Thanh Xuân Tươi Đẹp Bị Phá Vỡ
Chương 54
Quay nửa vòng trái đất, anh mà biết cô hôm nay có tiến bộ trong tình trạng sức khoẻ hẳn là vui lắm. Và cô hãy an tâm chữa bệnh nhé, ở bên đây anh rất ngoan. Anh lúc nào cũng nhanh gọn xua hết ong bướm, chăm chỉ làm việc, chỉ là càng ngày càng nhớ cô, hễ chỉ cần có thứ gì liên quan đến cô là anh thất thần cả ngày trời. Anh sợ một ngày mình không chịu đựng được sẽ bỏ tất cả đi tìm cô mất.
***
Chờ đợi cũng là một loại hạnh phúc.
Anh lái xe đến công ti, hôm nay dậy muộn hơn mọi ngày một chút, vừa hay đúng giờ tất cả mọi người đi làm nên tắc đường. Anh lê lết cả tiếng cũng chẳng ra hết quốc lộ, rảnh rỗi nên bất chợt có hứng thú ngắm phong cảnh bên đường. Hình như thời gian qua anh bỏ lỡ rất nhiều thì phải, hàng cây ven đường sao rụng hết lá rồi, hoa trồng thì lại nở rất tươi, không khí tươi mát, trời những ngày qua chắc là rất đẹp thì phải. Miền Bắc vào cái thời điểm này nó hay thế đấy, rõ là đã vào đông rồi nhưng lại rất ấm áp, mát mẻ, chút lạnh không có. Có lạnh thì chỉ là thiếu bóng dáng người trong tim mà thôi.
Chẳng biết anh thẫn thờ bao lâu mà lúc ngây lại thì đường đã đi được rồi, đến công ti cũng muộn mất cả tiếng.
Chị Mai thấy anh đến thì lập tức triển khai công việc.
Nói xong lại tự động đi ra, như ôn thần giữ cửa cho anh, ai muốn vào cũng phải qua con mắt của chị mới được.
-Sếp, hôm nay anh sẽ gặp mặt nhà sản xuất Vương_ chị Mai trở lại sau 2 tiếng làm việc của ôn thần.
- Ừ, chị chuẩn bị xe đi.
- Xe đã chuẩn bị rồi ạ. Sếp xuống là ta đi luôn.
- Tôi biết rồi.
-...
- Sếp, anh có cuộc hẹn với cô Mi Lan lúc 1 giờ.
- Cô ta là ai thế?
-...
- Hửm?
- Dạ, là giám đốc xưởng thời trang Mi Lan, chuyên cung cấp thời trang phụ kiện cho chúng ta ạ.
- Rồi, vậy đang tốt sao phải gặp mặt?
- Dạ, mình và cô ấy hết hợp đồng rồi, gặp mặt để bàn có kí tiếp hay thôi ạ.
- Ok, chị gọi cho lão Triệu đi đi, tôi không rảnh. Kí tiếp hay không tuỳ hắn.
- Dạ.
- Rồi. Còn gì nữa không?
- 8 giờ bắt đầu tiệc đãi thọ của chủ tịch Hàn.
- Để Triệu đi nốt đi.
- Vâng. Vậy sếp có đến toà án không ạ?
- Làm gì?
- Hôm nay là buổi xử cuối của cô Uông ạ!
- Vậy à, tôi không đi.
- Vậy tôi xin phép ra ngoài.
- Ừ, hôm nay tôi sẽ về sớm, chị cũng về sớm dẫn con đi chơi một buổi đi, chị cũng vất vả nhiều rồi.
- Cảm ơn sếp.
Chị Mai trở ra ngoài, khẽ thở dài. Tội nghiệp lão Phó, cứ việc khó là đến lượt.
Reng reng reng...
Anh liếc mắt sang điện thoại, hai chữ Họ Tả đập vào mắt, không định nhấc máy nên tay vẫn gõ lạch cạch. Điện thoại tắt, lúc sau lại reo. Đến lần thứ ba thì anh mới khẽ nhếch môi nhấc máy.
- Chuyện gì?
- Sao tôi gọi ba cuộc cậu mới nhấc máy thế hả?
- Người có lòng nên gọi ba cuộc!_ anh thản nhiên trả lời.
- Thối tha.
Tút tút tút...anh dập máy ngay tức khắc, tiếp tục công việc.
Bên kia Tả Bích Huyên bị hẫng một cái tức nổ khói đầu. Nhưng tức gì thì tức vẫn kiên nhẫn gọi lại.
Anh chẳng buồn bấc máy, cảm nhận được tên kia sắp chết vì tức mới tao nhã gạt nút nghe.
- Alo...
- Họ Lâm, tôi nói ngắn gọn. Đi uống rượu với tôi đi_ Tả Bích Huyên nuốt cục tức lại nói.
- Tình yêu thăng hoa hay sao mà phải uống rượu.
- Miệng quạ nhà cậu, hôm nay vợ tôi đuổi tôi ra khỏi nhà.
- Chà, lần thứ ba trong tháng rồi. Vợ anh vui tính ghê!
- Cậu, đi uống rượi thôi. Tôi muốn say hết đêm nay.
- Kệ anh, thích say thì say, đừng làm phiền tôi.
- Họ Lâm, cậu phải đi với tôi thì khi nào tôi say mới có kẻ đưa về chứ.
- Về làm gì, bị đuổi rồi.
- Đuổi thì sao, nhà tôi cơ mà, cùng lắm ngủ cổng là được chứ gì?
-..._ khẩu khí thật.
- Lâm An Tường, cậu lại tắt máy đấy à?
- Không, thế sao anh bị đuổi?
- Cô ấy muốn tôi vẽ tranh chân dung cô ấy, mà tôi vẽ thành con lợn nên...
-...
Anh tắt máy, khoé miệng vẫn chưa hết co giật.
Reng reng reng...
Vừa chạm lại vào chuột thì điện thoại lại reo, ngó sang, Chí. Anh chán chả buồn nhấc máy, nhưng người gọi bền bỉ quá nên đành lại nghe.
- Alo...
- Tường thương mến, cứu tao!!!
- Sao?
- Tao làm vỡ mất cái bát Thanh hay ăn cơm.
