Thế Gia Danh Môn
Chương 160
Cơn giận trong lòng nàng không giảm, cũng không thể nhẫn lại được, ra khỏi phòng, nàng đến trước cửa phòng Tả đô đốc. Bởi vì đang ở trên thuyền, nên trước phòng hắn không có thị vệ.
Tưởng Nhược Nam dùng sức để gõ cửa.
Một lúc sau, cửa mở, Tả Bá Xương mặt lạnh như băng đứng trước cửa, chỉ mặc áo trong, cúc áo trên phía ngực lại mở, để lộ khuôn ngực rắn chắc. Tưởng Nhược Nam đỏ mặt, vội vàng quay đầu đi.
Trên người y toả ra mùi rượu nồng nặc
“Là nàng?" Y lạnh lùng nói, “Muộn thế này rồi, tại sao phu nhân còn gõ cửa phòng bổn đô đốc, thế này dường như không được hợp lí lắm."
Tưởng Nhược Nam thầm mắng mình lỗ mãng, vội vàng lấy lại bình tĩnh, điềm đạm đáp: “Đô đốc, dân phụ có lời muốn nói với ngài, mời Đô đốc lên boong tàu." Nói xong, nàng quay người bỏ đi.
Tưởng Nhược Nam lên boong, đứng ở mũi thuyền, một lúc sau, phía sau nàng vang lên tiếng bước chân, rồi Tả Bá Xương tới đứng cạnh nàng.
Tưởng Nhược Nam quay sang nhìn y một cái, thấy y đã mặc áo bào đen, màu đen ấy càng khiến hắn trông âm trầm hơn.
“Phu nhân tìm bổn đô đốc có chuyện gì?"
Gió trên sông rất lớn, thổi thốc vào mặt họ, khiến tóc và y phục của họ đều bay như nhảy múa trong đêm. Nhưng dù gió lớn tới đâu cũng không thể thổi nhạt được hơi rượu trên người hắn. Người này rất lạ, rõ ràng là đã uống rất nhiều, nhưng lại không hề thấy say.
Tưởng Nhược Nam lại quay đầu sang nhìn y, trầm giọng nói: “Đô đốc, ta tưởng buổi tối hôm đó ta đã nói với ngài rất rõ ràng rồi, xem ra Đô đốc còn chưa hiểu. Ta rất cảm tạ vì ngài thích bọn trẻ nhà ta, nhưng điều đó không có nghĩa ngài được phép nói năng linh tinh trước mặt chúng. Ai là cha chúng phải do ta nói. Những người khác đều không có tư cách để nói điều ấy."
Nói xong, Tưởng Nhược Nam không cho y cơ hội giải thích, nàng quay người bỏ đi.
Tả Bá Xương mím chặt môi, ánh mắt nhìn chằm chằm theo bóng nàng, nguy hiểm và phẫn nộ, song y quay người, một tay nắm chặt thanh lan can, “cạch", lan can gãy làm đôi.
Những ngày sau đó, Tả Bá Xương và Văn Tử Hằng đều không xuất hiện trước mặt Tưởng Nhược Nam. Bọn trẻ vẫn sẽ đi tìm Tả đô đốc, Tả Bá Xương vẫn dịu dàng ôn hoà với bọn trẻ như trước, nhưng không còn nghe thấy bọn trẻ nói muốn Tả đô đốc làm cha chúng nữa.
Mỗi ngày trôi đi, thì ngày họ tới hoàng thành càng gần, sự lo lắng trong lòng Tưởng Nhược Nam cũng ngày một tăng theo.
Tối hôm nay, Tưởng Nhược Nam lo lắng tới mức không ngủ được, nàng ra boong tàu hóng gió.
Gió rít, tiếng nước lao xao.
Tối nay không có trăng, mặt sông tối đen như mực, chiếc đèn lồng treo trên thuyền phát ra thứ ánh sáng yếu ớt, chiếu sáng mặt nước gần đấy.
Tưởng Nhược Nam nhìn những đỉnh núi mấp mô bên bờ sông, nỗi lo lắng trong lòng vẫn không thể giải toả.
Nàng thở dài thườn thượt.
“Nhược Lan, vẫn còn đang lo lắng cho bệnh tình của Thái hậu ư?" Giọng nói dịu dàng này vang lên trong gió lạnh khiến người ta cảm thấy ấm lòng vô cùng.
Tưởng Nhược Nam quay đầu, thấy Lưu Tử Căng không biết đã đến bên mình từ bao giờ, hai tay y đặt trên lan can, gió lạnh thổi phồng y phục của hắn lên.
Tưởng Nhược Nam nhìn y, đáp: “Sao có thể không lo lắng? Thái hậu lớn tuổi rồi, lại mắc bệnh tiêu khát nhiều năm như thế, nay chưa biết tình hình ra sao, ta thật sợ…" Tưởng Nhược Nam buồn bã, không thể nói tiếp được.
Sợ nhất là biến chứng, một khi đã để xảy ra biến chứng nghiêm trọng, thì ở thời đại y thuật chưa phát triển này vô cùng nguy hiểm!
