Thạch Kiếm
Chương 27: Phù du trước gió
Buổi kinh sớm vừa xong, toán lễ sinh ôm sách theo nhau đến học quán. Họ toàn là xử nữ được tuyển dụng vào đền Arikida phụ giúp việc tế lễ và ca múa nên ngoài phần vụ hàng ngày, còn phải học thêm cổ thi và nhạc lý. Trong những buổi lễ chính thức, toán thiếu nữ lễ sinh vận đồng phục áo trắng, quần lụa ống rộng màu huyết dụ gọi là hakama, nhưng ngày thường, đồng phục của họ là kimono ngắn tay và hakama bằng vải trắng.
Đền Arikida ở biệt lập một khu trên ngọn đồi cao, kiến trúc đơn sơ nhưng cổ kính, trong một khung cảnh u tịch. Đền ở xa các sơn đạo nên ít khách vãng lai. Nếu có ai muốn đến chiêm bái thì phải gọi cổng, thủ đền đích thân ra hướng dẫn vào đại sảnh.
Quanh đền lũy đất đắp cao quá đầu người, chỉ để một cửa nhỏ thông ra suối.
Hôm ấy, phụ trách việc quẩy nước vào đền là hai thiếu nữ lễ sinh tuổi chừng đôi tám. Cả hai mang gàu tre từ nhà bếp đi ra chuyện trò ríu rít, bước chân ngắn và mau vẽ thành những vệt dài trên cỏ ướt.
Đến cổng sau, vừa mở cửa, nàng nhỏ tuổi nhất giật mình lùi lại đưa tay lên miệng giữ tiếng kêu khẽ. Vì cái túi vải không biết của ai để đó từ bao giờ, theo đà cửa mở, lăn vào trong thềm đá.
- Mô Phật !
Cả hai nhìn chiếc túi vải chằm chằm. Túi bằng vải khô màu chàm đã bạc vì mưa nắng, miệng sờn rách, đổ nghiêng đè lên một thanh kiếm gỗ, vỏ đen bóng như mun.
- Túi này của ai ?
Hai thiếu nữ phân vân nhìn nhau. Cô lớn lẩm bẩm:
- Đồ ăn trộm. Chắc đồ ăn trộm rồi ! Kẻ nào đem vào đây giấu ...
Không ai bảo ai, họ thò đầu ra ngoài cổng nháo nhác nhìn quanh rồi bỗng nhiên ù té chạy về hướng bếp. Đến dãy nhà gỗ dùng làm phòng vãng lai cho khách, họ tranh nhau gọi:
- Cô nương ! Cô nương ! Ngoài cổng sau có vật gì lạ lắm !
Oa Tử bỏ dở quyển kinh đang chép, đặt vội xuống bàn chạy ra.
- Có cái túi vải của ai để ngoài cổng. Bọn tiểu nữ chắc là đồ ăn trộm.
- Sao không đem vào đưa cho lão quản ?
- Không biết bên trong đựng gì. Bọn tiểu nữ sợ lắm !
Oa Tử tò mò, định cùng ra cổng sau với hai thiếu nữ, nhưng thấy họ lộ vẻ hoảng hốt quá nên thôi. Nàng ân cần bảo:
- Vậy để ta coi. Các em vào làm việc khác đi vậy !
Nhìn chiếc túi vải nằm chơ vơ bên cánh cổng khép hờ, Oa Tử có cảm giác kỳ lạ.
Chiếc túi cũng cô đơn như nàng, cũng phiêu bạc như nàng. Chủ nó là ai, ở đâu, nàng không biết, nhưng trông cái màu chàm đã bạc, cái miệng túi đã sờn, nàng đoán chắc người mang nó cũng phong sương lắm. Oa Tử cúi xuống lấy tay nhấc thử thấy nặng quá, bèn dùng cây gươm móc vào miệng túi mà kéo lê trên cỏ.
“Nặng thế này mà cũng đeo được !". Thế rồi động lòng trắc ẩn, nàng lại thương kẻ vô danh.
Đã hơn hai tháng nay, Oa Tử và Giang đến tá túc ở ngôi đền này sau khi lang bạt trên khắp các ngả đường đi tìm Thạch Đạt Lang. Bấy giờ là mùa đông, nhiều sơn đạo tuyết phủ kín, sức nàng yếu đuối chắc không thể nào tiếp tục được. Nhân một buổi trọ tại lữ quán kia, nàng đem sáo ra thổi cho vơi niềm u uẩn thì được một khách quan chú ý.
Không ngờ khách lại là một người có chức vị trong đền Arikida, mời nàng về dạy nhạc cho các xử nữ. Ở hoàn cảnh tứ cố vô thân như nàng bấy giờ, thôi thì đâu cũng là nhà, khác gì cánh phù du mùa đông mặc cho gió đưa đẩy. Nàng gật đầu ưng thuận.
Thế là Oa Tử và Giang được vị khách quan kia dẫn về đền. Chỉ phiền một nỗi Giang lại là con trai, mặc dầu còn nhỏ tuổi, nhưng theo luật lệ không được phép ở cùng một khuôn viên với các xử nữ. Vì thế người tá điền giao cho nó việc phụ giúp lão làm vườn và buổi tối cùng ngủ chung trong vựa củi với lão.
Thời gian trôi qua, Oa Tử càng ngày càng yêu cảnh u tịch của ngôi đền. Thông reo gió sớm, giọng chim lảnh lót lúc ban mai, và những buổi chiều tà, tiếng vạc kêu sương gợi cho nàng biết bao hoài cảm. Có những lúc ngồi lặng trước cảnh yên tĩnh của thiên nhiên, Oa Tử ngơ ngẩn xuất thần mặc cho hồn phiêu diêu ngược dòng thời gian trở về những năm tháng cũ. Nàng tưởng như đương ngồi trên bực đá ở thềm chùa Tiểu Sơn, lòng lâng lâng không vương vấn. Những lúc ấy, Oa Tử lại đem sáo ra thổi:
thanh ba tinh khiết của tiếng trúc dâng cao, lòng nàng quyện vào những âm thanh đó mỗi lúc một say sưa làm nàng ngây ngất.
Đằng xa, một vệt khói xanh bốc lên trong khu vườn hoang. Oa Tử nhớ đến Giang, tội nghiệp thằng bé đã phải lao động cực nhọc ở cái tuổi mà trẻ con chỉ biết chơi đùa.
Chắc bây giờ nó đang nhặt cành khô và đốt lá. Nàng bắc loa tay gọi lớn:
- Gi ... ang ! Gi ... ang ơi !
