Thanh Vân Đài
Chương 132
Ngày hôm sau.
Căn nhà trước mắt thoạt nhìn không hề tầm thường, giống nhà ngói nông canh, Tống trưởng lại lấy khóa đồng mở cửa, “Tranh chữ Sầm thông phán sưu tầm không nhiều, mấy năm trước hạ quan đã thu dọn một lần, sau này cũng chỉ định kỳ phái người đến dọn dẹp, tránh bị mối mọt ẩm mốc."
Nơi này chính là nhà cũ của Sầm Tuyết Minh.
Lại nói tuy Sầm Tuyết Minh kẻ trí trá, nhưng trong thời gian làm quan lại có danh tiếng không tệ, vợ của gã mất sớm, kể từ đó không hề tục huyền, trước khi mất tích vẫn một mình ở đây.
Tạ Dung Dữ để Kỳ Minh dẫn Huyền Ưng vệ vào kiểm tra tranh chữ, còn mình hỏi Tống trưởng lại, “Năm xưa khi Sầm thông phán mất tích, vì sao lại là ngươi hỗ trợ thu dọn nhà cũ?"
Án mất tích được treo ở nha phủ Đông An, Tống trưởng lại là quan ở Lăng Xuyên, theo lý mà nói vụ án này không đến lượt hắn nhúng tay vào.
Tống trưởng lại cười bảo: “Chẳng phải năm ấy Lăng Xuyên có loạn à, Ngụy Thăng bị chém, rất nhiều quan viên chịu tội liên đới, cũng không ít người từ chức, án ở nha châu rồi án ở nha phủ, rối bòng bong cả lên, lúc ấy hạ quan còn là tri huyện nhỏ nhoi, phải lo những việc lặt vặt không ai làm." Hắn dẫn Tạ Dung Dữ và Thanh Duy đi vào nhà, lại thở dài, “Thông phán đại nhân mất tích không phải án nhỏ, cần phải điều tra kỹ càng, nhưng thứ nhất, nha môn không không có nhiều nhân lực để phân công, thứ ai, ai đoán được ông ấy mất tích? Mọi người tưởng ông ấy đã cấu kết với Ngụy Thăng, bỏ chạy trong đêm. Sau đó Tề đại nhân đến nhậm chức, cũng từng phái người đi tìm rồi, nhưng kết quả cũng vô ích."
Tạ Dung Dữ “ừ" một tiếng.
Thực ra Vệ Quyết đã lục soát căn nhà này từ mấy hôm trước, song không tìm được manh mối hữu dụng. Có điều Vệ Quyết có thói quen rất tốt, hễ là nơi hắn từng lục soát thì đồ vật sẽ được thu dọn gọn gàng, được sắp xếp thành danh mục, tạo thành danh sách. Nhờ thế mà hôm nay Kỳ Minh dẫn người đến lục soát rất nhanh, chẳng mấy chốc đã kiểm kê xong.
Tổng cộng có sáu cuộn tranh, Tạ Dung Dữ đứng trong sảnh mở lần lượt từng cuộn một, ngoại trừ hai bức thuộc về người khuyết danh, bốn bức còn lại quả nhiên là tranh của Sấu Thạch.
Trước khi mất tích Sầm Tuyết Minh từng đến Thuận An Các mua tranh của Sấu Thạch, Tạ Dung Dữ còn tưởng tranh này có gì quý báu, nhưng nay xem ra, ngoài nét đậm nhạt loang màu ổn định thì kỹ năng cũng bình thường, Tạ Dung Dữ nói: “Đưa hai bức khuyết danh ta xem."
Tranh khuyết danh là tranh mô phỏng, dựa theo danh tác tiền triều.
Tạ Dung Dữ không khỏi cau mày, xem ra Sầm Tuyết Minh cũng không phải người yêu tranh, nếu không gã không chỉ sưu tầm hai bức tranh mô phỏng, nhưng nếu gã đã không thích tranh, vậy vì sao trước lúc mất tích còn mua bốn bức tranh của Sấu Thạch?
