Tam Sinh Tam Thế - Chẩm Thượng Thư (Quyển Thượng)
Quyển 2 - Chương 2
Ngày hôm sau, mới sáng sớm, Phượng Cửu đã đến học phủ, muốn hỏi đồng môn, phu tử rốt cuộc có tên húy là gì, nàng quả thực không ngờ, muốn xu nịnh người khác lại khó khăn như vậy, hơn nữa tên của vị phu tử còn bị giấu diếm nghiêm cẩn hơn cả khuê danh của các tiểu thư. Trong học phủ nửa năm nay, ngoài Yến Trì Ngộ, Phượng Cửu chỉ giao du với nhị hoàng tử Lý Manh, nhưng đến chỗ hoàng tử hỏi thăm, ngay cả Lý Manh cũng chưa bao giờ nghe tôn húy của phu tử mình.
Giờ Mão, trên trời vẫn còn mảnh trăng khuyết tỏa ra quầng ánh sáng thanh lạnh, thông thường lúc này chỉ có mấy đệ tử quan lộ khó khăn chuyên dùi mài kinh sử, hôm nay lại từ xa đã nghe thấy tiếng ồn ào, tiếng nói tuy không to, nhưng âm thanh như vậy không phải của một, hai người. Phượng Cửu mập mờ cảm thấy, đang có trò gì hay để xem, lập tức hết buồn ngủ, rảo bước đi đến lòng thầm nghĩ, chim dậy sớm có sâu ăn, hôm nay ngủ ít một canh giờ quả không uổng.
Trong học đường không biết ai đã hiến mấy viên dạ minh châu, cả học đường rộng sáng trưng, Phượng Cửu lặng lẽ nấp sau cửa hậu, nhìn vào, thấy đa số đồng môn đều có mặt, hơn nữa còn tấp nập qua qua lại lại, hình như đang bí mật chôn ém ám đạo, cạm bẫy gì đó quanh học đường.
Một người tay chống eo, tay cầm tờ sơ đồ rách chỉ huy mọi người lại chính là đường muội[1] của nhị hoàng tử Lý Manh, quận chúa Khiết Lục.
[1] Em họ.
Phượng Cửu đứng một giờ nửa khắc, trong thời gian đó có hai, ba đồng môn đi vào, mấy người vốn giao hảo tốt với Khiết Lục bước lên hỏi gì đó, Phượng Cửu chỉ nghe đại khái.
Thì ra hôm nay vốn là một tiên quân nào đó ở Cửu Trùng Thiên đến giảng về trà đạo cho họ, tối qua khi tan học lại nghe phu tử nói tiên quân đó đang bận việc lần này không đến được, sẽ có một tiên bác đến thay, hôm nay sẽ là bài giảng của vị tiên bác đó. Kế hoạch của bọn Khiết Lục là dùng những cái bẫy này đuổi vị tiên bác đi, như thế bài trà đạo không có ai giảng, tiên quân ban đầu sẽ thấy các đệ tử ở đây đang tha thiết đợi vị đó đến giảng bài, có lẽ sẽ tìm cơ hội đích thân đến đây giảng bài cho họ. Phượng Cửu cảm thấy cách nghĩ của họ quá ư ấu trĩ.
Phượng Cửu đến học phủ này chưa lâu, nhưng cũng nghe bàn tán ít nhiều về vị tiên quân đó. Trong khi bàn tán, mọi người do cung kính đều không nhắc tới hiệu danh của vị này, hình như là một bậc tiên vô cùng tôn quý. Vị tiên tôn quý đó nghe nói có địa vị rất cao ở Cửu Trùng Thiên, Phật duyên cũng rất dày, nhưng xưa nay chưa từng nạp đệ tử, nghe đâu năm xưa Thiên Quân có ý đem thái tử Dạ Hoa đến cầu vị đó nhận làm đệ tử nhưng bị từ chối. Tóm lại, là một đại nhân vật đặc biệt, một đại nhân vật đặc biệt như vậy lại coi trọng bộ tộc Tỷ Dực Điểu bé nhỏ này, lại bằng lòng đến giảng ở học phủ bé nhỏ của họ, mặc dù mười năm mới đến một lần, hơn nữa mỗi lần cũng chỉ lưu lại nửa tháng, một tháng, cũng khiến bộ tộc cảm thấy vinh hạnh. Duy nhất là bộ tộc này xưa nay không giao du với bộ tộc khác để đến nỗi vinh hạnh chói lọi đó bị bưng bít trong cốc, không có chỗ tỏa sáng, khiến người ta không khỏi thấy tiếc.
