Thành Lập Cộng Hòa Năm 1400

Chương 17



- Tư lệnh, ngài xem – Nam cười bí ẩn, buông tay thả một quả cầu nhỏ màu trắng xuống, quả cầu này vừa chạm đất lập tức liền bắn lên, cứ thế mấy lần



- Đây là... cao su... – Mạnh trừng mắt, ngạc nhiên nói



Hắn ngạc nhiên cũng phải, cao su có quá nhiều tác dụng, làm bánh xe, làm dây điện... tác dụng vô cùng phổ biến. Nhưng thời đại này chỉ có ở Nam Mỹ, trong rừng rậm Amazon mới có thể tìm thấy loại cây này. Thật không ngờ chuyến này Nam dẫn quân truy kích quân Chiêm Thành và Chân lạp lại có thể tìm được cây cao su



- Không phải cao su, nó là nhựa cây bánh mì?



- Cây bánh mì? – trước đây khi còn bé, Mạnh có đọc quyển truyện “Tò Mò phiêu lưu ký" trong đó có giải thích về cây bánh mì, nhưng hắn không ngờ nhựa cây này còn có tác dụng như nhựa cao su



(Về nhựa cây bánh mì, tất cả chỉ là giả thiết của tác giả)



- Đúng vậy. Tôi tìm được trong lương khô của đám quân Chiêm và Chân Lạp, phát hiện một loại quả có mùi như mùi bánh mì, ăn rất ngon. Khi tìm đến chặt cây mang về cho lão Kiên nghiên cứu thì thu được thứ này – Nam chỉ vào quả bóng cao su




- Tốt, quá tốt rồi. Có cao su, công nghiệp của chúng ta sẽ bước lên một tầm cao mới. Cậu làm tốt lắm Nam ạ - Mạnh mừng rỡ nắm chặt tay Nam



------------



Năm 1401 với hội Liên Việt quả là một năm may mắn, đầu tiên là máy hơi nước được nghiên cứu thành công, tiếp đến là thành công trong việc cải tiến pháo thần cơ và chế tạo ra súng cối cùng đạn vôi sống. Sau nữa là chiến thắng Hương Trà. Hiện tại là phát hiện ra cao su. Quả thật là rất đáng để hy vọng vào một tương lai sáng lạng nha.



Quả thật thế, tháng sau, tổ nghiên cứu phát minh ra xi-măng. Có thứ này, hội Liên Việt không cần lo phải ngủ trong nhà gỗ nữa, bắt đầu cho xây dựng lò gạch, lấy gạch xây nhà lầu. Thủy tinh cũng được chế tạo ra, chuẩn bị đưa vào sản xuất với số lượng lớn.



Các thợ đóng thuyền nhiều kinh nghiệm của đất Thuận Hóa cũng được tập trung lại, tổ chức đóng các chiến liệt hạm cỡ nhỏ, loại 38 và 32 pháo. Bộ long cốt khổng lồ làm bằng gỗ sồi dài hơn 30m, rộng 11m, cao đến gần 7m. Theo dự tính tàu sẽ có 3 cột buồm với 15 cánh buồm. Khi nghe nói con tàu này có thể đi ngược gió mà không cần mái chèo, mấy tên thợ đóng thuyền cứ trợn ngược hết cả mắt lên. Mạnh dự định trang bị trên tàu này 40 khẩu pháo, trang bị trên boong tàu 20 khẩu, hầm đại bác 20 khẩu.



Hải quân, vốn tưởng là không đánh nhau, chỉ luyện tập không có việc gì, ai ngờ cũng vớt về 2 người. Một người đàn ông trông có vẻ thư sinh, vóc dáng trung bình, tự giới thiệu là Nguyễn Quý. Một người con gái tóc vàng, mắt xanh, nghe nói là người Châu Âu, tên gọi Jullia Nicolas. Nàng ta trông khá xinh đẹp, nước da óng ả, trắng nõn nà, môi chúm chím, mắt xanh biếc như đại dương. Nhưng đừng nên coi thường nàng, mấy hôm nay tiếng nổ liên tục suốt mấy đêm là do nàng và mấy tên Kiên, Văn, Long đang phối hợp cố chế tạo ra thuốc súng không khói. Còn tên Nguyễn Quý thì gần đây cứ lẽo đẽo đi theo Lý Hạ Viên, cái gì mà công chúa, cái gì mà phục hưng nhà Lý, ầm ĩ hết cả tổ tài chính... Haizzz, Mạnh lấy tay xoa xoa đầu, chốt lại mình cũng không vô dụng lắm, ít nhất là suốt ngày chạy đôn chạy đáo, phối hợp mọi người lại với nhau



