Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con
Chương 191: Chuột rút
Bà Chu biết chính bản thân mình cũng hơi thiên vị nhà thằng tư nhưng chỉ hơn chút đỉnh thôi chứ bà tuyệt đối không phải là một bà mẹ bất công vô lý, chứ nếu không đời nào 3 anh kia chịu để yên.
Nhìn xem, 4 anh em nó hiện tại đoàn kết tương thân tương ái thế nào, chứng tỏ bà không quá bất công một ai, phải không?!
Dượng hai cười khổ, để lại tiền rồi xin phép ra về.
Hai ngày sau, Chu Thanh Bách đi mua nông dược, sau đó như đã hẹn đưa 1 xe ngói sang nhà chị gái.
Có được xe ngói này, dượng hai mừng húm, buổi tối trực tiếp sang nhà mới ngủ thẳng dưới nền đất để đề phòng trộm cắp.
Thời buổi người khôn của khó, đâu phải ai cũng có khả năng lấy được ngòi, kể cả có tiền cũng chưa chắc đã mua được, nếu không phải Chu Thanh Bách có người quen làm ở cục cảnh sát, dễ dàng xin được giấy phép thì còn lâu mới mua được cả 1 xe ngói.
Cả 1 xe ngói - đây là số lượng trong mơ của bao người vì rất ít người có thể mua 1 lúc được từng ấy ngói. Thế mới nói thời này cái gì cũng hiếm cái gì cũng quý, bởi vậy việc xây cất nhà cửa mới khó khăn tới vậy.
Nhà của dượng hai cũng vậy, khó khăn trăm đường, hết ngói lại tới xà nhà, may mà anh mượn được của một người chú họ. Cái này cũng lại là nhờ ăn ở, nếu đổi lại là ông anh cả nhà anh thì đừng hòng. Đương nhiên, chuyện này thành công một phần vẫn là nhờ hưởng ké tiếng thơm bên vợ nữa.
Ở đây có ai không nghe danh cậu em vợ anh - Chu Thanh Bách?
Dù cho cậu ấy đã xuất ngũ thì bản lĩnh vẫn vang dội một vùng. Hiện giờ vừa là nhân vật đại biểu toàn thôn đi nộp thuế lương lên cấp trên, vừa thay mặt đại đội phụ trách việc mua phân bón, phân hoá học, thuốc trừ sâu, nông dược, vân vân và mây mây, nói tóm lại là không công lên việc xuống gì mà vắng bóng Chu Thanh Bách.
Ví thế chỉ cần nhắc tới tên, ai cũng sẵn sàng lưu lại một nhân tình.
Ví dụ như, hôm nay lúc Chu Thanh Bách điều một xe chất đầy ngón tới, cả đoàn người trông thấy mà hoa hết cả mắt. Nói chi người khác cho xa lạ, ngay cả cha mẹ chồng bất công của Chu Hiểu Cúc cũng phải ngầm xuýt xoa.
Cái khó nhất đã được giải quyết, nửa tháng sau, cuối cùng ngôi nhà mơ ước của vợ chồng chị hai cũng đã hoàn công.
Không cần phải coi thầy coi bà chọn ngày tốt giờ đẹp gì hết, 7 thành viên gia đình Chu Hiểu Cúc hồ hởi đóng gói hành lý, không một chút do dự dứt khoát dọn đi. Thời khắc này, họ đã chờ đợi lâu lắm rồi!
Nói hành lý cho sang chứ chỉ có vài ba bộ quần áo, làm gì có đồ đạc gì nhiều. Thiếu thốn đủ đường nhưng mọi người đều rất đồng lòng, không sợ khổ không sợ cực, kể cả phải dùng nồi đất để nấu cơm vẫn còn đỡ hơn ở bên đó ngày ngày bị người ta khinh bỉ, lăng nhục, lúc nào cái cục tức cũng chặn ngang cổ họng.
Lần này phân gia, coi như từ nay về sau nước sông không phạm nước giếng. Nợ cũ chồng chất nợ mới, hồi mới về làm dâu, lúc ở cữ bị bạc đã hành hạ thế nào, Chu Hiểu Cúc nhẫn nhục hết chưa một lần than vãn nhưng không có nghĩa không ghi hận trong lòng. Ngay lúc này đây, cô thầm hứa với lòng, kể từ giờ trở đi, Chu Hiểu Cúc cô chỉ có nhà mẹ đẻ, không có nhà chồng!
