Tham Thiên
Chương 6: Hợp tan vội vã
Dịch giả: Faker
“Nói thật hay, rất công chính!"
Nam Phong thật lòng cất lời khen. Hắn có ấn tượng rất tốt với đạo cô trẻ này, nàng ta không chỉ đối xử với hắn rất hòa nhã mà nói chuyện cũng rất công bằng, hợp lý, không vì bản than là đạo sĩ mà chê bai hòa thượng và những người luyện võ.
Đạo cô khoát tay đáp: “Công chính là bởi ta không có lập trường."
“Ngươi là đạo sĩ, sao lại không có lập trường chứ?" Nam Phong khó hiểu hỏi.
Đạo cô chỉ cười không đáp.
Theo thời gian trôi, đám người tụ tập quanh sân càng lúc càng đông, trong số đó không ít kẻ mang tay nải, mặt mũi bơ phờ mệt mỏi. Đám người này đa số còn trẻ, quá nửa đến đây để bái sư học nghệ, có điều chắc do thời gian chưa tới nên tất cả đều bị binh linh chặn lại, không cho ai vào trong sân.
Người tới càng lúc càng nhiều, bắt đầu xuất hiện tình trạng kẻ đến sau muốn chen lên mà xô đẩy lẫn nhau. Nam Phong cũng muốn chen lên đầu nhưng bị đạo cô kéo lại.
Nam Phong vóc dáng chưa cao, hiển nhiên bị đám người lớn che mắt: “Ta lên phía trước đi, thế mới trông rõ được."
“Ở đây thôi." Đạo cô lắc đầu.
Nam Phong chỉ đành bất đắc dĩ đứng nguyên tại chỗ với nàng: “Hôm qua ngươi cũng tới đây phải không?"
Đạo cô gật đầu.
“Ngươi cũng vì Thiên Thư tàn quyển mà tới?" Nam Phong hỏi thêm, hiện giờ bên ngoài sân lớn tối thiểu cũng đã có hơn vạn người đứng chen chúc nối đuôi nhau, nhìn vậy hắn đành bỏ hẳn ý định tìm bạn của mình.
Đạo cô lắc đầu, đáp: “Không phải, ta tới nghe giảng kinh."
Nam Phong không hỏi nữa, hắn không hiểu rõ tính chất của Pháp hội này lắm nên có nghe kinh cũng không có ích lợi gì.
Lúc trước Nam Phong còn có chút không thoải mái với việc đạo cô cầm tay hắn dẫn đi, sau lại có cảm giác thích như vậy, tay đạo cô mềm mại, nắm tay nàng thực rất thoải mái.
Gần tới giờ Thìn, những nhân vật trọng yếu của các môn phái bắt đầu vào bàn, những người này chủ yếu là nam, nữ nhân rất ít, tuổi tác thì đa phần trên bốn mươi, tính tổng số có hơn một trăm người, trong đó quân nhân chiếm đến bẩy phần, người mặc đạo bào chiếm hai phần, còn số hòa thượng khoác cà sa thì khá ít, chỉ có mười mấy người.
Những người này sau khi vào bàn riêng của mình thì chỉ đứng trước những chiếc ghế xếp theo hướng Bắc Nam chứ không ngồi xuống, đầu đồng loạt nhìn về phía Bắc.
Bọn họ đang nhìn cái gì, Nam Phong không rõ lắm bởi phía Bắc có đài gỗ chắn nên hắn không nhìn ra được.
Một lát sau, trên đài gỗ có ba người xuất hiện, mặt phía tây là một lão hòa thượng mặc áo cà sa màu đỏ thẫm, tuổi chắc cũng phải hơn tám mươi, thân hình cao lớn, râu trắng như cước, tay cầm một cây Cửu Hoàn thiền trượng. (1)
Ở chỗ trung tâm là một đạo sĩ trẻ tuổi, khuôn mặt anh tuấn lãng tử, khí độ siêu nhiên, tuổi chừng ba mươi, thân vận một bộ đạo bào màu tím, trông rất nổi bật với hình rồng được thêu trên đó. Đạo quan mà kẻ này đội cũng không giống các đạo sĩ thong thương khác, trông nó như bảo tháp vậy. Tay trái y cầm một cây phất trần, cán màu vàng óng, hẳn là chế tác từ vàng ròng.
