Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con
Chương 193: Con sâu làm rầu nồi canh
“Anh ăn thêm canh nhá."
Trong nồi còn bao nhiêu canh Lâm Thanh Hoà múc hết vào chén chồng.
Đại Oa lên án: “Mẹ, của con đâu?"
“Uống 2 chén đầy rồi còn kêu ca cái gì." Lâm Thanh Hoà xua tay tỏ vẻ không quan tâm lắm.
Nhị Oa, Tam Oa nhún vai, cảnh này quá quen rồi, bữa nào chả thế, haha!
Ở cái nhà này, mẹ thiên vị cha nhất. Không quen cũng phải quen, không chịu cũng phải chịu! Ngay cả Tam Oa luôn miệng nói mình là út ít phải được cưng chiều nhất đến bây giờ cũng đã quy hàng trước số phận.
Chu Thanh Bách trong lòng vui phơi phới nhưng ngoài mặt cố gắng không thể hiện thái độ gì, chỉ yên lặng uống canh, vợ múc cho bao nhiêu anh rót vào bụng bấy nhiêu.
“Anh đi nghỉ trước đi" Lâm Thanh Hoà nói với chồng xong thì quay qua sai con làm việc: “Nhị Oa, hôm nay tới phiên con rửa chén."
Nhị Oa đứng dậy thu dọn chén đũa mang ra sân rửa.
Bắt đầu từ năm ngoái, Nhị Oa và Đại Oa đã thay phiên nhau phụ trách công việc này.
Sang năm biệt đội rửa chén sẽ thu nạp thêm thành viên mới đó là đồng chí Tam Oa.
Cứ tới tuổi là phải làm, Lâm Thanh Hoà không thiên vị đứa nào hết.
Sau khi giao việc cho các con xong, cô quay trở về phòng ngả lưng một chút.
Sau 7, 8 ngày mưa dầm mưa dề tới hôm nay trời mới chịu ngớt, đường đất sình bùn nhão nhoét dơ hầy rất khó đi nhưng Lâm Thanh Hoà vẫn phải đến trường dạy học.
Tan trường, Lâm Thanh Hoà tình cờ gặp chị ba Chu trên đường nên cho chị quá giang xe.
Vừa về tới đầu thôn, cả hai chị em đều phát hiện hình như bầu không khí có gì đó hơi là lạ.
Hôm nay chị ba Chu đi ra ngoài nên cũng không nắm được tình hình, chị nhỏ giọng hỏi: “Có chuyện gì thế nhở?"
“Em cũng không biết nhưng mà không liên quan đến nhà mình là được." Lâm Thanh Hoà vẫn như thế trước nay không thích lo chuyện bao đồng.
Đích xác chuyện này không can hệ gì tới nhà họ Chu, vẫn là chuyện của Mã gia.
Vụ trước Vương Linh thành công qua ải là vì có liên quan tới Mã lão tứ cho nên ông bà Mã mới chịu ra mặt áp chế xuống.
Chung quy vẫn là quan niệm trọng nam khinh nữ, đề cao đích tôn nối dõi tông đường cho nên mọi người chỉ đàm tiếu sau lưng chứ không quá gay gắt, vì thế Vương Linh may mắn được tẩy trắng một phen.
Khổ một nỗi người đàn bà tên Vương Linh này lại ngựa quen đường cũ và ở đời thì không có quá nhiều lần may mắn để hưởng.
Vương Linh và Chu Cùng lén lút hẹn nhau tại một căn nhà hoang phía sau sườn núi… làm bậy.
Xui cho cô ta là bị một người phụ nữ vốn có hiềm khích từ trước bắt gặp.
Cơ hội chỉ đến một lần trong đời, tất nhiên làm gì có chuyện bỏ qua, người này ba chân bốn cẳng đi tìm đại đội trưởng cử báo. Cả đám người kéo nhau đi bắt gian. Nghe kể là hiện trường vô cùng kịch liệt, ai chứng kiến cũng ngượng chín cả mặt.
Lần trước Vương Linh thoát được là nhờ có Mã gia che chở còn lần này chẳng có liên quan gì đến nhà Mã gia hết, cho nên họ thẳng thừng phủi tay, Vương Linh trốn không được.
Hồng Binh trong thành kéo xuống.
