Thập Niên 60: Đại Viện Dưỡng Oa Ký
Chương 40
Trước đây những gì mà Liễu Tố Tố nói với Hàn Liệt, là tạo điều kiện cho bản thân có thể làm công việc đúng chức vụ của mình, không phải chỉ để nói chơi chơi, cô đã nghĩ ra phải làm thế nào cho tốt rồi.
Đó chính là, cải thiện điều kiện tưới tiêu trong quân khu.
Trước khi nạn đói xảy ra, việc tích trữ lương thực là điều quan trọng nhất, hơn nữa với trình độ phát triển hiện nay, biện pháp tốt nhất để có được một vụ mùa hoa màu bội thu trên ruộng đồng là thay đổi từ phương diện tưới tiêu, chỉ cần thiết lượng nước đầy đủ thì hoa màu sẽ có thể sinh trưởng tốt hơn nhiều rồi.
Trước đó Liễu Tố Tố đã hỏi Trần Nam, thì được biết việc tưới nước ở đây là trực tiếp mang thùng nước tới, sau đó dùng gáo múc nước cứ từng gáo từng gáo tưới xuống.
Cô học kiến trúc, tuy về mặt nông nghiệp thì cái biết cái không, nhưng cô từng có một người bạn học chuyên môn nghiên cứu cái này, cô nhớ có nghe bạn bè kể lại, trong điều kiện khô hạn như ở quân khu, cách tốt nhất là nên sử dụng phương pháp tưới nước nhỏ giọt. Nếu như Trần Nam nói việc tưới nước trực tiếp như thế, thì hiệu suất thấp mà hiệu quả cũng không tốt.
Trong tương lai việc tưới nước nhỏ giọt rất dễ thực hiện, chỉ cần mua vài cái ống nhựa chuyên biệt về lắp ráp là đủ, nhưng bây giờ thì không được, đừng nói đến ống dẫn, ngay cả nhựa cũng không tìm thấy. Liễu Tố Tố nghĩ đến, chỉ có thể dùng bằng trúc thay thế.
Cuối tháng tư, vừa hay khi măng trúc nhú lên đã mọc thành trúc non, Liễu Tố Tố đi lòng vòng trong rừng trúc một lúc, tìm được loại trúc mảnh mà cô mong muốn, loại này khá nhỏ mà độ cứng lại tương đối vừa phải, dùng làm ống nước thì quá thích hợp.
Liễu Tố Tố rất khỏe, dùng tay nắm cây trúc, lưu loát một dao bổ xuống.
Chặt trúc thì nhanh, nhưng cái khó là phải đục lỗ, như vậy nước mới có thể chảy xuống lỗ, hơn nữa lỗ không được to quá, nếu không nước sẽ thoát hết qua mấy lỗ đầu, phía sau cũng cần được tưới nữa.
Sau khi nghĩ xong, cô chỉ có thể mang cây trúc trở về, dùng búa đóng đinh vào bề mặt cây trúc, đợi đến khi xuất hiện một lỗ nhỏ rồi mới rút đinh ra.
Nói thì đơn giản, thực tế thì khá khó.
Cho dù Liễu Tố Tố đặc biệt tìm một cây trúc tương đối mềm đi nữa, nhưng rốt cuộc nó vẫn cứng. Nếu không nắm chắc được lực tác động, thì cái đinh mới đóng vào, trực tiếp có thể chẽ ra một lỗ toạc lớn, ngay tức khắc sẽ báo hỏng.
Sau khi làm hỏng mấy cây trúc, Liễu Tố Tố đã tìm ra cách giải quyết.
Đầu tiên, nướng trúc cần đục lỗ trên lửa nhỏ một lúc, sau khi trúc mềm ở nhiệt độ cao, thì dùng đinh đục lỗ trên đó, khống chế sức lực cho tốt, như thế mới miễn cưỡng có thể được.
Ở bên này Liễu Tố Tố bận rộn, bọn nhỏ rất tò mò muốn chạy lại góp vui, nhưng bị cô đuổi đi: “Đừng lại đây, ở chỗ mẹ toàn là đinh thôi, đợi lát nữa giẫm xuyên cả bàn chân giờ."
Ngay lập tức nhóm trẻ con không dám động đậy.
Hàn Trình tò mò hỏi: “Mẹ, mẹ đang làm gì vậy?"
“Làm việc lớn. Chỉ cần có thể làm tốt chuyện này, sẽ có tiền mua thịt cho các con ăn."
“Thịt?"
Đúng là khi nghe thấy lời này, mấy đứa nhóc lập tức ngoan ngoãn không làm loạn nữa, vì sợ làm phiền mẹ, thịt đến miệng rồi có thể bay mất!
