Tẫn Hoan - Xuân Phong Lựu Hỏa
Chương 12: Nghiện
Chín giờ sáng, các bạn nhỏ của trường tiểu học Bình Sơn theo thứ tự xếp hàng vào trong sảnh lớn, líu ríu, không khí trong viện dưỡng lão vốn tang tóc, giờ lại tràn ngập sức sống.
Các bạn nhỏ mặc những bộ quần áo xanh xanh đỏ đỏ, trang điểm xinh đẹp, tiếng cười nói vui vẻ vang suốt đường đi.
"Các bạn nhỏ, đến đây nào." Viện trưởng vỗ tay, hướng dẫn các bạn nhỏ đến chỗ đã sắp xếp trên hội trường lớn.
Thật ra hội trường cũng không lớn, khoảng trăm mét vuông, phía trước đang dựng lên một sân khấu nhỏ, hàng ghế đầu của khán phòng là dãy ghế trải vải nhung mềm mại, các hàng còn lại phía sau là dãy ghế cứng.
Vương Hoài Xuân đứng trước sân khấu lắp máy quay, điều chỉnh góc độ quay tốt nhất.
Các bạn nhỏ mặc váy hoa lục tục bước lên sân khấu, giáo viên hướng dẫn các bé chuẩn bị trước khi biểu diễn.
Không lâu sau, các cụ già lần lượt chậm chạp bước vào hội trường, từng người một ngồi xuống ghế.
Phía trước rõ ràng có một hàng ghế mềm, nhưng lại không có một cụ già nào đi lên ngồi, tất cả họ đều chọn hàng ghế cứng đằng sau. Viện trưởng và y tá khá tự giác, ngồi vào hàng ghế mềm bên trên.
Buổi biểu diễn bắt đầu, giáo viên tiểu học trẻ tuổi vỗ tay, tiếng nhạc vui vẻ sinh động vang lên.
"Chim én nhỏ, mặc chiếc váy hoa, mùa xuân hàng năm lại đến đây, tớ hỏi én nhỏ tại sao, én nhỏ nói, vì mùa xuân ở đây đẹp nhất." (1)
Các bạn nhỏ vừa hát vừa múa, chạy đến chạy đi trên sân khấu, năng động như chú chim nhỏ, làm người ta hoa cả mắt.
Thầy Hàng, viện trưởng và y tá, trên mặt mõio người đều ngầm mỉm cười.
Nhưng nhìn lại từng hàng cụ già phía sau, họ nhìn sân khấu, vẻ mặt dại ra, dường như các bạn nhỏ cũng không giúp họ vui lên. Thậm chí còn có cụ già, đầu lệch sang một bên ngủ gà ngủ gật.
Vân Thái chú ý tới mấy ông cụ phờ phạc, cô ấy ghé sát vào Khương Nghiên, thấp giọng nói: "Thật không nể tình, các bạn nhỏ ở trên sân khấu gắng sức biểu diễn, họ lại chẳng phản ứng gì cả."
"Họ không cần cho ai mặt mũi." Khương Nghiên nói: "Đừng quên ý định ban đầu của sự kiện này."
Sau khi tiết mục chấm dứt, mấy ông cụ thậm chí còn không vỗ tay, ngây ngốc nhìn sân khấu.
Tiếng vỗ tay thưa thớt đến từ viện trưởng và y tá, còn có một bộ phận người nhà các bé.
Trong lòng họ tràn đầy vui mừng, nụ cười lan khắp mặt.
Khương Nghiên cảm thấy không khí xung quanh mình có chút nặng nề, những đứa trẻ đầy màu sắc trên sân khấu rữc rỡ, âm thanh chất lượng kém làm đinh tai nhức óc.
Cô xoay người đi ra khỏi hội trường, nhưng lại thấy cuối hành lang cách đó không xa, có dì y tá rất không lễ độ túm chặt lấy tay áo của một cụ già, quấy rầy ông.