Lưu Tử Căng an ủi nàng: “Nàng đừng lo lắng, với y thuật hiện nay của nàng, nhất định chữa trị được cho Thái hậu." Ngay cả bệnh đậu mùa nàng còn chữa được, trong lòng Lưu Tử Căng, Tưởng Nhược Nam đã là thần y rồi.
Tưởng Nhược Nam lắc đầu, nàng biết mình chứ.
Nàng đã gặp được một sư phụ giỏi, Tăng gia gia của Tử San là ngự y tiền triều, sau khi nước mất nhà tan, mang theo con cháu vào núi sâu ẩn cư, tiếp tục nghiên cứu y thuật. Sau này vợ chồng con trai cùng đứa cháu trai gặp phải sự cố mà đều chết cả, chỉ còn lại một mình đứa cháu gái là Tử San.
Trước kia khi còn ở Hầu phủ, Tưởng Nhược Nam đã đọc không ít sách về y thuật, bản thân nàng cũng có kiến thức rộng và phong phú về dưỡng sinh, vì vậy chỉ trong vòng hai năm nàng đã được lão trung y này truyền lại những kiến thức mà ông biết. Hai năm sau, lão trung y qua đời, nàng đưa theo Tử San rời đi. Suốt ba năm liền sau đó, họ phiêu bạt khắp nơi, học hỏi đủ các danh y ở những nơi mình đi qua, thành tâm thành ý trao đổi kiến thức, nàng còn hiểu về những bệnh mà đại phu thời này không hiểu, cơ duyên trùng hợp nên chữa được những bệnh mà đại phu bình thường không chữa được, vì vậy mới nhận được danh hiệu thần y.
Nhưng như thế không có nghĩa là nàng chữa được mọi bệnh.
“Nay tình hình bệnh tật của Thái hậu thế nào chúng ta không biết, lo lắng cũng vô ích, ta thấy thời gian này nàng ăn không ngon ngủ không yên. Cứ tiếp tục thế này, sợ chưa vào tới kinh thành, nàng đã mệt mỏi mà sinh bệnh. Khi ấy ai sẽ chữa trị cho Thái hậu đây?" Lưu Tử Căng lại nói.
Tưởng Nhược Nam gật đầu, “Ngài nói đúng, sau này ta sẽ chú ý."
Lưu Tử Căng cười cười, quay đầu đi, nhìn mặt sông đen xì, gió lạnh thổi bay tóc y, giọng y như vang từ nơi nào xa lắm về."
“Nhược Lan, hồi kinh rồi, nàng… sẽ thế nào?"
Tưởng Nhược Nam ngẩn ra, rồi lập tức hiểu ý của y ngay, nàng cúi đầu, “Cái gì mà sẽ thế nào, đương nhiên toàn tâm toàn ý chữa trị cho Thái hậu rồi…"
Lưu Tử Căng quay đầu lại, nhìn nàng, chiếc đèn lồng bên cạnh hắt thứ ánh sáng yếu ớt lên mặt hắn.
“Nhược Lan, bọn trẻ là con của An Viễn Hầu phải không? Ta không biết tại sao nàng phải nói nàng là quả phụ, nhưng ta biết, bọn trẻ là con của An Viễn Hầu, không gạt được người khác đâu."
Tưởng Nhược Nam khẽ đáp: “Đúng, bọn trẻ là con chàng, ta không định giấu việc này." Trước kia nàng dùng thân phận quả phụ Kiều phu nhân là vì muốn mai danh ẩn tích, cũng nhờ đó mà tránh được không ít phiền phức.
“Nhược Lan," Lưu Tử Căng do dự, rồi mới nói tiếp: “An Viễn Hầu cho tới nay vẫn chưa lấy vợ, cũng chẳng có con cái gì, giờ nàng lại sinh con cho An Viễn Hầu, có phải…"
Trái tim Tưởng Nhược Nam bỗng nhảy thót lên.
Năm năm rồi… Hắn vẫn chưa lấy vợ? Nhưng, sao lại không có con?
Nàng quay đầu sang, mở to mắt nhìn Lưu Tử Căng, “Trước kia Vu thị chẳng phải đã mang thai rồi sao? Khi ta đi, đã được bảy tám tháng gì đó, sao lại không có con?"
Lưu Tử Căng thấy nàng không còn né tránh đề tài này, thì lòng thầm thở phào, “Tình hình cụ thể thế nào ta không rõ lắm, chỉ biết Vu thị và cả đứa trẻ đều chết rồi, hình như là khó sinh."
Vu Thu Nguyệt và cả đứa trẻ đều đã chết rồi? Tưởng Nhược Nam hoang mang, mặc dù trước kia nàng rất ghét cô ta, nhưng nghe thấy tin này, nàng không vui chút nào.
Có lẽ do cô ta uống thứ nước bừa chú đó trong thời gian dài, nạp vào người quá nhiều kim loại nặng, rất không tốt cho sức khoẻ. Ở thời đại này, phụ nữ sinh con vốn là việc hết sức nguy hiểm, chỉ cần có chút sai sót là mất mạng ngay.