Có tiếng đáp và lúc sau, Giang chạy tới. Bộ mặt đen đủi lém lỉnh của nó loang loáng dưới ánh nắng qua khe những cành cây trong vườn. Giang lấy tay quệt mồ hôi trán, toét miệng cười:
- Ngỡ là ai. Cô nương gọi em làm gì vậy ?
Đột nhiên, Giang nhìn thấy cái túi vải Oa Tử để bên cạnh:
- Cái này của ai thế ?
Vừa hỏi, Giang vừa giơ tay định kéo cái túi, nhưng Oa Tử ngăn lại:
- Không được ! Không biết của ai. Để ta gọi người mang lên giao cho lão quán.
Không được đụng đến đấy !
Bỗng từ xa, một lễ sinh chạy tới trước mặt Oa Tử:
- Xin mời cô nương về ngay. Viện chủ muốn gặp.
- Thế à. Ta về ngay đây. Nhân thể nhờ em mang cái túi này trao cho lão quản, để hễ có ai đến hỏi thì hoàn lại cho họ.
Giang nhìn cái túi vải và thanh gươm người thiếu nữ lôi đi, mắt nó buồn và môi bậm chặt. Nắng sáng rọi qua cành thưa, vài chiếc lá khô còn sót lại rủ bóng loang lổ lên mặt Giang khiến miệng nó trông như mếu. Oa Tử nhìn Giang lo lắng hỏi:
- Chuyện gì thế em ? Em nhìn gì vậy ?
Giang lắc đầu buồn bã:
- Không ! Em trông cái túi và thanh gươm, lại nhớ đến thầy em !
Nghe Giang nói, Oa Tử không nén được xúc động, mắt đỏ hoe. Nghe lời Đại Quán, nàng đã cố quên con người ấy, nhưng hình ảnh Thạch Đạt Lang vẫn luôn luôn ám ảnh. Lời nói của thằng bé khơi dậy sự nhớ thương mãnh liệt làm Oa Tử đau khổ vô cùng.
Nàng có cảm tưởng nó như cơn đau răng, lúc bận quên đi thì thôi, nhưng hễ ai động đến thì nhức nhối. Nỗi đau nhọn sắc tựa gai đâm sâu vào vết thương chảy máu. Đại Quán chưa yêu, hay không biết yêu là gì, hiểu thế nào được tâm trạng của nàng lúc ấy. Nàng đưa tay áo lên chùi nước mắt, lầm lũi bước đi. Có lẽ nàng phải bỏ nơi này, dù gian nan đến mấy cũng chịu, chỉ cốt nhìn mặt người yêu, ghé đầu vào ngực người nàng thương nhớ. Vui buồn lẫn lộn, nước mắt lại trào ra, hình ảnh Thạch Đạt Lang nhòe nhoẹt. Như trong giấc mơ, ảo tưởng làm Oa Tử quên cả thực tại khiến hai lần Giang phải chạy đến lo ngại hỏi:
- Cô nương ! Cô nương làm sao thế ?
Mãi khi thằng bé kéo áo, ngập ngừng:
“Cô nương giận em đấy à ?". Oa Tử mới sực tỉnh. Nàng gượng cười với thằng bé:
- Không. Ta có tâm sự buồn. Thôi em đi làm đi, ta lên xem viện chủ bảo gì, đến bữa chiều sẽ lại gặp em.
Viện chủ Arikida gọi văn phòng của ông là Văn Mặc Viện, nơi ông vừa tiếp khách, vừa hội họp và nghiên cứu cổ thư để soạn thảo văn liệu cho đền. Sát với viện là một ngôi nhà gỗ dùng làm trường học cho các lễ sinh, đồng thời cũng là nơi dạy dỗ một số các trẻ nhỏ trong mấy quận lân cận. Ông có ý dạy cho phái thiếu niên biết về cổ sử Nhật, một điều mà các nhà giáo dục thời bấy giờ cho là vô ích. Nhưng ông, ông nghĩ khác. Đa số dân chúng thường có khuynh hướng liên kết quốc gia với lịch sử các triều đại, nên chỉ giữ lòng trung với một triều đại nào đó thôi mà quên mất lòng trung với quốc gia. Hưng vong của giai cấp, họ cho là hưng vong của cả dân tộc, họ chỉ biết xả thân cho giai cấp, vì vậy cảnh tương tàn phe phái làm quốc gia suy yếu. Cho nên ông đi tìm cái gốc, dạy cho trẻ hiểu đâu là nguồn, hy vọng sau này sự tha thiết với nguồn gốc sẽ đơm hoa kết trái để dân tộc còn mãi với thời gian.
Với lòng thành khẩn, kiên trì, ông san định lại cổ thư, phả vào đó luồng sinh khí mới để phái thiếu niên dễ cảm thông với cổ nhân hơn. Ông làm việc ấy cả mười năm rồi, tuy chưa đáng gọi là có kết quả gì đặc biệt nhưng dân trong vùng đã giác ngộ:
triều đại này suy vi, triều đại kia hưng thịnh thì đó cũng chỉ là những chuyển biến của quốc gia, tỷ như những ngôi sao lúc mọc, lúc lặn, ánh sáng mờ nhạt không thể bì với ánh thái dương, tiêu biểu cho dân tộc được.
Viện chủ Arikida vừa ra khỏi phòng học thì một lễ sinh đã đến trình với ông là Oa Tử đang chờ ở viện. Ông sực nhớ ra, có vẻ bối rối:
- Ờ, ta quên khuấy đi mất đấy.
Bèn vội vã vào văn phòng. Gặp Oa Tử, ông nhã nhặn xin lỗi:
- Để cô nương phải chờ, lão phu thật đắc tội. Cô nương tới đã lâu chưa ?
- Dạ, tiện nữ cũng vừa đến. Viện chủ cho gọi có việc gì ?
- Không quan trọng lắm, nhưng có đôi chút liên quan đến cô nương. Cô nương dùng trà đã.
Vừa hay, lão quản bước vào, nói nhỏ với viện chủ điều gì. Ông nghiêm sắc mặt, khẽ gật. Quay sang Oa Tử, ông hỏi:
- Cô nương có nghe lão quản vừa nói gì với ta không ?
- Dạ, tiện nữ đâu dám vô lễ.
- Một cái túi vải và thanh kiếm vừa được tìm thấy trong khuôn viên đền. Chắc không phải do khách thập phương đến chiêm bái để lại.
- Tiện nữ đã biết.
- Cô nương biết rồi ?
- Dạ ! Chính tay tiện nữ kéo vật đó từ cổng sau vào và đã nhờ một em lễ sinh mang giao cho lão quản.