Hay là, trọng điểm không ở tranh vẽ mà nằm ở họa sĩ Sấu Thạch?
Tạ Dung Dữ hỏi Tống trưởng lại: “Hôm nay Trương Nhị công tử có ở nha môn không?"
Tống trưởng lại đáp lời: “Có ạ, dạo gần đây cả Trương đại nhân lẫn Chương đại nhân đều ở nha môn, cùng Tề đại nhân giải quyết công việc của huyện Thượng Khê."
Tạ Dung Dữ gật đầu, bảo Kỳ Minh cất tranh, vừa đi ra ngoài vừa bảo: “Gửi thiệp cho Trương Viễn Tụ, mời hắn quá ngọ đến trang viên gặp bổn vương."
***
Ít hôm trước Chương Đình và Trương Viễn Tụ đã đến Đông An, vì bọn họ cũng là đại quan nên cũng ở dinh thự riêng, cộng thêm phải đến Thượng Khê nên vẫn chưa thể tới gặp Tạ Dung Dữ.
Thiệp được gửi đi vào ban sáng, chưa đến trưa Trương Viễn Tụ đã gửi thiệp về, nói rằng quá ngọ sẽ đến đúng giờ.
Hồi Thanh Duy gặp lại Tạ Dung Dữ ở Thượng Khê, nàng đã kể cho y biết lúc trước mình thoát khỏi cuộc truy đuổi của Tả Kiêu vệ thế nào, rồi lại rời thành ra sao. Nhờ thế Tạ Dung Dữ mới biết chính Trương Viễn Tụ đã cứu Thanh Duy, thậm chí về sau Thanh Duy có thể bình an rời kinh cũng nhờ Trương Nhị công tử thu xếp. Hồi đầu năm Trương Viễn Tụ đến Trung Châu phá án, y còn từng gặp Thanh Duy một lần, Thanh Duy có thể đến Lăng Xuyên cũng nhờ có y hỗ trợ. Tiếc rằng lúc đó Thanh Duy từ biệt vội vã, đến hôm sau Trương Viễn Tụ tìm tới dịch xá thì người đã đi rồi.
Hôm nay Trương Viễn Tụ sẽ đến, Thanh Duy nói muốn gặp mặt cám ơn ơn tương trợ của Trương Nhị công tử, dĩ nhiên Tạ Dung Dữ sẽ đồng ý.
Vừa quá giờ ngọ, Kỳ Minh đã đến bẩm: “Ngu hầu, có Trương đại nhân đến ạ."
Ngoài thư phòng ánh nắng chan hòa, Trương Viễn Tụ mặc thanh sam, mặt tựa ôn ngọc, được Huyền Ưng vệ dẫn vào, vừa đến gần, y lập tức hành lễ với Tạ Dung Dữ: “Bái kiến Chiêu vương điện hạ."
Sau đó dời mắt nhìn sang cô gái đứng bên cạnh, như lấy làm bất ngờ: “Ôn cô nương?"
Thanh Duy nói: “Hồi đầu năm ở Trung Châu ta ra đi gấp gáp, chưa kịp cám ơn Trương Nhị công tử, mong Trương Nhị công tử chớ trách."
Trương Viễn Tụ mỉm cười: “Chỉ là việc tiện tay thôi mà, Ôn cô nương cần gì để bụng."
Sau đó nói với Tạ Dung Dữ, “Nghe bảo điện hạ cho gọi hạ quan là vì muốn giám định tranh?"
Tạ Dung Dữ gật đầu, dẫn Trương Viễn Tụ vào thư phòng, mở những bức tranh đã lục soát hồi sáng ra, “Bổn vương tìm được mấy bức tranh nay ở nhà cũ của cố nhân. Hiện người này đã mất tích, bổn vương muốn tìm tung tích của hắn, không rõ Trương Nhị công tử có nhìn ra manh mối nào từ tranh vẽ không?"
Trương Viễn Tụ đưa mắt nhìn tranh: “Xin điện hạ chờ một lúc."
Kể ra thì, giữa Tạ Dung Dữ và Trương Viễn Tụ cũng có quan hệ sâu xa.