Tưởng Nhược Nam khe khẽ thở dài, mặc dù con đường đó là do cô ta tự chọn, nhưng kết cục thê thảm như vậy vẫn khiến nàng thấy bi ai.
“Thái phu nhân vẫn luôn rất muốn có cháu nên đi khắp nơi để cầu thân cho An Viễn Hầu, nhưng sự việc ly hôn của hai người năm đó… Những gia đình có máu mặt trong kinh thành đều không muốn gả con gái cho Cận gia làm kế thất. Tóm lại mấy năm nay, Hầu phủ rất lạnh lẽo, Thái phu nhân nếu biết nàng đã sinh cháu cho Cận gia, nhất định sẽ tìm cách để bọn trẻ nhận tổ quy tông, về với Cận gia. Nhược Lan, nàng định thế nào?"
Tưởng Nhược Nam thấy rất hỗn loạn, những chuyện cũ lần lượt quay trở lại hiện lên trong đầu nàng, chuyện ngọt ngào ấm áp có, chuyện khiến nàng khổ sở đau lòng có, đến cuối cùng, tất cả hồi ức biến thành một tiếng thở dài.
“Ta mang bọn trẻ phiêu bạt khắp nơi, trước kia chúng còn nhỏ thì sao cũng được, đi nhiều cũng coi như được mở rộng tầm mắt. Nhưng giờ bọn trẻ đang lớn, cần đi học, cần một môi trường ổn định để trưởng thành, cần có bạn bè. Chúng trước sau vẫn là con cháu Cận gia, nếu Thái phu nhân muốn chúng phải nhận tổ quy tông, chỉ cần đáp ứng điều kiện của ta, ta sẽ không phản đối."
Văn Tử Hằng nói một câu rất đúng, dù nàng có thương yêu bọn trẻ tới đâu, cũng không thay thế được vị trí của cha chúng, chúng cần có cha làm gương, làm người dẫn đường chỉ lối. Hơn nữa, tình thân là một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, cho dù họ đã ly hôn thì cũng chẳng có lý do gì để ngăn cản quan hệ của gia đình bên ấy và bọn trẻ.
Nàng sẽ không để bọn trẻ con vì nàng mà phải mất đi thứ gì, đồng thời, nàng cũng không vì bọn trẻ mà miễn cưỡng việc gì.
Nếu như nàng có thể miễn cưỡng thì năm đó cũng không vứt bỏ tất cả mà huỷ hôn. Miễn cưỡng sẽ không thể hạnh phúc, mà bố mẹ không hạnh phúc, con cái làm sao hạnh phúc được. Chỉ cần có lòng thì dù chia tay nhưng bọn trẻ vẫn sẽ trưởng thành khoẻ mạnh, vui vẻ.
Nàng có thể xử lý được mối quan hệ ấy, không để bọn trẻ bị tổn thương.
“Thì ra nàng đã nghĩ đến tình huống này rồi." Lưu Tử Căng thấy nàng sắp xếp rất hợp lý cho cuộc sống của mình, thì rất tán thưởng.
“Giờ quan trọng nhất vẫn là bệnh tình của Thái hậu, những chuyện khác từ từ hẵng nói." Tưởng Nhược Nam nhìn hắn cười.
Hai hôm sau, thuyền cập bến, sau đó lại phải đi mấy ngày đường bộ mới tới kinh thành.
Sau khi vào kinh, Tả Bá Xương chia tay với Lưu Tử Căng và Tưởng Nhược Nam. Tưởng Nhược Nam tìm một quán trọ bố trí nơi ăn ở cho Tử San và bọn trẻ, rồi cùng Lưu Tử Căng vào cung.
Lưu Tử Căng vào cung thì tới thẳng Thái y viện, còn Tưởng Nhược Nam cầm lệnh bài tới Từ Ninh cung.
Vừa vào, đã thấy một cung nữ lạ hoắc chặn Tưởng Nhược Nam lại, sầm mặt quát: “Ngươi là ai? Sao dám tự ý xông vào Từ Ninh cung?"
Năm năm trôi qua, Từ Ninh cung đã thay người mới, mọi thứ đều có thay đổi.
Tưởng Nhược Nam đang chuẩn bị lấy lệnh bài, thì một cung nữ tầm hơn ba mươi tuổi bước ra, hạ giọng hỏi: “Ồn ào gì thế? Khó khăn lắm Thái hậu mới ngủ được."
Tưởng Nhược Nam nhìn về nơi phát ra giọng nói, thấy người đó mặc cung trang màu xanh nhạt, da trắng mày thanh, khí độ bất phàm, Tưởng Nhược Nam bước lên, kích động gọi: “Diệp cô cô."
Diệp cô cô nghe giọng thì sững lại, nhìn Tưởng Nhược Nam, hai chân vô thức đi về phía nàng, “Nhược Lan? Là Nhược Lan ư?" Diệp cô cô cầm tay nàng, mắt đỏ mọng.