----------



Hội An, tháng 6 năm 1401



Chỉ 3 tháng sau khi phát minh ra xi măng, một tòa thành lũy vững chắc đã được mọc lên trên nền bến cảng Lâm Ấp cũ. Tường thành xây bằng đá, gắn lại với nhau bằng vữa xi măng, xây theo kiểu hình Vauban (thành ngôi sao). Đá xây thành được khai thác từ mỏ đá ở Quảng bình. 2 vạn nô lệ nguồn gốc Hải Tặc đã chết ở mỏ khai thác này và dưới chân thành Hội An. Nhưng chả ai tiếc thương cho đám ác nhân này cả, bởi vì ác giả thì ác báo mà. Thành chỉ có 3 mặt, còn mặt đông là cửa biển cửa Đại đang được xây dựng lại thành thương cảng lớn. Nhà cửa trong thành được xây bằng gạch nung, trát vữa xi măng, mái ngói âm dương, trông vô cùng đẹp mắt. Đường xá rộng rãi đủ để 6 làn xe ngựa chạy song song, ngõ nhỏ cũng phải 2 xe ngựa mới được. Thành Hội An được chia làm 3 khu, khu sinh hoạt, khu công nghiệp và khu thương mại. Khu sinh hoạt được đặt ở trung tâm thành phố, lại chia thành đặc khu (chỉ dành cho hội Liên Việt) nằm trên Cù Lao Chàm, có tường vây cao 3m, khu cao cấp dành cho người giàu có, Khu trung cấp dành cho người trung lưu, và khu nhà tập thể dành cho công nhân làm việc trong các nhà máy. Bên trong khu sinh hoạt còn có các công trình như công viên, hồ phun nước, quảng trường, siêu thị, quán ăn, nhà vệ sinh công cộng... Khu công nghiệp chia làm khu vực quân sự (Luyện kim, đúc pháo, chế tạo hỏa dược...) có lính Liên Việt bảo vệ và khu vực dân sự (nhà máy xi măng, nhà máy dệt...). Công nhân làm việc ở đây chủ yếu là nô lệ có nguồn gốc hải tặc hoặc là tội nhân bị Hồ Nguyên Trừng giao cho Liên Việt. Tất cả máy tính của hội Liên Việt được đặt trong một tòa nhà được bảo vệ nghiêm mật trong khu quân sự, chia thành các phòng ban rõ ràng. Điện thoại thì toàn bộ giao cho tổ tình báo dùng để hoạt động gián điệp và phản gián. Cuối cùng là khu thương mại, được xây dọc theo sông Thu bồn, kéo dài đến tận thương cảng. Nơi đây hội Liên Việt chỉ dự định xây dựng vài cái cửa hàng theo kiểu hiện đại, còn lại thì để cho các thương nhân mua đất mà xây dựng, sau này sẽ tạo thành nét độc đáo, pha trộn văn hóa của thành thị này (đây là ý tưởng của Mạnh, dù sao cũng là dân Du lịch mà). Toàn bộ các công trình, hạng mục trong thành Hội An dự tính sẽ hoàn thành vào cuối năm 1401, đầu hoặc giữa năm 1402



----------



Ở phía Bắc, Hồ Nguyên Trừng cũng bắt đầu cải cách. Đầu tiên là về kinh tế, Trừng chủ trương khuyến khích phát triển thủ công nghiệp và buôn bán lúc nông nhàn. Chủ trương này tuy gây chút sóng gió, nhưng dù sao cũng không ảnh hưởng nhiều, bởi vì chỉ là khuyến khích chứ không ép buộc. Chủ trương này cũng không được nhiều người hưởng ứng, vì dù sao trong mắt mọi người, thương nhân là tầng cuối của xã hội