Mặt phía Đông là một nam tử gày gò khoảng năm mươi tuổi. Người này thân vận một áo vải gai màu xám, hai tay chắp sau lưng, mặt kiên nghị không biểu cảm.
Sau khi ba người này có mặt, đạo sỹ áo tím kia vung phất trần, đưa tay về phía những người dưới đài làm lễ ra mắt: “Phúc sinh Vô Lượng Thiên Tôn."
Kẻ này tu vi tinh thâm, một tiếng Vô Lượng Thiên Tôn thôi cũng chấn kinh thần trí người khác, trong nháy mắt đã lấn át hết hàng ngàn hàng vạn tạp âm dưới sân. Một câu nói phát ra, cả sân lặng như tờ.
Đạo sĩ dưới sân tức thì rối rít khom người đáp lễ.
Đợi sau khi đạo sĩ áo tím kia quay về chỗ cũ, ngồi xuống ghế thì đám đạo sĩ dưới đài mới ngồi xuống.
Tiếp đó, lão hòa thượng tiến lên, chắp tay trước ngực, miệng tuyên Phật hiệu: “Nam Mô A Di Đà Phật."
Khác hẳn câu nói chấn động tâm thần người khác của đạo sĩ, thanh âm của lão hòa thượng rất khoan hòa, biểu hiện sự giản dị, không tranh quyền đoạt vị cùng tấm lòng từ bi thương xót chúng sinh.
Tăng nhân dưới đài chắp tay trước ngực hoàn lễ, đợi lão hòa thượng kia quay người ngồi xuống, họ cũng ngồi xuống theo.
Người tiến lên sau cùng là nam tử già nua kia. Y nhìn xung quanh một lượt, đoạn tay trái thành chưởng, tay phải ôm quyền, hai tay chắp trước ngực rồi trầm giọng cất tiếng: “Chư vị đường xa mà tới, thực sự cực nhọc, Lâm mỗ tuyệt sẽ không để cho chư vị phải tay không mà về."
- Hay!
- Lâm chưởng môn nghĩa bạc vân thiên!(2)
- Quyết nghe theo lời Lâm chưởng môn, như Thiên Lôi chỉ đâu đánh đó!
Người dưới đài rầm rĩ hô hào phụ họa theo.
“Mời!" Nam tử họ Lâm một lần nữa hướng về phía mọi người làm lễ ra mắt rồi mới xoay người lại ngồi xuống.
Ngay sau đó, bảy phần quân nhân trong sân đồng loạt ngồi xuống, chỉ nháy mắt mà thanh thế đã lấn át hết vị tăng nhân trước đó.
Nam Phong thấp nên khi ba người trên đài đứng thì hắn còn có thể nhìn thấy, khi họ ngồi xuống thì hắn đành chịu, đang khi hắn nhón chân rướn cổ trông về phía Bắc thì đạo sĩ vận áo tím kia lần nữa rời ghế đoạn chậm rãi tiến lên nói: “Ai không mời mà tới xin sớm rời khỏi đây, tránh đả thương hòa khí."
“Hắn chính là Hộ Quốc chân nhân à?" Nam Phong hỏi đạo cô.
Đạo cô gật đầu.
“Hắn nói với ai thế?" Nam Phong thắc mắc.
Đạo cô lắc đầu.
“Có phải hồi sáng ngươi xuống nước nên bị lạnh không vậy?" Nam Phong nghiêng đầu nhìn đạo cô, sắc mặt nàng hiện tái nhợt, người lạnh run.
Đạo cô nắm thật chặt tay của hắn, không nói lời nào.