Viện trưởng lặng thinh, nhìn Oa Tử, lúc sau mới nói:
- Chắc lại của một kiếm sĩ nào đó muốn chọc ghẹo người trong đền thôi.
- Viện chủ nghi có kẻ đột nhập đền xử nữ này chăng ?
- Có thể lắm. Nhân chuyện này, ta cũng muốn nói đến việc của cô nương.
- ...
- Thật là bất đắc dĩ. Cô nương hẳn hiểu ta không có ý gì ...
- Xin viện chủ giải thích thêm, tiện nữ quả không biết rõ.
Viện chủ Arikida thở dài, vẻ bối rối ra mặt:
- Chuyện không quan hệ, nhưng không nói thẳng để cô nương biết thì không được.
Nhiều người xầm xì về việc ta để cô nương ở trong đền cùng với các xử nữ. Cô nương biết đấy, vì tiếng tăm của viện ...
- Thưa viện chủ, tiện nữ đã làm gì ...
- Không ! Không ! Cô nương đừng giận. Ta không trách, trái lại còn rất cảm ơn. Cô nương đã giúp rất nhiều cho viện. Nhưng ... nhưng ... Ông bối rối gãi râu ... Cô nương đã từng trải, trên bước đường lịch lãm, hẳn không tránh được việc gặp gỡ phái nam. Cô nương tha thứ cho, hoàn cảnh cô nương không hợp với tiêu chuẩn của bản viện, nên có điều ...
Mặc dầu viện chủ đã rào trước đón sau, dùng những mỹ từ để che giấu điều khó nói, Oa Tử nghe vẫn khó chịu. Nàng bực bội. Quả thật, Oa Tử đã đi nhiều nơi, làm nhiều nghề độ nhật, lại luôn luôn mang hình bóng một người đàn ông trong tim, nhưng thật nàng vẫn còn là xử nữ. Bông hoa trên suối, theo dòng nước cuốn đi, ai biết đâu vẫn còn phong nhụy !
Hai hàng nước mắt trào ra, vừa thương phận mình, vừa giận người, Oa Tử cảm thấy tắc nghẽn ở cổ họng.
Viện chủ Arikida còn nói nhiều, nhưng nàng có nghe gì đâu. Nàng cũng chẳng muốn trần tình, chỉ ghê cho miệng lưỡi thiên hạ. Thôi thế cũng xong, lòng nàng tuy lưu luyến nơi này nhưng sự ra đi chẳng phải do nàng đề nghị. Phù du đâu quản gió đông, một lần nữa lưu lạc, biết đâu may mắn chẳng gặp người nàng mong ước ?
- Tiện nữ xin đa tạ viện chủ đã cho tá túc và không dám ở lại làm phiền quý viện thêm nữa. Vậy ngay từ bây giờ, xin bái biệt, viện chủ cho tiện nữ tạ lỗi để về thu xếp hành trang ....
- Ồ. Gì mà vội thế, cô nương !
Tuy nói vậy, nhưng ông vẫn đứng dậy mở tủ, lấy một ít vàng gói vào một phong bao nhỏ. Nhìn ra cửa, thấy Giang đứng lấp ló, ông vẫy tay gọi vào. Giang khép nép đến bên Oa Tử.
Viện chủ cầm phong bao đưa cho nàng:
- Có chút quà mọn, lão phu trả ơn cô nương ...
Nhưng Oa Tử từ chối. Nàng nói:
- Tiện nữ không dám. Đáng lẽ tiện nữ phải trả tiền ăn ở mới phải chứ đâu dám lấy công vài điệu sáo tầm thường ấy.
Khẩn khoản thế nào cũng không nhận. Sau viện chủ Arikida phải cười bảo:
- Cô nương bướng bỉnh quá. Thế lão phu muốn nhờ một việc, cô nương có chịu làm cho chăng ?
- Viện chủ cứ dậy, tiện nữ đâu dám từ chối.
- Làm việc này hộ lão phu cũng tốn công sức. Hay là để lão phu đưa tiền cho cháu Giang đây làm lộ phí, rồi cháu giúp lão phu. Cô nương chỉ giám sát thôi cũng đủ.
Nói xong, ông đưa phong bao cho Giang. Thằng bé giơ tay ra nhận liền, nhưng nghĩ sao, lại để xuống bàn quay lại hỏi Oa Tử:
- Em lấy nhé ?
Dáng điệu của nó khiến mọi người mỉm cười. Trước sự đã rồi, Oa Tử đành gật đầu và cảm ơn lão viện chủ.
- Điều lão phu muốn nhờ là xin cô nương cho phép cháu bé mang vật này đến biếu ngài Tả Xuyên Hầu Lưu Cát ở Kyoto.
Ông với tay lên kệ lấy cái ống tre, rút ra một cuốn giấy trải trên bàn. Thì ra là một bức thủy thái họa khá lớn:
- Hai năm trước, ngài Tả Xuyên Hầu có cậy lão phu vẽ cho một bức tranh, ngài sẽ đề thơ bình chú để dâng lên hoàng thượng. Vì vậy lão phu không muốn giao cho bất cứ ai sợ tranh bị hư rách. Cậy đến cô nương xin hết lòng cẩn trọng cho.
Viện chủ giở dần bức tranh. Tranh họa một cảnh triều đình cổ. Vì lời bình chú chưa đề, nên Oa Tử không rõ đời nào, nhưng nhìn những nét thanh nhã và các chi tiết được ghi lại rất trung thực và chính xác, nàng thấy tác giả có óc nhận xét thật tinh tế.
Nó có vẻ đẹp riêng, tuy nhiên so với lối họa của Trúc Mộ tiên sinh, nàng cho nét bút của viện chủ kém phần phóng khoáng.
- Cô nương ! Cô nương ! Lửa này vẽ đẹp quá, trông bập bùng như thật !
Giang vừa khen vừa toan giơ tay sờ vào chỗ vẽ.
- Giang ! Không được mó vào ! Xem thôi, sờ vào hư mất !
Trong khi mọi người mãi mê xem tranh, một gia nhân đến gần viện chủ ghé tai nói thầm. Viện chủ gật đầu, đáp lại:
- Thôi thế cũng được. Nếu người ta đã xác nhận được túi và gươm là của người ta thì trao cho họ cũng không hề gì. Nhưng giá bảo họ biên nhận thì hơn.
oo Nghe tin Oa Tử ra đi, toán lễ sinh trong viện xôn xao hẳn lên. Mấy tháng nay Oa Tử dạy sáo và nhạc cho họ, họ rất thích thú và quý trọng. Nàng luôn luôn như người chị cả tài hoa, không những từng trải việc đời mà còn khéo léo tế nhị, hướng dẫn họ trong mọi việc và cách cư xử hàng ngày. Đôi khi có sự bất hòa, nàng đứng ra dàn xếp, mọi người đều vừa lòng và hoan hỉ.
