Tan Băng Rồi Đó Anh
Chương 28: Trái tim của cừu non
Thảo đang lúi húi hái rau trong vườn, chiếc rổ trên tay đã lấp đầy những lá rau tươi non, xung quanh cô là những luống rau mơn mởn, vì vừa được tưới nên nước còn đọng ướt sũng trên mặt lá, ánh nắng chiếu làm cả vườn rau sáng lấp la lấp loáng. Gần đó là đàn gà đang châu vào cái chậu cám thi nhau mổ ào ào, con nào con nấy phổng phao lông bóng mượt, tiếng chúng tranh ăn nghe thật vui tai.
Thảo nâng khuỷa tay chấm những giọt mồ hôi rịn ra trên trán, cô vui vui khi thấy chậu cám đã gần hết mà lũ gà vẫn xúm xít tranh ăn. Trong đầu cô là những công việc kế tiếp. Dọn dẹp chăm sóc nhà cửa, chăm sóc vườn rau và đàn gà là thú vui duy nhất của cô bây giờ.
Bị thất nghiệp hoàn toàn, bị giam lỏng, chính cô cũng không muốn đi đâu để đỡ phải nhìn thấy những ánh mắt né tránh, thương hại của xóm làng. Phan của cô lâu rồi không về nữa, không nói ra cô cũng biết vì sao. Còn ông ta thì vẫn ngày nào cũng ít nhất một lần tới tìm cô, mà bất kể giờ giấc, bất kể cô có thái độ gì. Lão đúng là chỉ cần thấy cô không thể nào thuộc về ai khác là đủ.
Cô không hiểu cái cảnh quái gở này đến bao giờ mới kết thúc, nhưng nếu kết thúc thì liệu có tốt hơn không? Không. Không thể tốt hơn đâu. Cô biết vậy.Sau bao lần cô đã tự đúc rút ra điều đó. Bất cứ sự thay đổi nào cũng chỉ khiến cô càng lâm vào thế cùng đường. Cô không bao giờ có thể chống lại nổi lão, cho nên phải chấp nhận sự giam hãm này thôi.
Xóm làng đã điều tiếng rằng thôi thì cô hãy lấy lão quách đi cho rồi. Cứ gan lì mãi rồi cũng đến làm gái già. Cô đau khổ lắm nhưng cô không cố được. Cứ nghĩ đến những thủ đoạn của lão, cô chỉ thấy kinh sợ và căm ghét.
Thôi thì lão cứ việc giam hãm đời cô. Dù sao cô cũng không thể nào tranh đấu nổi. Cha mẹ cô là người ở nơi khác đến đây làm ăn, gặp nhau, sống với nhau và sinh ra cô. Cha cô-người bảo vệ gia đình lớn nhất đã sớm bỏ đi rồi. Họ hàng thân thích gia đình hai bên đều xa xôi và nghèo khó. Không ai có thể cứu giúp được cô cả. Thân cô thế cô, cô chỉ muốn sống yên ổn và chỉ muốn làm sao để mẹ được yên tâm về cô. Còn với lão, cô tự nhủ thôi thì lão đã từng cứu mẹ mình. Mỗi khi ghét lão quá thì cô cố nhớ lại cái cảm giác cách đây năm năm khi cô cầm được cọc tiền lớn từ tay lão. Thật đúng là cái phao cứu sinh. Số tiền ấy đã kịp thời giữ được người mẹ thân yêu của cô ở lại thế gian này. Bằng cách ấy, cô có thể tha thứ cho ông ta, có thể nhẹ lòng, chứ không thì dễ phát điên lên lắm.
Chợt từ cổng mẹ Thảo hớt hải chạy vào, làm cô lập tức thoát khỏi dòng suy nghĩ miên man.
-Mẹ! Có chuyện gì thế ạ? – Thảo sốt sắng gọi.
Bà chạy ngay tới chỗ Thảo, vừa thở hổn hển vừa lo lắng nói.
-Ôi con ơi, con có gì với thằng Phú con cô Phương không? Hôm… Hôm qua con nhờ nó sửa xe à?
-Vâng. - Thảo nhớ ra gật đầu ngay. - Hôm qua lúc đi chợ, xe con bị tuột xích. Nó sửa giúp con mà.
-Thế à, xong còn gì nữa không? – Mẹ Thảo lo lắng hơn.
-Không. Xong rồi con về. – Thảo lắc đầu.
Mẹ Thảo nghe thế thở phào, xong rồi lại bức xúc.
-Thế thì có gì đâu! Mẹ biết bình thường con với nó không qua lại gì hết mà. Thế thì nó bị đánh đâu liên quan gì đến con. Thế mà mấy bà ngoài chợ cứ bảo là tại con cơ chứ. Vô lý!
-Sao ạ? Nó bị đánh ý ạ? – Thảo tròn mắt ngạc nhiên.
-Ừ, thấy ngoài chợ họ đồn thế. - Mẹ Thảo gật.
