Thanh Vân Đài
Chương 198
Trong quán trà tại kinh thành.
“… Sau trận chiến sông Trường Độ, trẻ mồ côi ở Cật Bắc nhiều không đếm xuể, tôi là một trong số đấy. Nhưng một đứa xuất thân hèn mọn như tôi được nhận nuôi cũng chỉ giúp các thương nhân góp đủ người giảm thuế, gặp được người tốt, miễn cưỡng còn có miếng cơm ăn, chứ nếu gặp phải kẻ không ra gì, thứ chờ đợi chúng tôi chính là địa ngục."
Đôn Tử nhìn quanh, ánh mắt lạnh lẽo, “Hồi ấy tôi được một nhà họ Liêu nhận nuôi, làm người hầu một năm. Chư vị thấy cơ thể tôi rồi đấy, chắc hẳn cũng biết trong một năm ngắn ngủi đó tôi đã bị ngược đãi như thế nào, nhưng chưa hết…"
Nói đoạn, Đôn Tử nắm lấy dây khố, kéo một cái.
Khố rơi xuống đất, đập vào mắt là vết sẹo kinh khủng.
Các nhân sĩ không khỏi hô lên, có người xoay mặt đi không đành lòng nhìn thẳng.
Cái hồi Tào Côn Đức cứu Đôn Tử thì ông ta đã vào áp ban ở Nội Thị Tỉnh, với địa vị của lão ta, tìm một căn nhà cho Đôn Tử sống yên thân không khó, việc gì phải để đứa trẻ số khổ ấy cũng thành thái giám như mình?
Nhưng thực chẳng đặng, bởi lúc Tào Côn Đức gặp Đôn Tử, gã đã không còn lành lặn.
Lúc này, một nhân sĩ lên tiếng: “Ta rất thông cảm trước cảnh ngộ của Tào huynh đệ, nhưng, kẻ xấu hại ngươi không có ở đây, chuyện đã qua nhiều năm, nay nhắc lại có được gì không?"
“Đúng vậy, công bằng mà nói quan phủ làm cũng không sai, Tào huynh đệ xui xẻo nên mới gặp phải kẻ ác."
Bọn họ tập trung ở đây chỉ với một mục đích là cứu Thái tiên sinh. Vẫn câu nói cũ, trừ phi có thể chứng minh triều đình không xử lí công bằng, bọn họ không có cách nào yêu cầu quan phủ thả người.
“Chư vị đừng nóng nảy, tôi vẫn chưa nói hết." Đôn Tử nói tiếp, “Chư vị chỉ thấy ác nhân họ Liêu đã chết, nhưng mọi người có biết triều đình trị tội hắn ta thế nào không? Triều đình không hề công khai tội ác của hắn, mà chỉ bí mật xử tử, đồng đảng của hắn, gia quyến của hắn vẫn đang ung dung sống ngoài kia.
Lúc ấy có bảy người chúng tôi được họ Liêu nhận nuôi, ngoài tôi ra, sáu người còn lại không ai sống sót, trong đó có một nhà ba mẹ con. Hơn nữa theo tôi được biết, năm ấy ở Trung Châu hay Khánh Minh, không chỉ có một ác thương như tên họ Liêu. Nhưng hễ động đến chuyện này là quan phủ lại bí mật xử quyết, không hề truy cứu! Chư vị có biết vì sao không? Vì quan phủ không dám công khai sự việc, sợ dân chúng ngừng tán dương khen ngợi. Như thế khác gì làm dơ bẩn thành tích của tiên đế!
Thậm chí, hồi ấy có một phú thương rất nổi tiếng ở Trung Châu, chẳng những ông ta đẩy chúng tôi vào hố lửa, mà dù đã biết chúng tôi bị ngược đãi vẫn bao che cho họ Liêu, chính ông ta đã bắt tay với quan phủ ém nhẹm chuyện đó, coi tính mạng của mấy chục người chết vì ngược đãi như trò đùa, trái ngược hoàn toàn với tiếng tăm của ông ta!"
Nói đến đây, Đôn Tử dừng một lúc, giọng từ căm phẫn trở nên nặng nề, “Mà điều quan trọng nhất, tôi muốn hỏi chư vị, trận chiến sông Trường Độ có thật sự cần đánh không? Chư vị ngẫm mà xem, trước trận chiến Cật Bắc thế nào? Sau trận chiến Cật Bắc lại ra sao?!"
Trước trận chiến sông Trường Độ, Cật Bắc bị ảnh hưởng bởi thiên tai nạn đói, người Cật Bắc dẫu nghèo song chí ít có thể sống lay lắt qua ngày; nhưng sau trận chiến sông Trường Độ, khắp Cật Bắc đâu đâu cũng là tiếng lầm than, cô nhi vô số, triều đình mới phải cùng thương nhân nhận nuôi trẻ mồ côi.
Lúc này, người áo sam cũ sờn lên tiếng: “Tào huynh đệ nói thế, tại hạ mới nhớ ra, hồi trước khi đánh trong triều có người chủ hòa, sau khi sĩ tử nhảy sông thì triều đình mới quyết định ứng chiến mười ba bộ Thương Nõ."
“Đúng rồi, ta cũng nhớ năm Chiêu Hóa mười một mười hai gì đấy, tiên đế đề nghị xây dựng Tiển Khâm Đài, có không ít người kịch liệt phản đối, nhân sĩ trong kinh bảo, xây đài chỉ tổ hao tài tốn của, chẳng thà dùng số tiền đó thu xếp cho di dân Cật Bắc. Về sau các sĩ tử ấy còn bị khép tội."
“Dù có đánh trận hay không, thì nếu nhìn từ góc độ này…" Các sĩ tử ngồi trong góc đưa mắt nhìn nhau, “Triều đình thật sự bất công với Cật Bắc?"
