Thê Cư Nhất Phẩm
Chương 9: Kiếm tiền
Đinh Nhu không ăn nhiều lắm, phần lớn là gắp đồ ăn cho Liễu thị. Đây là bữa cơm vui vẻ nhất từ trước tới giờ của Liễu thị. Nữ nhi hiểu biết, hiếu thuận, nàng tình nguyện chịu khổ nhiều hơn nữa. Đinh Nhu thấy Lưu mẹ gắp trứng gà về bát, bắt đầu ăn cơm liền tùy ý hỏi: “Bao tiền một quả trứng gà vậy?"
“Hai tiền đồng một quả! Lục tiểu thư không hiểu đâu, người ta nuôi gà đẻ trứng đều không nỡ dùng mà để dành bán cho gia đình giàu có." Lưu mẹ giống như giải thích nguyên nhân tham ăn của mình, than thở nói tiếp: “Gia đình nhỏ, nhà nghèo trừ khi dưỡng bệnh mới ăn trứng gà, lúc bình thường muốn ăn cũng không được. Lục tiểu thư thật là hào phóng!"
Đinh Nhu nhớ kỹ tin tức này, lại chủ động gắp đồ ăn cho Lưu mẹ. Lưu mẹ cảm động vô cùng. Cho dù là tiểu thư Đinh gia thì cũng chỉ là tiểu thư thứ xuất sống ở thôn trang mà thôi. Nàng cũng không cảm thấy mình có gì hơn người, chỉ cần không đụng chạm đến điểm mấu chốt của nàng là được. Đinh Nhu ra vẻ tò mò hỏi tiếp: “Bao nhiêu tiền một đấu ngô? Bao nhiên tiền một cân thịt heo? Bao nhiêu tiền một thất vải vóc?"
Đinh Nhu hỏi liên tiếp ba vấn đề, Lưu mẹ được tiểu thư hỏi thăm như thế đương nhiên có gì nói nấy. Lưu mẹ giống như đang khoe khoang mình kiến thức rộng rãi, chuyện lớn chuyện nhỏ đều biết, nói liên miên không ngớt. Thỉnh thoảng Đinh Nhu nói thêm vào một câu làm cho Lưu mẹ nói theo hướng nàng thiết kế. Đừng nhìn thấy Đinh Nhu nói rất ít mà Lưu mẹ lại nói nhiều. Thật ra, người nắm giữ quyền nói chuyện vẫn luôn là Đinh Nhu.
Ghi nhớ tin tức sau đó tổng kết lại, Đinh Nhu dễ dàng tính toán đại khái được giá cả hàng hóa ở Đại Tần... Đối mặt với ý thức của những hộ nông dân phong kiến, đôi vợ chồng xuyên qua kia khó có thể đối phó được với chế độ phong kiến đã thành gốc rễ sâu đậm. Hoặc có lẽ bọn họ cũng không muốn thay đổi loại chế độ quyền lực của vua chúa là cao nhất này. Dù sao bọn họ cũng là Hoàng đế, Hoàng hậu, đứng ở tầng kim tự tháp cao nhất. Nếu Đinh Nhu là bọn họ, vậy thì nàng cũng không muốn thay đổi.
Đinh Nhu đột nhiên hỏi: “Lưu mẹ, bà cũng nói là nữ công của nương ta rất tốt, hiếm có được, phải không?"
Lưu mẹ gật đầu, chính bà từng nói những lời này. Đinh Nhu liền cười khanh khách và nói: “Vừa nhìn cũng biết Lưu mẹ là người thành thật. Nương, Lưu mẹ trả cho người bao nhiều tiền mua túi thêu?"
Liễu thị nhỏ giọng đáp: “Có một lượng hai bạc!"
“Nương, người đang nói đùa hay sao? Làm sao Lưu mẹ lại đưa người một lượng hai bạc được? Không nói đến đường thêu trên túi, chỉ tính riêng vải vóc thôi đã hơn rồi." Đinh Nhu giật mình nói: “Lưu mẹ vừa nói qua rằng một thất vải vóc tốt trị giá hai lượng bạc."