Chúng nó không làm ồn nữa, động tác trên tay Liễu Tố Tố cũng nhanh hơn, sau khi làm thông hết các khớp trúc, đục lỗ nhỏ thì có thể mang ra ngoài ruộng lắp ráp.
Ruộng mà Liễu Tố Tố được giao khá gần núi, nơi có núi thì có nước, mặc dù ở đây hơi khô hạn nhưng vẫn có suối, chỉ là lượng nước khá ít, vào mùa Xuân thì còn tốt chứ đến Thu Đông sẽ khô cạn, tất cả mọi người đều cảm thấy không dùng được gì.
Nhưng lúc này vừa hay có thể có công dụng rồi.
Trúc nối nhau thành hàng dài, một đầu cắm ở dòng suối, cố định bằng đá, phần còn lại được dẫn đi chôn xuống đồng ruộng.
Ruộng ở trong nhà quá lớn, trúc mà Liễu Tố Tố làm chắc chắn không đủ để vây cả mảnh ruộng, trước tiên cô chọn một mảnh nhỏ, rồi dùng cục đá hơi đỡ nhẹ ống trúc một chút, như thế nước chảy sẽ dễ dàng hơn, cũng không làm cho trúc bị lấp bùn.
Mặc dù khoảng cách ruộng của Liễu Tố Tố đến núi khá gần, những vẫn còn cách một khoảng xa nữa, lúc mới đặt ống dẫn cũng không có động tĩnh gì, nhưng Liễu Tố Tố không vội vàng mà yên lặng chờ đợi.
“Tí tách."
Đột nhiên, mặt đất dưới lỗ ống trúc thứ nhất được tẩm ướt, Liễu Tố Tố vội vàng cúi đầu nhìn thì thấy bên trong chảy ra từng giọt nước.
Sau đó đến lỗ thứ hai, thứ ba... Cuối cùng, những giọt nước chảy ra hết từ mười mấy cái lỗ nhỏ.
Mặc dù càng về sau dòng nước càng nhỏ, nhưng góp gió thành bão, đất đai như trước chậm rãi ướt lên.
Với khả năng có hạn, Liễu Tố Tố chỉ dùng ống trúc khoanh vòng khoảng hai phần ruộng, hai phần ruộng vừa hay là hạt ngô được gieo trồng đầu tiên, sau ba ngày đã tới lúc nảy mầm.
Đó chính là, cải thiện điều kiện tưới tiêu trong quân khu.
Trước khi nạn đói xảy ra, việc tích trữ lương thực là điều quan trọng nhất, hơn nữa với trình độ phát triển hiện nay, biện pháp tốt nhất để có được một vụ mùa hoa màu bội thu trên ruộng đồng là thay đổi từ phương diện tưới tiêu, chỉ cần thiết lượng nước đầy đủ thì hoa màu sẽ có thể sinh trưởng tốt hơn nhiều rồi.
Trước đó Liễu Tố Tố đã hỏi Trần Nam, thì được biết việc tưới nước ở đây là trực tiếp mang thùng nước tới, sau đó dùng gáo múc nước cứ từng gáo từng gáo tưới xuống.
Cô học kiến trúc, tuy về mặt nông nghiệp thì cái biết cái không, nhưng cô từng có một người bạn học chuyên môn nghiên cứu cái này, cô nhớ có nghe bạn bè kể lại, trong điều kiện khô hạn như ở quân khu, cách tốt nhất là nên sử dụng phương pháp tưới nước nhỏ giọt. Nếu như Trần Nam nói việc tưới nước trực tiếp như thế, thì hiệu suất thấp mà hiệu quả cũng không tốt.
Trong tương lai việc tưới nước nhỏ giọt rất dễ thực hiện, chỉ cần mua vài cái ống nhựa chuyên biệt về lắp ráp là đủ, nhưng bây giờ thì không được, đừng nói đến ống dẫn, ngay cả nhựa cũng không tìm thấy. Liễu Tố Tố nghĩ đến, chỉ có thể dùng bằng trúc thay thế.
Cuối tháng tư, vừa hay khi măng trúc nhú lên đã mọc thành trúc non, Liễu Tố Tố đi lòng vòng trong rừng trúc một lúc, tìm được loại trúc mảnh mà cô mong muốn, loại này khá nhỏ mà độ cứng lại tương đối vừa phải, dùng làm ống nước thì quá thích hợp.
Liễu Tố Tố rất khỏe, dùng tay nắm cây trúc, lưu loát một dao bổ xuống.