“Lại còn có mặt mũi dựng tháp kỉ niệm chiến công!"
Người áo sam sờn cũ hỏi lại: “Tào huynh đệ, ngươi có cam đoan những gì mình nói là thật không?"
“Tôi dám lấy tính mạng ra thề!" Đôn Tử giơ ba ngón tay thề độc, lại nói tiếp, “Trong tay ta còn có nhân chứng quan trọng, chính là phú thương Trung Châu bắt tay với quan phủ bao che họ Liêu."
“Hiện giờ phú thương này đang ở đâu?"
“Đã bị người của tôi bắt được rồi. Ông ta đang ở khá xa chỗ này, nếu chư vị bằng lòng chờ tôi một canh giờ, tôi sẽ dẫn ông ta đến, để chính miệng ông ta nói ra sự thật."
“Được!" Người áo sam sờn cũ hô lớn, đoạn xoay đầu nhìn nhân sĩ trong phòng, “Các vị, bây giờ xem ra triều đình thật sự đã che giấu điều gì đó về vụ án Tiển Khâm Đài, bao gồm cả trận chiến sông Trường Độ hơn mười năm trước, mà chúng ta hoàn toàn không hề hay biết! Sự việc không nên chậm trễ, tôi đề nghị chúng ta nên đến phố Chu Tước ngay bây giờ, yêu cầu triều đình công khai chân tướng, thả Thái tiên sinh!"
“Đến phố Chu Tước làm gì? Theo ta thấy, đến thẳng trước cửa cung đi!"
“Đúng, giả dối cũng được gì! Chi bằng đến thẳng cửa cung! Nhiều cô nhi Cật Bắc chết như vậy, bao nhiêu oan khuất bất bình cũng bị chôn vùi dưới Tiển Khâm Đài, lẽ nào không đủ để triều đình trả cho chúng ta một sự thật!"
Các sĩ tử trong quán trà đã bị oán hận căm phẫn đốt cháy, người áo sam cũ gật đầu thật mạnh, nói với Đôn Tử: “Nếu đã vậy, làm phiền Tào huynh đệ hãy đưa ác thương kia đến cửa cung, để ông ta phơi bày tội ác trước mặt bách tính thiên hạ."
***
Tại Giang gia.
Thấy Đức Vinh biến sắc, Thanh Duy hỏi: “Có phải ngươi nhớ ra chuyện gì rồi không?"
“Thiếu phu nhân." Đức Vinh nuốt nước bọt, “Có thể cho phép tiểu nhân đọc tờ thư cuối được không?"
Thanh Duy không do dự đưa lá thư trong tay cho hắn, Đức Vinh lia mắt đọc, nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, “Có lẽ tiểu nhân biết gia chủ họ Liêu nhận nuôi vợ con của Bàng Nguyên Chính."
“Ông ta là bạn của nghĩa phụ, kinh doanh đồ sứ. Vì để được giảm thuế, có một lần ông ta đã đến nhà hỏi nghĩa phụ nhận nuôi cô nhi Cật Bắc như thế nào. Nghĩa phụ là người tốt bụng, để khuyến khích ông ta trợ giúp cô nhi Cật Bắc mà còn dẫn tiểu nhân đi gặp ông ta. Nghĩa phụ cũng từng khuyên ông ta, bảo cứ liệu sức mà làm, nói nhận nuôi trẻ không giống nuôi chó nuôi mèo, chỉ cần cho miếng cơm là xong, nếu đã nuôi thì phải đối xử tốt, ai mà dè…"
Đức Vinh mím môi, một lúc lâu sau mới nói, “Tiểu nhân không biết một năm sau đã xảy ra chuyện gì, chỉ biết di dân Cật Bắc được gia chủ họ Liêu dẫn về đã lành ít dữ nhiều… Ngày hôm ấy ông ta tới tìm nghĩa phụ, nói quan phủ đã điều tra đến mình, xin nghĩa phụ làm chứng rằng ông ta vô tội. Nghĩa phụ rất tức giận, nói ông ta phải tự chịu trách nhiệm trước những chuyện đó, nghĩa phụ không giúp được, thậm chí còn vì thế mà đổ bệnh. Về sau… Hình như đại nhân ở phủ Giang Lưu cũng đến nhà, bàn bạc với nghĩa phụ về vụ án của gia chủ họ Liêu, cụ thể thế nào tiểu nhân không nhớ, chỉ nhớ bọn họ dặn nghĩa phụ không được công bố chuyện này ra ngoài. Trong thời gian ấy ở Giang Lưu đồn đãi rằng nghĩa phụ không xứng với danh tiếng, bao che kẻ ác, nhưng tiểu nhân tin tưởng nghĩa phụ, để ngoài tai những lời đó nên dần cũng quên đi, bây giờ mới sực nhớ…"
Chợt, Đức Vinh ngạc nhiên nhìn Thanh Duy, “Thiếu phu nhân, trong thư Nhạc tiền bối viết Tào Côn Đức có thù muốn báo, chẳng lẽ kẻ thù của lão là nghĩa phụ? Xét cho cùng chính nghĩa phụ đã khuyến khích gia chủ họ Liêu nhận nuôi cô nhi, cũng chính nghĩa phụ che giấu tội danh cho ông ta, nếu không việc gì nghĩa phụ lại đột ngột lên kinh?"
Nghe hắn nói thế, Thanh Duy lập tức bừng tỉnh, mấy điểm nghi vấn trước đó nàng không tài nào đoán ra đã được liên kết với nhau, chân tướng hé lộ.
Phải rồi, nàng còn bảo sao có thể trùng hợp đến vậy, nàng muốn lên kinh, Cố Phùng Âm cũng lên kinh.
