Thất Sơn Truyện
Chương 17: Chuyện kể Hùng Bon-sai - "Viễn Từ Đại Sư?!"
Lâm Gia Thái Bảo
Vách núi âm u dưới ánh trăng vàng vọt, gió thổi qua tạo ra âm thanh như tiếng khóc, bỗng mây kéo đến che khuất trăng, không gian trở về màn đêm tối sầm. Hùng và Thông vẫn đứng như trời trồng, không dám rời mắt khỏi vật thể chồn đằng kia. Cả hai không dám quay lưng bỏ chạy, chỉ đứng sát vào nhau, Thông quay ra sau nhìn thì chỉ thấy vách đá và màn đêm. Có vẻ họ chỉ đang phải đối mặt đối với mỗi con yêu tinh trước mặt mà thôi. Để đề phòng ảo giác, Hùng đưa sả lên hít mạnh, nhưng phía kia vẫn là con yêu tinh đang cầm đèn cầy bằng hai chân trước, dáng nó đứng thẳng, bộ lông màu cam, cặp mắt đen ngòm cứ mờ mờ ảo ảo theo ánh đèn cầy leo lét. Dù gió có to cỡ nào, cảm giác như ngọn đèn đó chỉ đung đưa ngọn lửa qua lại một chút mà thôi. Thông hỏi: “Sao giờ đại ca?", thấy Hùng tay cầm cọc tay cầm dao, anh cũng hiểu ý, thủ thế chuẩn bị. Bỗng nhiên con hồ ly đi về phía họ, nó cầm cây đèn cầy bằng một chân, tay kia giơ ra xòe các ngón về phía Hùng. Ban đầu khoảng cách giữa nó và bọn họ là hơn trăm mét, không hiểu nó di chuyển kiểu gì, rõ ràng vẫn thấy nó bước chậm rãi nhưng chỉ thoắt vài cái đã lù lù trước mặt hai người. Tình huống lúc đó rất nhanh, con hồ ly chỉ cách Hùng chưa tới một mét, trong tầm chém của dao nên Hùng quyết một nhát xả thịt nó, nhưng tay anh không cử động được! Chính xác là cả thân người đều như vậy, có vẻ như Thông cũng đang gặp tình huống tương tự, anh kêu lên: “Nó điểm huỵêt hai anh em mình bằng cách nào vậy?", Hùng đoán do hai người quá sơ hở đã nhìn vào mắt nó, nhưng giờ biết được thì đã quá muộn. Dần dần họ không còn kiểm soát ý thức của mình được nữa, không gian xung quanh bị bóp méo, ảo giác xuất hiện, Hùng đoán nó chỉ đang hút hết sinh lực, khi đó hai người chỉ còn cái xác khô!
Quả thật Hùng không cam tâm, trải qua bao hiểm nguy, nay phải chết dưới tay con hồ ly cỏn con này, chuyện đó thật khó chấp nhận. Hùng chỉ tiếc là đã lôi Thông vào chuyện nguy hiểm này. Anh nói với Thông: “Kiếp sau anh không rủ mày đi tìm ngọc rết nữa đâu!". Thông lúc này có vẻ như sắp cạn kiệt sinh khí, đôi mắt trợn trắng, tay chân run lên bần bật. Bỗng đâu gió từ bìa rừng thổi tới, không phải âm phong lạnh ngắt, mà là một luồng gió mát, không hiểu sao Hùng thấy rất dễ chịu, sắp chết sao lại có cảm giác vậy được. Giữa màn đêm mịt mùng, anh nghe trên đầu mình có tiếng như một tấm vải đang bay trong gió, một tấm vải vuông vắn… như một cái áo cà sa! Con hồ ly hoàn loạn, nhưng chưa kịp chạy đã bị tấm áo cà sa quấn chặt, giữa vách đá không còn tiếng u u như khóc than, không gian vang vọng tiếng tụng chú Đại Hắc Thiên, tiếng chú càng ngày càng lớn cũng là lúc con hồ ly bị quấn chặt, ra sức giãy giụa nhưng vô ích, tiếng nó kêu re ré, rồi tắt hẳn. Đến lúc này, Hùng mới cảm giác lại được thân thể, mệt lã ra nên anh ngã cái đạch. Thông cũng bật ra, nằm bất động. Hùng cố bò đến, lay cậu dậy nhưng cả người Thông cứng đờ, lạnh ngắt. Đang bối rối chưa biết nên làm gì, từ phía bìa rừng Hùng thấy một ông lão khoan thai bước tới. Đến gần mới biết đó là một lão tăng, râu để dài, khuôn mặt rắn chắc nhưng phúc hậu, lão tăng vừa đi vẫn vừa niệm chú. Ông ta đến bên chiếc cà sa, nhặt lên thì thấy con hồ ly chỉ còn lại bộ xương trắng! Không nói không rằng, ông ấy đến bên Hùng, một tay đặt lên vai Hùng tay kia đặt lên đầu Thông rồi ông ấy lầm rầm gì đó nghe như tiếng Phạn. Thông ho sặc sụa, thân thể mềm trở lại, khuôn mặt phục hồi sinh khí còn Hùng cũng cảm thấy khỏe trở lại.
