Thiên Cổ Hận
Chương 7
Chỉ thấy lão hồ ly kia nhìn nàng thật lâu như mong đợi nàng làm điều gì đó. Nàng biết lão muốn gì nhưng nàng sẽ không để lão như nguyện. Không thấy nàng nói gì thêm, Trần Thủ Độ ra hiệu với Thuận Trinh hoàng hậu ngồi trên đại điện. Thuận Trinh hoàng hậu hiểu ý, quay sang Lý Chiêu Hoàng hỏi nhỏ:
- Bệ hạ, có phải người quên điều gì rồi không - bàn tay âm thầm nhéo lấy thịt mềm trên cánh tay Lý Chiêu Hoàng.
Lý Chiêu Hoàng giật mình ăn đau nhìn sang bà, nghe được câu nói này không cấm giả bộ nghiêng đầu ngây ngô vô sự:
- Mẫu hậu nói gì trẫm không hiểu, trẫm không có gì để nói nữa nha. Nên ban hôn thì Thái Thượng hoàng đã ban, ta muốn kháng chỉ cũng bất lực - nàng nhún vai tỏ vẻ, còn cố ý phóng lớn tiếng để mọi người trong điện nghe thấy.
Nàng thành công gieo vào lòng những người kia hạt giống “nghi ngờ" khi thấy được vẻ mặt của họ đều là biểu tình “thì ra là thế". Nhìn xem khuôn mặt lão hồ ly Trần Thủ Độ hết xanh lại trắng thật vui mắt, Trần Cảnh biểu tình tái nhợt thất vọng như nàng nợ hắn nhiều lắm. Còn Thuận Thiên công chúa đứng cạnh Trần Cảnh thì cúi đầu mím môi khiến nàng không thấy được. Là chị ấy đang thông cảm cho nàng sao. Ha hả… nàng không cần ai tới thông cảm cho nàng, kể cả vị ngồi ngay cạnh nàng đây. Trần hoàng hậu bất đắc dĩ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Lý Chiêu Hoàng, giọng mềm mỏng:
- Con gái lớn ắt phải lấy chồng sinh con, ta biết con đang bối rối nhưng Cảnh nó là một đứa trẻ tốt. Giao con cho nó, Thái Thượng hoàng và ta rất yên tâm. Các con quen biết mấy năm nay nhìn đến cũng là thân thuộc. Thậm chí việc kia cũng là hợp với lòng người, mẹ con ta gánh không nổi trách nhiệm này con có biết không.
Nàng quật cường thoát tay khỏi bàn tay mềm mại ấm áp kia,quay đầu đi không xem đến ánh mắt hiền từ của người mẹ ấy. Nàng lúc này mới biết thì ra tay của bà lại mềm lại ấm đến vậy. Thì ra khi bà an ủi người thì từ giọng nói đến ánh mắt đều dịu dàng quá. Nhưng khi nói với nàng chỉ là những lời lạnh buốt hóa thành lưỡi dao sắc lạnh cắm phập vào tim của nàng đến rướm máu.
Lý Chiêu Hoàng thoát tay nhanh chóng làm Trần hoàng hậu thấy hoảng hốt:
- Con… con… - lời nói tiếp theo bị nghẹn lại trong cổ.
Trần Thủ Độ đã nhận ra nàng đây là cố ý, so với một con nhóc miệng còn hôi sữa thì ông đây đã nam chinh bắc chiến mấy chục năm lẽ nào không nhận ra ý đồ nhỏ của nàng. Nhưng nghi ngờ thì đã sao, ở thời loạn thế dùng nắm đấm giải quyết mới là thượng sách. Triều thần, dân chúng nghi ngờ thì thế nào? Họ không quan tâm ai ngồi lên vị trí kia hay tông tộc nhà ai lên nắm quyền. Cái mà họ quan tâm là cơm ăn đủ bữa, sống trong thịnh thế thái bình. Triều Lý nay như mặt trời chiều về tây không gượng nổi trách nhiệm này. Ông ta không sai, cái ông ta làm là đi theo ý trời. Ông ta cũng không cướp đoạt mà chỉ là giành lấy thứ nên thuộc về tông tộc nhà ông ta. Ông ta cười thầm vì thật may đã chuẩn bị tốt, gân xanh trên trán lại nhảy lên. Trần Thủ Độ nhìn chăm chú về phía Lý Chiêu Hoàng, bất giác cười rộ lên nói:
Người tới...