Tan giờ học, bọn lễ sinh kéo nhau đến phòng Oa Tử, ríu rít hỏi thăm:
- Cô nương đi thật đấy à ?
- Cô nương có trở lại không ?
- Sao cô nương lại bỏ đi. Chúng em nhớ lắm. Biết bao giờ mới lại có thầy dạy nhạc được như cô nương.
Nhiều thiếu nữ lộ vẻ rầu rĩ vì phải xa Oa Tử. Họ đến ôm nàng, cầm tay bịn rịn. Vài người giúp Oa Tử thu xếp hành trang. Hành trang nào có gì đâu, mấy bộ quần áo, gương lược linh tinh thu gọn vào vừa một gói Oa Tử đeo trên lưng. Cuộc đời lưu lạc sông hồ, mang nhiều theo càng thêm bận. Đối với Oa Tử, buổi ra đi hôm nay sao lạ kỳ, nàng phân vân vui buồn lẫn lộn. Một cảm giác vừa như lưu luyến vừa như được giải thoát đến xâm chiếm tâm hồn, Oa Tử thở dài nghĩ thầm:
“Sự thay đổi nào mà không nhiều sầu muộn ?".
Cả đoàn lễ sinh theo Oa Tử ra khỏi phòng. Mắt mọi người đỏ hoe, vài thiếu nữ không cầm được xúc động, sụt sịt khóc.
Oa Tử cố lấy giọng bình tĩnh, khuyên giải:
- Thôi thì chẳng nên buồn phiền. Ở đời, ly biệt là sự thường. Có hợp thì có tan. Rồi một ngày ta sẽ gặp lại các em. Hãy bảo trọng lấy thân và trau dồi tài đức ...
Nàng nói mà trong lòng áy náy vì dư biết lần này ra đi là vĩnh biệt. Làm gì còn có cơ hội nào trở lại đây nữa.
Một lễ sinh đề nghị tất cả cùng đi tiễn Oa Tử ra tận chân cầu Isuzu. Gió đông thổi se sắt luồn vào tay áo ngắn, các nàng cảm thấy lạnh, nép vào nhau run rẩy.
Bước xuống thềm, Oa Tử đưa mắt nhìn Giang, đã thấy thằng bé ngồi chờ ở đó từ lúc nào. Nó trả lại đền bộ đồng phục trắng, mặc chiếc kimono ngắn cũ trước kia, vai đeo thanh kiếm gỗ dài cùng chiếc ống tre viện chủ giao cho nó mang đi. Trong túi vải nhỏ bên sườn còn chiếc mặt nạ và bộ áo để thay đổi.
Thấy Oa Tử, Giang phụng phịu:
- Sao cô nương lâu thế ?
Oa Tử cười, hỏi lại:
- Thế em làm gì trong lúc chờ ta ?
- Chả làm gì cả. Em ngắm cảnh đồi. À, em thấy một người trông giống thầy em lắm, đi về phía chân núi.
- Trời ! Em thấy Thạch Đạt Lang sao ?
- Giống thôi, nhưng nhìn kỹ có lẽ không phải vì ông này đi khập khiễng.
Oa Tử thở dài, im lặng. Trong cuộc hành trình cùng với Giang, sự nhầm lẫn như vậy xảy ra rất thường:
khi thì người mang gươm cưỡi ngựa trên quan lộ, lãng nhân đội nón nan bên cửa lữ điếm, khi thì kiếm sĩ vừa bước xuống đò ... hai cô cháu trông ai cũng thấy Thạch Đạt Lang, đến gần mới biết là không phải. Hy vọng lóe lên rồi vụt tắt, chuyện xảy ra có lẽ đến hàng chục lần, bây giờ Oa Tử không còn hồi hộp cuống quýt nữa. Nàng chỉ yên lặng an phận. Và thở dài.
Giang lon ton đi trước. Một thiếu nữ hỏi nhỏ Oa Tử:
- Em bé là con cô nương đấy à ?
Oa Tử ngạc nhiên nhìn thiếu nữ. Đột nhiên nàng hiểu, hơi đỏ mặt:
- Sang năm ta mới hăm mốt, làm sao có con lớn như vậy được !
- Thế mà người ta cứ đồn ...
Oa Tử nhớ lại những lời viện chủ nói, nhưng nàng tự trấn an ngay, nghĩ rằng Thạch Đạt Lang chắc chẳng tin những lời dèm pha đồn đại ấy.
Đến cuối vườn, Oa Tử rẽ vào phía miếu thờ Đức Thái Dương thần nữ.
- Cô nương lầm đường rồi. Ra cổng phía này kia mà !
- Không, ta muốn vào lễ Đức Bà.
Đến trước cửa miếu, nàng chắp tay kính cẩn đọc một bài kinh ngắn và cúi đầu lâm râm cầu nguyện.
Đi một quãng, không thấy Oa Tử, Giang quay trở lại. Thấy nàng ở trước cửa miếu, nó đứng sững nhìn. Một lễ sinh bảo nó:
- Sao em không vào lễ với cô nương ?
- Em không lễ. Việc gì em phải lễ ?
- Đây là Đức Bà thần nữ, thủy tổ và cai quản muôn loài, không phải như những thần linh khác. Vào lễ đi, Đức Bà phù hộ cho.
- Không. Em không lễ. Ngốc thế !
Cả bọn sững sờ vì thái độ cục cằn khiếm nhã của thằng bé. Oa Tử lễ xong quay ra, thấy vẻ bất bình trên mặt họ, bèn hỏi nguyên do. Nàng cau mặt mắng Giang:
- Giang hỗn lắm nhé. Nếu em không tin thì cũng phải trọng tín ngưỡng của kẻ khác chứ. Nhưng em nên lễ là phải.
- Tại sao ?
- Vì Đức Bà là thủy tổ giống nòi ta, ta phải biết ơn và tôn kính. Vả lại có phải chính em đã nói với ta lúc ở cánh đồng hoang Hannya, em cũng cầu Trời lạy Phật cho thầy em thoát nạn mà. Em lạy Đức Bà đi, Ngài sẽ phù hộ cho chóng gặp thầy.
Giang cúi đầu, một lúc sau mới nói:
- Nhưng các cô này cứ nhìn em ...
- Ừ thì chúng ta sẽ quay mặt đi. Vào lễ đi.
Giang đến vội cửa miếu, chắp tay lại mấy cái thật nhanh rồi ù té bỏ chạy, chiếc ống quyển và thanh gươm đập vào lưng nó lịch bịch.
Đền Arikida ở biệt lập một khu trên ngọn đồi cao, kiến trúc đơn sơ nhưng cổ kính, trong một khung cảnh u tịch. Đền ở xa các sơn đạo nên ít khách vãng lai. Nếu có ai muốn đến chiêm bái thì phải gọi cổng, thủ đền đích thân ra hướng dẫn vào đại sảnh.
Quanh đền lũy đất đắp cao quá đầu người, chỉ để một cửa nhỏ thông ra suối.
Hôm ấy, phụ trách việc quẩy nước vào đền là hai thiếu nữ lễ sinh tuổi chừng đôi tám. Cả hai mang gàu tre từ nhà bếp đi ra chuyện trò ríu rít, bước chân ngắn và mau vẽ thành những vệt dài trên cỏ ướt.
Đến cổng sau, vừa mở cửa, nàng nhỏ tuổi nhất giật mình lùi lại đưa tay lên miệng giữ tiếng kêu khẽ. Vì cái túi vải không biết của ai để đó từ bao giờ, theo đà cửa mở, lăn vào trong thềm đá.
- Mô Phật !
Cả hai nhìn chiếc túi vải chằm chằm. Túi bằng vải khô màu chàm đã bạc vì mưa nắng, miệng sờn rách, đổ nghiêng đè lên một thanh kiếm gỗ, vỏ đen bóng như mun.
- Túi này của ai ?
Hai thiếu nữ phân vân nhìn nhau. Cô lớn lẩm bẩm:
- Đồ ăn trộm. Chắc đồ ăn trộm rồi ! Kẻ nào đem vào đây giấu ...
Không ai bảo ai, họ thò đầu ra ngoài cổng nháo nhác nhìn quanh rồi bỗng nhiên ù té chạy về hướng bếp. Đến dãy nhà gỗ dùng làm phòng vãng lai cho khách, họ tranh nhau gọi:
- Cô nương ! Cô nương ! Ngoài cổng sau có vật gì lạ lắm !
Oa Tử bỏ dở quyển kinh đang chép, đặt vội xuống bàn chạy ra.
- Có cái túi vải của ai để ngoài cổng. Bọn tiểu nữ chắc là đồ ăn trộm.
- Sao không đem vào đưa cho lão quản ?
- Không biết bên trong đựng gì. Bọn tiểu nữ sợ lắm !
Oa Tử tò mò, định cùng ra cổng sau với hai thiếu nữ, nhưng thấy họ lộ vẻ hoảng hốt quá nên thôi. Nàng ân cần bảo:
- Vậy để ta coi. Các em vào làm việc khác đi vậy !
Nhìn chiếc túi vải nằm chơ vơ bên cánh cổng khép hờ, Oa Tử có cảm giác kỳ lạ.
Chiếc túi cũng cô đơn như nàng, cũng phiêu bạc như nàng. Chủ nó là ai, ở đâu, nàng không biết, nhưng trông cái màu chàm đã bạc, cái miệng túi đã sờn, nàng đoán chắc người mang nó cũng phong sương lắm. Oa Tử cúi xuống lấy tay nhấc thử thấy nặng quá, bèn dùng cây gươm móc vào miệng túi mà kéo lê trên cỏ.
“Nặng thế này mà cũng đeo được !". Thế rồi động lòng trắc ẩn, nàng lại thương kẻ vô danh.
Đã hơn hai tháng nay, Oa Tử và Giang đến tá túc ở ngôi đền này sau khi lang bạt trên khắp các ngả đường đi tìm Thạch Đạt Lang. Bấy giờ là mùa đông, nhiều sơn đạo tuyết phủ kín, sức nàng yếu đuối chắc không thể nào tiếp tục được. Nhân một buổi trọ tại lữ quán kia, nàng đem sáo ra thổi cho vơi niềm u uẩn thì được một khách quan chú ý.
Không ngờ khách lại là một người có chức vị trong đền Arikida, mời nàng về dạy nhạc cho các xử nữ. Ở hoàn cảnh tứ cố vô thân như nàng bấy giờ, thôi thì đâu cũng là nhà, khác gì cánh phù du mùa đông mặc cho gió đưa đẩy. Nàng gật đầu ưng thuận.
Thế là Oa Tử và Giang được vị khách quan kia dẫn về đền. Chỉ phiền một nỗi Giang lại là con trai, mặc dầu còn nhỏ tuổi, nhưng theo luật lệ không được phép ở cùng một khuôn viên với các xử nữ. Vì thế người tá điền giao cho nó việc phụ giúp lão làm vườn và buổi tối cùng ngủ chung trong vựa củi với lão.
Thời gian trôi qua, Oa Tử càng ngày càng yêu cảnh u tịch của ngôi đền. Thông reo gió sớm, giọng chim lảnh lót lúc ban mai, và những buổi chiều tà, tiếng vạc kêu sương gợi cho nàng biết bao hoài cảm. Có những lúc ngồi lặng trước cảnh yên tĩnh của thiên nhiên, Oa Tử ngơ ngẩn xuất thần mặc cho hồn phiêu diêu ngược dòng thời gian trở về những năm tháng cũ. Nàng tưởng như đương ngồi trên bực đá ở thềm chùa Tiểu Sơn, lòng lâng lâng không vương vấn. Những lúc ấy, Oa Tử lại đem sáo ra thổi:
thanh ba tinh khiết của tiếng trúc dâng cao, lòng nàng quyện vào những âm thanh đó mỗi lúc một say sưa làm nàng ngây ngất.
Đằng xa, một vệt khói xanh bốc lên trong khu vườn hoang. Oa Tử nhớ đến Giang, tội nghiệp thằng bé đã phải lao động cực nhọc ở cái tuổi mà trẻ con chỉ biết chơi đùa.
Chắc bây giờ nó đang nhặt cành khô và đốt lá. Nàng bắc loa tay gọi lớn:
- Gi ... ang ! Gi ... ang ơi !
Có tiếng đáp và lúc sau, Giang chạy tới. Bộ mặt đen đủi lém lỉnh của nó loang loáng dưới ánh nắng qua khe những cành cây trong vườn. Giang lấy tay quệt mồ hôi trán, toét miệng cười:
- Ngỡ là ai. Cô nương gọi em làm gì vậy ?