Vợ chồng Chu Hiểu Cúc dọn ra giêng, hai ông bà già chồng lựa chọn ở cùng con trai trưởng. Chứng kiến cảnh này, mỗi người lại có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau.
Một vài phụ nữ ngưỡng mộ Chu Hiểu Cúc, họ mừng cho cô đã khổ tận cam lai và thật tâm chúc phúc cô tương lai sau này hạnh phúc viên mãn.
Bên cạnh đó, những người lớn tuổi thì lại chỉ lắc đầu. Họ không lý giải được tại sao lại nỡ ruồng bỏ vợ chồng người con trai thứ 2 vừa hiền lành vừa hiếu thuận, mà chọn bênh vực vợ chồng đứa con cả vừa ham ăn vừa ích kỷ?! Bây giờ còn lao động được thì còn cha còn mẹ, một mai già yếu nằm bất động một chỗ thì thế nào, đợi 2 đứa nó hầu hạ á? Còn khuya! Bây giờ bảo chúng nó ra cửa quét tuyết chúng nó còn lười như hủi huống gì nói tới chuyện nâng đỡ chăm sóc cha mẹ lúc bệnh tật!
Chu Hiểu Cúc cũng là người sống biết điều. Cô đi vay quanh thôn một rổ trứng, xách về nhà mẹ đẻ tặng mỗi nhà 2 cân trứng gà tỏ lòng biết ơn. Mấy đứa em trai có thể không câu nệ lễ tiết vì chị em ruột thịt lớn lên bên nhau tình cảm khăng khít, nhưng mấy người em dâu thì không thể qua loa được. Nói gì thì nói vẫn là quan hệ chị chồng em dâu, không phải cùng chung máu mủ, cần khách sáo vẫn phải khách sáo.
Còn tiền thì cô sẽ sắp xếp trả dần dần cho tới hết.
Mấy đứa em dâu, kể cả chị hai Chu thường ngày mặt chằm dằm ấy vậy mà hôm nay cũng tươi cười hớn hở kêu sao chị em trong nhà mà khách sao quá?!
Lâm Thanh Hoà không tỏ vẻ gì nhiều, chỉ nhận lấy rồi tặng lại cho chị chồng nửa cân thịt heo.
Chu Hiểu Cúc đùn đi đẩy lại mãi sau mới cầm thịt rời đi. Trên đường về, vừa đi cô vừa suy ngẫm, hồi xưa vợ cậu út chẳng bao giờ để người chị chồng là cô vào mắt, thế nhưng bây giờ xem ra càng ngày mợ ấy càng ra dáng vợ hiền dâu thảo, tết năm nay phải dắt tụi nhỏ qua nhà cậu mợ tư chúc Tết cho thêm phần thân thiết.
Lâm Thanh Hoà vẫn như thế, cô không thích suy diễn nhiều, đối với cô, Chu Hiểu Cúc là chị ruột của chồng mình cho nên cô luôn muốn cư xử khách khí hơn đôi phần.
Tiễn khách về, cô đi vào bếp ủ bột, để tí làm bánh bột ngô, sáng sớm nay cô đã bắc bếp hầm một nồi canh xương ống, hầm liu riu nhỏ lửa tới bây giờ nước dùng đã ngả màu trắng ngà như sữa, mùi thơm ngào ngạt lan toả khắp gian bếp, lát tới bữa chỉ cần thả nắm hành thái rối vào nữa là ngon tuyệt cú mèo.
Như bình thưởng chỉ 2 món này là xong nhưng hôm qua cô mới đi huyện thành mua về 3 rổ trứng gà, hôm nay chị chồng lại cho 2 cân nữa thế nên cô quyết định chiên thêm cho mỗi người 1 quả trứng.
Trứng chiên trong mềm, ngoài giòn, vàng ươm 2 mặt, cả nhà ai cũng thích, ngay cả thằng nhóc Tiểu Tô Thành cũng ăn hết veo.