Sau ba tiếng vỗ tay của ông ta, một nội thị khác lại bê tráp gỗ sơn son bước vào. Hai tay nội thị nâng cao quá đầu dáng vẻ cung kính. Trần Thủ Độ nhận lấy quyển trục dệt tơ vàng trên tay có phần run rẩy, nội tâm không ngăn được ý mừng.
Lý Chiêu Hoàng nhìn trân trân vật trên tay ông ta, nàng đoán được diễn biến nhưng không đoán được kết cục. Ngày hôm qua Thuận Trinh hoàng hậu cùng Chỉ huy sứ Trần Thủ độ mang theo người tiến đến tẩm cung của nàng ép nàng viết chiếu thư nhường ngôi. Nàng khôn khéo viện cớ sau khi nghỉ ngơi lấy tinh thần sẽ viết. Hai người kia hậm hực dời đi vì chưa đạt được mục đích khiến nàng thật hả hê. Nàng ngồi xuống bàn cầm bút lông để viết nhưng là trong đầu chỉ toàn sự không cam lòng, căm hận, thất vọng như nuốt chìm nàng trong đó, để lại trên mặt quyển lụa một vết mực loang lổ. Lý Chiêu Hoàng nổi lên ý xấu liền vứt bút lông và đốt luôn quyển trục, nàng không hạ bút sao có thể coi là chiếu thư đây. Hôm nay nàng muốn nhìn xem trò khôi hài của đám người đó, nhưng thật không ngờ ngay cả giọt nước cũng bị lão cáo già kia dùng bàn tay hứng trở lại. Cơn tức giận như muốn thiêu rụi tất cả, nếu có phép lạ xảy ra thì ánh mắt nàng muốn hóa ngọn lửa thiêu rụi thứ được gọi “chiếu thư" trên tay ông ta, đốt luôn ông ta thành tro bụi phiêu tán trong không khí.
Trần Thủ Độ tiến lên phía trước một bước, khóe miệng tràn ra vui sướng:
- Bệ hạ, có lẽ thần vẫn nên thay người tuyên cáo chiếu chỉ đi.
Đây rõ ràng là uy hiếp trắng trợn. Chẳng lẽ lão ta sợ giao chiếu chỉ “giả" vào tay nàng thì nàng sẽ ném vào chậu lửa sao. Hừ, nàng đã sớm thản nhiên đón nhận. Chẳng qua mấy ngày này buồn bực nên cũng không muốn lão hồ ly kia được đắc ý. Nàng không nói gì, vẫn cúi đầu ngồi im lặng trên ghế rồng. Bá quan trên điện không nhìn ra biểu tình của nàng, nhưng rõ ràng cảm nhận được sự yếu đuối bất lực, nhạt nhạt tang thương trên tấm lưng nhỏ bé gầy guộc kia dù rằng nàng vẫn cố gồng lưng cho thẳng tắp. Đúng vậy, là nàng cố ý để đám quan văn nho nhìn thấy dáng vẻ này, chính là dáng vẻ của người bị đánh cướp đồ vật trân quý nhất nhưng dưới sự uy hiếp trắng trợn chỉ phải bất lực chịu đựng. Nàng là thua nhưng cũng không đến nỗi quá thê thảm đi.
Trần Thủ Độ không nhận được nàng đáp lại, nhưng tới nước cờ này đã không có cách nào lay chuyển. Đôi mắt híp lại, môi mỏng cong cong toát ra ý cười khó nhận thấy.