Tiếp đó là cải cách về ruộng đất. Trừng ra chính sách hạn điền, bình quân ruộng đất, nộp thuế lượng sản. Lúc này thì cả nước Đại Ngu loạn hết cả rồi. Quý tộc, quan lại sống được là nhờ vào mấy mẫu ruộng bóc lột của dân chúng đó, ừ thì dân chúng ủng hộ, dân chúng vui sướng. Nhưng mà, xã hội nào thì tư liệu sản xuất cũng chỉ nắm trong tay một số ít người thôi. Địa chủ chống đối dữ dội, đến khi Trừng thẳng tay đàn áp thì lại chuyển sang ngầm chống đối. nào là đổ thuốc độc giết hết cây non, nào là đem ruộng lúa đang mơn mởn 1 mồi lửa cho đốt sạch. Ừ thì ngài thu lại, nhưng cây giống, hạt giống là của ta, ta thà đốt sạch cũng không cho nông nô 1 hạt. Kẻ ở gần biển thì mở đập cho nước biển tràn vào giết chết hoa mầu. Đến khi Trừng thẳng tay đàn áp thì thi nhau đốt cháy hạt giống, cương quyết không theo. Bọn họ cho rằng: Đây là đồ của ta, ta muốn làm gì thì làm...




Chống đối chán chê rồi, lại móc nối, liên lạc với các hậu duệ nhà Trần như Trần Quý Khoáng, Trần Ngỗi, thậm chí cả Trần Thiêm Bình ở tận bên Nam Kinh cũng có người đánh tiếng mời về phục hưng nhà Trần, diệt tặc Hồ. Tuy Trừng đã lập những đội tuyên truyền, nhưng cũng không đạt kết quả mấy.



Đến việc đưa chữ quốc ngữ vào giảng dạy cũng lắm vấn đề. Nông dân thi nhau đi học, để biết cái chữ o, a, biết đánh vần... Nhưng sỹ phu thì phản đối cực kỳ dữ dội, liên tục có người xin từ quan về quê để ... khỏi làm nhục đức thánh hiền khi Trừng bắt bá quan học chữ Quốc Ngữ.



Chỉ có 1 việc Trừng tương đối thành công, đó là cải cách quân đội. Dựa trên kê khai lý lịch, hộ khẩu của Hồ Quý Ly, Trừng chia quân đội thành chính quy thường trực gồm 12-15 vạn bộ binh, 3 vạn thủy binh và quân dự bị gồm tất cả đàn ông từ 18-55 tuổi.



Tổ chức quân đội theo hình thức đội – đoàn – sư – quân, quân số là 10 – 500 - 5000 – 40000.



Lập các quân khu (quân địa phương). Mỗi trấn là 1 quân khu, cho phép lập một sư đoàn, trấn vùng biên ải đc lập 2 sư đoàn.



Các thành thị k quan trọng do quân khu nắm, các thành thị trọng điểm do quân TW đóng.



Pháo binh đc thành lập và biên chế sẵn vào trong mỗi quân đoàn.



1 quân đoàn bộ binh sẽ có 100 pháo lớn là 1000 pháo cỡ trung.



1 quân đoàn thủy binh (3 sư) mỗi sư đc 2000 thần cơ loại nhỏ (đặt trên thuyền).



Thành lập các kho tàng quân sự để tích trữ đạn dược, lương thảo chuẩn bị cho chiến tranh.



Kết hợp cùng Liên Việt xây dựng các đường xi măng rộng lớn thuận tiện cho việc hành quân. Xi măng do hội Liên Việt miễn phí cung cấp.



------------



Nhìn một dãy pháo thần công cỡ nhỏ 30 khẩu xếp thành một hàng ngang trên bãi đất, hội Liên Việt bàn tàn xôn xao. 30 khẩu thần công 8 lber, 12 khẩu đại bác 12 lber, 2 khẩu đại bác 20 lber, cộng thêm 10 khẩu pháo cối, đây là tất cả gia tài của hội Liên Việt. Tầm bắn của các khẩu pháo này lần lượt như sau: Pháo thần công: góc 10 độ: 420m, 500m và 550m. Góc 5 độ lần lượt là 350m, 420m và 500m. Mới nhìn thì cũng không thấy có gì là lạ, nhưng so sánh với các loại vũ khí tầm xa thời kỳ này mới biết là pháo này “trâu bò". Pháo cối: góc 30 độ: 700m, góc 45 độ: 500m.