Hộ Quốc chân nhân vẫn đứng nguyên trên đài, sau một thoáng y vung tay phải, đưa hai ngón tay chỉ tới: “Đây là Ngọc Thanh Pháp hội, không cho người khinh nhờn, tới làm ô uế, còn không mau cút đi?!"
“Người này bao nhiêu tuổi?" Nam Phong ngẩng đầu nhìn đạo sĩ trẻ tuổi đang đứng mạn Bắc đài gỗ, trẻ như vậy mà đã làm đến Hộ Quốc chân nhân, quả nhiên là thiếu niên đắc chí.
Đạo cô chỉ cúi đầu không trả lời hắn.
Nam Phong nhận ra điều khác thường, nghiêng đầu hỏi: “Có phải hắn đang đuổi ngươi đi không?"
Đạo cô nắm thật chặt tay Nam Phong, vẫn không đáp lời.
Đang khi Nam Phong định hỏi thêm thì đạo sĩ áo tím kia buông thõng tay xuống rồi xoay người trở về ngồi xuống chỗ cũ.
Nam Phong vốn tưởng sẽ lập tức tiến hành tỷ võ, chẳng ngờ rằng sau khi Hộ Quốc chân nhân ngồi xuống thì y bắt đầu nói về kinh văn, kinh văn tên là Cao Huyền Chân Kinh, nội dung cực kỳ khó hiểu, dù Hộ Quốc chân nhân rất am hiểu kinh văn thì nghe y giải thích cũng vẫn khá mơ hồ, chỉ biết là sự lĩnh ngộ và lý giải về thiên địa âm dương rất hợp lý.
Kẻ cảm thấy nhàm chán không phải chỉ mình hắn, Nam Phong nhìn bốn phía phát hiện tất cả mọi người đều có vẻ ỉu xìu, hơn trăm người đang ngồi ghế phía dưới kia, đạo sĩ hòa thượng còn cố giả bộ nghiêm túc chứ đám quân nhân thì cơ bản là không buồn nghe, mặt hiện rõ vẻ hết kiên nhẫn, thậm chí là ngái ngủ.
Nhưng vẫn có người tập trung tinh thần, đó chính là đạo cô bên cạnh hắn. Nàng hết sức chăm chú lắng nghe đến độ quên luôn bản thân.
“Đám người kia hình như không hứng thú gì mấy." Nam Phong ngáp một cái, tối qua ngủ không yên nên giờ hắn đã thấm mệt.
Đạo cô gật đầu cho có.
"Khi nào thì bắt đầu tỷ võ?" Nam Phong hỏi.
“Sắp rồi, sắp rồi." Đạo cô gần như không hề để ý đến hắn.
Cứ như thế Nam Phong hỏi tới hỏi lui cùng một vấn đề tới bốn năm lần, đạo cỗ vẫn cứ đáp sắp rồi, sắp rồi, nhưng kết quả là vị Hộ Quốc chân nhân kia phải nói một canh giờ mới xong. Diễn thuyết vừa xong, tức thì những kẻ ngồi ở cạnh những lều che nắng hai bên phía lối ra của ba người trên đài lẫn những người chực chờ ở phía ngoài đồng loạt nhằm phía những căn lều có biển màu tím là xông thẳng tới.
“Sao mà phải hò hét loạn lên thế?" Nam Phong vừa ngáp vừa hỏi.
“Đều là loại Diệp Công hảo long.(3)" Đạo cô vừa đáp vừa kín đáo lấy túi tiền từ ngực áo ra đưa cho Nam Phong: “Ta phải đi, số tiền này cho ngươi."
“Mai còn một ngày nữa, ngươi sẽ lại tới chứ?" Nam Phong hỏi.
"Ta không thể đến nữa." Đạo cô xoay người cất bước.
Nam Phong đi theo: "Tiền đưa cho ta hết, ngươi lấy gì làm lộ phí?"
“Ta về bằng đường thủy, không cần lộ phí." Đạo cô nói xong xoay người chỉ về phía những lều che nắng kia: “Bái sư học nghệ khó nhưng không phải không có cách, ngươi có thể qua đó thử một chút."