- Ất Dậu, Thiên Chương Hữu Đạo năm 2, Chiêu Hoàng đế xuống chiếu cáo cùng trời đất, cùng triều thần cùng thiên hạ dân chúng, chiếu viết: “Từ xưa đất Nam Việt ta được tổ tiên truyền thừa để lại trải qua bao đời minh hoàng trị vì thiên hạ, triều Lý ta qua hơn hai trăm năm thịnh thế sáng nghiệp cơ đồ giữ gìn một mảnh non sông gấm vóc. Bất hạnh thay trời không chiều lòng người, Thái Thượng hoàng lâm trọng bệnh, xã tắc một ngày không thể không có vua, trẫm tuổi nhỏ đăng cơ cũng là gượng ép. Bên mạn Bắc có Lữ hậu cùng Võ hậu còn rõ ràng nơi đó, trẫm lấy làm gương sáng soi tâm. Trước là thời thế suy vi giặc cỏ nổi loạn, sau là trẫm tài đức khó vẹn nên tự thẹn với tổ tông, thẹn với quốc gia xã tắc. Nay vận nước sớm chiều hung hiểm, thiết lấy người tài đức trị quốc an dân. Lòng trẫm sớm duyệt Chính thủ Trần Cảnh văn võ song toàn, uy nghi đường hoàng có phong thái của Hán Cao Tổ năm xưa. Xưa bảo kiếm xứng anh hùng, trẫm nay nên nhường ngôi báu để thuận ý trời, thỏa lòng dân, cũng xứng lòng trẫm. Mong đồng lòng đồng sức giữ nước an dân. Chiếu cáo thiên hạ cùng biết."
Từng tiếng, từng tiếng như gõ vào lòng nàng rồi vỡ vụn, cảm xúc rõ ràng đến vậy. Kết thúc rồi, tất cả kết thúc rồi. Hay cho câu “thuận ý trời, thỏa lòng dân, xứng lòng trẫm". Lý Chiêu Hoàng không dám ngẩng đầu lên, nàng sợ rằng sẽ hóa thú điên nhào lên cắn xé uống lên máu thịt tanh tưởi của những kẻ kia. Nhịn… lại nhịn đi sự điên cuồng bị tiếng đồng thanh hô của triều thần lấn át.
- Bệ hạ anh minh, vương triều anh minh.
- Trần Chính thủ xin bước lên đài để hoàn thành nghi thức nhận ngôi - Trần hoàng hậu không nóng không lạnh lên tiếng lại đưa mắt nhìn sang Lý Chiêu Hoàng.
Lý Chiêu Hoàng chậm rì rì đứng lên khỏi ngôi báu. Nàng thầm nghĩ:
- Thì ra là ta ngồi hai năm trên cái ghế lạnh lẽo này cũng đã quen rồi, giờ phải đứng lên cho kẻ khác ngồi thật không cam lòng. Tay nàng vẫn vịn vào ghế Rồng, chính là vì đôi chân nàng không khống chế được bất giác run rẩy chẳng thể bước. Thật may có váy áo che chắn nếu không thì thật mất mặt đây.
Trần Cảnh bước lên rồi, hắn dừng lại đứng đối diện nàng nhưng dưới nàng một bậc cấp nên cũng chỉ cao bằng nàng mà thôi. Quỳ một chân xuống sàn, tay phải đặt lên ngực trái dõng dạc mà hô lớn.
- Hoàng ân mênh mông, thần Trần Cảnh xin được gánh lấy non sông vì bệ hạ phân ưu. Không chết không từ.
Ha… đúng rồi đây. Dã tâm của hắn được nuôi trồng từ nhỏ. Tuổi nhỏ tâm cơ hơn người, có dũng có mưu. Nay được đến thiên hạ trong tay trừ khi hắn chết đi thì còn ai dám giành với hắn. Nàng nhìn thật sâu vào đôi mắt của thiếu niên ấy, như muốn xoáy vào tận tâm xem tim hắn có phải màu đen không.
