Thanh Vân Đài
Chương 187
“Trương Nhị công tử bảo tôi đừng làm chuyện thừa thãi, nhưng công tử thì khác gì."
Tào Côn Đức thủng thẳng nói, “Tôi tuy già nhưng trí nhớ còn tốt. Năm ngoái Tiết Trường Hưng nhảy vách núi, hình như là được Trương Nhị công tử cứu; lúc sau Ôn Tiểu Dã có thể an toàn tháo chạy khỏi kinh thành, ít nhiều cũng nhờ Trương Nhị công tử giúp đỡ. Ai cũng nói công tử là người thiếu quyết đoán, nhưng nhìn mỗi chuyện ngài đã làm mà xem, quả là quyết đoán sát phạt. Nói riêng vụ Hà gia tích trữ thuốc men, nếu không nhờ công tử dẫn bách tính Ninh Châu bị ảnh hưởng bởi ôn dịch lên kinh, đi đầu gây rối, thì làm gì có chuyện sĩ tử biểu tình sau này. Còn giờ vụ án mua bán danh sách đã bị lộ, Trương Nhị công tử biết nếu cứ để Tiểu Chiêu vương tiếp tục điều xa, sớm hay muộn cũng phải gác lại việc xây dựng Tiển Khâm Đài. Chi Khê núi lở đá mòn, ai biết được có kẻ sẽ giấu đi bằng chứng về Chương Hạc Thư. Công tử vẫn luôn nắm rõ lúc nào cần tuốt gươm, lúc nào cần thu về, thế mà cứ gặp Ôn Tiểu Dã là lại rối lên, lẽ nào trong lòng Trương Nhị công tử, Ôn Tiểu Dã có địa vị rất đặc biệt?"
Trong số các đại thần trên triều, không chỉ có mỗi Chương Hạc Thư muốn trùng kiến Tiển Khâm Đài. Nhưng đâu phải ai cũng quyền thế lớn mạnh như ông ta để mà có thể đổi chác với Thiên tử. Vậy cần làm gì đây đây? Rất dễ, chỉ cần tìm cơ hội ra tay trợ giúp là xong. Đầu xuân năm Gia Ninh thứ ba, cơ hội ấy đã đến, Gia Ninh đế đồng ý xây lại Tiển Khâm Đài, triều đình cử quan viên ở các bộ tái điều tra vụ án cũ, tróc nã một nhóm nghi phạm bao gồm Thôi Hoằng Nghĩa, cùng lúc ấy, thợ mộc Tiết Trường Hưng quyết định lên kinh, tự thân điều tra chân tướng Tiển Khâm Đài sập. Nhưng chỉ dựa vào một thợ mộc nào đủ gây nên sóng gió, Trương Viễn Tụ biết Ôn Tiểu Dã còn sống, thậm chí còn biết nàng được Tào Côn Đức cứu, thế là y đã viết thư cho Tào Côn Đức, mời lão tìm cách để cô con gái của Ôn Thiên lên kinh.
Thực ra Tào Côn Đức biết Trương Viễn Tụ bao che Thanh Duy chưa chắc đã vì sinh tình, nhưng đúng là nàng ta rất đặc biệt đối với y, dù gì nàng ta bước vào đầm rồng hang hổ này, ít nhiều cũng có nguyên nhân từ y, nhưng Tào Côn Đức muốn nói như vậy để kích y.
“Ta và công công đã hứa với nhau rồi còn gì." Trương Viễn Tụ không hề bị Tào Côn Đức chọc giận, giọng điệu vẫn dửng dưng, “Công công giúp đỡ lúc ta cần, và để báo đáp, ta cũng sẽ giúp công công hoàn thành tâm nguyện. Công công muốn trả thù cho Bàng tiên sinh còn gì, bây giờ ta đã đưa kẻ thù tới kinh thành rồi đấy. Để ta nhắc nhở công công một câu, công công muốn làm gì thì làm sớm đi, trong kinh toàn là người có đầu óc, nếu chậm một bước để lộ sơ hở, khéo có khi tâm nguyện của công công sẽ thành bọt biển."