Nước mắt Tưởng Nhược Nam cứ thế tuôn rơi, nàng ôm chầm lấy Diệp cô cô, nghẹn ngào: “Là con, Diệp cô cô, con về rồi."
Diệp cô cô cũng chảy nước mắt, vỗ vỗ vào lưng nàng hai cái, “Tiểu thư thật là một nha đầu không có lương tâm, mấy năm nay tiểu thư đã đi đâu? Tiểu thư có biết Thái hậu và cô cô lo lắng thế nào không, tại sao chẳng có tin tức gì như thế?"
“Vâng, là Nhược Lan không tốt, Diệp cô cô, là Nhược Lan bất hiếu." Tưởng Nhược Nam buông Diệp cô cô ra, nhìn cô cô hỏi: “Diệp cô cô, Thái hậu thế nào rồi?"
Nhắc đến Thái hậu, nước mắt Diệp cô cô chảy còn nhiều hơn, “Nhược Lan, cũng may là tiểu thư đã về, mau vào thăm Thái hậu đi, Thái hậu vẫn luôn nhớ tới tiểu thư. Ta biết, Thái hậu vẫn đợi tiểu thư!"
Giọng Diệp cô cô khiến Tưởng Nhược Nam có dự cảm không lành, nàng buông tay Diệp cô cô, đi thẳng vào nội điện.
Nội điện nồng mùi gỗ đàn, nồng tới nhức mũi, nhưng cho dù như thế cũng không che hết được mùi hôi thối trong không khí.
Thái hậu nằm trên giường gỗ sơn đen thếp vàng, bên cạnh giường, Hoàng hậu đang cầm khăn lau mặt cho người, Lưu viện sử và một vị thái y khác đang bàn bạc gì đó. Còn cả một cung nữ đứng dưới chân Thái hậu không biết làm gì.
Tưởng Nhược Nam bước tới, hai mắt nhìn Thái hậu nằm trên giường chằm chằm không chớp.
Những người bên cạnh dần dần cũng chú ý đến nàng, Hoàng hậu đưa tay lên bịt miệng, kinh ngạc lẫn vui mừng, hai thái y thấy nàng thì đều thở phào nhẹ nhõm.
Tưởng Nhược Nam đi đến bên giường.
Hoàng hậu cầm tay nàng, khóc nói: “Nhược Lan, cuối cùng ngươi cũng về rồi, Thái hậu cứ nhắc tới ngươi suốt. Nhược Lan, Thái hậu… Thái hậu hình như không ổn lắm."
Tưởng Nhược Nam nhìn Thái hậu nằm trên giường, nước mắt lặng lẽ rơi.
Chỉ mới năm năm, năm năm mà thôi…
Thái hậu lúc này như một quả bóng bị xì hơi, người gầy rộc cả đi, da nhăn nheo, mắt trũng sâu, hai bên tóc mai bạc trắng, miệng khô nứt nẻ, trắng bợt.
Chỉ mới năm năm, Thái hậu sao lại thành ra thế này?
“Thái hậu… Thái hậu…" Tưởng Nhược Nam quỳ xuống bên giường, cầm tay người, nấc không thành tiếng: “Thái hậu, Nhược Lan quay về rồi, Nhược Lan bất hiếu quay về rồi… Thái hậu…"
Thái hậu nằm trên giường, hai mắt nhắm chặt, mày cau chặt, hừ một tiếng, vẻ mặt vô cùng đau đớn.
“Thái hậu… Thái hậu…" Tưởng Nhược Nam cầm tay người áp lên mặt mình, bàn tay mềm mại trước kia giờ đã chỉ còn da bọc xương.
“Nhược Lan, bây giờ những lúc Thái hậu tỉnh táo rất ít, đa phần thời gian là hôn mê. Người hôn mê còn đỡ, chứ tỉnh lại chẳng khác gì phải chịu tội." Hoàng hậu ôm mặt khóc.
Tưởng Nhược Nam quay đầu lại, nhìn thái y, hỏi: “Thái hậu sao lại thành ra thế này, rốt cuộc là thế nào?"
Lưu viện sử bước lên trước một bước, đi đến bên cạnh cung nữ kia, sắc mặt rất nghiêm trọng, nói với Tưởng Nhược Nam: “Phu nhân, xin hãy nhìn chỗ này."
Tưởng Nhược Nam lau khô nước mắt, đi đến bên Lưu viện sử, ông vén chăn đắp trên chân Thái hậu ra, một mùi hôi thối xộc lên.
“Phu nhân, người xem…"
Thấy động tác đó của Lưu viện sử, Tưởng Nhược Nam thầm thắc mắc, nhưng khi nhìn thấy tình trạng đôi chân dưới chăn, Tưởng Nhược Nam không kìm được, khẽ kêu lên, trái tim như rớt xuống băng lạnh, rất lạnh, rất lạnh.
Hai chân Thái hậu sưng rất to, nửa trước đã rữa, đặc biệt là mấy ngón chân, rữa tới mức máu thịt lẫn lộn, và có màu đen.