Hắn đứng đó nhìn vào nàng, cô gái bé nhỏ đã dần trưởng thành. Lúc nàng nở rộ đẹp nhất có hắn tới nâng niu nhìn ngắm. Nàng đã là của hắn, giang sơn này đã về họ Trần. Hắn… thực thỏa mãn. Môi mỏng gợn ý cười, chỉ nghĩ nàng sau này sẽ ngồi cùng hắn chỉ điểm non sông hưởng muôn dân tôn kính thì cảnh tượng đó có bao nhiêu đẹp đây.
Ngón tay mảnh khảnh của Lý Chiêu Hoàng máy móc gỡ nút thắt của áo ngự bào, ngày thường nàng có thể dễ dàng cởi bỏ nhưng hôm nay lại trở nên khó như vậy. Càng gỡ càng thấy rối, như nỗi niềm tơ vò trong lòng lúc này vậy. Nàng đỏ mặt, không nhìn mà vung tay nắm lấy chuôi kiếm đang treo bên hông Trần Cảnh. Tất cả mọi người trong điện đều hoảng hốt trước hành động của nàng, đặc biệt là Trần Thủ Độ. Ông ta lao nhanh về phía này, nắm chặt lấy tay của nàng trợn mắt giận dữ quát lên:
- Bệ hạ dừng tay!
Nàng ngẩn người như nghĩ tới điều gì rồi bật cười:
- Điện tiền chỉ huy sứ cho rằng trẫm định làm gì?
Nàng cười cười nghiêng đầu nhìn sang Trần Cảnh, thấy vẻ mặt cương cứng và bàn tay còn che trước ngực kia chưa kịp thu lại. Quả nhiên là vậy, ngay cả hắn cũng cho rằng nàng rút kiếm để bất ngờ đâm hắn sao - nàng nghĩ. Thật đau lòng làm sao, kẻ làm bạn thời niên thiếu như hình với bóng thế nhưng không hề tin tưởng nàng. Đứng trước ranh giới sống chết thì ai cũng là kẻ ích kỷ thôi. Chỉ nghe:
- Roẹt… Phựt - tiếng vải bị cắt qua và rơi xuống đất.
Trần Cảnh nghe tiếng ấy bất giác hoảng loạn như có thứ gì theo tiếng cắt chậm rãi rơi xuống đất rồi vỡ vụn, mảnh vỡ cứa qua tim hắn thật đau… thật đau. Trước mắt chỉ thấy được Lý Chiêu Hoàng cúi người xuống nhặt chiếc áo Ngự bào lên, lấy tay phủi phủi đi rồi khoác lên người Trần Cảnh. Nàng một mực không nhìn hắn nữa, cơn sợ hãi từ đâu ào tới khiến Trần Cảnh giật mình vươn tay nắm chặt lấy tay nàng nhưng nàng không cho hắn cơ hội, mau chóng rụt tay nhỏ vào tay áo rộng rồi xoay người rời đi.
Nàng không nói thêm lời nào nữa, từng bước rời khỏi đại điện Thiên An. Bước bước như dẫm trên gai nhọn, đau đớn đầm đìa máu. Nàng lẽ ra nên thấy vui sướng vì trút đi gánh nặng bấy lâu, nhưng chỉ nhận lấy trống rỗng mất mát khôn xiết. Giọt nước lăn dài trên má nhỏ, nàng không đưa tay gạt đi mà để cho gió bấc thổi khô. Bóng nhỏ cô đơn dần dần xa khuất tầm mắt mọi người trong điện. Phía sau lưng nàng chỉ mơ hồ nghe được tiếng cung chúc của triều thần, khí thế bừng bừng phấn chấn:
- Bái chúc tân hoàng bệ hạ!
Ngày ấy lịch sử sang trang đánh dấu mốc son thời đại.