.
Hùng cảm tạ vị lão tăng rối rít, ông ấy chỉ khoát tay ra dấu không nên câu nệ. Thông lúc này đã tỉnh hẳn, cũng vái chào vị lão sư ân nhân, hỏi: “Ơn cứu mạng của sư thầy cả đời con không quên, chẳng hay sư thầy có phải tu ở chùa trên triền dốc kia không?". Ông ấy gật đầu rồi nói: “Hai vị thí chủ đây bất chấp lời khuyên của đồ đệ bần tăng, hậu quả thì hai vị thấy rồi đó, giờ hai vị hãy theo bần tăng trở ra, mô phật". Hùng nói: “Lúc nãy không có sư thầy, tụi con chết chắc rồi, sư thầy có thể cho con có câu hỏi, là có phải Vách Ma Giấu ngoài kia là sư thầy dựng nên đúng không? Trong này nếu chỉ có mộ hồ ly không thôi thì con nghĩ chẳng phải nhọc sức đến vậy, vậy quả thực nơi này có bí mật gì không?". Ông ấy nhìn Thông và Hùng, thấy họ dù gì cũng không có ác ý, chỉ là tò mò phiêu lưu quá nên mới quyết đi vào nơi này, ông thở dài, mời họ ngồi xuống rồi kể về lai lịch Vách Ma Giấu. Vị sư đó pháp danh là Thích Viễn Từ, tục danh là Bảy Săm, vốn là sư huynh của Chín Danh. Ngày xưa khi xuất sơn, hai người họ cùng về vùng này, khi đó là khoảng những năm 1960. Hùng và Thông hết sức kinh ngạc, nói vậy tuổi đời Chín Danh ắt hẳn cũng phải hàng bảy tám mươi tuổi, nhưng trông ông ta trẻ hơn rất nhiều. Viễn Từ Đại sư kể, ngày đó họ theo học một thầy Đạo Giáo ở Chợ Lớn, họ Lý, đồ đệ ông ta gồm chín người, Viễn Từ là đồ đệ thứ bảy, Chín Danh là người cuối cùng Lý sư phụ thu nhận. Sau khi vị sư phụ do dính vào ân oán giang hồ đã lâu, bị người ta dùng ngãi hại chết, ông căn dặn đệ tử không nên tính đến chuyện báo thù, hãy đi khắp nơi phát dương quang đại giáo lý trừ yêu diệt ma giúp đời…
Khoảng những năm 60, Bảy Săm và Chín Danh đến vùng Bảy Núi, dự định là tu tập nâng cao pháp lực. Họ chọn Anh Vũ Sơn làm nơi thiền định. Đối diện núi này là một ngọn đồi thấp, khoảng 70m, người dân quen gọi là Hòn Chông Chênh. Lúc này, chính quyền cho khai thác đá ở đồi để làm đường và các công sự gần đó. Họ huy động một tiểu đoàn công binh cùng rất nhiều máy móc cơ giới. Mọi việc đều bình thường cho đến ngày thứ sáu, thứ bảy thì bỗng họ bắt đầu đào được rất nhiều quan tài. Ban đầu là các quan tài gỗ thường, sau đó đến các quan tài chạm khắc cầu kỳ hơn. Nhìn vào chúng và cả những thi thể bên trong khó lòng đoán nổi niên đại của nó, nhưng ít nhất cũng phải vài trăm năm tuổi. Kỹ sư trưởng ban đầu cũng thấy bình thường, nhưng càng lúc càng đào được nhiều quan tài, mỗi lần đào được thì lại có công nhân lăn ra ốm, máy móc hư hỏng, ông ta lo lắm, bèn lên núi Két tìm gặp Bảy Săm. Bảy Săm cùng sư đệ đến nơi xem xét, thấy nơi đây là mộ hợp táng, có lẽ xuất hiện vào những năm 1500, khi đó Chúa Nguyễn vẫn chưa khai phá vào tới đất này, họ đoán đây là một thành thị nhỏ thuộc ảnh hưởng của Chân Lạp. Các mộ được hợp tác theo hình tròn, quây xung quanh tâm là Đồi Chông Chênh nằm ở vị trí chính giữa. Bảy Săm nhìn sơ ngang đã biết chôn kiểu này chỉ có để trấn yểm, theo ông đoán, vật chủ bị trấn yểm hẳn phải nằm ở tâm vòng tròn được tạo nên bởi các quan tài. Nếu vậy thì phải khoan vào lớp núi đá, Bảy Săm nói với ông kỹ sư, đào thẳng vào chính giữa đồi. Quả nhiên ngày hôm sau, lôi ra được một quan tài gỗ, đặt trong quách đá, xung quanh chạm nổi họa tiết rồng mây theo kiểu hoa văn Khmer hết sức cầu kỳ. Bên trong là thi thể một người đàn ông chừng bốn mươi tuổi, da thịt vẫn còn căng, không có dấu hiệu thối rữa, nhưng miệng cứ ọc ra chất dịch màu đen, ngập đến gần nửa quan tài. Nghĩ đó chính là yêu quái, Bảy Săm lập đàn phá trận trấn yểm, thiêu hủy thi thể kỳ lạ kia. Sau đó mặc dù còn đào được quan tài nhưng không ai bệnh, xe máy không hư nữa.