Phụ thân bọn họ đều là nhân sĩ nhảy sông Thương Lãng. Trương Ngộ Sơ thi đậu Tiến sĩ trước Tạ Trinh vài năm, khi Tạ Trinh vào làm quan, văn chương của ông còn được Trương Ngộ Sơ kính nể, nói công tử Tạ gia hành văn phóng khoáng, ẩn chứa tấm lòng cứu thế. Sau sự kiện nhảy sông khuyên gián, bọn họ cũng là hai người mà triều đình luyến tiếc nhất.
Sau chuyện đó, Tạ Dung Dữ gần năm tuổi được đón vào cung, còn lão thái phó vẫn đang chưởng quản Hàn Lâm lúc ấy đã nhận nuôi hai anh em Trương Chính Thanh, Trương Viễn Tụ.
Chiêu Hóa đế dạy dỗ nghiêm nghị, tuy Tạ Dung Dữ là vương nhưng không có lấy một khắc rảnh rỗi, cho đến năm mười sáu tuổi thi đậu Tiến sĩ, ngoài Triệu Sơ ra y gần như không thân thiết với bất cứ ai, vì vậy giao tình giữa y và Trương Viễn Tụ cũng chẳng mấy sâu đậm, chỉ gặp mặt chào nhau vài câu trong yến tiệc cung đình. Lão thái phó dốc hết hi vọng lên người Trương Chính Thanh, cũng dạy bảo khai sáng rất nhiều cho Trương Viễn Tụ. Đặc biệt sau khi Tiển Khâm Đài sập, Trương Chính Thanh mất mạng dưới đài, lão thái phó suy sụp, suốt ngày đắm chìm trong thi họa, vốn dĩ ông cũng là đại sư hội họa, thế nên đã dốc lòng truyền hết kỹ thuật cho Trương Viễn Tụ, chính vì vậy nên hôm nay khi cần giám định tranh, Tạ Dung Dữ mới mời Trương Nhị công tử đến.
Trương Viễn Tụ xem từng bức một, lại thỉnh giáo Tạ Dung Dữ, “Điện hạ có biết thứ tự sưu tầm của những bức tranh này không?"
“Tranh của Khuyết danh hắn có từ trước, còn bốn bức tranh của Sấu Thạch được hắn mua trước khi đột ngột biến mất."
“Vậy thì lạ thật." Quan điểm của Trương Viễn Tụ cũng giống Tạ Dung Dữ, “Tranh của Khuyết danh là tranh mô phỏng, kỹ thuật bình thường, có thể thấy người bạn cũ của điện hạ không phải là người thích tranh. Còn vị họa sĩ Sấu Thạch này, tài hội họa bình thường, song kỹ năng loang màu đi nước lại rất tài tình, nhưng nói thật có rất nhiều tranh vẽ đẹp hơn của hắn nhiều, không thể có chuyện mua đến bốn bức được. Theo đó mà xem…"
Trương Viễn Tụ nghĩ ngợi, cuối cùng đưa ra kết luận giống của Tạ Dung Dữ, “Có lẽ tranh vẽ không quan trọng, mà quan trọng ở người vẽ."
Nói cách khác, những bức tranh cuối cùng mà Sầm Tuyết Minh đã mua vốn không phải vì tranh, mà là nhắm vào bản thân Sấu Thạch.
Trương Viễn Tụ cầm lấy tranh của Sấu Thạch lên xem, đột nhiên nói: “Không biết điện hạ có từng nghe nói đến Đông Trai tiên sinh?"
“Là Lữ Đông Trai tiền triều đã ẩn cư trong núi?" Tạ Dung Dữ hỏi.
“Đúng thế." Trương Viễn Tụ nói, “Tranh của Đông Trai tiên sinh thuộc kỹ thuật đơn giản, ban đầu không được mấy ai đánh giá cao, nói tranh ông ấy vẽ chỉ chú trọng ánh sáng và ý cảnh, chứ không nắm giữ được bút pháp cơ bản. Cho tới khi bức Tứ cảnh đồ ra đời, Đông Trai tiên sinh mới được mọi người sùng bái, trở thành danh gia."