Dù thời gian ở cạnh nhau khá ngắn nhưng ấn tượng của Nam Phong với đạo cô rất tốt, hẳn nhiên có chút không muốn rời xa: “Ta theo ngươi làm đạo sĩ có được không?"
“Mặc đạo bào thì nhất định là đạo sĩ sao?" Đạo cô cười hỏi lại.
Nam Phong kinh hãi: "Ngươi không phải là đạo sĩ sao?"
“Cũng không hẳn là không phải, được rồi, ta phải đi thôi." Đạo cô quay người cất bước.
“Ta còn chưa biết tên ngươi là gì mà." Nam Phong kiếm cớ nấn ná không muốn rời.
Đạo cô không có trả lời.
Nam Phong thoáng nhìn qua túi tiền trong tay, sực nhớ ra là còn chưa nói cảm ơn người ta, tức thì buột miệng: “Cảm ơn."
“Người nói cảm ơn là ta mới phải." Tiếng đạo cô từ trong đám người truyền ra.
Nam Phong cứ thế đứng yên nhìn theo cho đến khi bóng đạo cô mất hẳn mới quay đầu nhìn về phía những lều che nắng chi chít người kia.
Nhiều môn phái như vậy, chọn cái nào tốt đây...
_____________________________________________________________________________________________________
Chú giải:
1. Cửu Hoàn thiền trượng: Trượng của những tăng nhân đắc đạo, trên một đầu của cây trượng có gắn 9 chiếc vòng, như trượng của Đường Tăng vậy.
2. Nghĩa bạc vân thiên: Ý chỉ người lòng dạ rộng rãi.
3. Diệp Công hảo long: Xuất phát từ tích Diệp Công là một người rất thích rồng nên trong nhà bày biện, chạm khắc rồng rất nhiều. Rồng vì điều này mới xuất hiện thò đầu qua cửa ngó, Diệp Công trông thấy thì lại sợ hãi bỏ chạy. Ý chung là người ngoài mặt thì vờ như yêu thích nhưng bụng dạ lại khác hẳn.
“Nói thật hay, rất công chính!"
Nam Phong thật lòng cất lời khen. Hắn có ấn tượng rất tốt với đạo cô trẻ này, nàng ta không chỉ đối xử với hắn rất hòa nhã mà nói chuyện cũng rất công bằng, hợp lý, không vì bản than là đạo sĩ mà chê bai hòa thượng và những người luyện võ.
Đạo cô khoát tay đáp: “Công chính là bởi ta không có lập trường."
“Ngươi là đạo sĩ, sao lại không có lập trường chứ?" Nam Phong khó hiểu hỏi.
Đạo cô chỉ cười không đáp.
Theo thời gian trôi, đám người tụ tập quanh sân càng lúc càng đông, trong số đó không ít kẻ mang tay nải, mặt mũi bơ phờ mệt mỏi. Đám người này đa số còn trẻ, quá nửa đến đây để bái sư học nghệ, có điều chắc do thời gian chưa tới nên tất cả đều bị binh linh chặn lại, không cho ai vào trong sân.
Người tới càng lúc càng nhiều, bắt đầu xuất hiện tình trạng kẻ đến sau muốn chen lên mà xô đẩy lẫn nhau. Nam Phong cũng muốn chen lên đầu nhưng bị đạo cô kéo lại.
Nam Phong vóc dáng chưa cao, hiển nhiên bị đám người lớn che mắt: “Ta lên phía trước đi, thế mới trông rõ được."
“Ở đây thôi." Đạo cô lắc đầu.
Nam Phong chỉ đành bất đắc dĩ đứng nguyên tại chỗ với nàng: “Hôm qua ngươi cũng tới đây phải không?"
Đạo cô gật đầu.
“Ngươi cũng vì Thiên Thư tàn quyển mà tới?" Nam Phong hỏi thêm, hiện giờ bên ngoài sân lớn tối thiểu cũng đã có hơn vạn người đứng chen chúc nối đuôi nhau, nhìn vậy hắn đành bỏ hẳn ý định tìm bạn của mình.
