Thành Phố Hoang Vắng
Chương 39
“Học viện chúng tôi đúng là đang thiếu giảng viên." Ông thầy trung niên hói đầu ngồi trước mặt Thái Hồng chậm rãi lật giở bản tóm tắt lý lịch của cô. Ông là Dư Chính Lương, viện trưởng Học viện Sư phạm Than đá Trung Bích. Lý lịch của Thái Hồng rất dài, dài hơn ba mươi trang, có kèm bản tóm tắt các bài luận cô đã phát biểu và bản tóm tắt luận văn thạc sĩ. Ông nhìn cô một cái với ánh mắt hoài nghi, nói tiếp: “Nhưng trường chúng tôi chủ yếu cần giảng viên chuyên về những môn đại loại như công trình khai thác quặng, đo vẽ bản đồ công trình, tự động hóa, thông gió và an toàn hầm mỏ, vận chuyển và nâng cao hầm mỏ, gia công hoàn thiện và sử dụng than đá… Nếu cô có bằng cấp về những ngành như trắc địa, đo lường công trình, công trình kiến trúc tôi cũng có thể suy nghĩ, hoặc là có học về lĩnh vực tài chính, kinh tế cũng được. Ưm… Cô Hà, hình như lý lịch của cô không có những loại này?"
“Chuyên ngành của tôi là tiếng Hán và văn học, có thể dạy rất nhiều môn thuộc về văn học, ví dụ như Văn học cổ đại, Văn học hiện đại, Lý luận văn học, Phê bình văn học… Nếu những chuyên ngành này chỗ các thầy không thiếu, những môn đại cương như ngữ văn đại học, ứng dụng sáng tác, “chủ nghĩa Marx-Lenin cũng được…"
Suy nghĩ giây lát, viện trưởng nói: “Học viện chúng tôi đang mở rộng, trên cơ cấu tổ chức dự định phát triển thành đại học tổng hợp. Lực lượng giảng viên của khoa Trung văn còn mỏng, thiếu một số người đi đầu trong học thuật. Chúng tôi rất hoan nghênh những người có tài như cô! Nhưng mà, xem lý lịch thì cô là người thành phố F, đang là giảng viên dạy học lại học tiến sĩ tại chức, tiền đồ rất rộng lớn, vì sao lại muốn chạy đến nơi hẻo lánh, nghèo khổ này của chúng tôi để chịu thiệt thòi? Chẳng lẽ… trong công tác cô đã phạm phải… sai lầm gì sao?"
Đây là một suy đoán hợp lý, Thái Hồng bình tĩnh giải thích: “Viện trưởng Dư, trên lý lịch của tôi có ghi cách liên lạc với giáo sư đã đề cử tôi, có cả thư giới thiệu của chủ nhiệm khoa. Nếu như có nghi ngờ gì, ngài có thể gọi điện cho họ."
“Nhưng mà… tôi thực sự không nghĩ ra được vì sao cô Hà lại quyết tâm từ bỏ cả tiền đồ xán lạn ở thành phố lớn để về chỗ này của chúng tôi?"
“Tôi thích mỏ than, có cảm tình sâu nặng với thợ mỏ."
“Ồ, Cha cô là thợ mỏ ư?"
“Không, không phải."
“Cô từng sinh sống ở Trung Bích?"
“Không, không phải."
“Thế vì sao cô lại muốn đến chỗ này?... Cô cũng phải cho tôi một lý do chứ, đúng không?"
Thái Hông ngẫm nghĩ, rụt rè nói: “Tôi yêu tha thiết sự nghiệp khai thác mỏ than của tổ quốc chẳng lẽ không được sao?"
Viện trưởng bật cười, trả lý lịch lại cho cô: “Nếu cô muốn giảng dạy ở đây thì phải nói sự thật cho tôi nghe, nếu không xin thứ lỗi cho tôi không thể tuyển dụng cô."
Cô không nhận, ngước nhìn lên, thành thật khai báo: “Được rồi. Thầy Quý Hoàng của khoa Trung văn là bạn trai cũ của tôi."
“Ồ."
“Bởi vì … có một số hiểu lầm nên chúng tôi đã chia tay nhau."
Viện trưởng nhìn cô, ánh mắt ánh lên nét hiền từ: “Cho nên cô phát huy tinh thần một không sợ khổ, hai không sợ chết chạy theo đến đây?"
“Ưm… Đó chỉ là một trong những nguyên nhân, nhưng mà tôi vẫn yêu tha thiết sự nghiệp khai thác mỏ than của tổ quốc."
Viện trưởng gật đầu, tỏ ý chấp nhận lý do trên, đề tài nhanh chóng chuyển sang phương diện công việc: “Học viện chúng tôi tuy nhỏ nhưng trực thuộc đơn vị giảng dạy chính thức của Bộ than đá quốc gia, thực hiện chế độ tuyển dụng. Cô muốn đến thì được thôi, nhưng phải ký hợp đồng, quan hệ đơn vị cũng phải chuyển về đây."
“Tôi bằng lòng ký hợp đồng, cũng bằng lòng chuyển quan hệ đơn vị."
“Cô có biết nó mang ý nghĩa gì không?"
“…" Cô nhún vai tỏ ý không biết.
“Nó có nghĩa là, trong thời gian thực hiện hợp đồng, cô sẽ phải từ bỏ hộ khẩu ở thành phố F, trở thành cư dân của Trung Bích."
Cô xòe hai bàn tay: “Được, tôi không có ý kiến."
“Phải biết rằng, nếu cô muốn chuyển lại về đó sẽ khó như lên trời vậy."
“Tôi hiểu."
“Thế thì…", ông chìa tay về phía cô. “Cô Hà, Học viện Sư phạm Than đá Trung Bích hoan nghênh cô! Tôi sẽ sắp xếp để bên phòng nhân sự giút cô tiến hành làm tất cả các thủ tục, cô có yêu gì đặc biệt không?"
Thái Hồng nói: “Có thể bố trí cho tôi một phòng trong ký túc xá không? Hành lý của tôi vẫn để ở khách sạn."
“Cô sẽ có văn phòng và phòng riêng của mình. Thành phố nhỏ này chẳng có ưu điểm gì, chỉ được cái phòng ở thì chắc chắn rộng rãi hơn so với thành phố lớn, huống chi cô Hà lại là nhân tài, nhà trường nhất định sẽ có sự hỗ trợ đặc biệt."
Ngày hôm sau, làm xong xuôi hết các thủ tục liên quan, nhân viên ở phòng nhân sự trao cho cô hai chiếc chìa khóa: “Chìa này là chìa khóa văn phòng của cô, còn chìa này là chìa khóa phòng ký túc xá. Ký túc xá ở ngay phía sau học viện. Đấy, vòng qua bãi tập đó, xuyên qua vườn cây quế phía sau, có một dãy nhà màu đỏ cao ba tầng, chính là nó đấy. Phòng của cô là cả căn hộ số 106 – tòa 17."