Hóa ra con chim cắt nàng thấy ở Trung Châu thực sự có nhét thư của Tào Côn Đức, chẳng qua bức thư đó không gửi cho Trương Viễn Tụ hay Du Thanh, mà nhờ Du Thanh đưa cho Cố Phùng Âm, mục đích để ép Cố Phùng Âm lên kinh thành.
Cố Phùng Âm bồn chồn lo lắng suốt quãng đường lên kinh, lúc đến nơi, không những ông không ở cùng Triêu Thiên Đức Vinh, mà mấy lần hai người họ đến cửa tiệm thăm ông, ông cũng tránh mặt từ chối gặp. Thanh Duy còn tưởng cha con nuôi ba người họ không quá thân thiết, nhưng nay xem ra, có lẽ Cố Phùng Âm biết Tào Côn Đức muốn tìm mình trả thù nên mới không muốn kéo hai người con nuôi vào.
Mà quan trọng nhất, với địa vị của Tào Côn Đức ngày hôm nay thì đáng lí ra lão đã có thể báo thù từ lâu, nhưng trong thư Nhạc Ngư Thất nói Tào Côn Đức đang đợi thời cơ phù hợp.
Thời cơ ấy là gì đây?
Thanh Duy thấy chim cắt ở Trung Châu là vào nửa tháng sau khi Tạ Dung Dữ lấy được bằng chứng ở Chi Khê, chỉ vài ngày trước khi tin tức truyền đến Bắc Kinh, vừa đủ để chim cắt bay đi bay về.
Tào Côn Đức đang chờ ngày chân tướng sáng tỏ.
Vì sao lão lại chọn thời cơ này? Ngoài việc trả thù Cố Phùng Âm, lão ta còn muốn làm gì nữa?
Một dự cảm rất xấu kéo đến, Thanh Duy không có thời gian suy nghĩ, nhanh chóng quyết định: “Đức Vinh, ngươi lập tức vào cung tìm quan nhân, bảo chàng cho ta mượn người, trước mắt phải bảo vệ được Cố thúc."
“Triêu Thiên, ngươi theo ta đến cửa tiệm của Cố thúc."
***
Sắc trời dần sáng, một đêm lặng gió, chân trời không thấy hừng đông, mây dày đặc nhưng tuyết chẳng rơi, Thanh Duy vội vàng lao đến cửa tiệm phía tây thành, gấp gáp xuống ngựa.
Vị quản gia của Cố phủ lo lắng đi vòng vòng trước cửa, thấy Thanh Duy và Triêu Thiên tới thì ngạc nhiên: “Giang cô nương, Tam thiếu gia, sao hai người lại cùng đến đây?"
Ông ta không biết thân phận thật của Thanh Duy, hỏi như vậy cũng không lạ.
Triêu Thiên giải thích: “Đây là phu nhân của gia chủ của tôi."
Quản gia còn chưa luận ra phu nhân của gia chủ chính là Chiêu vương phi thì Thanh Duy đã hỏi: “Lưu quản gia, Cố thúc đâu rồi?"
“Tôi đang lo lắng đâu, lúc nãy đột nhiên có mấy gã đàn ông cao to đến tiệm, rồi lão gia đi theo bọn họ."
“Cụ thể là lúc nào?"
“Nửa canh giờ trước, khi trời vẫn chưa sáng."
Thanh Duy nhíu mày, chạy nhanh tới đâu thì vẫn trễ một bước rồi.
Lưu quản gia thấy sắc mặt Thanh Duy khác lạ, bèn hỏi, “Giang cô nương, có phải đã xảy ra chuyện rồi không?" Ông vỗ đùi, thất vọng nói, “Tôi đã bảo mà, lúc ấy tôi cảm thấy đám đàn ông kia quá kỳ cục, nhẽ ra tôi nên ngăn lão gia lại mới đúng!"
Thanh Duy an ủi: “Lưu quản gia đừng nóng, trả lời vài câu hỏi của tôi đã."
“Thứ nhất, thực ra Cố lão gia lên kinh không phải để giải quyết vấn đề kinh doanh, mà là vì nhận được một bức thư trong kinh gửi tới đúng không?"
Lưu quản gia chần chừ, Cố Phùng Âm không cho phép tiết lộ chuyện này với bất cứ ai, nhưng bây giờ thấy lão gia bị kẻ xấu bắt, ông ta không nghĩ được nhiều đến thế, “Không giấu gì Giang cô nương, đúng là lão gia nhận được một bức thư nên mới quyết định lên kinh. Thực tế mấy ngày nay lão gia ở cửa tiệm cũng không bận gì, chỉ kiểm tra sổ sách các nơi, có ý định phân chia gia sản. Đêm qua lão gia còn nói, trong số các thiếu gia trong nhà thì Chúc Nhị thiếu gia thông minh nhất, giao cho cậu ấy lo liệu chuyện kinh doanh ở kinh thành và Trung Châu, nếu thiếu gia không cáng đáng nổi, Tiểu Chiêu vương sẽ giúp cậu ấy."
Cố Nhị thiếu gia chính là Đức Vinh.
Lời này của Cố Phùng Âm nghe như muốn bàn giao hậu sự.
Thanh Duy lại hỏi: “Đây không phải là lần đầu tiên Cố thúc nhận được thư như thế đúng không?"
Nếu Tào Côn Đức đã nhận định kẻ thù là Cố Phùng Âm từ lâu, vậy chắc chắn đã từng liên lạc với ông từ rất nhiều năm trước, bằng không Cố Phùng Âm đã chẳng lập tức lên kinh ngay khi nhận được thư của lão ta.
Quả nhiên không sai, Lưu quản gia đáp:"Đúng là không phải lần đầu lão gia nhận được thư như vậy. Chúng tôi đã nhận được thư tổng cộng hai lần, lần thứ nhất là vào, vào…"
“Năm Chiêu Hóa đầu tiên?" Thanh Duy hỏi.