3 thằng nhóc Oa nhà cô thì khỏi phải bàn rồi, one shot one kill, chúng lùa còn nhanh hơn thuồng luồng.
Trong bữa ăn, Đại Oa nói: “Mẹ ơi, mấy đêm nay ngủ chân con bị chuột rút."
Lâm Thanh Hoà ngây ra một lúc rồi buột miệng: “Chắc không phải là thiếu Canxi chứ?"
“Gì?" Cả ông Chu lẫn bà Chu đều mờ mịt, Canxi là gì? Thiếu Canxi là thiếu cái gì? Ông bà không hiểu gì hết, sống gần hết đời rồi mà đây là lần đầu tiên nghe mấy từ lạ hoắc này.
Chu Thanh Bách cũng giật mình, đưa mắt nhìn về phía vợ. Chắc cô ấy dùng từ ngữ của vài thập niên sau, chân bị chuột rút có liên quan tới thiếu Canxi à? Anh chưa nghe nói bao giờ?
“Con đang bước vào tuổi dậy thì, đây là giai đoạn phát triển vượt bậc về thể chất đặc biệt là chiều cao. Chắc dinh dưỡng thiếu hụt cho nên mới xảy ra hiện tượng chuột rút vào ban đêm." Lâm Thanh Hoà nói xong rồi bình tĩnh bổ sung: “Những cái này con đọc được trong sách."
Vừa nghe đây là những kiến thức trong sách vở, sắc mặt ông bà Chu ngay lập tức nghiêm túc 10 phần.
Ông Chu: “Vậy bây giờ phải làm sao?"
Đại Oa không chỉ là đứa cháu trai lớn nhất của Chu gia mà nó còn là niềm hy vọng của ông Chu. Ông vẫn luôn chờ mong một ngày được nhìn thấy cháu trai đậu đại học làm rạng danh dòng tộc.
Bà Chu thắc mắc: “Nhưng nhà ta ăn tốt như vậy làm sao mà thiếu dinh dưỡng được?"
Lâm Thanh Hoà: “Đúng là đồ ăn thức uống nhà ta khá tốt nhưng nhiêu đó chưa cung cấp đủ cho Đại Oa trong giai đoạn này. Thế này đi, bắt đầu từ ngày mai con sẽ đặt thêm 2 chai sữa bò tươi cho Đại Oa uống tăng cường."
Bà Chu nhất thời do dự: “Liệu như thế có nhiều quá không?"
Lâm Thanh Hoà bình tĩnh giải thích: “Mẹ, mỗi một đời người chỉ có giai đoạn này là phát triển chiều cao thôi, vụt mất thời điểm mấu chốt sau này muốn bồi bổ cho nó cũng thành công cốc."
Đại Oa đã là thiếu niên không còn là con nít mà cần chăm bẵm bồi bổ từng bữa nhưng mỗi ngày uống thêm chút sữa cũng là chuyện hết sức bình thường.
Nếu xét theo tiêu chuẩn thời hiện đại thì đây hoàn toàn chỉ là nhu cầu cơ bản nhất, chưa hề chạm tới mức tẩm bổ.
Ông Chu gật đầu ra quyết định: “Vậy cứ làm theo lời vợ thằng tư đi."
Lâm Thanh Hoà mỉm cười, nhìn về phía Đại Oa: “Cố gắng lên, chăm chỉ học tập, thi đậu đại học." Nói rồi cô quay sang Nhị Oa và Tam Oa: “Còn 2 đứa con nữa, cũng phải nỗ lực không ngừng. Bao nhiêu vốn liếng mẹ dồn hết lên người 3 anh em rồi đấy, sau này phải trả đủ cho mẹ cả vốn lẫn lời, nghe rõ chưa?"
Bà Chu bật cười vui vẻ: “Haha làm gì, mỗi một công xã có thể có 1 sinh viên đã là ghê gớm lắm rồi."
Đại Oa: “Mẹ, sang năm con lên sơ trung, con nghe nói sơ nhất tổ chức thi tuyển, không biết có học bổng không nhỉ?"