Đi một mạch tìm đến chỗ đó, cô phát hiện đó là một tòa nhà lớn xây theo lối kiến trúc xưa, mang phong cách của Liên Xô hồi thập niên năm mươi, sáu mươi, tường đỏ ngói xám, vuông vắn chỉn chu. Những ngày đầu đông, các ngôi nhà ở phương Nam hiếm khi dùng máy sưởi ấm, tại một thành phố nhỏ, nơi chuyên khai thác than đá này người dân vẫn quen dùng lò than để sưởi ấm. Thái Hồng tìm được căn hộ của mình, dùng chìa khóa mở cửa, liền trông thấy ngay giữa phòng khác có một lò than kiểu cũ, ống khói dài kéo một mạch đến tận bên ngoài cửa sổ. Cô kinh ngạc nhận ra đó là căn hộ 2LDK rộng rãi. Phòng khách rộng đến mức có thể làm sàn khiêu vũ được, diện tích của hai phòng ngủ cũng không nhỏ, phòng bếp, phòng ăn, phòng vệ sinh, ban công đều có đủ, trên sàn được ốp bằng gỗ màu đỏ thẫm. Nghe cán bộ phòng nhân sự nói chủ nhà đầu tiên đã bỏ nghề chuyển sang kinh doanh nên trả lại căn hộ. Nhà anh ta khá giàu, cho nên nội thất được trang bị rất tốt, tuy lúc rời đi, thứ nào thứ nấy được dọn đi hết, nhưng sàn nhà, gạch lát, bồn cầu đều là hàng cao cấp. Người chủ thứ hai là một cô giáo, ở chưa đến một năm thì ra nước ngoài. Cô ấy là người Trường Xuân[1], chịu không nổi thời tiết lạnh ấm của phương Nam, nên lắp các lò than này để sưởi ấm. Thái Hồng đưa mắt nhìn lò than kiểu xưa, lại nhìn sàn gạch hiện đại trong phòng bếp, cảm thấy chẳng ăn nhập gì với nhau, đang định tìm người chuyển nó đi, vừa mở cửa sổ, một luồng gió lạnh thổi ào đến, rét đến nỗi cô rùng mình, run bần bật, liền cảm thấy sự tồi tại của cái lò than kia là điều rất cần thiết. Huống chi cô lại hơi sợ khí ga, sau này có nấu canh nấu mì gì đó thì có thể nấu nướng trên lò than này luôn, biết đâu còn có thể nướng khoai lang nữa ấy chứ!
[1] Trường Xuân: là thủ phủ của tỉnh Cát Lâm, nằm ở phía Bắc Trung Quốc.
Hai mươi mấy năm sống ở thành phố lớn, tuy Thái Hồng cũng có một căn phòng nho nhỏ thuộc về mình, nhưng cô chưa giờ rời khỏi cha mẹ để sống độc lập. Quen sự càm ràm của họ, cuộc sống riêng tư của cô chịu nhiều gò bó. Bây giờ một mình tận hưởng căn nhà rộng thênh thang, khác nào bước vào thiên đường chốn nhân gian cơ chứ! Thái Hồng vui mừng khôn xiết, đặt hành lý xuống rồi phấn khích chạy ra trung tâm mua sắm ở gần nhà mua một chiếc giường lớn, một tấm nệm, một bộ sofa, một chiếc bàn học, vài cái ghế, và nồi niêu xoong chảo cùng với đồ dùng trong nhà vệ sinh. Trung tâm mua sắm điều xe chở tất cả đồ đạc đến địa chỉ nhà cô, bố trí người lắp ráp, và đặt ở vị trí cô muốn. Ngay tối hôm đó, cô lại ra siêu thị mua hai thùng dầu sơn, tốn mất một ngày sơn tất cả các phòng thành màu tím nhạt, lại lắp rèm cửa màu xanh lam ở tất cả các cửa sổ. Cuối cùng mệt đờ người, nằm dài trên sàn cả buổi trời không gượng dậy được, nhưng trong lòng thì phấn chấn vô cùng. Cuối cùng, cô cũng có một căn nhà thuộc về chính cô rồi!
Ngày hôm sau, lần đầu tiên đến văn phòng của mình, Thái Hồng đang mở cửa thì một cánh tay dài mảnh mai không biết từ đâu bỗng đưa ra, đột nhiên chặn cô lại ngay trước cửa.
Không cần ngoảnh đầu, là mùi hương của cơ thể anh mà cô hằng quen thuộc.
“Cô đến đây làm gì?" Người đó hỏi, ngữ khí không tốt, pha chút tức giận.
Cô xoay người theo phản xạ, lắc lắc chiếc chìa khóa trên tay: “Công việc… Đây là văn phòng của em."
“Văn phòng của cô?" Anh lặp lại lời cô, như không tin đó là sự thực.
“Đúng." Cô mở to mắt nhìn anh, rút từ trong túi ra một tờ giấy: “Em là giảng viên chính thức của học viện này, có hợp đồng hẳn hoi."
Xem ra anh sửng sốt lắm, im lặng hồi lâu, rồi mới hỏi: “Cô ký hợp đồng mấy năm?"
“Mười năm."
“Mười năm? Đầu óc của cô bị úng nước rồi hả?"
“Em…", cô nuốt nước miếng, không biết nên trả lời sao cho thích hợp. “Quan tâm đến sự nghiệp than đá của tổ quốc."
“Việc học của cô thì làm sao?"
“Việc học gì?"
“Học thuật… và sự nghiệp."
“Không sao đâu." Cô đáp. “Đầu óc em ở nơi nào thì sự nghiệp của em sẽ đơm hoa kết trái ở nơi đó."
“Thật sao?" Anh lạnh lùng quan sát cô. “Vì sao?"
“Quý Hoàng… em sẽ không trở về đâu."
“Đã xảy ra chuyện gì?"
“Rất nhiều chuyện." Bỗng dưng cô nghẹn ngào. “…Những chuyện rất đáng sợ, đều liên quan đến em hết."
Anh chăm chăm nhìn cô, thoáng ngần ngừ, nói: “Trung Bích không phải chốn lãng mạn, tôi khuyên cô… nên về nhà thì tốt hơn."
“Quý Hoàng…"
“Chúng ta đã chia tay rồi." Giọng anh lạnh lùng. “Gương đã vỡ rồi, thay vì để sửa chữa nó mà làm mình bị thương mình, chi bằng cứ dứt khoát từ bỏ đi."
Không đợi cô kịp định thần, anh đã đi vào văn phòng của mình, cánh cửa đóng rầm, tai cô như ù đi vì tiếng sập cửa đinh tai ấy.
Buổi trưa, Thái Hồng gặp viện trưởng Dư, không kiềm chế được, cô hỏi: “Viện trưởng, tại sao văn phòng của em lại ở bên cạnh văn phòng của thầy Quý vậy?"
“Cô gái à, khi nghe thấy hai chữ “than đá", ấn tượng đầu tiên trong cô là gì nào?" Viện trưởng nhìn cô, ánh mắt đầy vẻ quan tâm, thích thú, hỏi vặn lại.
“Nguồn năng lượng, ô nhiễm, cứng ngắc, vô vị, hóa thạch, đen tối, chết chóc, nổ khí ga…"
“ Ồ, không có một điểm tích cực sao?"
“Không có."
“Cô sai rồi." Viện trưởng nói. “Nó cũng có thể mang ý nghĩa tích cực như đốt cháy, rực cháy, nồng nhiệt, vĩnh hằng… lãng mạn."
Thái Hồng dở khóc dở cười nhìn ông, thầm nghĩ, viện trưởng ơi là viện trưởng, thầy có giúp người ta thì cũng không nên lộ liễu thế chứ?!