Ở thời này, chỉ cần nhắc tới hai chữ “Hồng Binh" là người người khiếp sợ, nhà nhà né tránh, không một ai muốn dây vào vì bản chất của đội quân này chẳng khác gì quân đội Nhật Bản trước đây, chỉ cần thấy họ xuất hiện chỗ nào là y như rằng chỗ đó sắp có người gặp hoạ.
Người dân xôn xao đứng xung quanh hóng chuyện.
Lớn chuyện rồi, lớn chuyện rồi…
Đội hồng binh tới, không nói hai lời, trực tiếp trói Vương Linh và Chu Cùng lại, cạo đầu bôi vôi, treo bảng trước ngực, kéo đi diễu phố.
Những việc này đều là nhờ chị ba Chu đi hỏi rồi về kể lại cho Lâm Thanh Hoà nghe.
Lâm Thanh Hoà khinh bỉ: “Đúng là chứng nào tật nấy. Trần đời chưa từng gặp ai trơ trẽn như cô ta."
Chị ba Chu: “Thoát chết một lần mà không chịu rút kinh nghiệm, haizz, may mà chị hai đã sớm vạch rõ ranh giới với cô ta."
Lâm Thanh Hoà hỏi: “Hình như tên đàn ông kia trước đây từng đánh nhau với Mã lão tam thì phải."
Chị ba Chu gật đầu liên hồi: “Đánh rồi, lần đó hai nhà thiếu chút nữa sống mái với nhau luôn."
Lâm Thanh Hoà lắc đầu ngao ngán, bung bét hết ra thế này thì chỉ còn nước bán xới chứ làm gì còn mặt mũi sống trong thôn nữa, mà cái anh Mã lão tam kia cũng tài thật đấy, đã bị cắm cái sừng to oành mà vẫn nghe lời cha mẹ răm rắp, chắc trên đời này chỉ có mình anh ta chứ làm gì có thằng đàn ông nào bị vợ chụp nguyên cái nón xanh lên đầu mà vẫn nhịn xuống được.
Ba ngày sau, Vương Linh và Chu Cùng được thả. Lúc 2 người trở về thiếu chút nữa mọi người không nhận ra.
Toàn thân bốc mùi thúi hoắc, tanh rình, có lẽ bị hắt phân, mặt mũi đỏ tấy sưng vù, chắc là bị người ta cầm đế giày vả mặt.
Thế là xong chưa? Tất nhiên là chưa rồi.
Nếu kết thúc như vậy thì lại dễ dàng quá. Thời này người ta cực kỳ coi trọng tác phong, coi trọng tới mức khắc nghiệt, ai mà làm gì bất chính, bại hoại thì e rằng khó mà sống yên.
Y như rằng, 5 ngày sau, hai người lại bị kéo đi diễu phố tiếp.
Nghe nói Chu Cùng bị đánh đến độ đã biến thành thái giám.
Còn kết cục của Vương Linh thì không có gì bất ngờ, bị chồng bỏ.
Có 1 cô con gái như thế, làm ô uế cả gia đình, Mã gia trả dâu nhưng Vương gia không một ai đến nhận. Vương Linh mặt dày không chịu đi, sống chết ăn vạ tại Chu gia thôn.
Cô ta trơ tráo bá chiếm căn nhà hoang phía sau sườn núi. Mặc dù hoang tàn đổ nát nhưng vẫn được tính là có chỗ dung thân còn hơn phải ngủ bờ ngủ bụi đầu đường xó chợ.
Thậm chí Lâm Thanh Hoà còn nghe người ta kháo nhau người đàn bà đó ngầm mở cửa làm ăn, chỉ cần mang đồ ăn tới là cô ta sẵn sàng ngủ cùng.
Chị cả Chu nóng nảy: “Cái thôn này thật không thiếu lũ đàn ông trăng hoa, hễ đêm hôm khuya khoắt là lén lút đi về hướng đó."
Chị ba Chu ghét bỏ ra mặt: “Hôm nay vợ lão nhị nhà Hà gia chửi ầm hết cả lên, hình như chồng cô ta giấu tiền cho Vương Linh."
Chị hai Chu lẳng lặng nghe nãy giờ, trong lòng hối hận muốn chết không hiểu trước đây đầu bị úng nước hay sao lại đi chơi với loại đàn bà này, chị ta nghiến răng nghiến lợi: “Đúng là cái đồ không biết xấu hổ."
