

Ông nội của Bùi Hỉ Nhi là Bùi Uẩn nhưng Bùi Hỉ Nhi thì luôn ở trong phủ Bùi Củ, cùng học văn lễ nghĩa với các cô gái nhà họ Bùi, có mối quan hệ rất tốt với Mẫn Thu.

- Đám tang của ai long trọng đến nỗi hủy bỏ cả việc xem mặt vậy?

Mẫn Thu vẻ mặt kinh ngạc hỏi.

Bùi Hỉ Nhi cười hơi lạnh,

- Nha đầu ngốc này, tỉ còn không hiểu sao? Nhà họ Ngu đó chỉ là kiếm cớ mà thôi. Cũng vừa hay, tam công tử nhà họ Ngu đó tính ngang ngược hệt cha. Như thế muội cũng thấy hay.

Mẫn Thu đã có chút không yên lòng, lại thấp giọng hỏi:

- Là Sở quốc công đi đưa tang sao?

- Hình như là vậy, em không chú ý.

Bùi Hỉ Nhi liếc mắt Mẫn Thu một cái. Mẫn Thu còn quan tâm đến chuyện tang đó hơn cả việc hôn nhân của cô, trong lòng cô có chút không vui liền đứng dậy nói:

- Đêm đã khuya rồi, em phải về trước đây. Chị ngồi một mình hóng gió đi!

Mẫn Thu thấy cô ấy lòng dạ hẹp hòi liền tiến đến kéo tay cô ấy nói:

- Nha đầu này, ngay chính em nói hủy bỏ xem mặt thì cũng hay thì chị mới không hỏi nữa. Ngày kia là lễ Vu Lan rồi, nghe nói có hội đèn lễ Vu Lan, còn có tạp kỹ biểu diễn nữa, chúng ta cùng đi xem nhé.

- Vâng, em cũng muốn đi, chỉ sợ trưởng bối không cho phép thôi.

- Nội quy gia tộc chỉ nó ngày bình thường thì ban đêm không cho ra ngoài. Nhưng ngày mai là đêm Vu Lan, chúng ta chỉ cần nói với trưởng bối một câu thì chắc không sao đâu, gọi thêm cả U tỉ nữa.

- Vâng

Hai thiếu nữ nói nói cười cười rồi đi xa.

......

Ngày mười lăm tháng bảy là lễ Vu Lan của Phật giáo, cũng là lễ Trung Nguyên của Đạo giáo, đồng thời cũng là lễ xá tội vong nhân trong dân gian. Bất luận là ngày lễ của Phật giáo, Đạo giáo hay trong dân gian thì đây cũng đều là một ngày lễ lớn, là ngày tốt trời đất tụ họp. Ngày này các loại vật báu dâng vào cho chùa, các tiết mục tạp kỹ trò chơi, lễ Vu Lan treo đèn đầy màu sắc, vô cùng náo nhiệt, sau đêm đó thì lại là một lễ hội xem đèn cho dân gian.

Đặc biệt là những nhà quyền quý thế gia thờ Phật thì ngày này cũng là ngày bọn họ thành kính tu phật. Rất nhiều nhà giàu có đều đặt một chậu Vu Lan, các loại vật báu đặt ở giữa và được treo lên những ngọn đèn chiếu rọi, trong đêm hiện lên vô cùng bắt mắt, ánh sáng chói mắt, trong nhân gian gọi là phật quang.

Lúc này, đến cửa các phủ quyền quý xem đèn báu vật cũng là một trong những chỗ chơi của dân kinh thành. Bất giác, việc xác định ra vật báu nhà ai là nhất, phật quang nhà ai sung túc nhất, cũng trở thành một đề tài nói chuyện không ngớt của người dân kinh thần. Lễ hội này năm nào cũng như vậy nhưng năm nào thì người cũng khác.

Công chúa Nhạc Bình Dương Lệ Hoa cũng là tín đồ của Phật giáo, dù là bình thường mộc mạc giản dị thế nào, tự nhiên thế nào thì lễ Vu Lan cô cũng không thể ngoại lệ, cô cũng không tiếc bỏ ra những hòm châu báu để trang trí cho bồn Vu Lan để phật quang sáng rọi.

Bồn Vu Lan của Dương Lệ Hoa là một cái bồn ngọc lớn màu trắng có đường kính một trượng. Bản thân nó chính là vật báu vô giá rồi, chính là vật của hoàng cung Bắc Chu. Trong bồn thì lấy vàng làm gạo, lấy Phỉ Thúy làm rau, lại đặt thêm một cây san hô dài ba thước, phía trên thì tràn ngập châu báu, cuối cùng thì treo mấy cái đèn để chiếu sáng. Toàn bộ bồn Vu Lan chiếu sáng chói lóa rực rỡ bắt mắt. Năm ngoái đã được nhân dân bình chọn là bồn Vu Lan đẹp nhất kinh thành.

Ở xung quanh bồn Vu Lan chính còn đặt mười tám cái bồn nhỏ khác. Bên trong lại là hoa quả tươi của bốn mùa, cơm và thức ăn ngon để cho những quỷ đói bị giam cầm nơi cửa quan có thể ăn. Ngày hôm nay thiên địa ban ơn, người và quỷ cùng vui.

Dương Lệ Hoa đích thân trang trí cho bồn Vu Lan ở trong điện, lại nhìn thấy Thái tử Dương Chiêu mặt mày cau có ở bên liền không khỏi cười hỏi:

- Chiêu nhi, cháu đến kinh thành một chuyến đâu có dễ. Đáng lẽ phải luôn cười vui vẻ mới đúng chứ, để cho phụ hoàng và mẫu hậu vui lòng, chứ sao mà ba lần gặp cháu thì đều thấy cháu u sầu vậy?

Tháng hai năm ngoái Dương Chiêu được chính thức sắc phong làm Thái tử, cho đến nay đã một năm rưỡi rồi. Cậu ta không những gầy đi mà còn béo lên rất nhiều. Bây giờ ngay cả việc đi cũng không thể, phải có thị vệ đỡMỗi lần Dương Quảng và Tiêu Hậu nhìn thấy cậu ta thì đều không thích. Dương Quảng nhất quyết để cậu ta trấn thủ ở Trường An, chứ không cho cậu ta vào kinh.

Năm nay Dương Chiêu là tháng tư vào cung triều kiến phụ hoàng, đã ở trong kinh thành ba tháng nay rồi, thấy sắp đến lúc phải quay trở vềTrường An thì cậu ta không muốn quay về. Một lần nữa cậu ta xin phụ hoàng cho cậu ta ở lại thêm mấy tháng nữa nhưng Dương Quảng không đồng ý. Bất đắc dĩ cậu ta chỉ có thể đến xin hoàng cô biện hộ cho mình mà thôi.

Dương Chiêu thở dài nói:

- Hoàng cô, cháu cảm thấy rất lạ. Làm gì có ai lại để thân vương ở bên xử lý chuyện quốc sự còn Thái tử thì lại để ở mãi xa. Điều này hoàn toàn trái ngược với ông nội ngày xưa, cũng không phù hợp với lễ chế nhiều đời nay. Cháu tuy không thể dẫn binh đi đánh trận những xử lý việc triều chính, cùng thảo luận vấn đề quốc gia đại sự thì không vấn đề gì. Cháu không hiểu, đã không muốn cháu tham gia quốc sự, lại hà tất phong cháu là Thái tử làm gì, cứ trực tiếp sắc phong nó làm Thái tử cho xong.

Trong lời nói của Dương Chiêu có sự trách móc. Cậu ta trấn thủ Tây Kinh, cả ngày chẳng có việc gì, còn huynh đệ của cậu là Tề vương Dương Giản lại có thể mỗi ngày vào triều nghe chuyện quốc sự, thậm chí có thể phát biểu ý kiến đối với một số chuyệ đại sự. Thật là điên đảo cả rồi, cũng giống như cậu ta là Tần Vương vậy, Dương Giản chẳng khác gì là Thái tử.