Trần Cảnh lên ngôi, đổi niên hiệu Kiến Trung, hạ lệnh đại xá thiên hạ. Triều thần kính dâng tôn hiệu Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế. Đồng thời tôn cha của Trần Cảnh là Thái phụ Trần Thừa lên làm Thái thượng hoàng, phong Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ chức Thái sư nắm quyền hành và nhiếp chính.
- Bệ hạ, có phải người quên điều gì rồi không - bàn tay âm thầm nhéo lấy thịt mềm trên cánh tay Lý Chiêu Hoàng.
Lý Chiêu Hoàng giật mình ăn đau nhìn sang bà, nghe được câu nói này không cấm giả bộ nghiêng đầu ngây ngô vô sự:
- Mẫu hậu nói gì trẫm không hiểu, trẫm không có gì để nói nữa nha. Nên ban hôn thì Thái Thượng hoàng đã ban, ta muốn kháng chỉ cũng bất lực - nàng nhún vai tỏ vẻ, còn cố ý phóng lớn tiếng để mọi người trong điện nghe thấy.
Nàng thành công gieo vào lòng những người kia hạt giống “nghi ngờ" khi thấy được vẻ mặt của họ đều là biểu tình “thì ra là thế". Nhìn xem khuôn mặt lão hồ ly Trần Thủ Độ hết xanh lại trắng thật vui mắt, Trần Cảnh biểu tình tái nhợt thất vọng như nàng nợ hắn nhiều lắm. Còn Thuận Thiên công chúa đứng cạnh Trần Cảnh thì cúi đầu mím môi khiến nàng không thấy được. Là chị ấy đang thông cảm cho nàng sao. Ha hả… nàng không cần ai tới thông cảm cho nàng, kể cả vị ngồi ngay cạnh nàng đây. Trần hoàng hậu bất đắc dĩ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của Lý Chiêu Hoàng, giọng mềm mỏng:
- Con gái lớn ắt phải lấy chồng sinh con, ta biết con đang bối rối nhưng Cảnh nó là một đứa trẻ tốt. Giao con cho nó, Thái Thượng hoàng và ta rất yên tâm. Các con quen biết mấy năm nay nhìn đến cũng là thân thuộc. Thậm chí việc kia cũng là hợp với lòng người, mẹ con ta gánh không nổi trách nhiệm này con có biết không.
Nàng quật cường thoát tay khỏi bàn tay mềm mại ấm áp kia,quay đầu đi không xem đến ánh mắt hiền từ của người mẹ ấy. Nàng lúc này mới biết thì ra tay của bà lại mềm lại ấm đến vậy. Thì ra khi bà an ủi người thì từ giọng nói đến ánh mắt đều dịu dàng quá. Nhưng khi nói với nàng chỉ là những lời lạnh buốt hóa thành lưỡi dao sắc lạnh cắm phập vào tim của nàng đến rướm máu.
Lý Chiêu Hoàng thoát tay nhanh chóng làm Trần hoàng hậu thấy hoảng hốt:
- Con… con… - lời nói tiếp theo bị nghẹn lại trong cổ.
Trần Thủ Độ đã nhận ra nàng đây là cố ý, so với một con nhóc miệng còn hôi sữa thì ông đây đã nam chinh bắc chiến mấy chục năm lẽ nào không nhận ra ý đồ nhỏ của nàng. Nhưng nghi ngờ thì đã sao, ở thời loạn thế dùng nắm đấm giải quyết mới là thượng sách. Triều thần, dân chúng nghi ngờ thì thế nào? Họ không quan tâm ai ngồi lên vị trí kia hay tông tộc nhà ai lên nắm quyền. Cái mà họ quan tâm là cơm ăn đủ bữa, sống trong thịnh thế thái bình. Triều Lý nay như mặt trời chiều về tây không gượng nổi trách nhiệm này. Ông ta không sai, cái ông ta làm là đi theo ý trời. Ông ta cũng không cướp đoạt mà chỉ là giành lấy thứ nên thuộc về tông tộc nhà ông ta. Ông ta cười thầm vì thật may đã chuẩn bị tốt, gân xanh trên trán lại nhảy lên. Trần Thủ Độ nhìn chăm chú về phía Lý Chiêu Hoàng, bất giác cười rộ lên nói:
Người tới...