Năm Chiêu Hóa đầu tiên, Tào Côn Đức biết được tung tích của vợ con Bàng thị, cứu Đôn Tử, viết thư chất vấn Cố Phùng Âm.
“Đúng đúng, là năm Chiêu Hóa đầu tiên, lão gia nhận được thư thì rất áy náy, còn đổ bệnh một thời gian, nói gì mà mình đã làm sai chuyện, sẽ bị báo ứng." Lưu quản gia đáp, “Lá thư thứ hai được gửi đến vào khoảng hai năm trước, sau khi nhận được thư, lão gia buồn rầu nhiều hôm liền."
Hai năm trước là lúc triều đình quyết định trùng kiến Tiển Khâm Đài.
Ắt hẳn trong bức thư thứ hai Tào Côn Đức đã hẹn Cố Phùng Âm lên kinh, bởi vì áy náy, Cố Phùng Âm đồng ý với yêu cầu của Tào Côn Đức, đợi đến mùa thu năm nay khi nhận được bức thư thứ ba, ông mới lên đường cùng Thanh Duy đến kinh thành.
Xem ra Cố Phùng Âm đã bị người của Tào Côn Đức dẫn đi rồi. Nhưng rốt cuộc ông ấy đã đi đâu?
Thanh Duy biết nếu chỉ có mỗi mình mình và Triêu Thiên, tìm kiếm một người bị giấu đi ở kinh thành rộng lớn này chẳng khác nào mò kim đáy bể. Nhưng Tào Côn Đức tìm Cố Phùng Âm là để trả thù, mỗi một giờ một khắc trôi qua, tính mạng Cố Phùng Âm sẽ càng thêm nguy hiểm. Cũng may Đức Vinh đã vào cung mượn người của Tạ Dung Dữ, thay vì chạy vòng vòng như ruồi mất đầu, tốt nhất nàng nên chờ chi viện của Huyền Ưng vệ.
Thanh Duy sốt ruột đi vòng vòng tại chỗ, nửa canh giờ sau, đầu đường mới có tiếng vó ngựa đưa tới – là Kỳ Minh cùng các Huyền Ưng vệ, Đức Vinh cũng đi theo.
Thanh Duy rảo bước đi tới: “Sao giờ mới đến hả?"
Kỳ Minh vừa xuống ngựa vừa giải thích: “Chẳng hiểu sao sáng nay các sĩ tử lại đồng loạt kéo đến cửa cung biểu tình, lấp kín mọi ngõ ngách.Nếu không có Ngu hầu sớm đề phòng, yêu cầu bọn thuộc hạ rời cung đợi lệnh của thiếu phu nhân từ trước khi trời sáng, thì chưa chắc thuộc hạ đã đến kịp, mong thiếu phu nhân không trách cứ."
Thanh Duy nhận ra tông giọng của mình đã quá gay gắt, nàng bình tĩnh nói: “Ngươi đừng hiểu lầm, ta không có ý trách mọi người, chỉ là sốt ruột quá thôi."
Rồi nàng hỏi: “Tào Côn Đức đã bị bắt chưa?"
“Quan gia vừa nhận được tin là ngay lập tức cử người tới Đông xá dẫn Tào Côn Đức đi, nhưng… không thấy Đôn Tử đâu."
Thanh Duy không bất ngờ, nếu Tào Côn Đức không có nước đi dự bị thì đã không phải là Tào Côn Đức.
Tào Côn Đức là đại thái giám, tuy triều thần nể mặt lão nhưng cũng không coi trọng lão, cho nên, dù bản lĩnh của lão lớn đến đâu thì cũng chỉ có thể mua chuộc được nội thị và thị vệ trong cung. Hai năm qua Thanh Duy thuận lợi ra vào Đông xá, ngoài có Đôn Tử dẫn đường thì cũng có công của thị vệ gác cửa hông. Nếu nói thị vệ ở đó không phải người của Tào Côn Đức thì Thanh Duy không tin. Hẳn phải có thị vệ trong ứng ngoại hợp thì một nội thị như Đôn Tử mới có thể thuận lợi rời cung.
Đôn Thị không có nhà ở tại kinh thành, nhưng các thị vệ thì có.
“Nếu ta nhớ không nhầm thì Võ Đức Ti chịu trách nhiệm canh gác cổng thành và ngoài cửa cung đúng không?" Thanh Duy hỏi.
“Đúng thế."
“Được rồi, các ngươi hãy đến Võ Đức Ti lấy danh sách trực ban tới đây, ta muốn điều tra xem hai năm qua mỗi lần ta ra vào Đông xá thì ai là người canh gác cửa hông, những kẻ đó làm việc dưới quyền ai, có nhà ở đâu trong kinh thành."
Kỳ Minh lấy làm ngạc nhiên.
Thanh Duy hỏi lại: “Sao thế? Chuyện này khó khăn hả?" Nàng biết tự tiện lấy danh sách trực ban của nha môn khác không phải điều dễ dàng, nhưng chuyện đang cấp bách, khó đến mấy cũng phải làm.
“Không phải." Kỳ Minh nói, sau đó gọi một Huyền Ưng vệ ở sau lưng, Huyền Ưng vệ đáp một tiếng, dâng ba bộ sách lên, Kỳ Minh giải thích: “Trước khi thuộc hạ rời cung, Ngu hầu đã cử người đến các quân nha lấy chỗ sổ sách này giao cho thuộc hạ. Lịch trình trực ban của Võ Đức Ti trong ba năm qua đều nằm ở đây, Ngu hầu nói, tuy không biết thiếu phu nhân đã điều tra được gì, nhưng chắc chắn sổ sách này sẽ có ích cho thiếu phu nhân."