Đột nhiên, Giang nhìn thấy cái túi vải Oa Tử để bên cạnh:
- Cái này của ai thế ?
Vừa hỏi, Giang vừa giơ tay định kéo cái túi, nhưng Oa Tử ngăn lại:
- Không được ! Không biết của ai. Để ta gọi người mang lên giao cho lão quán.
Không được đụng đến đấy !
Bỗng từ xa, một lễ sinh chạy tới trước mặt Oa Tử:
- Xin mời cô nương về ngay. Viện chủ muốn gặp.
- Thế à. Ta về ngay đây. Nhân thể nhờ em mang cái túi này trao cho lão quản, để hễ có ai đến hỏi thì hoàn lại cho họ.
Giang nhìn cái túi vải và thanh gươm người thiếu nữ lôi đi, mắt nó buồn và môi bậm chặt. Nắng sáng rọi qua cành thưa, vài chiếc lá khô còn sót lại rủ bóng loang lổ lên mặt Giang khiến miệng nó trông như mếu. Oa Tử nhìn Giang lo lắng hỏi:
- Chuyện gì thế em ? Em nhìn gì vậy ?
Giang lắc đầu buồn bã:
- Không ! Em trông cái túi và thanh gươm, lại nhớ đến thầy em !
Nghe Giang nói, Oa Tử không nén được xúc động, mắt đỏ hoe. Nghe lời Đại Quán, nàng đã cố quên con người ấy, nhưng hình ảnh Thạch Đạt Lang vẫn luôn luôn ám ảnh. Lời nói của thằng bé khơi dậy sự nhớ thương mãnh liệt làm Oa Tử đau khổ vô cùng.
Nàng có cảm tưởng nó như cơn đau răng, lúc bận quên đi thì thôi, nhưng hễ ai động đến thì nhức nhối. Nỗi đau nhọn sắc tựa gai đâm sâu vào vết thương chảy máu. Đại Quán chưa yêu, hay không biết yêu là gì, hiểu thế nào được tâm trạng của nàng lúc ấy. Nàng đưa tay áo lên chùi nước mắt, lầm lũi bước đi. Có lẽ nàng phải bỏ nơi này, dù gian nan đến mấy cũng chịu, chỉ cốt nhìn mặt người yêu, ghé đầu vào ngực người nàng thương nhớ. Vui buồn lẫn lộn, nước mắt lại trào ra, hình ảnh Thạch Đạt Lang nhòe nhoẹt. Như trong giấc mơ, ảo tưởng làm Oa Tử quên cả thực tại khiến hai lần Giang phải chạy đến lo ngại hỏi:
- Cô nương ! Cô nương làm sao thế ?
Mãi khi thằng bé kéo áo, ngập ngừng:
“Cô nương giận em đấy à ?". Oa Tử mới sực tỉnh. Nàng gượng cười với thằng bé:
- Không. Ta có tâm sự buồn. Thôi em đi làm đi, ta lên xem viện chủ bảo gì, đến bữa chiều sẽ lại gặp em.
Viện chủ Arikida gọi văn phòng của ông là Văn Mặc Viện, nơi ông vừa tiếp khách, vừa hội họp và nghiên cứu cổ thư để soạn thảo văn liệu cho đền. Sát với viện là một ngôi nhà gỗ dùng làm trường học cho các lễ sinh, đồng thời cũng là nơi dạy dỗ một số các trẻ nhỏ trong mấy quận lân cận. Ông có ý dạy cho phái thiếu niên biết về cổ sử Nhật, một điều mà các nhà giáo dục thời bấy giờ cho là vô ích. Nhưng ông, ông nghĩ khác. Đa số dân chúng thường có khuynh hướng liên kết quốc gia với lịch sử các triều đại, nên chỉ giữ lòng trung với một triều đại nào đó thôi mà quên mất lòng trung với quốc gia. Hưng vong của giai cấp, họ cho là hưng vong của cả dân tộc, họ chỉ biết xả thân cho giai cấp, vì vậy cảnh tương tàn phe phái làm quốc gia suy yếu. Cho nên ông đi tìm cái gốc, dạy cho trẻ hiểu đâu là nguồn, hy vọng sau này sự tha thiết với nguồn gốc sẽ đơm hoa kết trái để dân tộc còn mãi với thời gian.
Với lòng thành khẩn, kiên trì, ông san định lại cổ thư, phả vào đó luồng sinh khí mới để phái thiếu niên dễ cảm thông với cổ nhân hơn. Ông làm việc ấy cả mười năm rồi, tuy chưa đáng gọi là có kết quả gì đặc biệt nhưng dân trong vùng đã giác ngộ:
triều đại này suy vi, triều đại kia hưng thịnh thì đó cũng chỉ là những chuyển biến của quốc gia, tỷ như những ngôi sao lúc mọc, lúc lặn, ánh sáng mờ nhạt không thể bì với ánh thái dương, tiêu biểu cho dân tộc được.
Viện chủ Arikida vừa ra khỏi phòng học thì một lễ sinh đã đến trình với ông là Oa Tử đang chờ ở viện. Ông sực nhớ ra, có vẻ bối rối:
- Ờ, ta quên khuấy đi mất đấy.
Bèn vội vã vào văn phòng. Gặp Oa Tử, ông nhã nhặn xin lỗi:
- Để cô nương phải chờ, lão phu thật đắc tội. Cô nương tới đã lâu chưa ?
- Dạ, tiện nữ cũng vừa đến. Viện chủ cho gọi có việc gì ?
- Không quan trọng lắm, nhưng có đôi chút liên quan đến cô nương. Cô nương dùng trà đã.
Vừa hay, lão quản bước vào, nói nhỏ với viện chủ điều gì. Ông nghiêm sắc mặt, khẽ gật. Quay sang Oa Tử, ông hỏi:
- Cô nương có nghe lão quản vừa nói gì với ta không ?
- Dạ, tiện nữ đâu dám vô lễ.
- Một cái túi vải và thanh kiếm vừa được tìm thấy trong khuôn viên đền. Chắc không phải do khách thập phương đến chiêm bái để lại.
- Tiện nữ đã biết.
- Cô nương biết rồi ?
- Dạ ! Chính tay tiện nữ kéo vật đó từ cổng sau vào và đã nhờ một em lễ sinh mang giao cho lão quản.
Viện trưởng lặng thinh, nhìn Oa Tử, lúc sau mới nói:
- Chắc lại của một kiếm sĩ nào đó muốn chọc ghẹo người trong đền thôi.
- Viện chủ nghi có kẻ đột nhập đền xử nữ này chăng ?
- Có thể lắm. Nhân chuyện này, ta cũng muốn nói đến việc của cô nương.
- ...
- Thật là bất đắc dĩ. Cô nương hẳn hiểu ta không có ý gì ...
- Xin viện chủ giải thích thêm, tiện nữ quả không biết rõ.
Viện chủ Arikida thở dài, vẻ bối rối ra mặt:
- Chuyện không quan hệ, nhưng không nói thẳng để cô nương biết thì không được.
Nhiều người xầm xì về việc ta để cô nương ở trong đền cùng với các xử nữ. Cô nương biết đấy, vì tiếng tăm của viện ...
- Thưa viện chủ, tiện nữ đã làm gì ...
- Không ! Không ! Cô nương đừng giận. Ta không trách, trái lại còn rất cảm ơn. Cô nương đã giúp rất nhiều cho viện. Nhưng ... nhưng ... Ông bối rối gãi râu ... Cô nương đã từng trải, trên bước đường lịch lãm, hẳn không tránh được việc gặp gỡ phái nam. Cô nương tha thứ cho, hoàn cảnh cô nương không hợp với tiêu chuẩn của bản viện, nên có điều ...
Mặc dầu viện chủ đã rào trước đón sau, dùng những mỹ từ để che giấu điều khó nói, Oa Tử nghe vẫn khó chịu. Nàng bực bội. Quả thật, Oa Tử đã đi nhiều nơi, làm nhiều nghề độ nhật, lại luôn luôn mang hình bóng một người đàn ông trong tim, nhưng thật nàng vẫn còn là xử nữ. Bông hoa trên suối, theo dòng nước cuốn đi, ai biết đâu vẫn còn phong nhụy !
Hai hàng nước mắt trào ra, vừa thương phận mình, vừa giận người, Oa Tử cảm thấy tắc nghẽn ở cổ họng.
Viện chủ Arikida còn nói nhiều, nhưng nàng có nghe gì đâu. Nàng cũng chẳng muốn trần tình, chỉ ghê cho miệng lưỡi thiên hạ. Thôi thế cũng xong, lòng nàng tuy lưu luyến nơi này nhưng sự ra đi chẳng phải do nàng đề nghị. Phù du đâu quản gió đông, một lần nữa lưu lạc, biết đâu may mắn chẳng gặp người nàng mong ước ?
- Tiện nữ xin đa tạ viện chủ đã cho tá túc và không dám ở lại làm phiền quý viện thêm nữa. Vậy ngay từ bây giờ, xin bái biệt, viện chủ cho tiện nữ tạ lỗi để về thu xếp hành trang ....
- Ồ. Gì mà vội thế, cô nương !
Tuy nói vậy, nhưng ông vẫn đứng dậy mở tủ, lấy một ít vàng gói vào một phong bao nhỏ. Nhìn ra cửa, thấy Giang đứng lấp ló, ông vẫy tay gọi vào. Giang khép nép đến bên Oa Tử.
Viện chủ cầm phong bao đưa cho nàng:
- Có chút quà mọn, lão phu trả ơn cô nương ...
Nhưng Oa Tử từ chối. Nàng nói:
- Tiện nữ không dám. Đáng lẽ tiện nữ phải trả tiền ăn ở mới phải chứ đâu dám lấy công vài điệu sáo tầm thường ấy.
Khẩn khoản thế nào cũng không nhận. Sau viện chủ Arikida phải cười bảo:
- Cô nương bướng bỉnh quá. Thế lão phu muốn nhờ một việc, cô nương có chịu làm cho chăng ?
- Viện chủ cứ dậy, tiện nữ đâu dám từ chối.
- Làm việc này hộ lão phu cũng tốn công sức. Hay là để lão phu đưa tiền cho cháu Giang đây làm lộ phí, rồi cháu giúp lão phu. Cô nương chỉ giám sát thôi cũng đủ.
Nói xong, ông đưa phong bao cho Giang. Thằng bé giơ tay ra nhận liền, nhưng nghĩ sao, lại để xuống bàn quay lại hỏi Oa Tử:
- Em lấy nhé ?
Dáng điệu của nó khiến mọi người mỉm cười. Trước sự đã rồi, Oa Tử đành gật đầu và cảm ơn lão viện chủ.
- Điều lão phu muốn nhờ là xin cô nương cho phép cháu bé mang vật này đến biếu ngài Tả Xuyên Hầu Lưu Cát ở Kyoto.
Ông với tay lên kệ lấy cái ống tre, rút ra một cuốn giấy trải trên bàn. Thì ra là một bức thủy thái họa khá lớn:
- Hai năm trước, ngài Tả Xuyên Hầu có cậy lão phu vẽ cho một bức tranh, ngài sẽ đề thơ bình chú để dâng lên hoàng thượng. Vì vậy lão phu không muốn giao cho bất cứ ai sợ tranh bị hư rách. Cậy đến cô nương xin hết lòng cẩn trọng cho.
Viện chủ giở dần bức tranh. Tranh họa một cảnh triều đình cổ. Vì lời bình chú chưa đề, nên Oa Tử không rõ đời nào, nhưng nhìn những nét thanh nhã và các chi tiết được ghi lại rất trung thực và chính xác, nàng thấy tác giả có óc nhận xét thật tinh tế.
Nó có vẻ đẹp riêng, tuy nhiên so với lối họa của Trúc Mộ tiên sinh, nàng cho nét bút của viện chủ kém phần phóng khoáng.
- Cô nương ! Cô nương ! Lửa này vẽ đẹp quá, trông bập bùng như thật !
Giang vừa khen vừa toan giơ tay sờ vào chỗ vẽ.
- Giang ! Không được mó vào ! Xem thôi, sờ vào hư mất !
Trong khi mọi người mãi mê xem tranh, một gia nhân đến gần viện chủ ghé tai nói thầm. Viện chủ gật đầu, đáp lại:
- Thôi thế cũng được. Nếu người ta đã xác nhận được túi và gươm là của người ta thì trao cho họ cũng không hề gì. Nhưng giá bảo họ biên nhận thì hơn.
oo Nghe tin Oa Tử ra đi, toán lễ sinh trong viện xôn xao hẳn lên. Mấy tháng nay Oa Tử dạy sáo và nhạc cho họ, họ rất thích thú và quý trọng. Nàng luôn luôn như người chị cả tài hoa, không những từng trải việc đời mà còn khéo léo tế nhị, hướng dẫn họ trong mọi việc và cách cư xử hàng ngày. Đôi khi có sự bất hòa, nàng đứng ra dàn xếp, mọi người đều vừa lòng và hoan hỉ.