-Thế sao nó lại bị đánh? Ai đánh nó?
-Thấy họ bảo là bị quân của ông Mạnh đánh. Là cái thằng Tùng trọc với cái thằng Bình sẹo ý. – Mẹ Thảo nhăn nhó thuật lại - Sáng nay mẹ vừa ra chợ người ta đã xúm vào bảo mẹ. Họ bảo lúc thằng Phú sửa xe cho con xong, con đi rồi, thì thằng Tùng với thằng Bình từ đâu ra gây sự với thằng Phú. Xong là thằng Phú bị chúng nó đấm chảy cả máu mồm ra.
Thảo thẫn thờ ngồi thụp xuống, vứt rổ rau sang một bên. Cô hiểu rồi. Hôm qua thấy cô một mình bên ria đường loay hoay với cái xích xe bị tuột, Phú – người cùng làng, học lớp 12 đã từ đâu tới giúp cô. Nó cũng dễ gần, vừa sửa hai chị em vừa trò chuyện, chỉ có vậy thôi… vậy mà cũng vào tai mắt của ông Mạnh. Trong cơn uất nghẹn bắt đầu xuất hiện, cô nghe tiếng mẹ còn ấm ức bên tai.
-Họ cứ đổ oan cho mình, mẹ đã nói con chả liên quan gì. Nhỡ đâu thằng Phú nó dây gì với bọn đầu gấu thì sao? Đâu phải con.
Thảo rơm rớm mắt đứng lên, vội vã đi ra khỏi vườn, rồi lập cập lấy xe đạp dựng ở góc sân. Mẹ Thảo lo lắng chạy tới.
-Con đi đâu, con đi đâu?
-Con qua xem nó thế nào, hỏi xem bọn chúng gây sự gì với nó.- Thảo quệt nước mắt.
Mẹ Thảo giữ ngay ghi đông xe lại.
-Không được đâu. Cô Phương sáng nay bảo mẹ là cấm cửa nhà mình rồi.
Thảo bật khóc luôn. Mẹ Thảo lo quýnh lên.
-Bình tĩnh đã con, người ta có hiểu lầm thì cũng từ từ mà giải thích. Giờ chưa được đâu!
Chợt Thảo nín khóc, nghiến răng căm giận.
-Để con.
Thảo đẩy xe đạp đi. Mẹ Thảo càng cuống, ghì xe lại.
-Con làm gì? Con định làm gì?
-Mẹ kệ con. Để con đi! – Thảo gắt lên, nước mắt lăn dài.
-Ơ? – Mẹ Thảo lo sợ.
-Kệ con! – Thảo hét lên giận dữ.
Mẹ Thảo vội buông xe. Thảo phóng xe đi luôn. Mẹ Thảo kinh ngạc đứng nhìn theo.
Thảo nâng khuỷa tay chấm những giọt mồ hôi rịn ra trên trán, cô vui vui khi thấy chậu cám đã gần hết mà lũ gà vẫn xúm xít tranh ăn. Trong đầu cô là những công việc kế tiếp. Dọn dẹp chăm sóc nhà cửa, chăm sóc vườn rau và đàn gà là thú vui duy nhất của cô bây giờ.
Bị thất nghiệp hoàn toàn, bị giam lỏng, chính cô cũng không muốn đi đâu để đỡ phải nhìn thấy những ánh mắt né tránh, thương hại của xóm làng. Phan của cô lâu rồi không về nữa, không nói ra cô cũng biết vì sao. Còn ông ta thì vẫn ngày nào cũng ít nhất một lần tới tìm cô, mà bất kể giờ giấc, bất kể cô có thái độ gì. Lão đúng là chỉ cần thấy cô không thể nào thuộc về ai khác là đủ.
Cô không hiểu cái cảnh quái gở này đến bao giờ mới kết thúc, nhưng nếu kết thúc thì liệu có tốt hơn không? Không. Không thể tốt hơn đâu. Cô biết vậy.Sau bao lần cô đã tự đúc rút ra điều đó. Bất cứ sự thay đổi nào cũng chỉ khiến cô càng lâm vào thế cùng đường. Cô không bao giờ có thể chống lại nổi lão, cho nên phải chấp nhận sự giam hãm này thôi.
Xóm làng đã điều tiếng rằng thôi thì cô hãy lấy lão quách đi cho rồi. Cứ gan lì mãi rồi cũng đến làm gái già. Cô đau khổ lắm nhưng cô không cố được. Cứ nghĩ đến những thủ đoạn của lão, cô chỉ thấy kinh sợ và căm ghét.