“… Sau trận chiến sông Trường Độ, trẻ mồ côi ở Cật Bắc nhiều không đếm xuể, tôi là một trong số đấy. Nhưng một đứa xuất thân hèn mọn như tôi được nhận nuôi cũng chỉ giúp các thương nhân góp đủ người giảm thuế, gặp được người tốt, miễn cưỡng còn có miếng cơm ăn, chứ nếu gặp phải kẻ không ra gì, thứ chờ đợi chúng tôi chính là địa ngục."
Đôn Tử nhìn quanh, ánh mắt lạnh lẽo, “Hồi ấy tôi được một nhà họ Liêu nhận nuôi, làm người hầu một năm. Chư vị thấy cơ thể tôi rồi đấy, chắc hẳn cũng biết trong một năm ngắn ngủi đó tôi đã bị ngược đãi như thế nào, nhưng chưa hết…"
Nói đoạn, Đôn Tử nắm lấy dây khố, kéo một cái.
Khố rơi xuống đất, đập vào mắt là vết sẹo kinh khủng.
Các nhân sĩ không khỏi hô lên, có người xoay mặt đi không đành lòng nhìn thẳng.
Cái hồi Tào Côn Đức cứu Đôn Tử thì ông ta đã vào áp ban ở Nội Thị Tỉnh, với địa vị của lão ta, tìm một căn nhà cho Đôn Tử sống yên thân không khó, việc gì phải để đứa trẻ số khổ ấy cũng thành thái giám như mình?
Nhưng thực chẳng đặng, bởi lúc Tào Côn Đức gặp Đôn Tử, gã đã không còn lành lặn.
Lúc này, một nhân sĩ lên tiếng: “Ta rất thông cảm trước cảnh ngộ của Tào huynh đệ, nhưng, kẻ xấu hại ngươi không có ở đây, chuyện đã qua nhiều năm, nay nhắc lại có được gì không?"
“Đúng vậy, công bằng mà nói quan phủ làm cũng không sai, Tào huynh đệ xui xẻo nên mới gặp phải kẻ ác."
Bọn họ tập trung ở đây chỉ với một mục đích là cứu Thái tiên sinh. Vẫn câu nói cũ, trừ phi có thể chứng minh triều đình không xử lí công bằng, bọn họ không có cách nào yêu cầu quan phủ thả người.
“Chư vị đừng nóng nảy, tôi vẫn chưa nói hết." Đôn Tử nói tiếp, “Chư vị chỉ thấy ác nhân họ Liêu đã chết, nhưng mọi người có biết triều đình trị tội hắn ta thế nào không? Triều đình không hề công khai tội ác của hắn, mà chỉ bí mật xử tử, đồng đảng của hắn, gia quyến của hắn vẫn đang ung dung sống ngoài kia.
Lúc ấy có bảy người chúng tôi được họ Liêu nhận nuôi, ngoài tôi ra, sáu người còn lại không ai sống sót, trong đó có một nhà ba mẹ con. Hơn nữa theo tôi được biết, năm ấy ở Trung Châu hay Khánh Minh, không chỉ có một ác thương như tên họ Liêu. Nhưng hễ động đến chuyện này là quan phủ lại bí mật xử quyết, không hề truy cứu! Chư vị có biết vì sao không? Vì quan phủ không dám công khai sự việc, sợ dân chúng ngừng tán dương khen ngợi. Như thế khác gì làm dơ bẩn thành tích của tiên đế!
Thậm chí, hồi ấy có một phú thương rất nổi tiếng ở Trung Châu, chẳng những ông ta đẩy chúng tôi vào hố lửa, mà dù đã biết chúng tôi bị ngược đãi vẫn bao che cho họ Liêu, chính ông ta đã bắt tay với quan phủ ém nhẹm chuyện đó, coi tính mạng của mấy chục người chết vì ngược đãi như trò đùa, trái ngược hoàn toàn với tiếng tăm của ông ta!"
Nói đến đây, Đôn Tử dừng một lúc, giọng từ căm phẫn trở nên nặng nề, “Mà điều quan trọng nhất, tôi muốn hỏi chư vị, trận chiến sông Trường Độ có thật sự cần đánh không? Chư vị ngẫm mà xem, trước trận chiến Cật Bắc thế nào? Sau trận chiến Cật Bắc lại ra sao?!"
Trước trận chiến sông Trường Độ, Cật Bắc bị ảnh hưởng bởi thiên tai nạn đói, người Cật Bắc dẫu nghèo song chí ít có thể sống lay lắt qua ngày; nhưng sau trận chiến sông Trường Độ, khắp Cật Bắc đâu đâu cũng là tiếng lầm than, cô nhi vô số, triều đình mới phải cùng thương nhân nhận nuôi trẻ mồ côi.
Lúc này, người áo sam cũ sờn lên tiếng: “Tào huynh đệ nói thế, tại hạ mới nhớ ra, hồi trước khi đánh trong triều có người chủ hòa, sau khi sĩ tử nhảy sông thì triều đình mới quyết định ứng chiến mười ba bộ Thương Nõ."
“Đúng rồi, ta cũng nhớ năm Chiêu Hóa mười một mười hai gì đấy, tiên đế đề nghị xây dựng Tiển Khâm Đài, có không ít người kịch liệt phản đối, nhân sĩ trong kinh bảo, xây đài chỉ tổ hao tài tốn của, chẳng thà dùng số tiền đó thu xếp cho di dân Cật Bắc. Về sau các sĩ tử ấy còn bị khép tội."
“Dù có đánh trận hay không, thì nếu nhìn từ góc độ này…" Các sĩ tử ngồi trong góc đưa mắt nhìn nhau, “Triều đình thật sự bất công với Cật Bắc?"