Khi Phượng Cửu mới nghe tin về vị tiên kia, trong đầu liền điểm hết tất cả những vị thần tiên đã biết ở Cửu Trùng Thiên, chọn ra được hai người, một là Đông Hoa, hai là Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn còn gọi là Thái Thượng Lão Quân. Từ chối không nhận Dạ Hoa là đệ tử dường như là chuyện Đông Hoa dám làm, nhưng lại nghĩ, Đông Hoa không phải là người thích gây rắc rối cho bản thân, đến đây giảng bài, trong khi nơi này có nhiều nữ tử phiền phức như vậy, trước nay chẳng phải chàng từng từ bỏ Ma đạo bởi không thích bị các nữ đệ tử của Ma tộc đeo bám sao? Trái lại Thái Thượng Lão Quân có vẻ là một ông già rất thú vị, nhưng Lão Quân có thể khiến người của cốc Phạn Âm nhắc nhiều như vậy, là điều Phượng Cửu chưa từng nghĩ tới.
Trời rạng dần, có thể nhìn thấy ngoài cửa sổ những ngọn núi sừng sững xanh ngắt như tạc trên trời, lộ ra chút sinh khí trong lòng gió tuyết.
Các đệ tử bố trí xong cạm bẫy, đang giải lao đứng thở thì Tương Lý Manh lặng lẽ đi vào, nhìn thấy cảnh đó sững ra hồi lâu. Phượng Cửu thấy chàng ta đi đến hình như định khuyên đường muội điều gì, liền nhích lên hai bước dỏng tai nghe.
Manh thiếu gia quả nhiên thở dài nói với quận chúa Khiết Lục: “Bản gia hiểu, muội có tình sâu với vị đó, nhưng người ta biết được bao nhiêu, luận về tuổi tác vị đó xứng là lão tổ tông của lão tổ tông của lão lão tổ tông muội, muội thích như vậy là làm phiền người ta, từ đó người ta không đến tộc ta giảng bài nữa." Lại thở dài lần nữa: “Chuyện này với ta thì không sao, nhưng mẫu vương sẽ trị tội muội rất nặng, lúc đó đừng trách ta không nói đỡ cho muội. Vả lại, mấy ngày trước ở Cửu Trùng Thiên vị đó đã tìm được hiền thê, mặc dù chưa bái thiên địa nhưng nghiễm nhiên đã trở thành phu thê, nghe đồn chàng rất coi trọng rất cưng sủng nữ tử đó, thậm chí ta còn nghe có tin sầm sì hai người còn tắm chung với nhau… Ôi ôi ôi, muội khóc gì, đừng khóc nữa…". Quận chúa Khiết Lục bất chấp thể diện, bật khóc, nhưng tiếc là Mạnh thiếu gia phong lưu là vậy, lại không biết ứng phó với nước mắt của mỹ nhân, đứng ngây ra không biết làm gì.
Phượng Cửu quay người đi, giơ tay khép lại cái quai hàm vừa rồi há ra mãi không đóng lại được, chống tay vào bàn từ từ ngồi xuống rót cho mình cốc trà lạnh để hạ cái sự kinh ngạc quá đỗi: Ở Cửu Trùng Thiên phong lưu nhất đẳng phải kể đến tam hoàng tử Liên Tống của Thiên Quân, nhưng ngay đến Thiên Tống cũng chưa thấy bị đồn đại tân lang tân nương chưa bái thiên địa đã tắm chung, mà giả sử cho dù có làm chuyện đó cũng nên bưng bít cho kín, vậy là mình đã xem thường Thái Thượng Lão Quân rồi. Chà chà, thì ra Thái Thượng Lão Quân không phải ăn chay, lại phóng túng đến thế.