Thấy vậy kỹ sư trưởng cám ơn rối rít. Đột nhiên, đại sư huynh của họ có việc, hai người phải từ núi két chạy lên Chợ Lớn ngay để giải quyết. Mười ngày sau họ về, khu vực Đồi Chông Chênh trở nên hoang vu lạ thường, không còn công nhân lẫn máy móc nào ở đó nữa, chính xác thì nó đã biến thành một tử địa đầy mùi âm khí! Tử khí bốc lên đến độ, từ Châu Đốc cách gần ba mươi cây, họ còn có thể cảm nhận được. Bảy Săm hỏi chuyện khắp nơi, mới hay là ngay ngày họ đi, công nhân tiếp tục khai thác khu vực giữa núi bỗng nhiên nền đá sụp xuống, để lộ ra một cái hang nhỏ, miệng hang có một cái quan tài bằng thép quấn xích sắt chéo, chính giữa có ghim một cây đinh tán rất to. Kỹ sư trưởng thấy bình thường, bèn kêu mở nắp quan ra thiêu xác. Bỗng đâu trời kéo mây đen kịt, người dân trong khu vực chỉ nghe tiếng động rất lớn như nổ mìn, làm rung chuyển dữ dội. Mọi người kéo đến xem, khi thấy cảnh tượng trước mắt, họ không thể không rùng mình kinh sợ: hơn hai trăm công nhân đều chết cả, cả nửa vách núi bỗng đổ sập xuống, đè chết hết cả những người gần đó, những người không bị đá đè chết thì thi thể cũng bị vặn vẹo hết sức khó coi, vị kỹ sư kia thì không hiểu sao lại mắc kẹt tít ở đỉnh vách, cả người bị gập ngược lại. Vụ việc xảy ra quá kinh hoàng, thế là người ta ém nhẹm vụ việc, không còn khai thác đá ở đó nữa.
.
Bảy Săm hết sức bàng hoàng, ông nghĩ là do lỗi của mình khi không khảo sát kỹ lưỡng khu vực, cứ tưởng đã trừ được yêu ma chính, không ngờ việc đó lại mở ra cánh cổng ác ma kia sống dậy. Căn nguyên ở chỗ, địa thế Hòn Chông Chênh tròn, phần đã khai thác đá gặp quan tài là phần dương, phần bên kia là phần âm, quan tài gỗ trong quách đá kia là dương trong âm, chồng lên quan tài sắt quấn xích là âm trong dương. Việc hủy thi thể người đàn ông cũng như giọt nước làm tràn ly, phá vỡ sự cân bằng. Việc cả công trường bị vật chết, chẳng qua là do âm khí bộc phát khiến yêu ma trong vùng được bổ sung ma lực, làm hại người, còn thứ bị trấn yểm chính vẫn chưa thoát ra được, khi nào chưa tháo nắp quan. Bảy Săm lập tức tìm đến hang nông có quan tài sắt. Dọn mấy tảng đá đó đối với ông không có gì khó cả. Sự thật được tìm ra trong đó khiến ông không khỏi ngỡ ngàng. Đó chính là truyền thuyết về Hồ Ly Bảy Núi như đã biết. Lúc ấy, ông cũng định trừ hại một lần cho xong, nhưng lần đó Bảy Săm suýt chết. Ma pháp của hồ ly quá cao cường, bên cạnh nó còn có Đại Ma Thiên Sư Thù, một loại oán linh kết hợp từ oán khí và âm mạch. Điều này làm ông hết sức khó hiểu, ai là người đã nguyền Đại Ma Thiên Sư vào cái quan tài Hồ Ly? Lo sợ có người tò mò vào làm nó thoát ra, ông ta tạo nên Vách Ma Giấu bằng Tiêu Đồ Hống ấn chú, mục đích chỉ là ngăn chặn phòng hờ mà thôi. Sau đó, để tiện bề tìm cách trừ ma, ông ta dựng một cái nhà trên triền dốc gần đó, còn Chín Danh thì đang bế quan thiền định. Sự thật chẳng bao lâu sau được phơi bày ra về câu chuyện Hồ Ly Bảy Núi. Cô gái nọ kỳ thực không phải là hồ ly hóa thân gì cả, cô ấy là hậu duệ của Nữ Tu Phù Nam, là một vương quốc cổ ở Miền Nam, hồi những thế kỷ thứ hai, ba. Dòng máu tròn người cô ta được đồng hóa với long mạch Bảy Núi, hết sức quý hiếm. Có một thế lực là Na Long Hội, nguồn gốc thần bí, xuất phát từ vùng Miến Điện, Vân Nam, chuyên đi gom long mạch rồi cất giấu, như nhà giàu chôn tiền, đợi khi nào “bán" được sẽ kiếm chác. Tuy nhiên vào khoảng giữa thế kỷ XIX, Na Long Hội đột nhiên biết mất khỏi giang hồ. Quay lại câu chuyện hồ ly, vị trưởng quan vì nghe lời xàm tấu, quy chụp cô gái là hồ ly, tất cả đều là âm mưu Na Long Hội. Sau khi chôn cất cô gái, thuộc phần âm trong đồ trấn yểm, họ thủ tiêu cả vị trưởng quan, đặt vào phần dương, thảm sát cả thành để làm vật táng cho trọn bộ. Mục đích chỉ để ươm mầm cho một long mạch mới, mà kẻ nào làm chủ được mạch này, có thể điều khiển mạch của cả vùng Thất Sơn, chuyện đó kể ra dài dòng, Bảy Săm bảo khi có dịp, Hùng có thể hỏi Chín Danh.