Nhưng sau khi ăn cơm ở căng tin học viện, Thái Hồng chẳng thể nào lãng mạn nổi. Không biết là do bị dị ứng, không hợp môi trường ở đây hay do ngộ độc thực phẩm, mà vừa về đến nhà là cô nôn mửa, tiêu chảy, phải tự mình lết tấm thân mệt nhừ đến bệnh viện truyền nước mấy tiếng đồng hồ. Về nhà nằm một ngày trời, hết nôn mửa rồi nhưng lại bị sốt cao, bốn mươi độ, mệt đến toàn thân rã rời. Thái Hồng cắn răng, nuốt hai viên thuốc giảm sốt, trùm chăn kín mít ngủ một đêm, thầm nghĩ nếu không hạ sốt thì mai vào bệnh viện khám lần nữa. Ngày hôm sau, chỉ còn sốt nhẹ và tiêu chảy suốt một ngày. Trong khoa cho cô nghỉ phép một tuần, cô bắt bản thân phải ăn uống để lấy sức. Một tuần bệnh tật cứ thế trôi qua. Lần thứ hai đến trường, cô chỉ cảm thấy nhẹ bẫng, trước khi ra đường cô soi gương, cằm nhọn như có thể mang đi cuốc đất được.
Quay lại khoa, Thái Hồng hỏi chủ nhiệm: “Thầy Trần, là ai đứng lớp giúp tôi vậy? Tôi muốn đi cảm ơn người đó."
“Là thầy Quý."
“Ơ…" Cô bất giác cắn răng.
“Bản thân thầy ấy phải dạy nhiều lớp, cũng túi bụi. Nhưng không sao, đứng lớp giúp nhau là chuyện bình thường, mọi người đều có lúc nghỉ phép mà, huống chi hai người trước kia cũng cùng một trường, những môn mà cô dạy thầy ấy dạy được hết."
“Um…. cũng không hẳn." Thái Hồng cảm thấy mình bị coi thường, sao cô lại có thể bị thay thế một cách dễ dàng như thế chứ. “Nếu gặp thầy Quý, xin hãy cảm ơn thầy ấy giúp tôi."
“Thầy ấy đang ở trong văn phòng của mình, cô tự đi cảm ơn đi nhé!"
“… Được thôi."
Đứng ngoài cửa văn phòng của Quý Hoàng ngần ngừ hồi lâu, cô vẫn không đủ dũng khí để gõ cửa, cuối cùng chỉ viết hai chữ “cảm ơn" vào một mẩu giấy, rồi nhét vào trong khe cửa.
Sau đó cô không dám vào căng tin trường ăn cơm một lần nào nữa, mà nghe theo ý kiến của các thầy cô trong khoa, đến căng tin của trường trung học bên kia đường. Nghe nói căng tin đó theo chế độ nhận thầu khoán, để giữ được bát cơm của mình, bên nhận thầu đã mời vài đầu bếp rất khá, nấu ăn rất ngon. Thái Hồng ăn vài lần, quả nhiên là danh bất hư truyền, chỉ tiếc là không thể đến ăn vào lúc mười hai giờ trưa, đó là lúc học sinh tan trường, xếp hàng dài dằng dặc. Ngặt nỗi học kỳ này, Thái Hồng được phân công dạy trong khoảng thời gian từ mười đến mười hai giờ…
Con giun xéo lắm cũng oằn, cô quyết định tự nấu cơm ăn.
Đi ra cổng học viện, phía bên trái có một siêu thị rất to, Thái Hồng cảm thấy đây là cơ hội tốt nhất để tập cho mình sống cuộc sống tự lập. Đi thẳng vào siêu thị, tay đẩy xe đẩy, cô đem tất cả những thứ mà mình thích như thức ăn sống, thức ăn đã chế biến, nguyên liệu, các loại gia vị, tương ớt, thức ăn vặt… nhét vào xe đẩy, thanh toán xong đi ra, cô hăm hở xách bốn túi to về nhà.
Ưu điểm lớn nhất khi định cư ở Trung Bích chính là Thái Hồng không cần đi xe buýt nữa. Đối với người đi xe buýt gần mười năm như cô thì đây đúng là một niềm vui sướng lớn lao. Trước đây, khi sống ở nhà, việc khó khăn đầu tiên trong ngày chính là chen lên xe buýt. Từ xa trông thấy xe là phải chạy ngay qua đó, y như chạy đua tiếp sức ấy, hai chân phải luôn sẵn sàng, bởi không biết xe sẽ dừng lại ở chỗ nào. Vất vả lắm mới chen được lên xe, người có kinh nghiệm sẽ cố lách vào bên trong, đồng thời không để bị dòng người cuốn vào giữa xe, mà phải dừng lại ở gần cửa xe. Nếu không thì khi xuống xe lại phải vã mồ hôi để chen ra… Còn ở thành phố nhỏ này hầu như không phải gặp phải vấn đề này. Ngày đầu tiên ở Trung Bích, Thái Hồng có chút chuyện phải đến ngân hàng, trên xe buýt chỉ có ba người. Không có taxi, những chiếc mini buýt trắng chạy khắp phố xá với giá rẻ mạt.
Tuy không cần ngồi xe nhưng Thái Hồng cảm thấy mua chiếc xe đạp cũng rất cần thiết. Khuôn viên học viện rất rộng, là đơn vị giảng dạy trọng điểm ở Trung Bích nên quyết tâm xanh hóa trường học và xây dựng học viện thành khu trường đa chức năng. Hai tòa nhà giảng đường của khoa Trung văn được xây theo kiểu mới tương đối hiện đại, cơ sở vật chất như phòng học, phòng họp, văn phòng, phòng nghỉ, thậm chí đến hội trường đều vượt trường đại học F. Chế độ đãi ngộ của giảng viên… nếu tính cả nhà ở… thì cũng không thấp là bao so với trường Đại học F. Sau đó hỏi thăm mới biết, những thứ đó là được một ông chủ trong ngành than đá quyên tặng vào sáu năm trước, nghe đồn số tiền lên tới hơn trăm triệu.
Tay xách nách mang mấy cái túi nặng trịch, đi qua khu giảng đường dài và hẹp, Thái Hồng thở hổn hển đứng dưới tòa nhà ký túc, đang định lấy chìa khóa mở cửa sắt chống trộm thì thấy một cậu con trai cao ráo từ phía sau đi đến, lớn tiếng nói: “Để em giúp chị." Cậu ta nói giọng mũi rất nặng, tuy nói bằng tiếng phổ thông nhưng mang chút khẩu âm của người bản địa. Thái Hồng ngoảnh đầu nhìn lại, phát hiện đó là một cậu học sinh chừng mười sáu, mười bảy tuổi, mặt mày thanh tú, mặc một bộ quần áo thể thao có kẻ sọc màu xanh đậm cũ nhưng sạch sẽ. Cô cười nói: “Cảm ơn em."
Cô sống ở tầng ba, cậu con trai mang đồ đến tận cửa nhà giúp cô, Thái Hồng bảo: “Em vào ngồi chơi, uống nước nhé?"
Cậu trai cúi đầu nói: “Dạ, thôi ạ."
“Đừng khách sáo mà, trông em nhễ nhại mồ hôi kìa, uống nước cam nhé! Còn nữa, hai túi này em cầm đi, mang đi học mà ăn."
“Em … em không ăn đồ ăn vặt."
“Cầm lấy đi!" Thái Hồng nói, lại nhét thêm một chai nước quả vào tay cậu. “Uống nước xong rồi hãy đi, nếu không chị giận đấy nhé!"
Cậu trai ngại ngùng cầm lấy, nhỏ nhẹ nhấp một ngụm.
“Em tên gì? Cũng sống ở tòa nhà này à?" Thái Hồng hỏi.
“Em tên Quý Tiêu."
