Thám Hoa Giới Giải Trí
Chương 13: Dứt khoát đổi kịch bản
Cảm giác sợ lộ thân phận của Đào Thanh Phong trước mặt người xa lạ đã còn rất nhỏ. Ngược lại, khi nghe đối phương khen Liêm học phái, trong đầu Đào Thanh Phong bỗng xuất hiện ‘sứ mạng lịch sử’: tạp học chiến loạn, cắt đứt truyền thừa. Thân là người đọc sách, trước nguy cơ kiến thức bị chôn vùi mãi mãi dưới lớp tro bụi thời gian, chia sẻ những điều mình biết là việc không đáng để do dự.
Huống chi, lại không có nguy hiểm đầu rơi máu chảy.
Người kia ngẩn người, nhìn chằm chằm Đào Thanh Phong, trông chỉ khoảng hai mươi tuổi sao có thể có kiến thức dữ vậy…
Người kia vừa lấy danh thiếp đưa cho Đào Thanh Phong, vừa nói, “Cậu còn trẻ nhưng đã có kiến thức như vậy về Nho sử. Hi vọng sau này có dịp mời đến Hoa đại, chúng ta sẽ trao đổi nhiều hơn."
Danh thiếp nền trắng viền xanh lam, chuẩn mực trong chuẩn mực.
Đào Thanh Phong liếc mắt một cái nhìn dòng chữ phía trên. Nghiêm Đạm, Đại học Thanh Hoa, Hệ lịch sử, Phó giáo sư. Phía dưới có điện thoại di động, địa chỉ mail, vài con số và chữ nước ngoài đọc không hiểu.
Mặc dù Đào Thanh Phong không rõ ý nghĩa của mấy chữ trên, nhưng từ kí ức của Đào Thanh, bỗng có cảm giác thật trang nghiêm, vì vậy trịnh trọng nhận lấy, gật đầu một cái.
Trong lòng Đào Thanh Phong đầy những cảm xúc ngổn ngang: cả tên cũng giống… Yến Đạm, Nghiêm Đạm… Trùng hợp như vậy, xem như một loại duyên phận ở thời không xa lạ.
Nghiêm Đạm đợi hồi lâu không thấy Đào Thanh Phong tự giới thiệu, bèn hỏi, “Cậu tên gì? Có thể cho biết để tiện xưng hô không?"
Thật ra Đào Thanh Phong đang suy nghĩ phải giới thiệu thế nào mới được. Đào Thanh vốn là một ngôi sao nhỏ, khá nhiều người biết, nói không chừng vị tiên sinh này cũng biết. Đào Thanh Phong không muốn để lộ thân phận ở nơi công cộng, nhưng Nghiêm Đạm là người nghiên cứu học vấn, Đào Thanh Phong rất kính nể, không muốn lừa bằng tên giả.
Đào Thanh Phong suy nghĩ một hồi mới nói, “Không dám. Bỉ họ Đào, trên là Quảng, dưới là Xuyên. Nghiêm tiên sinh cứ gọi tùy ý."
Quảng Xuyên là tên hiệu của Đào Thanh Phong ở đời trước. Bởi vì quê ở Nam Sơn nên còn được gọi là ‘Quảng Xuyên cư sĩ’.
Đào Quảng Xuyên, cũng không coi là lừa gạt.
Nghiêm Đạm cúi đầu nhìn đồng hộ, mặt lộ vẻ tiếc nuối, “Giờ tôi có hẹn trước, phải đi. Hôm nào có dịp sẽ thảo luận tiếp với cậu vậy." Dứt lời, Nghiêm Đạm nhanh chóng cầm sách trả lại cho thư viện, trong lúc chờ lấy thẻ, vô tình nhìn về phía Đào Thanh Phong, thấy Đào Thanh Phong cũng nhìn mình, bèn cười phất tay một cái.
Nghiêm Đạm vẫn chưa kịp nói với Đào Thanh Phong về niềm vui thứ hai Đào Thanh Phong mang lại. Đó chính là lúc Đào Thanh Phong nhắc tới Đào Quán, có nói ra cái tên ‘Yến Đạm Sinh’.
Có lẽ do tên tương đối giống, nên trong tiềm thức Nghiêm Đạm luôn cực kỳ chú ý tới vị Thiếu sư Yến Đạm trong thời Sùng An kia.