Đạo cô lắc đầu, đáp: “Không phải, ta tới nghe giảng kinh."
Nam Phong không hỏi nữa, hắn không hiểu rõ tính chất của Pháp hội này lắm nên có nghe kinh cũng không có ích lợi gì.
Lúc trước Nam Phong còn có chút không thoải mái với việc đạo cô cầm tay hắn dẫn đi, sau lại có cảm giác thích như vậy, tay đạo cô mềm mại, nắm tay nàng thực rất thoải mái.
Gần tới giờ Thìn, những nhân vật trọng yếu của các môn phái bắt đầu vào bàn, những người này chủ yếu là nam, nữ nhân rất ít, tuổi tác thì đa phần trên bốn mươi, tính tổng số có hơn một trăm người, trong đó quân nhân chiếm đến bẩy phần, người mặc đạo bào chiếm hai phần, còn số hòa thượng khoác cà sa thì khá ít, chỉ có mười mấy người.
Những người này sau khi vào bàn riêng của mình thì chỉ đứng trước những chiếc ghế xếp theo hướng Bắc Nam chứ không ngồi xuống, đầu đồng loạt nhìn về phía Bắc.
Bọn họ đang nhìn cái gì, Nam Phong không rõ lắm bởi phía Bắc có đài gỗ chắn nên hắn không nhìn ra được.
Một lát sau, trên đài gỗ có ba người xuất hiện, mặt phía tây là một lão hòa thượng mặc áo cà sa màu đỏ thẫm, tuổi chắc cũng phải hơn tám mươi, thân hình cao lớn, râu trắng như cước, tay cầm một cây Cửu Hoàn thiền trượng. (1)
Ở chỗ trung tâm là một đạo sĩ trẻ tuổi, khuôn mặt anh tuấn lãng tử, khí độ siêu nhiên, tuổi chừng ba mươi, thân vận một bộ đạo bào màu tím, trông rất nổi bật với hình rồng được thêu trên đó. Đạo quan mà kẻ này đội cũng không giống các đạo sĩ thong thương khác, trông nó như bảo tháp vậy. Tay trái y cầm một cây phất trần, cán màu vàng óng, hẳn là chế tác từ vàng ròng.
Mặt phía Đông là một nam tử gày gò khoảng năm mươi tuổi. Người này thân vận một áo vải gai màu xám, hai tay chắp sau lưng, mặt kiên nghị không biểu cảm.
Sau khi ba người này có mặt, đạo sỹ áo tím kia vung phất trần, đưa tay về phía những người dưới đài làm lễ ra mắt: “Phúc sinh Vô Lượng Thiên Tôn."
Kẻ này tu vi tinh thâm, một tiếng Vô Lượng Thiên Tôn thôi cũng chấn kinh thần trí người khác, trong nháy mắt đã lấn át hết hàng ngàn hàng vạn tạp âm dưới sân. Một câu nói phát ra, cả sân lặng như tờ.
Đạo sĩ dưới sân tức thì rối rít khom người đáp lễ.
Đợi sau khi đạo sĩ áo tím kia quay về chỗ cũ, ngồi xuống ghế thì đám đạo sĩ dưới đài mới ngồi xuống.
Tiếp đó, lão hòa thượng tiến lên, chắp tay trước ngực, miệng tuyên Phật hiệu: “Nam Mô A Di Đà Phật."
Khác hẳn câu nói chấn động tâm thần người khác của đạo sĩ, thanh âm của lão hòa thượng rất khoan hòa, biểu hiện sự giản dị, không tranh quyền đoạt vị cùng tấm lòng từ bi thương xót chúng sinh.
Tăng nhân dưới đài chắp tay trước ngực hoàn lễ, đợi lão hòa thượng kia quay người ngồi xuống, họ cũng ngồi xuống theo.