Tào Côn Đức híp mắt bật cười, “Trong số những người thổ lộ thật lòng với ta, Trương Nhị công tử là người thú vị nhất đấy. Chân lội bùn lầy, hài lấm bẩn nhưng vạt áo vẫn sạch sẽ; hành động rõ quả quyết sát phạt nhưng vẫn nhớ không hại người vô tội, xem ra hai chữ ‘Vong Trần’ mà lão thái phó đặt cũng trói buộc ngài ghê nhỉ. Chuyện đến nước này rồi, tôi muốn hỏi Trương Nhị công tử một câu, nếu làm lại từ đầu, Trương Nhị công tử có muốn để Ôn Tiểu Dã lên kinh không?"
Trương Viễn Tụ không đáp, tỏ vẻ chẳng buồn nói chuyện, đưa mắt nhìn về góc Đông Cung nơi xa, bước chân dừng lại, “Đa tạ công công đã dẫn đường, đã đến Huệ chính viện rồi, công công có thể dừng bước."
Phường quan ở Huệ chính viện biết Trương Viễn Tụ đến nên đã đứng chờ từ trước. Có nhẽ đối đáp với Tào Côn Đức quá phí sức nên Trương Viễn Tụ thấy rất mệt, giải quyết chính sự thì trời cũng đã tối, y không về nha môn trực ban mà đi thẳng về nhà.
Thời gian qua lão thái phó không ở kinh thành, Trương Viễn Tụ ở căn nhà nhỏ tại thành Tây – chính là nhà cũ của thái phó, nơi ngày trước Thanh Duy dưỡng thương.
Nhà cũ cách thành Tử Tiêu rất xa, xuất phát từ cửa cung mất tận nửa canh giờ. Trời cuối thu, gió chiều thổi từng cơn se lạnh, người qua đường chẳng có mấy ai, Trương Viễn Tụ vén rèm xe, cảnh phố phường tiêu điều giống hệt Lăng Xuyên giới nghiêm năm nào.
Trương Viễn Tụ nhớ lại lời Tào Côn Đức hỏi, nếu bắt đầu lại từ đầu, y có có muốn để Ôn Tiểu Dã lên kinh không?
Trương Viễn Tụ không biết “từ đầu" của Tào Côn Đức bắt đầu từ đâu, là vào mùa xuân năm Gia Ninh thứ ba khi y viết thư cho Tào Côn Đức, hay là sáu năm trước lúc y theo lão thái phó đến Lăng Xuyên.
Tháng Năm năm Chiêu Hóa thứ mười ba, lão thái phó bệnh nặng, đợi tới khi bệnh tình đỡ lên, hai thầy trò lên đường đến Lăng Xuyên thì đã là trung tuần tháng sáu. Cho nên khi tin dữ Tiển Khâm Đài sập truyền tới, bọn họ vẫn còn đang trên đường đi, tới tận bây giờ Trương Viễn Tụ vẫn nhớ rõ vẻ mặt đau xót của lính đưa tin, “Đã xảy ra chuyện rồi ạ, Tiển Khâm Đài sập, Đại công tử và rất nhiều sĩ tử lên đài đã bị chôn vui bên dưới, kể cả Tiểu Chiêu vương… cũng lành ít dữ nhiều, xin thái phó đại nhân và Trương Nhị công tử nén đau buồn."
Mới đầu Trương Viễn Tụ còn không tin.
Mẫu thân y mất sớm, phụ thân cũng hóa thành tà áo trắng trong nước sông Thương Lãng, huynh trưởng như cha, Trương Chính Thanh là người thân duy nhất của y, từ nhỏ đến lớn, điều mà Trương Chính Thanh nói với y nhiều nhất là các sĩ tử nhảy sông năm ấy anh hùng như thế nào, tuy cha đã qua đời nhưng anh em họ nên tự hào về điều đó.
Về sau Chiêu Hóa đế muốn xây dựng Tiển Khâm Đài, dẫu cho triều đình chỉ trích thì Trương Chính Thanh vẫn ủng hộ tiên đế.
Năm Chiêu Hóa thứ mười hai, trước khi Trương Chính Thanh đến núi Bách Dương, câu y nói nhiều nhất với Trương Viễn Tụ là, “Đợi sang năm cỏ cây xanh mướt, trong núi Bách Dương ắt sẽ thấy đài cao chạm mây."
Vì vậy Trương Viễn Tụ cũng ngóng trông ngày thấy được đài cao chạm mây.
Nhưng… vì sao một tòa tháp không vết nhơ lại có thể sập? Cũng như huynh trưởng, đang sống yên lành tại sao lại qua đời?