Phượng Cửu đang cắn ngón tay út thầm khâm phục cảm thán, lại nghe quận chúa Khiết Lục nghẹn ngào nói: “Huynh cố tình, huynh thầm yêu nữ vương Thanh Khâu mà không có được nàng, mới mong thiên hạ ai cũng cô quả như huynh, tôn thượng chàng thanh cao như vậy sao có thể dính dáng đến tin đồn thế tục. Những gì huynh nói về chàng, muội không tin một chữ nào." Nói xong giậm chân, sập cửa bỏ đi.
Phượng Cửu ngước nhìn thấy sắc mặt Manh thiếu gia cơ hồ đã tái nhợt, bốn chữ “Nữ vương Thanh Khâu" mà Khiết Lục vừa nói nàng nghe rất rõ, đầu tiên là ngạc nhiên, sau đó bàng hoàng. Lòng thầm than, cô cô của mình mặc dù đã xuất giá vậy mà tiếng thơm vẫn không kém năm xưa, ở một nơi xa xôi thế này vẫn có một vị vương tử bị cô cô làm cho hồn xiêu phách lạc, thật là vinh hiển cho Bạch gia. Nhưng nhị hoàng tử Lý Manh quá trẻ so với cô cô cho dù chàng có duyên đến trước mặt cô cô, cô cô cũng nhất định không để mắt đến chàng. Phượng Cửu lắc đầu nhìn Manh thiếu gia đang đứng ngơ ngẩn phía xa, vô cùng thông cảm lắc đầu, đúng lúc chàng ngoái lại liếc nhìn về phía nàng, hai ánh mắt gặp nhau.
Hai người nhìn nhau một lát, Manh thiếu gia giơ bản sơ đồ quận chúa Khiết Lục cầm lúc trước, vẫy nàng đến: “Cửu Ca, lại đây, việc bố trí cạm bẫy công chúa thạo nhất, ta thấy sơ đồ này của Khiết Lục có nhiều chỗ chưa ổn, quận chúa đã muốn làm cạm bẫy này, tốt nhất là để vị tiên bác đến giảng thay kia rơi vào bẫy hai ba ngày cũng không ra được, không thể giảng bài, công chúa xem nên bố trí lại thế nào?"
Cái tiếng “Cửu Ca" này, Phượng Cửu hiểu là đang gọi nàng, ở cốc Phạn Âm, nàng với danh phận Cửu công chúa của bộ tộc Dạ Điểu, khuê danh của Cửu công chúa chính là Cửu Ca. Hoàng tử Lý Manh thật rộng lượng, bị đường muội châm chọc như vậy, vẫn muốn giúp nàng ta. Phượng Cửu bê cốc trà lạnh ghé lại nhìn sơ đồ trong tay Lý Manh, đúng là một trò chơi ấu trĩ, chỉ có thể khiến vị tiên bác xúi quẩy nào đó đến giảng bài lần này bị dính ít nước, ngã một cái, ăn mấy hạt sạn mà thôi, theo kinh nghiệm đấu trí nhiều năm của nàng với các phu tử chẳng đáng là gì.
Phượng Cửu giơ tay chỉ lên chỗ phu tử đứng giảng: “Những chỗ khác nên dỡ đi, chỗ này dùng pháp thuật làm một cái giếng sâu thông với sông Tư Hành ở ngoại thành rồi ngụy trang cho khéo, đảm bảo vị trí đó một khi dẫm lên là “rầm" một cái tụt xuống, nhất định mười ngày nửa tháng không thể xuất hiện trước mắt hoàng tử."