Người tiến lên sau cùng là nam tử già nua kia. Y nhìn xung quanh một lượt, đoạn tay trái thành chưởng, tay phải ôm quyền, hai tay chắp trước ngực rồi trầm giọng cất tiếng: “Chư vị đường xa mà tới, thực sự cực nhọc, Lâm mỗ tuyệt sẽ không để cho chư vị phải tay không mà về."
- Hay!
- Lâm chưởng môn nghĩa bạc vân thiên!(2)
- Quyết nghe theo lời Lâm chưởng môn, như Thiên Lôi chỉ đâu đánh đó!
Người dưới đài rầm rĩ hô hào phụ họa theo.
“Mời!" Nam tử họ Lâm một lần nữa hướng về phía mọi người làm lễ ra mắt rồi mới xoay người lại ngồi xuống.
Ngay sau đó, bảy phần quân nhân trong sân đồng loạt ngồi xuống, chỉ nháy mắt mà thanh thế đã lấn át hết vị tăng nhân trước đó.
Nam Phong thấp nên khi ba người trên đài đứng thì hắn còn có thể nhìn thấy, khi họ ngồi xuống thì hắn đành chịu, đang khi hắn nhón chân rướn cổ trông về phía Bắc thì đạo sĩ vận áo tím kia lần nữa rời ghế đoạn chậm rãi tiến lên nói: “Ai không mời mà tới xin sớm rời khỏi đây, tránh đả thương hòa khí."
“Hắn chính là Hộ Quốc chân nhân à?" Nam Phong hỏi đạo cô.
Đạo cô gật đầu.
“Hắn nói với ai thế?" Nam Phong thắc mắc.
Đạo cô lắc đầu.
“Có phải hồi sáng ngươi xuống nước nên bị lạnh không vậy?" Nam Phong nghiêng đầu nhìn đạo cô, sắc mặt nàng hiện tái nhợt, người lạnh run.
Đạo cô nắm thật chặt tay của hắn, không nói lời nào.
Hộ Quốc chân nhân vẫn đứng nguyên trên đài, sau một thoáng y vung tay phải, đưa hai ngón tay chỉ tới: “Đây là Ngọc Thanh Pháp hội, không cho người khinh nhờn, tới làm ô uế, còn không mau cút đi?!"
“Người này bao nhiêu tuổi?" Nam Phong ngẩng đầu nhìn đạo sĩ trẻ tuổi đang đứng mạn Bắc đài gỗ, trẻ như vậy mà đã làm đến Hộ Quốc chân nhân, quả nhiên là thiếu niên đắc chí.
Đạo cô chỉ cúi đầu không trả lời hắn.
Nam Phong nhận ra điều khác thường, nghiêng đầu hỏi: “Có phải hắn đang đuổi ngươi đi không?"
Đạo cô nắm thật chặt tay Nam Phong, vẫn không đáp lời.
Đang khi Nam Phong định hỏi thêm thì đạo sĩ áo tím kia buông thõng tay xuống rồi xoay người trở về ngồi xuống chỗ cũ.
Nam Phong vốn tưởng sẽ lập tức tiến hành tỷ võ, chẳng ngờ rằng sau khi Hộ Quốc chân nhân ngồi xuống thì y bắt đầu nói về kinh văn, kinh văn tên là Cao Huyền Chân Kinh, nội dung cực kỳ khó hiểu, dù Hộ Quốc chân nhân rất am hiểu kinh văn thì nghe y giải thích cũng vẫn khá mơ hồ, chỉ biết là sự lĩnh ngộ và lý giải về thiên địa âm dương rất hợp lý.
Kẻ cảm thấy nhàm chán không phải chỉ mình hắn, Nam Phong nhìn bốn phía phát hiện tất cả mọi người đều có vẻ ỉu xìu, hơn trăm người đang ngồi ghế phía dưới kia, đạo sĩ hòa thượng còn cố giả bộ nghiêm túc chứ đám quân nhân thì cơ bản là không buồn nghe, mặt hiện rõ vẻ hết kiên nhẫn, thậm chí là ngái ngủ.
Nhưng vẫn có người tập trung tinh thần, đó chính là đạo cô bên cạnh hắn. Nàng hết sức chăm chú lắng nghe đến độ quên luôn bản thân.