Đinh Nhu nói rất nhanh, không để cho Lưu mẹ mở miệng giải thích. “Cho dù không phải cả thất vải, chỉ là những mảnh nhỏ thì vải vóc ngài dùng cũng là của Đinh phủ, quý hơn so với những loại bình thường. Một bộ y phục bằng vải bông còn trị giá một trăm tiền đồng... Như Lưu mẹ nói, những người làm nông không dùng được túi thêu này, phần lớn đều là những người gia đình khá giả sử dụng. Chẳng lẽ bọn họ còn không có mắt nhìn hàng hay sao?"
Đinh Nhu nói làm cho Liễu thị không biết nói gì cho phải. Nàng chưa từng nghĩ đến những thứ mà nữ nhi vừa nói, cùng chưa từng so sánh qua. Nàng chỉ biết thêu túi thơm có thể bán lấy bạc mà thôi. Đinh Nhu thấy Lưu mẹ ngồi đó, không nuốt nổi cơm nữa, vẫn tươi cười, ân cần thăm hỏi: “Chẳng lẽ Lưu mẹ bị những người kia lừa hay sao? Kẻ nào ghê tởm như vậy? Kiếm chút tiền nhỏ đâu phải dễ dàng gì?"
Khuôn mặt Lưu mẹ lúc đỏ lúc trắng... “Lục tiểu thư..."
Đinh Nhu không để Lưu mẹ nói tiếp mà quay ra nói chuyện với Liễu thị: “Nương! Người thêu như vậy vừa hại mắt vừa mệt mỏi tinh thần, nữ nhi nhìn mà đau lòng. Con vừa tính toán rồi, chúng ta nuôi gà nuôi vịt cũng có thể đủ sống, có khi còn kiếm được hơn một chút, người cũng không cực khổ nữa. Vải vóc mang từ trong Đinh phủ nương cứ giữ lấy, tương lai con còn cần dùng tới."
“A... Được!" Trong tay Liễu thị đâu còn bao nhiêu vải vóc mang từ Đinh phủ ra đâu? Ở dưới mặt bàn, Đinh Nhu khẽ vỗ cổ tay của Liễu thị, ý bảo rằng tất cả đều nghe theo nàng. Liễu thị coi nữ nhi là trên hết, nhưng nàng cũng không biết nói dối, chỉ cúi đầu không lên tiếng nữa. Đinh Nhu thấy vậy liền âm thầm lắc đầu. Ở trong Đinh phủ, nữ nhân mềm lòng, tốt bụng như vậy mà có thể được sủng ái sinh ra nữ nhi... Ông Trời thiên vị cho nàng hay sao?
Đinh Nhu bỗng cảm thấy có hứng thú với Đại phu nhân của Đinh phủ. Người vợ cả này có thủ đoạn, có năng lực, cũng có đủ rộng rãi.
“Lục tiểu thư! Nuôi gà nuôi vịt rất cực khổ a! Không bằng thêu đâu!"
Đinh Nhu cười khẽ, lắc đầu đáp lại: “Lưu mẹ còn chưa tính toán rõ ràng rồi. Thật ra thì nuôi gà nuôi vịt tiền vốn thấp hơn thêu, thu vào cũng nhiều. Cho dù không bán gà vịt thì cũng có thể tự dùng được, không phải sao? Thêu vừa hại mắt vừa mệt người, lại chẳng kiếm được bao nhiêu. Chúng ta ở thôn trang cũng không cần dùng đến túi thơm. Hơn nữa, dù sao ta với nương cũng là người của Đinh phủ, cũng có tiền tiêu hàng tháng."
Đinh Nhu cặn kẽ tính toán kỹ từng khoản cho Lưu mẹ nghe. Lưu mẹ một chữ cũng không biết thì làm sao hiểu được mấy thứ này. Từ đầu đến cuối, trên mặt Đinh Nhu vẫn tươi cười, giọng điệu nhẹ nhàng dễ nghe, không hề có chút xem thường Lưu mẹ, cũng không nói một câu nào ám chỉ bà tham bạc. Tính tình Lưu mẹ cũng thoáng, mặc dù thích chiếm tiện nghi nhưng lòng dạ không xấu. Bà có thể ra ngoài buôn bán đồ thêu, đương nhiên là có ánh mắt không kém. Mặc dù không hiểu lắm những gì Đinh Nhu nói nhưng Lưu mẹ cũng cảm giác được là nàng nói không sai.