"Tôi rất buồn ngủ." Ông cụ mặc bộ quần áo bông màu xám tro, vẻ mặt mệt mỏi, cúi đầu nhỏ giọng nói: "Mệt rã rời rồi, sáng hôm nay phải dậy quá sớm."
Người y tá gây sự: "Các bạn nhỏ đến đây biểu diễn văn nghệ cho các ông, đó là quan tâm đến các ông, thật sự nghĩ mình là lão phật gia (2) à? Tôi nói cho các ông biết, hôm nay có phóng viên đến, các ông phải vực lại tinh thần cho tôi!"
So với thái độ kịch liệt của ý tá, ông cụ kia lại co ro bên tường, giống như giáo viên đang phê bình học sinh tiểu học.
"Ba giờ sáng nay, các cô đã gọi chúng tôi dậy, tắm, thay quần áo, sửa sang lại giường chiếu, quét dọn vệ sinh, vẫn luôn bận rộn đến bây giờ, còn bắt chúng tôi xem tiết mục của bọn trẻ con." Ông cụ thấp giọng lầm bầm: "Có gì đẹp mắt, tôi muốn về đi ngủ."
"Được thôi, ông dám đi ngủ, hôm nay đừng nghĩ tới việc ăn cơm."
"Các cô thật quá đáng!"
"Muốn ăn cơm, mau cút về xem kỹ tiết mục văn nghệ, đừng làm ầm ĩ lên như bọn thiêu thân, nếu để cho viện trưởng biết, các ông không chịu nổi đâu."
Y tá nhanh chóng thấy được Khương Nghiên, vội vàng thay đổi sắc mặt, cười khanh khách thuyết phục ông cụ: "Kính mời mọi người vào xem văn nghệ ạ."
Mấy ông cụ kêu rên, lại đi vào hội trường.
Khương Nghiên gọi ông cụ lại, nói với y tá: "Các cụ mệt mỏi, muốn về phòng nghỉ ngơi, việc này có được không?"
Y tá biết Khương Nghiên đã nghe được cuộc nói chuyện vừa rồi của bọn họ, miễn cưỡng nở nụ cười, giải thích: "Ôi chao, hôm nay không phải có các bạn nhỏ đến đây kính lão yêu già sao? Mấy ông già mấy khi được bận rộn, có một số ông cụ ấy mà, cậy già lên mặt rất bướng bỉnh, cô nhìn xem, không phải chúng tôi vì muốn tốt cho các cụ sao."
Khương Nghiên lạnh mặt: "Vì muốn tốt cho các cụ, lấy việc không cho ăn cơm tối để uy hiếp ấy hả?"
"Làm sao có thể không cho các cụ ăn cơm tối, đấy là đang nói đùa thôi." Y tá ngượng ngùng giải thích: "Đồng chí phóng viên, cô có biết hầu hạ mấy cụ già bây giờ khó khăn như thế nào không, không vừa lòng một chút, đã ầm ĩ với chúng tôi, công việc của chúng tôi muốn tiến hành thuận lợi, cũng phải chọn một chút biện pháp, định một chút quy củ mới được."
Khương Nghiên không muốn lý luận với người y tá này nữa, xoay người trở về hội trường.
Sau khi biểu diễn xong, các bạn nhỏ được mấy cụ ông tặng vòng hoa do chính tay họ kết. Các thầy giáo ngăn mọi người đứng yên trên sân khấu để chụp hình lưu niệm, các bạn nhỏ đều vây xung quanh các cụ già.
Viện trưởng cầm máy ảnh, tách tách tách, chụp rất nhiều tấm.
Khương Nghiên quan sát những cụ ông này, không có một người nào, không có một ai mỉm cười vui vẻ, vẻ mặt họ dại ra, giống như những con rối gỗ được người điều khiển.