Chặt trúc thì nhanh, nhưng cái khó là phải đục lỗ, như vậy nước mới có thể chảy xuống lỗ, hơn nữa lỗ không được to quá, nếu không nước sẽ thoát hết qua mấy lỗ đầu, phía sau cũng cần được tưới nữa.
Sau khi nghĩ xong, cô chỉ có thể mang cây trúc trở về, dùng búa đóng đinh vào bề mặt cây trúc, đợi đến khi xuất hiện một lỗ nhỏ rồi mới rút đinh ra.
Nói thì đơn giản, thực tế thì khá khó.
Cho dù Liễu Tố Tố đặc biệt tìm một cây trúc tương đối mềm đi nữa, nhưng rốt cuộc nó vẫn cứng. Nếu không nắm chắc được lực tác động, thì cái đinh mới đóng vào, trực tiếp có thể chẽ ra một lỗ toạc lớn, ngay tức khắc sẽ báo hỏng.
Sau khi làm hỏng mấy cây trúc, Liễu Tố Tố đã tìm ra cách giải quyết.
Đầu tiên, nướng trúc cần đục lỗ trên lửa nhỏ một lúc, sau khi trúc mềm ở nhiệt độ cao, thì dùng đinh đục lỗ trên đó, khống chế sức lực cho tốt, như thế mới miễn cưỡng có thể được.
Ở bên này Liễu Tố Tố bận rộn, bọn nhỏ rất tò mò muốn chạy lại góp vui, nhưng bị cô đuổi đi: “Đừng lại đây, ở chỗ mẹ toàn là đinh thôi, đợi lát nữa giẫm xuyên cả bàn chân giờ."
Ngay lập tức nhóm trẻ con không dám động đậy.
Hàn Trình tò mò hỏi: “Mẹ, mẹ đang làm gì vậy?"
“Làm việc lớn. Chỉ cần có thể làm tốt chuyện này, sẽ có tiền mua thịt cho các con ăn."
“Thịt?"
Đúng là khi nghe thấy lời này, mấy đứa nhóc lập tức ngoan ngoãn không làm loạn nữa, vì sợ làm phiền mẹ, thịt đến miệng rồi có thể bay mất!
Chúng nó không làm ồn nữa, động tác trên tay Liễu Tố Tố cũng nhanh hơn, sau khi làm thông hết các khớp trúc, đục lỗ nhỏ thì có thể mang ra ngoài ruộng lắp ráp.
Ruộng mà Liễu Tố Tố được giao khá gần núi, nơi có núi thì có nước, mặc dù ở đây hơi khô hạn nhưng vẫn có suối, chỉ là lượng nước khá ít, vào mùa Xuân thì còn tốt chứ đến Thu Đông sẽ khô cạn, tất cả mọi người đều cảm thấy không dùng được gì.
Nhưng lúc này vừa hay có thể có công dụng rồi.
Trúc nối nhau thành hàng dài, một đầu cắm ở dòng suối, cố định bằng đá, phần còn lại được dẫn đi chôn xuống đồng ruộng.
Ruộng ở trong nhà quá lớn, trúc mà Liễu Tố Tố làm chắc chắn không đủ để vây cả mảnh ruộng, trước tiên cô chọn một mảnh nhỏ, rồi dùng cục đá hơi đỡ nhẹ ống trúc một chút, như thế nước chảy sẽ dễ dàng hơn, cũng không làm cho trúc bị lấp bùn.
Mặc dù khoảng cách ruộng của Liễu Tố Tố đến núi khá gần, những vẫn còn cách một khoảng xa nữa, lúc mới đặt ống dẫn cũng không có động tĩnh gì, nhưng Liễu Tố Tố không vội vàng mà yên lặng chờ đợi.
“Tí tách."
Đột nhiên, mặt đất dưới lỗ ống trúc thứ nhất được tẩm ướt, Liễu Tố Tố vội vàng cúi đầu nhìn thì thấy bên trong chảy ra từng giọt nước.
Sau đó đến lỗ thứ hai, thứ ba... Cuối cùng, những giọt nước chảy ra hết từ mười mấy cái lỗ nhỏ.
Mặc dù càng về sau dòng nước càng nhỏ, nhưng góp gió thành bão, đất đai như trước chậm rãi ướt lên.
Với khả năng có hạn, Liễu Tố Tố chỉ dùng ống trúc khoanh vòng khoảng hai phần ruộng, hai phần ruộng vừa hay là hạt ngô được gieo trồng đầu tiên, sau ba ngày đã tới lúc nảy mầm.
Tác giả :
La Tử Phùng