“Lục tiểu thư biết nuôi gà nuôi vịt?" Lưu mụ có vẻ không tin, Đinh Nhu ra vẻ thần bí, cười đáp: “Ta từng xem qua một quyển sách. Trên sách có ghi lại bí pháp nuôi gà nuôi vịt."
Nghe vậy, trong lòng Lưu mẹ bắt đầu ngứa ngáy. Nhà nàng cũng nuôi gà nuôi vịt, có thể kiếm thêm được bao nhiêu thì kiếm. Lục cô nương đọc qua sách, có lẽ thật sự có biện pháp. Lưu mẹ không còn dám coi thường Đinh Nhu nữa, thấy nàng không nói tiếp, chỉ có thể đặt đũa xuống, ảo não vỗ mặt."
“Lục tiểu thư, tôi nói thật vậy! Đúng là tôi đưa thiếu bạc thêu cho Liễu di nương nhưng tôi cũng có cái khó... Hai người còn có tiền tiêu hàng tháng chứ cả nhà tôi từ trên xuống dưới bảy tám miệng ăn, tiểu tôn tử (cháu trai) mới vừa biết chạy... Tôi thủ tiết đã nhiều năm, trong trong ngoài ngoài đều dựa vào một mình tôi chống đỡ. Con trai tôi là người thật thà, ngoài trồng trọt ra chẳng biết gì khác. Đứa cháu trai lớn năm nay mười tuổi rồi, tôi muốn để nó tới học đường, ít nhất cũng tốt hơn mấy đời cha ông không biết gì, cũng có hy vọng hơn. Tục ngữ nói con cháu dựa cả vào người lớn mà... Tôi cũng không đành lòng nhìn nó chịu đói."
Nghe Lưu mẹ nói đáng thương như vậy, Liễu thị rơi nước mắt, Đinh Nhu cũng đồng tình. Nhưng tình trạng của nàng lúc này là gì? Làm sao có tư cách đi đồng tình người khác? Đinh Nhu nói: “Lưu mẹ, ngươi cũng đừng nhiều lời nữa. Đồ thêu ư... Không phải không thể bán, nhưng giá tiền cũng cần hợp lý. Lưu mẹ có khó khăn, chúng ta cũng có thể giúp đỡ. Nhưng làm ăn quan trọng nhất là thành tín! Lưu mẹ nói xem có đúng hay không?"
Lưu mẹ lau mắt rồi đáp lại: “Đúng, đúng! Lục tiểu thư nói đúng! Lần này tôi cũng không cầu kiếm tiền nữa." Lưu mẹ lấy một bọc vải nhỏ từ trong ngực ra, tháo tầng tầng lớp lớp, bên trong đựng toàn mảnh bạc vụn nhỏ nhỏ... Lưu mẹ cắn răng, để hơn một nửa số bạc lên bàn. Đinh nhu nhìn qua, tính toán một chút, chắc hẳn cũng đủ, liền cười khanh khách thu vào. “Lát nữa Lưu mẹ cứ lấy đồ thêu đi đi."
“Vâng!" Lưu mẹ gật đầu. Đinh Nhu nghĩ ngợi, ánh mắt khẽ chuyển, mở miệng nói: “Mấy ngày nữa là đến tết Trùng cửu đúng không?"
“Đúng thế! Nửa tháng sau là tết Trùng Cửu* rồi!"
Trong mắt Đinh Nhu tràn đầy ý cười, khẽ chớp chớp mắt rồi nói: “Lưu mẹ có muốn thừa dịp tết Trùng Cửu kiếm một khoản tiền hay không?"
Lưu mẹ thấy Đinh Nhu tự tin như vậy, cũng có chút động tâm, không dám coi Đinh Nhu là tiểu cô nương mười tuổi không hiểu chuyện nữa. “Có ai lại không muốn kiếm bạc trắng? Lục tiểu thư có biện pháp?"
Đinh Nhu cười cười, xoay xoay bạc vụn. “Cách làm giàu có nhiều, kiếm bạc cũng vô cùng vô tận. Quan trọng là Lưu mẹ có thể nhìn ra thời cơ cơ hội buôn bán hay không mà thôi!"