Xe ngựa lao như điên đến Lăng Xuyên, cho tới khi nhìn thấy cảnh địa ngục nhân gian sau khi đài sập, Trương Viễn Tụ mới thật sự chấp nhận chuyện huynh trưởng đã không còn. Chẳng nhớ là quan viên nào đã nói với y, “Rất ít sĩ tử lên đài còn sống, thi thể bị chôn vùi quá sâu, khó mà đào lên, xin Trương Nhị công tử nén bi thương, triều đình sẽ điều tra đến cùng, sẽ tìm ra chân tướng."
Có lẽ khi đau lòng đến tột đỉnh, con người ta sẽ luôn làm vài chuyện vô ích.
Năm ấy Trương Viễn Tụ vẫn chưa đến mười sáu, khi nghe câu ấy, suy nghĩ đầu tiên không phải là chân tướng đúng sai, y chưa từng gặp mẫu thân, cũng chẳng nhớ rõ dáng vẻ của phụ thân, y chỉ có một huynh trưởng và huynh trưởng cũng chỉ có mình y, giờ đây huynh ấy đã không còn, dù gì đi nữa y cũng phải tìm được thi thể của huynh ấy.
Nếu triều đình không giúp y tìm thi thể của huynh trưởng, vậy y sẽ tự tìm.
Suốt mấy ngày y không ngủ quỳ trên đống đổ nát, dùng tay không hòng muốn đào ra thi thể của Trương Chính Thanh. Có người đi qua cảm thấy xót xa, toan đi tới thuyết phục, song đều bị lão thái phó chặn lại, “Cứ kệ nó, có lẽ chỉ như thế thằng bé mới thấy dễ chịu."
Rồi vào một buổi sáng về sau, cuối cùng Trương Viễn Tụ cũng không chịu nổi gục xuống đống phế tích. Tới lúc y tỉnh dậy, trông thấy có một tiểu cô nương váy xanh ở đằng xa thoăn thoắt né tránh thị vệ tuần tra, tìm kiếm gì đó khắp bốn phía.
Y im lặng, lúc định rời đi thì chợt thấy tiểu cô nương này bị người ta bịt miệng từ phía sau đưa đi.
Người đưa nàng ta đi là một vị thái giám, Trương Viễn Tụ biết ông ta họ Tào.
Tuy đau đớn vô ngần nhưng Trương Viễn Tụ vẫn nhận ra manh mối, trong đống đổ nát thê lương này, đâu đâu cũng là người buồn thương xót xa, có ai lại đi né tránh thị vệ tuần tra?
Sang ngày hôm sau, Trương Viễn Tụ đến tìm Tào Côn Đức, “Người được công công cứu là trọng phạm phải không? Công công định bao che cho trọng phạm?"
Tào Côn Đức nhìn y: “Ta biết cậu, cậu là Nhị công tử Trương gia." Rồi lão nói, “Đúng thế, con gái của Ôn Thiên – kiến trúc sư Tiển Khâm Đài chính là người mà ta đã cứu."
Nghe lời ấy, Trương Viễn Tụ đi thẳng đến sở nha tạm thời dưới chân núi.
Tào Côn Đức thong thả nói: “Cậu muốn hại chết nó hay sao mà định đến sở nha tố cáo?"
“Tiển Khâm Đài mà cha cô ta giám sát đã sập, huynh trưởng của ta mất mạng dưới tòa tháp ấy, vì sao ta không được tố cáo cô ta?"
Tào Côn Đức lắc đầu, “Cậu nghĩ đơn giản quá rồi."
Cánh cửa sau lưng Tào Côn Đức chỉ khép hờ, lão vẫy tay để Đôn Tử lui xuống, một lúc sau, tiểu cô nương mặc váy xanh ngày hôm qua bước ra, nàng ta lại đến chỗ phế tích trong rừng, cũng giống như y mấy ngày trước – quỳ dưới đất liều mạng đào bới.
Tào Côn Đức chậm rãi lại gần, “Này cô bé, con đang tìm gì thế?"
“Cha của con." Một lúc sau, Thanh Duy mới trả lời, “Cha con bị chôn dưới này."
Vừa dứt lời, nàng như nhận ra điều gì đấy, có lẽ là Ôn Thiên sẽ không bao giờ trở về nữa, hoặc có lẽ lần từ biệt vội vã trong núi Thần Dương là lần cuối nàng được gặp phụ thân, đột nhiên nước mắt cứ tuôn rơi, rơi xuống mu bàn tay, rơi lên đất đá, ấy thế mà nàng vẫn chẳng hề hé môi, giơ tay áo lau nước mắt rồi tiếp tục đào bới, ngón tay bật máu.