Sau ba tiếng vỗ tay của ông ta, một nội thị khác lại bê tráp gỗ sơn son bước vào. Hai tay nội thị nâng cao quá đầu dáng vẻ cung kính. Trần Thủ Độ nhận lấy quyển trục dệt tơ vàng trên tay có phần run rẩy, nội tâm không ngăn được ý mừng.
Lý Chiêu Hoàng nhìn trân trân vật trên tay ông ta, nàng đoán được diễn biến nhưng không đoán được kết cục. Ngày hôm qua Thuận Trinh hoàng hậu cùng Chỉ huy sứ Trần Thủ độ mang theo người tiến đến tẩm cung của nàng ép nàng viết chiếu thư nhường ngôi. Nàng khôn khéo viện cớ sau khi nghỉ ngơi lấy tinh thần sẽ viết. Hai người kia hậm hực dời đi vì chưa đạt được mục đích khiến nàng thật hả hê. Nàng ngồi xuống bàn cầm bút lông để viết nhưng là trong đầu chỉ toàn sự không cam lòng, căm hận, thất vọng như nuốt chìm nàng trong đó, để lại trên mặt quyển lụa một vết mực loang lổ. Lý Chiêu Hoàng nổi lên ý xấu liền vứt bút lông và đốt luôn quyển trục, nàng không hạ bút sao có thể coi là chiếu thư đây. Hôm nay nàng muốn nhìn xem trò khôi hài của đám người đó, nhưng thật không ngờ ngay cả giọt nước cũng bị lão cáo già kia dùng bàn tay hứng trở lại. Cơn tức giận như muốn thiêu rụi tất cả, nếu có phép lạ xảy ra thì ánh mắt nàng muốn hóa ngọn lửa thiêu rụi thứ được gọi “chiếu thư" trên tay ông ta, đốt luôn ông ta thành tro bụi phiêu tán trong không khí.
Trần Thủ Độ tiến lên phía trước một bước, khóe miệng tràn ra vui sướng:
- Bệ hạ, có lẽ thần vẫn nên thay người tuyên cáo chiếu chỉ đi.
Đây rõ ràng là uy hiếp trắng trợn. Chẳng lẽ lão ta sợ giao chiếu chỉ “giả" vào tay nàng thì nàng sẽ ném vào chậu lửa sao. Hừ, nàng đã sớm thản nhiên đón nhận. Chẳng qua mấy ngày này buồn bực nên cũng không muốn lão hồ ly kia được đắc ý. Nàng không nói gì, vẫn cúi đầu ngồi im lặng trên ghế rồng. Bá quan trên điện không nhìn ra biểu tình của nàng, nhưng rõ ràng cảm nhận được sự yếu đuối bất lực, nhạt nhạt tang thương trên tấm lưng nhỏ bé gầy guộc kia dù rằng nàng vẫn cố gồng lưng cho thẳng tắp. Đúng vậy, là nàng cố ý để đám quan văn nho nhìn thấy dáng vẻ này, chính là dáng vẻ của người bị đánh cướp đồ vật trân quý nhất nhưng dưới sự uy hiếp trắng trợn chỉ phải bất lực chịu đựng. Nàng là thua nhưng cũng không đến nỗi quá thê thảm đi.
Trần Thủ Độ không nhận được nàng đáp lại, nhưng tới nước cờ này đã không có cách nào lay chuyển. Đôi mắt híp lại, môi mỏng cong cong toát ra ý cười khó nhận thấy.