*Tết Trùng Cửu (Tết ngày 9 tháng 9): Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: " Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn". Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.
Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn... Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.
Sách "Phong Thổ Ký" lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn... Tục ấy thành lệ.
Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907), ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.
“Hai tiền đồng một quả! Lục tiểu thư không hiểu đâu, người ta nuôi gà đẻ trứng đều không nỡ dùng mà để dành bán cho gia đình giàu có." Lưu mẹ giống như giải thích nguyên nhân tham ăn của mình, than thở nói tiếp: “Gia đình nhỏ, nhà nghèo trừ khi dưỡng bệnh mới ăn trứng gà, lúc bình thường muốn ăn cũng không được. Lục tiểu thư thật là hào phóng!"
Đinh Nhu nhớ kỹ tin tức này, lại chủ động gắp đồ ăn cho Lưu mẹ. Lưu mẹ cảm động vô cùng. Cho dù là tiểu thư Đinh gia thì cũng chỉ là tiểu thư thứ xuất sống ở thôn trang mà thôi. Nàng cũng không cảm thấy mình có gì hơn người, chỉ cần không đụng chạm đến điểm mấu chốt của nàng là được. Đinh Nhu ra vẻ tò mò hỏi tiếp: “Bao nhiêu tiền một đấu ngô? Bao nhiên tiền một cân thịt heo? Bao nhiêu tiền một thất vải vóc?"
Đinh Nhu hỏi liên tiếp ba vấn đề, Lưu mẹ được tiểu thư hỏi thăm như thế đương nhiên có gì nói nấy. Lưu mẹ giống như đang khoe khoang mình kiến thức rộng rãi, chuyện lớn chuyện nhỏ đều biết, nói liên miên không ngớt. Thỉnh thoảng Đinh Nhu nói thêm vào một câu làm cho Lưu mẹ nói theo hướng nàng thiết kế. Đừng nhìn thấy Đinh Nhu nói rất ít mà Lưu mẹ lại nói nhiều. Thật ra, người nắm giữ quyền nói chuyện vẫn luôn là Đinh Nhu.
Ghi nhớ tin tức sau đó tổng kết lại, Đinh Nhu dễ dàng tính toán đại khái được giá cả hàng hóa ở Đại Tần... Đối mặt với ý thức của những hộ nông dân phong kiến, đôi vợ chồng xuyên qua kia khó có thể đối phó được với chế độ phong kiến đã thành gốc rễ sâu đậm. Hoặc có lẽ bọn họ cũng không muốn thay đổi loại chế độ quyền lực của vua chúa là cao nhất này. Dù sao bọn họ cũng là Hoàng đế, Hoàng hậu, đứng ở tầng kim tự tháp cao nhất. Nếu Đinh Nhu là bọn họ, vậy thì nàng cũng không muốn thay đổi.
Đinh Nhu đột nhiên hỏi: “Lưu mẹ, bà cũng nói là nữ công của nương ta rất tốt, hiếm có được, phải không?"
Lưu mẹ gật đầu, chính bà từng nói những lời này. Đinh Nhu liền cười khanh khách và nói: “Vừa nhìn cũng biết Lưu mẹ là người thành thật. Nương, Lưu mẹ trả cho người bao nhiều tiền mua túi thêu?"
Liễu thị nhỏ giọng đáp: “Có một lượng hai bạc!"
“Nương, người đang nói đùa hay sao? Làm sao Lưu mẹ lại đưa người một lượng hai bạc được? Không nói đến đường thêu trên túi, chỉ tính riêng vải vóc thôi đã hơn rồi." Đinh Nhu giật mình nói: “Lưu mẹ vừa nói qua rằng một thất vải vóc tốt trị giá hai lượng bạc."
Đinh Nhu nói rất nhanh, không để cho Lưu mẹ mở miệng giải thích. “Cho dù không phải cả thất vải, chỉ là những mảnh nhỏ thì vải vóc ngài dùng cũng là của Đinh phủ, quý hơn so với những loại bình thường. Một bộ y phục bằng vải bông còn trị giá một trăm tiền đồng... Như Lưu mẹ nói, những người làm nông không dùng được túi thêu này, phần lớn đều là những người gia đình khá giả sử dụng. Chẳng lẽ bọn họ còn không có mắt nhìn hàng hay sao?"