Dương Lệ Hoa hiểu được tình cảnh của cậu ta liền khẽ cười nói:

- Phụ hoàng của cháu là có ý tốt, biết cháu sức khỏe không tốt nên để cho cháu tĩnh dưỡng điều trị ở Tây Kinh. Thứ nhất là phụ hoàng cháu vẫn còn khỏe mạnh, đợi đến khi nào ông ấy lớn tuổi già đi thì ông ấy tự khắc sẽ gọi cháu vào xử lý giải quyết chuyện triều chính. Thứ hai là hai năm nay Tề vương có sự thay đổi rất lớn, tích cực tiến bộ. Phụ hoàng của cháu cũng muốn tìm một số việc cho cậu ta làm để cho cậu ta có thể hoàn toàn thoát khỏi cái kiểu tính cách con ông cháu cha. Vì thế nên phụ hoàng cháu để cho cậu ta vào triều tham dự vào chuyện triều chính. Điều này cũng chẳng chứng minh được điều gì cả, chỉ là cháu nghĩ nhiều quá mà thôi.

- Hứ, nó có thể thoát khỏi tính cách con ông cháu cha?

Dương Chiêu khinh thường hừ một tiếng:

- Những chuyện nó đã từng làm, có thể giấu được phụ hoàng chứ không giấu được cháu đâu, nó...

Dương Chiêu nhìn thấy ánh mắt sắc bén, linh hoạt của cô thì không dám nói thêm gì đi nữa. Một lúc lâu sau cậu ta thở dài một tiếng chuyển đề tài, dò hỏi:

- Hoàng cô, hôm nay là đưa tang Dương Tư Đồ, nghĩ lễ vô cùng long trọng. Phụ hoàng còn tặng cho ông ta các tước vụ Thái ủy công, Hoằng Nông của mười mấy quận Thái Thú. Cháu ở Trường An nghe nói Dương Thái Uý là bị phụ hoàng bức tử. Bây giờ xem ra đó chỉ là lời đồn sai mà thôi!

Dương Lệ Hoa không để ý đến cậu ta. Cô lấy một một quả dưa hấu ngọc treo lên cây san hô. Cô cảm thấy rất không hài lòng, giống như trước kia vậy, chẳng có ý tưởng gì mới, cô liền dặn dò thị nữ tâm phúc hai bên:

- Mau đưa tám mươi mốt tiểu ngọc Phật bên trong hòm Hoa Bảo của ta đến đây.

Mấy thị nữ vâng một tiếng rồi xoay người đi. Dương Lệ Hoa tháo tất cả châu báu treo trên cây san hô xuống, Dương Chiêu thấy không còn thị nữ nào ở bên liền thấp giọng nói:

- Nghe nói Dương gia có sự oán trách đối với phụ hoàng, giấu thân thể của Dương Tư Đồ ở hầm băng bốn mươi chính ngày mới cho chôn. Còn nói là người đi rồi thì trà cũng nguội lạnh, phụ hoàng long trọng với người chết như vậy thực ra là sự nhạt nhẽo đối với người còn sống.

Dương Lệ Hoa thản nhiên cười:

- Ta không có hứng thú với nhà họ Dương, cháu không cần phải nói với ta mấy lời này.

- Lời này của Hoàng cô có vẻ như nghĩ một đằng nói một nẻo vậy.

Dương Chiêu cười nói:

- Năm ngoài Dương Nguyên Khánh đại thắng Phong Châu, các thần đều cho rằng Dương Nguyên Khánh tuổi trẻ, không nên phong chức cao, phụ hoàng cũng chỉ muốn phong cho hắn là Phó tổng quản Phong Châu, thánh chỉ cũng đã đưa rồi. Hoàng cô đã ba lần cố gắng thay đổi, cứng rắn muốn phụ hoàng thay đổi thánh chỉ. Nếu như hoàng cô không có ý gì với nhà họ Dương thì sao lại làm như vậy?

- Dương gia là Dương gia, Nguyên Khánh là Nguyên Khánh. Đó là hai việc khác nhau.