Thái Hồng đang uống nước ngọt, suýt nữa bị sặc: “Quý Tiêu? Em là… em trai Quý Hoàng?"
Cậu bé gật đầu: “Dạ, sao chị biết?"
Thái Hồng khóa cửa lại: “Ôi chao, hôm nay em nhất định phải ở lại chỗ chị ăn cơm! Em mang giúp chị mấy túi đồ nặng thế, chị nhất định phải cảm ơn em ra trò. Chị và anh em là đồng nghiệp, anh ấy sẽ không phản đối đâu, em có muốn xem ti vi không? Chỗ chị có đĩa phim, em thích xem gì? Phim võ thuật? Khoa học viễn tưởng? Hay phim hành động?"
Cậu bé bị sự nhiệt tình của cô dọa đến xanh cả mặt mày, vội vàng đứng dậy: “Dạ thôi ạ, em còn phải làm bài tập, em phải đi rồi."
“Bài tập gì, làm muộn một chút không sao đâu, thành tích của em chắc là tốt lắm, đúng không?"
“… Dạ, cũng tàm tạm ạ."
“Em ngồi chơi một chút, chị đi nấu cơm ngay đây, hai chúng ta ăn lẩu nhé? Chị có mua thịt dê lát, tươi lắm, còn có cá viên, cải xanh, đậu hũ…"
“Dạ thôi, chị khách sáo quá rồi." Quý Tiêu lùi về phía cửa, chỉ thiếu điều bỏ chạy.
Thái Hồng thở dài, mở cửa: “Thôi được, lần sau chị sẽ mời em vậy. Em sống ở đâu? Chị tiễn em."
Quý Tiêu đưa tay chỉ căn hộ đối diện: “Em ở ngay đối diện, là hàng xóm của chị. Sau này có gì cần giúp đỡ chị cứ việc gõ cửa. Những khi không có tiết dạy anh em đều ở nhà."
Thái Hồng cúi đầu, mặt đỏ ửng, thẹn thùng nhìn đôi giày của mình: “Ừ, được."
Nhà đối diện có ba chàng trai nhưng lại yên lặng đến lạ, tựa như bị dị ứng với tiếng ồn, đóng, mở cửa hay bước chân lên, xuống cầu thang đều rất khẽ. Hàng xóm láng giềng ở gần nhau như thế, thế mà ở đây suốt mười mấy ngày rồi, Thái Hồng chưa lần nào chạm mặt Quý Hoàng, nhưng lại thường xuyên gặp Quý Tiêu và Quý Châm vào giờ tan học.
Tuy là anh em sinh đôi nhưng hai đứa có vẻ ngoài thực sự không giống nhau. Quý Châm không cao lắm, tay chân thon dài, đầu hơi to, sắc mặt nhợt nhạt. Trước kia nghe Quý Hoàng kể, có lẽ lúc sinh ra, thằng bé chịu sự chèn ép của Quý Tiêu nên bẩm sinh đã yếu ớt, thuở bé hay bệnh, là đứa có tính tình nhạy cảm và mềm yếu nhất trong ba anh em. Trong khi đó, vẻ ngoài của Quý Hoàng lại khác hoàn toàn với hai đứa em trai. Tóm lại một câu, ba anh em mà đi ra đường, chẳng ai tin là chui ra từ một bụng mẹ.
Thoáng chốc đã tới tuần cuối cùng trước khi vào kỳ nghỉ đông. Bắt đầu từ hai tuần trước, Thái Hồng phát hiện mình đã tiêu hết tất cả số tiền tiết kiệm mà mình mang tới đây. Cô rời khỏi nhà vội vàng, chỉ mang theo một số tiền mặt và một thẻ ngân hàng. Sau đó Quan Diệp chuyển cho cô tiền lương của tháng cuối cùng ở trường F, coi như đã cứu nguy, nhưng cô đi dạo ở trung tâm mua sắm thấy hai cái kệ sách đẹp quá, lại đang lúc đại hạ giá, thế là vung tay rước về nhà luôn… Tiền trong ngân hàng chẳng mấy chốc đã tiêu sạch sành sanh. Cô nghĩ rằng học viện cũng giống như đại học, phát lương giữa tháng, hỏi lại mới biết là cuối tháng. Cứ như thế, cô một ngày hai bữa mì gói ăn suốt một tuần, ăn đến mặt mày xanh xao. Một tuần trước khi phát lương lại đúng lúc thi cuối kỳ, thi cử, chấm bài suốt đêm, cô đói đến rã rời, không còn một chút sức lực, cảm thấy sắp không gắng gượng được nữa rồi. May sao hôm đó cô bắt gặp Quý Hoàng ngay trước cửa văn phòng.
Cô nghiến răng gọi anh lại: “Quý Hoàng."
Anh đang đút chìa khóa mở cửa, tay chợt dừng lại.
“Có chuyện gì?"
Cô mở to mắt nhìn anh, ấp úng hồi lầu mới khẽ nói: “Cho em mượn ít tiền."
Anh móc ví ra, rút ra một thẻ ngân hàng đưa cô: “Mật mã là 1712."
“Cảm ơn anh." Cô cúi gằm, thấy anh cắm đầu đi vào trong, cuống quýt nói tiếp: “Còn nữa… chuyện của mẹ anh, em đã nghe nói rồi, thực sự rất xin lỗi. Em… đã gây gổ với mẹ em, chạy đến đây tìm anh… là muốn đền tội thay mẹ em."
Nói rồi, nước mắt cô lã chã rơi xuống.
“Chỉ vì chuyện này?", anh nói. “Chỉ vì chuyện này mà cô thôi việc ở trường Đại học F?"
Cô gật đầu: “Hôm đó… ý em muốn nói là hôm sinh nhật em, không phải em cố tình làm anh bị tổn thương. Có một chuyện em chưa nói với anh, bởi vì lúc đó em vẫn chưa khẳng định được. Em… không phải con ruột của mẹ em, em là trẻ mồ côi, sau khi em sinh ra được bảy ngày cha mẹ đã nhận em về nuôi, họ đối với em ân trọng như núi. Cho nên em không có sự lựa chọn nào cả…"
“Anh hiểu rồi, anh không trách em." Anh thở dài. “Nghe anh nói này Thái Hồng, em là một cô gái thành thị chính gốc, hà tất gì phải ở đây tự chuốc lấy khổ chứ? Nơi này không thuộc về em, em nên mau chóng nghĩ cách chuyển về thì hơn."
“Không, em không về." Cô nói chắn như đinh đóng cột. “Còn anh? Trước khi đi bí thư có nhờ em chuyển lời tới anh, bất kỳ lúc nào anh muốn quay lại họ đều hoan nghênh anh…"
“Không." Anh cắt ngang lời cô. “Đây là quê hương của anh, anh luôn ngỡ rằng hạnh phúc của mình ở nơi khác, cho nên từ nhỏ đến lớn cố gắng hết sức mình, chỉ để có thể rời khỏi nhà đến một nơi rộng lớn hơn, vì vậy mà phải trả giá quá đắt… Bây giờ, thành phố nào đối với anh đã không còn quan trọng nữa, quan trọng nhất là sức khỏe và người nhà của anh được bình an. Còn anh, cố giữ một công việc tẻ nhạt, chuyên tâm vào nghiên cứu học thuật là được rồi."
“Quý Hoàng, em có thể ở lại đây cùng anh."
“Không! Không! Em nên quay về. Tất cả mọi thứ ở đây đối với em đều hoàn toàn xa lạ, em sẽ không quen đâu."