Nhà họ Yến là danh gia vọng tộc trăm năm. Yến Đạm làm tới chức Tướng Phụ, cùng thế hệ với Yến Vũ sinh, Yến Phóng Sinh lần lượt đảm nhiệm Binh Bộ Thị Lang và Hổ Uy Trung Lang Tướng. Đoán chừng những người khác trong nhà họ Yến cũng làm quan, nhưng chức vị không cao nên không được nhắc đến trong ‘Ký lục những chuyện quan trọng trong 36 năm thời Sùng An’, chỉ ghi vắn tắt: nhà họ Yến có mười ba người làm quan.
Nghiêm Đạm đã lật tung cả ba trăm cuốn ‘Toàn bộ thơ Đại Sở’ và các sách khác liên quan để tìm xem thơ ca Yến Đạm để lại. Hai mươi năm làm Quốc Tử Giám Tế Tửu, còn là Thiếu Sư của thái tử, là tấm gương sáng cho kẻ sĩ khắp thiên hạ thời đó, thơ ca Yến Đạm viết, hẳn phải cấp bậc ‘đại nho’.
Nhưng, không tìm thấy bất kỳ thơ ca văn vẻ gì của Yến Đạm cả. Trong bộ sưu tập bảy vạn bài thơ của Đại Sở, cả một bài thơ 4 câu cũng không có chứ nói chi là từ, phú, văn luận.
Nghiêm Đạm lật nát hết thơ ca thời Sùng An, mới phát hiện trong một bài thơ do em gái thứ mười ba của vua Sùng An, sau được phong là công chúa Trì Doanh, viết có câu ‘Quá Yến Đạm Sinh Lưu Tịch Viên đáp Ứng khanh’. Bài thơ không có bất kỳ ý nghĩa giáo dục và nghiên cứu nào nên không được coi trọng, chỉ xuất hiện ở góc nhỏ của một quyển sách.
Nghiêm Đạm đọc xong, cảm thấy câu này phải ngắt là ‘Qua, Yến Đạm Sinh, Lưu Tịch viên, đáp, Ứng khanh.’ Đại ý là: ngang qua sân vườn dùng để chiêu đãi khách nhà Yến Đạm Sinh, gặp được một vị quan họ Ứng, làm thơ cùng với người đó.
Nghiêm Đạm không khó tìm ra lai lịch vị quan họ Ứng kia. Đó là Trạng Nguyên cùng năm với Yến Đạm, Ứng Đại Khảm. Còn Lưu Tịch Viên, là sân vườn Yến phủ chuyên dùng để chiêu đãi khách khứa.
Nhưng nếu ngắt câu như vậy, tên Yến Đạm lại thành ‘Yến Đạm Sinh’, cũng hợp lý với cách đặt tên những người khác trong cùng thế hệ là Yến Vũ Sinh và Yến Phóng Sinh. Nhưng Nghiêm Đạm không dám xác định, bởi vì không tìm được bằng chứng khác. Không ngờ Đào Quảng Xuyên cũng biết chú ý đến chi tiết nhỏ đó. Chẳng lẽ Đào Quảng Xuyên cũng có trực giác của một ‘cao thủ’ học thuật, nhận thấy được chỗ khác thường trong cả biển tài liệu mênh mông?!
Nghiêm Đạm thật sự vui sướng vì cuộc tao ngộ hôm nay. Đào Quảng Xuyên trẻ như vậy chắc vẫn đang tuổi đi học. Là người làm trong ngành giáo dục, điều khiến Nghiêm Đạm vui mừng nhất chính là thấy những ‘mầm non’ ham học như vậy! Không biết cậu ấy đang học trường nào… Đáng tiếc không phải Đại học Thanh Hoa. Nếu không, chắc chắn không thể nào không biết phó giáo sư Nghiêm Đạm ở khoa Lịch Sử được. Bởi vì không chỉ sinh viên trong trường, mà rất nhiều người ở ngoài còn nghe danh mà tới.
Lúc nghe Đào Quảng Xuyên hỏi, Nghiêm Đạm cứ tưởng đối phương đã biết mình, nên mới có thái độ như lúc dạy học, kiên nhẫn giải thích thắc mắc của học trò. Đối với việc Đào Quảng Xuyên che kín mặt, Nghiêm Đạm cũng thông cảm nghĩ: có một số học trò dễ xấu hổ, không dám đối mặt trực tiếp với thầy cô.