Sau khi hoạt động kính trọng người già kết thúc, viện trưởng tự mình đưa mấy người Khương Nghiên rời đi. Nói vài câu, như có như không dặn dò bọn họ, bài báo cáo nhất định phải viết tốt, các trang thiết bị tiên tiến trong viện dưỡng lão, còn có chế độ quản lý hình thức hóa mới tiếp thu của nước ngoài, tất cả đều phải ghi vào.
Vương Hoài Xuân hớn hở cam đoan: "Viện trưởng ngài yên tâm đi, hoạt động hôm nay có ý nghĩa như vậy, chúng tôi nhất định sẽ tích cực tuyên truyền, tuyên truyền thật tốt!"
Viện trưởng nở nụ cười sáng như ngọc: "Vậy thì tốt, làm phiền đến đồng chí phóng viên rồi."
Sau khi ngồi lên xe, Vân Thái nói với Khương Nghiên: "Chị, sau khi về em sẽ sửa sang lại ghi chép phỏng vấn cho tốt, rồi gửi chị, tổng biên tập Tống nói, bản thảo tin tức đều gửi để chị biên tập lại."
Khương Nghiên dựa dựa vào ghế, nhắm mắt dưỡng thần, thờ ơ "Ừ" một tiếng.
Xế chiều ngồi trước bàn làm việc, cô đánh vào máy tính mấy chữ, rồi lập tức xóa đi, trong đầu hiện lên... Tất cả đều là hình ảnh người y tá dạy dỗ cụ ông trên hành lang, cô rất khó viết theo yêu cầu của tổng biên tập, viết ra một bài báo cáo tích cực, nói các bé vô cùng yêu người già, tôn kính người già.
Đều là giả dối.
Các cụ ông cũng không vui vẻ chút nào.
Khương Nghiên ngồi trước bàn làm việc, kìm nén chốc lát, không nghẹn được ra một chữ.
Ngước mắt, nhìn tượng chú nai gỗ dũng cảm được điêu khắc tinh xảo kia, tâm trạng buồn bực của cô dần được xoa dịu.
Tan việc, về nhà.
Mặc kệ nó.
Trước khi đi, Khương Nghiên cất chú nai nhỏ vào trong túi.
Lại không trực tiếp về nhà, mà đi vòng đến cục cảnh sát.
Hành lang sảnh lớn ở cục cảnh sát, trên bệ cửa sổ có một chậu ngọc lan tỏa hương thơm ngát.
Lục Lẫm mới từ phòng thẩm vấn đi ra ngoài, đứng bên cửa sổ hút điếu thuốc, để tỉnh táo đầu óc, vừa mới dốc lòng đấu trí so dũng khí với kẻ tình nghi, anh có chút mệt mỏi lười biếng.
Tiểu Uông cầm lấy một tờ báo đi đến bên cạnh Lục Lẫm: "Có người quần chúng nhân dân, đã đợi đội trưởng Lục ở bên ngoài gần hai giờ rồi."
Lục Lẫm bỏ điếu thuốc ra, thờ ơ "Ừ" một tiếng.
Tiểu Uông thần bí nói: "Quần chúng nhân dân là một đồng chí nữ nhé."
"À."
Tiểu Uông tiếp tục cường điệu: "Đồng chí nữ này đặc biệt đặc biệt xinh đẹp."
"......"
Lục Lẫm đi đến sảnh lớn, thấy Khương Nghiên đang ngồi khoanh chân trên ghế, trên đùi đặt một cái Laptop, lạch cạch lạch cạch, múa bút thành văn.
Giày cao gót màu đen của cô một cái dựng thẳng, một... cái khác đã nghiêng ngả.
Chỉ khi học tập hoặc làm việc cô mới dùng đến kính gọng đen, che đi khuôn mặt xinh đẹp đáng yêu. Tóc dài đen nhánh tùy ý xõa trên bờ vai.
Còn mặc áo sơ mi công sở, bao lấy bộ ngực tròn trịa, thoạt nhìn vừa chuyên nghiệp, vừa gợi cảm.