Nó đến đây, giọng điệu của Dương Lệ Hoa đột nhiên trở nên nghiêm nghị:

- Chiêu nhi, cháu dù sao cũng là Thái tử, là Thái tử gia một nước, cháu nên có lòng thương xã tắc, thương xót sinh linh thiên hạ. Làm sao mà lại như phụ nữ vậy? Cả ngay nói mấy chuyện nhàm chán đầu đường cuối ngõ, chả trách phụ hoàng thất vọng vì cháu, ngay cả cô cũng không thích cháu. Chiêu nhi, cháu thực sự có chút thay đổi rồi đó.

Dương Chiêu đỏ mặt. Cậu ta cúi đầu, thật lâu sau đó mới thở dài nói:

- Cháu không muốn thay đổi, nhưng ở lâu ở Tây Kinh, không nghe được chuyện quốc sự, có thể nghe được những chuyện này đã là rất may mắn rồi. Nếu không thì cháu chỉ có thể suốt ngày xem hoa nhìn khỉ diễn trò hoặc là xem ảo thuật, nghe hát ngắm múa, chứ không thì cháu còn có thể làm gì được nữa chứ?

Càng nói càng thương cảm, Dương Chiêu không kìm nổi lã chã rơi lệ. Dương Lệ Hoa nhìn chăm chú vào cậu ta, ánh mắt dần dần trở nên dịu dàng, lộ ra một tia thương hại. Cô thở dài nói:

- Được rồi! ta sẽ đi nói với phụ hoàng của cháu để cho cháu ở lại thêm mấy tháng. Có thời gian thì cháu cũng nên năm thăm hỏi phụ hoàng mẫu hậu. Phải giữ chữ hiếu, cháu là con trưởng của họ thì họ sẽ thích cháu thôi!

Dương Chiêu khóc vì quá vui sướng. Chỉ cần hoàng cô đồng ý nói chuyện với phụ hoàng thì cậu ta có thể ở lại được rồi. Trong lòng cậu ta cảm kích vô cùng, không đứng dậy được chỉ đành cúi cong người nói:

- Xin đa tạ hoàng cô, cháu xin ghi nhớ trong lòng.

Dương Lệ Hoa thấy cậu ta lại không đứng lên được thì trong lòng lại càng thấy tiếc nuối đáng thương, nhẹ nhàng lắc lắc đầu.

……………………..

Đã đến trung tuần tháng bảy, đã là tiết đầu thu, trời ban ngày tuy vẫn nóng bức nhưng thế nào thì cũng sẽ lạnh thôi. Người đi đường cũng cố gắng lựa chọn lúc buổi sáng sớm hay chập tối mới ra đường cho mát mẻ.

So sánh với Trường An, đường chính của Lạc Dương rộng rãi và thẳng hơn. Đường được làm rất chắc chắn. Đường chính xây dựng xong hai năm thì cây cỏ vẫn không thể mọc lên được. Đi trên đường cũng không có cảm giác bụi như đường Quan Trung, hai bên cây cối to lớn. Lúc này chính là tiết xử thử, nắng gắt cuối thu phát huy. Nhưng con đường chính này cây cối vẫn um tùm bóng mát, gió mát thổi phơ phất, không khí mang theo chút hơi nước lành lạnh.

Buổi chiều hôm nay, đường chính phía tây Lạc Dương có một đoàn người đi đến, chính là đoàn người Dương Nguyên Khánh hồi kinh về chịu tang, tất cả chỉ có mười ba người. Ngoài Dương Nguyên Khánh và Dương Nguy ra thì còn có nha đầu Lục Trà của Dương Nguyên Khánh và mười tên lính thân cận đi theo.

Trong quy chế nhà Tùy không có quy định gì về thân binh nhưng có thể có tùy tùng. Tùy tùng nhiều hay ít cũng căn cứ vào cấp bậc quan tước mà xác định, cấp bậc càng cao, tùy tùng càng nhiều. Trong chức quan của Dương Nguyên Khánh có một huân chức quan trọng, Khai phủ Nghi Đồng tam ti, mấu chốt nhất chính là hai chữ " Khai phủ". Ở Bắc Ngụy điều này có nghĩa là có thể tự xây dựng quân phủ, thế nên mới có tên là khai phủ. Ở Đại Tùy, quân phủ không thể tự xây dựng được. Nhưng Khai phủ lại có ý nghĩa là có thể tự xây dựng phủ, có thể có tùy tùng, gia đinh, cho nên Dương Nguyên Khánh dẫn theo mười tên lính thân cận cũng không vượt chế đô. Mà ngược lại lại là một sự biểu hiện của khiêm tốn. Nhà giàu xuất hành tùy tùng không chỉ dẫn theo mười người.