Đinh Nhu nói làm cho Liễu thị không biết nói gì cho phải. Nàng chưa từng nghĩ đến những thứ mà nữ nhi vừa nói, cùng chưa từng so sánh qua. Nàng chỉ biết thêu túi thơm có thể bán lấy bạc mà thôi. Đinh Nhu thấy Lưu mẹ ngồi đó, không nuốt nổi cơm nữa, vẫn tươi cười, ân cần thăm hỏi: “Chẳng lẽ Lưu mẹ bị những người kia lừa hay sao? Kẻ nào ghê tởm như vậy? Kiếm chút tiền nhỏ đâu phải dễ dàng gì?"
Khuôn mặt Lưu mẹ lúc đỏ lúc trắng... “Lục tiểu thư..."
Đinh Nhu không để Lưu mẹ nói tiếp mà quay ra nói chuyện với Liễu thị: “Nương! Người thêu như vậy vừa hại mắt vừa mệt mỏi tinh thần, nữ nhi nhìn mà đau lòng. Con vừa tính toán rồi, chúng ta nuôi gà nuôi vịt cũng có thể đủ sống, có khi còn kiếm được hơn một chút, người cũng không cực khổ nữa. Vải vóc mang từ trong Đinh phủ nương cứ giữ lấy, tương lai con còn cần dùng tới."
“A... Được!" Trong tay Liễu thị đâu còn bao nhiêu vải vóc mang từ Đinh phủ ra đâu? Ở dưới mặt bàn, Đinh Nhu khẽ vỗ cổ tay của Liễu thị, ý bảo rằng tất cả đều nghe theo nàng. Liễu thị coi nữ nhi là trên hết, nhưng nàng cũng không biết nói dối, chỉ cúi đầu không lên tiếng nữa. Đinh Nhu thấy vậy liền âm thầm lắc đầu. Ở trong Đinh phủ, nữ nhân mềm lòng, tốt bụng như vậy mà có thể được sủng ái sinh ra nữ nhi... Ông Trời thiên vị cho nàng hay sao?
Đinh Nhu bỗng cảm thấy có hứng thú với Đại phu nhân của Đinh phủ. Người vợ cả này có thủ đoạn, có năng lực, cũng có đủ rộng rãi.
“Lục tiểu thư! Nuôi gà nuôi vịt rất cực khổ a! Không bằng thêu đâu!"
Đinh Nhu cười khẽ, lắc đầu đáp lại: “Lưu mẹ còn chưa tính toán rõ ràng rồi. Thật ra thì nuôi gà nuôi vịt tiền vốn thấp hơn thêu, thu vào cũng nhiều. Cho dù không bán gà vịt thì cũng có thể tự dùng được, không phải sao? Thêu vừa hại mắt vừa mệt người, lại chẳng kiếm được bao nhiêu. Chúng ta ở thôn trang cũng không cần dùng đến túi thơm. Hơn nữa, dù sao ta với nương cũng là người của Đinh phủ, cũng có tiền tiêu hàng tháng."
Đinh Nhu cặn kẽ tính toán kỹ từng khoản cho Lưu mẹ nghe. Lưu mẹ một chữ cũng không biết thì làm sao hiểu được mấy thứ này. Từ đầu đến cuối, trên mặt Đinh Nhu vẫn tươi cười, giọng điệu nhẹ nhàng dễ nghe, không hề có chút xem thường Lưu mẹ, cũng không nói một câu nào ám chỉ bà tham bạc. Tính tình Lưu mẹ cũng thoáng, mặc dù thích chiếm tiện nghi nhưng lòng dạ không xấu. Bà có thể ra ngoài buôn bán đồ thêu, đương nhiên là có ánh mắt không kém. Mặc dù không hiểu lắm những gì Đinh Nhu nói nhưng Lưu mẹ cũng cảm giác được là nàng nói không sai.
“Lục tiểu thư biết nuôi gà nuôi vịt?" Lưu mụ có vẻ không tin, Đinh Nhu ra vẻ thần bí, cười đáp: “Ta từng xem qua một quyển sách. Trên sách có ghi lại bí pháp nuôi gà nuôi vịt."