Sau khi biết được thế lực đứng sau vụ trấn yểm Hòn Chông Chênh, Bảy Săm hết sức lo ngại, phần vì đây là tổ chức hết sức hung ác, phần vì tuy cô gái kia không phải là hồ ly nhưng thực tế trong mộ huyệt lại có vong hồ ly, sức lực bản thân ông không trừ được, ông bèn bịa chuyện với Chín Danh, rồi phong ấn khu vực đó lại, ngày đêm canh gác tàn dư Na Long Hội làm chuyện xấu. Nhưng cái chết của biết bao công nhân vô tội làm ông hết sức đau buồn, ngày này qua tháng nọ, ông tìm đến cửa Phật để thanh thản tâm hồn. Từ đó tới nay, người của Na Long Hội không thấy xuất hiện, cũng chẳng ai vượt qua được Vách Ma giấu, Viễn Từ cảm thấy đã an tâm phần nào cũng như nguôi ngoai chuyện xưa, nay bọn Hùng tìm đường vào được khiến ông bối rối ngăn chặn.
.
Vừa kể xong, Viễn Từ ngồi trút ra những hơi thở nặng trịch, Hùng cảm thấy ông đang mang suy nghĩ tiêu cực, gánh nặng trên vai rất lớn. Nhưng thực tế anh không đồng ý cách làm của ông, còn chưa kịp nói gì thì Thông đã lên tiếng: “Sư phụ, con nói nãy rồi, ơn cứu mạng của sư phụ con khắc cốt ghi tâm, thề mãi không quên, nhưng sư phụ làm vậy liệu có xứng làm người tu hành không?". Cả Hùng và Viễn Từ đại sư quay sang nhìn Thông, anh có chút bối rối rồi nói tiếp: “Con nói thiệt, như đợt mới đây tụi con cùng thằng Sinh diệt kumanthong, nó có đạo hạnh được bao nhiêu đâu, mà nó vẫn quyết chí làm, vì nó không trốn tránh trách nhiệm… đúng vậy, con thấy việc thầy làm chẳng qua thầy chỉ ráng che giấu lỗi lầm quá khứ chứ có giải quyết được quái gì đâu? Chi bằng hồi đó, thầy liều một phen sống mái với nó, có chết thì mười tám năm sau cũng là hảo hán anh hùng, con nói thẳng, giờ một là thầy giết hai thằng con, rồi lôi xác ra ngoài, còn không thì cùng lắm hai thằng con thí mạng với bọn cô hồn yêu tinh đó rồi lấy ngọc rết đi ra!". Nói xong, Thông liếc mắt sang Hùng, sợ mình nói sai gì đó, chỉ thấy Hùng khẽ cười rồi gật đầu, ra bộ hài lòng lắm.
.
Không đợi Viễn Từ trả lời, Hùng và Thông đi đến giữa vách núi tìm dấu vết của hang động. Chỉ thấy Viễn Từ vẫn nhìn xa xăm cùng những tiếng thở dài sầu não. Hai người căn cứ lời kể của Viễn Từ đại sư, đến giữa núi, thấy sát vách núi là một tảng đá to, bên dưới có một khe nứt gõ lên đá nghe tiếng vang dội ra bên trong. Chắc kèo là đúng nơi, họ loay hoay nghĩ cách đẩy tảng đá qua một bên. Đang thử sức đẩy, đòn bẩy, nâng, dùng đủ thế vẫn không được gì cả. Bỗng từ sau, Viễn Từ sừng sững đi tới, ông cởi áo sòng đang mặc, tấm thân già nua hằn lên dấu vết thời gian nhưng trên lưng là hình xăm bốn con rồng kết thành hình chữ Vạn hết sức sinh động. Viễn Từ đặt áo xuống, mình trần, một tay ông bắt ấn, đồng thời tay kia đấm vào chính giữa tảng đá. Dưới sự kinh ngạc của Thông và Hùng, tảng đá nát ra thành cả ngàn cục to nhỏ. Thông lắp bắp: “Viễn Từ đại sư. Đúng là danh bất hư truyền, con xin lạy một lạy…".
.
Viễn Từ đứng thẳng người, ánh trăng rọi vào khuôn mặt ông lạnh tanh, ông nói: “Đừng gọi tôi là Viễn Từ nữa, hãy gọi tôi là Bảy Săm!"