Tút tút tút...
Toàn những kẻ điên, chuyện như con kiến cũng làm phiền anh, anh là sếp lớn không phải quản lí cấp cao của mấy người, chăm vợ thôi mà la làng suốt ngày.
Anh bị làm phiền nhiều thành ra hết hứng làm việc, quay qua trò chuyện với cô. Nhìn tấm ảnh cô cười dưới góc sân trường rực rỡ nắng mai anh lại nhớ về thời học sinh, khi ấy tốt thật. Ra đời rồi mới thấu, chẳng năm tháng nào đẹp đẽ hơn những ngày còn khoác áo đồng phục, còn đến lớp, còn bên nhau trong những trang sách vở.
Năm ấy anh có một tình yêu học trò sâu đậm, mãi về sau này, đã trở thành tình yêu cả đời khắc cốt rồi.
Hôm nay là 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam, bình thường là họp lớp rồi, nhưng hình như vắng cô nên không khí cứ giảm dần. Chẳng ai sẽ đi thăm thầy như mọi lần nữa, chỉ gửi quà và lời chúc thôi, mà thầy cũng chuyển đi rồi. Cô mà có đây thì thầy có xa thế nào cũng hét vào mặt từng đứa bắt đi cho mà xem, không lại đánh cho đứa ấy bầm dập, đứa nào có vợ có con rồi cũng không tha, thích thì vác hết đi luôn.
Lớp trưởng cũng không đi được, cô ấy đang mang thai, đi lại không tiện, cả Lam nữa, họ đang mang bầu nên hay trợn trạo, khó chịu, hai tên kia không cẩn thận nên suốt ngày bị mắng bị đuổi, phải thôi. Anh thì không hạnh phúc như họ, được vợ đuổi nhưng anh hơn họ, anh được ở nhà chờ vợ...về!!!
***
Sau phiên toà tái thẩm Uông Bách Hợp được chuyển tới trại giam mới. Toà án cũng không xét xử gì lâu, vẫn giữ nguyên mức án cũ và tăng tiền bồi thường cao hơn, phối hợp cùng bên bệnh viện toà cũng ban bố quyết định, dù hạn tù đã hết nhưng thần kinh chưa phục hồi thì sẽ chuyển tới bệnh viện tâm thần điều trị, khi thực sự khỏi mới được phép hoà nhập với xã hội.
Nhưng cho dù có phán gì đi chăng nữa thì có sao, mọi chuyện qua rồi, người bị hại cũng đâu thể coi như không có chuyện gì, tổn thương đâu có mất, sự trả giá của ai kia phải chăng chỉ là phạt, cái phạt của pháp luật.
Thật ra sai lầm hay tội lỗi người ta đều gọi là luật nhân quả, reo đâu gặt đấy. Uông Bách Hợp ra nông nỗi này là đang trả lại lẽ sống đúng đắn cho việc ả đã làm. Có những người sẽ hối hận, có người oán trách, có người không biết mình đã sai, lại có người thấy đúng, đúng là mình phải chịu tội nhưng không hối hận vì đã làm, họa may là thấy không đáng.
Đối với Uông Bách Hợp hiện tại ả chẳng biết mình có cảm xúc gì, ả không biết mình có hối hận không, không biết bản thân có tiếc nuối không, cũng không biết cái sai nhất là gì, một vòng luẩn quẩn hành hạ, đau buốt tứ chi, vỡ vụn tim gan, máu cạn xương gãy...
Rồi cứ thế, một tuần sau thì tất cả trôi hết, trôi vào dĩ vãng, vào giải thoát. Người quản giáo đưa cơm và thấy máu, họ thấy máu đỏ thẫm cánh tay của ả, ả đã cắt gân tay, tự kết liễu mình. Người ta nói, đó là sự giải thoát duy nhất, thật ra không ai biết sống khổ hơn chết nhiều, chết với ả là thoát khỏi cái ghê rợn nhất của đời người, lạnh lẽo.
Bà Lan khóc ngất đi chẳng gượng dậy nổi khi nhận xác con. Trước khi quyết định đi, ả đã để lại cho bà một lá thư. Rằng, cái chết của ả hôm nay là niềm hạnh phúc duy nhất ả có được. Trong thân xác này, không nhân cách nào muốn chống đỡ nó nữa, Uông Bạch đã điên dại và muốn rời đi, trả lại Hợp cơ thể này, nhưng Hợp cũng muốn ra đi rồi. Họ đã đi tìm nhau và đều muốn ra đi, khoảnh khắc chết ai cũng vui cả, cuối cùng ngày tháng phải sống của họ cũng đã kết thúc, dẫu xuống địa ngục cũng cam. Vì lẽ đó xin mẹ thôi khóc, thôi buồn, xin hãy vì con, hãy sống thật tốt. Cả cuộc đời này bất luận thế nào, con vẫn yêu mẹ. Con cũng nghĩ, con muốn xin lỗi họ, nhưng con không can đảm, hãy để từ xin lỗi này trải xuống nấm mồ của con. Trên trời hay dưới đất, con đều dõi theo mọi người. Nếu mẹ yêu con hãy khắc trên nấm mồ ấy hai cái tên, Uông Bách Hợp và Uông Bạch, dù là ai sai ai đúng thì chúng con cũng đã cùng sống, cùng chịu.
Ngày tang lễ, anh đến. Nhìn di ảnh của ả rồi thở dài. Anh đã không còn trách ả nữa rồi, thật ra ả đâu nên tự sát như vậy, chỉ càng làm mọi người mệt mỏi hơn mà thôi.
Bà Lan và ông Lâm chỉ làm buổi tiễn đưa nho nhỏ, họ cũng làm y như lời ả để bia hai cái tên. Anh cũng không hỏi tại sao lại vậy, nhưng có lẽ sâu trong tim thì cũng biết lí do. Anh gửi ả bông hồng trắng cuối cùng, là tiễn đưa cũng là lời chào, lời nói cuối. Kiếp này vận mệnh không tốt, kiếp sau nếu được đầu thai, vẫn gặp lại nhau thì mong sẽ là bạn bè tốt, đừng lại làm kẻ thù nhau mà đáng tiếc.