“Em sẽ làm được, chẳng lẽ chỉ có anh mới có thể thay đổi chính mình để thích nghi với hoàn cảnh sao, những người khác đều là động vật đơn bào sao? Em cũng làm được!" Cô lớn tiếng nói. “Em sẽ quen được."
Anh thoáng trầm mặc, bất lực nhìn cô.
“Thế thì em cứ việc từ từ làm quen đi." Anh nhún vai, xoay người bước vào trong văn phòng, đi được mấy bước rồi lại trở ra. “Quên nói với em, anh đã có bạn gái rồi."
“Hả?" Trong phút chốc cô ngớ người: “Là ai?"
“Là người em không quen."
“Chuyên ngành của tôi là tiếng Hán và văn học, có thể dạy rất nhiều môn thuộc về văn học, ví dụ như Văn học cổ đại, Văn học hiện đại, Lý luận văn học, Phê bình văn học… Nếu những chuyên ngành này chỗ các thầy không thiếu, những môn đại cương như ngữ văn đại học, ứng dụng sáng tác, “chủ nghĩa Marx-Lenin cũng được…"
Suy nghĩ giây lát, viện trưởng nói: “Học viện chúng tôi đang mở rộng, trên cơ cấu tổ chức dự định phát triển thành đại học tổng hợp. Lực lượng giảng viên của khoa Trung văn còn mỏng, thiếu một số người đi đầu trong học thuật. Chúng tôi rất hoan nghênh những người có tài như cô! Nhưng mà, xem lý lịch thì cô là người thành phố F, đang là giảng viên dạy học lại học tiến sĩ tại chức, tiền đồ rất rộng lớn, vì sao lại muốn chạy đến nơi hẻo lánh, nghèo khổ này của chúng tôi để chịu thiệt thòi? Chẳng lẽ… trong công tác cô đã phạm phải… sai lầm gì sao?"
Đây là một suy đoán hợp lý, Thái Hồng bình tĩnh giải thích: “Viện trưởng Dư, trên lý lịch của tôi có ghi cách liên lạc với giáo sư đã đề cử tôi, có cả thư giới thiệu của chủ nhiệm khoa. Nếu như có nghi ngờ gì, ngài có thể gọi điện cho họ."
“Nhưng mà… tôi thực sự không nghĩ ra được vì sao cô Hà lại quyết tâm từ bỏ cả tiền đồ xán lạn ở thành phố lớn để về chỗ này của chúng tôi?"
“Tôi thích mỏ than, có cảm tình sâu nặng với thợ mỏ."
“Ồ, Cha cô là thợ mỏ ư?"
“Không, không phải."
“Cô từng sinh sống ở Trung Bích?"
“Không, không phải."
“Thế vì sao cô lại muốn đến chỗ này?... Cô cũng phải cho tôi một lý do chứ, đúng không?"
Thái Hông ngẫm nghĩ, rụt rè nói: “Tôi yêu tha thiết sự nghiệp khai thác mỏ than của tổ quốc chẳng lẽ không được sao?"
Viện trưởng bật cười, trả lý lịch lại cho cô: “Nếu cô muốn giảng dạy ở đây thì phải nói sự thật cho tôi nghe, nếu không xin thứ lỗi cho tôi không thể tuyển dụng cô."
Cô không nhận, ngước nhìn lên, thành thật khai báo: “Được rồi. Thầy Quý Hoàng của khoa Trung văn là bạn trai cũ của tôi."
“Ồ."
“Bởi vì … có một số hiểu lầm nên chúng tôi đã chia tay nhau."
Viện trưởng nhìn cô, ánh mắt ánh lên nét hiền từ: “Cho nên cô phát huy tinh thần một không sợ khổ, hai không sợ chết chạy theo đến đây?"
“Ưm… Đó chỉ là một trong những nguyên nhân, nhưng mà tôi vẫn yêu tha thiết sự nghiệp khai thác mỏ than của tổ quốc."
Viện trưởng gật đầu, tỏ ý chấp nhận lý do trên, đề tài nhanh chóng chuyển sang phương diện công việc: “Học viện chúng tôi tuy nhỏ nhưng trực thuộc đơn vị giảng dạy chính thức của Bộ than đá quốc gia, thực hiện chế độ tuyển dụng. Cô muốn đến thì được thôi, nhưng phải ký hợp đồng, quan hệ đơn vị cũng phải chuyển về đây."
“Tôi bằng lòng ký hợp đồng, cũng bằng lòng chuyển quan hệ đơn vị."
“Cô có biết nó mang ý nghĩa gì không?"
“…" Cô nhún vai tỏ ý không biết.
“Nó có nghĩa là, trong thời gian thực hiện hợp đồng, cô sẽ phải từ bỏ hộ khẩu ở thành phố F, trở thành cư dân của Trung Bích."
Cô xòe hai bàn tay: “Được, tôi không có ý kiến."
“Phải biết rằng, nếu cô muốn chuyển lại về đó sẽ khó như lên trời vậy."
“Tôi hiểu."
“Thế thì…", ông chìa tay về phía cô. “Cô Hà, Học viện Sư phạm Than đá Trung Bích hoan nghênh cô! Tôi sẽ sắp xếp để bên phòng nhân sự giút cô tiến hành làm tất cả các thủ tục, cô có yêu gì đặc biệt không?"
Thái Hồng nói: “Có thể bố trí cho tôi một phòng trong ký túc xá không? Hành lý của tôi vẫn để ở khách sạn."
“Cô sẽ có văn phòng và phòng riêng của mình. Thành phố nhỏ này chẳng có ưu điểm gì, chỉ được cái phòng ở thì chắc chắn rộng rãi hơn so với thành phố lớn, huống chi cô Hà lại là nhân tài, nhà trường nhất định sẽ có sự hỗ trợ đặc biệt."
Ngày hôm sau, làm xong xuôi hết các thủ tục liên quan, nhân viên ở phòng nhân sự trao cho cô hai chiếc chìa khóa: “Chìa này là chìa khóa văn phòng của cô, còn chìa này là chìa khóa phòng ký túc xá. Ký túc xá ở ngay phía sau học viện. Đấy, vòng qua bãi tập đó, xuyên qua vườn cây quế phía sau, có một dãy nhà màu đỏ cao ba tầng, chính là nó đấy. Phòng của cô là cả căn hộ số 106 – tòa 17."