Cung tên: tầm bắn tối đa 90m, nhưng không phải ai cũng đạt được tầm này, nên trung bình là khoảng 50-60m là tầm sát thương hữu hiệu của cung tên. Nếu bắn cầu vồng có thể đạt đến 120m



Nỏ: tầm bắn tối đa là 200m, tầm sát thương hữu hiệu khoảng 150-160m



Súng hỏa mai: hiện đại nhất là súng thần cơ, cũng khoảng 200m, súng của nhà Minh khoảng 160m.



Pháo: tùy loại cỡ nòng, độ dài của pháo, nhưng thần cơ pháo khoảng từ 300 - 450m, hỏa pháo của nhà minh 250- 370m



Như vậy, vũ khí tầm xa bá chủ thời đại này không phải súng thần cơ mà là nỏ. Nhưng vì nỏ rất mất công lên dây, tốc độ bắn chỉ có thể đạt được 3-7 phút một mũi tên, cũng bằng với tốc độ bắn của pháo. Súng hỏa mai thì có thể đạt đến 2 phút-3 phút 1 phát súng.



Để đúc được số pháo này, hội Liên Việt đã đem hết vũ khí, đồ kim khí thu được của hải tặc nấu lên đúc lại, rồi lại thu mua đồ kim khí trong dân gian, nhưng chẳng được bao nhiêu, làm anh em chửi ầm ĩ tên Hồ Quý Ly ra tay nhanh, thu thập hết tiền đồng, đồ kim khí đúc súng. Thậm chí có tên còn thòm thèm nhìn đến cả 1 núi sắt nổi dập dềnh trên biển – Chiến hạm Quang Trung. Lúc này Mạnh và Jame cương quyết: Cứ mơ đi!!!



Súng hỏa mai mua được của lão Trừng cũng được anh em đem ra cải tạo lại. Trước khi nói đến kết quả của anh em hội Liên Việt, ta xin nói qua về khẩu súng cuối thế kỷ 14, đầu 15. Báng súng là một ống tròn, có gắn dây cháy chậm. Thân súng dài khoảng 1m2, 1m3, là một ống tròn rỗng ruột. Trên thân súng, ở phần cuối nối sang báng súng có một cái lỗ để đổ thuốc súng. Khi bắn, người lính đổ thuốc súng vào cái lỗ đó, thuốc nổ rơi ra ngoài là chuyện thường ngày ở huyện. Sau đó mới cầm thẳng súng, lắc lắc để thuốc súng tập trung lại. Tiếp đó là thả viên đạn bằng đá, hoặc là mũi tên vào. Cuối cùng là đốt dây cháy chậm, rồi chích dây cháy chậm vào thuốc súng, sau đó là quay mặt đi để tránh khói nóng xịt cháy mặt, và cầu trời cho viên đạn trúng kẻ thù... Bởi vì viên đạn không ổn định, thuốc nổ kém, súng thường xuất hiện vấn đề bắn không ra, hoặc súng bị nổ tung... Thời nhà Hổ cải tạo súng thần cơ có thể bắn xa hơn, nhưng vẫn là dựa trên cơ sở này.



Qua tay hội Liên Việt, khẩu súng hỏa mai thế kỷ 14 đã lột xác, dần dần biết thành gần giống với súng thế kỷ 17. Đầu tiên là báng súng, anh em đem cái báng tròn vành vạnh được đúc bằng đồng, dùng để gắn dây cháy chậm ấy bỏ đi, thay vào đó là một cái báng gỗ sồi và kim hỏa bằng đá đánh lửa. Thuốc súng không khói cùng với đạn gang đúc thay cho thuốc súng cũ và đạn đá. Ngoài ra anh em còn đúc một cái lưỡi lê ống gắn vào nòng súng, dùng cho việc đánh giáp lá cà. Số súng hỏa mai cải tạo tổng cộng là 150 khẩu, chế thêm 50 khẩu, tổng cộng là 200 khẩu, vừa đủ để trang bị cho một trung đội.



Để đền bù cho hỏa lực không đủ, mặt thành của Hội An vào thời chiến sẽ được ghép thêm các tấm ván, bên ngoài phủ rơm ẩm để chặn tên và đạn của quân địch, đồng thời cứ 40m tường thành sẽ được gắn 1 lỗ để lắp ống phun lửa.



Tường thành xây xong chưa đầy một tháng thì tình báo lại báo tin, quân Chiêm Thành tụ quân cả nước 10 vạn, quân Chân Lạp góp binh 5 vạn, rêu rao là 50 vạn đại quân, xuất binh Hội An...


5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi

Truyện cùng thể loại