Mạnh thiếu gia nhíu mày suy nghĩ rồi trả lời: “Như vậy có ác quá không? Nếu vị tiên bác đó về nhà oán trách…"
Phượng Cửu uống ngụm trà nói: “Cũng có thể xem xét chỗ này đào một cái hố sâu, bên dưới cắm đao nhọn có thần lực, đợi ông ta rơi xuống, hồng đao, bạch đao sẽ tự chiến với ông ta, đó là kế bách thắng. Đương nhiên so với cách trước thì hơi phiền phức một chút."
Mạnh thiếu gia cầm bản sơ đồ hồi lâu: “… Ta thấy cách ban đầu tốt hơn."
Núi Phù Vũ đá lởm chởm, rừng âm u, mặc dù đã vào đông, nhưng cây cối vẫn chưa khô tàn, lá vẫn rậm rạp tỏa bóng, chỉ loáng thoáng lộ ra mảnh trời xanh. Thinh không văng vẳng tiếng hạc trời lảnh lót cùng với tiếng vỗ cánh vun vút, vừa nhìn đã biết là một ngọn tiên sơn không bình thường.
Trọng Lâm, vị tiên trưởng quản cung Thái Thần đứng ở trước vách đá của cốc Phạn Âm, lòng bề bộn thở dài. Bắt đầu từ hơn hai ngàn năm trước Diệu nghĩa tuệ minh cảnh đã hỗn loạn không yên, cứ mười năm Đế Quân lại mượn danh nghĩa dạy học thâm nhập vào cốc Phạn Âm một lần, khử sạch tam độc của Tuệ minh cảnh. Đế Quân bí mật đến đây, lần nào cũng đưa ông đi cùng, lần này thì lại không, ông lo lắng không biết ngài sống ở đó liệu có quen.
Bí mật về sự tồn tại của Diệu nghĩa tuệ minh cảnh ngoài các vị thần tạo thế từ thời thượng cổ, không có mấy người biết, mặc dù mang Phật danh, thực ra nó không phải là nơi đất lành. Ngay từ thuở hồng hoang, sau khi thiên địa như con gà phá vỏ trứng ra đời, tứ hải bát hoang đã có chúng tiên sinh sống, nhưng phàm trần do bản tính phàm tục đã gieo mầm nghiệp, chưa quá trăm năm, thế giới phàm trần đã tích tụ bao nhiêu vẩn đục do ba thói xấu tham lam, ngu muội, bất mãn sinh ra. Ba thói xấu hoành hành khiến thế gian lễ băng nhạc hoại, chiến loạn triền miên, sinh linh lầm than, có cơ diệt vong. Để bảo vệ Phàm thế, Đông Hoa đã bế quan bảy đêm để tạo ra một thế giới khác ở thiên địa, để thu hết những vẩn đục mà phàm thế không thể chịu đựng, đó chính là Diệu nghĩa minh cảnh sau này. Mấy chục vạn năm vụt trôi như bóng câu qua cửa, do Tuệ minh cảnh đã thu hết tam độc bất kham của thế gian, thiên địa từ đó mới trở nên thanh bình.
Nhưng đến một ngày nếu Diệu nghĩa tuệ minh cảnh sụp đổ, sẽ là đại nạn của cả con người ở phàm trần và thần tiên trên Thiên giới.
Trọng Lâm nghĩ, điều bất hạnh là cái ngày đại nạn đó thực ra đã đến từ ba trăm năm trước, nhưng may thay, Đế Quân bỏ thời gian bổ cứu, khiến một ngàn vị thần may mắn tránh được kiếp nạn. Bất quá sâu xa hơn là sự cứu vãn của Đế Quân thực ra chỉ là kéo dài thêm thời hạn sụp đổ của nó, rốt cuộc có thể kéo dài được bao lâu không ai biết. Vả lại, hơn hai trăm năm nay, tam độc của Tuệ minh kính bắt đầu lan dần, duy có cốc Phạn Âm vẫn là nơi đất sạch không nhiễm thói xấu của hồng trần, có thể thu hút tam độc phát tán, mới khiến Đế Quân không cần nhiều công sức, chỉ một lần đã có thể tẩy sạch tam độc ở đây, may hơn nữa là bộ tộc Tỷ Dực Điểu có thể chất đặc biệt, tam độc không gây tác hại cho họ như gây ra với hồng trần.