Ả nghe thấy lời anh nói thì cảm kích gật đầu, sau đó cũng an tâm tan biến. Kiếp người ngắn ngủi, vận mệnh cũng hết, từ đây, sẽ không còn vướng bận gì nữa rồi.
Sau khi ả chết, ông Lâm giao lại toàn bộ tài sản cho anh, đưa bà Lan đi du lịch khắp nơi, chuyện xưa cất lại vào hộp. Anh cũng chẳng định lấy nhưng trông sự già nua của ông thì lại nhận lời. Thật ra anh cũng đâu trách gì ông nữa, càng lớn lại càng cảm thấy buông bỏ thật sự hạnh phúc.
Bây giờ đây tâm nguyện duy nhất của anh chính là đọc lời thề với cô trong nhà thờ. Còn tất cả đã khép lại sau bức màn thời gian, đóng kín và không cần phải mở ra nữa.
***
Hôm nay lại là một sáng trong lành, từ sáng ông bà Từ đã có mặt tại bệnh viện, họ bay chuyến đêm để sang với cô. Nay là ngày cô vào phòng phẫu thuật tai, ngày quyết định cô có thể nghe thấy trở lại hay không, ngày quan trọng. Ông bà cũng bí mật sang đây nên dường như không ai hay biết chuyện, và đương nhiên việc cô trị bệnh ở đây vẫn chưa ai biết.
Vì ông bà vẫn ở quê nên không biết tin tức gì của anh nhiều, anh cũng vẫn về chơi những ngày nghỉ.
Gặp lại cô nhìn cô mà hai người xót hết cả ruột, kháng sinh vào người khiến cô gầy rạc đi. Cô ngủ nhiều lắm, ngủ triền miên khiến họ cũng không biết cô làm sao nữa.
Những lúc tỉnh táo thì ho suốt, mặt mũi đỏ hỏn, và bờ môi thì nứt nẻ trắng nhợt. Nhưng cô lại là người an ủi họ trở lại, hai mắt cô lấp lánh và cười, cô làm hai ông bà vừa an tâm vừa đau lòng. Ngồi bên cô, họ khóc mà sợ cô buồn nên cứ ấp ứ nơi cổ họng mặn chát.
- Bảo bối, con thực sự tốt chứ?_ mẹ Từ vuốt ve gương mặt cô hỏi.
- Vâng, con tốt lắm_ cô nhìn tờ giấy rồi trả lời.
- Xin lỗi con vì giờ bố mẹ mới sang.
- Không đâu, là con không cho hai người sang mà.
- Là do chúng ta.
- Nào nào, hai người không được như vậy. Con không muốn nói nhiều đâu, con mệt đấy, hai người tới đây là con vui lắm rồi.
- Được rồi. Bảo bối à, con nghỉ đi.
- Không, con nói thêm mấy câu, lát nữa uống thuốc rồi con không tỉnh lại được mất.
- Ừ, con nói đi, kể mẹ nghe con đã quen ở đây chưa?
- Dạ, quen rồi. Chị y tá và bác Hai chăm con tốt lắm. Dạo này con cũng khoẻ hơn rồi.
-...
- Con nhớ mọi người nhưng con rất kiên định. Con đi chữa bệnh, dù thế nào con cũng chịu, thời điểm mới sang đây con oải lắm. Con suýt chết ba lần rồi mẹ ạ, bác sĩ nói rất nhiều, cũng rất hết lòng tâm sự cùng con. Chị Louisa và bác Hai động viên con nhiều, con cũng nghĩ về mọi người mà cố gắng đứng lên. Con bây giờ rất tốt, bản thân con đã phải thay bốn loại kháng sinh rồi nhưng không sao cả, con đã chống chọi hết rồi. Cơ thể con đã có tác dụng với thuốc rồi mẹ ạ. Có thể bây giờ con không khoẻ bằng trước nhưng con đã sống rồi mẹ, con đã hợp thuốc rồi. Bác sĩ nói con rất may mắn, có lẽ số con chưa tận, có lẽ con chưa đến tuổi phải chết nên cuối cùng ánh sáng cũng tỏa vào đời con. Bây giờ con chỉ cần nghỉ ngơi, uống thuốc đầy đủ và lạc quan thôi, vi khuẩn sẽ được loại bỏ hết. Tuy không rõ là bao giờ được xuất viện nhưng mà hi vọng sống đã xuất hiện rồi mẹ. Vấn đề nghe thấy đối với con rất quan trọng nhưng không phải tất cả, con nhìn những người ung thư, tật nguyền, liệt hai chân,... Họ còn khó hơn con, con chỉ là mất đi đôi tai thôi. Con biết không nghe thấy đối với con là một nỗi đau quá lớn nhưng con sẽ cố gắng vượt qua. Ba tháng qua con đã học cách bình tĩnh lại. Con sẽ cố gắng quên đi nỗi đau của mình. Con vẫn là con của ngày xưa, mạnh mẽ sống. Nên con mong mọi người hãy an tâm, đừng vì con mà đau lòng, mà buồn thương.
- Mẹ biết rồi. Mẹ sẽ không nghĩ gì nữa, mẹ sẽ không khóc đâu mà. Chỉ là mẹ thấy ấm ức thôi, mẹ nuôi con tốt lắm mà, sao lớn lên lại thành ra như vậy chứ.
- Thì đó, mẹ nuôi con tốt lắm. Mẹ đưa giấy cho bố đi, con thấy bố hóng gì đó ghê lắm rồi.
- Ừ_ mẹ Từ sụt sịt rồi đưa quyển sổ cho bố Từ.
Bố Từ đón lấy, viết nguệch ngoạc lên giấy, xong lại đưa cho cô.
- Con gầy làm bố xót quá, con cũng yếu đi nhiều. Phẫu thuật bây giờ liệu có ổn không, ta thấy con yếu lắm.
- Con không sao đâu. Con đỡ hơn trước nhiều nên phải làm giải phẫu ngay, để càng lâu càng khó chữa, khả năng hồi phục sẽ càng thấp.
Bố Từ nghe vậy cũng gật đầu, ông rơm rớm nước mắt, đúng là để con xa vòng tay mình thì không yên tâm chút nào.