“Lại còn có mặt mũi dựng tháp kỉ niệm chiến công!"
Người áo sam sờn cũ hỏi lại: “Tào huynh đệ, ngươi có cam đoan những gì mình nói là thật không?"
“Tôi dám lấy tính mạng ra thề!" Đôn Tử giơ ba ngón tay thề độc, lại nói tiếp, “Trong tay ta còn có nhân chứng quan trọng, chính là phú thương Trung Châu bắt tay với quan phủ bao che họ Liêu."
“Hiện giờ phú thương này đang ở đâu?"
“Đã bị người của tôi bắt được rồi. Ông ta đang ở khá xa chỗ này, nếu chư vị bằng lòng chờ tôi một canh giờ, tôi sẽ dẫn ông ta đến, để chính miệng ông ta nói ra sự thật."
“Được!" Người áo sam sờn cũ hô lớn, đoạn xoay đầu nhìn nhân sĩ trong phòng, “Các vị, bây giờ xem ra triều đình thật sự đã che giấu điều gì đó về vụ án Tiển Khâm Đài, bao gồm cả trận chiến sông Trường Độ hơn mười năm trước, mà chúng ta hoàn toàn không hề hay biết! Sự việc không nên chậm trễ, tôi đề nghị chúng ta nên đến phố Chu Tước ngay bây giờ, yêu cầu triều đình công khai chân tướng, thả Thái tiên sinh!"
“Đến phố Chu Tước làm gì? Theo ta thấy, đến thẳng trước cửa cung đi!"
“Đúng, giả dối cũng được gì! Chi bằng đến thẳng cửa cung! Nhiều cô nhi Cật Bắc chết như vậy, bao nhiêu oan khuất bất bình cũng bị chôn vùi dưới Tiển Khâm Đài, lẽ nào không đủ để triều đình trả cho chúng ta một sự thật!"
Các sĩ tử trong quán trà đã bị oán hận căm phẫn đốt cháy, người áo sam cũ gật đầu thật mạnh, nói với Đôn Tử: “Nếu đã vậy, làm phiền Tào huynh đệ hãy đưa ác thương kia đến cửa cung, để ông ta phơi bày tội ác trước mặt bách tính thiên hạ."
***
Tại Giang gia.
Thấy Đức Vinh biến sắc, Thanh Duy hỏi: “Có phải ngươi nhớ ra chuyện gì rồi không?"
“Thiếu phu nhân." Đức Vinh nuốt nước bọt, “Có thể cho phép tiểu nhân đọc tờ thư cuối được không?"
Thanh Duy không do dự đưa lá thư trong tay cho hắn, Đức Vinh lia mắt đọc, nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, “Có lẽ tiểu nhân biết gia chủ họ Liêu nhận nuôi vợ con của Bàng Nguyên Chính."
“Ông ta là bạn của nghĩa phụ, kinh doanh đồ sứ. Vì để được giảm thuế, có một lần ông ta đã đến nhà hỏi nghĩa phụ nhận nuôi cô nhi Cật Bắc như thế nào. Nghĩa phụ là người tốt bụng, để khuyến khích ông ta trợ giúp cô nhi Cật Bắc mà còn dẫn tiểu nhân đi gặp ông ta. Nghĩa phụ cũng từng khuyên ông ta, bảo cứ liệu sức mà làm, nói nhận nuôi trẻ không giống nuôi chó nuôi mèo, chỉ cần cho miếng cơm là xong, nếu đã nuôi thì phải đối xử tốt, ai mà dè…"
Đức Vinh mím môi, một lúc lâu sau mới nói, “Tiểu nhân không biết một năm sau đã xảy ra chuyện gì, chỉ biết di dân Cật Bắc được gia chủ họ Liêu dẫn về đã lành ít dữ nhiều… Ngày hôm ấy ông ta tới tìm nghĩa phụ, nói quan phủ đã điều tra đến mình, xin nghĩa phụ làm chứng rằng ông ta vô tội. Nghĩa phụ rất tức giận, nói ông ta phải tự chịu trách nhiệm trước những chuyện đó, nghĩa phụ không giúp được, thậm chí còn vì thế mà đổ bệnh. Về sau… Hình như đại nhân ở phủ Giang Lưu cũng đến nhà, bàn bạc với nghĩa phụ về vụ án của gia chủ họ Liêu, cụ thể thế nào tiểu nhân không nhớ, chỉ nhớ bọn họ dặn nghĩa phụ không được công bố chuyện này ra ngoài. Trong thời gian ấy ở Giang Lưu đồn đãi rằng nghĩa phụ không xứng với danh tiếng, bao che kẻ ác, nhưng tiểu nhân tin tưởng nghĩa phụ, để ngoài tai những lời đó nên dần cũng quên đi, bây giờ mới sực nhớ…"
Chợt, Đức Vinh ngạc nhiên nhìn Thanh Duy, “Thiếu phu nhân, trong thư Nhạc tiền bối viết Tào Côn Đức có thù muốn báo, chẳng lẽ kẻ thù của lão là nghĩa phụ? Xét cho cùng chính nghĩa phụ đã khuyến khích gia chủ họ Liêu nhận nuôi cô nhi, cũng chính nghĩa phụ che giấu tội danh cho ông ta, nếu không việc gì nghĩa phụ lại đột ngột lên kinh?"
Nghe hắn nói thế, Thanh Duy lập tức bừng tỉnh, mấy điểm nghi vấn trước đó nàng không tài nào đoán ra đã được liên kết với nhau, chân tướng hé lộ.
Phải rồi, nàng còn bảo sao có thể trùng hợp đến vậy, nàng muốn lên kinh, Cố Phùng Âm cũng lên kinh.
Hóa ra con chim cắt nàng thấy ở Trung Châu thực sự có nhét thư của Tào Côn Đức, chẳng qua bức thư đó không gửi cho Trương Viễn Tụ hay Du Thanh, mà nhờ Du Thanh đưa cho Cố Phùng Âm, mục đích để ép Cố Phùng Âm lên kinh thành.
Cố Phùng Âm bồn chồn lo lắng suốt quãng đường lên kinh, lúc đến nơi, không những ông không ở cùng Triêu Thiên Đức Vinh, mà mấy lần hai người họ đến cửa tiệm thăm ông, ông cũng tránh mặt từ chối gặp. Thanh Duy còn tưởng cha con nuôi ba người họ không quá thân thiết, nhưng nay xem ra, có lẽ Cố Phùng Âm biết Tào Côn Đức muốn tìm mình trả thù nên mới không muốn kéo hai người con nuôi vào.
Mà quan trọng nhất, với địa vị của Tào Côn Đức ngày hôm nay thì đáng lí ra lão đã có thể báo thù từ lâu, nhưng trong thư Nhạc Ngư Thất nói Tào Côn Đức đang đợi thời cơ phù hợp.
Thời cơ ấy là gì đây?
Thanh Duy thấy chim cắt ở Trung Châu là vào nửa tháng sau khi Tạ Dung Dữ lấy được bằng chứng ở Chi Khê, chỉ vài ngày trước khi tin tức truyền đến Bắc Kinh, vừa đủ để chim cắt bay đi bay về.
Tào Côn Đức đang chờ ngày chân tướng sáng tỏ.
Vì sao lão lại chọn thời cơ này? Ngoài việc trả thù Cố Phùng Âm, lão ta còn muốn làm gì nữa?
Một dự cảm rất xấu kéo đến, Thanh Duy không có thời gian suy nghĩ, nhanh chóng quyết định: “Đức Vinh, ngươi lập tức vào cung tìm quan nhân, bảo chàng cho ta mượn người, trước mắt phải bảo vệ được Cố thúc."
“Triêu Thiên, ngươi theo ta đến cửa tiệm của Cố thúc."
***
Sắc trời dần sáng, một đêm lặng gió, chân trời không thấy hừng đông, mây dày đặc nhưng tuyết chẳng rơi, Thanh Duy vội vàng lao đến cửa tiệm phía tây thành, gấp gáp xuống ngựa.
Vị quản gia của Cố phủ lo lắng đi vòng vòng trước cửa, thấy Thanh Duy và Triêu Thiên tới thì ngạc nhiên: “Giang cô nương, Tam thiếu gia, sao hai người lại cùng đến đây?"
Ông ta không biết thân phận thật của Thanh Duy, hỏi như vậy cũng không lạ.
Triêu Thiên giải thích: “Đây là phu nhân của gia chủ của tôi."
Quản gia còn chưa luận ra phu nhân của gia chủ chính là Chiêu vương phi thì Thanh Duy đã hỏi: “Lưu quản gia, Cố thúc đâu rồi?"
“Tôi đang lo lắng đâu, lúc nãy đột nhiên có mấy gã đàn ông cao to đến tiệm, rồi lão gia đi theo bọn họ."
“Cụ thể là lúc nào?"
“Nửa canh giờ trước, khi trời vẫn chưa sáng."
Thanh Duy nhíu mày, chạy nhanh tới đâu thì vẫn trễ một bước rồi.
Lưu quản gia thấy sắc mặt Thanh Duy khác lạ, bèn hỏi, “Giang cô nương, có phải đã xảy ra chuyện rồi không?" Ông vỗ đùi, thất vọng nói, “Tôi đã bảo mà, lúc ấy tôi cảm thấy đám đàn ông kia quá kỳ cục, nhẽ ra tôi nên ngăn lão gia lại mới đúng!"
Thanh Duy an ủi: “Lưu quản gia đừng nóng, trả lời vài câu hỏi của tôi đã."
“Thứ nhất, thực ra Cố lão gia lên kinh không phải để giải quyết vấn đề kinh doanh, mà là vì nhận được một bức thư trong kinh gửi tới đúng không?"
Lưu quản gia chần chừ, Cố Phùng Âm không cho phép tiết lộ chuyện này với bất cứ ai, nhưng bây giờ thấy lão gia bị kẻ xấu bắt, ông ta không nghĩ được nhiều đến thế, “Không giấu gì Giang cô nương, đúng là lão gia nhận được một bức thư nên mới quyết định lên kinh. Thực tế mấy ngày nay lão gia ở cửa tiệm cũng không bận gì, chỉ kiểm tra sổ sách các nơi, có ý định phân chia gia sản. Đêm qua lão gia còn nói, trong số các thiếu gia trong nhà thì Chúc Nhị thiếu gia thông minh nhất, giao cho cậu ấy lo liệu chuyện kinh doanh ở kinh thành và Trung Châu, nếu thiếu gia không cáng đáng nổi, Tiểu Chiêu vương sẽ giúp cậu ấy."
Cố Nhị thiếu gia chính là Đức Vinh.
Lời này của Cố Phùng Âm nghe như muốn bàn giao hậu sự.
Thanh Duy lại hỏi: “Đây không phải là lần đầu tiên Cố thúc nhận được thư như thế đúng không?"
Nếu Tào Côn Đức đã nhận định kẻ thù là Cố Phùng Âm từ lâu, vậy chắc chắn đã từng liên lạc với ông từ rất nhiều năm trước, bằng không Cố Phùng Âm đã chẳng lập tức lên kinh ngay khi nhận được thư của lão ta.
Quả nhiên không sai, Lưu quản gia đáp:"Đúng là không phải lần đầu lão gia nhận được thư như vậy. Chúng tôi đã nhận được thư tổng cộng hai lần, lần thứ nhất là vào, vào…"
“Năm Chiêu Hóa đầu tiên?" Thanh Duy hỏi.