“Đám người kia hình như không hứng thú gì mấy." Nam Phong ngáp một cái, tối qua ngủ không yên nên giờ hắn đã thấm mệt.
Đạo cô gật đầu cho có.
"Khi nào thì bắt đầu tỷ võ?" Nam Phong hỏi.
“Sắp rồi, sắp rồi." Đạo cô gần như không hề để ý đến hắn.
Cứ như thế Nam Phong hỏi tới hỏi lui cùng một vấn đề tới bốn năm lần, đạo cỗ vẫn cứ đáp sắp rồi, sắp rồi, nhưng kết quả là vị Hộ Quốc chân nhân kia phải nói một canh giờ mới xong. Diễn thuyết vừa xong, tức thì những kẻ ngồi ở cạnh những lều che nắng hai bên phía lối ra của ba người trên đài lẫn những người chực chờ ở phía ngoài đồng loạt nhằm phía những căn lều có biển màu tím là xông thẳng tới.
“Sao mà phải hò hét loạn lên thế?" Nam Phong vừa ngáp vừa hỏi.
“Đều là loại Diệp Công hảo long.(3)" Đạo cô vừa đáp vừa kín đáo lấy túi tiền từ ngực áo ra đưa cho Nam Phong: “Ta phải đi, số tiền này cho ngươi."
“Mai còn một ngày nữa, ngươi sẽ lại tới chứ?" Nam Phong hỏi.
"Ta không thể đến nữa." Đạo cô xoay người cất bước.
Nam Phong đi theo: "Tiền đưa cho ta hết, ngươi lấy gì làm lộ phí?"
“Ta về bằng đường thủy, không cần lộ phí." Đạo cô nói xong xoay người chỉ về phía những lều che nắng kia: “Bái sư học nghệ khó nhưng không phải không có cách, ngươi có thể qua đó thử một chút."
Dù thời gian ở cạnh nhau khá ngắn nhưng ấn tượng của Nam Phong với đạo cô rất tốt, hẳn nhiên có chút không muốn rời xa: “Ta theo ngươi làm đạo sĩ có được không?"
“Mặc đạo bào thì nhất định là đạo sĩ sao?" Đạo cô cười hỏi lại.
Nam Phong kinh hãi: "Ngươi không phải là đạo sĩ sao?"
“Cũng không hẳn là không phải, được rồi, ta phải đi thôi." Đạo cô quay người cất bước.
“Ta còn chưa biết tên ngươi là gì mà." Nam Phong kiếm cớ nấn ná không muốn rời.
Đạo cô không có trả lời.
Nam Phong thoáng nhìn qua túi tiền trong tay, sực nhớ ra là còn chưa nói cảm ơn người ta, tức thì buột miệng: “Cảm ơn."
“Người nói cảm ơn là ta mới phải." Tiếng đạo cô từ trong đám người truyền ra.
Nam Phong cứ thế đứng yên nhìn theo cho đến khi bóng đạo cô mất hẳn mới quay đầu nhìn về phía những lều che nắng chi chít người kia.
Nhiều môn phái như vậy, chọn cái nào tốt đây...
_____________________________________________________________________________________________________
Chú giải:
1. Cửu Hoàn thiền trượng: Trượng của những tăng nhân đắc đạo, trên một đầu của cây trượng có gắn 9 chiếc vòng, như trượng của Đường Tăng vậy.
2. Nghĩa bạc vân thiên: Ý chỉ người lòng dạ rộng rãi.
3. Diệp Công hảo long: Xuất phát từ tích Diệp Công là một người rất thích rồng nên trong nhà bày biện, chạm khắc rồng rất nhiều. Rồng vì điều này mới xuất hiện thò đầu qua cửa ngó, Diệp Công trông thấy thì lại sợ hãi bỏ chạy. Ý chung là người ngoài mặt thì vờ như yêu thích nhưng bụng dạ lại khác hẳn.
Tác giả :
Phong Ngự Cửu Thu