Đi một mạch tìm đến chỗ đó, cô phát hiện đó là một tòa nhà lớn xây theo lối kiến trúc xưa, mang phong cách của Liên Xô hồi thập niên năm mươi, sáu mươi, tường đỏ ngói xám, vuông vắn chỉn chu. Những ngày đầu đông, các ngôi nhà ở phương Nam hiếm khi dùng máy sưởi ấm, tại một thành phố nhỏ, nơi chuyên khai thác than đá này người dân vẫn quen dùng lò than để sưởi ấm. Thái Hồng tìm được căn hộ của mình, dùng chìa khóa mở cửa, liền trông thấy ngay giữa phòng khác có một lò than kiểu cũ, ống khói dài kéo một mạch đến tận bên ngoài cửa sổ. Cô kinh ngạc nhận ra đó là căn hộ 2LDK rộng rãi. Phòng khách rộng đến mức có thể làm sàn khiêu vũ được, diện tích của hai phòng ngủ cũng không nhỏ, phòng bếp, phòng ăn, phòng vệ sinh, ban công đều có đủ, trên sàn được ốp bằng gỗ màu đỏ thẫm. Nghe cán bộ phòng nhân sự nói chủ nhà đầu tiên đã bỏ nghề chuyển sang kinh doanh nên trả lại căn hộ. Nhà anh ta khá giàu, cho nên nội thất được trang bị rất tốt, tuy lúc rời đi, thứ nào thứ nấy được dọn đi hết, nhưng sàn nhà, gạch lát, bồn cầu đều là hàng cao cấp. Người chủ thứ hai là một cô giáo, ở chưa đến một năm thì ra nước ngoài. Cô ấy là người Trường Xuân[1], chịu không nổi thời tiết lạnh ấm của phương Nam, nên lắp các lò than này để sưởi ấm. Thái Hồng đưa mắt nhìn lò than kiểu xưa, lại nhìn sàn gạch hiện đại trong phòng bếp, cảm thấy chẳng ăn nhập gì với nhau, đang định tìm người chuyển nó đi, vừa mở cửa sổ, một luồng gió lạnh thổi ào đến, rét đến nỗi cô rùng mình, run bần bật, liền cảm thấy sự tồi tại của cái lò than kia là điều rất cần thiết. Huống chi cô lại hơi sợ khí ga, sau này có nấu canh nấu mì gì đó thì có thể nấu nướng trên lò than này luôn, biết đâu còn có thể nướng khoai lang nữa ấy chứ!
[1] Trường Xuân: là thủ phủ của tỉnh Cát Lâm, nằm ở phía Bắc Trung Quốc.
Hai mươi mấy năm sống ở thành phố lớn, tuy Thái Hồng cũng có một căn phòng nho nhỏ thuộc về mình, nhưng cô chưa giờ rời khỏi cha mẹ để sống độc lập. Quen sự càm ràm của họ, cuộc sống riêng tư của cô chịu nhiều gò bó. Bây giờ một mình tận hưởng căn nhà rộng thênh thang, khác nào bước vào thiên đường chốn nhân gian cơ chứ! Thái Hồng vui mừng khôn xiết, đặt hành lý xuống rồi phấn khích chạy ra trung tâm mua sắm ở gần nhà mua một chiếc giường lớn, một tấm nệm, một bộ sofa, một chiếc bàn học, vài cái ghế, và nồi niêu xoong chảo cùng với đồ dùng trong nhà vệ sinh. Trung tâm mua sắm điều xe chở tất cả đồ đạc đến địa chỉ nhà cô, bố trí người lắp ráp, và đặt ở vị trí cô muốn. Ngay tối hôm đó, cô lại ra siêu thị mua hai thùng dầu sơn, tốn mất một ngày sơn tất cả các phòng thành màu tím nhạt, lại lắp rèm cửa màu xanh lam ở tất cả các cửa sổ. Cuối cùng mệt đờ người, nằm dài trên sàn cả buổi trời không gượng dậy được, nhưng trong lòng thì phấn chấn vô cùng. Cuối cùng, cô cũng có một căn nhà thuộc về chính cô rồi!
Ngày hôm sau, lần đầu tiên đến văn phòng của mình, Thái Hồng đang mở cửa thì một cánh tay dài mảnh mai không biết từ đâu bỗng đưa ra, đột nhiên chặn cô lại ngay trước cửa.
Không cần ngoảnh đầu, là mùi hương của cơ thể anh mà cô hằng quen thuộc.
“Cô đến đây làm gì?" Người đó hỏi, ngữ khí không tốt, pha chút tức giận.
Cô xoay người theo phản xạ, lắc lắc chiếc chìa khóa trên tay: “Công việc… Đây là văn phòng của em."
“Văn phòng của cô?" Anh lặp lại lời cô, như không tin đó là sự thực.
“Đúng." Cô mở to mắt nhìn anh, rút từ trong túi ra một tờ giấy: “Em là giảng viên chính thức của học viện này, có hợp đồng hẳn hoi."
Xem ra anh sửng sốt lắm, im lặng hồi lâu, rồi mới hỏi: “Cô ký hợp đồng mấy năm?"
“Mười năm."
“Mười năm? Đầu óc của cô bị úng nước rồi hả?"
“Em…", cô nuốt nước miếng, không biết nên trả lời sao cho thích hợp. “Quan tâm đến sự nghiệp than đá của tổ quốc."
“Việc học của cô thì làm sao?"
“Việc học gì?"
“Học thuật… và sự nghiệp."
“Không sao đâu." Cô đáp. “Đầu óc em ở nơi nào thì sự nghiệp của em sẽ đơm hoa kết trái ở nơi đó."
“Thật sao?" Anh lạnh lùng quan sát cô. “Vì sao?"
“Quý Hoàng… em sẽ không trở về đâu."
“Đã xảy ra chuyện gì?"
“Rất nhiều chuyện." Bỗng dưng cô nghẹn ngào. “…Những chuyện rất đáng sợ, đều liên quan đến em hết."
Anh chăm chăm nhìn cô, thoáng ngần ngừ, nói: “Trung Bích không phải chốn lãng mạn, tôi khuyên cô… nên về nhà thì tốt hơn."
“Quý Hoàng…"
“Chúng ta đã chia tay rồi." Giọng anh lạnh lùng. “Gương đã vỡ rồi, thay vì để sửa chữa nó mà làm mình bị thương mình, chi bằng cứ dứt khoát từ bỏ đi."
Không đợi cô kịp định thần, anh đã đi vào văn phòng của mình, cánh cửa đóng rầm, tai cô như ù đi vì tiếng sập cửa đinh tai ấy.
Buổi trưa, Thái Hồng gặp viện trưởng Dư, không kiềm chế được, cô hỏi: “Viện trưởng, tại sao văn phòng của em lại ở bên cạnh văn phòng của thầy Quý vậy?"
“Cô gái à, khi nghe thấy hai chữ “than đá", ấn tượng đầu tiên trong cô là gì nào?" Viện trưởng nhìn cô, ánh mắt đầy vẻ quan tâm, thích thú, hỏi vặn lại.
“Nguồn năng lượng, ô nhiễm, cứng ngắc, vô vị, hóa thạch, đen tối, chết chóc, nổ khí ga…"
“ Ồ, không có một điểm tích cực sao?"
“Không có."
“Cô sai rồi." Viện trưởng nói. “Nó cũng có thể mang ý nghĩa tích cực như đốt cháy, rực cháy, nồng nhiệt, vĩnh hằng… lãng mạn."
Thái Hồng dở khóc dở cười nhìn ông, thầm nghĩ, viện trưởng ơi là viện trưởng, thầy có giúp người ta thì cũng không nên lộ liễu thế chứ?!
Nhưng sau khi ăn cơm ở căng tin học viện, Thái Hồng chẳng thể nào lãng mạn nổi. Không biết là do bị dị ứng, không hợp môi trường ở đây hay do ngộ độc thực phẩm, mà vừa về đến nhà là cô nôn mửa, tiêu chảy, phải tự mình lết tấm thân mệt nhừ đến bệnh viện truyền nước mấy tiếng đồng hồ. Về nhà nằm một ngày trời, hết nôn mửa rồi nhưng lại bị sốt cao, bốn mươi độ, mệt đến toàn thân rã rời. Thái Hồng cắn răng, nuốt hai viên thuốc giảm sốt, trùm chăn kín mít ngủ một đêm, thầm nghĩ nếu không hạ sốt thì mai vào bệnh viện khám lần nữa. Ngày hôm sau, chỉ còn sốt nhẹ và tiêu chảy suốt một ngày. Trong khoa cho cô nghỉ phép một tuần, cô bắt bản thân phải ăn uống để lấy sức. Một tuần bệnh tật cứ thế trôi qua. Lần thứ hai đến trường, cô chỉ cảm thấy nhẹ bẫng, trước khi ra đường cô soi gương, cằm nhọn như có thể mang đi cuốc đất được.