Hiện tại Đại Oa đang học học kỳ 2 năm lớp 5, bây giờ vẫn chưa có lớp 6 cho nên học kỳ tới nó bắt đầu vào năm đầu sơ nhất.
Nhìn xem, 4 anh em nó hiện tại đoàn kết tương thân tương ái thế nào, chứng tỏ bà không quá bất công một ai, phải không?!
Dượng hai cười khổ, để lại tiền rồi xin phép ra về.
Hai ngày sau, Chu Thanh Bách đi mua nông dược, sau đó như đã hẹn đưa 1 xe ngói sang nhà chị gái.
Có được xe ngói này, dượng hai mừng húm, buổi tối trực tiếp sang nhà mới ngủ thẳng dưới nền đất để đề phòng trộm cắp.
Thời buổi người khôn của khó, đâu phải ai cũng có khả năng lấy được ngòi, kể cả có tiền cũng chưa chắc đã mua được, nếu không phải Chu Thanh Bách có người quen làm ở cục cảnh sát, dễ dàng xin được giấy phép thì còn lâu mới mua được cả 1 xe ngói.
Cả 1 xe ngói - đây là số lượng trong mơ của bao người vì rất ít người có thể mua 1 lúc được từng ấy ngói. Thế mới nói thời này cái gì cũng hiếm cái gì cũng quý, bởi vậy việc xây cất nhà cửa mới khó khăn tới vậy.
Nhà của dượng hai cũng vậy, khó khăn trăm đường, hết ngói lại tới xà nhà, may mà anh mượn được của một người chú họ. Cái này cũng lại là nhờ ăn ở, nếu đổi lại là ông anh cả nhà anh thì đừng hòng. Đương nhiên, chuyện này thành công một phần vẫn là nhờ hưởng ké tiếng thơm bên vợ nữa.
Ở đây có ai không nghe danh cậu em vợ anh - Chu Thanh Bách?
Dù cho cậu ấy đã xuất ngũ thì bản lĩnh vẫn vang dội một vùng. Hiện giờ vừa là nhân vật đại biểu toàn thôn đi nộp thuế lương lên cấp trên, vừa thay mặt đại đội phụ trách việc mua phân bón, phân hoá học, thuốc trừ sâu, nông dược, vân vân và mây mây, nói tóm lại là không công lên việc xuống gì mà vắng bóng Chu Thanh Bách.
Ví thế chỉ cần nhắc tới tên, ai cũng sẵn sàng lưu lại một nhân tình.
Ví dụ như, hôm nay lúc Chu Thanh Bách điều một xe chất đầy ngón tới, cả đoàn người trông thấy mà hoa hết cả mắt. Nói chi người khác cho xa lạ, ngay cả cha mẹ chồng bất công của Chu Hiểu Cúc cũng phải ngầm xuýt xoa.
Cái khó nhất đã được giải quyết, nửa tháng sau, cuối cùng ngôi nhà mơ ước của vợ chồng chị hai cũng đã hoàn công.
Không cần phải coi thầy coi bà chọn ngày tốt giờ đẹp gì hết, 7 thành viên gia đình Chu Hiểu Cúc hồ hởi đóng gói hành lý, không một chút do dự dứt khoát dọn đi. Thời khắc này, họ đã chờ đợi lâu lắm rồi!
Nói hành lý cho sang chứ chỉ có vài ba bộ quần áo, làm gì có đồ đạc gì nhiều. Thiếu thốn đủ đường nhưng mọi người đều rất đồng lòng, không sợ khổ không sợ cực, kể cả phải dùng nồi đất để nấu cơm vẫn còn đỡ hơn ở bên đó ngày ngày bị người ta khinh bỉ, lăng nhục, lúc nào cái cục tức cũng chặn ngang cổ họng.
Lần này phân gia, coi như từ nay về sau nước sông không phạm nước giếng. Nợ cũ chồng chất nợ mới, hồi mới về làm dâu, lúc ở cữ bị bạc đã hành hạ thế nào, Chu Hiểu Cúc nhẫn nhục hết chưa một lần than vãn nhưng không có nghĩa không ghi hận trong lòng. Ngay lúc này đây, cô thầm hứa với lòng, kể từ giờ trở đi, Chu Hiểu Cúc cô chỉ có nhà mẹ đẻ, không có nhà chồng!