Bệnh đái tháo đường tê bì chân, hơn nữa còn rất nghiêm trọng rồi…
Hai chân Tưởng Nhược Nam mềm nhũn, ngồi bệt xuống đất.
Tưởng Nhược Nam dùng sức để gõ cửa.
Một lúc sau, cửa mở, Tả Bá Xương mặt lạnh như băng đứng trước cửa, chỉ mặc áo trong, cúc áo trên phía ngực lại mở, để lộ khuôn ngực rắn chắc. Tưởng Nhược Nam đỏ mặt, vội vàng quay đầu đi.
Trên người y toả ra mùi rượu nồng nặc
“Là nàng?" Y lạnh lùng nói, “Muộn thế này rồi, tại sao phu nhân còn gõ cửa phòng bổn đô đốc, thế này dường như không được hợp lí lắm."
Tưởng Nhược Nam thầm mắng mình lỗ mãng, vội vàng lấy lại bình tĩnh, điềm đạm đáp: “Đô đốc, dân phụ có lời muốn nói với ngài, mời Đô đốc lên boong tàu." Nói xong, nàng quay người bỏ đi.
Tưởng Nhược Nam lên boong, đứng ở mũi thuyền, một lúc sau, phía sau nàng vang lên tiếng bước chân, rồi Tả Bá Xương tới đứng cạnh nàng.
Tưởng Nhược Nam quay sang nhìn y một cái, thấy y đã mặc áo bào đen, màu đen ấy càng khiến hắn trông âm trầm hơn.
“Phu nhân tìm bổn đô đốc có chuyện gì?"
Gió trên sông rất lớn, thổi thốc vào mặt họ, khiến tóc và y phục của họ đều bay như nhảy múa trong đêm. Nhưng dù gió lớn tới đâu cũng không thể thổi nhạt được hơi rượu trên người hắn. Người này rất lạ, rõ ràng là đã uống rất nhiều, nhưng lại không hề thấy say.
Tưởng Nhược Nam lại quay đầu sang nhìn y, trầm giọng nói: “Đô đốc, ta tưởng buổi tối hôm đó ta đã nói với ngài rất rõ ràng rồi, xem ra Đô đốc còn chưa hiểu. Ta rất cảm tạ vì ngài thích bọn trẻ nhà ta, nhưng điều đó không có nghĩa ngài được phép nói năng linh tinh trước mặt chúng. Ai là cha chúng phải do ta nói. Những người khác đều không có tư cách để nói điều ấy."
Nói xong, Tưởng Nhược Nam không cho y cơ hội giải thích, nàng quay người bỏ đi.
Tả Bá Xương mím chặt môi, ánh mắt nhìn chằm chằm theo bóng nàng, nguy hiểm và phẫn nộ, song y quay người, một tay nắm chặt thanh lan can, “cạch", lan can gãy làm đôi.
Những ngày sau đó, Tả Bá Xương và Văn Tử Hằng đều không xuất hiện trước mặt Tưởng Nhược Nam. Bọn trẻ vẫn sẽ đi tìm Tả đô đốc, Tả Bá Xương vẫn dịu dàng ôn hoà với bọn trẻ như trước, nhưng không còn nghe thấy bọn trẻ nói muốn Tả đô đốc làm cha chúng nữa.
Mỗi ngày trôi đi, thì ngày họ tới hoàng thành càng gần, sự lo lắng trong lòng Tưởng Nhược Nam cũng ngày một tăng theo.
Tối hôm nay, Tưởng Nhược Nam lo lắng tới mức không ngủ được, nàng ra boong tàu hóng gió.
Gió rít, tiếng nước lao xao.
Tối nay không có trăng, mặt sông tối đen như mực, chiếc đèn lồng treo trên thuyền phát ra thứ ánh sáng yếu ớt, chiếu sáng mặt nước gần đấy.
Tưởng Nhược Nam nhìn những đỉnh núi mấp mô bên bờ sông, nỗi lo lắng trong lòng vẫn không thể giải toả.
Nàng thở dài thườn thượt.
“Nhược Lan, vẫn còn đang lo lắng cho bệnh tình của Thái hậu ư?" Giọng nói dịu dàng này vang lên trong gió lạnh khiến người ta cảm thấy ấm lòng vô cùng.
Tưởng Nhược Nam quay đầu, thấy Lưu Tử Căng không biết đã đến bên mình từ bao giờ, hai tay y đặt trên lan can, gió lạnh thổi phồng y phục của hắn lên.
Tưởng Nhược Nam nhìn y, đáp: “Sao có thể không lo lắng? Thái hậu lớn tuổi rồi, lại mắc bệnh tiêu khát nhiều năm như thế, nay chưa biết tình hình ra sao, ta thật sợ…" Tưởng Nhược Nam buồn bã, không thể nói tiếp được.
Sợ nhất là biến chứng, một khi đã để xảy ra biến chứng nghiêm trọng, thì ở thời đại y thuật chưa phát triển này vô cùng nguy hiểm!