Quay lại khoa, Thái Hồng hỏi chủ nhiệm: “Thầy Trần, là ai đứng lớp giúp tôi vậy? Tôi muốn đi cảm ơn người đó."
“Là thầy Quý."
“Ơ…" Cô bất giác cắn răng.
“Bản thân thầy ấy phải dạy nhiều lớp, cũng túi bụi. Nhưng không sao, đứng lớp giúp nhau là chuyện bình thường, mọi người đều có lúc nghỉ phép mà, huống chi hai người trước kia cũng cùng một trường, những môn mà cô dạy thầy ấy dạy được hết."
“Um…. cũng không hẳn." Thái Hồng cảm thấy mình bị coi thường, sao cô lại có thể bị thay thế một cách dễ dàng như thế chứ. “Nếu gặp thầy Quý, xin hãy cảm ơn thầy ấy giúp tôi."
“Thầy ấy đang ở trong văn phòng của mình, cô tự đi cảm ơn đi nhé!"
“… Được thôi."
Đứng ngoài cửa văn phòng của Quý Hoàng ngần ngừ hồi lâu, cô vẫn không đủ dũng khí để gõ cửa, cuối cùng chỉ viết hai chữ “cảm ơn" vào một mẩu giấy, rồi nhét vào trong khe cửa.
Sau đó cô không dám vào căng tin trường ăn cơm một lần nào nữa, mà nghe theo ý kiến của các thầy cô trong khoa, đến căng tin của trường trung học bên kia đường. Nghe nói căng tin đó theo chế độ nhận thầu khoán, để giữ được bát cơm của mình, bên nhận thầu đã mời vài đầu bếp rất khá, nấu ăn rất ngon. Thái Hồng ăn vài lần, quả nhiên là danh bất hư truyền, chỉ tiếc là không thể đến ăn vào lúc mười hai giờ trưa, đó là lúc học sinh tan trường, xếp hàng dài dằng dặc. Ngặt nỗi học kỳ này, Thái Hồng được phân công dạy trong khoảng thời gian từ mười đến mười hai giờ…
Con giun xéo lắm cũng oằn, cô quyết định tự nấu cơm ăn.
Đi ra cổng học viện, phía bên trái có một siêu thị rất to, Thái Hồng cảm thấy đây là cơ hội tốt nhất để tập cho mình sống cuộc sống tự lập. Đi thẳng vào siêu thị, tay đẩy xe đẩy, cô đem tất cả những thứ mà mình thích như thức ăn sống, thức ăn đã chế biến, nguyên liệu, các loại gia vị, tương ớt, thức ăn vặt… nhét vào xe đẩy, thanh toán xong đi ra, cô hăm hở xách bốn túi to về nhà.
Ưu điểm lớn nhất khi định cư ở Trung Bích chính là Thái Hồng không cần đi xe buýt nữa. Đối với người đi xe buýt gần mười năm như cô thì đây đúng là một niềm vui sướng lớn lao. Trước đây, khi sống ở nhà, việc khó khăn đầu tiên trong ngày chính là chen lên xe buýt. Từ xa trông thấy xe là phải chạy ngay qua đó, y như chạy đua tiếp sức ấy, hai chân phải luôn sẵn sàng, bởi không biết xe sẽ dừng lại ở chỗ nào. Vất vả lắm mới chen được lên xe, người có kinh nghiệm sẽ cố lách vào bên trong, đồng thời không để bị dòng người cuốn vào giữa xe, mà phải dừng lại ở gần cửa xe. Nếu không thì khi xuống xe lại phải vã mồ hôi để chen ra… Còn ở thành phố nhỏ này hầu như không phải gặp phải vấn đề này. Ngày đầu tiên ở Trung Bích, Thái Hồng có chút chuyện phải đến ngân hàng, trên xe buýt chỉ có ba người. Không có taxi, những chiếc mini buýt trắng chạy khắp phố xá với giá rẻ mạt.
Tuy không cần ngồi xe nhưng Thái Hồng cảm thấy mua chiếc xe đạp cũng rất cần thiết. Khuôn viên học viện rất rộng, là đơn vị giảng dạy trọng điểm ở Trung Bích nên quyết tâm xanh hóa trường học và xây dựng học viện thành khu trường đa chức năng. Hai tòa nhà giảng đường của khoa Trung văn được xây theo kiểu mới tương đối hiện đại, cơ sở vật chất như phòng học, phòng họp, văn phòng, phòng nghỉ, thậm chí đến hội trường đều vượt trường đại học F. Chế độ đãi ngộ của giảng viên… nếu tính cả nhà ở… thì cũng không thấp là bao so với trường Đại học F. Sau đó hỏi thăm mới biết, những thứ đó là được một ông chủ trong ngành than đá quyên tặng vào sáu năm trước, nghe đồn số tiền lên tới hơn trăm triệu.
Tay xách nách mang mấy cái túi nặng trịch, đi qua khu giảng đường dài và hẹp, Thái Hồng thở hổn hển đứng dưới tòa nhà ký túc, đang định lấy chìa khóa mở cửa sắt chống trộm thì thấy một cậu con trai cao ráo từ phía sau đi đến, lớn tiếng nói: “Để em giúp chị." Cậu ta nói giọng mũi rất nặng, tuy nói bằng tiếng phổ thông nhưng mang chút khẩu âm của người bản địa. Thái Hồng ngoảnh đầu nhìn lại, phát hiện đó là một cậu học sinh chừng mười sáu, mười bảy tuổi, mặt mày thanh tú, mặc một bộ quần áo thể thao có kẻ sọc màu xanh đậm cũ nhưng sạch sẽ. Cô cười nói: “Cảm ơn em."
Cô sống ở tầng ba, cậu con trai mang đồ đến tận cửa nhà giúp cô, Thái Hồng bảo: “Em vào ngồi chơi, uống nước nhé?"
Cậu trai cúi đầu nói: “Dạ, thôi ạ."
“Đừng khách sáo mà, trông em nhễ nhại mồ hôi kìa, uống nước cam nhé! Còn nữa, hai túi này em cầm đi, mang đi học mà ăn."
“Em … em không ăn đồ ăn vặt."
“Cầm lấy đi!" Thái Hồng nói, lại nhét thêm một chai nước quả vào tay cậu. “Uống nước xong rồi hãy đi, nếu không chị giận đấy nhé!"
Cậu trai ngại ngùng cầm lấy, nhỏ nhẹ nhấp một ngụm.
“Em tên gì? Cũng sống ở tòa nhà này à?" Thái Hồng hỏi.
“Em tên Quý Tiêu."
Thái Hồng đang uống nước ngọt, suýt nữa bị sặc: “Quý Tiêu? Em là… em trai Quý Hoàng?"
Cậu bé gật đầu: “Dạ, sao chị biết?"
Thái Hồng khóa cửa lại: “Ôi chao, hôm nay em nhất định phải ở lại chỗ chị ăn cơm! Em mang giúp chị mấy túi đồ nặng thế, chị nhất định phải cảm ơn em ra trò. Chị và anh em là đồng nghiệp, anh ấy sẽ không phản đối đâu, em có muốn xem ti vi không? Chỗ chị có đĩa phim, em thích xem gì? Phim võ thuật? Khoa học viễn tưởng? Hay phim hành động?"