Vách núi âm u dưới ánh trăng vàng vọt, gió thổi qua tạo ra âm thanh như tiếng khóc, bỗng mây kéo đến che khuất trăng, không gian trở về màn đêm tối sầm. Hùng và Thông vẫn đứng như trời trồng, không dám rời mắt khỏi vật thể chồn đằng kia. Cả hai không dám quay lưng bỏ chạy, chỉ đứng sát vào nhau, Thông quay ra sau nhìn thì chỉ thấy vách đá và màn đêm. Có vẻ họ chỉ đang phải đối mặt đối với mỗi con yêu tinh trước mặt mà thôi. Để đề phòng ảo giác, Hùng đưa sả lên hít mạnh, nhưng phía kia vẫn là con yêu tinh đang cầm đèn cầy bằng hai chân trước, dáng nó đứng thẳng, bộ lông màu cam, cặp mắt đen ngòm cứ mờ mờ ảo ảo theo ánh đèn cầy leo lét. Dù gió có to cỡ nào, cảm giác như ngọn đèn đó chỉ đung đưa ngọn lửa qua lại một chút mà thôi. Thông hỏi: “Sao giờ đại ca?", thấy Hùng tay cầm cọc tay cầm dao, anh cũng hiểu ý, thủ thế chuẩn bị. Bỗng nhiên con hồ ly đi về phía họ, nó cầm cây đèn cầy bằng một chân, tay kia giơ ra xòe các ngón về phía Hùng. Ban đầu khoảng cách giữa nó và bọn họ là hơn trăm mét, không hiểu nó di chuyển kiểu gì, rõ ràng vẫn thấy nó bước chậm rãi nhưng chỉ thoắt vài cái đã lù lù trước mặt hai người. Tình huống lúc đó rất nhanh, con hồ ly chỉ cách Hùng chưa tới một mét, trong tầm chém của dao nên Hùng quyết một nhát xả thịt nó, nhưng tay anh không cử động được! Chính xác là cả thân người đều như vậy, có vẻ như Thông cũng đang gặp tình huống tương tự, anh kêu lên: “Nó điểm huỵêt hai anh em mình bằng cách nào vậy?", Hùng đoán do hai người quá sơ hở đã nhìn vào mắt nó, nhưng giờ biết được thì đã quá muộn. Dần dần họ không còn kiểm soát ý thức của mình được nữa, không gian xung quanh bị bóp méo, ảo giác xuất hiện, Hùng đoán nó chỉ đang hút hết sinh lực, khi đó hai người chỉ còn cái xác khô!
Quả thật Hùng không cam tâm, trải qua bao hiểm nguy, nay phải chết dưới tay con hồ ly cỏn con này, chuyện đó thật khó chấp nhận. Hùng chỉ tiếc là đã lôi Thông vào chuyện nguy hiểm này. Anh nói với Thông: “Kiếp sau anh không rủ mày đi tìm ngọc rết nữa đâu!". Thông lúc này có vẻ như sắp cạn kiệt sinh khí, đôi mắt trợn trắng, tay chân run lên bần bật. Bỗng đâu gió từ bìa rừng thổi tới, không phải âm phong lạnh ngắt, mà là một luồng gió mát, không hiểu sao Hùng thấy rất dễ chịu, sắp chết sao lại có cảm giác vậy được. Giữa màn đêm mịt mùng, anh nghe trên đầu mình có tiếng như một tấm vải đang bay trong gió, một tấm vải vuông vắn… như một cái áo cà sa! Con hồ ly hoàn loạn, nhưng chưa kịp chạy đã bị tấm áo cà sa quấn chặt, giữa vách đá không còn tiếng u u như khóc than, không gian vang vọng tiếng tụng chú Đại Hắc Thiên, tiếng chú càng ngày càng lớn cũng là lúc con hồ ly bị quấn chặt, ra sức giãy giụa nhưng vô ích, tiếng nó kêu re ré, rồi tắt hẳn. Đến lúc này, Hùng mới cảm giác lại được thân thể, mệt lã ra nên anh ngã cái đạch. Thông cũng bật ra, nằm bất động. Hùng cố bò đến, lay cậu dậy nhưng cả người Thông cứng đờ, lạnh ngắt. Đang bối rối chưa biết nên làm gì, từ phía bìa rừng Hùng thấy một ông lão khoan thai bước tới. Đến gần mới biết đó là một lão tăng, râu để dài, khuôn mặt rắn chắc nhưng phúc hậu, lão tăng vừa đi vẫn vừa niệm chú. Ông ta đến bên chiếc cà sa, nhặt lên thì thấy con hồ ly chỉ còn lại bộ xương trắng! Không nói không rằng, ông ấy đến bên Hùng, một tay đặt lên vai Hùng tay kia đặt lên đầu Thông rồi ông ấy lầm rầm gì đó nghe như tiếng Phạn. Thông ho sặc sụa, thân thể mềm trở lại, khuôn mặt phục hồi sinh khí còn Hùng cũng cảm thấy khỏe trở lại.
.