- Ất Dậu, Thiên Chương Hữu Đạo năm 2, Chiêu Hoàng đế xuống chiếu cáo cùng trời đất, cùng triều thần cùng thiên hạ dân chúng, chiếu viết: “Từ xưa đất Nam Việt ta được tổ tiên truyền thừa để lại trải qua bao đời minh hoàng trị vì thiên hạ, triều Lý ta qua hơn hai trăm năm thịnh thế sáng nghiệp cơ đồ giữ gìn một mảnh non sông gấm vóc. Bất hạnh thay trời không chiều lòng người, Thái Thượng hoàng lâm trọng bệnh, xã tắc một ngày không thể không có vua, trẫm tuổi nhỏ đăng cơ cũng là gượng ép. Bên mạn Bắc có Lữ hậu cùng Võ hậu còn rõ ràng nơi đó, trẫm lấy làm gương sáng soi tâm. Trước là thời thế suy vi giặc cỏ nổi loạn, sau là trẫm tài đức khó vẹn nên tự thẹn với tổ tông, thẹn với quốc gia xã tắc. Nay vận nước sớm chiều hung hiểm, thiết lấy người tài đức trị quốc an dân. Lòng trẫm sớm duyệt Chính thủ Trần Cảnh văn võ song toàn, uy nghi đường hoàng có phong thái của Hán Cao Tổ năm xưa. Xưa bảo kiếm xứng anh hùng, trẫm nay nên nhường ngôi báu để thuận ý trời, thỏa lòng dân, cũng xứng lòng trẫm. Mong đồng lòng đồng sức giữ nước an dân. Chiếu cáo thiên hạ cùng biết."
Từng tiếng, từng tiếng như gõ vào lòng nàng rồi vỡ vụn, cảm xúc rõ ràng đến vậy. Kết thúc rồi, tất cả kết thúc rồi. Hay cho câu “thuận ý trời, thỏa lòng dân, xứng lòng trẫm". Lý Chiêu Hoàng không dám ngẩng đầu lên, nàng sợ rằng sẽ hóa thú điên nhào lên cắn xé uống lên máu thịt tanh tưởi của những kẻ kia. Nhịn… lại nhịn đi sự điên cuồng bị tiếng đồng thanh hô của triều thần lấn át.
- Bệ hạ anh minh, vương triều anh minh.
- Trần Chính thủ xin bước lên đài để hoàn thành nghi thức nhận ngôi - Trần hoàng hậu không nóng không lạnh lên tiếng lại đưa mắt nhìn sang Lý Chiêu Hoàng.
Lý Chiêu Hoàng chậm rì rì đứng lên khỏi ngôi báu. Nàng thầm nghĩ:
- Thì ra là ta ngồi hai năm trên cái ghế lạnh lẽo này cũng đã quen rồi, giờ phải đứng lên cho kẻ khác ngồi thật không cam lòng. Tay nàng vẫn vịn vào ghế Rồng, chính là vì đôi chân nàng không khống chế được bất giác run rẩy chẳng thể bước. Thật may có váy áo che chắn nếu không thì thật mất mặt đây.
Trần Cảnh bước lên rồi, hắn dừng lại đứng đối diện nàng nhưng dưới nàng một bậc cấp nên cũng chỉ cao bằng nàng mà thôi. Quỳ một chân xuống sàn, tay phải đặt lên ngực trái dõng dạc mà hô lớn.
- Hoàng ân mênh mông, thần Trần Cảnh xin được gánh lấy non sông vì bệ hạ phân ưu. Không chết không từ.
Ha… đúng rồi đây. Dã tâm của hắn được nuôi trồng từ nhỏ. Tuổi nhỏ tâm cơ hơn người, có dũng có mưu. Nay được đến thiên hạ trong tay trừ khi hắn chết đi thì còn ai dám giành với hắn. Nàng nhìn thật sâu vào đôi mắt của thiếu niên ấy, như muốn xoáy vào tận tâm xem tim hắn có phải màu đen không.