Khoảnh khắc ấy, chợt Trương Viễn Tụ có cảm giác đồng bệnh tương liên.
Tào Côn Đức quay đầu nhìn y.
Trương Viễn Tụ hiểu ý Tào Côn Đức, cứ như lão đang hỏi, “Bây giờ cậu có còn thấy tòa tháp đó sập là lỗi của cô bé đó nữa không?"
Cậu suy nghĩ quá đơn giản, có một ngày rồi cậu sẽ hiểu.
Và về sau đúng là y cũng dần hiểu ra, biết rằng Tiển Khâm Đài sập là vì có kẻ lén tráo đổi vật liệu, dẫn tới căn cơ không vững, không thể chống đỡ để nhiều người lên đài.
Thậm chí y cũng biết không nên quy trách nhiệm lên một người, có kẻ lấy đó mưu lợi, có kẻ lòng dạ xâu xa, thậm chí việc xây hay không xây tòa tháp cũng đều bị vụ lợi.
Nhưng thế thì sao?
Dù có bắt được kẻ đầu sỏ tráo vật liệu, dù điều tra rõ ràng chân tưởng thì huynh trưởng có sống lại được không?
Mỗi đêm nằm mơ, y lại mộng thấy Trương Chính Thanh đắc chí nói “trong núi Bách Dương sẽ thấy đài cao chạm mây", thấy vị huynh trưởng vào ngày giỗ sĩ tử trầm mình mỗi năm, dẫn y quỳ xuống trước bài vị của phụ thân, dạy y nói “nước sông gột tà, trắng không vết bẩn".
Điều Trương Viễn Tụ nuối tiếc chính là Trương Chính lại không thể nhìn thấy Tiển Khâm Đài “cao vút chạm mây" như hằng mong.
Có nhẽ vì tiếc nuối quá sâu, chẳng biết tự lúc nào mà giấc mơ của Trương Chính Thanh dần biến thành mộng của Trương Viễn Tụ.
Là giấc mơ đài cao chạm mây.
Y nghĩ, y phải giúp huynh trưởng hoàn thành tâm nguyện.
Tào Côn Đức thủng thẳng nói, “Tôi tuy già nhưng trí nhớ còn tốt. Năm ngoái Tiết Trường Hưng nhảy vách núi, hình như là được Trương Nhị công tử cứu; lúc sau Ôn Tiểu Dã có thể an toàn tháo chạy khỏi kinh thành, ít nhiều cũng nhờ Trương Nhị công tử giúp đỡ. Ai cũng nói công tử là người thiếu quyết đoán, nhưng nhìn mỗi chuyện ngài đã làm mà xem, quả là quyết đoán sát phạt. Nói riêng vụ Hà gia tích trữ thuốc men, nếu không nhờ công tử dẫn bách tính Ninh Châu bị ảnh hưởng bởi ôn dịch lên kinh, đi đầu gây rối, thì làm gì có chuyện sĩ tử biểu tình sau này. Còn giờ vụ án mua bán danh sách đã bị lộ, Trương Nhị công tử biết nếu cứ để Tiểu Chiêu vương tiếp tục điều xa, sớm hay muộn cũng phải gác lại việc xây dựng Tiển Khâm Đài. Chi Khê núi lở đá mòn, ai biết được có kẻ sẽ giấu đi bằng chứng về Chương Hạc Thư. Công tử vẫn luôn nắm rõ lúc nào cần tuốt gươm, lúc nào cần thu về, thế mà cứ gặp Ôn Tiểu Dã là lại rối lên, lẽ nào trong lòng Trương Nhị công tử, Ôn Tiểu Dã có địa vị rất đặc biệt?"
Trong số các đại thần trên triều, không chỉ có mỗi Chương Hạc Thư muốn trùng kiến Tiển Khâm Đài. Nhưng đâu phải ai cũng quyền thế lớn mạnh như ông ta để mà có thể đổi chác với Thiên tử. Vậy cần làm gì đây đây? Rất dễ, chỉ cần tìm cơ hội ra tay trợ giúp là xong. Đầu xuân năm Gia Ninh thứ ba, cơ hội ấy đã đến, Gia Ninh đế đồng ý xây lại Tiển Khâm Đài, triều đình cử quan viên ở các bộ tái điều tra vụ án cũ, tróc nã một nhóm nghi phạm bao gồm Thôi Hoằng Nghĩa, cùng lúc ấy, thợ mộc Tiết Trường Hưng quyết định lên kinh, tự thân điều tra chân tướng Tiển Khâm Đài sập. Nhưng chỉ dựa vào một thợ mộc nào đủ gây nên sóng gió, Trương Viễn Tụ biết Ôn Tiểu Dã còn sống, thậm chí còn biết nàng được Tào Côn Đức cứu, thế là y đã viết thư cho Tào Côn Đức, mời lão tìm cách để cô con gái của Ôn Thiên lên kinh.
Thực ra Tào Côn Đức biết Trương Viễn Tụ bao che Thanh Duy chưa chắc đã vì sinh tình, nhưng đúng là nàng ta rất đặc biệt đối với y, dù gì nàng ta bước vào đầm rồng hang hổ này, ít nhiều cũng có nguyên nhân từ y, nhưng Tào Côn Đức muốn nói như vậy để kích y.
“Ta và công công đã hứa với nhau rồi còn gì." Trương Viễn Tụ không hề bị Tào Côn Đức chọc giận, giọng điệu vẫn dửng dưng, “Công công giúp đỡ lúc ta cần, và để báo đáp, ta cũng sẽ giúp công công hoàn thành tâm nguyện. Công công muốn trả thù cho Bàng tiên sinh còn gì, bây giờ ta đã đưa kẻ thù tới kinh thành rồi đấy. Để ta nhắc nhở công công một câu, công công muốn làm gì thì làm sớm đi, trong kinh toàn là người có đầu óc, nếu chậm một bước để lộ sơ hở, khéo có khi tâm nguyện của công công sẽ thành bọt biển."
Tào Côn Đức híp mắt bật cười, “Trong số những người thổ lộ thật lòng với ta, Trương Nhị công tử là người thú vị nhất đấy. Chân lội bùn lầy, hài lấm bẩn nhưng vạt áo vẫn sạch sẽ; hành động rõ quả quyết sát phạt nhưng vẫn nhớ không hại người vô tội, xem ra hai chữ ‘Vong Trần’ mà lão thái phó đặt cũng trói buộc ngài ghê nhỉ. Chuyện đến nước này rồi, tôi muốn hỏi Trương Nhị công tử một câu, nếu làm lại từ đầu, Trương Nhị công tử có muốn để Ôn Tiểu Dã lên kinh không?"
Trương Viễn Tụ không đáp, tỏ vẻ chẳng buồn nói chuyện, đưa mắt nhìn về góc Đông Cung nơi xa, bước chân dừng lại, “Đa tạ công công đã dẫn đường, đã đến Huệ chính viện rồi, công công có thể dừng bước."
Phường quan ở Huệ chính viện biết Trương Viễn Tụ đến nên đã đứng chờ từ trước. Có nhẽ đối đáp với Tào Côn Đức quá phí sức nên Trương Viễn Tụ thấy rất mệt, giải quyết chính sự thì trời cũng đã tối, y không về nha môn trực ban mà đi thẳng về nhà.
Thời gian qua lão thái phó không ở kinh thành, Trương Viễn Tụ ở căn nhà nhỏ tại thành Tây – chính là nhà cũ của thái phó, nơi ngày trước Thanh Duy dưỡng thương.
Nhà cũ cách thành Tử Tiêu rất xa, xuất phát từ cửa cung mất tận nửa canh giờ. Trời cuối thu, gió chiều thổi từng cơn se lạnh, người qua đường chẳng có mấy ai, Trương Viễn Tụ vén rèm xe, cảnh phố phường tiêu điều giống hệt Lăng Xuyên giới nghiêm năm nào.
Trương Viễn Tụ nhớ lại lời Tào Côn Đức hỏi, nếu bắt đầu lại từ đầu, y có có muốn để Ôn Tiểu Dã lên kinh không?
Trương Viễn Tụ không biết “từ đầu" của Tào Côn Đức bắt đầu từ đâu, là vào mùa xuân năm Gia Ninh thứ ba khi y viết thư cho Tào Côn Đức, hay là sáu năm trước lúc y theo lão thái phó đến Lăng Xuyên.
Tháng Năm năm Chiêu Hóa thứ mười ba, lão thái phó bệnh nặng, đợi tới khi bệnh tình đỡ lên, hai thầy trò lên đường đến Lăng Xuyên thì đã là trung tuần tháng sáu. Cho nên khi tin dữ Tiển Khâm Đài sập truyền tới, bọn họ vẫn còn đang trên đường đi, tới tận bây giờ Trương Viễn Tụ vẫn nhớ rõ vẻ mặt đau xót của lính đưa tin, “Đã xảy ra chuyện rồi ạ, Tiển Khâm Đài sập, Đại công tử và rất nhiều sĩ tử lên đài đã bị chôn vui bên dưới, kể cả Tiểu Chiêu vương… cũng lành ít dữ nhiều, xin thái phó đại nhân và Trương Nhị công tử nén đau buồn."
Mới đầu Trương Viễn Tụ còn không tin.
Mẫu thân y mất sớm, phụ thân cũng hóa thành tà áo trắng trong nước sông Thương Lãng, huynh trưởng như cha, Trương Chính Thanh là người thân duy nhất của y, từ nhỏ đến lớn, điều mà Trương Chính Thanh nói với y nhiều nhất là các sĩ tử nhảy sông năm ấy anh hùng như thế nào, tuy cha đã qua đời nhưng anh em họ nên tự hào về điều đó.
Về sau Chiêu Hóa đế muốn xây dựng Tiển Khâm Đài, dẫu cho triều đình chỉ trích thì Trương Chính Thanh vẫn ủng hộ tiên đế.
Năm Chiêu Hóa thứ mười hai, trước khi Trương Chính Thanh đến núi Bách Dương, câu y nói nhiều nhất với Trương Viễn Tụ là, “Đợi sang năm cỏ cây xanh mướt, trong núi Bách Dương ắt sẽ thấy đài cao chạm mây."
Vì vậy Trương Viễn Tụ cũng ngóng trông ngày thấy được đài cao chạm mây.
Nhưng… vì sao một tòa tháp không vết nhơ lại có thể sập? Cũng như huynh trưởng, đang sống yên lành tại sao lại qua đời?
Xe ngựa lao như điên đến Lăng Xuyên, cho tới khi nhìn thấy cảnh địa ngục nhân gian sau khi đài sập, Trương Viễn Tụ mới thật sự chấp nhận chuyện huynh trưởng đã không còn. Chẳng nhớ là quan viên nào đã nói với y, “Rất ít sĩ tử lên đài còn sống, thi thể bị chôn vùi quá sâu, khó mà đào lên, xin Trương Nhị công tử nén bi thương, triều đình sẽ điều tra đến cùng, sẽ tìm ra chân tướng."
Có lẽ khi đau lòng đến tột đỉnh, con người ta sẽ luôn làm vài chuyện vô ích.
Năm ấy Trương Viễn Tụ vẫn chưa đến mười sáu, khi nghe câu ấy, suy nghĩ đầu tiên không phải là chân tướng đúng sai, y chưa từng gặp mẫu thân, cũng chẳng nhớ rõ dáng vẻ của phụ thân, y chỉ có một huynh trưởng và huynh trưởng cũng chỉ có mình y, giờ đây huynh ấy đã không còn, dù gì đi nữa y cũng phải tìm được thi thể của huynh ấy.
Nếu triều đình không giúp y tìm thi thể của huynh trưởng, vậy y sẽ tự tìm.
Suốt mấy ngày y không ngủ quỳ trên đống đổ nát, dùng tay không hòng muốn đào ra thi thể của Trương Chính Thanh. Có người đi qua cảm thấy xót xa, toan đi tới thuyết phục, song đều bị lão thái phó chặn lại, “Cứ kệ nó, có lẽ chỉ như thế thằng bé mới thấy dễ chịu."
Rồi vào một buổi sáng về sau, cuối cùng Trương Viễn Tụ cũng không chịu nổi gục xuống đống phế tích. Tới lúc y tỉnh dậy, trông thấy có một tiểu cô nương váy xanh ở đằng xa thoăn thoắt né tránh thị vệ tuần tra, tìm kiếm gì đó khắp bốn phía.
Y im lặng, lúc định rời đi thì chợt thấy tiểu cô nương này bị người ta bịt miệng từ phía sau đưa đi.
Người đưa nàng ta đi là một vị thái giám, Trương Viễn Tụ biết ông ta họ Tào.
Tuy đau đớn vô ngần nhưng Trương Viễn Tụ vẫn nhận ra manh mối, trong đống đổ nát thê lương này, đâu đâu cũng là người buồn thương xót xa, có ai lại đi né tránh thị vệ tuần tra?
Sang ngày hôm sau, Trương Viễn Tụ đến tìm Tào Côn Đức, “Người được công công cứu là trọng phạm phải không? Công công định bao che cho trọng phạm?"
Tào Côn Đức nhìn y: “Ta biết cậu, cậu là Nhị công tử Trương gia." Rồi lão nói, “Đúng thế, con gái của Ôn Thiên – kiến trúc sư Tiển Khâm Đài chính là người mà ta đã cứu."
Nghe lời ấy, Trương Viễn Tụ đi thẳng đến sở nha tạm thời dưới chân núi.
Tào Côn Đức thong thả nói: “Cậu muốn hại chết nó hay sao mà định đến sở nha tố cáo?"
“Tiển Khâm Đài mà cha cô ta giám sát đã sập, huynh trưởng của ta mất mạng dưới tòa tháp ấy, vì sao ta không được tố cáo cô ta?"
Tào Côn Đức lắc đầu, “Cậu nghĩ đơn giản quá rồi."
Cánh cửa sau lưng Tào Côn Đức chỉ khép hờ, lão vẫy tay để Đôn Tử lui xuống, một lúc sau, tiểu cô nương mặc váy xanh ngày hôm qua bước ra, nàng ta lại đến chỗ phế tích trong rừng, cũng giống như y mấy ngày trước – quỳ dưới đất liều mạng đào bới.
Tào Côn Đức chậm rãi lại gần, “Này cô bé, con đang tìm gì thế?"
“Cha của con." Một lúc sau, Thanh Duy mới trả lời, “Cha con bị chôn dưới này."
Vừa dứt lời, nàng như nhận ra điều gì đấy, có lẽ là Ôn Thiên sẽ không bao giờ trở về nữa, hoặc có lẽ lần từ biệt vội vã trong núi Thần Dương là lần cuối nàng được gặp phụ thân, đột nhiên nước mắt cứ tuôn rơi, rơi xuống mu bàn tay, rơi lên đất đá, ấy thế mà nàng vẫn chẳng hề hé môi, giơ tay áo lau nước mắt rồi tiếp tục đào bới, ngón tay bật máu.
Khoảnh khắc ấy, chợt Trương Viễn Tụ có cảm giác đồng bệnh tương liên.
Tào Côn Đức quay đầu nhìn y.
Trương Viễn Tụ hiểu ý Tào Côn Đức, cứ như lão đang hỏi, “Bây giờ cậu có còn thấy tòa tháp đó sập là lỗi của cô bé đó nữa không?"
Cậu suy nghĩ quá đơn giản, có một ngày rồi cậu sẽ hiểu.
Và về sau đúng là y cũng dần hiểu ra, biết rằng Tiển Khâm Đài sập là vì có kẻ lén tráo đổi vật liệu, dẫn tới căn cơ không vững, không thể chống đỡ để nhiều người lên đài.
Thậm chí y cũng biết không nên quy trách nhiệm lên một người, có kẻ lấy đó mưu lợi, có kẻ lòng dạ xâu xa, thậm chí việc xây hay không xây tòa tháp cũng đều bị vụ lợi.
Nhưng thế thì sao?
Dù có bắt được kẻ đầu sỏ tráo vật liệu, dù điều tra rõ ràng chân tưởng thì huynh trưởng có sống lại được không?
Mỗi đêm nằm mơ, y lại mộng thấy Trương Chính Thanh đắc chí nói “trong núi Bách Dương sẽ thấy đài cao chạm mây", thấy vị huynh trưởng vào ngày giỗ sĩ tử trầm mình mỗi năm, dẫn y quỳ xuống trước bài vị của phụ thân, dạy y nói “nước sông gột tà, trắng không vết bẩn".
Điều Trương Viễn Tụ nuối tiếc chính là Trương Chính lại không thể nhìn thấy Tiển Khâm Đài “cao vút chạm mây" như hằng mong.
Có nhẽ vì tiếc nuối quá sâu, chẳng biết tự lúc nào mà giấc mơ của Trương Chính Thanh dần biến thành mộng của Trương Viễn Tụ.
Là giấc mơ đài cao chạm mây.
Y nghĩ, y phải giúp huynh trưởng hoàn thành tâm nguyện.
Tác giả :
Trầm Tiêu Chi