- Bác sĩ có nói con bao lâu thì được xuất viện không?
- Không chắc ba ạ, nếu con giải phẫu tai thành công thì dù viêm phổi chưa tan cũng vẫn được xuất viện, có thể điều trị tại nhà, uống thuốc hằng ngày và biết kiêng kem là ổn.
- Ừ, viện ngột ngạt quá, đợi giải phẫu xong thì về nhà, ở nhà trong lành hơn.
- Con không biết nữa. Chuyện này để sau hẵng tính. Thôi, bố mẹ đi nghỉ đi, bay cả đêm chắc mệt lắm.
- Không cần, chúng ta ở đây cùng con.
- Con không sao, bố mẹ cứ về khách sạn nghỉ đi, ngày mai con mới làm giải phẫu, nếu bố mẹ muốn thì chiều tới là được rồi. Đằng nào tí nữa con cũng sẽ ngủ, bố mẹ cũng chẳng biết làm gì.
- Thế cũng được, chiều ta vào vậy.
- Vâng, à tiện thể bố mẹ dẫn bác Hai đi nghỉ luôn nhé, con bảo bác ấy mà cứ không nghe.
- Được rồi, nhà chúng ta may mắn lắm mới có bác ấy. Chẳng thân thích mà lại yêu thương con như thế, phúc lắm con à.
- Vâng.
Trò chuyện một lúc thì hai người quay về khách sạn, lôi được cả bác Hai đi nghỉ ngơi. Đến trưa thì chị Louisa cũng vào đưa thuốc để cô uống. Cô uống một lúc thì đi ngủ ngay, chị đắp lại chăn cho cô rồi ra ngoài. Chuẩn bị tất cả mọi thứ để bác sĩ tiến hành giải phẫu, mong rằng thứ chị làm sẽ đem may mắn cho cô, mong cô sớm khoẻ mạnh. Chị thiếu đi một người trò chuyện nhưng chị là đã cứu được thêm một con người.
Hai giờ chiều, mọi người lại có mặt đầy đủ trong phòng của cô. Động viên khích lệ, cùng đưa cô vào phòng giải phẫu, bác sĩ và y tá cũng nói rất nhiều với họ.
Nửa tiếng sau thì cô bắt đầu làm, bác sĩ tiêm thuốc mê và cô lại ngủ, rèm mi buông xuống nặng nề, mệt nhọc, cả tiếng thở cũng đứt quãng khó khăn, nang phổi cô vẫn còn yếu lắm.
Y tá chùm mặt cô lại sau tấm vải xanh, khoét một lỗ quanh đường thính giác. Bác sĩ đẩy lại gọng kính, vuốt lại con dao và nhìn sơ qua lại đồ đạc, hít thở rồi đặt dao. Ông tiến hành chỉnh lại các tiểu cốt và vá lại màng nhĩ, tẩy sạch các chất xơ dính do chấn thương. Tái tạo lại nhưng cơ quan bị tổn thương.
Đây là những bộ phận vô cùng nhạy cảm nên ông không dám lơ là, chú ý từng chút một.
Một điều mà ông không thể lí giải nổi, cô ấy tiếp xúc với tiếng nổ lớn như vậy nhưng hầu như tai trong chỉ bị ảnh hưởng chứ không bị tổn thương. Vô vàn trường hợp như cô gái này sẽ là điếc vĩnh viễn, bởi cho tới nay điếc tai trong rất khó chữa, nó quá sâu tiếp giáp não nên rất sợ khi động tới sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Có nhiều người điếc chấn thương nhẹ nhưng là do tiếng ồn và áp lực quá độ mà điếc, thật không ngờ trực tiếp đón bom nổ lại không hề bị hỏng tai trong. Một kì tích trong cuộc sống quạnh quẽ này.
Ông sợ kết quả nhầm nên đã tiến hành kiểm tra hai lần nhưng kết quả chỉ là tổn thương tai ngoài và tai giữa, và sự tổn thương này có thể chữa được. Cô ta có 50% nghe thấy, vì sự cố gắng, vì được trị liệu sớm, áp dụng vật lí y học hiện đại điều hoà tai trong và sự giải phẫu hôm nay cho phần tai giữa và tai ngoài, cơ hội nghe thấy ắt tăng lên 20%, ông tin cô gái mạnh mẽ này sẽ có được một đôi tai mới.
***
Gần 2 tiếng sau thì chị y tá ra ngoài, nhìn người nhà cô mím môi.
- Xong rồi. Em ấy tí nữa sẽ được đẩy về phòng, mọi người tranh thủ đi nghỉ rồi vào thăm sau. Mới mổ nên tránh quá nhiều tiếng nói.
- Vậy con bé sẽ nghe thấy lại chứ!_ ba Từ nóng lòng hỏi.
- Tí bác sĩ ra rồi ngài ấy sẽ trả lời. Cháu còn việc, xin phép.
- Vâng, cảm ơn cô.
Bác sĩ trở ra ngay sau đó, giải thích cặn kẽ và giải đáp mọi thắc mắc cho mọi người. Ông cũng không cho đáp án chính xác nhưng mọi người nghe vậy ai cũng vui lắm rồi, 70% tai cô sẽ nghe thấy trở lại, đây là một con số khả quan. Họ cũng bắt gặp ánh mắt khả quan của bác sĩ nên lòng ai cũng như vừa được tưới nước suối vậy, thanh mát và ngọt ngào vô cùng.
Cô được đưa về phòng nhưng cũng không tỉnh lại, sáng hôm sau mới mở mắt. Cô đã ngủ một giấc khá dài và mơ một giấc mơ xa lạ.
Đầu cô bó băng để bảo vệ tai nên hơi khó chịu, lại cả chưa ăn uống gì nên mệt lả, nói chẳng ra lời. May là chị Louisa hiểu, đút nước cho cô nên giọng cô mới bật được ra hơi.
- Mẹ, con đói.
Mẹ Từ thấy cô tỉnh, thấy cô nhõng nhẽo mừng rỡ gật gật đầu rồi chẳng để ý ai cả lao đi, hớn hở đi xuống căn tin mua cháo cho cô, bà biết suốt ngày ăn cháo rất chán nhưng đành phải chịu thôi. Đợi khoẻ lại cô muốn ăn món Tây món Việt bà đều mua về hết cho cô ăn.
Ai cũng cười vui vẻ, vui theo sự nhanh nhảu của bà, vui vì cô, vì sự may mắn luôn đến với người có trái tim cố gắng.
***
Chờ đợi cũng là một loại hạnh phúc.
Anh lái xe đến công ti, hôm nay dậy muộn hơn mọi ngày một chút, vừa hay đúng giờ tất cả mọi người đi làm nên tắc đường. Anh lê lết cả tiếng cũng chẳng ra hết quốc lộ, rảnh rỗi nên bất chợt có hứng thú ngắm phong cảnh bên đường. Hình như thời gian qua anh bỏ lỡ rất nhiều thì phải, hàng cây ven đường sao rụng hết lá rồi, hoa trồng thì lại nở rất tươi, không khí tươi mát, trời những ngày qua chắc là rất đẹp thì phải. Miền Bắc vào cái thời điểm này nó hay thế đấy, rõ là đã vào đông rồi nhưng lại rất ấm áp, mát mẻ, chút lạnh không có. Có lạnh thì chỉ là thiếu bóng dáng người trong tim mà thôi.
Chẳng biết anh thẫn thờ bao lâu mà lúc ngây lại thì đường đã đi được rồi, đến công ti cũng muộn mất cả tiếng.
Chị Mai thấy anh đến thì lập tức triển khai công việc.
Nói xong lại tự động đi ra, như ôn thần giữ cửa cho anh, ai muốn vào cũng phải qua con mắt của chị mới được.
-Sếp, hôm nay anh sẽ gặp mặt nhà sản xuất Vương_ chị Mai trở lại sau 2 tiếng làm việc của ôn thần.
- Ừ, chị chuẩn bị xe đi.
- Xe đã chuẩn bị rồi ạ. Sếp xuống là ta đi luôn.
- Tôi biết rồi.
-...
- Sếp, anh có cuộc hẹn với cô Mi Lan lúc 1 giờ.
- Cô ta là ai thế?
-...
- Hửm?
- Dạ, là giám đốc xưởng thời trang Mi Lan, chuyên cung cấp thời trang phụ kiện cho chúng ta ạ.
- Rồi, vậy đang tốt sao phải gặp mặt?
- Dạ, mình và cô ấy hết hợp đồng rồi, gặp mặt để bàn có kí tiếp hay thôi ạ.
- Ok, chị gọi cho lão Triệu đi đi, tôi không rảnh. Kí tiếp hay không tuỳ hắn.
- Dạ.
- Rồi. Còn gì nữa không?
- 8 giờ bắt đầu tiệc đãi thọ của chủ tịch Hàn.
- Để Triệu đi nốt đi.
- Vâng. Vậy sếp có đến toà án không ạ?
- Làm gì?
- Hôm nay là buổi xử cuối của cô Uông ạ!
- Vậy à, tôi không đi.
- Vậy tôi xin phép ra ngoài.
- Ừ, hôm nay tôi sẽ về sớm, chị cũng về sớm dẫn con đi chơi một buổi đi, chị cũng vất vả nhiều rồi.
- Cảm ơn sếp.
Chị Mai trở ra ngoài, khẽ thở dài. Tội nghiệp lão Phó, cứ việc khó là đến lượt.
Reng reng reng...
Anh liếc mắt sang điện thoại, hai chữ Họ Tả đập vào mắt, không định nhấc máy nên tay vẫn gõ lạch cạch. Điện thoại tắt, lúc sau lại reo. Đến lần thứ ba thì anh mới khẽ nhếch môi nhấc máy.
- Chuyện gì?
- Sao tôi gọi ba cuộc cậu mới nhấc máy thế hả?
- Người có lòng nên gọi ba cuộc!_ anh thản nhiên trả lời.
- Thối tha.
Tút tút tút...anh dập máy ngay tức khắc, tiếp tục công việc.
Bên kia Tả Bích Huyên bị hẫng một cái tức nổ khói đầu. Nhưng tức gì thì tức vẫn kiên nhẫn gọi lại.
Anh chẳng buồn bấc máy, cảm nhận được tên kia sắp chết vì tức mới tao nhã gạt nút nghe.
- Alo...
- Họ Lâm, tôi nói ngắn gọn. Đi uống rượu với tôi đi_ Tả Bích Huyên nuốt cục tức lại nói.
- Tình yêu thăng hoa hay sao mà phải uống rượu.
- Miệng quạ nhà cậu, hôm nay vợ tôi đuổi tôi ra khỏi nhà.
- Chà, lần thứ ba trong tháng rồi. Vợ anh vui tính ghê!
- Cậu, đi uống rượi thôi. Tôi muốn say hết đêm nay.
- Kệ anh, thích say thì say, đừng làm phiền tôi.
- Họ Lâm, cậu phải đi với tôi thì khi nào tôi say mới có kẻ đưa về chứ.
- Về làm gì, bị đuổi rồi.
- Đuổi thì sao, nhà tôi cơ mà, cùng lắm ngủ cổng là được chứ gì?
-..._ khẩu khí thật.
- Lâm An Tường, cậu lại tắt máy đấy à?
- Không, thế sao anh bị đuổi?
- Cô ấy muốn tôi vẽ tranh chân dung cô ấy, mà tôi vẽ thành con lợn nên...
-...
Anh tắt máy, khoé miệng vẫn chưa hết co giật.
Reng reng reng...
Vừa chạm lại vào chuột thì điện thoại lại reo, ngó sang, Chí. Anh chán chả buồn nhấc máy, nhưng người gọi bền bỉ quá nên đành lại nghe.
- Alo...
- Tường thương mến, cứu tao!!!
- Sao?
- Tao làm vỡ mất cái bát Thanh hay ăn cơm.
Tút tút tút...
Toàn những kẻ điên, chuyện như con kiến cũng làm phiền anh, anh là sếp lớn không phải quản lí cấp cao của mấy người, chăm vợ thôi mà la làng suốt ngày.
Anh bị làm phiền nhiều thành ra hết hứng làm việc, quay qua trò chuyện với cô. Nhìn tấm ảnh cô cười dưới góc sân trường rực rỡ nắng mai anh lại nhớ về thời học sinh, khi ấy tốt thật. Ra đời rồi mới thấu, chẳng năm tháng nào đẹp đẽ hơn những ngày còn khoác áo đồng phục, còn đến lớp, còn bên nhau trong những trang sách vở.
Năm ấy anh có một tình yêu học trò sâu đậm, mãi về sau này, đã trở thành tình yêu cả đời khắc cốt rồi.
Hôm nay là 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam, bình thường là họp lớp rồi, nhưng hình như vắng cô nên không khí cứ giảm dần. Chẳng ai sẽ đi thăm thầy như mọi lần nữa, chỉ gửi quà và lời chúc thôi, mà thầy cũng chuyển đi rồi. Cô mà có đây thì thầy có xa thế nào cũng hét vào mặt từng đứa bắt đi cho mà xem, không lại đánh cho đứa ấy bầm dập, đứa nào có vợ có con rồi cũng không tha, thích thì vác hết đi luôn.
Lớp trưởng cũng không đi được, cô ấy đang mang thai, đi lại không tiện, cả Lam nữa, họ đang mang bầu nên hay trợn trạo, khó chịu, hai tên kia không cẩn thận nên suốt ngày bị mắng bị đuổi, phải thôi. Anh thì không hạnh phúc như họ, được vợ đuổi nhưng anh hơn họ, anh được ở nhà chờ vợ...về!!!
***
Sau phiên toà tái thẩm Uông Bách Hợp được chuyển tới trại giam mới. Toà án cũng không xét xử gì lâu, vẫn giữ nguyên mức án cũ và tăng tiền bồi thường cao hơn, phối hợp cùng bên bệnh viện toà cũng ban bố quyết định, dù hạn tù đã hết nhưng thần kinh chưa phục hồi thì sẽ chuyển tới bệnh viện tâm thần điều trị, khi thực sự khỏi mới được phép hoà nhập với xã hội.
Nhưng cho dù có phán gì đi chăng nữa thì có sao, mọi chuyện qua rồi, người bị hại cũng đâu thể coi như không có chuyện gì, tổn thương đâu có mất, sự trả giá của ai kia phải chăng chỉ là phạt, cái phạt của pháp luật.
Thật ra sai lầm hay tội lỗi người ta đều gọi là luật nhân quả, reo đâu gặt đấy. Uông Bách Hợp ra nông nỗi này là đang trả lại lẽ sống đúng đắn cho việc ả đã làm. Có những người sẽ hối hận, có người oán trách, có người không biết mình đã sai, lại có người thấy đúng, đúng là mình phải chịu tội nhưng không hối hận vì đã làm, họa may là thấy không đáng.
Đối với Uông Bách Hợp hiện tại ả chẳng biết mình có cảm xúc gì, ả không biết mình có hối hận không, không biết bản thân có tiếc nuối không, cũng không biết cái sai nhất là gì, một vòng luẩn quẩn hành hạ, đau buốt tứ chi, vỡ vụn tim gan, máu cạn xương gãy...
Rồi cứ thế, một tuần sau thì tất cả trôi hết, trôi vào dĩ vãng, vào giải thoát. Người quản giáo đưa cơm và thấy máu, họ thấy máu đỏ thẫm cánh tay của ả, ả đã cắt gân tay, tự kết liễu mình. Người ta nói, đó là sự giải thoát duy nhất, thật ra không ai biết sống khổ hơn chết nhiều, chết với ả là thoát khỏi cái ghê rợn nhất của đời người, lạnh lẽo.
Bà Lan khóc ngất đi chẳng gượng dậy nổi khi nhận xác con. Trước khi quyết định đi, ả đã để lại cho bà một lá thư. Rằng, cái chết của ả hôm nay là niềm hạnh phúc duy nhất ả có được. Trong thân xác này, không nhân cách nào muốn chống đỡ nó nữa, Uông Bạch đã điên dại và muốn rời đi, trả lại Hợp cơ thể này, nhưng Hợp cũng muốn ra đi rồi. Họ đã đi tìm nhau và đều muốn ra đi, khoảnh khắc chết ai cũng vui cả, cuối cùng ngày tháng phải sống của họ cũng đã kết thúc, dẫu xuống địa ngục cũng cam. Vì lẽ đó xin mẹ thôi khóc, thôi buồn, xin hãy vì con, hãy sống thật tốt. Cả cuộc đời này bất luận thế nào, con vẫn yêu mẹ. Con cũng nghĩ, con muốn xin lỗi họ, nhưng con không can đảm, hãy để từ xin lỗi này trải xuống nấm mồ của con. Trên trời hay dưới đất, con đều dõi theo mọi người. Nếu mẹ yêu con hãy khắc trên nấm mồ ấy hai cái tên, Uông Bách Hợp và Uông Bạch, dù là ai sai ai đúng thì chúng con cũng đã cùng sống, cùng chịu.
Ngày tang lễ, anh đến. Nhìn di ảnh của ả rồi thở dài. Anh đã không còn trách ả nữa rồi, thật ra ả đâu nên tự sát như vậy, chỉ càng làm mọi người mệt mỏi hơn mà thôi.
Bà Lan và ông Lâm chỉ làm buổi tiễn đưa nho nhỏ, họ cũng làm y như lời ả để bia hai cái tên. Anh cũng không hỏi tại sao lại vậy, nhưng có lẽ sâu trong tim thì cũng biết lí do. Anh gửi ả bông hồng trắng cuối cùng, là tiễn đưa cũng là lời chào, lời nói cuối. Kiếp này vận mệnh không tốt, kiếp sau nếu được đầu thai, vẫn gặp lại nhau thì mong sẽ là bạn bè tốt, đừng lại làm kẻ thù nhau mà đáng tiếc.
Ả nghe thấy lời anh nói thì cảm kích gật đầu, sau đó cũng an tâm tan biến. Kiếp người ngắn ngủi, vận mệnh cũng hết, từ đây, sẽ không còn vướng bận gì nữa rồi.
Sau khi ả chết, ông Lâm giao lại toàn bộ tài sản cho anh, đưa bà Lan đi du lịch khắp nơi, chuyện xưa cất lại vào hộp. Anh cũng chẳng định lấy nhưng trông sự già nua của ông thì lại nhận lời. Thật ra anh cũng đâu trách gì ông nữa, càng lớn lại càng cảm thấy buông bỏ thật sự hạnh phúc.
Bây giờ đây tâm nguyện duy nhất của anh chính là đọc lời thề với cô trong nhà thờ. Còn tất cả đã khép lại sau bức màn thời gian, đóng kín và không cần phải mở ra nữa.
***
Hôm nay lại là một sáng trong lành, từ sáng ông bà Từ đã có mặt tại bệnh viện, họ bay chuyến đêm để sang với cô. Nay là ngày cô vào phòng phẫu thuật tai, ngày quyết định cô có thể nghe thấy trở lại hay không, ngày quan trọng. Ông bà cũng bí mật sang đây nên dường như không ai hay biết chuyện, và đương nhiên việc cô trị bệnh ở đây vẫn chưa ai biết.
Vì ông bà vẫn ở quê nên không biết tin tức gì của anh nhiều, anh cũng vẫn về chơi những ngày nghỉ.
Gặp lại cô nhìn cô mà hai người xót hết cả ruột, kháng sinh vào người khiến cô gầy rạc đi. Cô ngủ nhiều lắm, ngủ triền miên khiến họ cũng không biết cô làm sao nữa.
Những lúc tỉnh táo thì ho suốt, mặt mũi đỏ hỏn, và bờ môi thì nứt nẻ trắng nhợt. Nhưng cô lại là người an ủi họ trở lại, hai mắt cô lấp lánh và cười, cô làm hai ông bà vừa an tâm vừa đau lòng. Ngồi bên cô, họ khóc mà sợ cô buồn nên cứ ấp ứ nơi cổ họng mặn chát.
- Bảo bối, con thực sự tốt chứ?_ mẹ Từ vuốt ve gương mặt cô hỏi.
- Vâng, con tốt lắm_ cô nhìn tờ giấy rồi trả lời.
- Xin lỗi con vì giờ bố mẹ mới sang.
- Không đâu, là con không cho hai người sang mà.
- Là do chúng ta.
- Nào nào, hai người không được như vậy. Con không muốn nói nhiều đâu, con mệt đấy, hai người tới đây là con vui lắm rồi.
- Được rồi. Bảo bối à, con nghỉ đi.
- Không, con nói thêm mấy câu, lát nữa uống thuốc rồi con không tỉnh lại được mất.
- Ừ, con nói đi, kể mẹ nghe con đã quen ở đây chưa?
- Dạ, quen rồi. Chị y tá và bác Hai chăm con tốt lắm. Dạo này con cũng khoẻ hơn rồi.
-...
- Con nhớ mọi người nhưng con rất kiên định. Con đi chữa bệnh, dù thế nào con cũng chịu, thời điểm mới sang đây con oải lắm. Con suýt chết ba lần rồi mẹ ạ, bác sĩ nói rất nhiều, cũng rất hết lòng tâm sự cùng con. Chị Louisa và bác Hai động viên con nhiều, con cũng nghĩ về mọi người mà cố gắng đứng lên. Con bây giờ rất tốt, bản thân con đã phải thay bốn loại kháng sinh rồi nhưng không sao cả, con đã chống chọi hết rồi. Cơ thể con đã có tác dụng với thuốc rồi mẹ ạ. Có thể bây giờ con không khoẻ bằng trước nhưng con đã sống rồi mẹ, con đã hợp thuốc rồi. Bác sĩ nói con rất may mắn, có lẽ số con chưa tận, có lẽ con chưa đến tuổi phải chết nên cuối cùng ánh sáng cũng tỏa vào đời con. Bây giờ con chỉ cần nghỉ ngơi, uống thuốc đầy đủ và lạc quan thôi, vi khuẩn sẽ được loại bỏ hết. Tuy không rõ là bao giờ được xuất viện nhưng mà hi vọng sống đã xuất hiện rồi mẹ. Vấn đề nghe thấy đối với con rất quan trọng nhưng không phải tất cả, con nhìn những người ung thư, tật nguyền, liệt hai chân,... Họ còn khó hơn con, con chỉ là mất đi đôi tai thôi. Con biết không nghe thấy đối với con là một nỗi đau quá lớn nhưng con sẽ cố gắng vượt qua. Ba tháng qua con đã học cách bình tĩnh lại. Con sẽ cố gắng quên đi nỗi đau của mình. Con vẫn là con của ngày xưa, mạnh mẽ sống. Nên con mong mọi người hãy an tâm, đừng vì con mà đau lòng, mà buồn thương.
- Mẹ biết rồi. Mẹ sẽ không nghĩ gì nữa, mẹ sẽ không khóc đâu mà. Chỉ là mẹ thấy ấm ức thôi, mẹ nuôi con tốt lắm mà, sao lớn lên lại thành ra như vậy chứ.
- Thì đó, mẹ nuôi con tốt lắm. Mẹ đưa giấy cho bố đi, con thấy bố hóng gì đó ghê lắm rồi.
- Ừ_ mẹ Từ sụt sịt rồi đưa quyển sổ cho bố Từ.
Bố Từ đón lấy, viết nguệch ngoạc lên giấy, xong lại đưa cho cô.
- Con gầy làm bố xót quá, con cũng yếu đi nhiều. Phẫu thuật bây giờ liệu có ổn không, ta thấy con yếu lắm.
- Con không sao đâu. Con đỡ hơn trước nhiều nên phải làm giải phẫu ngay, để càng lâu càng khó chữa, khả năng hồi phục sẽ càng thấp.
Bố Từ nghe vậy cũng gật đầu, ông rơm rớm nước mắt, đúng là để con xa vòng tay mình thì không yên tâm chút nào.
- Bác sĩ có nói con bao lâu thì được xuất viện không?
- Không chắc ba ạ, nếu con giải phẫu tai thành công thì dù viêm phổi chưa tan cũng vẫn được xuất viện, có thể điều trị tại nhà, uống thuốc hằng ngày và biết kiêng kem là ổn.