Nếu Đào Quảng Xuyên không biết mình, chỉ vô tình ngồi chung bàn, bịt kín toàn thân có lẽ chỉ đơn thuần là sợ lạnh. dinlkễn.đnà;quý;ưu.đônpm/m";mp Tay Đào Quảng Xuyên lạnh như vậy, hi vọng cơ thể không có việc gì. Nghiêm Đạm có tự tin, nếu Đào Quảng Xuyên là thật lòng ham học, sau này chắc chắn sẽ chủ động liên hệ với mình.
Không nói tới chuyện Nghiêm Đạm đi gặp người đã hẹn ở quán cà phê sách đối diện thư viện. Bên này, Đào Thanh Phong đang cầm tấm danh thiếp của Nghiêm Đạm, suy nghĩ ý nghĩ chữ viết trên đó.
Nếu nói Hoa Đại ở đây chỉ ghi đầy đủ là đại học hàng đầu Trung Quốc thôi.
‘Đại học’ là gì? Trong Nho gia có một bộ sách ‘Đại Học’ chẳng lẽ ý tương tự như vậy?! Đào Thanh Phong nghĩ mãi vẫn không hiểu rốt cuộc ‘Đại học’ là cái gì.
Nhất định có thời gian phải đi tìm Nghiêm tiên sinh nói chuyện thêm mới được.
Đào Thanh Phong thấy sắp đến giờ ăn tối, quyết định trả sách, về nhà ăn cơm.
Lại một lần ‘có kinh không hiểm’ xuyên qua cửa xoay.
Tủ kính bên kia đường bày nhiều đồ ăn trông rất ngon, không bằng vào nếm thử một chút rồi hẵng về? Dù sao cũng đã nhận được mặt tiền, không sợ trả sai.
Đào Thanh Phong bước vào tiệm cà phê bên kia đường, ‘Cà phê - điểm tâm Thư Hinh’, trước quầy tiếp tân để mẫu một phần bánh tuyết và cà phê.
Đào Thanh Phong không biết thứ này không thể xem là bữa ăn chính, càng không biết gần tối còn uống cà phê sẽ có hậu quả gì, chỉ ngửi mùi rất thơm, nên muốn nếm thử.
Tính tiền xong, Đào Thanh Phong bưng cà phê và bánh tới một bàn trống trong góc ngồi xuống, đột nhiên, nghe thấy một giọng nói quen thuộc truyền qua từ bàn bên cạnh.
“Thật sự muốn nghe ý kiến của tôi? Vậy thì em phải xóa hết toàn bộ những gì trích từ diễn nghĩa đi."
Là Nghiêm Đạm, đang nói chuyện với ai đó. Bởi vì thành ghế cao hơn đầu, nên Đào Thanh Phong không thấy mặt người, chỉ nghe tiếng nói.
Đào Thanh Phong không cố ý muốn nghe, nhưng xung quanh chẳng còn bàn nào trống nữa, đành từ bỏ ý định dời bàn.
Bánh hình tam giác, mềm mềm ngọt ngọt, ăn không ngán. Còn ly nước, bên trên có bọt màu trắng, nếm thử, vừa béo vừa ngọt vừa đắng, tóm lại là vị vô cùng kỳ lạ.
Nhưng, cũng ngon.
Đào Thanh Phong cố gắng dùng thức ăn dời đi lực chú ý, nhưng vẫn nghe thấy tiếng Nghiêm Đạm và người kia nói chuyện.
“Xóa hết diễn nghĩa?! Sư huynh tha cho em đi! Em đã thức trắng mấy đêm liền để sửa rồi đó! Thậm chí còn quên luôn cho Diệu Diệu ăn, nên nó mới điên tiết cắn em một cái thật to đây này!"
Nghiêm Đạm bày tỏ sự ‘thương tiếc’ theo phép lịch sự, “Nhưng rốt cuộc vẫn phải sửa để có một kịch bản càng sát với lịch sử hơn, đúng không?"
Cô gái ngồi đối diện Nghiêm Đạm chính là Mạnh Tiểu Đan, một trong những biên kịch của ‘Hoàng hậu Quy Ninh’. d",iễn.jdfa/leq"s.mđônư,np Mạnh Tiểu Đan tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử Đại học Thanh Hoa, học tiến sĩ chuyên ngành Tiếng Trung, làm biên kịch năm năm đã đạt một số thành tích nổi bật nên lần này mới được mời làm biên kịch cho ‘Hoàng hậu Quy Ninh’.
Nhóm biên tập có ba người, nhưng hai người kia là người lớn, chủ yếu là góp danh, viết chính vẫn là Mạnh Tiểu Đan.
Mạnh Tiểu Đan không nhất định là có kiến thức giỏi nhất, nhưng có lòng nhiệt tình, có tuổi trẻ, có sức lực, sẵn sàng sửa đổi viết lại kịch bản cho hay.
‘Thuyết ngũ vương diễn nghĩa’ có rất nhiều giai thoại về hoàng hậu Quy Ninh và hoàng đế Thiên Thắng, lại rất phổ biến, được nhiều người biết đến, vô cùng thích hợp cho chế tác thành phim. Đáng tiếc cũng có rất nhiều sự kiện không đúng với lịch sử, ví dụ như chuyện ‘Hương Xương nửa đêm chạy tới phủ tướng quân, hoặc ‘Đế hậu si bối vấn đáp’ (hoàng hậu quất roi hoàng đế lúc nửa đêm bên bờ sông). Nếu bỏ hết, không chừng chẳng ai thèm xem. Nhưng, nhóm cố vấn lại yêu cầu phải viết một kịch bản càng sát với lịch sử hơn nữa!
Mạnh Tiểu Đan vô cùng rối trí, hẹn bạn học cũ, hiện là phó giáo sư trẻ tuổi được yêu thích của khoa Lịch Sử Đại học Thanh Hoa, xin ý kiến. Làm sao để vừa sát với lịch sử nhất, vừa khiến người xem cũng thích.
Không ngờ yêu cầu đầu tiên của Nghiêm Đạm là ‘xóa diễn nghĩa’.
Mạnh Tiểu Đan vờ uất ức nói, “Không phải sư huynh không biết, trong lòng người xem ‘diễn nghĩa’ rất có trọng lượng. Ví dụ như mọi người rất mong chờ xem tướng quân Lưu Cảm Cô thời niên thiếu được viết trong diễn nghĩa. Nhưng lịch sử thì chỉ miêu tả không tới hai mươi từ! Hơn nữa Sa Châu làm nam số ba, phần diễn không thể quá ít! Xóa diễn nghĩa rồi em phải viết sao đây?!"
Huống chi, lại không có nguy hiểm đầu rơi máu chảy.
Người kia ngẩn người, nhìn chằm chằm Đào Thanh Phong, trông chỉ khoảng hai mươi tuổi sao có thể có kiến thức dữ vậy…
Người kia vừa lấy danh thiếp đưa cho Đào Thanh Phong, vừa nói, “Cậu còn trẻ nhưng đã có kiến thức như vậy về Nho sử. Hi vọng sau này có dịp mời đến Hoa đại, chúng ta sẽ trao đổi nhiều hơn."
Danh thiếp nền trắng viền xanh lam, chuẩn mực trong chuẩn mực.
Đào Thanh Phong liếc mắt một cái nhìn dòng chữ phía trên. Nghiêm Đạm, Đại học Thanh Hoa, Hệ lịch sử, Phó giáo sư. Phía dưới có điện thoại di động, địa chỉ mail, vài con số và chữ nước ngoài đọc không hiểu.
Mặc dù Đào Thanh Phong không rõ ý nghĩa của mấy chữ trên, nhưng từ kí ức của Đào Thanh, bỗng có cảm giác thật trang nghiêm, vì vậy trịnh trọng nhận lấy, gật đầu một cái.
Trong lòng Đào Thanh Phong đầy những cảm xúc ngổn ngang: cả tên cũng giống… Yến Đạm, Nghiêm Đạm… Trùng hợp như vậy, xem như một loại duyên phận ở thời không xa lạ.
Nghiêm Đạm đợi hồi lâu không thấy Đào Thanh Phong tự giới thiệu, bèn hỏi, “Cậu tên gì? Có thể cho biết để tiện xưng hô không?"
Thật ra Đào Thanh Phong đang suy nghĩ phải giới thiệu thế nào mới được. Đào Thanh vốn là một ngôi sao nhỏ, khá nhiều người biết, nói không chừng vị tiên sinh này cũng biết. Đào Thanh Phong không muốn để lộ thân phận ở nơi công cộng, nhưng Nghiêm Đạm là người nghiên cứu học vấn, Đào Thanh Phong rất kính nể, không muốn lừa bằng tên giả.
Đào Thanh Phong suy nghĩ một hồi mới nói, “Không dám. Bỉ họ Đào, trên là Quảng, dưới là Xuyên. Nghiêm tiên sinh cứ gọi tùy ý."
Quảng Xuyên là tên hiệu của Đào Thanh Phong ở đời trước. Bởi vì quê ở Nam Sơn nên còn được gọi là ‘Quảng Xuyên cư sĩ’.
Đào Quảng Xuyên, cũng không coi là lừa gạt.
Nghiêm Đạm cúi đầu nhìn đồng hộ, mặt lộ vẻ tiếc nuối, “Giờ tôi có hẹn trước, phải đi. Hôm nào có dịp sẽ thảo luận tiếp với cậu vậy." Dứt lời, Nghiêm Đạm nhanh chóng cầm sách trả lại cho thư viện, trong lúc chờ lấy thẻ, vô tình nhìn về phía Đào Thanh Phong, thấy Đào Thanh Phong cũng nhìn mình, bèn cười phất tay một cái.
Nghiêm Đạm vẫn chưa kịp nói với Đào Thanh Phong về niềm vui thứ hai Đào Thanh Phong mang lại. Đó chính là lúc Đào Thanh Phong nhắc tới Đào Quán, có nói ra cái tên ‘Yến Đạm Sinh’.
Có lẽ do tên tương đối giống, nên trong tiềm thức Nghiêm Đạm luôn cực kỳ chú ý tới vị Thiếu sư Yến Đạm trong thời Sùng An kia.
Nhà họ Yến là danh gia vọng tộc trăm năm. Yến Đạm làm tới chức Tướng Phụ, cùng thế hệ với Yến Vũ sinh, Yến Phóng Sinh lần lượt đảm nhiệm Binh Bộ Thị Lang và Hổ Uy Trung Lang Tướng. Đoán chừng những người khác trong nhà họ Yến cũng làm quan, nhưng chức vị không cao nên không được nhắc đến trong ‘Ký lục những chuyện quan trọng trong 36 năm thời Sùng An’, chỉ ghi vắn tắt: nhà họ Yến có mười ba người làm quan.
Nghiêm Đạm đã lật tung cả ba trăm cuốn ‘Toàn bộ thơ Đại Sở’ và các sách khác liên quan để tìm xem thơ ca Yến Đạm để lại. Hai mươi năm làm Quốc Tử Giám Tế Tửu, còn là Thiếu Sư của thái tử, là tấm gương sáng cho kẻ sĩ khắp thiên hạ thời đó, thơ ca Yến Đạm viết, hẳn phải cấp bậc ‘đại nho’.
Nhưng, không tìm thấy bất kỳ thơ ca văn vẻ gì của Yến Đạm cả. Trong bộ sưu tập bảy vạn bài thơ của Đại Sở, cả một bài thơ 4 câu cũng không có chứ nói chi là từ, phú, văn luận.
Nghiêm Đạm lật nát hết thơ ca thời Sùng An, mới phát hiện trong một bài thơ do em gái thứ mười ba của vua Sùng An, sau được phong là công chúa Trì Doanh, viết có câu ‘Quá Yến Đạm Sinh Lưu Tịch Viên đáp Ứng khanh’. Bài thơ không có bất kỳ ý nghĩa giáo dục và nghiên cứu nào nên không được coi trọng, chỉ xuất hiện ở góc nhỏ của một quyển sách.
Nghiêm Đạm đọc xong, cảm thấy câu này phải ngắt là ‘Qua, Yến Đạm Sinh, Lưu Tịch viên, đáp, Ứng khanh.’ Đại ý là: ngang qua sân vườn dùng để chiêu đãi khách nhà Yến Đạm Sinh, gặp được một vị quan họ Ứng, làm thơ cùng với người đó.
Nghiêm Đạm không khó tìm ra lai lịch vị quan họ Ứng kia. Đó là Trạng Nguyên cùng năm với Yến Đạm, Ứng Đại Khảm. Còn Lưu Tịch Viên, là sân vườn Yến phủ chuyên dùng để chiêu đãi khách khứa.
Nhưng nếu ngắt câu như vậy, tên Yến Đạm lại thành ‘Yến Đạm Sinh’, cũng hợp lý với cách đặt tên những người khác trong cùng thế hệ là Yến Vũ Sinh và Yến Phóng Sinh. Nhưng Nghiêm Đạm không dám xác định, bởi vì không tìm được bằng chứng khác. Không ngờ Đào Quảng Xuyên cũng biết chú ý đến chi tiết nhỏ đó. Chẳng lẽ Đào Quảng Xuyên cũng có trực giác của một ‘cao thủ’ học thuật, nhận thấy được chỗ khác thường trong cả biển tài liệu mênh mông?!
Nghiêm Đạm thật sự vui sướng vì cuộc tao ngộ hôm nay. Đào Quảng Xuyên trẻ như vậy chắc vẫn đang tuổi đi học. Là người làm trong ngành giáo dục, điều khiến Nghiêm Đạm vui mừng nhất chính là thấy những ‘mầm non’ ham học như vậy! Không biết cậu ấy đang học trường nào… Đáng tiếc không phải Đại học Thanh Hoa. Nếu không, chắc chắn không thể nào không biết phó giáo sư Nghiêm Đạm ở khoa Lịch Sử được. Bởi vì không chỉ sinh viên trong trường, mà rất nhiều người ở ngoài còn nghe danh mà tới.
Lúc nghe Đào Quảng Xuyên hỏi, Nghiêm Đạm cứ tưởng đối phương đã biết mình, nên mới có thái độ như lúc dạy học, kiên nhẫn giải thích thắc mắc của học trò. Đối với việc Đào Quảng Xuyên che kín mặt, Nghiêm Đạm cũng thông cảm nghĩ: có một số học trò dễ xấu hổ, không dám đối mặt trực tiếp với thầy cô.
Nếu Đào Quảng Xuyên không biết mình, chỉ vô tình ngồi chung bàn, bịt kín toàn thân có lẽ chỉ đơn thuần là sợ lạnh. dinlkễn.đnà;quý;ưu.đônpm/m";mp Tay Đào Quảng Xuyên lạnh như vậy, hi vọng cơ thể không có việc gì. Nghiêm Đạm có tự tin, nếu Đào Quảng Xuyên là thật lòng ham học, sau này chắc chắn sẽ chủ động liên hệ với mình.
Không nói tới chuyện Nghiêm Đạm đi gặp người đã hẹn ở quán cà phê sách đối diện thư viện. Bên này, Đào Thanh Phong đang cầm tấm danh thiếp của Nghiêm Đạm, suy nghĩ ý nghĩ chữ viết trên đó.
Nếu nói Hoa Đại ở đây chỉ ghi đầy đủ là đại học hàng đầu Trung Quốc thôi.
‘Đại học’ là gì? Trong Nho gia có một bộ sách ‘Đại Học’ chẳng lẽ ý tương tự như vậy?! Đào Thanh Phong nghĩ mãi vẫn không hiểu rốt cuộc ‘Đại học’ là cái gì.
Nhất định có thời gian phải đi tìm Nghiêm tiên sinh nói chuyện thêm mới được.
Đào Thanh Phong thấy sắp đến giờ ăn tối, quyết định trả sách, về nhà ăn cơm.
Lại một lần ‘có kinh không hiểm’ xuyên qua cửa xoay.
Tủ kính bên kia đường bày nhiều đồ ăn trông rất ngon, không bằng vào nếm thử một chút rồi hẵng về? Dù sao cũng đã nhận được mặt tiền, không sợ trả sai.
Đào Thanh Phong bước vào tiệm cà phê bên kia đường, ‘Cà phê - điểm tâm Thư Hinh’, trước quầy tiếp tân để mẫu một phần bánh tuyết và cà phê.
Đào Thanh Phong không biết thứ này không thể xem là bữa ăn chính, càng không biết gần tối còn uống cà phê sẽ có hậu quả gì, chỉ ngửi mùi rất thơm, nên muốn nếm thử.
Tính tiền xong, Đào Thanh Phong bưng cà phê và bánh tới một bàn trống trong góc ngồi xuống, đột nhiên, nghe thấy một giọng nói quen thuộc truyền qua từ bàn bên cạnh.
“Thật sự muốn nghe ý kiến của tôi? Vậy thì em phải xóa hết toàn bộ những gì trích từ diễn nghĩa đi."
Là Nghiêm Đạm, đang nói chuyện với ai đó. Bởi vì thành ghế cao hơn đầu, nên Đào Thanh Phong không thấy mặt người, chỉ nghe tiếng nói.
Đào Thanh Phong không cố ý muốn nghe, nhưng xung quanh chẳng còn bàn nào trống nữa, đành từ bỏ ý định dời bàn.
Bánh hình tam giác, mềm mềm ngọt ngọt, ăn không ngán. Còn ly nước, bên trên có bọt màu trắng, nếm thử, vừa béo vừa ngọt vừa đắng, tóm lại là vị vô cùng kỳ lạ.
Nhưng, cũng ngon.
Đào Thanh Phong cố gắng dùng thức ăn dời đi lực chú ý, nhưng vẫn nghe thấy tiếng Nghiêm Đạm và người kia nói chuyện.
“Xóa hết diễn nghĩa?! Sư huynh tha cho em đi! Em đã thức trắng mấy đêm liền để sửa rồi đó! Thậm chí còn quên luôn cho Diệu Diệu ăn, nên nó mới điên tiết cắn em một cái thật to đây này!"
Nghiêm Đạm bày tỏ sự ‘thương tiếc’ theo phép lịch sự, “Nhưng rốt cuộc vẫn phải sửa để có một kịch bản càng sát với lịch sử hơn, đúng không?"
Cô gái ngồi đối diện Nghiêm Đạm chính là Mạnh Tiểu Đan, một trong những biên kịch của ‘Hoàng hậu Quy Ninh’. d",iễn.jdfa/leq"s.mđônư,np Mạnh Tiểu Đan tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử Đại học Thanh Hoa, học tiến sĩ chuyên ngành Tiếng Trung, làm biên kịch năm năm đã đạt một số thành tích nổi bật nên lần này mới được mời làm biên kịch cho ‘Hoàng hậu Quy Ninh’.
Nhóm biên tập có ba người, nhưng hai người kia là người lớn, chủ yếu là góp danh, viết chính vẫn là Mạnh Tiểu Đan.
Mạnh Tiểu Đan không nhất định là có kiến thức giỏi nhất, nhưng có lòng nhiệt tình, có tuổi trẻ, có sức lực, sẵn sàng sửa đổi viết lại kịch bản cho hay.
‘Thuyết ngũ vương diễn nghĩa’ có rất nhiều giai thoại về hoàng hậu Quy Ninh và hoàng đế Thiên Thắng, lại rất phổ biến, được nhiều người biết đến, vô cùng thích hợp cho chế tác thành phim. Đáng tiếc cũng có rất nhiều sự kiện không đúng với lịch sử, ví dụ như chuyện ‘Hương Xương nửa đêm chạy tới phủ tướng quân, hoặc ‘Đế hậu si bối vấn đáp’ (hoàng hậu quất roi hoàng đế lúc nửa đêm bên bờ sông). Nếu bỏ hết, không chừng chẳng ai thèm xem. Nhưng, nhóm cố vấn lại yêu cầu phải viết một kịch bản càng sát với lịch sử hơn nữa!
Mạnh Tiểu Đan vô cùng rối trí, hẹn bạn học cũ, hiện là phó giáo sư trẻ tuổi được yêu thích của khoa Lịch Sử Đại học Thanh Hoa, xin ý kiến. Làm sao để vừa sát với lịch sử nhất, vừa khiến người xem cũng thích.
Không ngờ yêu cầu đầu tiên của Nghiêm Đạm là ‘xóa diễn nghĩa’.
Mạnh Tiểu Đan vờ uất ức nói, “Không phải sư huynh không biết, trong lòng người xem ‘diễn nghĩa’ rất có trọng lượng. Ví dụ như mọi người rất mong chờ xem tướng quân Lưu Cảm Cô thời niên thiếu được viết trong diễn nghĩa. Nhưng lịch sử thì chỉ miêu tả không tới hai mươi từ! Hơn nữa Sa Châu làm nam số ba, phần diễn không thể quá ít! Xóa diễn nghĩa rồi em phải viết sao đây?!"
Tác giả :
Khai Vân Chủng Ngọc