Hùng cảm tạ vị lão tăng rối rít, ông ấy chỉ khoát tay ra dấu không nên câu nệ. Thông lúc này đã tỉnh hẳn, cũng vái chào vị lão sư ân nhân, hỏi: “Ơn cứu mạng của sư thầy cả đời con không quên, chẳng hay sư thầy có phải tu ở chùa trên triền dốc kia không?". Ông ấy gật đầu rồi nói: “Hai vị thí chủ đây bất chấp lời khuyên của đồ đệ bần tăng, hậu quả thì hai vị thấy rồi đó, giờ hai vị hãy theo bần tăng trở ra, mô phật". Hùng nói: “Lúc nãy không có sư thầy, tụi con chết chắc rồi, sư thầy có thể cho con có câu hỏi, là có phải Vách Ma Giấu ngoài kia là sư thầy dựng nên đúng không? Trong này nếu chỉ có mộ hồ ly không thôi thì con nghĩ chẳng phải nhọc sức đến vậy, vậy quả thực nơi này có bí mật gì không?". Ông ấy nhìn Thông và Hùng, thấy họ dù gì cũng không có ác ý, chỉ là tò mò phiêu lưu quá nên mới quyết đi vào nơi này, ông thở dài, mời họ ngồi xuống rồi kể về lai lịch Vách Ma Giấu. Vị sư đó pháp danh là Thích Viễn Từ, tục danh là Bảy Săm, vốn là sư huynh của Chín Danh. Ngày xưa khi xuất sơn, hai người họ cùng về vùng này, khi đó là khoảng những năm 1960. Hùng và Thông hết sức kinh ngạc, nói vậy tuổi đời Chín Danh ắt hẳn cũng phải hàng bảy tám mươi tuổi, nhưng trông ông ta trẻ hơn rất nhiều. Viễn Từ Đại sư kể, ngày đó họ theo học một thầy Đạo Giáo ở Chợ Lớn, họ Lý, đồ đệ ông ta gồm chín người, Viễn Từ là đồ đệ thứ bảy, Chín Danh là người cuối cùng Lý sư phụ thu nhận. Sau khi vị sư phụ do dính vào ân oán giang hồ đã lâu, bị người ta dùng ngãi hại chết, ông căn dặn đệ tử không nên tính đến chuyện báo thù, hãy đi khắp nơi phát dương quang đại giáo lý trừ yêu diệt ma giúp đời…
Khoảng những năm 60, Bảy Săm và Chín Danh đến vùng Bảy Núi, dự định là tu tập nâng cao pháp lực. Họ chọn Anh Vũ Sơn làm nơi thiền định. Đối diện núi này là một ngọn đồi thấp, khoảng 70m, người dân quen gọi là Hòn Chông Chênh. Lúc này, chính quyền cho khai thác đá ở đồi để làm đường và các công sự gần đó. Họ huy động một tiểu đoàn công binh cùng rất nhiều máy móc cơ giới. Mọi việc đều bình thường cho đến ngày thứ sáu, thứ bảy thì bỗng họ bắt đầu đào được rất nhiều quan tài. Ban đầu là các quan tài gỗ thường, sau đó đến các quan tài chạm khắc cầu kỳ hơn. Nhìn vào chúng và cả những thi thể bên trong khó lòng đoán nổi niên đại của nó, nhưng ít nhất cũng phải vài trăm năm tuổi. Kỹ sư trưởng ban đầu cũng thấy bình thường, nhưng càng lúc càng đào được nhiều quan tài, mỗi lần đào được thì lại có công nhân lăn ra ốm, máy móc hư hỏng, ông ta lo lắm, bèn lên núi Két tìm gặp Bảy Săm. Bảy Săm cùng sư đệ đến nơi xem xét, thấy nơi đây là mộ hợp táng, có lẽ xuất hiện vào những năm 1500, khi đó Chúa Nguyễn vẫn chưa khai phá vào tới đất này, họ đoán đây là một thành thị nhỏ thuộc ảnh hưởng của Chân Lạp. Các mộ được hợp tác theo hình tròn, quây xung quanh tâm là Đồi Chông Chênh nằm ở vị trí chính giữa. Bảy Săm nhìn sơ ngang đã biết chôn kiểu này chỉ có để trấn yểm, theo ông đoán, vật chủ bị trấn yểm hẳn phải nằm ở tâm vòng tròn được tạo nên bởi các quan tài. Nếu vậy thì phải khoan vào lớp núi đá, Bảy Săm nói với ông kỹ sư, đào thẳng vào chính giữa đồi. Quả nhiên ngày hôm sau, lôi ra được một quan tài gỗ, đặt trong quách đá, xung quanh chạm nổi họa tiết rồng mây theo kiểu hoa văn Khmer hết sức cầu kỳ. Bên trong là thi thể một người đàn ông chừng bốn mươi tuổi, da thịt vẫn còn căng, không có dấu hiệu thối rữa, nhưng miệng cứ ọc ra chất dịch màu đen, ngập đến gần nửa quan tài. Nghĩ đó chính là yêu quái, Bảy Săm lập đàn phá trận trấn yểm, thiêu hủy thi thể kỳ lạ kia. Sau đó mặc dù còn đào được quan tài nhưng không ai bệnh, xe máy không hư nữa.