Lúc này, Thanh Duy lên tiếng hỏi: “Tứ cảnh đồ là gì?"
Tạ Dung Dữ nhẹ nhàng nói: “Là danh tác của Đông Trai tiên sinh, nói đơn giản là một bức tranh có thể thay đổi thành bốn cảnh."
Thanh Duy ngạc nhiên, tranh vẽ kiểu gì mà có thể thay đổi?
Nàng muốn hỏi tiếp, nhưng Tạ Dung Dữ và Trương Viễn Tụ đang bàn chính sự, nàng không tiện làm phiền nên chỉ tiếp tục lắng nghe.
Trương Viễn Tụ nhìn hai người một cái rồi cụp mắt, “Nếu hạ quan nhìn không nhầm, thì vị họa sĩ tên Sấu Thạch này đã mô phỏng kỹ thuật của Đông Trai tiên sinh. Cách đi bút hay loang mực đều rất giống."
Tạ Dung Dữ dừng lại, “Có chắc không?"
Trương Viễn Tụ chắp tay vái hắn, “Hạ quan được thái phó ân sư truyền dạy, có thể nói khá tự tin trong việc giám định."
Tranh của Lữ Đông Trai không lưu truyền nhiều, nhiều năm trước bức Tứ cảnh đồ nổi tiếng nhất từng xuất hiện một lần, về sau lại thất lạc. Thời gian đó cũng có họa sĩ bắt chước phong cách của ông ta, nhưng cuối cùng tranh vẽ bị người ta cười đùa là Đông Thi bắt chước nhăn mặt, còn có đại họa sĩ tuyên bố, “Bắt chước phong cách của Đông Trai, nếu không phải đệ tử chân truyền thì cũng phải khổ luyện mười năm", ý là, muốn học theo phong cách của Lữ Đông Trai, nếu không phải được đích thân ông ta truyền dạy thì chắc chắn trong tay phải có bản chính của ông ta, dựa theo đó khổ luyện mười năm, như vậy mới có thể nắm bắt được phần nào.
Lời của Trương Viễn Tụ đã chỉ ra một manh mối.
Tài hội họa của Sấu Thạch khá bình thường, nhưng kỹ thuật loang màu đậm nhạt lại được sử dụng vô cùng tài tình, không phải là đệ tử của Lữ Đông Trai, xem ra Sấu Thạch này không đơn giản, ắt hẳn trong tay phải có bản chính của Lữ Đông Trai.
Trước mắt Sầm Tuyết Minh đang mất tích, muốn tìm được gã, chỉ có thể bắt tay từ Sấu Thạch trước.
Nếu đã biết Sấu Thạch bắt chước Lữ Đông Trai, mà phong cách vẽ của Lữ Đông Trai lại rất hiếm, vậy lần sau đến Thuận An Các hỏi thăm xem có tranh nào tương tự không là được.
***
Trương Viễn Tụ biết Tạ Dung Dữ giám định tranh vẽ là để điều tra án, nên y rất chừng mực, không hỏi nhiều nửa câu liên quan đến vụ án, tập trung xem tranh, xem xong thì dừng.
Vì Tạ Dung Dữ mời Trương Viễn Tụ đến giúp nên khi giám định xong, đích thân tiễn y ra ngoài.
Bấy giờ hẵng còn sớm, hơi nóng vừa vơi, gió mát hây hây ngoài hành lang, đến tiền trang, Tạ Dung Dữ dừng chân, nhìn Thanh Duy đi bên cạnh, nói: “Nghe Tiểu Dã bảo, may hồi trước ở kinh có Trương Nhị công tử giúp đỡ, nếu không đã lành ít dữ nhiều, Tạ mỗ vẫn chưa đích thân cám ơn công tử."
Trương Viễn Tụ nghe xưng hô “Tiểu Dã" thì cũng nhìn sang Thanh Duy, thong thả đáp: “Điện hạ khách khí rồi."