Nghe vậy, trong lòng Lưu mẹ bắt đầu ngứa ngáy. Nhà nàng cũng nuôi gà nuôi vịt, có thể kiếm thêm được bao nhiêu thì kiếm. Lục cô nương đọc qua sách, có lẽ thật sự có biện pháp. Lưu mẹ không còn dám coi thường Đinh Nhu nữa, thấy nàng không nói tiếp, chỉ có thể đặt đũa xuống, ảo não vỗ mặt."
“Lục tiểu thư, tôi nói thật vậy! Đúng là tôi đưa thiếu bạc thêu cho Liễu di nương nhưng tôi cũng có cái khó... Hai người còn có tiền tiêu hàng tháng chứ cả nhà tôi từ trên xuống dưới bảy tám miệng ăn, tiểu tôn tử (cháu trai) mới vừa biết chạy... Tôi thủ tiết đã nhiều năm, trong trong ngoài ngoài đều dựa vào một mình tôi chống đỡ. Con trai tôi là người thật thà, ngoài trồng trọt ra chẳng biết gì khác. Đứa cháu trai lớn năm nay mười tuổi rồi, tôi muốn để nó tới học đường, ít nhất cũng tốt hơn mấy đời cha ông không biết gì, cũng có hy vọng hơn. Tục ngữ nói con cháu dựa cả vào người lớn mà... Tôi cũng không đành lòng nhìn nó chịu đói."
Nghe Lưu mẹ nói đáng thương như vậy, Liễu thị rơi nước mắt, Đinh Nhu cũng đồng tình. Nhưng tình trạng của nàng lúc này là gì? Làm sao có tư cách đi đồng tình người khác? Đinh Nhu nói: “Lưu mẹ, ngươi cũng đừng nhiều lời nữa. Đồ thêu ư... Không phải không thể bán, nhưng giá tiền cũng cần hợp lý. Lưu mẹ có khó khăn, chúng ta cũng có thể giúp đỡ. Nhưng làm ăn quan trọng nhất là thành tín! Lưu mẹ nói xem có đúng hay không?"
Lưu mẹ lau mắt rồi đáp lại: “Đúng, đúng! Lục tiểu thư nói đúng! Lần này tôi cũng không cầu kiếm tiền nữa." Lưu mẹ lấy một bọc vải nhỏ từ trong ngực ra, tháo tầng tầng lớp lớp, bên trong đựng toàn mảnh bạc vụn nhỏ nhỏ... Lưu mẹ cắn răng, để hơn một nửa số bạc lên bàn. Đinh nhu nhìn qua, tính toán một chút, chắc hẳn cũng đủ, liền cười khanh khách thu vào. “Lát nữa Lưu mẹ cứ lấy đồ thêu đi đi."
“Vâng!" Lưu mẹ gật đầu. Đinh Nhu nghĩ ngợi, ánh mắt khẽ chuyển, mở miệng nói: “Mấy ngày nữa là đến tết Trùng cửu đúng không?"
“Đúng thế! Nửa tháng sau là tết Trùng Cửu* rồi!"
Trong mắt Đinh Nhu tràn đầy ý cười, khẽ chớp chớp mắt rồi nói: “Lưu mẹ có muốn thừa dịp tết Trùng Cửu kiếm một khoản tiền hay không?"
Lưu mẹ thấy Đinh Nhu tự tin như vậy, cũng có chút động tâm, không dám coi Đinh Nhu là tiểu cô nương mười tuổi không hiểu chuyện nữa. “Có ai lại không muốn kiếm bạc trắng? Lục tiểu thư có biện pháp?"
Đinh Nhu cười cười, xoay xoay bạc vụn. “Cách làm giàu có nhiều, kiếm bạc cũng vô cùng vô tận. Quan trọng là Lưu mẹ có thể nhìn ra thời cơ cơ hội buôn bán hay không mà thôi!"
*Tết Trùng Cửu (Tết ngày 9 tháng 9): Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: " Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn". Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.
Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn... Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.
Sách "Phong Thổ Ký" lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn... Tục ấy thành lệ.
Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907), ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.
Tác giả :
Dạ Huệ Mĩ