Thấy vậy kỹ sư trưởng cám ơn rối rít. Đột nhiên, đại sư huynh của họ có việc, hai người phải từ núi két chạy lên Chợ Lớn ngay để giải quyết. Mười ngày sau họ về, khu vực Đồi Chông Chênh trở nên hoang vu lạ thường, không còn công nhân lẫn máy móc nào ở đó nữa, chính xác thì nó đã biến thành một tử địa đầy mùi âm khí! Tử khí bốc lên đến độ, từ Châu Đốc cách gần ba mươi cây, họ còn có thể cảm nhận được. Bảy Săm hỏi chuyện khắp nơi, mới hay là ngay ngày họ đi, công nhân tiếp tục khai thác khu vực giữa núi bỗng nhiên nền đá sụp xuống, để lộ ra một cái hang nhỏ, miệng hang có một cái quan tài bằng thép quấn xích sắt chéo, chính giữa có ghim một cây đinh tán rất to. Kỹ sư trưởng thấy bình thường, bèn kêu mở nắp quan ra thiêu xác. Bỗng đâu trời kéo mây đen kịt, người dân trong khu vực chỉ nghe tiếng động rất lớn như nổ mìn, làm rung chuyển dữ dội. Mọi người kéo đến xem, khi thấy cảnh tượng trước mắt, họ không thể không rùng mình kinh sợ: hơn hai trăm công nhân đều chết cả, cả nửa vách núi bỗng đổ sập xuống, đè chết hết cả những người gần đó, những người không bị đá đè chết thì thi thể cũng bị vặn vẹo hết sức khó coi, vị kỹ sư kia thì không hiểu sao lại mắc kẹt tít ở đỉnh vách, cả người bị gập ngược lại. Vụ việc xảy ra quá kinh hoàng, thế là người ta ém nhẹm vụ việc, không còn khai thác đá ở đó nữa.
.
Bảy Săm hết sức bàng hoàng, ông nghĩ là do lỗi của mình khi không khảo sát kỹ lưỡng khu vực, cứ tưởng đã trừ được yêu ma chính, không ngờ việc đó lại mở ra cánh cổng ác ma kia sống dậy. Căn nguyên ở chỗ, địa thế Hòn Chông Chênh tròn, phần đã khai thác đá gặp quan tài là phần dương, phần bên kia là phần âm, quan tài gỗ trong quách đá kia là dương trong âm, chồng lên quan tài sắt quấn xích là âm trong dương. Việc hủy thi thể người đàn ông cũng như giọt nước làm tràn ly, phá vỡ sự cân bằng. Việc cả công trường bị vật chết, chẳng qua là do âm khí bộc phát khiến yêu ma trong vùng được bổ sung ma lực, làm hại người, còn thứ bị trấn yểm chính vẫn chưa thoát ra được, khi nào chưa tháo nắp quan. Bảy Săm lập tức tìm đến hang nông có quan tài sắt. Dọn mấy tảng đá đó đối với ông không có gì khó cả. Sự thật được tìm ra trong đó khiến ông không khỏi ngỡ ngàng. Đó chính là truyền thuyết về Hồ Ly Bảy Núi như đã biết. Lúc ấy, ông cũng định trừ hại một lần cho xong, nhưng lần đó Bảy Săm suýt chết. Ma pháp của hồ ly quá cao cường, bên cạnh nó còn có Đại Ma Thiên Sư Thù, một loại oán linh kết hợp từ oán khí và âm mạch. Điều này làm ông hết sức khó hiểu, ai là người đã nguyền Đại Ma Thiên Sư vào cái quan tài Hồ Ly? Lo sợ có người tò mò vào làm nó thoát ra, ông ta tạo nên Vách Ma Giấu bằng Tiêu Đồ Hống ấn chú, mục đích chỉ là ngăn chặn phòng hờ mà thôi. Sau đó, để tiện bề tìm cách trừ ma, ông ta dựng một cái nhà trên triền dốc gần đó, còn Chín Danh thì đang bế quan thiền định. Sự thật chẳng bao lâu sau được phơi bày ra về câu chuyện Hồ Ly Bảy Núi. Cô gái nọ kỳ thực không phải là hồ ly hóa thân gì cả, cô ấy là hậu duệ của Nữ Tu Phù Nam, là một vương quốc cổ ở Miền Nam, hồi những thế kỷ thứ hai, ba. Dòng máu tròn người cô ta được đồng hóa với long mạch Bảy Núi, hết sức quý hiếm. Có một thế lực là Na Long Hội, nguồn gốc thần bí, xuất phát từ vùng Miến Điện, Vân Nam, chuyên đi gom long mạch rồi cất giấu, như nhà giàu chôn tiền, đợi khi nào “bán" được sẽ kiếm chác. Tuy nhiên vào khoảng giữa thế kỷ XIX, Na Long Hội đột nhiên biết mất khỏi giang hồ. Quay lại câu chuyện hồ ly, vị trưởng quan vì nghe lời xàm tấu, quy chụp cô gái là hồ ly, tất cả đều là âm mưu Na Long Hội. Sau khi chôn cất cô gái, thuộc phần âm trong đồ trấn yểm, họ thủ tiêu cả vị trưởng quan, đặt vào phần dương, thảm sát cả thành để làm vật táng cho trọn bộ. Mục đích chỉ để ươm mầm cho một long mạch mới, mà kẻ nào làm chủ được mạch này, có thể điều khiển mạch của cả vùng Thất Sơn, chuyện đó kể ra dài dòng, Bảy Săm bảo khi có dịp, Hùng có thể hỏi Chín Danh.