Gần đây cứ mỗi lần chị ta ra ra cửa là bị người ta nói mát, hỏi đểu sao không đi giặt quần áo cùng Vương Linh nữa à?
Tức muốn chết!
Vương Linh bây giờ sống bất chấp, mặc kệ người đời dè bỉu, chửi mắng, đánh đuổi, cô ta cứ trơ trơ ra, nhất quyết không rời thôn.
Ban ngày cô ta cũng không xuống đất làm việc nữa mà chuyển qua làm đêm. Mỗi đêm tiếp vài người đàn ông là dư sức qua cầu, cần gì phải lội ruộng chi cho cực.
Dường như Vương Linh rất thoả mãn với cuộc sống này chỉ trừ một điều cách vài ngày lại bị lôi đi đấu tố. Đây chính là ác mộng của cô ta, những người đó không phải là người, xuống tay không chút thương hoa tiếc ngọc, thậm chí còn giơ chân đạp thẳng vào bụng làm cô ta hãi gần chết.
“Người đàn bà lăng loàn" đã được thay cho cái tên Vương Linh cha sinh mẹ đẻ. Bây giờ từ trên xuống dưới, không một ai trong thôn thương cảm hay lý giải cho hành động của cô ta.
Có một vài tên đàn ông có vợ nhưng vẫn ham mê của lạ, âm thầm trộm tiền trộm gạo trong nhà mang đi cho Vương Linh.
Quá khốn nạn! Thế là mấy bà vợ chửi bới gào rít suốt ngày. Hết nhà này đá thúng đụng nia tới nhà kia gà bay chó sủa. Tóm lại là thôn xóm không còn duy trì được vẻ bình yên vốn có nữa.
Có một lần trên đường từ trường về nhà, Lâm Thanh Hoà bắt gặp Vương Linh, cả người xúng xính quần áo mới, mặt mày tươi tỉnh, phong thái không tệ, rất hợp với câu “ăn trắng mặc trơn".
Thái độ của Vương Linh với Lâm Thanh Hoà vẫn như cũ. Cô ta không hận Lâm Thanh Hoà, người cô ta ghi thù chính là con dâu thứ hai của nhà họ Hà, dám chõ mũi vào chuyện người khác lại còn phanh phui ra, hại cô ta cho tới tận bây giờ vẫn bị kéo đi chỉ trích đấu tố.
Thế nên, Vương Linh liền quyến rũ lão nhị của Hà gia để trả thù, đáng lẽ cô ta tính câu dẫn luôn cả lão đại và lão tam nhà đó cơ nhưng hai người đó đàng hoàng chính trực, cô ta câu không nổi.
Hà lão nhị dính bẫy, lại còn ngoan ngoãn đưa tiền đưa đồ cung phụng Vương Linh.
Đòn trả thù này quá hiểm. Vương Linh hả hê và đắc ý cực kỳ.
Thanh danh của Chu gia cũng thôn bị liên luỵ. Bây giờ khi nhắc tới Chu gia thôn, người ta không còn nhớ tới những thành tích lẫy lừng mà chỉ nhớ tới có một người đàn bà lăng loàn bị Hồng Binh kéo đi đấu tố.
Ai cũng phẫn nộ vì một con sâu làm rầu nồi canh nhưng chẳng thể thay đổi được gì, đành nhắm mắt làm ngơ.
Dân chúng xôn xao bàn tán chỉ có một người từ đầu chí cuối không hề hứng thú đó là Lâm Thanh Hoà.
Cô chỉ quan tâm tới những vấn đề thiết thực thôi.
Mấy ngày nay lất phất mưa bay, thể nào trong rừng cũng mọc nhiều nấm cho mà xem. Thế là tạnh mưa một cái, Lâm Thanh Hoà huy động tụi choai choai trong thôn lên rừng hái nấm, hái mộc nhĩ.
Chỉ trong vòng hai ngày ngắn ngủi, Lâm Thanh Hoà thu được hơn 7 cân gần 8 cân nấm. Từng này là đủ nhà mình ăn, cô thông báo dừng thu mua.
Nấm, mộc nhĩ phơi khô, bảo quản nơi thoáng mát có thể lưu trữ được rất lâu.
Khi nào ăn chỉ cần lấy ra ngâm vào nước nóng tới khi nở mềm là có thể nấu canh hoặc xào thịt. Các món ăn được chế biến cùng với nấm luôn có mùi thơm rất đặc trưng và ngon miệng.