Lưu Tử Căng an ủi nàng: “Nàng đừng lo lắng, với y thuật hiện nay của nàng, nhất định chữa trị được cho Thái hậu." Ngay cả bệnh đậu mùa nàng còn chữa được, trong lòng Lưu Tử Căng, Tưởng Nhược Nam đã là thần y rồi.
Tưởng Nhược Nam lắc đầu, nàng biết mình chứ.
Nàng đã gặp được một sư phụ giỏi, Tăng gia gia của Tử San là ngự y tiền triều, sau khi nước mất nhà tan, mang theo con cháu vào núi sâu ẩn cư, tiếp tục nghiên cứu y thuật. Sau này vợ chồng con trai cùng đứa cháu trai gặp phải sự cố mà đều chết cả, chỉ còn lại một mình đứa cháu gái là Tử San.
Trước kia khi còn ở Hầu phủ, Tưởng Nhược Nam đã đọc không ít sách về y thuật, bản thân nàng cũng có kiến thức rộng và phong phú về dưỡng sinh, vì vậy chỉ trong vòng hai năm nàng đã được lão trung y này truyền lại những kiến thức mà ông biết. Hai năm sau, lão trung y qua đời, nàng đưa theo Tử San rời đi. Suốt ba năm liền sau đó, họ phiêu bạt khắp nơi, học hỏi đủ các danh y ở những nơi mình đi qua, thành tâm thành ý trao đổi kiến thức, nàng còn hiểu về những bệnh mà đại phu thời này không hiểu, cơ duyên trùng hợp nên chữa được những bệnh mà đại phu bình thường không chữa được, vì vậy mới nhận được danh hiệu thần y.
Nhưng như thế không có nghĩa là nàng chữa được mọi bệnh.
“Nay tình hình bệnh tật của Thái hậu thế nào chúng ta không biết, lo lắng cũng vô ích, ta thấy thời gian này nàng ăn không ngon ngủ không yên. Cứ tiếp tục thế này, sợ chưa vào tới kinh thành, nàng đã mệt mỏi mà sinh bệnh. Khi ấy ai sẽ chữa trị cho Thái hậu đây?" Lưu Tử Căng lại nói.
Tưởng Nhược Nam gật đầu, “Ngài nói đúng, sau này ta sẽ chú ý."
Lưu Tử Căng cười cười, quay đầu đi, nhìn mặt sông đen xì, gió lạnh thổi bay tóc y, giọng y như vang từ nơi nào xa lắm về."
“Nhược Lan, hồi kinh rồi, nàng… sẽ thế nào?"
Tưởng Nhược Nam ngẩn ra, rồi lập tức hiểu ý của y ngay, nàng cúi đầu, “Cái gì mà sẽ thế nào, đương nhiên toàn tâm toàn ý chữa trị cho Thái hậu rồi…"
Lưu Tử Căng quay đầu lại, nhìn nàng, chiếc đèn lồng bên cạnh hắt thứ ánh sáng yếu ớt lên mặt hắn.
“Nhược Lan, bọn trẻ là con của An Viễn Hầu phải không? Ta không biết tại sao nàng phải nói nàng là quả phụ, nhưng ta biết, bọn trẻ là con của An Viễn Hầu, không gạt được người khác đâu."
Tưởng Nhược Nam khẽ đáp: “Đúng, bọn trẻ là con chàng, ta không định giấu việc này." Trước kia nàng dùng thân phận quả phụ Kiều phu nhân là vì muốn mai danh ẩn tích, cũng nhờ đó mà tránh được không ít phiền phức.
“Nhược Lan," Lưu Tử Căng do dự, rồi mới nói tiếp: “An Viễn Hầu cho tới nay vẫn chưa lấy vợ, cũng chẳng có con cái gì, giờ nàng lại sinh con cho An Viễn Hầu, có phải…"
Trái tim Tưởng Nhược Nam bỗng nhảy thót lên.
Năm năm rồi… Hắn vẫn chưa lấy vợ? Nhưng, sao lại không có con?
Nàng quay đầu sang, mở to mắt nhìn Lưu Tử Căng, “Trước kia Vu thị chẳng phải đã mang thai rồi sao? Khi ta đi, đã được bảy tám tháng gì đó, sao lại không có con?"
Lưu Tử Căng thấy nàng không còn né tránh đề tài này, thì lòng thầm thở phào, “Tình hình cụ thể thế nào ta không rõ lắm, chỉ biết Vu thị và cả đứa trẻ đều chết rồi, hình như là khó sinh."
Vu Thu Nguyệt và cả đứa trẻ đều đã chết rồi? Tưởng Nhược Nam hoang mang, mặc dù trước kia nàng rất ghét cô ta, nhưng nghe thấy tin này, nàng không vui chút nào.
Có lẽ do cô ta uống thứ nước bừa chú đó trong thời gian dài, nạp vào người quá nhiều kim loại nặng, rất không tốt cho sức khoẻ. Ở thời đại này, phụ nữ sinh con vốn là việc hết sức nguy hiểm, chỉ cần có chút sai sót là mất mạng ngay.
Tưởng Nhược Nam khe khẽ thở dài, mặc dù con đường đó là do cô ta tự chọn, nhưng kết cục thê thảm như vậy vẫn khiến nàng thấy bi ai.