Vợ chồng Chu Hiểu Cúc dọn ra giêng, hai ông bà già chồng lựa chọn ở cùng con trai trưởng. Chứng kiến cảnh này, mỗi người lại có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau.
Một vài phụ nữ ngưỡng mộ Chu Hiểu Cúc, họ mừng cho cô đã khổ tận cam lai và thật tâm chúc phúc cô tương lai sau này hạnh phúc viên mãn.
Bên cạnh đó, những người lớn tuổi thì lại chỉ lắc đầu. Họ không lý giải được tại sao lại nỡ ruồng bỏ vợ chồng người con trai thứ 2 vừa hiền lành vừa hiếu thuận, mà chọn bênh vực vợ chồng đứa con cả vừa ham ăn vừa ích kỷ?! Bây giờ còn lao động được thì còn cha còn mẹ, một mai già yếu nằm bất động một chỗ thì thế nào, đợi 2 đứa nó hầu hạ á? Còn khuya! Bây giờ bảo chúng nó ra cửa quét tuyết chúng nó còn lười như hủi huống gì nói tới chuyện nâng đỡ chăm sóc cha mẹ lúc bệnh tật!
Chu Hiểu Cúc cũng là người sống biết điều. Cô đi vay quanh thôn một rổ trứng, xách về nhà mẹ đẻ tặng mỗi nhà 2 cân trứng gà tỏ lòng biết ơn. Mấy đứa em trai có thể không câu nệ lễ tiết vì chị em ruột thịt lớn lên bên nhau tình cảm khăng khít, nhưng mấy người em dâu thì không thể qua loa được. Nói gì thì nói vẫn là quan hệ chị chồng em dâu, không phải cùng chung máu mủ, cần khách sáo vẫn phải khách sáo.
Còn tiền thì cô sẽ sắp xếp trả dần dần cho tới hết.
Mấy đứa em dâu, kể cả chị hai Chu thường ngày mặt chằm dằm ấy vậy mà hôm nay cũng tươi cười hớn hở kêu sao chị em trong nhà mà khách sao quá?!
Lâm Thanh Hoà không tỏ vẻ gì nhiều, chỉ nhận lấy rồi tặng lại cho chị chồng nửa cân thịt heo.
Chu Hiểu Cúc đùn đi đẩy lại mãi sau mới cầm thịt rời đi. Trên đường về, vừa đi cô vừa suy ngẫm, hồi xưa vợ cậu út chẳng bao giờ để người chị chồng là cô vào mắt, thế nhưng bây giờ xem ra càng ngày mợ ấy càng ra dáng vợ hiền dâu thảo, tết năm nay phải dắt tụi nhỏ qua nhà cậu mợ tư chúc Tết cho thêm phần thân thiết.
Lâm Thanh Hoà vẫn như thế, cô không thích suy diễn nhiều, đối với cô, Chu Hiểu Cúc là chị ruột của chồng mình cho nên cô luôn muốn cư xử khách khí hơn đôi phần.
Tiễn khách về, cô đi vào bếp ủ bột, để tí làm bánh bột ngô, sáng sớm nay cô đã bắc bếp hầm một nồi canh xương ống, hầm liu riu nhỏ lửa tới bây giờ nước dùng đã ngả màu trắng ngà như sữa, mùi thơm ngào ngạt lan toả khắp gian bếp, lát tới bữa chỉ cần thả nắm hành thái rối vào nữa là ngon tuyệt cú mèo.
Như bình thưởng chỉ 2 món này là xong nhưng hôm qua cô mới đi huyện thành mua về 3 rổ trứng gà, hôm nay chị chồng lại cho 2 cân nữa thế nên cô quyết định chiên thêm cho mỗi người 1 quả trứng.
Trứng chiên trong mềm, ngoài giòn, vàng ươm 2 mặt, cả nhà ai cũng thích, ngay cả thằng nhóc Tiểu Tô Thành cũng ăn hết veo.
3 thằng nhóc Oa nhà cô thì khỏi phải bàn rồi, one shot one kill, chúng lùa còn nhanh hơn thuồng luồng.
Trong bữa ăn, Đại Oa nói: “Mẹ ơi, mấy đêm nay ngủ chân con bị chuột rút."
Lâm Thanh Hoà ngây ra một lúc rồi buột miệng: “Chắc không phải là thiếu Canxi chứ?"
“Gì?" Cả ông Chu lẫn bà Chu đều mờ mịt, Canxi là gì? Thiếu Canxi là thiếu cái gì? Ông bà không hiểu gì hết, sống gần hết đời rồi mà đây là lần đầu tiên nghe mấy từ lạ hoắc này.
Chu Thanh Bách cũng giật mình, đưa mắt nhìn về phía vợ. Chắc cô ấy dùng từ ngữ của vài thập niên sau, chân bị chuột rút có liên quan tới thiếu Canxi à? Anh chưa nghe nói bao giờ?
“Con đang bước vào tuổi dậy thì, đây là giai đoạn phát triển vượt bậc về thể chất đặc biệt là chiều cao. Chắc dinh dưỡng thiếu hụt cho nên mới xảy ra hiện tượng chuột rút vào ban đêm." Lâm Thanh Hoà nói xong rồi bình tĩnh bổ sung: “Những cái này con đọc được trong sách."
Vừa nghe đây là những kiến thức trong sách vở, sắc mặt ông bà Chu ngay lập tức nghiêm túc 10 phần.
Ông Chu: “Vậy bây giờ phải làm sao?"
Đại Oa không chỉ là đứa cháu trai lớn nhất của Chu gia mà nó còn là niềm hy vọng của ông Chu. Ông vẫn luôn chờ mong một ngày được nhìn thấy cháu trai đậu đại học làm rạng danh dòng tộc.
Bà Chu thắc mắc: “Nhưng nhà ta ăn tốt như vậy làm sao mà thiếu dinh dưỡng được?"
Lâm Thanh Hoà: “Đúng là đồ ăn thức uống nhà ta khá tốt nhưng nhiêu đó chưa cung cấp đủ cho Đại Oa trong giai đoạn này. Thế này đi, bắt đầu từ ngày mai con sẽ đặt thêm 2 chai sữa bò tươi cho Đại Oa uống tăng cường."
Bà Chu nhất thời do dự: “Liệu như thế có nhiều quá không?"
Lâm Thanh Hoà bình tĩnh giải thích: “Mẹ, mỗi một đời người chỉ có giai đoạn này là phát triển chiều cao thôi, vụt mất thời điểm mấu chốt sau này muốn bồi bổ cho nó cũng thành công cốc."
Đại Oa đã là thiếu niên không còn là con nít mà cần chăm bẵm bồi bổ từng bữa nhưng mỗi ngày uống thêm chút sữa cũng là chuyện hết sức bình thường.
Nếu xét theo tiêu chuẩn thời hiện đại thì đây hoàn toàn chỉ là nhu cầu cơ bản nhất, chưa hề chạm tới mức tẩm bổ.
Ông Chu gật đầu ra quyết định: “Vậy cứ làm theo lời vợ thằng tư đi."
Lâm Thanh Hoà mỉm cười, nhìn về phía Đại Oa: “Cố gắng lên, chăm chỉ học tập, thi đậu đại học." Nói rồi cô quay sang Nhị Oa và Tam Oa: “Còn 2 đứa con nữa, cũng phải nỗ lực không ngừng. Bao nhiêu vốn liếng mẹ dồn hết lên người 3 anh em rồi đấy, sau này phải trả đủ cho mẹ cả vốn lẫn lời, nghe rõ chưa?"
Bà Chu bật cười vui vẻ: “Haha làm gì, mỗi một công xã có thể có 1 sinh viên đã là ghê gớm lắm rồi."
Đại Oa: “Mẹ, sang năm con lên sơ trung, con nghe nói sơ nhất tổ chức thi tuyển, không biết có học bổng không nhỉ?"
Hiện tại Đại Oa đang học học kỳ 2 năm lớp 5, bây giờ vẫn chưa có lớp 6 cho nên học kỳ tới nó bắt đầu vào năm đầu sơ nhất.
Tác giả :
Nam Phương Lệ Chi