- Ừ, viện ngột ngạt quá, đợi giải phẫu xong thì về nhà, ở nhà trong lành hơn.
- Con không biết nữa. Chuyện này để sau hẵng tính. Thôi, bố mẹ đi nghỉ đi, bay cả đêm chắc mệt lắm.
- Không cần, chúng ta ở đây cùng con.
- Con không sao, bố mẹ cứ về khách sạn nghỉ đi, ngày mai con mới làm giải phẫu, nếu bố mẹ muốn thì chiều tới là được rồi. Đằng nào tí nữa con cũng sẽ ngủ, bố mẹ cũng chẳng biết làm gì.
- Thế cũng được, chiều ta vào vậy.
- Vâng, à tiện thể bố mẹ dẫn bác Hai đi nghỉ luôn nhé, con bảo bác ấy mà cứ không nghe.
- Được rồi, nhà chúng ta may mắn lắm mới có bác ấy. Chẳng thân thích mà lại yêu thương con như thế, phúc lắm con à.
- Vâng.
Trò chuyện một lúc thì hai người quay về khách sạn, lôi được cả bác Hai đi nghỉ ngơi. Đến trưa thì chị Louisa cũng vào đưa thuốc để cô uống. Cô uống một lúc thì đi ngủ ngay, chị đắp lại chăn cho cô rồi ra ngoài. Chuẩn bị tất cả mọi thứ để bác sĩ tiến hành giải phẫu, mong rằng thứ chị làm sẽ đem may mắn cho cô, mong cô sớm khoẻ mạnh. Chị thiếu đi một người trò chuyện nhưng chị là đã cứu được thêm một con người.
Hai giờ chiều, mọi người lại có mặt đầy đủ trong phòng của cô. Động viên khích lệ, cùng đưa cô vào phòng giải phẫu, bác sĩ và y tá cũng nói rất nhiều với họ.
Nửa tiếng sau thì cô bắt đầu làm, bác sĩ tiêm thuốc mê và cô lại ngủ, rèm mi buông xuống nặng nề, mệt nhọc, cả tiếng thở cũng đứt quãng khó khăn, nang phổi cô vẫn còn yếu lắm.
Y tá chùm mặt cô lại sau tấm vải xanh, khoét một lỗ quanh đường thính giác. Bác sĩ đẩy lại gọng kính, vuốt lại con dao và nhìn sơ qua lại đồ đạc, hít thở rồi đặt dao. Ông tiến hành chỉnh lại các tiểu cốt và vá lại màng nhĩ, tẩy sạch các chất xơ dính do chấn thương. Tái tạo lại nhưng cơ quan bị tổn thương.
Đây là những bộ phận vô cùng nhạy cảm nên ông không dám lơ là, chú ý từng chút một.
Một điều mà ông không thể lí giải nổi, cô ấy tiếp xúc với tiếng nổ lớn như vậy nhưng hầu như tai trong chỉ bị ảnh hưởng chứ không bị tổn thương. Vô vàn trường hợp như cô gái này sẽ là điếc vĩnh viễn, bởi cho tới nay điếc tai trong rất khó chữa, nó quá sâu tiếp giáp não nên rất sợ khi động tới sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Có nhiều người điếc chấn thương nhẹ nhưng là do tiếng ồn và áp lực quá độ mà điếc, thật không ngờ trực tiếp đón bom nổ lại không hề bị hỏng tai trong. Một kì tích trong cuộc sống quạnh quẽ này.
Ông sợ kết quả nhầm nên đã tiến hành kiểm tra hai lần nhưng kết quả chỉ là tổn thương tai ngoài và tai giữa, và sự tổn thương này có thể chữa được. Cô ta có 50% nghe thấy, vì sự cố gắng, vì được trị liệu sớm, áp dụng vật lí y học hiện đại điều hoà tai trong và sự giải phẫu hôm nay cho phần tai giữa và tai ngoài, cơ hội nghe thấy ắt tăng lên 20%, ông tin cô gái mạnh mẽ này sẽ có được một đôi tai mới.
***
Gần 2 tiếng sau thì chị y tá ra ngoài, nhìn người nhà cô mím môi.
- Xong rồi. Em ấy tí nữa sẽ được đẩy về phòng, mọi người tranh thủ đi nghỉ rồi vào thăm sau. Mới mổ nên tránh quá nhiều tiếng nói.
- Vậy con bé sẽ nghe thấy lại chứ!_ ba Từ nóng lòng hỏi.
- Tí bác sĩ ra rồi ngài ấy sẽ trả lời. Cháu còn việc, xin phép.
- Vâng, cảm ơn cô.
Bác sĩ trở ra ngay sau đó, giải thích cặn kẽ và giải đáp mọi thắc mắc cho mọi người. Ông cũng không cho đáp án chính xác nhưng mọi người nghe vậy ai cũng vui lắm rồi, 70% tai cô sẽ nghe thấy trở lại, đây là một con số khả quan. Họ cũng bắt gặp ánh mắt khả quan của bác sĩ nên lòng ai cũng như vừa được tưới nước suối vậy, thanh mát và ngọt ngào vô cùng.
Cô được đưa về phòng nhưng cũng không tỉnh lại, sáng hôm sau mới mở mắt. Cô đã ngủ một giấc khá dài và mơ một giấc mơ xa lạ.
Đầu cô bó băng để bảo vệ tai nên hơi khó chịu, lại cả chưa ăn uống gì nên mệt lả, nói chẳng ra lời. May là chị Louisa hiểu, đút nước cho cô nên giọng cô mới bật được ra hơi.
- Mẹ, con đói.
Mẹ Từ thấy cô tỉnh, thấy cô nhõng nhẽo mừng rỡ gật gật đầu rồi chẳng để ý ai cả lao đi, hớn hở đi xuống căn tin mua cháo cho cô, bà biết suốt ngày ăn cháo rất chán nhưng đành phải chịu thôi. Đợi khoẻ lại cô muốn ăn món Tây món Việt bà đều mua về hết cho cô ăn.
Ai cũng cười vui vẻ, vui theo sự nhanh nhảu của bà, vui vì cô, vì sự may mắn luôn đến với người có trái tim cố gắng.
Tác giả :
Tina