Năm Chiêu Hóa đầu tiên, Tào Côn Đức biết được tung tích của vợ con Bàng thị, cứu Đôn Tử, viết thư chất vấn Cố Phùng Âm.
“Đúng đúng, là năm Chiêu Hóa đầu tiên, lão gia nhận được thư thì rất áy náy, còn đổ bệnh một thời gian, nói gì mà mình đã làm sai chuyện, sẽ bị báo ứng." Lưu quản gia đáp, “Lá thư thứ hai được gửi đến vào khoảng hai năm trước, sau khi nhận được thư, lão gia buồn rầu nhiều hôm liền."
Hai năm trước là lúc triều đình quyết định trùng kiến Tiển Khâm Đài.
Ắt hẳn trong bức thư thứ hai Tào Côn Đức đã hẹn Cố Phùng Âm lên kinh, bởi vì áy náy, Cố Phùng Âm đồng ý với yêu cầu của Tào Côn Đức, đợi đến mùa thu năm nay khi nhận được bức thư thứ ba, ông mới lên đường cùng Thanh Duy đến kinh thành.
Xem ra Cố Phùng Âm đã bị người của Tào Côn Đức dẫn đi rồi. Nhưng rốt cuộc ông ấy đã đi đâu?
Thanh Duy biết nếu chỉ có mỗi mình mình và Triêu Thiên, tìm kiếm một người bị giấu đi ở kinh thành rộng lớn này chẳng khác nào mò kim đáy bể. Nhưng Tào Côn Đức tìm Cố Phùng Âm là để trả thù, mỗi một giờ một khắc trôi qua, tính mạng Cố Phùng Âm sẽ càng thêm nguy hiểm. Cũng may Đức Vinh đã vào cung mượn người của Tạ Dung Dữ, thay vì chạy vòng vòng như ruồi mất đầu, tốt nhất nàng nên chờ chi viện của Huyền Ưng vệ.
Thanh Duy sốt ruột đi vòng vòng tại chỗ, nửa canh giờ sau, đầu đường mới có tiếng vó ngựa đưa tới – là Kỳ Minh cùng các Huyền Ưng vệ, Đức Vinh cũng đi theo.
Thanh Duy rảo bước đi tới: “Sao giờ mới đến hả?"
Kỳ Minh vừa xuống ngựa vừa giải thích: “Chẳng hiểu sao sáng nay các sĩ tử lại đồng loạt kéo đến cửa cung biểu tình, lấp kín mọi ngõ ngách.Nếu không có Ngu hầu sớm đề phòng, yêu cầu bọn thuộc hạ rời cung đợi lệnh của thiếu phu nhân từ trước khi trời sáng, thì chưa chắc thuộc hạ đã đến kịp, mong thiếu phu nhân không trách cứ."
Thanh Duy nhận ra tông giọng của mình đã quá gay gắt, nàng bình tĩnh nói: “Ngươi đừng hiểu lầm, ta không có ý trách mọi người, chỉ là sốt ruột quá thôi."
Rồi nàng hỏi: “Tào Côn Đức đã bị bắt chưa?"
“Quan gia vừa nhận được tin là ngay lập tức cử người tới Đông xá dẫn Tào Côn Đức đi, nhưng… không thấy Đôn Tử đâu."
Thanh Duy không bất ngờ, nếu Tào Côn Đức không có nước đi dự bị thì đã không phải là Tào Côn Đức.
Tào Côn Đức là đại thái giám, tuy triều thần nể mặt lão nhưng cũng không coi trọng lão, cho nên, dù bản lĩnh của lão lớn đến đâu thì cũng chỉ có thể mua chuộc được nội thị và thị vệ trong cung. Hai năm qua Thanh Duy thuận lợi ra vào Đông xá, ngoài có Đôn Tử dẫn đường thì cũng có công của thị vệ gác cửa hông. Nếu nói thị vệ ở đó không phải người của Tào Côn Đức thì Thanh Duy không tin. Hẳn phải có thị vệ trong ứng ngoại hợp thì một nội thị như Đôn Tử mới có thể thuận lợi rời cung.
Đôn Thị không có nhà ở tại kinh thành, nhưng các thị vệ thì có.
“Nếu ta nhớ không nhầm thì Võ Đức Ti chịu trách nhiệm canh gác cổng thành và ngoài cửa cung đúng không?" Thanh Duy hỏi.
“Đúng thế."
“Được rồi, các ngươi hãy đến Võ Đức Ti lấy danh sách trực ban tới đây, ta muốn điều tra xem hai năm qua mỗi lần ta ra vào Đông xá thì ai là người canh gác cửa hông, những kẻ đó làm việc dưới quyền ai, có nhà ở đâu trong kinh thành."
Kỳ Minh lấy làm ngạc nhiên.
Thanh Duy hỏi lại: “Sao thế? Chuyện này khó khăn hả?" Nàng biết tự tiện lấy danh sách trực ban của nha môn khác không phải điều dễ dàng, nhưng chuyện đang cấp bách, khó đến mấy cũng phải làm.
“Không phải." Kỳ Minh nói, sau đó gọi một Huyền Ưng vệ ở sau lưng, Huyền Ưng vệ đáp một tiếng, dâng ba bộ sách lên, Kỳ Minh giải thích: “Trước khi thuộc hạ rời cung, Ngu hầu đã cử người đến các quân nha lấy chỗ sổ sách này giao cho thuộc hạ. Lịch trình trực ban của Võ Đức Ti trong ba năm qua đều nằm ở đây, Ngu hầu nói, tuy không biết thiếu phu nhân đã điều tra được gì, nhưng chắc chắn sổ sách này sẽ có ích cho thiếu phu nhân."
Tác giả :
Trầm Tiêu Chi