“Thái phu nhân vẫn luôn rất muốn có cháu nên đi khắp nơi để cầu thân cho An Viễn Hầu, nhưng sự việc ly hôn của hai người năm đó… Những gia đình có máu mặt trong kinh thành đều không muốn gả con gái cho Cận gia làm kế thất. Tóm lại mấy năm nay, Hầu phủ rất lạnh lẽo, Thái phu nhân nếu biết nàng đã sinh cháu cho Cận gia, nhất định sẽ tìm cách để bọn trẻ nhận tổ quy tông, về với Cận gia. Nhược Lan, nàng định thế nào?"
Tưởng Nhược Nam thấy rất hỗn loạn, những chuyện cũ lần lượt quay trở lại hiện lên trong đầu nàng, chuyện ngọt ngào ấm áp có, chuyện khiến nàng khổ sở đau lòng có, đến cuối cùng, tất cả hồi ức biến thành một tiếng thở dài.
“Ta mang bọn trẻ phiêu bạt khắp nơi, trước kia chúng còn nhỏ thì sao cũng được, đi nhiều cũng coi như được mở rộng tầm mắt. Nhưng giờ bọn trẻ đang lớn, cần đi học, cần một môi trường ổn định để trưởng thành, cần có bạn bè. Chúng trước sau vẫn là con cháu Cận gia, nếu Thái phu nhân muốn chúng phải nhận tổ quy tông, chỉ cần đáp ứng điều kiện của ta, ta sẽ không phản đối."
Văn Tử Hằng nói một câu rất đúng, dù nàng có thương yêu bọn trẻ tới đâu, cũng không thay thế được vị trí của cha chúng, chúng cần có cha làm gương, làm người dẫn đường chỉ lối. Hơn nữa, tình thân là một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, cho dù họ đã ly hôn thì cũng chẳng có lý do gì để ngăn cản quan hệ của gia đình bên ấy và bọn trẻ.
Nàng sẽ không để bọn trẻ con vì nàng mà phải mất đi thứ gì, đồng thời, nàng cũng không vì bọn trẻ mà miễn cưỡng việc gì.
Nếu như nàng có thể miễn cưỡng thì năm đó cũng không vứt bỏ tất cả mà huỷ hôn. Miễn cưỡng sẽ không thể hạnh phúc, mà bố mẹ không hạnh phúc, con cái làm sao hạnh phúc được. Chỉ cần có lòng thì dù chia tay nhưng bọn trẻ vẫn sẽ trưởng thành khoẻ mạnh, vui vẻ.
Nàng có thể xử lý được mối quan hệ ấy, không để bọn trẻ bị tổn thương.
“Thì ra nàng đã nghĩ đến tình huống này rồi." Lưu Tử Căng thấy nàng sắp xếp rất hợp lý cho cuộc sống của mình, thì rất tán thưởng.
“Giờ quan trọng nhất vẫn là bệnh tình của Thái hậu, những chuyện khác từ từ hẵng nói." Tưởng Nhược Nam nhìn hắn cười.
Hai hôm sau, thuyền cập bến, sau đó lại phải đi mấy ngày đường bộ mới tới kinh thành.
Sau khi vào kinh, Tả Bá Xương chia tay với Lưu Tử Căng và Tưởng Nhược Nam. Tưởng Nhược Nam tìm một quán trọ bố trí nơi ăn ở cho Tử San và bọn trẻ, rồi cùng Lưu Tử Căng vào cung.
Lưu Tử Căng vào cung thì tới thẳng Thái y viện, còn Tưởng Nhược Nam cầm lệnh bài tới Từ Ninh cung.
Vừa vào, đã thấy một cung nữ lạ hoắc chặn Tưởng Nhược Nam lại, sầm mặt quát: “Ngươi là ai? Sao dám tự ý xông vào Từ Ninh cung?"
Năm năm trôi qua, Từ Ninh cung đã thay người mới, mọi thứ đều có thay đổi.
Tưởng Nhược Nam đang chuẩn bị lấy lệnh bài, thì một cung nữ tầm hơn ba mươi tuổi bước ra, hạ giọng hỏi: “Ồn ào gì thế? Khó khăn lắm Thái hậu mới ngủ được."
Tưởng Nhược Nam nhìn về nơi phát ra giọng nói, thấy người đó mặc cung trang màu xanh nhạt, da trắng mày thanh, khí độ bất phàm, Tưởng Nhược Nam bước lên, kích động gọi: “Diệp cô cô."
Diệp cô cô nghe giọng thì sững lại, nhìn Tưởng Nhược Nam, hai chân vô thức đi về phía nàng, “Nhược Lan? Là Nhược Lan ư?" Diệp cô cô cầm tay nàng, mắt đỏ mọng.
Nước mắt Tưởng Nhược Nam cứ thế tuôn rơi, nàng ôm chầm lấy Diệp cô cô, nghẹn ngào: “Là con, Diệp cô cô, con về rồi."