Hắn đứng đó nhìn vào nàng, cô gái bé nhỏ đã dần trưởng thành. Lúc nàng nở rộ đẹp nhất có hắn tới nâng niu nhìn ngắm. Nàng đã là của hắn, giang sơn này đã về họ Trần. Hắn… thực thỏa mãn. Môi mỏng gợn ý cười, chỉ nghĩ nàng sau này sẽ ngồi cùng hắn chỉ điểm non sông hưởng muôn dân tôn kính thì cảnh tượng đó có bao nhiêu đẹp đây.
Ngón tay mảnh khảnh của Lý Chiêu Hoàng máy móc gỡ nút thắt của áo ngự bào, ngày thường nàng có thể dễ dàng cởi bỏ nhưng hôm nay lại trở nên khó như vậy. Càng gỡ càng thấy rối, như nỗi niềm tơ vò trong lòng lúc này vậy. Nàng đỏ mặt, không nhìn mà vung tay nắm lấy chuôi kiếm đang treo bên hông Trần Cảnh. Tất cả mọi người trong điện đều hoảng hốt trước hành động của nàng, đặc biệt là Trần Thủ Độ. Ông ta lao nhanh về phía này, nắm chặt lấy tay của nàng trợn mắt giận dữ quát lên:
- Bệ hạ dừng tay!
Nàng ngẩn người như nghĩ tới điều gì rồi bật cười:
- Điện tiền chỉ huy sứ cho rằng trẫm định làm gì?
Nàng cười cười nghiêng đầu nhìn sang Trần Cảnh, thấy vẻ mặt cương cứng và bàn tay còn che trước ngực kia chưa kịp thu lại. Quả nhiên là vậy, ngay cả hắn cũng cho rằng nàng rút kiếm để bất ngờ đâm hắn sao - nàng nghĩ. Thật đau lòng làm sao, kẻ làm bạn thời niên thiếu như hình với bóng thế nhưng không hề tin tưởng nàng. Đứng trước ranh giới sống chết thì ai cũng là kẻ ích kỷ thôi. Chỉ nghe:
- Roẹt… Phựt - tiếng vải bị cắt qua và rơi xuống đất.
Trần Cảnh nghe tiếng ấy bất giác hoảng loạn như có thứ gì theo tiếng cắt chậm rãi rơi xuống đất rồi vỡ vụn, mảnh vỡ cứa qua tim hắn thật đau… thật đau. Trước mắt chỉ thấy được Lý Chiêu Hoàng cúi người xuống nhặt chiếc áo Ngự bào lên, lấy tay phủi phủi đi rồi khoác lên người Trần Cảnh. Nàng một mực không nhìn hắn nữa, cơn sợ hãi từ đâu ào tới khiến Trần Cảnh giật mình vươn tay nắm chặt lấy tay nàng nhưng nàng không cho hắn cơ hội, mau chóng rụt tay nhỏ vào tay áo rộng rồi xoay người rời đi.
Nàng không nói thêm lời nào nữa, từng bước rời khỏi đại điện Thiên An. Bước bước như dẫm trên gai nhọn, đau đớn đầm đìa máu. Nàng lẽ ra nên thấy vui sướng vì trút đi gánh nặng bấy lâu, nhưng chỉ nhận lấy trống rỗng mất mát khôn xiết. Giọt nước lăn dài trên má nhỏ, nàng không đưa tay gạt đi mà để cho gió bấc thổi khô. Bóng nhỏ cô đơn dần dần xa khuất tầm mắt mọi người trong điện. Phía sau lưng nàng chỉ mơ hồ nghe được tiếng cung chúc của triều thần, khí thế bừng bừng phấn chấn:
- Bái chúc tân hoàng bệ hạ!
Ngày ấy lịch sử sang trang đánh dấu mốc son thời đại.
Trần Cảnh lên ngôi, đổi niên hiệu Kiến Trung, hạ lệnh đại xá thiên hạ. Triều thần kính dâng tôn hiệu Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế. Đồng thời tôn cha của Trần Cảnh là Thái phụ Trần Thừa lên làm Thái thượng hoàng, phong Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ chức Thái sư nắm quyền hành và nhiếp chính.
Tác giả :
Vịt Rang Muối