Thôi thì lão cứ việc giam hãm đời cô. Dù sao cô cũng không thể nào tranh đấu nổi. Cha mẹ cô là người ở nơi khác đến đây làm ăn, gặp nhau, sống với nhau và sinh ra cô. Cha cô-người bảo vệ gia đình lớn nhất đã sớm bỏ đi rồi. Họ hàng thân thích gia đình hai bên đều xa xôi và nghèo khó. Không ai có thể cứu giúp được cô cả. Thân cô thế cô, cô chỉ muốn sống yên ổn và chỉ muốn làm sao để mẹ được yên tâm về cô. Còn với lão, cô tự nhủ thôi thì lão đã từng cứu mẹ mình. Mỗi khi ghét lão quá thì cô cố nhớ lại cái cảm giác cách đây năm năm khi cô cầm được cọc tiền lớn từ tay lão. Thật đúng là cái phao cứu sinh. Số tiền ấy đã kịp thời giữ được người mẹ thân yêu của cô ở lại thế gian này. Bằng cách ấy, cô có thể tha thứ cho ông ta, có thể nhẹ lòng, chứ không thì dễ phát điên lên lắm.
Chợt từ cổng mẹ Thảo hớt hải chạy vào, làm cô lập tức thoát khỏi dòng suy nghĩ miên man.
-Mẹ! Có chuyện gì thế ạ? – Thảo sốt sắng gọi.
Bà chạy ngay tới chỗ Thảo, vừa thở hổn hển vừa lo lắng nói.
-Ôi con ơi, con có gì với thằng Phú con cô Phương không? Hôm… Hôm qua con nhờ nó sửa xe à?
-Vâng. - Thảo nhớ ra gật đầu ngay. - Hôm qua lúc đi chợ, xe con bị tuột xích. Nó sửa giúp con mà.
-Thế à, xong còn gì nữa không? – Mẹ Thảo lo lắng hơn.
-Không. Xong rồi con về. – Thảo lắc đầu.
Mẹ Thảo nghe thế thở phào, xong rồi lại bức xúc.
-Thế thì có gì đâu! Mẹ biết bình thường con với nó không qua lại gì hết mà. Thế thì nó bị đánh đâu liên quan gì đến con. Thế mà mấy bà ngoài chợ cứ bảo là tại con cơ chứ. Vô lý!
-Sao ạ? Nó bị đánh ý ạ? – Thảo tròn mắt ngạc nhiên.
-Ừ, thấy ngoài chợ họ đồn thế. - Mẹ Thảo gật.
-Thế sao nó lại bị đánh? Ai đánh nó?
-Thấy họ bảo là bị quân của ông Mạnh đánh. Là cái thằng Tùng trọc với cái thằng Bình sẹo ý. – Mẹ Thảo nhăn nhó thuật lại - Sáng nay mẹ vừa ra chợ người ta đã xúm vào bảo mẹ. Họ bảo lúc thằng Phú sửa xe cho con xong, con đi rồi, thì thằng Tùng với thằng Bình từ đâu ra gây sự với thằng Phú. Xong là thằng Phú bị chúng nó đấm chảy cả máu mồm ra.
Thảo thẫn thờ ngồi thụp xuống, vứt rổ rau sang một bên. Cô hiểu rồi. Hôm qua thấy cô một mình bên ria đường loay hoay với cái xích xe bị tuột, Phú – người cùng làng, học lớp 12 đã từ đâu tới giúp cô. Nó cũng dễ gần, vừa sửa hai chị em vừa trò chuyện, chỉ có vậy thôi… vậy mà cũng vào tai mắt của ông Mạnh. Trong cơn uất nghẹn bắt đầu xuất hiện, cô nghe tiếng mẹ còn ấm ức bên tai.
-Họ cứ đổ oan cho mình, mẹ đã nói con chả liên quan gì. Nhỡ đâu thằng Phú nó dây gì với bọn đầu gấu thì sao? Đâu phải con.
Thảo rơm rớm mắt đứng lên, vội vã đi ra khỏi vườn, rồi lập cập lấy xe đạp dựng ở góc sân. Mẹ Thảo lo lắng chạy tới.
-Con đi đâu, con đi đâu?
-Con qua xem nó thế nào, hỏi xem bọn chúng gây sự gì với nó.- Thảo quệt nước mắt.
Mẹ Thảo giữ ngay ghi đông xe lại.
-Không được đâu. Cô Phương sáng nay bảo mẹ là cấm cửa nhà mình rồi.
Thảo bật khóc luôn. Mẹ Thảo lo quýnh lên.
-Bình tĩnh đã con, người ta có hiểu lầm thì cũng từ từ mà giải thích. Giờ chưa được đâu!
Chợt Thảo nín khóc, nghiến răng căm giận.
-Để con.
Thảo đẩy xe đạp đi. Mẹ Thảo càng cuống, ghì xe lại.
-Con làm gì? Con định làm gì?
-Mẹ kệ con. Để con đi! – Thảo gắt lên, nước mắt lăn dài.
-Ơ? – Mẹ Thảo lo sợ.
-Kệ con! – Thảo hét lên giận dữ.
Mẹ Thảo vội buông xe. Thảo phóng xe đi luôn. Mẹ Thảo kinh ngạc đứng nhìn theo.
Tác giả :
tothivimichan