Dương Nguyên Khánh cũng là lần đầu tiên đến thủ đô mới Lạc Dương. Đi trên đường hơn hai mươi ngày nỗi đau của hắn đã dần nhạt đi, chỉ còn lại một cảm giác thương cảm khắc cốt ghi tâm giấu ở trong lòng. Ban đầu thì hắn trầm mặc trên đường, sau khi đến Quan Trung thì còn nói chuyện một chút, cố gắng giảm bớt chút áp lực của mọi người trên đường đi.

Hắn nhìn thấy Dương Nguy trên đường đi luôn buồn bực không vui thì biết anh ta áy náy vì mình. Nếu như không giấu mình nửa tháng như thế mà khi nhận được bức thư đầu tiên thì liền về kinh ngay, nói không chừng có thể gặp ông nội lần cuối được rồi.

Dương Nguyên Khánh đã khuyên anh ta vài lần. Thư đi cũng phải mất mấy ngày, cứ cho là ngựa cứ chạy không ngừng thì cũng không kịp, dù là nói thế nào Dương Nguy vẫn luôn khúc mắc trong lòng, Dương Nguyên Khánh cũng không muốn khuyên anh ta nữa.

Dương Nguyên Khánh đang để ý đến cây đại thụ hai bên đường. Hắn thấy cây đại thụ hai bên đường đều là cây mới thì trong lòng thầm thở dài, đời trước không bằng đời sau, tỉ lệ sống của cây đại thụ nhổ trồng cực thấp, vì thế nên lại có câu nói "Người chuyển đi thì sống, cây chuyển đi thì chết". Di chuyển mười cây thì chỉ sống một cây. Mấy chục dặm đường ở đây thì đại thụ đều rậm rạp, ít ra cũng phải chục nghìn cây trở lên, như thế này thì cần bao nhiêu nhân lực vật lực đây?

Hắn ở quận Ngũ Nguyên cũng nghe nói thủ đô mới Lạc Dương được tu sửa rất xa hoa sang trọng, vốn có chút không tin lắm, bởi vì Dương Quảng hạ chỉ tu sửa mới cũng phải cố gắng giản tiện, nhưng bây giờ ngay cả các cây trên đường chính còn được trồng xa xỉ như thế thì các công trình khác không nghĩ cũng có thể tưởng tượng ra được.

Dương Nguyên Khánh trong lòng hiểu được, đây là phong cách làm việc của Dương Quảng. Thích làm những chuyện với khoản tiền lớn, ra tay xa xỉ, hoàn toàn trái ngược với tính tiết kiệm của tiên đế. Ông nội mình và mấy người Vũ Văn Khải tu sửa xây dựng thủ đô mới thì Dương Quảng luôn nắm vững tiến độ. Nếu như không phải là ông ta đồng ý ngầm thì sao mà thủ đô mới có thể cải tạo xa hoa đồ sộ như thế này được.

- Công tử, không khí có chút ẩm ướt, hay là đã sắp đến Hoàng Hà rồi?

Tiểu nha hoàn Lục Trà ở bên cười hỏi.

Lục Trà theo Dương Nguyên Khánh gần hai năm, năm nay mười ba tuổi, buộc hai bím tóc trên đầu, mặc một chiếc váy màu xanh lục mỏng, rất thông minh, ngoan ngoãn, hiểu ý người khác. Dương Nguyên Khánh cũng rất thích cô. Cô bé không phải là xinh đẹp nhưng khuôn mặt tròn ngoan ngoãn đáng yêu. Đặc biệt là dáng người nhỏ nhắn lại cưỡi một con tuấn mã hùng tráng, có vẻ như không hợp nhau lắm. Cô và Dương Nguy cưỡi lạc đà luôn là tiêu điểm chú ý của người bên ngoài.