Trong nồi còn bao nhiêu canh Lâm Thanh Hoà múc hết vào chén chồng.
Đại Oa lên án: “Mẹ, của con đâu?"
“Uống 2 chén đầy rồi còn kêu ca cái gì." Lâm Thanh Hoà xua tay tỏ vẻ không quan tâm lắm.
Nhị Oa, Tam Oa nhún vai, cảnh này quá quen rồi, bữa nào chả thế, haha!
Ở cái nhà này, mẹ thiên vị cha nhất. Không quen cũng phải quen, không chịu cũng phải chịu! Ngay cả Tam Oa luôn miệng nói mình là út ít phải được cưng chiều nhất đến bây giờ cũng đã quy hàng trước số phận.
Chu Thanh Bách trong lòng vui phơi phới nhưng ngoài mặt cố gắng không thể hiện thái độ gì, chỉ yên lặng uống canh, vợ múc cho bao nhiêu anh rót vào bụng bấy nhiêu.
“Anh đi nghỉ trước đi" Lâm Thanh Hoà nói với chồng xong thì quay qua sai con làm việc: “Nhị Oa, hôm nay tới phiên con rửa chén."
Nhị Oa đứng dậy thu dọn chén đũa mang ra sân rửa.
Bắt đầu từ năm ngoái, Nhị Oa và Đại Oa đã thay phiên nhau phụ trách công việc này.
Sang năm biệt đội rửa chén sẽ thu nạp thêm thành viên mới đó là đồng chí Tam Oa.
Cứ tới tuổi là phải làm, Lâm Thanh Hoà không thiên vị đứa nào hết.
Sau khi giao việc cho các con xong, cô quay trở về phòng ngả lưng một chút.
Sau 7, 8 ngày mưa dầm mưa dề tới hôm nay trời mới chịu ngớt, đường đất sình bùn nhão nhoét dơ hầy rất khó đi nhưng Lâm Thanh Hoà vẫn phải đến trường dạy học.
Tan trường, Lâm Thanh Hoà tình cờ gặp chị ba Chu trên đường nên cho chị quá giang xe.
Vừa về tới đầu thôn, cả hai chị em đều phát hiện hình như bầu không khí có gì đó hơi là lạ.
Hôm nay chị ba Chu đi ra ngoài nên cũng không nắm được tình hình, chị nhỏ giọng hỏi: “Có chuyện gì thế nhở?"
“Em cũng không biết nhưng mà không liên quan đến nhà mình là được." Lâm Thanh Hoà vẫn như thế trước nay không thích lo chuyện bao đồng.
Đích xác chuyện này không can hệ gì tới nhà họ Chu, vẫn là chuyện của Mã gia.
Vụ trước Vương Linh thành công qua ải là vì có liên quan tới Mã lão tứ cho nên ông bà Mã mới chịu ra mặt áp chế xuống.
Chung quy vẫn là quan niệm trọng nam khinh nữ, đề cao đích tôn nối dõi tông đường cho nên mọi người chỉ đàm tiếu sau lưng chứ không quá gay gắt, vì thế Vương Linh may mắn được tẩy trắng một phen.
Khổ một nỗi người đàn bà tên Vương Linh này lại ngựa quen đường cũ và ở đời thì không có quá nhiều lần may mắn để hưởng.
Vương Linh và Chu Cùng lén lút hẹn nhau tại một căn nhà hoang phía sau sườn núi… làm bậy.
Xui cho cô ta là bị một người phụ nữ vốn có hiềm khích từ trước bắt gặp.
Cơ hội chỉ đến một lần trong đời, tất nhiên làm gì có chuyện bỏ qua, người này ba chân bốn cẳng đi tìm đại đội trưởng cử báo. Cả đám người kéo nhau đi bắt gian. Nghe kể là hiện trường vô cùng kịch liệt, ai chứng kiến cũng ngượng chín cả mặt.
Lần trước Vương Linh thoát được là nhờ có Mã gia che chở còn lần này chẳng có liên quan gì đến nhà Mã gia hết, cho nên họ thẳng thừng phủi tay, Vương Linh trốn không được.
Hồng Binh trong thành kéo xuống.
Ở thời này, chỉ cần nhắc tới hai chữ “Hồng Binh" là người người khiếp sợ, nhà nhà né tránh, không một ai muốn dây vào vì bản chất của đội quân này chẳng khác gì quân đội Nhật Bản trước đây, chỉ cần thấy họ xuất hiện chỗ nào là y như rằng chỗ đó sắp có người gặp hoạ.
Người dân xôn xao đứng xung quanh hóng chuyện.
Lớn chuyện rồi, lớn chuyện rồi…
Đội hồng binh tới, không nói hai lời, trực tiếp trói Vương Linh và Chu Cùng lại, cạo đầu bôi vôi, treo bảng trước ngực, kéo đi diễu phố.
Những việc này đều là nhờ chị ba Chu đi hỏi rồi về kể lại cho Lâm Thanh Hoà nghe.
Lâm Thanh Hoà khinh bỉ: “Đúng là chứng nào tật nấy. Trần đời chưa từng gặp ai trơ trẽn như cô ta."
Chị ba Chu: “Thoát chết một lần mà không chịu rút kinh nghiệm, haizz, may mà chị hai đã sớm vạch rõ ranh giới với cô ta."
Lâm Thanh Hoà hỏi: “Hình như tên đàn ông kia trước đây từng đánh nhau với Mã lão tam thì phải."
Chị ba Chu gật đầu liên hồi: “Đánh rồi, lần đó hai nhà thiếu chút nữa sống mái với nhau luôn."
Lâm Thanh Hoà lắc đầu ngao ngán, bung bét hết ra thế này thì chỉ còn nước bán xới chứ làm gì còn mặt mũi sống trong thôn nữa, mà cái anh Mã lão tam kia cũng tài thật đấy, đã bị cắm cái sừng to oành mà vẫn nghe lời cha mẹ răm rắp, chắc trên đời này chỉ có mình anh ta chứ làm gì có thằng đàn ông nào bị vợ chụp nguyên cái nón xanh lên đầu mà vẫn nhịn xuống được.
Ba ngày sau, Vương Linh và Chu Cùng được thả. Lúc 2 người trở về thiếu chút nữa mọi người không nhận ra.
Toàn thân bốc mùi thúi hoắc, tanh rình, có lẽ bị hắt phân, mặt mũi đỏ tấy sưng vù, chắc là bị người ta cầm đế giày vả mặt.
Thế là xong chưa? Tất nhiên là chưa rồi.
Nếu kết thúc như vậy thì lại dễ dàng quá. Thời này người ta cực kỳ coi trọng tác phong, coi trọng tới mức khắc nghiệt, ai mà làm gì bất chính, bại hoại thì e rằng khó mà sống yên.
Y như rằng, 5 ngày sau, hai người lại bị kéo đi diễu phố tiếp.
Nghe nói Chu Cùng bị đánh đến độ đã biến thành thái giám.
Còn kết cục của Vương Linh thì không có gì bất ngờ, bị chồng bỏ.
Có 1 cô con gái như thế, làm ô uế cả gia đình, Mã gia trả dâu nhưng Vương gia không một ai đến nhận. Vương Linh mặt dày không chịu đi, sống chết ăn vạ tại Chu gia thôn.
Cô ta trơ tráo bá chiếm căn nhà hoang phía sau sườn núi. Mặc dù hoang tàn đổ nát nhưng vẫn được tính là có chỗ dung thân còn hơn phải ngủ bờ ngủ bụi đầu đường xó chợ.
Thậm chí Lâm Thanh Hoà còn nghe người ta kháo nhau người đàn bà đó ngầm mở cửa làm ăn, chỉ cần mang đồ ăn tới là cô ta sẵn sàng ngủ cùng.
Chị cả Chu nóng nảy: “Cái thôn này thật không thiếu lũ đàn ông trăng hoa, hễ đêm hôm khuya khoắt là lén lút đi về hướng đó."
Chị ba Chu ghét bỏ ra mặt: “Hôm nay vợ lão nhị nhà Hà gia chửi ầm hết cả lên, hình như chồng cô ta giấu tiền cho Vương Linh."
Chị hai Chu lẳng lặng nghe nãy giờ, trong lòng hối hận muốn chết không hiểu trước đây đầu bị úng nước hay sao lại đi chơi với loại đàn bà này, chị ta nghiến răng nghiến lợi: “Đúng là cái đồ không biết xấu hổ."
Gần đây cứ mỗi lần chị ta ra ra cửa là bị người ta nói mát, hỏi đểu sao không đi giặt quần áo cùng Vương Linh nữa à?
Tức muốn chết!
Vương Linh bây giờ sống bất chấp, mặc kệ người đời dè bỉu, chửi mắng, đánh đuổi, cô ta cứ trơ trơ ra, nhất quyết không rời thôn.
Ban ngày cô ta cũng không xuống đất làm việc nữa mà chuyển qua làm đêm. Mỗi đêm tiếp vài người đàn ông là dư sức qua cầu, cần gì phải lội ruộng chi cho cực.
Dường như Vương Linh rất thoả mãn với cuộc sống này chỉ trừ một điều cách vài ngày lại bị lôi đi đấu tố. Đây chính là ác mộng của cô ta, những người đó không phải là người, xuống tay không chút thương hoa tiếc ngọc, thậm chí còn giơ chân đạp thẳng vào bụng làm cô ta hãi gần chết.
“Người đàn bà lăng loàn" đã được thay cho cái tên Vương Linh cha sinh mẹ đẻ. Bây giờ từ trên xuống dưới, không một ai trong thôn thương cảm hay lý giải cho hành động của cô ta.
Có một vài tên đàn ông có vợ nhưng vẫn ham mê của lạ, âm thầm trộm tiền trộm gạo trong nhà mang đi cho Vương Linh.
Quá khốn nạn! Thế là mấy bà vợ chửi bới gào rít suốt ngày. Hết nhà này đá thúng đụng nia tới nhà kia gà bay chó sủa. Tóm lại là thôn xóm không còn duy trì được vẻ bình yên vốn có nữa.
Có một lần trên đường từ trường về nhà, Lâm Thanh Hoà bắt gặp Vương Linh, cả người xúng xính quần áo mới, mặt mày tươi tỉnh, phong thái không tệ, rất hợp với câu “ăn trắng mặc trơn".
Thái độ của Vương Linh với Lâm Thanh Hoà vẫn như cũ. Cô ta không hận Lâm Thanh Hoà, người cô ta ghi thù chính là con dâu thứ hai của nhà họ Hà, dám chõ mũi vào chuyện người khác lại còn phanh phui ra, hại cô ta cho tới tận bây giờ vẫn bị kéo đi chỉ trích đấu tố.
Thế nên, Vương Linh liền quyến rũ lão nhị của Hà gia để trả thù, đáng lẽ cô ta tính câu dẫn luôn cả lão đại và lão tam nhà đó cơ nhưng hai người đó đàng hoàng chính trực, cô ta câu không nổi.
Hà lão nhị dính bẫy, lại còn ngoan ngoãn đưa tiền đưa đồ cung phụng Vương Linh.
Đòn trả thù này quá hiểm. Vương Linh hả hê và đắc ý cực kỳ.
Thanh danh của Chu gia cũng thôn bị liên luỵ. Bây giờ khi nhắc tới Chu gia thôn, người ta không còn nhớ tới những thành tích lẫy lừng mà chỉ nhớ tới có một người đàn bà lăng loàn bị Hồng Binh kéo đi đấu tố.
Ai cũng phẫn nộ vì một con sâu làm rầu nồi canh nhưng chẳng thể thay đổi được gì, đành nhắm mắt làm ngơ.
Dân chúng xôn xao bàn tán chỉ có một người từ đầu chí cuối không hề hứng thú đó là Lâm Thanh Hoà.
Cô chỉ quan tâm tới những vấn đề thiết thực thôi.
Mấy ngày nay lất phất mưa bay, thể nào trong rừng cũng mọc nhiều nấm cho mà xem. Thế là tạnh mưa một cái, Lâm Thanh Hoà huy động tụi choai choai trong thôn lên rừng hái nấm, hái mộc nhĩ.
Chỉ trong vòng hai ngày ngắn ngủi, Lâm Thanh Hoà thu được hơn 7 cân gần 8 cân nấm. Từng này là đủ nhà mình ăn, cô thông báo dừng thu mua.
Nấm, mộc nhĩ phơi khô, bảo quản nơi thoáng mát có thể lưu trữ được rất lâu.
Khi nào ăn chỉ cần lấy ra ngâm vào nước nóng tới khi nở mềm là có thể nấu canh hoặc xào thịt. Các món ăn được chế biến cùng với nấm luôn có mùi thơm rất đặc trưng và ngon miệng.
Tác giả :
Nam Phương Lệ Chi