Cậu bé bị sự nhiệt tình của cô dọa đến xanh cả mặt mày, vội vàng đứng dậy: “Dạ thôi ạ, em còn phải làm bài tập, em phải đi rồi."
“Bài tập gì, làm muộn một chút không sao đâu, thành tích của em chắc là tốt lắm, đúng không?"
“… Dạ, cũng tàm tạm ạ."
“Em ngồi chơi một chút, chị đi nấu cơm ngay đây, hai chúng ta ăn lẩu nhé? Chị có mua thịt dê lát, tươi lắm, còn có cá viên, cải xanh, đậu hũ…"
“Dạ thôi, chị khách sáo quá rồi." Quý Tiêu lùi về phía cửa, chỉ thiếu điều bỏ chạy.
Thái Hồng thở dài, mở cửa: “Thôi được, lần sau chị sẽ mời em vậy. Em sống ở đâu? Chị tiễn em."
Quý Tiêu đưa tay chỉ căn hộ đối diện: “Em ở ngay đối diện, là hàng xóm của chị. Sau này có gì cần giúp đỡ chị cứ việc gõ cửa. Những khi không có tiết dạy anh em đều ở nhà."
Thái Hồng cúi đầu, mặt đỏ ửng, thẹn thùng nhìn đôi giày của mình: “Ừ, được."
Nhà đối diện có ba chàng trai nhưng lại yên lặng đến lạ, tựa như bị dị ứng với tiếng ồn, đóng, mở cửa hay bước chân lên, xuống cầu thang đều rất khẽ. Hàng xóm láng giềng ở gần nhau như thế, thế mà ở đây suốt mười mấy ngày rồi, Thái Hồng chưa lần nào chạm mặt Quý Hoàng, nhưng lại thường xuyên gặp Quý Tiêu và Quý Châm vào giờ tan học.
Tuy là anh em sinh đôi nhưng hai đứa có vẻ ngoài thực sự không giống nhau. Quý Châm không cao lắm, tay chân thon dài, đầu hơi to, sắc mặt nhợt nhạt. Trước kia nghe Quý Hoàng kể, có lẽ lúc sinh ra, thằng bé chịu sự chèn ép của Quý Tiêu nên bẩm sinh đã yếu ớt, thuở bé hay bệnh, là đứa có tính tình nhạy cảm và mềm yếu nhất trong ba anh em. Trong khi đó, vẻ ngoài của Quý Hoàng lại khác hoàn toàn với hai đứa em trai. Tóm lại một câu, ba anh em mà đi ra đường, chẳng ai tin là chui ra từ một bụng mẹ.
Thoáng chốc đã tới tuần cuối cùng trước khi vào kỳ nghỉ đông. Bắt đầu từ hai tuần trước, Thái Hồng phát hiện mình đã tiêu hết tất cả số tiền tiết kiệm mà mình mang tới đây. Cô rời khỏi nhà vội vàng, chỉ mang theo một số tiền mặt và một thẻ ngân hàng. Sau đó Quan Diệp chuyển cho cô tiền lương của tháng cuối cùng ở trường F, coi như đã cứu nguy, nhưng cô đi dạo ở trung tâm mua sắm thấy hai cái kệ sách đẹp quá, lại đang lúc đại hạ giá, thế là vung tay rước về nhà luôn… Tiền trong ngân hàng chẳng mấy chốc đã tiêu sạch sành sanh. Cô nghĩ rằng học viện cũng giống như đại học, phát lương giữa tháng, hỏi lại mới biết là cuối tháng. Cứ như thế, cô một ngày hai bữa mì gói ăn suốt một tuần, ăn đến mặt mày xanh xao. Một tuần trước khi phát lương lại đúng lúc thi cuối kỳ, thi cử, chấm bài suốt đêm, cô đói đến rã rời, không còn một chút sức lực, cảm thấy sắp không gắng gượng được nữa rồi. May sao hôm đó cô bắt gặp Quý Hoàng ngay trước cửa văn phòng.
Cô nghiến răng gọi anh lại: “Quý Hoàng."
Anh đang đút chìa khóa mở cửa, tay chợt dừng lại.
“Có chuyện gì?"
Cô mở to mắt nhìn anh, ấp úng hồi lầu mới khẽ nói: “Cho em mượn ít tiền."
Anh móc ví ra, rút ra một thẻ ngân hàng đưa cô: “Mật mã là 1712."
“Cảm ơn anh." Cô cúi gằm, thấy anh cắm đầu đi vào trong, cuống quýt nói tiếp: “Còn nữa… chuyện của mẹ anh, em đã nghe nói rồi, thực sự rất xin lỗi. Em… đã gây gổ với mẹ em, chạy đến đây tìm anh… là muốn đền tội thay mẹ em."
Nói rồi, nước mắt cô lã chã rơi xuống.
“Chỉ vì chuyện này?", anh nói. “Chỉ vì chuyện này mà cô thôi việc ở trường Đại học F?"
Cô gật đầu: “Hôm đó… ý em muốn nói là hôm sinh nhật em, không phải em cố tình làm anh bị tổn thương. Có một chuyện em chưa nói với anh, bởi vì lúc đó em vẫn chưa khẳng định được. Em… không phải con ruột của mẹ em, em là trẻ mồ côi, sau khi em sinh ra được bảy ngày cha mẹ đã nhận em về nuôi, họ đối với em ân trọng như núi. Cho nên em không có sự lựa chọn nào cả…"
“Anh hiểu rồi, anh không trách em." Anh thở dài. “Nghe anh nói này Thái Hồng, em là một cô gái thành thị chính gốc, hà tất gì phải ở đây tự chuốc lấy khổ chứ? Nơi này không thuộc về em, em nên mau chóng nghĩ cách chuyển về thì hơn."
“Không, em không về." Cô nói chắn như đinh đóng cột. “Còn anh? Trước khi đi bí thư có nhờ em chuyển lời tới anh, bất kỳ lúc nào anh muốn quay lại họ đều hoan nghênh anh…"
“Không." Anh cắt ngang lời cô. “Đây là quê hương của anh, anh luôn ngỡ rằng hạnh phúc của mình ở nơi khác, cho nên từ nhỏ đến lớn cố gắng hết sức mình, chỉ để có thể rời khỏi nhà đến một nơi rộng lớn hơn, vì vậy mà phải trả giá quá đắt… Bây giờ, thành phố nào đối với anh đã không còn quan trọng nữa, quan trọng nhất là sức khỏe và người nhà của anh được bình an. Còn anh, cố giữ một công việc tẻ nhạt, chuyên tâm vào nghiên cứu học thuật là được rồi."
“Quý Hoàng, em có thể ở lại đây cùng anh."
“Không! Không! Em nên quay về. Tất cả mọi thứ ở đây đối với em đều hoàn toàn xa lạ, em sẽ không quen đâu."
“Em sẽ làm được, chẳng lẽ chỉ có anh mới có thể thay đổi chính mình để thích nghi với hoàn cảnh sao, những người khác đều là động vật đơn bào sao? Em cũng làm được!" Cô lớn tiếng nói. “Em sẽ quen được."
Anh thoáng trầm mặc, bất lực nhìn cô.
“Thế thì em cứ việc từ từ làm quen đi." Anh nhún vai, xoay người bước vào trong văn phòng, đi được mấy bước rồi lại trở ra. “Quên nói với em, anh đã có bạn gái rồi."
“Hả?" Trong phút chốc cô ngớ người: “Là ai?"
“Là người em không quen."
Tác giả :
Thi Định Nhu