Diệp cô cô cũng chảy nước mắt, vỗ vỗ vào lưng nàng hai cái, “Tiểu thư thật là một nha đầu không có lương tâm, mấy năm nay tiểu thư đã đi đâu? Tiểu thư có biết Thái hậu và cô cô lo lắng thế nào không, tại sao chẳng có tin tức gì như thế?"
“Vâng, là Nhược Lan không tốt, Diệp cô cô, là Nhược Lan bất hiếu." Tưởng Nhược Nam buông Diệp cô cô ra, nhìn cô cô hỏi: “Diệp cô cô, Thái hậu thế nào rồi?"
Nhắc đến Thái hậu, nước mắt Diệp cô cô chảy còn nhiều hơn, “Nhược Lan, cũng may là tiểu thư đã về, mau vào thăm Thái hậu đi, Thái hậu vẫn luôn nhớ tới tiểu thư. Ta biết, Thái hậu vẫn đợi tiểu thư!"
Giọng Diệp cô cô khiến Tưởng Nhược Nam có dự cảm không lành, nàng buông tay Diệp cô cô, đi thẳng vào nội điện.
Nội điện nồng mùi gỗ đàn, nồng tới nhức mũi, nhưng cho dù như thế cũng không che hết được mùi hôi thối trong không khí.
Thái hậu nằm trên giường gỗ sơn đen thếp vàng, bên cạnh giường, Hoàng hậu đang cầm khăn lau mặt cho người, Lưu viện sử và một vị thái y khác đang bàn bạc gì đó. Còn cả một cung nữ đứng dưới chân Thái hậu không biết làm gì.
Tưởng Nhược Nam bước tới, hai mắt nhìn Thái hậu nằm trên giường chằm chằm không chớp.
Những người bên cạnh dần dần cũng chú ý đến nàng, Hoàng hậu đưa tay lên bịt miệng, kinh ngạc lẫn vui mừng, hai thái y thấy nàng thì đều thở phào nhẹ nhõm.
Tưởng Nhược Nam đi đến bên giường.
Hoàng hậu cầm tay nàng, khóc nói: “Nhược Lan, cuối cùng ngươi cũng về rồi, Thái hậu cứ nhắc tới ngươi suốt. Nhược Lan, Thái hậu… Thái hậu hình như không ổn lắm."
Tưởng Nhược Nam nhìn Thái hậu nằm trên giường, nước mắt lặng lẽ rơi.
Chỉ mới năm năm, năm năm mà thôi…
Thái hậu lúc này như một quả bóng bị xì hơi, người gầy rộc cả đi, da nhăn nheo, mắt trũng sâu, hai bên tóc mai bạc trắng, miệng khô nứt nẻ, trắng bợt.
Chỉ mới năm năm, Thái hậu sao lại thành ra thế này?
“Thái hậu… Thái hậu…" Tưởng Nhược Nam quỳ xuống bên giường, cầm tay người, nấc không thành tiếng: “Thái hậu, Nhược Lan quay về rồi, Nhược Lan bất hiếu quay về rồi… Thái hậu…"
Thái hậu nằm trên giường, hai mắt nhắm chặt, mày cau chặt, hừ một tiếng, vẻ mặt vô cùng đau đớn.
“Thái hậu… Thái hậu…" Tưởng Nhược Nam cầm tay người áp lên mặt mình, bàn tay mềm mại trước kia giờ đã chỉ còn da bọc xương.
“Nhược Lan, bây giờ những lúc Thái hậu tỉnh táo rất ít, đa phần thời gian là hôn mê. Người hôn mê còn đỡ, chứ tỉnh lại chẳng khác gì phải chịu tội." Hoàng hậu ôm mặt khóc.
Tưởng Nhược Nam quay đầu lại, nhìn thái y, hỏi: “Thái hậu sao lại thành ra thế này, rốt cuộc là thế nào?"
Lưu viện sử bước lên trước một bước, đi đến bên cạnh cung nữ kia, sắc mặt rất nghiêm trọng, nói với Tưởng Nhược Nam: “Phu nhân, xin hãy nhìn chỗ này."
Tưởng Nhược Nam lau khô nước mắt, đi đến bên Lưu viện sử, ông vén chăn đắp trên chân Thái hậu ra, một mùi hôi thối xộc lên.
“Phu nhân, người xem…"
Thấy động tác đó của Lưu viện sử, Tưởng Nhược Nam thầm thắc mắc, nhưng khi nhìn thấy tình trạng đôi chân dưới chăn, Tưởng Nhược Nam không kìm được, khẽ kêu lên, trái tim như rớt xuống băng lạnh, rất lạnh, rất lạnh.
Hai chân Thái hậu sưng rất to, nửa trước đã rữa, đặc biệt là mấy ngón chân, rữa tới mức máu thịt lẫn lộn, và có màu đen.
Bệnh đái tháo đường tê bì chân, hơn nữa còn rất nghiêm trọng rồi…
Hai chân Tưởng Nhược Nam mềm nhũn, ngồi bệt xuống đất.
Tác giả :
Thập Tam Xuân