Một người già ở bên nghe thấy câu hỏi của cô bé liền cười ha hả trả lời thay Nguyên Khánh:

- Tiểu cô nương, đây đâu phải là hơi nước sông Hoàng Hà đâu!

- Ông ơi, thế đây là hơi nước ở đâu mà mát mẻ như vậy?

Lục Trà quay đầu cười hỏi.

Ông già chỉ ra một đường đen dài phía xa xa, cười tủm tỉm nói:

- Cô bé nhìn thấy cái đường đen đen kia không. Đó là sẽ thông qua tường vây Uyển, cũng là Uyển Lâm hoàng đế yêu thích, cung quanh hai trăm dặm, nghe nói bên trong có một Bồng Lai tam đảo, bên trong đình có lâu đài lều các được tạo bởi đá quý và ngọc, không khí mát mẻ chính là từ mặt hồ bên đó thổi tới.

- A, Hoàng đế thích hồ như thế, thế thì không bằng chúng ta chuyển đến chỗ chúng ta, chỗ chúng ta thì có biển Ô Lương Tố, đó mới là mênh mông vô bờ, đảm bảo ông ta sẽ thích.

Dương Nguyên Khánh nhẹ nhàng gõ lên đầu cô bé một cái, cười nói:

- Vào kinh thành đừng nói lung tung, đặc biệt là không thể nói lung tung về Hoàng đế, cẩn thận sẽ bị bắt giam và ngục đó!

Lục Trà sợ tới mức không dám nhiều lời thêm gì nữa. Lúc này ông già bên cạnh chỉ ra xa xa cười nói:

- Mọi người xem đã đến kinh thành rồi!

Dương Nguyên Khánh cũng thấy. Một tòa thành mới rực rỡ màu xanh vàng sáng chói dưới ánh nắng mặt trời, tràn đầy sự tráng lệ, muôn hình vạn trạng. Thủ đô mới của Đại Tùy thành Lạc Dương, đó là tháng bảy năm Đại Nghiệp thứ hai, Dương Nguyên Khánh lại đã quay trở lại.

Cách hai năm, Dương Nguyên Khánh lại một lần nữa trở về thủ đô của vương triều Tùy. Đây lại là một đô thành mới tinh, chia ra thành hai phần bởi Lạc Thủy, là một đô thị lớn giàu có và đông đúc nhất thiên hạ.

Đoàn người bọn họ là vào kinh từ Định Đỉnh Môn. Định Đỉnh Môn cũng là tương đương với Minh Đức Môn của Trường An, là cổng thành chính của Lạc Dương, đi vào Định Đỉnh Môn thì một con phố thẳng tắp hiện ra trước mắt. Đây chính là đường lớn Định Đỉnh Môn, đường rất rộng rãi, tương đương với đường lớn Chu Tước Trường An, hướng thẳng về hoàng cung.

Hai bên đường là tường thành mênh mông bát ngát, ngói đen tường đỏ rất có không khí đế vương. Lúc này chính là lúc chập tối, trời còn chưa tối hẳn, trong không khí gió mát thổi phơ phất, vừa mới hết cái nắng bức của buổi trưa, cũng là lúc cư dân hoạt động nhộn nhịp.

Trên phố người đi đi lại lại, vô cùng náo nhiệt. Một chiếc xe ngựa đẹp lướt qua, so sánh với quần áo mộc mạc của Trường An, người Lạc Dương lại rõ ràng là có thêm sắc thái hoa lệ. Phụ nữ ở đây đại đa số là mặc tơ lụa, tóc búi cao, dáng vẻ xinh đẹp. Còn đàn ông thì cũng đại đa số mặc áo gấm, cơ thể to lớn, diện mạo hiên ngang.

Bản thân Lạc Dương cũng không phải là giàu có và đông đúc. Để tăng thêm sự phồn hoa cho Lạc Dương, Dương Quảng đã hạ lệnh khi mới xây dựng thủ đô mới rằng di dời mấy chục nghìn phú hào trong thiên hạ về Lạc Dương. Như thế thể hiện ra khí thế phú quý ở trên phố lớn một cách vô cùng nồng hậu.
Tác giả : Cao Nguyệt
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại