Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con
Chương 158: Cái hại của ở riêng

Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Chương 158: Cái hại của ở riêng

Xấp xỉ 45 ngày quần quật từ tờ mờ sáng đến tối mịt, chân tay mình mẩy mỏi mệt rã rời nhưng mấy cái đó có nhằm nhò gì, mệt đến mấy mà mùa màng bội thu thì vẫn xứng đáng.

Niềm hân hoan và phấn khởi lan toả khắp mọi ngóc ngách.

Trước đó đã thu hoạch vụ hè nhưng vụ thu này mới là vụ quyết định xem năm nay no hay đói. Nếu vụ thu được mùa thì tha hồ rủng rỉnh, nhưng rủi mà mất mùa một cái là coi như treo mỏ!

Đối với những người thuộc thế hệ trước, no bụng chính là niềm hạnh phúc tối cao.

Vẫn theo lệ cũ, gặt xong sẽ hiến lương rồi phân lương.

Mọi người vui một chứ Lâm Thanh Hoà vui tới mười, cơ hội phát tài tới rồi…khà khà!

Bất kể loại lương thực gì cô đều mua tất, số lượng không nhỏ, gom lại tới hàng trăm cân.

Nếu có người thắc mắc, cô lập tức hỏi lại nhà đông người như thế, không mua nhiều thì lấy cái gì mà ăn?

Một câu dễ dàng trấn áp mọi nghi hoặc, dập tắt mọi lời nhàn thoại.

Thật ra thì chuyện nhà Chu Thanh Bách, mọi người nhìn mãi cùng thành quen, nói mãi cũng thành nhàm cho nên chẳng ai hơi đâu mà đào sâu nghiên cứu xem Lâm Thanh Hoà nói thật hay nói điêu.

Chỉ có Chu Thanh Bách và bà Chu là biết sự thật, Lâm Thanh Hoà mua đi bán lại chứ không phải mua về ăn.

Lâm Thanh Hoà ăn sang nhưng chưa bao giờ lãng phí.

Cô tính toán lượng cơm rất vừa, không thừa không thiếu. Ngày thường mọi người chỉ ăn no 8 phần, chỉ khi vào vụ gặt mệt nhọc mới tăng khẩu phần lên thành no 10 phần đặng có sức làm việc thôi.

Ngoài lương thực chính ra thì gia đình cô ăn độn rất nhiều lương thực phụ ví thử hạt mè, đậu xanh, đậu đỏ, táo đỏ…Vì thế, trên cơ bản nhà cô sẽ không bao giờ xảy ra tình trạng phải nhịn đói vì không còn gì để ăn.

Tranh thủ thời gian rảnh, Lâm Thanh Hoà chạy sang thôn nhà cậu ba Lâm một chuyến.

Đợt này cậu cũng đã thu mua xong, không nhiều lắm, hơn 200 cân chút thôi.

Cậu ba Lâm nói: “Chị, năm nay có khả năng em sẽ được chia hơn 30 đồng, khi nào nhận được tiền em mang sang trả chị trước một phần nhé."

Lâm Thanh Hoà xua tay: “Cậu cứ giữ trước đi, đợi gom đủ 100 đồng rồi đưa chị cả thể."

Nói rồi, cô đạp xe chở bao lương thực đi.

Vụ này, Lâm Thanh Hoà cũng bận tối tăm mặt mày. Có phải thu mua một lần là xong đâu, nếu một phát ăn ngay đã dễ quá, đằng này cô phải đi đi lại lại không biết bao nhiêu lần.

Bởi cách thức thu hoạch của đội sản xuất là như thế này, người ta chia ra từng đợt, mỗi đợt gặt một loại lương thực, gặt hết rồi đem đi phơi, phơi xong rồi gom lại mang đi nộp thuế rồi mới chia cho xã viên. Sau đó mới tiếp tục gặt sang loại lương thực khác. Cứ thế lần lượt cho tới hết.

Người ta phát bao lần thì cô đi thu mua bấy nhiêu lần, từ lần đầu tiên cho tới lần cuối cùng, mệt tướt bơ nhưng kiếm được gần 100 đồng tiền lời, cô rất lấy làm vui lòng.

Thời này, hầu hết mọi người đều an phận thủ thường giống cậu ba Lâm, làm quanh năm suốt tháng kiếm được mấy chục đồng, sau khi trang trải các chi phí thì chẳng còn lại bao nhiêu.

Vì thế, ngạn ngữ có câu:

“Mã vô dạ thảo bất phì

Nhân vô hoạnh tài bất nghĩa."

Ý nói: ngựa không lén ăn cỏ ban đêm thì không mập, người không kiếm tiền bất chính thì không giàu.

Thật ra thì Lâm Thanh Hoà may mắn hơn người vì sở hữu một không gian riêng nên mới dám gian lận, chứ việc mua đi bán lại ở thời này quá nguy hiểm, rất ít người có gan thực hiện.

Nếu có làm thì cũng chỉ là bí quá hoá liều thôi chứ họ không mong làm giàu. Đặc biệt là mấy năm trở lại đâu, vụ mùa ổn định, ít người phải chịu cảnh chết đói cho nên phần đông mọi người đều chọn phương án an toàn có bao nhiêu ăn bấy nhiêu, no bụng là được.

Việc mình bán lương thực, Lâm Thanh Hoà không cho chị Mai biết và cũng không bán cho chị Mai.

Giữa hai người có một bí mật là đủ rồi, thêm nữa e rằng sẽ có những chuyện phát sinh mà mình không lường trước được. Cho nên Lâm Thanh Hoà trước giờ đều chỉ đưa cho chị Mai phiếu gạo, chị có thể tự cầm phiếu gạo đi mua lương thực.

Hôm nay Lâm Thanh Hoà theo hẹn lên nhà chị Mai lấy thịt. Chị Mai khe khẽ nói: “Đợt này bên trên đang kiểm tra gắt lắm. Chúng ta tạm thời án binh bất động, đợi phong ba bão táp qua đi, mình lại làm tiếp."

“Được." Lâm Thanh Hoà thoải mái đồng ý, sau khi ước định lần hẹn tiếp theo, cô không ở lại lâu mà chào chị Mai ra về ngay.

Thu hoạch xong vụ thu, Chu Thanh Bách chưa được nhàn rỗi, anh còn phải xới đất chuẩn bị gieo hạt giống cho vụ đông cho nên vẫn phải đi sớm về khuya.

Đại Oa, Nhị Oa quay lại trường học, Tam Oa cả ngày lang thang đi chơi không chịu ở nhà, bà Chu thỉnh thoảng sẽ bế Tô Thành qua nhà nói chuyện phiếm với cô, nhưng nhìn chung là ở nhà có mình nên vẫn hơi buồn. Hôm nào chán quá, cô lại xách xe ra đạp lên huyện thành đi dạo một chút.

Hôm nay cô gặp Thẩm Ngọc. Lâm Thanh Hòa nhận một loạt các tin tức mà kinh ngạc mém xỉu. Thẩm Ngọc và Trần Kiệt đã mua nhà, chính là chỗ mà lần trước Lâm Thanh Hoà hỏi giúp và hai người họ đã đăng ký kết hôn.

Trời, nhanh dữ!

Thẩm Ngọc có chút ngượng ngùng khi thấy Lâm Thanh Hoà ngạc nhiên như thế: “Hì, kể ra thì cũng hơi vội thật, nhưng hai đứa chúng em đều bận, không có nhiều thời gian, sớm muộn gì cũng làm, thôi thì làm luôn cho rồi."

Lâm Thanh Hoà gật đầu: “Ừ, cũng phải."

Thẩm Ngọc mỉm cười: “Chị, em phải cảm ơn chị, nếu không nhờ có chị thì việc của tụi em không suôn sẻ được như này."

Lâm Thanh Hoà: “Chị chỉ giới thiệu giúp thôi, quan trọng là các em có tiền thì mới được chứ."

Nhắc tới chuyện nhà cửa, phải công nhận Thẩm Ngọc và Trần kiệt còn trẻ mà đã có bản lĩnh và rất quyết đoán.

Thời này, nếu mà nói tự bỏ tiền ra mua nhà thì đó là một cái gì kinh khủng lắm. Đừng nới thời này mà ngay cả tới tận cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, mọi người vẫn còn duy trì quan niệm này.

Vì sao ư?

Vì mọi người đều có chung suy nghĩ ngồi chờ phân phối, từ từ rồi cũng tới lượt, ngu gì tự bỏ tiền túi ra mua?

Nhưng mà chính cái lối suy nghĩ này sẽ làm cho bọn họ phải hối hận dài dài.

Thẩm Ngọc có ấn tượng rất tốt về Lâm Thanh Hoà. Trong mắt Thẩm Ngọc, Lâm Thanh Hoà là một người tốt, giúp người làm vui, không cầu lợi lộc. Từ việc giới thiệu đối tượng cho tới giúp cô tìm nhà ở, chị ấy đều rất nhiệt tình mặc dù bản thân chẳng kiếm được tí ti lợi ích gì từ việc này.

Thẩm Ngọc lại hỏi: “À, lần trước chị để lại tờ giấy địa chỉ, em thấy chữ viết của rất đẹp. Không biết bằng cấp của chị là…?"

Lâm Thanh Hoà khẽ thở dài: “Haiz, chị thì làm gì có bằng cấp gì, trước đây có học qua lớp xoá mù chữ, ông trời thương cho cái đầu thông minh, học một biết mười, nhưng mà gia đình trọng nam khinh nữ, bắt phải nghỉ học."

Có chút việc cần nổ thì phải nổ, khiêm tốn quá đâm ra lại thành tự ti.

Nghe xong, Thẩm Ngọc mặt đầy luyến tiếc.

Lâm Thanh Hoà: “Nhưng mà bây giờ chị tự học ở nhà, hai thằng lớn nhà chị đều tới trường nên chị học theo tụi nhỏ."

Thẩm Ngọc bội phục: “Chị, chị quá có chí tiến thủ."

Lâm Thanh Hoà cười cười: “Sống đến già học đến già!"

Thẩm Ngọc hỏi: “À, vụ thu vừa rồi thôn chị được mùa chứ?"

Lâm Thanh Hoà gật đầu: “Được mùa, mấy thôn xung quanh cũng đều được mùa cả, trong thành chắc cũng được bổ sung thêm lương thực mới rồi hả?"

Thẩm Ngọc: “Vâng, đã bổ sung tuy nhiên cung ứng còn hạn chế lắm."

Mỗi người dân trong thành phố đều có định mức, không có cách nào vượt qua giới hạn này, cũng chính vì thế mới tồn tại một nơi gọi là “chợ đen".

Vì nhu cầu của con người cho nên chợ đen mới xuất hiện.

Lâm Thanh Hoà: “Hai vợ chồng em đều ăn cơm căn tin, tiện quá còn gì."

Thẩm Ngọc mỉm cười tự hào vì cả hai vợ chồng đều là công nhân, được hưởng đãi ngộ tốt.

Như chợt nhớ ra cái gì cô lại nói: “Nhưng mà em đang lo lắng đây, không biết sau này sinh con đẻ cái ra thì phải tính thế nào nữa."

Ở nhà riêng vừa có cái lợi cũng vừa có cái hại. Cái hại ở đây chính là không ai trông con giúp.
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Mới có chap mới rồi nhé mọi người: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại