Thái Tử
Quyển 2 - Chương 14
Editor: Tuyết Lâm
Cố vấn: Băng Tiêu, Gấu
Beta – reader: Fuyu, Linh Nhi
Vịnh Thiện vội vã thay đổi trạng phục cùng với Vịnh Lâm đến thăm hỏi bệnh tình của phụ hoàng.
Viêm đế bệnh tình chuyển nặng, chỉ một chút thôi cũng đã khiến cho thiên hạ đại loạn, huống hồ lại là phụ tử thân tình nên không cần chuẩn bị kiệu hay mang theo nội thị bên cạnh, huynh đệ hai người cứ thế bất chấp những cơn gió lạnh thấu xương của buổi sáng mùa đông mà bước ra khỏi Thái tử điện.
Ngày hôm qua tuy rằng có chút ánh nắng nhưng lại sớm qua đi, khiến cho một tầng sương dày ngưng tụ trắng xóa, Vịnh Thiện cùng Vịnh Lâm nhìn sắc trời mờ mịt buổi sớm, mơ hồ nghĩ đây ắt hẳn không phải điềm lành làm cho cả hai có chút sợ hãi, cứ đạp lên lớp tuyết dày mà bước nhanh, kết quả không tránh khỏi có chút lảo đảo.
Từ khi chính thất hoàng hậu của Viêm đế mất đi, ngôi vị hoàng hậu nhiều năm liền bỏ trống, Viêm đế cũng không biết nghĩ như thế nào mà hai lần sắc phong Thái tử nhưng đều đem mẫu thân của Thái tử vứt qua một bên, nhất quyết để vị trí cai quản hậu cung không do bất cứ ai nắm giữ, còn về phần tẩm cung của Viêm đế lại bố trí ở nơi xa nhất, đó là Thể Nhân cung.
Vịnh Lâm và Vịnh Thiện bước trong gió lạnh đi qua non nửa hoàng thành, vừa lúc chạy tới Thể Nhân cửa cung thì mồ hôi đã thấm ướt cả y phục.
Bầu không khí ở đây tương đối trang nghiêm nhưng cũng thập phần nặng nề.
Không ít đại thần nghe được tin tức liền lập tức chạy đến tập trung ở cửa cung, có lẽ cũng mới đến chưa bao lâu nên trên trán mồ hôi vẫn còn ướt đẫm. Mọi người trông thấy Vịnh Thiện đi tới liền hơi có chút động tĩnh.
“Thái tử đến rồi."
“Vịnh Thiện điện hạ."
Vịnh Thiện xua tay ngăn bọn họ hành lễ rồi dẫn Vịnh Lâm nhanh chóng hướng vào bên trong.
Bảy tám nội thị thường ngày hầu hạ Viêm đế đang đứng khoanh tay ở ngoài cửa phòng canh gác, vừa nhìn thấy Thái tử đi đến liền rón ra rón rén muốn hành lễ thỉnh an nhưng Vịnh Thiện thái độ rộng lượng lập tức miễn lễ cho bọn họ, trên gương mặt hiện rõ sự lo âu nhanh chóng gọi tên quản sự nội thị Ngô Tài lại một bên hỏi, " Hiện tại bên trong rốt cuộc thế nào? Thái y có nói gì không?"
Ngô Tài cũng vô cùng lo sợ, cẩn thận lắc đầu rồi nhỏ giọng nói: “Thái y còn chưa ra. Hoàng thượng lúc canh tư thức dậy đã nói chuyện không được tự nhiên, nhưng căn dặn không cho nô tài truyền ra ngoài, tối hôm qua Trương thái y đã xin Hoàng thượng cho xem mạch." Ngừng lại một chút, hắn nhìn sang hai bên tiếp tục hạ thấp âm thanh nói: “Nhưng sáng sớm hôm nay lại truyền chỉ triệu Trần thái y lập tức vào cung."
Vịnh Thiện sắc mặt trầm xuống.
Trong số các vị thái y, Trần thái y tuy tuổi già sức yếu nhưng lại là người được Viêm đế cực kỳ tín nhiệm, phàm là đại sự trong cung cần người bắt mạch thì nhất thiết phải qua tay người này thì Viêm đế mới có thể tin tưởng được.
Lần trước chân Vịnh Thiện bị thương bị Vịnh Thăng tố giác, Viêm đế chính là đã phái vị Trần thái y này đến để chữa trị.
Lần này nếu không phải có đại sự xảy ra thì vì cớ gì ngay từ lúc sáng sớm hoàng thượng đã hạ chỉ triệu lão tiến cung?
Vịnh Thiện vừa nghĩ vừa phất tay ra hiệu cho tên nô tài đang định bẩm báo quay về chỗ cũ rồi liếc nhìn về phía cửa phòng phong kín của Viêm đế, ngoài cửa nội thị canh gác hết sức nghiêm ngặt, những thị vệ được đặc cách mang kiếm trấn thủ nơi hành lang cũng tăng lên gấp bội, thật là giống như đang bày trận nghênh đón đại địch.
Hắn trong lòng đang cố gắng đè ép một tảng đá lớn vô hình nặng trịch đến mức khó chịu, cũng miễn cưỡng khống chế nét mặt, chỉ để sót lại trên đó một chút thần tình lo lắng.
Vịnh Lâm ngược lại không giấu được tâm sự, nhìn Vịnh Thiện thầm trao đổi với tên nô tài ấy xong liền tiến đến hỏi: “Vịnh Thiện ca ca, phụ hoàng rốt cuộc ra sao? Bệnh có nặng lắm không?"
“Câm miệng!" Vịnh Thiện bỗng dưng quát khẽ, bất mãn trừng mắt nhìn Vịnh Lâm rồi trầm giọng nói: “Ngươi nói bậy cũng không biết lựa chỗ? Phụ hoàng đang lúc tráng niên, ta xem đại khái gần đây khí trời giá lạnh nên Người bị cảm một chút, chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là khỏi."
“Nhưng..."
“Đừng nói nữa. Thái y đang ở bên trong, muốn biết cái gì chờ một lát nữa bọn họ đi ra rồi hãy nói."
Vịnh Lâm lần này coi như nghe lời liền ngoan ngoãn ngậm miệng, chỉ là rầu rĩ đứng cùng với ca ca nơi hành lang. Liên tiếp mấy ngày trước, thời tiết mặc dù là mùa đông nhưng vẫn còn ấm áp, vậy mà đến hôm nay bỗng nhiên lại trở nên cực kỳ lạnh lẽo, trời đã dần sáng nhưng gió bắc thổi đến lại càng lạnh thấu xương. Vịnh Thiện dường như chẳng quan tâm đến điều đó, vẫn khoanh tay trầm tĩnh đứng yên hệt như một bức tượng điêu khắc, Vịnh Lâm da dày thịt thô cũng ngoan ngoãn cùng Vịnh Thiện đứng đó, hoàn toàn không muốn gây thêm rắc rối nào cho ca ca nữa.
Đang chán nản chờ từng giây từng phút, lại có một người tự ý tiến vào cửa cung, dường như là một mạch chạy tới nên cũng không nhìn xung quanh, vừa đến trước mặt Vịnh Thiện, Vịnh Lâm mới lập tức dừng bước, hắn thở phì phò, âm thanh không dám quá lớn mà chào hỏi, “Là Thái tử điện hạ à? Vịnh Lâm ca ca cũng tới sao?"
Thì ra là Vịnh Thăng.
Xem ra cũng là vừa nghe được tin tức đã vội vã thay đổi trang phục chạy tới thỉnh an.
Vịnh Lâm tâm tính đơn giản, vừa thấy Vịnh Thăng tới ngay lập tức bắt chuyện thăm hỏi, lại còn thân thiết vỗ vỗ lên vai hắn: “Đã lâu không gặp, Ngũ đệ. Ngươi cũng vội vàng đến đây? Thái y còn chưa ra, huynh đệ chúng ta đành chờ thêm một chút nữa vậy."
Vịnh Lâm kỳ thực ít nhiều gì cũng biết Thục phi không chỉ cùng Lệ phi bất hoà mà đối với Cẩn phi cũng có tranh đấu gay gắt, nhưng trong mắt hắn, phi tử trong cung dù có đấu đá với nhau thì huynh đệ bọn hắn trước sau gì cũng là thân tình ruột thịt nên không thể nói rõ ai tốt ai xấu.
Vịnh Thiện nhìn thấy Vịnh Thăng thì tâm tình đột ngột biến đổi, ánh mắt lạnh băng nhìn Vịnh Lâm vẫn còn ngây ngây ngốc ngốc cùng Vịnh Thăng ba hoa, thiếu chút nữa đã thưởng cho cái tên đần độn này một cước để trút giận.
Nghĩ thì nghĩ như thế nhưng làm lại là chuyện khác, Vịnh Thiện liền dùng thái độ nên có của một ca ca đối với Vịnh Thăng hòa nhã nói: “Trời lạnh như thế mà còn hấp tấp chạy sang đây, ngươi đối với phụ hoàng thật là có hiếu. Nếu đã tới thì chúng ta cùng nhau đứng chờ."
Vừa nói chuyện, một bên lại vừa âm thầm tính toán nếu như Vịnh Thăng nhắc tới chuyện Vô Hối cung thì phải làm thế nào để ứng phó.
Đại khái bởi vì nơi này lại có một tên Vịnh Lâm cho nên Vịnh Thăng hoàn toàn không nhắc đến chuyện ấy mà giả vờ cười nói: “Thái tử ca ca nói thế làm ta cảm thấy thẹn, trăm đạo chữ hiếu đứng đầu, phụ hoàng thân thể bất hảo, ta phận làm con đương nhiên phải lập tức tới thăm, nếu như chỉ có một chút hiếu tâm như thế cũng không có, thử hỏi làm sao mà đối nhân xử thế đây? Được rồi, thế nào lại không thấy Vịnh Kỳ ca ca? Y hiện tại không phải đang cùng Thái tử ca ca ở chung một chỗ sao? Là không nhận được tin tức, hay là có chuyện gì a?"
Chuyện này thì dù có vì lí do gì thì cũng đều đáng bị trừng phạt.
Hoàng tử bất hiếu, thật không phải chuyện đùa.
Vịnh Lâm có chút giật mình, nghĩ Vịnh Kỳ ca ca đang gặp xui xẻo nay lại phải gánh thêm đại tội bất hiếu lên vai, vừa định mở miệng thay Vịnh Kỳ bịa chuyện nói y bị bệnh không thể tới, thì dường như Vịnh Thiện đã xem thấu hắn muốn làm gì liền lập tức cắt ngang mà hời hợt mở lời: “Vịnh Kỳ à? Y vừa được phóng xuất từ Nội Trừng viện, tuy nói là tra không ra tội lớn nhưng xét cho cùng cũng đã từng làm việc không cẩn thận, cho nên ta đã lệnh cho y tạm thời không được ly khai Thái tử điện, hảo hảo đọc sách tự kiểm điểm bản thân." Đây chính là đem trách nhiệm chuyện Vịnh Kỳ không tới gác lên người mình, không chừa cho Vịnh Thăng có bất cứ cơ hội nào soi mói.
Vịnh Thiện dứt lời, làn môi mỏng có chút vô tình tàn nhẫn của hắn khẽ cong lên, tạo thành nụ cười tựa tiếu phi tiếu nhàn nhạt lia nhanh qua phía Vịnh Thăng liếc mắt một cái.
Trên người vị tân Thái tử này phảng phất như có sát khí bức người nhưng lại lãnh đạm mà dửng dưng, chúng hoàng tử không một ai có thể cùng hắn so sánh, ngay từ nhỏ đã âm trầm băng lãnh, ngay đến chính mẫu thân của hắn cũng nghĩ hài tử này âm trầm đến đáng sợ, lại không thích nói chuyện, lúc hắn im lặng, trong lòng ai cũng không nhịn được mà nghi ngờ thâm tâm hắn đang tính toán chuyện kinh khủng nào đó.
Trời cực rét, gió lạnh lại quét qua không ngừng, thế nhưng Vịnh Thăng lại bị nụ cười nhàn nhạt kia làm cho khiếp đảm khiến lưng không tránh khỏi tuôn ra một trận mồ hôi lạnh, hắn vốn dĩ muốn đem chuyện Vịnh Kỳ không tới làm cớ bắt bẻ nào ngờ bị Vịnh Thiện dọa đến nỗi tim đập chân run, Vịnh Thăng ngữ khí ngượng ngùng: “Thì ra là thế."
Ba người liền im lặng, không hề nói chuyện với nhau mà chỉ sóng vai đứng chờ tin tức.
Đợi trong một chốc, bị gió thổi trúng làm thân người tê dại, Vịnh Thăng run run nói: “Hai vị ca ca, ở đây lạnh quá, lại không biết phải đợi trong bao lâu, thôi thì chúng ta đến tiểu sương bên kia chờ cho ấm một chút!"
( sương: hai gian nhỏ ở đầu nhà, có mái hiên chìa ra)
Vịnh Thiện gật đầu, quan tâm bảo: “Ngũ đệ, ngươi thân thể yếu đuối, cứ đến tiểu sương kia mà chờ."
“Vậy ca ca..."
“Ta lưu ở đây là tốt rồi. Phụ hoàng bị bệnh khiến lòng ta thập phần bất an, gấp đến độ bên trong đã nóng đến toát mồ hôi, thế nên vào tiểu sương, trái lại ta cảm thấy không mấy dễ chịu."
Vịnh Thăng liếc mắt nhìn Vịnh Thiện, sắc mặt khó coi co rút vài cái, sau đó hắn lại im lặng cắn răng tiếp tục đứng chờ, chỉ là không ngừng giậm chân, hai tay chà xát.
Một hồi lâu sau, cửa phòng mới mơ hồ truyền đến một chút động tĩnh.
“Cách" một tiếng, cánh cửa khe khẽ mở ra làm cho thần kinh ai nấy đều đột nhiên căng thẳng.
Trần thái y nét mặt già nua, thần thái mệt mỏi rã rời vừa xuất hiện thì Vịnh Lâm cùng Vịnh Thăng lập tức tiến tới, nhẹ giọng mà lo lắng hỏi: “Trần thái y, phụ hoàng rốt cuộc là làm sao?"
“Phụ hoàng vẫn khỏe chứ?"
“Đến tột cùng người mắc bệnh gì?"
Trần thái y tựa hồ mệt đến độ không muốn nói, bàn tay nhăn như vỏ cây tùng nhẹ nhàng nâng tay áo, ngẩng đầu liếc nhìn sang Vịnh Thiện, khoé môi hơi run rẩy: “Thái tử điện hạ."
Vịnh Thiện quan sát hắn một hồi, sau đó mới trầm giọng hỏi: “Rốt cuộc là thế nào?"
Trần thái y nói chuyện hết sức mơ hồ: “Có thể thế nào chứ? Hoàng thượng là thiên tử nên thân thể được lão thiên gia coi sóc, chúng ta bất quá chỉ cần hầu hạ một chút dược tẩm bổ mà thôi. Phương thuốc vi thần đã viết ra rồi, các vị điện hạ nếu muốn thỉnh an chỉ cần ở ngoài cửa dập đầu một cái là đủ, dù sao cũng là cành vàng lá ngọc, thỉnh các vị điện hạ bảo trọng thân thể, ở đây gió lớn, cẩn thận coi chừng cảm lạnh."
Vịnh Thiện trầm ngâm nói: “Không được, ta phải vào trong hướng phụ hoàng thỉnh an thì mới an tâm."
“Đừng." Trần thái y chậm rãi nói: “Hoàng thượng mệt mỏi chỉ muốn cùng các cựu thần tử nói chuyện gia thường, hạ lệnh các vị hoàng tử không được quấy nhiễu, chỉ triệu một mình Vương Thái Bác đi vào."
Lời kia vừa thốt ra làm tim ai cũng nhảy mạnh một nhịp, sắc mặt mỗi người mỗi vẻ.
Phụ hoàng sinh bệnh, tuyệt không vô duyên vô cớ cấm nhi tử đến vấn an, vậy mà lúc này tuy bảo là mệt mỏi nhưng lại còn muốn cùng cựu thần nói chuyện gia thường, chuyện này ai có thể tin?
Vịnh Lâm hồ nghi trừng mắt nhìn sắc mặt Vịnh Thiện, tuy là muốn hỏi nhưng lại không dám tùy tiện mở lời, chỉ có thể nghẹn ứ trong cổ họng.
Vịnh Thiện trong lòng trở nên lạnh lẽo, năm ngoái lúc Vịnh Kỳ bị phế, dấu hiệu đầu tiên chính là Viêm đế cự tuyệt cùng Thái tử gặp mặt, ngày hôm nay lẽ nào chuyện cũ bắt đầu tái diễn?
Thế nhưng nếu muốn phế hắn nói cho cùng cũng phải có một lý do, rốt cuộc là vì cái gì khiến cho phụ hoàng nổi cơn thịnh nộ như vậy?
Lẽ nào là do chuyện của mình và Vịnh Kỳ...
Vịnh Thiện trầm mặc, nháy mắt trong đầu đã xẹt qua trăm nghìn ý niệm, vừa nghĩ đến cung đình vô tình, thảm sự ngày ấy còn rành rành ra trước mắt, bất quá năm đó chỉ vì bị Lệ phi trả đũa mà phụ hoàng thản nhiên ban ra một đạo thánh chỉ, đem người mẹ từ nhỏ nhìn mình lớn lên lập tức đưa vào Nội trừng viện thẩm vấn rồi sau đó chết ngay trước mắt của hắn. Hiện giờ hắn đã là Thái tử, đứng càng cao thì càng không thể dễ dàng vấp ngã, chưa tính đến vạn nhất bản thân không còn trên trần thế, mẫu thân cùng với tên đệ đệ ngốc nghếch, lại thêm một Vịnh Kỳ yếu ớt nhỏ bé không sức chống trả, không biết sẽ bị người khác khi nhục rồi sát hại như thế nào…
Vừa nghĩ đến đó, tâm hắn chợt quặn đau, phảng phất giống như trên chiến trường có ai ra lệnh một tiếng, vạn tiễn tề phát (bắn cùng một lúc), toàn bộ găm thẳng vào tim hắn không lệch dù chỉ là một chút.
Gió bắc lạnh lẽo bị ngưng trụ như muốn xuyên qua tất cả.
Vịnh Thiện tâm tình rối loạn đứng lên nhưng cũng không quên đảo mắt nhìn sang Vịnh Lâm.
Tên đệ đệ song sinh này tuy rằng cẩu thả, thiếu nhạy bén thế mà giờ phút này cũng nhận ra có gì đó bất thường, ánh mắt có chút bối rối cùng lo lắng nhìn hắn. Vịnh Thiện hướng hắn ung dung mỉm cười, “Thái y cũng nói, phụ hoàng có lão thiên gia bảo hộ vậy các ngươi cũng không nên lo lắng quá mức. Mau nghe theo lời lão thái y nói, ở ngoài cửa khấu đầu một cái rồi nhanh chóng trở về bẩm báo với mẫu phi để nàng an tâm."
Vịnh Lâm muốn nói lại thôi, ấp úng một hồi, suy nghĩ một lát, cũng không dám tự mình chủ trương, ngoan ngoãn nghe lời Vịnh Thiện mà quỳ xuống dập đầu.
Vịnh Thăng đang lạnh đến mức sắp chết cóng, nghe Trần thái y nói xong hắn cũng loáng thoáng nhìn ra chút manh mối, lập tức tâm tình trở nên cực kỳ vui vẻ, chỉ là chưa đến mức để lộ nụ cười ra bên ngoài. Sau đó hắn cùng Vịnh Lâm quỳ xuống, hướng phía cửa phòng phụ hoàng hiện vẫn đang đóng chặt mà dập đầu, rồi đứng lên nói: “Ta cũng phải trở về hướng mẫu thân nói một tiếng mới được."
Bóng dáng hắn lúc đi so Vịnh Lâm thật vô cùng khoái hoạt.
Vịnh Thiện nhẹ giọng nói với Trần thái y: “Phụ hoàng nếu hiện tại bất tiện vậy ta sẽ đứng ngoài này chờ khi nào người khoẻ hơn một chút thì lại vào thỉnh an."
Trần thái y cũng không có ý kiến, khả hữu khả vô nói: “Kia cũng là hiếu tâm của điện hạ. Vi thần xin cáo lui." Rồi hướng Vịnh Thiện hành lễ cáo từ, thong thả bước ra khỏi Thể Nhân cung.
(khả hữu khả vô : có thể có mà cũng có thể không, không chắc chắn)
Vương Cảnh Kiều là một cựu thần trung thành và tận tâm, đối với tin tức trong cung cũng hết sức nhanh nhạy, vì thế khi biết Hoàng thượng long thể không khỏe, từ sáng sớm đã kéo tấm thân già nua không quản rét lạnh mà chạy tới, vừa nghe xong ý chỉ liền nhanh chóng theo nội thị tiến vào.
Lão theo Viêm đế đã nhiều năm, hết sức lo lắng cho sức khoẻ của Người cho nên khi gặp Vịnh Thiện tại hành lang thì chỉ kịp vội vã gật đầu hành lễ, một câu cũng chưa kịp nói đã lập tức tiến vào bên trong.
Vịnh Thiện nhìn cánh cửa dường như ẩn dấu vô số bí mật ấy mở ra rồi lại khép vào, trong lòng cũng không biết là đang nổi lên cảm giác gì.
Năm đó, lúc bị vu oan tống vào Nội trừng viện, bất quá chỉ có chút phẫn hận cùng sợ sệt mà thôi nhưng cũng không có loại sợ hãi như xuất phát từ trong tâm phế này. Khó trách mọi người đều nói, ngay khi bước lên ngôi Thái tử cùng với thời khắc dẫm nát miếng băng mỏng cũng không có gì khác nhau.
(cao xử bất thắng hàn : nơi cao không tránh khỏi cái lạnh, ý nói địa vị càng cao thì càng chịu nhiều nguy hiểm)
Hiện tại nội thị cùng với bọn thị vệ bên trong Thể Nhân cung đang canh phòng vô cùng nghiêm ngặt, cho dù một chút sơ hở cũng không hề lộ ra vì thế hắn chỉ có thể bất động thanh sắc đứng yên một chỗ chịu đựng từng cơn gió lạnh quét qua, rét buốt đến tận xương mà làm tốt nhiệm vụ của một Thái tử đức hạnh.
Vịnh Thiện tự nhủ không được phép nghĩ ngợi lung tung, cố gắng bảo tâm trí nhớ lại những cảnh tượng mê người lúc Vịnh Kỳ nằm ở trên giường, cơ thể bạch ngọc được bao bọc trong lớp chăn ấm áp, trên gương mặt thanh tú mang theo nụ cười ngọt ngào không chút hoài nghi hay phòng bị mà dựa sát vào người mình rồi từ từ chìm vào mộng đẹp, vừa giống một khối tuyết trắng thanh khiết trong sạch lại vừa ôn thuần thiện lương như một chú nai con.
Vốn là để tâm tình dễ dàng thả lỏng, nhưng Vịnh Thiện càng nhớ đến cảnh tượng ngọt ngào thì tâm lại càng đau như bị dao cắt.
Hắn vốn không nên dây dưa với Vịnh Kỳ, thẩm xong án tử nên lập tức tấu lên rồi đưa Vịnh Kỳ trở về chỗ cũ, rời xa cung đình, điều đó không phải là tốt hơn sao?
Hiện tại nếu thật sự có biến cố xảy ra thì ngay cả Vịnh Kỳ cũng bị liên luỵ….
Thời gian từng chút từng chút một trôi qua, Vịnh Thiện đứng tại hành lang ước chừng hơn nửa canh giờ, cho dù hắn gân cốt cường tráng cũng dần dần lạnh đến tái cả mặt.
Những nội thị đứng ngoài cửa cũng chẳng khác hơn, ai nấy đều lạnh đến run cầm cập liền bắt đầu nhìn trước nhìn sau chà xát hai tay cùng với hà hơi thổi khí để làm ấm. Ngô Tài nhìn Vịnh Thiện đứng ngay chỗ hàn phong quét qua nhưng hơn nửa canh giờ cũng không nhúc nhích, một bên nghĩ vị Thái tử kim chi ngọc diệp này rất có thể là đang tự dày vò chính mình, một bên rốt cuộc cũng không đành lòng, liền lặng lẽ tìm một lò sưởi nhỏ rồi kín đáo đưa qua cho Vịnh Thiện, thấp giọng nói: “Điện hạ, ở đây gió lớn quá, ngài qua bên kia chờ vẫn tốt hơn."
Vịnh Thiện lắc đầu, thản nhiên đáp: “Đây là nơi thần tử chờ triệu, ta đứng ở đây là được rồi." Liếc nhìn lò sưởi Ngô Tài đưa qua, khuôn mặt bị đông lạnh đến mức không còn chút huyết sắc mỉm cười, nói nhỏ: “Đem trở về đi, có vị hoàng tử nào tay vừa cầm lò sưởi vừa chờ phụ hoàng triệu kiến không?"
Ngô Tài âm thầm kinh ngạc.
Từ trước đã nghe mọi người nói qua vị Thái tử này không chỉ đối với người khác nghiêm khắc mà với chính mình cũng cực kỳ khắt khe, hôm nay quả nhiên đã minh bạch. Hắn có thể ở bên cạnh Viêm đế hầu hạ đương nhiên cũng không phải kẻ ngu liền lập tức hiểu chuyện lui trở về, cũng không dám giữ lại lò sưởi cho bản thân mà tiện tay đưa sang cho một gã nội thị. Hành động ấy làm người đồng liêu kia cảm kích vô cùng.
Chờ như vậy ước chừng thêm nửa canh giờ thì cửa phòng lại mở. Vương Cảnh Kiều từ bên trong chậm rãi đi tới, vừa thấy Vịnh Thiện đang đứng tại hành lang khiến lão ngạc nhiên một chút liền tiến đến hỏi: “Điện hạ đang chờ Hoàng thượng triệu kiến sao?"
Vịnh Thiện cung kính đáp: “Đúng vậy. Thỉnh tấu lên phụ hoàng, Vịnh Thiện vô cùng lo lắng, mong được tự mình hướng phụ hoàng vấn an."
Đồng tử mờ nhạt của Vương Cảnh Kiều xem xét hắn một hồi lâu rồi mới khẽ thở dài đáp: “Mời Điện hạ vào trong. Hoàng thượng có chỉ, bảo hạ thần nếu bước ra vẫn gặp điện hạ đứng chờ triệu kiến thì bảo điện hạ đi vào."
Vịnh Thiện tim bỗng đập loạn mất một nhịp nhưng ngay lập tức đem tất cả tâm tình đè nén xuống, gật đầu chào lão thái phó rồi mới bước đi, đến trước cửa phòng, hắn dừng lại để tĩnh tâm một chút, sau đó mới vượt qua môn khảm.
Trong điện vô cùng im ắng, không một người nào hầu hạ.
Bên trong hoả long chôn ngầm trong lòng đất, bốn phía bếp lò đều là than hồng rực lửa cháy sáng toả nhiệt ra xung quanh. Vịnh Thiện mới từ bên ngoài bước vào, không khí đang lạnh đột nhiên ấm nóng, không khỏi cả người nổi lên một trận run run, hắn bước nhanh tới trước mặt Viêm đế rồi quỳ xuống nói: “Nhi thần đến thỉnh an phụ hoàng." Ngữ khí cùng với động tác đều rất trầm tĩnh.
(hoả long này là ta nghĩ chắc là mấy khúc củi đốt ngầm dưới lòng đất ấy mà, vì dùng cho vua nên gọi thành chữ ‘long’, chứ ko phải có nguyên con rồng lửa dưới đất đâu ế!!)
Viêm đế thời trẻ mười phần quyết đoán, mấy lần cung biến, sát phạt đều không chút lưu tình khiến cho người người sợ hãi, nhưng những năm gần đây thân thể đã bước qua tuổi già nên thường hay nhiễm bệnh. Hoàng đế lúc này nửa nằm trên giường, dưới thắt lưng lót một cái chăn nhung dày cực kỳ ấm áp, long bào cao quý phủ trên vai, xung quanh bếp sưởi luôn cháy sáng chưa bao giờ dứt. Nhưng ngay cả khi như vậy, sắc mặt của Người cũng chẳng khá hơn, không có lấy một tia huyết sắc.
“Đứng lên đi, đến đây với phụ hoàng."
Thanh âm Viêm đế có điểm khàn khàn, chậm rãi phân phó một câu, ý bảo Vịnh Thiện ngồi lên giường với hắn.
Vịnh Thiện không giống như tên Vịnh Lâm chẳng biết ngượng, trong cung quyền quý thất thế, không ít người bị hủy hoại vì không biết tự lượng sức mình mà kiêu căng tự đắc. Hắn trên người mang bao nhiêu tính mệnh của người than, cho nên một điểm sơ sẩy cũng không dám có, huống hồ là làm cái việc hồ đồ đến mức ngồi lên giường của phụ hoàng chứ?
Vịnh Thiện vẫn quỳ bên giường không dám đứng lên, ngẩng đầu nói: “Phụ hoàng, cứ để nhi thần quỳ mà hầu hạ người đi."
Viêm đế hơi kinh ngạc rồi lập tức mỉm cười lắc đầu than thở: “Tính tình của ngươi thật là…."
Viêm đế cười có chút khổ sở, nụ cười chỉ trong chớp mắt thì tiếu ý lập tức thu lại, dùng ngữ điệu chậm rãi khẽ hỏi: “Nghe thái phó nói, con gần đây đang học về Trang Tử? “
“Đúng vậy thưa phụ hoàng."
“Thế con đã học được những gì?"
Vịnh Thiện nghe Viêm đế kiểm tra, tâm lý cũng thả lỏng hơn một chút.
Hoàng đế cùng với hoàng tử, là loại phụ tử tuyệt đối không giống với phụ tử nhất trong thiên hạ, trước mắt tuy là người cha thân sinh – cốt nhục thiên tính, huyết mạch tương liên của ngươi, thế nhưng chỉ cần một đạo khẩu dụ là có thể đưa ngươi vào chỗ chết, hủy diệt tất cả mọi thứ mà ngươi đang nắm giữ.
Thân tình bám vào chỗ có nhiều quyền lực cho nên thảm kịch trong cung nhiều vô số kể, tất cả đều tại loại bất đắc dĩ này mà phát sinh
Vịnh Thiện cũng không thể không cẩn thận đề phòng.
“Khải bẩm phụ hoàng, Đạo đức kinh đơn giản nên Vương thái phó chỉ cần dạy qua hai ba chương là được, còn Tiêu Dao Du mới cao thâm, để hiểu rõ nó thật không dễ dàng, hôm qua thái phó giảng bài, cũng chỉ dạy có mấy phần đầu nhỏ nhặt." (1)
“Đơn giản … ừm." Viêm đế lơ đãng hỏi: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu (2). Cái này đã học qua chưa?"
“Đã học qua thưa phụ hoàng."
“Cái này gọi là đơn giản sao?"
Trong lòng Vịnh Thiện đột nhiên trầm xuống, gục đầu chậm rãi nói: “Nhi tử nói sai rồi, đạo lý của Trang Tử thâm sâu, nhi thần tài trí kém cỏi, ngay cả nghĩa bề mặt của đạo lý cũng chưa thể lĩnh hội được. Đa tạ phụ hoàng đã chỉ bảo."
Bầu không khí bỗng trở nên trầm mặc.
Vịnh Thiện thần kinh căng thẳng, chỉ biết nín thở chờ đợi, một hồi lâu sau lại nghe Viêm đế khẽ thở dài một tiếng, chầm chậm nói: “Ngươi tuổi còn trẻ, bây giờ không hiểu cũng chẳng sao. Chỉ sợ bản thân ngươi sau này vẫn không muốn hiểu…."
Viêm đế ngừng một lúc rồi lại hỏi: “Ngươi là Thái tử, khó tránh việc phụ hoàng kiểm tra nghiêm ngặt hơn một chút, có hiểu không?"
“Đã hiểu thưa phụ hoàng."
“Vậy phụ hoàng hỏi ngươi, vì sao thiên địa bất nhân, thánh nhân cũng bất nhân?"
Vịnh Thiện yên lặng suy nghĩ một hồi rồi nghiêm túc đáp: “Thiên địa không phải là bất nhân, thánh nhân cũng cũng không phải là bất nhân, chỉ là bởi vì không có tư ái cũng không thiên vị, mặc cho bách tính cùng vạn vật sống một cuộc sống tự do tự tại, tất cả những sinh mệnh ấy sinh ra, lớn lên rồi diệt vong, chỉ kẻ nào bất nhân thì mới hiểu nhầm."
Viêm đế không đề cập đến chuyện đúng sai mà tiếp tục hỏi: “Mỗi người một số mệnh vậy ngươi làm sao biết số mệnh của một người nên như thế nào?"
Lời của Viêm đế tất có huyền cơ khiến tâm Vịnh Thiện không khỏi một trận co rút, hắn trầm mặc cúi đầu chờ Viêm đế giáo huấn.
Chẳng qua bao lâu, lại nghe Viêm đế gọi: “Vịnh Thiện."
“Vâng thưa phụ hoàng."
“Trẫm vừa cùng Vương Cảnh Kiều nói chuyện, hắn đã nói với trẫm một thứ."
Vịnh Thiện toàn thân cứng đờ, Vương thái phó hôm qua nhìn thấy hắn cùng với Vịnh Kỳ, lẽ nào cặp mắt già nua kia lại lợi hại như vậy, lập tức nhìn ra cái gì liền bắt đầu mật báo?
Nếu đúng thế thì Vịnh Kỳ chắc chắn sẽ gặp đại họa rơi đầu!
Thanh âm của Viêm đế nhẹ nhàng hạ xuống, ngữ điệu bình thản vô vị, chậm rãi nói: “Hắn nói gần đây có một quan viên địa phương, tặng hắn một quyển sách mà bên trong viết đều là chuyện nhỏ trong gia đình, nhưng có một cố sự khiến kẻ khác phải suy nghĩ sâu xa."
Viêm đế dừng một hồi, vừa nhớ lại chuyện Vương Cảnh Kiều đã nói, một bên vừa âm thầm quan sát phản ứng của Vịnh Thiện.
Lúc sau Viêm đế mới thong thả tiếp tục: “Có một gia đình dựa vào nghề nuôi ngỗng để kiếm sống, cuộc sống sung túc. Người phụ thân đó có mười nhi tử, mỗi một nhi tử, dù là do chính thê hay tiểu thiếp sinh ra hắn đều rất thương yêu. Thế nhưng có một ngày, một trong số các nhi tử đó mắc phải quái bệnh khiến lão phụ thân rất sốt ruột, vội vã đem bạc thỉnh một đại phu đến xem, không ngờ đại phu thứ nhất lại thúc thủ vô sách (bó tay không có cách), nói rằng bệnh này quá khó khăn nên thỉnh danh y. Lão phụ thân lại lấy thêm nhiều ngân lượng mời một vị danh y, tên kia mặc dù có tiếng nhưng y thuật lại không cao vì thế đã nói với lão phụ thân rằng, tuy hắn biết nguồn gốc của loại bệnh này nhưng nếu muốn viết được đơn thuốc thì thiên hạ ngoại trừ đệ nhất kỳ y thì không ai có thể làm."
“Giá chẩn trị của kỳ y đưa ra rất dọa người, nhưng lão phụ thân vô cùng yêu thương nhi tử nên cuối cùng đành cắn răng dùng toàn bộ số tiền tích góp được thỉnh kỳ y về nhà. Đại phu này quả nhiên lợi hại, chỉ một cái bắt mạch đã nói nhi tử của hắn bệnh tình không khó, đơn thuốc cũng không hề rườm rà khó khăn mà chỉ cần mỗi ngày đem một trăm khối tim ngỗng tươi hầm trong hai canh giờ, sau đó đem nước cô đặc thành một chén, mỗi ngày uống một lần sẽ khỏi."
“Lúc đầu, lão phụ thân này theo phân phó của đại phu, mỗi ngày đều đem nước cô đặc từ tim ngỗng đó cho nhi tử uống, quả nhiên vừa uống xong, quái bệnh của con lão gần như khỏi hẳn khiến lão phụ thân hân hoan vô cùng. Nhưng con hắn một ngày không uống dược thì bệnh lập tức nặng thêm, đau đớn không chịu được. Uống dược như thế liên tục trong một tháng, gia đình đó đã giết hết ba nghìn con ngỗng, tất cả tài sản đều nhanh biến mất mà ngỗng cũng đã giết sạch, nhưng lão phụ thân chính là vẫn vô cùng yêu thương con hắn nên vẫn tiếp tục giết ngỗng sắc thuốc cho con."
“Không ngờ một tháng trôi qua, nga tâm thủy không còn hữu dụng như ngày trước nữa nên lão phụ thân chỉ có thể lại một lần nữa tìm đến kỳ y. Kỳ y nói, nếu muốn thì đương nhiên có thể cứu chữa, nhưng chén thuốc lần này không thể dùng tim ngỗng mà phải dùng tim của một người, mà người này phải là huynh đệ của người bệnh thì dược mới thành công, nếu như dược liệu tốt, người bệnh mười năm cũng chẳng tái phát, thế nên dược liệu sẽ dùng tim nhị nhi tử của gia đình đó. Bởi vì nhị nhi tử kia là người có khả năng nhất trong các huynh đệ, tim của một người thông minh rất thích hợp làm thuốc dẫn."
“Nghe đại phu nói xong, lão phụ thân liền rơi nước mắt, ngày thứ hai bỗng nhiên dậy thật sớm, tự mình xuống bếp vì nhi tử sinh bệnh của lão làm thức ăn lại thêm một bầu rượu còn nóng, tự mình bưng vào phòng cho nhi tử..."
Viêm đế chậm rãi mà kể, nói đến phân nửa đột nhiên dừng lại.
Vịnh Thiện kinh hãi ngẩng đầu liền bắt gặp ánh mắt đang nhìn xuống của Viêm đế.
Một người với tính cách trầm tĩnh như Vịnh Thiện cũng không tránh khỏi sắc mặt đại biến, gương mặt vì kinh hoàng mà trở nên vặn vẹo.
Viêm đế vờ như không phát hiện sắc mặt tái nhợt của hắn, cười hỏi: “Thái tử, ngươi đoán thử xem Phụ hoàng muốn gì?"
Vịnh Thiện choáng váng hệt như có người đang liều mình đánh từng hồi trống thật lớn làm hắn chấn động, cảm giác đau đớn hệt như có một bầy dã thú bị thương đang vùng vẫy tìm cách cấu xé lẫn nhau, đau đến không rõ huyết sắc.
Hắn kinh ngạc nhìn ánh mắt của Viêm đế, bỗng nhiên run giọng kêu một tiếng, “Phụ hoàng!"
“Nhi tử ngu dốt, đoán không được lão phụ thân kia muốn..." Vịnh Thiện dường như không thể nào hô hấp, tay gắt gao cầm lấy mép đàn mộc trước giường của Viêm đế, đôi môi run rẩy nói: “Nhi tử chỉ biết người chính là vị phụ thân tốt nhất trong thiên hạ, là thiên tử! Chuyện người nhà nghèo không giải quyết được, nhưng với người là tuyệt đối không khó khăn. Phụ hoàng, người là người thông minh lợi hại nhất trên đời, chuyện gì cũng không làm khó được người, Phụ hoàng, đây... đây đều là lỗi của nhi thần, xin phụ hoàng giơ cao đánh khẽ, buông tha cho Vịnh Kỳ ca ca! Cầu xin người buông tha cho Vịnh Kỳ ca ca! Phụ hoàng!"
Vịnh Thiện nói xong, liên tục dập đầu trên đất.
Viêm đế thờ ơ nhìn hắn dập đến mức trán đẫm máu tươi, hữu khí vô lực mà cười cười, “Trẫm là thiên tử nhưng trẫm thực sự cũng muốn làm một phụ thân tốt nhất trong thiên hạ... Thái tử, đừng tự dày vò mình nữa, hãy trở về đi."
Vịnh Thiện còn muốn tiếp tục van xin nhưng Viêm đế đã gọi thị vệ tiến đến, ra lệnh “Thái tử lo lắng cho bệnh tình của trẫm nên đến giờ vẫn chưa chịu trở về. Các ngươi mau hộ tống điện hạ đi."
Bọn thị vệ trong Thể Nhân cung cho tới bây giờ đều chỉ nghe Hoàng thượng phân phó, một đạo ý chỉ của Viêm đế vừa ban ra, đâu cần biết ngươi có phải Thái tử điện hạ hay không, ngay lập tức liền đem Vịnh Thiện “thỉnh" ra khỏi Thể Nhân cung.
Tuyết Lâm lảm nhảm tí: các nàng hiểu gì chưa? Lão hoàng đế này thương con thì thương thật nhưng chỉ thương một đứa, sẵn sàng lấy Vịnh Kỳ làm “thuốc" để “chữa bệnh" cho Vịnh Thiện bảo bối của lão…hơ…tội nghiệp hai anh!
P/s: Ta ứ biết lão hoàng đế này muốn gì nhưng mà ta chả thấy ưa lão già này tí nào….Lão mà dám hại Vịnh Kỳ “của ta" ta sẽ băm xác lão ra…..Đáng ghét >’’
(1) Tiêu dao du : Tiêu dao (tiêu diêu) là tự do tự tại, du là ngao du. Tiêu dao du có nghĩa là ngao du, rong chơi tự do tự tại. Những câu chuyện trong Tiêu dao du vận dụng tối đa nghệ thuật tưởng tượng, hư cấu vào ý thức sáng tác, kết hợp với cơ sở sự thật. Biệt tài kể chuyện ngụ ngôn của Trang Tử khiến ông không những xứng đáng là một triết gia mà còn là một tác gia văn học với hàng ngàn tỉ dụ trong văn chương. Vì thế, ông còn được xem là ông tổ của phái văn học u mặc trào lộng của nước Tàu từ xưa đến nay. Văn trong Nam hoa kinh toàn dùng lối nghịch thuyết, tức là lối nói nghịch để bổ túc những chân lý phiến diện của người đời. Bởi vậy, văn chương trong Nam Hoa chân kinh rất ngang dọc, phóng túng, khi nói xuôi, khi nói ngược, nói Đông để đả kích phía Tây, nói phải để tỏ thêm cái quấy, nói quấy để bổ túc cho cái phải.
Thiên thứ nhất của Nam Hoa kinh, Tiêu dao du kể rằng: “Biển bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam. Chỗ biển nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành".
“Một con ve và một con chim nhỏ cười chim Bằng rằng: ‘Ta cố sức bay lên cây du, có lúc bay không tới nơi đã rơi xuống cũng chẳng sao, việc gì cần phải bay cao chín vạn dặm đến biển Nam làm gì?’. Người đi đến cánh đồng ngoài chân thành, chỉ cần chuẩn bị ba bữa cơm là đủ quay về, bụng vẫn còn no, còn nếu muốn đi xa nơi trăm dặm thì cần chuẩn bị lương thực một ngày, nếu muốn đi xa ngàn dặm, cần chuẩn bị lương thực ba thăng. Hai con vật nhỏ bé ấy mà biết cái gì?"
… Đem loài chim Bằng so với loài côn trùng bé nhỏ (con Côn); chỗ này tư tưởng Trang gặp điểm “bất nhị" của Phật học. Chim Bằng lớn có thú vui lưng chở trời xanh, chim Côn nhỏ có niềm hân hoan chưa bay cao mà đã rơi xuống, suy cho cùng, lớn-nhỏ chỉ là cái bên ngoài, còn tự tại thung dung thì không tách bạch.
Tiêu dao du, ngay từ những dòng đầu đã tỏ cái chí “du tử" của tác giả. Khác với chỗ đắc đạo của Lão Tử “rụt rè như mùa đông lội qua sông, nghỉ ngơi như sợ láng giềng bốn bên, nghiêm chỉnh như một người khách", chỗ phóng nhiệm của Trang Tử bày biện khoáng đạt, rộng rãi như con chim Bằng bay qua biển Nam… Học thuyết của Trang Tử trong Nam Hoa chân kinh, vì thế trở nên vô cùng sinh động, kiến chiếu dưới nhãn quan của một hành giả đắc đạo “không hành, tuyệt đích".
(2) Câu này trong đạo đức kinh:
DỊCH NGHĨA
Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm.
LỜI BÀN
Trời đất, tức luật thiên nhiên, không có tình thương của con người (bất nhân) không tư vị với vật nào, cứ thản nhiên đối với vạn vật, lẽ đó dễ hiểu mà loài người thời nào và ở đâu cũng thường trách tạo hóa như vậy. Những câu: ưu thắng liệt bại, cạnh tranh để sinh tồn, tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi, có sinh thì có tử… đều diễn ý cái ý “thiên địa bất nhân". Đang thời thì dùng, quá thời thì bỏ như cây cối xuân hạ tươi tốt, khi trổ hoa kết trái rồi qua thu đông thì điêu tàn. Cho nên Lão tử bảo trời đất coi vạn vật như chó rơm. Những con chó kết bằng rơm khi chưa bầy để cúng thì được cất kỹ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi thì người ta liệng nó ra đường, người đi đường lượm về để nhóm lửa (Trang Tử – thiên Thiên vận)
Câu đầu, nửa trên ai cũng hiểu như vậy; nửa sau thì ý kiến bất đồng. Đa số cho “bách tính" là dân chúng. Wieger (do Jean Grenier dẫn – tr.79) cho bách tính là trăm quan: quan nào có ích cho nước thì dùng, vô ích hoặc có hại thì trừ đi, vì vua chúa chỉ nên “yêu quốc gia thôi, chứ không được yêu cá nhân" cũng như trời đất sinh ra vạn vật chỉ cho cái lợi chung của vạn vật chứ không quan tâm đến cái lợi riêng của một vật nào.
Theo Nguyễn Hiến Lê thì Lão Tử chỉ muốn khuyên ta trị dân thì cứ theo đạo, theo tự nhiên, mà để cho dân tự nhiên phát triển theo thiên tính, đừng can thiệp vào.
Câu sau Lão Tử so sánh khoảng trời đất với cái ống bễ. Rất đúng và tài tình. Cả hai đều hư không mà không cùng kiệt (có nhà dịch “bất khuất" là không bẹp xuống: ý cũng vậy), mà cả hai càng động thì hơi gió càng phát ra nhiều. Cái dụng của cái hư không (vô) như vậy đó.
Câu cuối thì Liou Kia-hway hiểu khác hẳn: càng nói nhiều về đạo thì càng không hiểu nó, nó bằng nhập vào đạo. Nhà khác lại dịch là: Nói nhiêu cũng không sao hết được, không bằng giữ mực trung.)
Cố vấn: Băng Tiêu, Gấu
Beta – reader: Fuyu, Linh Nhi
Vịnh Thiện vội vã thay đổi trạng phục cùng với Vịnh Lâm đến thăm hỏi bệnh tình của phụ hoàng.
Viêm đế bệnh tình chuyển nặng, chỉ một chút thôi cũng đã khiến cho thiên hạ đại loạn, huống hồ lại là phụ tử thân tình nên không cần chuẩn bị kiệu hay mang theo nội thị bên cạnh, huynh đệ hai người cứ thế bất chấp những cơn gió lạnh thấu xương của buổi sáng mùa đông mà bước ra khỏi Thái tử điện.
Ngày hôm qua tuy rằng có chút ánh nắng nhưng lại sớm qua đi, khiến cho một tầng sương dày ngưng tụ trắng xóa, Vịnh Thiện cùng Vịnh Lâm nhìn sắc trời mờ mịt buổi sớm, mơ hồ nghĩ đây ắt hẳn không phải điềm lành làm cho cả hai có chút sợ hãi, cứ đạp lên lớp tuyết dày mà bước nhanh, kết quả không tránh khỏi có chút lảo đảo.
Từ khi chính thất hoàng hậu của Viêm đế mất đi, ngôi vị hoàng hậu nhiều năm liền bỏ trống, Viêm đế cũng không biết nghĩ như thế nào mà hai lần sắc phong Thái tử nhưng đều đem mẫu thân của Thái tử vứt qua một bên, nhất quyết để vị trí cai quản hậu cung không do bất cứ ai nắm giữ, còn về phần tẩm cung của Viêm đế lại bố trí ở nơi xa nhất, đó là Thể Nhân cung.
Vịnh Lâm và Vịnh Thiện bước trong gió lạnh đi qua non nửa hoàng thành, vừa lúc chạy tới Thể Nhân cửa cung thì mồ hôi đã thấm ướt cả y phục.
Bầu không khí ở đây tương đối trang nghiêm nhưng cũng thập phần nặng nề.
Không ít đại thần nghe được tin tức liền lập tức chạy đến tập trung ở cửa cung, có lẽ cũng mới đến chưa bao lâu nên trên trán mồ hôi vẫn còn ướt đẫm. Mọi người trông thấy Vịnh Thiện đi tới liền hơi có chút động tĩnh.
“Thái tử đến rồi."
“Vịnh Thiện điện hạ."
Vịnh Thiện xua tay ngăn bọn họ hành lễ rồi dẫn Vịnh Lâm nhanh chóng hướng vào bên trong.
Bảy tám nội thị thường ngày hầu hạ Viêm đế đang đứng khoanh tay ở ngoài cửa phòng canh gác, vừa nhìn thấy Thái tử đi đến liền rón ra rón rén muốn hành lễ thỉnh an nhưng Vịnh Thiện thái độ rộng lượng lập tức miễn lễ cho bọn họ, trên gương mặt hiện rõ sự lo âu nhanh chóng gọi tên quản sự nội thị Ngô Tài lại một bên hỏi, " Hiện tại bên trong rốt cuộc thế nào? Thái y có nói gì không?"
Ngô Tài cũng vô cùng lo sợ, cẩn thận lắc đầu rồi nhỏ giọng nói: “Thái y còn chưa ra. Hoàng thượng lúc canh tư thức dậy đã nói chuyện không được tự nhiên, nhưng căn dặn không cho nô tài truyền ra ngoài, tối hôm qua Trương thái y đã xin Hoàng thượng cho xem mạch." Ngừng lại một chút, hắn nhìn sang hai bên tiếp tục hạ thấp âm thanh nói: “Nhưng sáng sớm hôm nay lại truyền chỉ triệu Trần thái y lập tức vào cung."
Vịnh Thiện sắc mặt trầm xuống.
Trong số các vị thái y, Trần thái y tuy tuổi già sức yếu nhưng lại là người được Viêm đế cực kỳ tín nhiệm, phàm là đại sự trong cung cần người bắt mạch thì nhất thiết phải qua tay người này thì Viêm đế mới có thể tin tưởng được.
Lần trước chân Vịnh Thiện bị thương bị Vịnh Thăng tố giác, Viêm đế chính là đã phái vị Trần thái y này đến để chữa trị.
Lần này nếu không phải có đại sự xảy ra thì vì cớ gì ngay từ lúc sáng sớm hoàng thượng đã hạ chỉ triệu lão tiến cung?
Vịnh Thiện vừa nghĩ vừa phất tay ra hiệu cho tên nô tài đang định bẩm báo quay về chỗ cũ rồi liếc nhìn về phía cửa phòng phong kín của Viêm đế, ngoài cửa nội thị canh gác hết sức nghiêm ngặt, những thị vệ được đặc cách mang kiếm trấn thủ nơi hành lang cũng tăng lên gấp bội, thật là giống như đang bày trận nghênh đón đại địch.
Hắn trong lòng đang cố gắng đè ép một tảng đá lớn vô hình nặng trịch đến mức khó chịu, cũng miễn cưỡng khống chế nét mặt, chỉ để sót lại trên đó một chút thần tình lo lắng.
Vịnh Lâm ngược lại không giấu được tâm sự, nhìn Vịnh Thiện thầm trao đổi với tên nô tài ấy xong liền tiến đến hỏi: “Vịnh Thiện ca ca, phụ hoàng rốt cuộc ra sao? Bệnh có nặng lắm không?"
“Câm miệng!" Vịnh Thiện bỗng dưng quát khẽ, bất mãn trừng mắt nhìn Vịnh Lâm rồi trầm giọng nói: “Ngươi nói bậy cũng không biết lựa chỗ? Phụ hoàng đang lúc tráng niên, ta xem đại khái gần đây khí trời giá lạnh nên Người bị cảm một chút, chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là khỏi."
“Nhưng..."
“Đừng nói nữa. Thái y đang ở bên trong, muốn biết cái gì chờ một lát nữa bọn họ đi ra rồi hãy nói."
Vịnh Lâm lần này coi như nghe lời liền ngoan ngoãn ngậm miệng, chỉ là rầu rĩ đứng cùng với ca ca nơi hành lang. Liên tiếp mấy ngày trước, thời tiết mặc dù là mùa đông nhưng vẫn còn ấm áp, vậy mà đến hôm nay bỗng nhiên lại trở nên cực kỳ lạnh lẽo, trời đã dần sáng nhưng gió bắc thổi đến lại càng lạnh thấu xương. Vịnh Thiện dường như chẳng quan tâm đến điều đó, vẫn khoanh tay trầm tĩnh đứng yên hệt như một bức tượng điêu khắc, Vịnh Lâm da dày thịt thô cũng ngoan ngoãn cùng Vịnh Thiện đứng đó, hoàn toàn không muốn gây thêm rắc rối nào cho ca ca nữa.
Đang chán nản chờ từng giây từng phút, lại có một người tự ý tiến vào cửa cung, dường như là một mạch chạy tới nên cũng không nhìn xung quanh, vừa đến trước mặt Vịnh Thiện, Vịnh Lâm mới lập tức dừng bước, hắn thở phì phò, âm thanh không dám quá lớn mà chào hỏi, “Là Thái tử điện hạ à? Vịnh Lâm ca ca cũng tới sao?"
Thì ra là Vịnh Thăng.
Xem ra cũng là vừa nghe được tin tức đã vội vã thay đổi trang phục chạy tới thỉnh an.
Vịnh Lâm tâm tính đơn giản, vừa thấy Vịnh Thăng tới ngay lập tức bắt chuyện thăm hỏi, lại còn thân thiết vỗ vỗ lên vai hắn: “Đã lâu không gặp, Ngũ đệ. Ngươi cũng vội vàng đến đây? Thái y còn chưa ra, huynh đệ chúng ta đành chờ thêm một chút nữa vậy."
Vịnh Lâm kỳ thực ít nhiều gì cũng biết Thục phi không chỉ cùng Lệ phi bất hoà mà đối với Cẩn phi cũng có tranh đấu gay gắt, nhưng trong mắt hắn, phi tử trong cung dù có đấu đá với nhau thì huynh đệ bọn hắn trước sau gì cũng là thân tình ruột thịt nên không thể nói rõ ai tốt ai xấu.
Vịnh Thiện nhìn thấy Vịnh Thăng thì tâm tình đột ngột biến đổi, ánh mắt lạnh băng nhìn Vịnh Lâm vẫn còn ngây ngây ngốc ngốc cùng Vịnh Thăng ba hoa, thiếu chút nữa đã thưởng cho cái tên đần độn này một cước để trút giận.
Nghĩ thì nghĩ như thế nhưng làm lại là chuyện khác, Vịnh Thiện liền dùng thái độ nên có của một ca ca đối với Vịnh Thăng hòa nhã nói: “Trời lạnh như thế mà còn hấp tấp chạy sang đây, ngươi đối với phụ hoàng thật là có hiếu. Nếu đã tới thì chúng ta cùng nhau đứng chờ."
Vừa nói chuyện, một bên lại vừa âm thầm tính toán nếu như Vịnh Thăng nhắc tới chuyện Vô Hối cung thì phải làm thế nào để ứng phó.
Đại khái bởi vì nơi này lại có một tên Vịnh Lâm cho nên Vịnh Thăng hoàn toàn không nhắc đến chuyện ấy mà giả vờ cười nói: “Thái tử ca ca nói thế làm ta cảm thấy thẹn, trăm đạo chữ hiếu đứng đầu, phụ hoàng thân thể bất hảo, ta phận làm con đương nhiên phải lập tức tới thăm, nếu như chỉ có một chút hiếu tâm như thế cũng không có, thử hỏi làm sao mà đối nhân xử thế đây? Được rồi, thế nào lại không thấy Vịnh Kỳ ca ca? Y hiện tại không phải đang cùng Thái tử ca ca ở chung một chỗ sao? Là không nhận được tin tức, hay là có chuyện gì a?"
Chuyện này thì dù có vì lí do gì thì cũng đều đáng bị trừng phạt.
Hoàng tử bất hiếu, thật không phải chuyện đùa.
Vịnh Lâm có chút giật mình, nghĩ Vịnh Kỳ ca ca đang gặp xui xẻo nay lại phải gánh thêm đại tội bất hiếu lên vai, vừa định mở miệng thay Vịnh Kỳ bịa chuyện nói y bị bệnh không thể tới, thì dường như Vịnh Thiện đã xem thấu hắn muốn làm gì liền lập tức cắt ngang mà hời hợt mở lời: “Vịnh Kỳ à? Y vừa được phóng xuất từ Nội Trừng viện, tuy nói là tra không ra tội lớn nhưng xét cho cùng cũng đã từng làm việc không cẩn thận, cho nên ta đã lệnh cho y tạm thời không được ly khai Thái tử điện, hảo hảo đọc sách tự kiểm điểm bản thân." Đây chính là đem trách nhiệm chuyện Vịnh Kỳ không tới gác lên người mình, không chừa cho Vịnh Thăng có bất cứ cơ hội nào soi mói.
Vịnh Thiện dứt lời, làn môi mỏng có chút vô tình tàn nhẫn của hắn khẽ cong lên, tạo thành nụ cười tựa tiếu phi tiếu nhàn nhạt lia nhanh qua phía Vịnh Thăng liếc mắt một cái.
Trên người vị tân Thái tử này phảng phất như có sát khí bức người nhưng lại lãnh đạm mà dửng dưng, chúng hoàng tử không một ai có thể cùng hắn so sánh, ngay từ nhỏ đã âm trầm băng lãnh, ngay đến chính mẫu thân của hắn cũng nghĩ hài tử này âm trầm đến đáng sợ, lại không thích nói chuyện, lúc hắn im lặng, trong lòng ai cũng không nhịn được mà nghi ngờ thâm tâm hắn đang tính toán chuyện kinh khủng nào đó.
Trời cực rét, gió lạnh lại quét qua không ngừng, thế nhưng Vịnh Thăng lại bị nụ cười nhàn nhạt kia làm cho khiếp đảm khiến lưng không tránh khỏi tuôn ra một trận mồ hôi lạnh, hắn vốn dĩ muốn đem chuyện Vịnh Kỳ không tới làm cớ bắt bẻ nào ngờ bị Vịnh Thiện dọa đến nỗi tim đập chân run, Vịnh Thăng ngữ khí ngượng ngùng: “Thì ra là thế."
Ba người liền im lặng, không hề nói chuyện với nhau mà chỉ sóng vai đứng chờ tin tức.
Đợi trong một chốc, bị gió thổi trúng làm thân người tê dại, Vịnh Thăng run run nói: “Hai vị ca ca, ở đây lạnh quá, lại không biết phải đợi trong bao lâu, thôi thì chúng ta đến tiểu sương bên kia chờ cho ấm một chút!"
( sương: hai gian nhỏ ở đầu nhà, có mái hiên chìa ra)
Vịnh Thiện gật đầu, quan tâm bảo: “Ngũ đệ, ngươi thân thể yếu đuối, cứ đến tiểu sương kia mà chờ."
“Vậy ca ca..."
“Ta lưu ở đây là tốt rồi. Phụ hoàng bị bệnh khiến lòng ta thập phần bất an, gấp đến độ bên trong đã nóng đến toát mồ hôi, thế nên vào tiểu sương, trái lại ta cảm thấy không mấy dễ chịu."
Vịnh Thăng liếc mắt nhìn Vịnh Thiện, sắc mặt khó coi co rút vài cái, sau đó hắn lại im lặng cắn răng tiếp tục đứng chờ, chỉ là không ngừng giậm chân, hai tay chà xát.
Một hồi lâu sau, cửa phòng mới mơ hồ truyền đến một chút động tĩnh.
“Cách" một tiếng, cánh cửa khe khẽ mở ra làm cho thần kinh ai nấy đều đột nhiên căng thẳng.
Trần thái y nét mặt già nua, thần thái mệt mỏi rã rời vừa xuất hiện thì Vịnh Lâm cùng Vịnh Thăng lập tức tiến tới, nhẹ giọng mà lo lắng hỏi: “Trần thái y, phụ hoàng rốt cuộc là làm sao?"
“Phụ hoàng vẫn khỏe chứ?"
“Đến tột cùng người mắc bệnh gì?"
Trần thái y tựa hồ mệt đến độ không muốn nói, bàn tay nhăn như vỏ cây tùng nhẹ nhàng nâng tay áo, ngẩng đầu liếc nhìn sang Vịnh Thiện, khoé môi hơi run rẩy: “Thái tử điện hạ."
Vịnh Thiện quan sát hắn một hồi, sau đó mới trầm giọng hỏi: “Rốt cuộc là thế nào?"
Trần thái y nói chuyện hết sức mơ hồ: “Có thể thế nào chứ? Hoàng thượng là thiên tử nên thân thể được lão thiên gia coi sóc, chúng ta bất quá chỉ cần hầu hạ một chút dược tẩm bổ mà thôi. Phương thuốc vi thần đã viết ra rồi, các vị điện hạ nếu muốn thỉnh an chỉ cần ở ngoài cửa dập đầu một cái là đủ, dù sao cũng là cành vàng lá ngọc, thỉnh các vị điện hạ bảo trọng thân thể, ở đây gió lớn, cẩn thận coi chừng cảm lạnh."
Vịnh Thiện trầm ngâm nói: “Không được, ta phải vào trong hướng phụ hoàng thỉnh an thì mới an tâm."
“Đừng." Trần thái y chậm rãi nói: “Hoàng thượng mệt mỏi chỉ muốn cùng các cựu thần tử nói chuyện gia thường, hạ lệnh các vị hoàng tử không được quấy nhiễu, chỉ triệu một mình Vương Thái Bác đi vào."
Lời kia vừa thốt ra làm tim ai cũng nhảy mạnh một nhịp, sắc mặt mỗi người mỗi vẻ.
Phụ hoàng sinh bệnh, tuyệt không vô duyên vô cớ cấm nhi tử đến vấn an, vậy mà lúc này tuy bảo là mệt mỏi nhưng lại còn muốn cùng cựu thần nói chuyện gia thường, chuyện này ai có thể tin?
Vịnh Lâm hồ nghi trừng mắt nhìn sắc mặt Vịnh Thiện, tuy là muốn hỏi nhưng lại không dám tùy tiện mở lời, chỉ có thể nghẹn ứ trong cổ họng.
Vịnh Thiện trong lòng trở nên lạnh lẽo, năm ngoái lúc Vịnh Kỳ bị phế, dấu hiệu đầu tiên chính là Viêm đế cự tuyệt cùng Thái tử gặp mặt, ngày hôm nay lẽ nào chuyện cũ bắt đầu tái diễn?
Thế nhưng nếu muốn phế hắn nói cho cùng cũng phải có một lý do, rốt cuộc là vì cái gì khiến cho phụ hoàng nổi cơn thịnh nộ như vậy?
Lẽ nào là do chuyện của mình và Vịnh Kỳ...
Vịnh Thiện trầm mặc, nháy mắt trong đầu đã xẹt qua trăm nghìn ý niệm, vừa nghĩ đến cung đình vô tình, thảm sự ngày ấy còn rành rành ra trước mắt, bất quá năm đó chỉ vì bị Lệ phi trả đũa mà phụ hoàng thản nhiên ban ra một đạo thánh chỉ, đem người mẹ từ nhỏ nhìn mình lớn lên lập tức đưa vào Nội trừng viện thẩm vấn rồi sau đó chết ngay trước mắt của hắn. Hiện giờ hắn đã là Thái tử, đứng càng cao thì càng không thể dễ dàng vấp ngã, chưa tính đến vạn nhất bản thân không còn trên trần thế, mẫu thân cùng với tên đệ đệ ngốc nghếch, lại thêm một Vịnh Kỳ yếu ớt nhỏ bé không sức chống trả, không biết sẽ bị người khác khi nhục rồi sát hại như thế nào…
Vừa nghĩ đến đó, tâm hắn chợt quặn đau, phảng phất giống như trên chiến trường có ai ra lệnh một tiếng, vạn tiễn tề phát (bắn cùng một lúc), toàn bộ găm thẳng vào tim hắn không lệch dù chỉ là một chút.
Gió bắc lạnh lẽo bị ngưng trụ như muốn xuyên qua tất cả.
Vịnh Thiện tâm tình rối loạn đứng lên nhưng cũng không quên đảo mắt nhìn sang Vịnh Lâm.
Tên đệ đệ song sinh này tuy rằng cẩu thả, thiếu nhạy bén thế mà giờ phút này cũng nhận ra có gì đó bất thường, ánh mắt có chút bối rối cùng lo lắng nhìn hắn. Vịnh Thiện hướng hắn ung dung mỉm cười, “Thái y cũng nói, phụ hoàng có lão thiên gia bảo hộ vậy các ngươi cũng không nên lo lắng quá mức. Mau nghe theo lời lão thái y nói, ở ngoài cửa khấu đầu một cái rồi nhanh chóng trở về bẩm báo với mẫu phi để nàng an tâm."
Vịnh Lâm muốn nói lại thôi, ấp úng một hồi, suy nghĩ một lát, cũng không dám tự mình chủ trương, ngoan ngoãn nghe lời Vịnh Thiện mà quỳ xuống dập đầu.
Vịnh Thăng đang lạnh đến mức sắp chết cóng, nghe Trần thái y nói xong hắn cũng loáng thoáng nhìn ra chút manh mối, lập tức tâm tình trở nên cực kỳ vui vẻ, chỉ là chưa đến mức để lộ nụ cười ra bên ngoài. Sau đó hắn cùng Vịnh Lâm quỳ xuống, hướng phía cửa phòng phụ hoàng hiện vẫn đang đóng chặt mà dập đầu, rồi đứng lên nói: “Ta cũng phải trở về hướng mẫu thân nói một tiếng mới được."
Bóng dáng hắn lúc đi so Vịnh Lâm thật vô cùng khoái hoạt.
Vịnh Thiện nhẹ giọng nói với Trần thái y: “Phụ hoàng nếu hiện tại bất tiện vậy ta sẽ đứng ngoài này chờ khi nào người khoẻ hơn một chút thì lại vào thỉnh an."
Trần thái y cũng không có ý kiến, khả hữu khả vô nói: “Kia cũng là hiếu tâm của điện hạ. Vi thần xin cáo lui." Rồi hướng Vịnh Thiện hành lễ cáo từ, thong thả bước ra khỏi Thể Nhân cung.
(khả hữu khả vô : có thể có mà cũng có thể không, không chắc chắn)
Vương Cảnh Kiều là một cựu thần trung thành và tận tâm, đối với tin tức trong cung cũng hết sức nhanh nhạy, vì thế khi biết Hoàng thượng long thể không khỏe, từ sáng sớm đã kéo tấm thân già nua không quản rét lạnh mà chạy tới, vừa nghe xong ý chỉ liền nhanh chóng theo nội thị tiến vào.
Lão theo Viêm đế đã nhiều năm, hết sức lo lắng cho sức khoẻ của Người cho nên khi gặp Vịnh Thiện tại hành lang thì chỉ kịp vội vã gật đầu hành lễ, một câu cũng chưa kịp nói đã lập tức tiến vào bên trong.
Vịnh Thiện nhìn cánh cửa dường như ẩn dấu vô số bí mật ấy mở ra rồi lại khép vào, trong lòng cũng không biết là đang nổi lên cảm giác gì.
Năm đó, lúc bị vu oan tống vào Nội trừng viện, bất quá chỉ có chút phẫn hận cùng sợ sệt mà thôi nhưng cũng không có loại sợ hãi như xuất phát từ trong tâm phế này. Khó trách mọi người đều nói
(cao xử bất thắng hàn : nơi cao không tránh khỏi cái lạnh, ý nói địa vị càng cao thì càng chịu nhiều nguy hiểm)
Hiện tại nội thị cùng với bọn thị vệ bên trong Thể Nhân cung đang canh phòng vô cùng nghiêm ngặt, cho dù một chút sơ hở cũng không hề lộ ra vì thế hắn chỉ có thể bất động thanh sắc đứng yên một chỗ chịu đựng từng cơn gió lạnh quét qua, rét buốt đến tận xương mà làm tốt nhiệm vụ của một Thái tử đức hạnh.
Vịnh Thiện tự nhủ không được phép nghĩ ngợi lung tung, cố gắng bảo tâm trí nhớ lại những cảnh tượng mê người lúc Vịnh Kỳ nằm ở trên giường, cơ thể bạch ngọc được bao bọc trong lớp chăn ấm áp, trên gương mặt thanh tú mang theo nụ cười ngọt ngào không chút hoài nghi hay phòng bị mà dựa sát vào người mình rồi từ từ chìm vào mộng đẹp, vừa giống một khối tuyết trắng thanh khiết trong sạch lại vừa ôn thuần thiện lương như một chú nai con.
Vốn là để tâm tình dễ dàng thả lỏng, nhưng Vịnh Thiện càng nhớ đến cảnh tượng ngọt ngào thì tâm lại càng đau như bị dao cắt.
Hắn vốn không nên dây dưa với Vịnh Kỳ, thẩm xong án tử nên lập tức tấu lên rồi đưa Vịnh Kỳ trở về chỗ cũ, rời xa cung đình, điều đó không phải là tốt hơn sao?
Hiện tại nếu thật sự có biến cố xảy ra thì ngay cả Vịnh Kỳ cũng bị liên luỵ….
Thời gian từng chút từng chút một trôi qua, Vịnh Thiện đứng tại hành lang ước chừng hơn nửa canh giờ, cho dù hắn gân cốt cường tráng cũng dần dần lạnh đến tái cả mặt.
Những nội thị đứng ngoài cửa cũng chẳng khác hơn, ai nấy đều lạnh đến run cầm cập liền bắt đầu nhìn trước nhìn sau chà xát hai tay cùng với hà hơi thổi khí để làm ấm. Ngô Tài nhìn Vịnh Thiện đứng ngay chỗ hàn phong quét qua nhưng hơn nửa canh giờ cũng không nhúc nhích, một bên nghĩ vị Thái tử kim chi ngọc diệp này rất có thể là đang tự dày vò chính mình, một bên rốt cuộc cũng không đành lòng, liền lặng lẽ tìm một lò sưởi nhỏ rồi kín đáo đưa qua cho Vịnh Thiện, thấp giọng nói: “Điện hạ, ở đây gió lớn quá, ngài qua bên kia chờ vẫn tốt hơn."
Vịnh Thiện lắc đầu, thản nhiên đáp: “Đây là nơi thần tử chờ triệu, ta đứng ở đây là được rồi." Liếc nhìn lò sưởi Ngô Tài đưa qua, khuôn mặt bị đông lạnh đến mức không còn chút huyết sắc mỉm cười, nói nhỏ: “Đem trở về đi, có vị hoàng tử nào tay vừa cầm lò sưởi vừa chờ phụ hoàng triệu kiến không?"
Ngô Tài âm thầm kinh ngạc.
Từ trước đã nghe mọi người nói qua vị Thái tử này không chỉ đối với người khác nghiêm khắc mà với chính mình cũng cực kỳ khắt khe, hôm nay quả nhiên đã minh bạch. Hắn có thể ở bên cạnh Viêm đế hầu hạ đương nhiên cũng không phải kẻ ngu liền lập tức hiểu chuyện lui trở về, cũng không dám giữ lại lò sưởi cho bản thân mà tiện tay đưa sang cho một gã nội thị. Hành động ấy làm người đồng liêu kia cảm kích vô cùng.
Chờ như vậy ước chừng thêm nửa canh giờ thì cửa phòng lại mở. Vương Cảnh Kiều từ bên trong chậm rãi đi tới, vừa thấy Vịnh Thiện đang đứng tại hành lang khiến lão ngạc nhiên một chút liền tiến đến hỏi: “Điện hạ đang chờ Hoàng thượng triệu kiến sao?"
Vịnh Thiện cung kính đáp: “Đúng vậy. Thỉnh tấu lên phụ hoàng, Vịnh Thiện vô cùng lo lắng, mong được tự mình hướng phụ hoàng vấn an."
Đồng tử mờ nhạt của Vương Cảnh Kiều xem xét hắn một hồi lâu rồi mới khẽ thở dài đáp: “Mời Điện hạ vào trong. Hoàng thượng có chỉ, bảo hạ thần nếu bước ra vẫn gặp điện hạ đứng chờ triệu kiến thì bảo điện hạ đi vào."
Vịnh Thiện tim bỗng đập loạn mất một nhịp nhưng ngay lập tức đem tất cả tâm tình đè nén xuống, gật đầu chào lão thái phó rồi mới bước đi, đến trước cửa phòng, hắn dừng lại để tĩnh tâm một chút, sau đó mới vượt qua môn khảm.
Trong điện vô cùng im ắng, không một người nào hầu hạ.
Bên trong hoả long chôn ngầm trong lòng đất, bốn phía bếp lò đều là than hồng rực lửa cháy sáng toả nhiệt ra xung quanh. Vịnh Thiện mới từ bên ngoài bước vào, không khí đang lạnh đột nhiên ấm nóng, không khỏi cả người nổi lên một trận run run, hắn bước nhanh tới trước mặt Viêm đế rồi quỳ xuống nói: “Nhi thần đến thỉnh an phụ hoàng." Ngữ khí cùng với động tác đều rất trầm tĩnh.
(hoả long này là ta nghĩ chắc là mấy khúc củi đốt ngầm dưới lòng đất ấy mà, vì dùng cho vua nên gọi thành chữ ‘long’, chứ ko phải có nguyên con rồng lửa dưới đất đâu ế!!)
Viêm đế thời trẻ mười phần quyết đoán, mấy lần cung biến, sát phạt đều không chút lưu tình khiến cho người người sợ hãi, nhưng những năm gần đây thân thể đã bước qua tuổi già nên thường hay nhiễm bệnh. Hoàng đế lúc này nửa nằm trên giường, dưới thắt lưng lót một cái chăn nhung dày cực kỳ ấm áp, long bào cao quý phủ trên vai, xung quanh bếp sưởi luôn cháy sáng chưa bao giờ dứt. Nhưng ngay cả khi như vậy, sắc mặt của Người cũng chẳng khá hơn, không có lấy một tia huyết sắc.
“Đứng lên đi, đến đây với phụ hoàng."
Thanh âm Viêm đế có điểm khàn khàn, chậm rãi phân phó một câu, ý bảo Vịnh Thiện ngồi lên giường với hắn.
Vịnh Thiện không giống như tên Vịnh Lâm chẳng biết ngượng, trong cung quyền quý thất thế, không ít người bị hủy hoại vì không biết tự lượng sức mình mà kiêu căng tự đắc. Hắn trên người mang bao nhiêu tính mệnh của người than, cho nên một điểm sơ sẩy cũng không dám có, huống hồ là làm cái việc hồ đồ đến mức ngồi lên giường của phụ hoàng chứ?
Vịnh Thiện vẫn quỳ bên giường không dám đứng lên, ngẩng đầu nói: “Phụ hoàng, cứ để nhi thần quỳ mà hầu hạ người đi."
Viêm đế hơi kinh ngạc rồi lập tức mỉm cười lắc đầu than thở: “Tính tình của ngươi thật là…."
Viêm đế cười có chút khổ sở, nụ cười chỉ trong chớp mắt thì tiếu ý lập tức thu lại, dùng ngữ điệu chậm rãi khẽ hỏi: “Nghe thái phó nói, con gần đây đang học về Trang Tử? “
“Đúng vậy thưa phụ hoàng."
“Thế con đã học được những gì?"
Vịnh Thiện nghe Viêm đế kiểm tra, tâm lý cũng thả lỏng hơn một chút.
Hoàng đế cùng với hoàng tử, là loại phụ tử tuyệt đối không giống với phụ tử nhất trong thiên hạ, trước mắt tuy là người cha thân sinh – cốt nhục thiên tính, huyết mạch tương liên của ngươi, thế nhưng chỉ cần một đạo khẩu dụ là có thể đưa ngươi vào chỗ chết, hủy diệt tất cả mọi thứ mà ngươi đang nắm giữ.
Thân tình bám vào chỗ có nhiều quyền lực cho nên thảm kịch trong cung nhiều vô số kể, tất cả đều tại loại bất đắc dĩ này mà phát sinh
Vịnh Thiện cũng không thể không cẩn thận đề phòng.
“Khải bẩm phụ hoàng, Đạo đức kinh đơn giản nên Vương thái phó chỉ cần dạy qua hai ba chương là được, còn Tiêu Dao Du mới cao thâm, để hiểu rõ nó thật không dễ dàng, hôm qua thái phó giảng bài, cũng chỉ dạy có mấy phần đầu nhỏ nhặt." (1)
“Đơn giản … ừm." Viêm đế lơ đãng hỏi: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu (2). Cái này đã học qua chưa?"
“Đã học qua thưa phụ hoàng."
“Cái này gọi là đơn giản sao?"
Trong lòng Vịnh Thiện đột nhiên trầm xuống, gục đầu chậm rãi nói: “Nhi tử nói sai rồi, đạo lý của Trang Tử thâm sâu, nhi thần tài trí kém cỏi, ngay cả nghĩa bề mặt của đạo lý cũng chưa thể lĩnh hội được. Đa tạ phụ hoàng đã chỉ bảo."
Bầu không khí bỗng trở nên trầm mặc.
Vịnh Thiện thần kinh căng thẳng, chỉ biết nín thở chờ đợi, một hồi lâu sau lại nghe Viêm đế khẽ thở dài một tiếng, chầm chậm nói: “Ngươi tuổi còn trẻ, bây giờ không hiểu cũng chẳng sao. Chỉ sợ bản thân ngươi sau này vẫn không muốn hiểu…."
Viêm đế ngừng một lúc rồi lại hỏi: “Ngươi là Thái tử, khó tránh việc phụ hoàng kiểm tra nghiêm ngặt hơn một chút, có hiểu không?"
“Đã hiểu thưa phụ hoàng."
“Vậy phụ hoàng hỏi ngươi, vì sao thiên địa bất nhân, thánh nhân cũng bất nhân?"
Vịnh Thiện yên lặng suy nghĩ một hồi rồi nghiêm túc đáp: “Thiên địa không phải là bất nhân, thánh nhân cũng cũng không phải là bất nhân, chỉ là bởi vì không có tư ái cũng không thiên vị, mặc cho bách tính cùng vạn vật sống một cuộc sống tự do tự tại, tất cả những sinh mệnh ấy sinh ra, lớn lên rồi diệt vong, chỉ kẻ nào bất nhân thì mới hiểu nhầm."
Viêm đế không đề cập đến chuyện đúng sai mà tiếp tục hỏi: “Mỗi người một số mệnh vậy ngươi làm sao biết số mệnh của một người nên như thế nào?"
Lời của Viêm đế tất có huyền cơ khiến tâm Vịnh Thiện không khỏi một trận co rút, hắn trầm mặc cúi đầu chờ Viêm đế giáo huấn.
Chẳng qua bao lâu, lại nghe Viêm đế gọi: “Vịnh Thiện."
“Vâng thưa phụ hoàng."
“Trẫm vừa cùng Vương Cảnh Kiều nói chuyện, hắn đã nói với trẫm một thứ."
Vịnh Thiện toàn thân cứng đờ, Vương thái phó hôm qua nhìn thấy hắn cùng với Vịnh Kỳ, lẽ nào cặp mắt già nua kia lại lợi hại như vậy, lập tức nhìn ra cái gì liền bắt đầu mật báo?
Nếu đúng thế thì Vịnh Kỳ chắc chắn sẽ gặp đại họa rơi đầu!
Thanh âm của Viêm đế nhẹ nhàng hạ xuống, ngữ điệu bình thản vô vị, chậm rãi nói: “Hắn nói gần đây có một quan viên địa phương, tặng hắn một quyển sách mà bên trong viết đều là chuyện nhỏ trong gia đình, nhưng có một cố sự khiến kẻ khác phải suy nghĩ sâu xa."
Viêm đế dừng một hồi, vừa nhớ lại chuyện Vương Cảnh Kiều đã nói, một bên vừa âm thầm quan sát phản ứng của Vịnh Thiện.
Lúc sau Viêm đế mới thong thả tiếp tục: “Có một gia đình dựa vào nghề nuôi ngỗng để kiếm sống, cuộc sống sung túc. Người phụ thân đó có mười nhi tử, mỗi một nhi tử, dù là do chính thê hay tiểu thiếp sinh ra hắn đều rất thương yêu. Thế nhưng có một ngày, một trong số các nhi tử đó mắc phải quái bệnh khiến lão phụ thân rất sốt ruột, vội vã đem bạc thỉnh một đại phu đến xem, không ngờ đại phu thứ nhất lại thúc thủ vô sách (bó tay không có cách), nói rằng bệnh này quá khó khăn nên thỉnh danh y. Lão phụ thân lại lấy thêm nhiều ngân lượng mời một vị danh y, tên kia mặc dù có tiếng nhưng y thuật lại không cao vì thế đã nói với lão phụ thân rằng, tuy hắn biết nguồn gốc của loại bệnh này nhưng nếu muốn viết được đơn thuốc thì thiên hạ ngoại trừ đệ nhất kỳ y thì không ai có thể làm."
“Giá chẩn trị của kỳ y đưa ra rất dọa người, nhưng lão phụ thân vô cùng yêu thương nhi tử nên cuối cùng đành cắn răng dùng toàn bộ số tiền tích góp được thỉnh kỳ y về nhà. Đại phu này quả nhiên lợi hại, chỉ một cái bắt mạch đã nói nhi tử của hắn bệnh tình không khó, đơn thuốc cũng không hề rườm rà khó khăn mà chỉ cần mỗi ngày đem một trăm khối tim ngỗng tươi hầm trong hai canh giờ, sau đó đem nước cô đặc thành một chén, mỗi ngày uống một lần sẽ khỏi."
“Lúc đầu, lão phụ thân này theo phân phó của đại phu, mỗi ngày đều đem nước cô đặc từ tim ngỗng đó cho nhi tử uống, quả nhiên vừa uống xong, quái bệnh của con lão gần như khỏi hẳn khiến lão phụ thân hân hoan vô cùng. Nhưng con hắn một ngày không uống dược thì bệnh lập tức nặng thêm, đau đớn không chịu được. Uống dược như thế liên tục trong một tháng, gia đình đó đã giết hết ba nghìn con ngỗng, tất cả tài sản đều nhanh biến mất mà ngỗng cũng đã giết sạch, nhưng lão phụ thân chính là vẫn vô cùng yêu thương con hắn nên vẫn tiếp tục giết ngỗng sắc thuốc cho con."
“Không ngờ một tháng trôi qua, nga tâm thủy không còn hữu dụng như ngày trước nữa nên lão phụ thân chỉ có thể lại một lần nữa tìm đến kỳ y. Kỳ y nói, nếu muốn thì đương nhiên có thể cứu chữa, nhưng chén thuốc lần này không thể dùng tim ngỗng mà phải dùng tim của một người, mà người này phải là huynh đệ của người bệnh thì dược mới thành công, nếu như dược liệu tốt, người bệnh mười năm cũng chẳng tái phát, thế nên dược liệu sẽ dùng tim nhị nhi tử của gia đình đó. Bởi vì nhị nhi tử kia là người có khả năng nhất trong các huynh đệ, tim của một người thông minh rất thích hợp làm thuốc dẫn."
“Nghe đại phu nói xong, lão phụ thân liền rơi nước mắt, ngày thứ hai bỗng nhiên dậy thật sớm, tự mình xuống bếp vì nhi tử sinh bệnh của lão làm thức ăn lại thêm một bầu rượu còn nóng, tự mình bưng vào phòng cho nhi tử..."
Viêm đế chậm rãi mà kể, nói đến phân nửa đột nhiên dừng lại.
Vịnh Thiện kinh hãi ngẩng đầu liền bắt gặp ánh mắt đang nhìn xuống của Viêm đế.
Một người với tính cách trầm tĩnh như Vịnh Thiện cũng không tránh khỏi sắc mặt đại biến, gương mặt vì kinh hoàng mà trở nên vặn vẹo.
Viêm đế vờ như không phát hiện sắc mặt tái nhợt của hắn, cười hỏi: “Thái tử, ngươi đoán thử xem Phụ hoàng muốn gì?"
Vịnh Thiện choáng váng hệt như có người đang liều mình đánh từng hồi trống thật lớn làm hắn chấn động, cảm giác đau đớn hệt như có một bầy dã thú bị thương đang vùng vẫy tìm cách cấu xé lẫn nhau, đau đến không rõ huyết sắc.
Hắn kinh ngạc nhìn ánh mắt của Viêm đế, bỗng nhiên run giọng kêu một tiếng, “Phụ hoàng!"
“Nhi tử ngu dốt, đoán không được lão phụ thân kia muốn..." Vịnh Thiện dường như không thể nào hô hấp, tay gắt gao cầm lấy mép đàn mộc trước giường của Viêm đế, đôi môi run rẩy nói: “Nhi tử chỉ biết người chính là vị phụ thân tốt nhất trong thiên hạ, là thiên tử! Chuyện người nhà nghèo không giải quyết được, nhưng với người là tuyệt đối không khó khăn. Phụ hoàng, người là người thông minh lợi hại nhất trên đời, chuyện gì cũng không làm khó được người, Phụ hoàng, đây... đây đều là lỗi của nhi thần, xin phụ hoàng giơ cao đánh khẽ, buông tha cho Vịnh Kỳ ca ca! Cầu xin người buông tha cho Vịnh Kỳ ca ca! Phụ hoàng!"
Vịnh Thiện nói xong, liên tục dập đầu trên đất.
Viêm đế thờ ơ nhìn hắn dập đến mức trán đẫm máu tươi, hữu khí vô lực mà cười cười, “Trẫm là thiên tử nhưng trẫm thực sự cũng muốn làm một phụ thân tốt nhất trong thiên hạ... Thái tử, đừng tự dày vò mình nữa, hãy trở về đi."
Vịnh Thiện còn muốn tiếp tục van xin nhưng Viêm đế đã gọi thị vệ tiến đến, ra lệnh “Thái tử lo lắng cho bệnh tình của trẫm nên đến giờ vẫn chưa chịu trở về. Các ngươi mau hộ tống điện hạ đi."
Bọn thị vệ trong Thể Nhân cung cho tới bây giờ đều chỉ nghe Hoàng thượng phân phó, một đạo ý chỉ của Viêm đế vừa ban ra, đâu cần biết ngươi có phải Thái tử điện hạ hay không, ngay lập tức liền đem Vịnh Thiện “thỉnh" ra khỏi Thể Nhân cung.
Tuyết Lâm lảm nhảm tí: các nàng hiểu gì chưa? Lão hoàng đế này thương con thì thương thật nhưng chỉ thương một đứa, sẵn sàng lấy Vịnh Kỳ làm “thuốc" để “chữa bệnh" cho Vịnh Thiện bảo bối của lão…hơ…tội nghiệp hai anh!
P/s: Ta ứ biết lão hoàng đế này muốn gì nhưng mà ta chả thấy ưa lão già này tí nào….Lão mà dám hại Vịnh Kỳ “của ta" ta sẽ băm xác lão ra…..Đáng ghét >’’
(1) Tiêu dao du : Tiêu dao (tiêu diêu) là tự do tự tại, du là ngao du. Tiêu dao du có nghĩa là ngao du, rong chơi tự do tự tại. Những câu chuyện trong Tiêu dao du vận dụng tối đa nghệ thuật tưởng tượng, hư cấu vào ý thức sáng tác, kết hợp với cơ sở sự thật. Biệt tài kể chuyện ngụ ngôn của Trang Tử khiến ông không những xứng đáng là một triết gia mà còn là một tác gia văn học với hàng ngàn tỉ dụ trong văn chương. Vì thế, ông còn được xem là ông tổ của phái văn học u mặc trào lộng của nước Tàu từ xưa đến nay. Văn trong Nam hoa kinh toàn dùng lối nghịch thuyết, tức là lối nói nghịch để bổ túc những chân lý phiến diện của người đời. Bởi vậy, văn chương trong Nam Hoa chân kinh rất ngang dọc, phóng túng, khi nói xuôi, khi nói ngược, nói Đông để đả kích phía Tây, nói phải để tỏ thêm cái quấy, nói quấy để bổ túc cho cái phải.
Thiên thứ nhất của Nam Hoa kinh, Tiêu dao du kể rằng: “Biển bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam. Chỗ biển nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành".
“Một con ve và một con chim nhỏ cười chim Bằng rằng: ‘Ta cố sức bay lên cây du, có lúc bay không tới nơi đã rơi xuống cũng chẳng sao, việc gì cần phải bay cao chín vạn dặm đến biển Nam làm gì?’. Người đi đến cánh đồng ngoài chân thành, chỉ cần chuẩn bị ba bữa cơm là đủ quay về, bụng vẫn còn no, còn nếu muốn đi xa nơi trăm dặm thì cần chuẩn bị lương thực một ngày, nếu muốn đi xa ngàn dặm, cần chuẩn bị lương thực ba thăng. Hai con vật nhỏ bé ấy mà biết cái gì?"
… Đem loài chim Bằng so với loài côn trùng bé nhỏ (con Côn); chỗ này tư tưởng Trang gặp điểm “bất nhị" của Phật học. Chim Bằng lớn có thú vui lưng chở trời xanh, chim Côn nhỏ có niềm hân hoan chưa bay cao mà đã rơi xuống, suy cho cùng, lớn-nhỏ chỉ là cái bên ngoài, còn tự tại thung dung thì không tách bạch.
Tiêu dao du, ngay từ những dòng đầu đã tỏ cái chí “du tử" của tác giả. Khác với chỗ đắc đạo của Lão Tử “rụt rè như mùa đông lội qua sông, nghỉ ngơi như sợ láng giềng bốn bên, nghiêm chỉnh như một người khách", chỗ phóng nhiệm của Trang Tử bày biện khoáng đạt, rộng rãi như con chim Bằng bay qua biển Nam… Học thuyết của Trang Tử trong Nam Hoa chân kinh, vì thế trở nên vô cùng sinh động, kiến chiếu dưới nhãn quan của một hành giả đắc đạo “không hành, tuyệt đích".
(2) Câu này trong đạo đức kinh:
DỊCH NGHĨA
Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm.
LỜI BÀN
Trời đất, tức luật thiên nhiên, không có tình thương của con người (bất nhân) không tư vị với vật nào, cứ thản nhiên đối với vạn vật, lẽ đó dễ hiểu mà loài người thời nào và ở đâu cũng thường trách tạo hóa như vậy. Những câu: ưu thắng liệt bại, cạnh tranh để sinh tồn, tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi, có sinh thì có tử… đều diễn ý cái ý “thiên địa bất nhân". Đang thời thì dùng, quá thời thì bỏ như cây cối xuân hạ tươi tốt, khi trổ hoa kết trái rồi qua thu đông thì điêu tàn. Cho nên Lão tử bảo trời đất coi vạn vật như chó rơm. Những con chó kết bằng rơm khi chưa bầy để cúng thì được cất kỹ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi thì người ta liệng nó ra đường, người đi đường lượm về để nhóm lửa (Trang Tử – thiên Thiên vận)
Câu đầu, nửa trên ai cũng hiểu như vậy; nửa sau thì ý kiến bất đồng. Đa số cho “bách tính" là dân chúng. Wieger (do Jean Grenier dẫn – tr.79) cho bách tính là trăm quan: quan nào có ích cho nước thì dùng, vô ích hoặc có hại thì trừ đi, vì vua chúa chỉ nên “yêu quốc gia thôi, chứ không được yêu cá nhân" cũng như trời đất sinh ra vạn vật chỉ cho cái lợi chung của vạn vật chứ không quan tâm đến cái lợi riêng của một vật nào.
Theo Nguyễn Hiến Lê thì Lão Tử chỉ muốn khuyên ta trị dân thì cứ theo đạo, theo tự nhiên, mà để cho dân tự nhiên phát triển theo thiên tính, đừng can thiệp vào.
Câu sau Lão Tử so sánh khoảng trời đất với cái ống bễ. Rất đúng và tài tình. Cả hai đều hư không mà không cùng kiệt (có nhà dịch “bất khuất" là không bẹp xuống: ý cũng vậy), mà cả hai càng động thì hơi gió càng phát ra nhiều. Cái dụng của cái hư không (vô) như vậy đó.
Câu cuối thì Liou Kia-hway hiểu khác hẳn: càng nói nhiều về đạo thì càng không hiểu nó, nó bằng nhập vào đạo. Nhà khác lại dịch là: Nói nhiêu cũng không sao hết được, không bằng giữ mực trung.)
Tác giả :
Phong Lộng