Căn nhà trước mắt thoạt nhìn không hề tầm thường, giống nhà ngói nông canh, Tống trưởng lại lấy khóa đồng mở cửa, “Tranh chữ Sầm thông phán sưu tầm không nhiều, mấy năm trước hạ quan đã thu dọn một lần, sau này cũng chỉ định kỳ phái người đến dọn dẹp, tránh bị mối mọt ẩm mốc."
Nơi này chính là nhà cũ của Sầm Tuyết Minh.
Lại nói tuy Sầm Tuyết Minh kẻ trí trá, nhưng trong thời gian làm quan lại có danh tiếng không tệ, vợ của gã mất sớm, kể từ đó không hề tục huyền, trước khi mất tích vẫn một mình ở đây.
Tạ Dung Dữ để Kỳ Minh dẫn Huyền Ưng vệ vào kiểm tra tranh chữ, còn mình hỏi Tống trưởng lại, “Năm xưa khi Sầm thông phán mất tích, vì sao lại là ngươi hỗ trợ thu dọn nhà cũ?"
Án mất tích được treo ở nha phủ Đông An, Tống trưởng lại là quan ở Lăng Xuyên, theo lý mà nói vụ án này không đến lượt hắn nhúng tay vào.
Tống trưởng lại cười bảo: “Chẳng phải năm ấy Lăng Xuyên có loạn à, Ngụy Thăng bị chém, rất nhiều quan viên chịu tội liên đới, cũng không ít người từ chức, án ở nha châu rồi án ở nha phủ, rối bòng bong cả lên, lúc ấy hạ quan còn là tri huyện nhỏ nhoi, phải lo những việc lặt vặt không ai làm." Hắn dẫn Tạ Dung Dữ và Thanh Duy đi vào nhà, lại thở dài, “Thông phán đại nhân mất tích không phải án nhỏ, cần phải điều tra kỹ càng, nhưng thứ nhất, nha môn không không có nhiều nhân lực để phân công, thứ ai, ai đoán được ông ấy mất tích? Mọi người tưởng ông ấy đã cấu kết với Ngụy Thăng, bỏ chạy trong đêm. Sau đó Tề đại nhân đến nhậm chức, cũng từng phái người đi tìm rồi, nhưng kết quả cũng vô ích."
Tạ Dung Dữ “ừ" một tiếng.
Thực ra Vệ Quyết đã lục soát căn nhà này từ mấy hôm trước, song không tìm được manh mối hữu dụng. Có điều Vệ Quyết có thói quen rất tốt, hễ là nơi hắn từng lục soát thì đồ vật sẽ được thu dọn gọn gàng, được sắp xếp thành danh mục, tạo thành danh sách. Nhờ thế mà hôm nay Kỳ Minh dẫn người đến lục soát rất nhanh, chẳng mấy chốc đã kiểm kê xong.
Tổng cộng có sáu cuộn tranh, Tạ Dung Dữ đứng trong sảnh mở lần lượt từng cuộn một, ngoại trừ hai bức thuộc về người khuyết danh, bốn bức còn lại quả nhiên là tranh của Sấu Thạch.
Trước khi mất tích Sầm Tuyết Minh từng đến Thuận An Các mua tranh của Sấu Thạch, Tạ Dung Dữ còn tưởng tranh này có gì quý báu, nhưng nay xem ra, ngoài nét đậm nhạt loang màu ổn định thì kỹ năng cũng bình thường, Tạ Dung Dữ nói: “Đưa hai bức khuyết danh ta xem."
Tranh khuyết danh là tranh mô phỏng, dựa theo danh tác tiền triều.
Tạ Dung Dữ không khỏi cau mày, xem ra Sầm Tuyết Minh cũng không phải người yêu tranh, nếu không gã không chỉ sưu tầm hai bức tranh mô phỏng, nhưng nếu gã đã không thích tranh, vậy vì sao trước lúc mất tích còn mua bốn bức tranh của Sấu Thạch?
Hay là, trọng điểm không ở tranh vẽ mà nằm ở họa sĩ Sấu Thạch?
Tạ Dung Dữ hỏi Tống trưởng lại: “Hôm nay Trương Nhị công tử có ở nha môn không?"
Tống trưởng lại đáp lời: “Có ạ, dạo gần đây cả Trương đại nhân lẫn Chương đại nhân đều ở nha môn, cùng Tề đại nhân giải quyết công việc của huyện Thượng Khê."
Tạ Dung Dữ gật đầu, bảo Kỳ Minh cất tranh, vừa đi ra ngoài vừa bảo: “Gửi thiệp cho Trương Viễn Tụ, mời hắn quá ngọ đến trang viên gặp bổn vương."
***
Ít hôm trước Chương Đình và Trương Viễn Tụ đã đến Đông An, vì bọn họ cũng là đại quan nên cũng ở dinh thự riêng, cộng thêm phải đến Thượng Khê nên vẫn chưa thể tới gặp Tạ Dung Dữ.
Thiệp được gửi đi vào ban sáng, chưa đến trưa Trương Viễn Tụ đã gửi thiệp về, nói rằng quá ngọ sẽ đến đúng giờ.
Hồi Thanh Duy gặp lại Tạ Dung Dữ ở Thượng Khê, nàng đã kể cho y biết lúc trước mình thoát khỏi cuộc truy đuổi của Tả Kiêu vệ thế nào, rồi lại rời thành ra sao. Nhờ thế Tạ Dung Dữ mới biết chính Trương Viễn Tụ đã cứu Thanh Duy, thậm chí về sau Thanh Duy có thể bình an rời kinh cũng nhờ Trương Nhị công tử thu xếp. Hồi đầu năm Trương Viễn Tụ đến Trung Châu phá án, y còn từng gặp Thanh Duy một lần, Thanh Duy có thể đến Lăng Xuyên cũng nhờ có y hỗ trợ. Tiếc rằng lúc đó Thanh Duy từ biệt vội vã, đến hôm sau Trương Viễn Tụ tìm tới dịch xá thì người đã đi rồi.
Hôm nay Trương Viễn Tụ sẽ đến, Thanh Duy nói muốn gặp mặt cám ơn ơn tương trợ của Trương Nhị công tử, dĩ nhiên Tạ Dung Dữ sẽ đồng ý.
Vừa quá giờ ngọ, Kỳ Minh đã đến bẩm: “Ngu hầu, có Trương đại nhân đến ạ."
Ngoài thư phòng ánh nắng chan hòa, Trương Viễn Tụ mặc thanh sam, mặt tựa ôn ngọc, được Huyền Ưng vệ dẫn vào, vừa đến gần, y lập tức hành lễ với Tạ Dung Dữ: “Bái kiến Chiêu vương điện hạ."
Sau đó dời mắt nhìn sang cô gái đứng bên cạnh, như lấy làm bất ngờ: “Ôn cô nương?"
Thanh Duy nói: “Hồi đầu năm ở Trung Châu ta ra đi gấp gáp, chưa kịp cám ơn Trương Nhị công tử, mong Trương Nhị công tử chớ trách."
Trương Viễn Tụ mỉm cười: “Chỉ là việc tiện tay thôi mà, Ôn cô nương cần gì để bụng."
Sau đó nói với Tạ Dung Dữ, “Nghe bảo điện hạ cho gọi hạ quan là vì muốn giám định tranh?"
Tạ Dung Dữ gật đầu, dẫn Trương Viễn Tụ vào thư phòng, mở những bức tranh đã lục soát hồi sáng ra, “Bổn vương tìm được mấy bức tranh nay ở nhà cũ của cố nhân. Hiện người này đã mất tích, bổn vương muốn tìm tung tích của hắn, không rõ Trương Nhị công tử có nhìn ra manh mối nào từ tranh vẽ không?"
Trương Viễn Tụ đưa mắt nhìn tranh: “Xin điện hạ chờ một lúc."
Kể ra thì, giữa Tạ Dung Dữ và Trương Viễn Tụ cũng có quan hệ sâu xa.
Phụ thân bọn họ đều là nhân sĩ nhảy sông Thương Lãng. Trương Ngộ Sơ thi đậu Tiến sĩ trước Tạ Trinh vài năm, khi Tạ Trinh vào làm quan, văn chương của ông còn được Trương Ngộ Sơ kính nể, nói công tử Tạ gia hành văn phóng khoáng, ẩn chứa tấm lòng cứu thế. Sau sự kiện nhảy sông khuyên gián, bọn họ cũng là hai người mà triều đình luyến tiếc nhất.
Sau chuyện đó, Tạ Dung Dữ gần năm tuổi được đón vào cung, còn lão thái phó vẫn đang chưởng quản Hàn Lâm lúc ấy đã nhận nuôi hai anh em Trương Chính Thanh, Trương Viễn Tụ.
Chiêu Hóa đế dạy dỗ nghiêm nghị, tuy Tạ Dung Dữ là vương nhưng không có lấy một khắc rảnh rỗi, cho đến năm mười sáu tuổi thi đậu Tiến sĩ, ngoài Triệu Sơ ra y gần như không thân thiết với bất cứ ai, vì vậy giao tình giữa y và Trương Viễn Tụ cũng chẳng mấy sâu đậm, chỉ gặp mặt chào nhau vài câu trong yến tiệc cung đình. Lão thái phó dốc hết hi vọng lên người Trương Chính Thanh, cũng dạy bảo khai sáng rất nhiều cho Trương Viễn Tụ. Đặc biệt sau khi Tiển Khâm Đài sập, Trương Chính Thanh mất mạng dưới đài, lão thái phó suy sụp, suốt ngày đắm chìm trong thi họa, vốn dĩ ông cũng là đại sư hội họa, thế nên đã dốc lòng truyền hết kỹ thuật cho Trương Viễn Tụ, chính vì vậy nên hôm nay khi cần giám định tranh, Tạ Dung Dữ mới mời Trương Nhị công tử đến.
Trương Viễn Tụ xem từng bức một, lại thỉnh giáo Tạ Dung Dữ, “Điện hạ có biết thứ tự sưu tầm của những bức tranh này không?"
“Tranh của Khuyết danh hắn có từ trước, còn bốn bức tranh của Sấu Thạch được hắn mua trước khi đột ngột biến mất."
“Vậy thì lạ thật." Quan điểm của Trương Viễn Tụ cũng giống Tạ Dung Dữ, “Tranh của Khuyết danh là tranh mô phỏng, kỹ thuật bình thường, có thể thấy người bạn cũ của điện hạ không phải là người thích tranh. Còn vị họa sĩ Sấu Thạch này, tài hội họa bình thường, song kỹ năng loang màu đi nước lại rất tài tình, nhưng nói thật có rất nhiều tranh vẽ đẹp hơn của hắn nhiều, không thể có chuyện mua đến bốn bức được. Theo đó mà xem…"
Trương Viễn Tụ nghĩ ngợi, cuối cùng đưa ra kết luận giống của Tạ Dung Dữ, “Có lẽ tranh vẽ không quan trọng, mà quan trọng ở người vẽ."
Nói cách khác, những bức tranh cuối cùng mà Sầm Tuyết Minh đã mua vốn không phải vì tranh, mà là nhắm vào bản thân Sấu Thạch.
Trương Viễn Tụ cầm lấy tranh của Sấu Thạch lên xem, đột nhiên nói: “Không biết điện hạ có từng nghe nói đến Đông Trai tiên sinh?"
“Là Lữ Đông Trai tiền triều đã ẩn cư trong núi?" Tạ Dung Dữ hỏi.
“Đúng thế." Trương Viễn Tụ nói, “Tranh của Đông Trai tiên sinh thuộc kỹ thuật đơn giản, ban đầu không được mấy ai đánh giá cao, nói tranh ông ấy vẽ chỉ chú trọng ánh sáng và ý cảnh, chứ không nắm giữ được bút pháp cơ bản. Cho tới khi bức Tứ cảnh đồ ra đời, Đông Trai tiên sinh mới được mọi người sùng bái, trở thành danh gia."
Lúc này, Thanh Duy lên tiếng hỏi: “Tứ cảnh đồ là gì?"
Tạ Dung Dữ nhẹ nhàng nói: “Là danh tác của Đông Trai tiên sinh, nói đơn giản là một bức tranh có thể thay đổi thành bốn cảnh."
Thanh Duy ngạc nhiên, tranh vẽ kiểu gì mà có thể thay đổi?
Nàng muốn hỏi tiếp, nhưng Tạ Dung Dữ và Trương Viễn Tụ đang bàn chính sự, nàng không tiện làm phiền nên chỉ tiếp tục lắng nghe.
Trương Viễn Tụ nhìn hai người một cái rồi cụp mắt, “Nếu hạ quan nhìn không nhầm, thì vị họa sĩ tên Sấu Thạch này đã mô phỏng kỹ thuật của Đông Trai tiên sinh. Cách đi bút hay loang mực đều rất giống."
Tạ Dung Dữ dừng lại, “Có chắc không?"
Trương Viễn Tụ chắp tay vái hắn, “Hạ quan được thái phó ân sư truyền dạy, có thể nói khá tự tin trong việc giám định."
Tranh của Lữ Đông Trai không lưu truyền nhiều, nhiều năm trước bức Tứ cảnh đồ nổi tiếng nhất từng xuất hiện một lần, về sau lại thất lạc. Thời gian đó cũng có họa sĩ bắt chước phong cách của ông ta, nhưng cuối cùng tranh vẽ bị người ta cười đùa là Đông Thi bắt chước nhăn mặt, còn có đại họa sĩ tuyên bố, “Bắt chước phong cách của Đông Trai, nếu không phải đệ tử chân truyền thì cũng phải khổ luyện mười năm", ý là, muốn học theo phong cách của Lữ Đông Trai, nếu không phải được đích thân ông ta truyền dạy thì chắc chắn trong tay phải có bản chính của ông ta, dựa theo đó khổ luyện mười năm, như vậy mới có thể nắm bắt được phần nào.
Lời của Trương Viễn Tụ đã chỉ ra một manh mối.
Tài hội họa của Sấu Thạch khá bình thường, nhưng kỹ thuật loang màu đậm nhạt lại được sử dụng vô cùng tài tình, không phải là đệ tử của Lữ Đông Trai, xem ra Sấu Thạch này không đơn giản, ắt hẳn trong tay phải có bản chính của Lữ Đông Trai.
Trước mắt Sầm Tuyết Minh đang mất tích, muốn tìm được gã, chỉ có thể bắt tay từ Sấu Thạch trước.
Nếu đã biết Sấu Thạch bắt chước Lữ Đông Trai, mà phong cách vẽ của Lữ Đông Trai lại rất hiếm, vậy lần sau đến Thuận An Các hỏi thăm xem có tranh nào tương tự không là được.
***
Trương Viễn Tụ biết Tạ Dung Dữ giám định tranh vẽ là để điều tra án, nên y rất chừng mực, không hỏi nhiều nửa câu liên quan đến vụ án, tập trung xem tranh, xem xong thì dừng.
Vì Tạ Dung Dữ mời Trương Viễn Tụ đến giúp nên khi giám định xong, đích thân tiễn y ra ngoài.
Bấy giờ hẵng còn sớm, hơi nóng vừa vơi, gió mát hây hây ngoài hành lang, đến tiền trang, Tạ Dung Dữ dừng chân, nhìn Thanh Duy đi bên cạnh, nói: “Nghe Tiểu Dã bảo, may hồi trước ở kinh có Trương Nhị công tử giúp đỡ, nếu không đã lành ít dữ nhiều, Tạ mỗ vẫn chưa đích thân cám ơn công tử."
Trương Viễn Tụ nghe xưng hô “Tiểu Dã" thì cũng nhìn sang Thanh Duy, thong thả đáp: “Điện hạ khách khí rồi."
Tác giả :
Trầm Tiêu Chi