Sau khi biết được thế lực đứng sau vụ trấn yểm Hòn Chông Chênh, Bảy Săm hết sức lo ngại, phần vì đây là tổ chức hết sức hung ác, phần vì tuy cô gái kia không phải là hồ ly nhưng thực tế trong mộ huyệt lại có vong hồ ly, sức lực bản thân ông không trừ được, ông bèn bịa chuyện với Chín Danh, rồi phong ấn khu vực đó lại, ngày đêm canh gác tàn dư Na Long Hội làm chuyện xấu. Nhưng cái chết của biết bao công nhân vô tội làm ông hết sức đau buồn, ngày này qua tháng nọ, ông tìm đến cửa Phật để thanh thản tâm hồn. Từ đó tới nay, người của Na Long Hội không thấy xuất hiện, cũng chẳng ai vượt qua được Vách Ma giấu, Viễn Từ cảm thấy đã an tâm phần nào cũng như nguôi ngoai chuyện xưa, nay bọn Hùng tìm đường vào được khiến ông bối rối ngăn chặn.
.
Vừa kể xong, Viễn Từ ngồi trút ra những hơi thở nặng trịch, Hùng cảm thấy ông đang mang suy nghĩ tiêu cực, gánh nặng trên vai rất lớn. Nhưng thực tế anh không đồng ý cách làm của ông, còn chưa kịp nói gì thì Thông đã lên tiếng: “Sư phụ, con nói nãy rồi, ơn cứu mạng của sư phụ con khắc cốt ghi tâm, thề mãi không quên, nhưng sư phụ làm vậy liệu có xứng làm người tu hành không?". Cả Hùng và Viễn Từ đại sư quay sang nhìn Thông, anh có chút bối rối rồi nói tiếp: “Con nói thiệt, như đợt mới đây tụi con cùng thằng Sinh diệt kumanthong, nó có đạo hạnh được bao nhiêu đâu, mà nó vẫn quyết chí làm, vì nó không trốn tránh trách nhiệm… đúng vậy, con thấy việc thầy làm chẳng qua thầy chỉ ráng che giấu lỗi lầm quá khứ chứ có giải quyết được quái gì đâu? Chi bằng hồi đó, thầy liều một phen sống mái với nó, có chết thì mười tám năm sau cũng là hảo hán anh hùng, con nói thẳng, giờ một là thầy giết hai thằng con, rồi lôi xác ra ngoài, còn không thì cùng lắm hai thằng con thí mạng với bọn cô hồn yêu tinh đó rồi lấy ngọc rết đi ra!". Nói xong, Thông liếc mắt sang Hùng, sợ mình nói sai gì đó, chỉ thấy Hùng khẽ cười rồi gật đầu, ra bộ hài lòng lắm.
.
Không đợi Viễn Từ trả lời, Hùng và Thông đi đến giữa vách núi tìm dấu vết của hang động. Chỉ thấy Viễn Từ vẫn nhìn xa xăm cùng những tiếng thở dài sầu não. Hai người căn cứ lời kể của Viễn Từ đại sư, đến giữa núi, thấy sát vách núi là một tảng đá to, bên dưới có một khe nứt gõ lên đá nghe tiếng vang dội ra bên trong. Chắc kèo là đúng nơi, họ loay hoay nghĩ cách đẩy tảng đá qua một bên. Đang thử sức đẩy, đòn bẩy, nâng, dùng đủ thế vẫn không được gì cả. Bỗng từ sau, Viễn Từ sừng sững đi tới, ông cởi áo sòng đang mặc, tấm thân già nua hằn lên dấu vết thời gian nhưng trên lưng là hình xăm bốn con rồng kết thành hình chữ Vạn hết sức sinh động. Viễn Từ đặt áo xuống, mình trần, một tay ông bắt ấn, đồng thời tay kia đấm vào chính giữa tảng đá. Dưới sự kinh ngạc của Thông và Hùng, tảng đá nát ra thành cả ngàn cục to nhỏ. Thông lắp bắp: “Viễn Từ đại sư. Đúng là danh bất hư truyền, con xin lạy một lạy…".
.
Viễn Từ đứng thẳng người, ánh trăng rọi vào khuôn mặt ông lạnh tanh, ông nói: “Đừng gọi tôi là Viễn Từ nữa, hãy gọi tôi là Bảy Săm!"
Tác giả :
Lâm Gia Thái Bảo