Bên ngoài phòng không có khí lạnh, bây giờ đang là giữa hà, nhiệt độ luôn từ ba mươi độ trở lên.
Cô ở đây, ngồi hai giờ.
Làm gì, khổ nhục kế à?
Anh không chịu thua.
"Cô tìm Tiểu Uông à?"
Lúc này Khương Nghiên mới ngẩng đầu lên, thấy Lục Lẫm, vội vàng để chân xuống, đi giày rồi ngồi nghiêm chỉnh.
"Em tìm lãnh đạo cấp trên của Tiểu Uông."
Lục Lẫm khinh thường giễu cợt: "Tìm lãnh đạo có việc gì?"
Khương Nghiên cười ngọt ngào nói: "Rất thích không khí ở đây, cảm thấy đặc biệt an toàn, tới đây ngồi nhờ điều hòa, lãnh đạo có đồng ý không."
Trán cô chảy rất nhiều mồ hôi, áo lót trắng noãn cũng bị mồ hôi thấm ướt.
Trong lòng Lục Lẫm tự nhủ, tôi tạm tin cô tới đây ngồi nhờ điều hòa.
......
Anh xoay người đi hai bước, vừa quay đầu lại nhìn cô, Khương Nghiên biết ý của ánh mắt kia, cô sung sướng giẫm lên giày cao gót đứng dậy, biết điều theo sát phía sau anh, đi đến phòng làm việc của anh.
Phòng làm việc bày biện ngăn nắp, trên bàn đặt một chồng tài liệu đang mở, ở giữa kẹp một cây bút máy màu đen.
Anh điều chỉnh điều hòa đến độ mát thích hợp, chỉ vào một hàng ghế sắt bên tường: "Cô cứ ngồi đi..."
Quay đầu lại, Khương Nghiên đã tự giác leo lên cái ghế bằng da trước bàn làm việc của anh.
Cô lại cởi giày ra, cả người làm tổ trong ghế, đôi chân trắng nõn mềm mại hiện ra trước mắt anh. Như một chú mèo nhỏ, cô nhắm mắt lại hít sâu, trong ghế có mùi vị của anh.
Cô dựa vào lưng ghế, vẻ mặt hưởng thụ.
Lục Lẫm im lặng: "Có thể đừng thô tục như vậy không?"
"Chỉ thô tục với anh."
Không còn lời nào để nói, anh ngồi lên ghế sắt, khom người đọc tài liệu.
Khương Nghiên nhướn mày, đưa mắt nhìn anh, vóc dáng anh cao lớn, dáng người cơ bắp rắn rỏi, nhưng ại không lộ vẻ thô lỗ.
Người đàn ông số một.
Lục Lẫm rất khắc chế bản thân, sự nhẫn nại của anh dũng mãnh không khác gì sức bật, khi cô bị anh làm đến rơi lệ, anh khẽ hôn mắt cô, dịu dàng nói: "Anh sẽ nhẹ nhàng."
Khi đó, tuổi còn rất trẻ, hai người cũng không có kinh nghiệm gì, nhanh chóng đi thẳng vào chủ đề.
Như tiếng sấm đánh giữa trời xuân, vạn vật đều run rẩy, đâm chồi nảy lộc, liều mạng luận động, tiết tấu mạnh mẽ.
Mỗi lần Khương Nghiên đều đau đến mấy ngày.
Lục Lẫm đau lòng, đã tính, sau này anh nên quy củ thì tốt hơn, hạn chế làm.
Khương Nghiên không vui, cho dù đau, cô cũng thích.
Loại chuyện mất hồn này, rất gây nghiện.
Mối tình đầu thời niên thiếu.
Dù sao vẫn luôn trắc trở.
Hết chương 12
(1): Đây là bài "Chim én nhỏ" (小燕子) một trong những bài hát thiếu nhi nổi tiếng của Trung Quốc.
(2): "Lão phật gia" (老佛爷) là một cách xưng hô tôn kính dành cho người già.
Các bạn nhỏ mặc những bộ quần áo xanh xanh đỏ đỏ, trang điểm xinh đẹp, tiếng cười nói vui vẻ vang suốt đường đi.
"Các bạn nhỏ, đến đây nào." Viện trưởng vỗ tay, hướng dẫn các bạn nhỏ đến chỗ đã sắp xếp trên hội trường lớn.
Thật ra hội trường cũng không lớn, khoảng trăm mét vuông, phía trước đang dựng lên một sân khấu nhỏ, hàng ghế đầu của khán phòng là dãy ghế trải vải nhung mềm mại, các hàng còn lại phía sau là dãy ghế cứng.
Vương Hoài Xuân đứng trước sân khấu lắp máy quay, điều chỉnh góc độ quay tốt nhất.
Các bạn nhỏ mặc váy hoa lục tục bước lên sân khấu, giáo viên hướng dẫn các bé chuẩn bị trước khi biểu diễn.
Không lâu sau, các cụ già lần lượt chậm chạp bước vào hội trường, từng người một ngồi xuống ghế.
Phía trước rõ ràng có một hàng ghế mềm, nhưng lại không có một cụ già nào đi lên ngồi, tất cả họ đều chọn hàng ghế cứng đằng sau. Viện trưởng và y tá khá tự giác, ngồi vào hàng ghế mềm bên trên.
Buổi biểu diễn bắt đầu, giáo viên tiểu học trẻ tuổi vỗ tay, tiếng nhạc vui vẻ sinh động vang lên.
"Chim én nhỏ, mặc chiếc váy hoa, mùa xuân hàng năm lại đến đây, tớ hỏi én nhỏ tại sao, én nhỏ nói, vì mùa xuân ở đây đẹp nhất." (1)
Các bạn nhỏ vừa hát vừa múa, chạy đến chạy đi trên sân khấu, năng động như chú chim nhỏ, làm người ta hoa cả mắt.
Thầy Hàng, viện trưởng và y tá, trên mặt mõio người đều ngầm mỉm cười.
Nhưng nhìn lại từng hàng cụ già phía sau, họ nhìn sân khấu, vẻ mặt dại ra, dường như các bạn nhỏ cũng không giúp họ vui lên. Thậm chí còn có cụ già, đầu lệch sang một bên ngủ gà ngủ gật.
Vân Thái chú ý tới mấy ông cụ phờ phạc, cô ấy ghé sát vào Khương Nghiên, thấp giọng nói: "Thật không nể tình, các bạn nhỏ ở trên sân khấu gắng sức biểu diễn, họ lại chẳng phản ứng gì cả."
"Họ không cần cho ai mặt mũi." Khương Nghiên nói: "Đừng quên ý định ban đầu của sự kiện này."
Sau khi tiết mục chấm dứt, mấy ông cụ thậm chí còn không vỗ tay, ngây ngốc nhìn sân khấu.
Tiếng vỗ tay thưa thớt đến từ viện trưởng và y tá, còn có một bộ phận người nhà các bé.
Trong lòng họ tràn đầy vui mừng, nụ cười lan khắp mặt.
Khương Nghiên cảm thấy không khí xung quanh mình có chút nặng nề, những đứa trẻ đầy màu sắc trên sân khấu rữc rỡ, âm thanh chất lượng kém làm đinh tai nhức óc.
Cô xoay người đi ra khỏi hội trường, nhưng lại thấy cuối hành lang cách đó không xa, có dì y tá rất không lễ độ túm chặt lấy tay áo của một cụ già, quấy rầy ông.
"Tôi rất buồn ngủ." Ông cụ mặc bộ quần áo bông màu xám tro, vẻ mặt mệt mỏi, cúi đầu nhỏ giọng nói: "Mệt rã rời rồi, sáng hôm nay phải dậy quá sớm."
Người y tá gây sự: "Các bạn nhỏ đến đây biểu diễn văn nghệ cho các ông, đó là quan tâm đến các ông, thật sự nghĩ mình là lão phật gia (2) à? Tôi nói cho các ông biết, hôm nay có phóng viên đến, các ông phải vực lại tinh thần cho tôi!"
So với thái độ kịch liệt của ý tá, ông cụ kia lại co ro bên tường, giống như giáo viên đang phê bình học sinh tiểu học.
"Ba giờ sáng nay, các cô đã gọi chúng tôi dậy, tắm, thay quần áo, sửa sang lại giường chiếu, quét dọn vệ sinh, vẫn luôn bận rộn đến bây giờ, còn bắt chúng tôi xem tiết mục của bọn trẻ con." Ông cụ thấp giọng lầm bầm: "Có gì đẹp mắt, tôi muốn về đi ngủ."
"Được thôi, ông dám đi ngủ, hôm nay đừng nghĩ tới việc ăn cơm."
"Các cô thật quá đáng!"
"Muốn ăn cơm, mau cút về xem kỹ tiết mục văn nghệ, đừng làm ầm ĩ lên như bọn thiêu thân, nếu để cho viện trưởng biết, các ông không chịu nổi đâu."
Y tá nhanh chóng thấy được Khương Nghiên, vội vàng thay đổi sắc mặt, cười khanh khách thuyết phục ông cụ: "Kính mời mọi người vào xem văn nghệ ạ."
Mấy ông cụ kêu rên, lại đi vào hội trường.
Khương Nghiên gọi ông cụ lại, nói với y tá: "Các cụ mệt mỏi, muốn về phòng nghỉ ngơi, việc này có được không?"
Y tá biết Khương Nghiên đã nghe được cuộc nói chuyện vừa rồi của bọn họ, miễn cưỡng nở nụ cười, giải thích: "Ôi chao, hôm nay không phải có các bạn nhỏ đến đây kính lão yêu già sao? Mấy ông già mấy khi được bận rộn, có một số ông cụ ấy mà, cậy già lên mặt rất bướng bỉnh, cô nhìn xem, không phải chúng tôi vì muốn tốt cho các cụ sao."
Khương Nghiên lạnh mặt: "Vì muốn tốt cho các cụ, lấy việc không cho ăn cơm tối để uy hiếp ấy hả?"
"Làm sao có thể không cho các cụ ăn cơm tối, đấy là đang nói đùa thôi." Y tá ngượng ngùng giải thích: "Đồng chí phóng viên, cô có biết hầu hạ mấy cụ già bây giờ khó khăn như thế nào không, không vừa lòng một chút, đã ầm ĩ với chúng tôi, công việc của chúng tôi muốn tiến hành thuận lợi, cũng phải chọn một chút biện pháp, định một chút quy củ mới được."
Khương Nghiên không muốn lý luận với người y tá này nữa, xoay người trở về hội trường.
Sau khi biểu diễn xong, các bạn nhỏ được mấy cụ ông tặng vòng hoa do chính tay họ kết. Các thầy giáo ngăn mọi người đứng yên trên sân khấu để chụp hình lưu niệm, các bạn nhỏ đều vây xung quanh các cụ già.
Viện trưởng cầm máy ảnh, tách tách tách, chụp rất nhiều tấm.
Khương Nghiên quan sát những cụ ông này, không có một người nào, không có một ai mỉm cười vui vẻ, vẻ mặt họ dại ra, giống như những con rối gỗ được người điều khiển.
Sau khi hoạt động kính trọng người già kết thúc, viện trưởng tự mình đưa mấy người Khương Nghiên rời đi. Nói vài câu, như có như không dặn dò bọn họ, bài báo cáo nhất định phải viết tốt, các trang thiết bị tiên tiến trong viện dưỡng lão, còn có chế độ quản lý hình thức hóa mới tiếp thu của nước ngoài, tất cả đều phải ghi vào.
Vương Hoài Xuân hớn hở cam đoan: "Viện trưởng ngài yên tâm đi, hoạt động hôm nay có ý nghĩa như vậy, chúng tôi nhất định sẽ tích cực tuyên truyền, tuyên truyền thật tốt!"
Viện trưởng nở nụ cười sáng như ngọc: "Vậy thì tốt, làm phiền đến đồng chí phóng viên rồi."
Sau khi ngồi lên xe, Vân Thái nói với Khương Nghiên: "Chị, sau khi về em sẽ sửa sang lại ghi chép phỏng vấn cho tốt, rồi gửi chị, tổng biên tập Tống nói, bản thảo tin tức đều gửi để chị biên tập lại."
Khương Nghiên dựa dựa vào ghế, nhắm mắt dưỡng thần, thờ ơ "Ừ" một tiếng.
Xế chiều ngồi trước bàn làm việc, cô đánh vào máy tính mấy chữ, rồi lập tức xóa đi, trong đầu hiện lên... Tất cả đều là hình ảnh người y tá dạy dỗ cụ ông trên hành lang, cô rất khó viết theo yêu cầu của tổng biên tập, viết ra một bài báo cáo tích cực, nói các bé vô cùng yêu người già, tôn kính người già.
Đều là giả dối.
Các cụ ông cũng không vui vẻ chút nào.
Khương Nghiên ngồi trước bàn làm việc, kìm nén chốc lát, không nghẹn được ra một chữ.
Ngước mắt, nhìn tượng chú nai gỗ dũng cảm được điêu khắc tinh xảo kia, tâm trạng buồn bực của cô dần được xoa dịu.
Tan việc, về nhà.
Mặc kệ nó.
Trước khi đi, Khương Nghiên cất chú nai nhỏ vào trong túi.
Lại không trực tiếp về nhà, mà đi vòng đến cục cảnh sát.
Hành lang sảnh lớn ở cục cảnh sát, trên bệ cửa sổ có một chậu ngọc lan tỏa hương thơm ngát.
Lục Lẫm mới từ phòng thẩm vấn đi ra ngoài, đứng bên cửa sổ hút điếu thuốc, để tỉnh táo đầu óc, vừa mới dốc lòng đấu trí so dũng khí với kẻ tình nghi, anh có chút mệt mỏi lười biếng.
Tiểu Uông cầm lấy một tờ báo đi đến bên cạnh Lục Lẫm: "Có người quần chúng nhân dân, đã đợi đội trưởng Lục ở bên ngoài gần hai giờ rồi."
Lục Lẫm bỏ điếu thuốc ra, thờ ơ "Ừ" một tiếng.
Tiểu Uông thần bí nói: "Quần chúng nhân dân là một đồng chí nữ nhé."
"À."
Tiểu Uông tiếp tục cường điệu: "Đồng chí nữ này đặc biệt đặc biệt xinh đẹp."
"......"
Lục Lẫm đi đến sảnh lớn, thấy Khương Nghiên đang ngồi khoanh chân trên ghế, trên đùi đặt một cái Laptop, lạch cạch lạch cạch, múa bút thành văn.
Giày cao gót màu đen của cô một cái dựng thẳng, một... cái khác đã nghiêng ngả.
Chỉ khi học tập hoặc làm việc cô mới dùng đến kính gọng đen, che đi khuôn mặt xinh đẹp đáng yêu. Tóc dài đen nhánh tùy ý xõa trên bờ vai.
Còn mặc áo sơ mi công sở, bao lấy bộ ngực tròn trịa, thoạt nhìn vừa chuyên nghiệp, vừa gợi cảm.
Bên ngoài phòng không có khí lạnh, bây giờ đang là giữa hà, nhiệt độ luôn từ ba mươi độ trở lên.
Cô ở đây, ngồi hai giờ.
Làm gì, khổ nhục kế à?
Anh không chịu thua.
"Cô tìm Tiểu Uông à?"
Lúc này Khương Nghiên mới ngẩng đầu lên, thấy Lục Lẫm, vội vàng để chân xuống, đi giày rồi ngồi nghiêm chỉnh.
"Em tìm lãnh đạo cấp trên của Tiểu Uông."
Lục Lẫm khinh thường giễu cợt: "Tìm lãnh đạo có việc gì?"
Khương Nghiên cười ngọt ngào nói: "Rất thích không khí ở đây, cảm thấy đặc biệt an toàn, tới đây ngồi nhờ điều hòa, lãnh đạo có đồng ý không."
Trán cô chảy rất nhiều mồ hôi, áo lót trắng noãn cũng bị mồ hôi thấm ướt.
Trong lòng Lục Lẫm tự nhủ, tôi tạm tin cô tới đây ngồi nhờ điều hòa.
......
Anh xoay người đi hai bước, vừa quay đầu lại nhìn cô, Khương Nghiên biết ý của ánh mắt kia, cô sung sướng giẫm lên giày cao gót đứng dậy, biết điều theo sát phía sau anh, đi đến phòng làm việc của anh.
Phòng làm việc bày biện ngăn nắp, trên bàn đặt một chồng tài liệu đang mở, ở giữa kẹp một cây bút máy màu đen.
Anh điều chỉnh điều hòa đến độ mát thích hợp, chỉ vào một hàng ghế sắt bên tường: "Cô cứ ngồi đi..."
Quay đầu lại, Khương Nghiên đã tự giác leo lên cái ghế bằng da trước bàn làm việc của anh.
Cô lại cởi giày ra, cả người làm tổ trong ghế, đôi chân trắng nõn mềm mại hiện ra trước mắt anh. Như một chú mèo nhỏ, cô nhắm mắt lại hít sâu, trong ghế có mùi vị của anh.
Cô dựa vào lưng ghế, vẻ mặt hưởng thụ.
Lục Lẫm im lặng: "Có thể đừng thô tục như vậy không?"
"Chỉ thô tục với anh."
Không còn lời nào để nói, anh ngồi lên ghế sắt, khom người đọc tài liệu.
Khương Nghiên nhướn mày, đưa mắt nhìn anh, vóc dáng anh cao lớn, dáng người cơ bắp rắn rỏi, nhưng ại không lộ vẻ thô lỗ.
Người đàn ông số một.
Lục Lẫm rất khắc chế bản thân, sự nhẫn nại của anh dũng mãnh không khác gì sức bật, khi cô bị anh làm đến rơi lệ, anh khẽ hôn mắt cô, dịu dàng nói: "Anh sẽ nhẹ nhàng."
Khi đó, tuổi còn rất trẻ, hai người cũng không có kinh nghiệm gì, nhanh chóng đi thẳng vào chủ đề.
Như tiếng sấm đánh giữa trời xuân, vạn vật đều run rẩy, đâm chồi nảy lộc, liều mạng luận động, tiết tấu mạnh mẽ.
Mỗi lần Khương Nghiên đều đau đến mấy ngày.
Lục Lẫm đau lòng, đã tính, sau này anh nên quy củ thì tốt hơn, hạn chế làm.
Khương Nghiên không vui, cho dù đau, cô cũng thích.
Loại chuyện mất hồn này, rất gây nghiện.
Mối tình đầu thời niên thiếu.
Dù sao vẫn luôn trắc trở.
Hết chương 12
(1): Đây là bài "Chim én nhỏ" (小燕子) một trong những bài hát thiếu nhi nổi tiếng của Trung Quốc.
(2): "Lão phật gia" (老佛爷) là một cách xưng hô tôn kính dành cho người già.
Tác giả :
Xuân Phong Lựu Hỏa