Tan giờ học, bọn lễ sinh kéo nhau đến phòng Oa Tử, ríu rít hỏi thăm:
- Cô nương đi thật đấy à ?
- Cô nương có trở lại không ?
- Sao cô nương lại bỏ đi. Chúng em nhớ lắm. Biết bao giờ mới lại có thầy dạy nhạc được như cô nương.
Nhiều thiếu nữ lộ vẻ rầu rĩ vì phải xa Oa Tử. Họ đến ôm nàng, cầm tay bịn rịn. Vài người giúp Oa Tử thu xếp hành trang. Hành trang nào có gì đâu, mấy bộ quần áo, gương lược linh tinh thu gọn vào vừa một gói Oa Tử đeo trên lưng. Cuộc đời lưu lạc sông hồ, mang nhiều theo càng thêm bận. Đối với Oa Tử, buổi ra đi hôm nay sao lạ kỳ, nàng phân vân vui buồn lẫn lộn. Một cảm giác vừa như lưu luyến vừa như được giải thoát đến xâm chiếm tâm hồn, Oa Tử thở dài nghĩ thầm:
“Sự thay đổi nào mà không nhiều sầu muộn ?".
Cả đoàn lễ sinh theo Oa Tử ra khỏi phòng. Mắt mọi người đỏ hoe, vài thiếu nữ không cầm được xúc động, sụt sịt khóc.
Oa Tử cố lấy giọng bình tĩnh, khuyên giải:
- Thôi thì chẳng nên buồn phiền. Ở đời, ly biệt là sự thường. Có hợp thì có tan. Rồi một ngày ta sẽ gặp lại các em. Hãy bảo trọng lấy thân và trau dồi tài đức ...
Nàng nói mà trong lòng áy náy vì dư biết lần này ra đi là vĩnh biệt. Làm gì còn có cơ hội nào trở lại đây nữa.
Một lễ sinh đề nghị tất cả cùng đi tiễn Oa Tử ra tận chân cầu Isuzu. Gió đông thổi se sắt luồn vào tay áo ngắn, các nàng cảm thấy lạnh, nép vào nhau run rẩy.
Bước xuống thềm, Oa Tử đưa mắt nhìn Giang, đã thấy thằng bé ngồi chờ ở đó từ lúc nào. Nó trả lại đền bộ đồng phục trắng, mặc chiếc kimono ngắn cũ trước kia, vai đeo thanh kiếm gỗ dài cùng chiếc ống tre viện chủ giao cho nó mang đi. Trong túi vải nhỏ bên sườn còn chiếc mặt nạ và bộ áo để thay đổi.
Thấy Oa Tử, Giang phụng phịu:
- Sao cô nương lâu thế ?
Oa Tử cười, hỏi lại:
- Thế em làm gì trong lúc chờ ta ?
- Chả làm gì cả. Em ngắm cảnh đồi. À, em thấy một người trông giống thầy em lắm, đi về phía chân núi.
- Trời ! Em thấy Thạch Đạt Lang sao ?
- Giống thôi, nhưng nhìn kỹ có lẽ không phải vì ông này đi khập khiễng.
Oa Tử thở dài, im lặng. Trong cuộc hành trình cùng với Giang, sự nhầm lẫn như vậy xảy ra rất thường:
khi thì người mang gươm cưỡi ngựa trên quan lộ, lãng nhân đội nón nan bên cửa lữ điếm, khi thì kiếm sĩ vừa bước xuống đò ... hai cô cháu trông ai cũng thấy Thạch Đạt Lang, đến gần mới biết là không phải. Hy vọng lóe lên rồi vụt tắt, chuyện xảy ra có lẽ đến hàng chục lần, bây giờ Oa Tử không còn hồi hộp cuống quýt nữa. Nàng chỉ yên lặng an phận. Và thở dài.
Giang lon ton đi trước. Một thiếu nữ hỏi nhỏ Oa Tử:
- Em bé là con cô nương đấy à ?
Oa Tử ngạc nhiên nhìn thiếu nữ. Đột nhiên nàng hiểu, hơi đỏ mặt:
- Sang năm ta mới hăm mốt, làm sao có con lớn như vậy được !
- Thế mà người ta cứ đồn ...
Oa Tử nhớ lại những lời viện chủ nói, nhưng nàng tự trấn an ngay, nghĩ rằng Thạch Đạt Lang chắc chẳng tin những lời dèm pha đồn đại ấy.
Đến cuối vườn, Oa Tử rẽ vào phía miếu thờ Đức Thái Dương thần nữ.
- Cô nương lầm đường rồi. Ra cổng phía này kia mà !
- Không, ta muốn vào lễ Đức Bà.
Đến trước cửa miếu, nàng chắp tay kính cẩn đọc một bài kinh ngắn và cúi đầu lâm râm cầu nguyện.
Đi một quãng, không thấy Oa Tử, Giang quay trở lại. Thấy nàng ở trước cửa miếu, nó đứng sững nhìn. Một lễ sinh bảo nó:
- Sao em không vào lễ với cô nương ?
- Em không lễ. Việc gì em phải lễ ?
- Đây là Đức Bà thần nữ, thủy tổ và cai quản muôn loài, không phải như những thần linh khác. Vào lễ đi, Đức Bà phù hộ cho.
- Không. Em không lễ. Ngốc thế !
Cả bọn sững sờ vì thái độ cục cằn khiếm nhã của thằng bé. Oa Tử lễ xong quay ra, thấy vẻ bất bình trên mặt họ, bèn hỏi nguyên do. Nàng cau mặt mắng Giang:
- Giang hỗn lắm nhé. Nếu em không tin thì cũng phải trọng tín ngưỡng của kẻ khác chứ. Nhưng em nên lễ là phải.
- Tại sao ?
- Vì Đức Bà là thủy tổ giống nòi ta, ta phải biết ơn và tôn kính. Vả lại có phải chính em đã nói với ta lúc ở cánh đồng hoang Hannya, em cũng cầu Trời lạy Phật cho thầy em thoát nạn mà. Em lạy Đức Bà đi, Ngài sẽ phù hộ cho chóng gặp thầy.
Giang cúi đầu, một lúc sau mới nói:
- Nhưng các cô này cứ nhìn em ...
- Ừ thì chúng ta sẽ quay mặt đi. Vào lễ đi.
Giang đến vội cửa miếu, chắp tay lại mấy cái thật nhanh rồi ù té bỏ chạy, chiếc ống quyển và thanh gươm đập vào lưng nó lịch bịch.
Tác giả :
Eiji Yoshikawa