Trọng Lâm dựa vào tảng đá thở dài. Rất nhiều người lầm tưởng Đế Quân ở trong cung Thái Thần là ẩn dật hưởng phúc, đương nhiên, phần lớn thời gian chàng quả thực là đang thưởng phúc thanh bạch, nhưng vào lúc quan trọng này, chàng vẫn xuất đầu lộ diện.
Có điều, hôm nay Trọng Lâm đứng đây thở dài không chỉ vì những đại sự của thiên địa, hôm nay Đế Quân có vẻ bất thường khiến ông lòng dạ băn khoăn. Do tối qua Phật Đà ở Phạn Cảnh Tây Thiên đại giá ghé chơi cung Thái Thần, bề ngoài đàm luận kinh phật với Đế Quân thực chất là bàn về số phận của Tuệ minh cảnh. Trọng lâm, một tiên bộc trung thành và tận tâm, cảm thấy đại sự can hệ đến sự tồn vong của thiên địa, hai vị tôn thần tất phải đàm luận cân nhắc kỹ càng, vậy hôm nay chuyến đi vốn đã định đến cốc Phạn Âm giảng bài của Đế Quân có lẽ phải hoãn. Trước đó cũng từng có chuyện, ngày đi đã định trước nhưng Đế Quân có việc khác nên sẽ cử một vị tiên bác đi thay, ông được ủy thác cung kính chuyển lời đến cốc Phạn Âm, tạm thời có một vị tiên bác thay Đế Quân đến giảng bài. Nhưng hôm nay, ông cùng với một vị tiên bác trong cung rất am hiểu về trà đạo, cưỡi mây đến núi Phù Vũ, lại đã thấy Đế Quân dáng tiên như ngọc đứng trên đỉnh Phù Vũ, đang giơ tay vạch một đường huyễn quang, theo đường huyễn quang đó đi vào cốc Phạn Âm.
Trọng Lâm cảm thấy, mặc dù cốc Phạn Âm quả thực kỳ quái, mỗi năm hai tháng bắt đầu từ đông chí, một vị tiên pháp lực cao cường bằng ngoại lực cực mạnh mở cửa cốc, mới không để nó nhuốm đục hồng trần, mà đông chí năm nay, là ngày đầu tiên an toàn mở cửa cốc nhưng cũng không cần phải vội. Hơn nữa, Đế Quân xưa nay không phải là người vội vàng, hai tháng liền sau ngày hôm nay có thể tự do ra vào cốc, vậy mà ngài lại bỏ mặc Phật Tổ vẫn đang làm khách ở cung Thái Thần, bất chấp vạn dặm xa xôi bay đến núi Phù Vũ, lẽ nào chỉ vì có thể lập tức vào cốc giảng bài cho Tỷ Dực Điểu. Vì một bộ tộc nhỏ bé như vậy, Đế Quân tận tụy như thế ư?
Trọng Lâm băn khoăn nghĩ mãi không hiểu căn nguyên, đành chặc lưỡi cho rằng, hai năm nay nắm trọng quyền, Đế Quân ngày càng tận tụy, liền cùng vị tiên bác lại cưỡi mây vay về cung Thái Thần.
Học phủ của Tỷ Dực Điểu cho đến nay đã có lịch sử một vạn tám ngàn năm có lẻ, nghe nói do các vị tiên cao minh kiến tạo, không chỉ địa thế tuyệt vời, trang trí cũng rất đặc sắc. Trong khuôn viên rộng thênh thang với mười thư trai bao bọc, còn có dòng suối nhân tạo êm đềm uốn lượn. Dòng nước chảy xuôi theo thế lượn thoai thoải từ đông sang tây, qua những bậc hẹp lát đá xanh, trên bờ toàn quế và tùng già xanh ngắt, mùa hè im lìm soi bóng nước, cảnh sắc trang nghiêm u tịch phảng phất hơi thiền. Mùa đông, như lúc này, tuyết như phủ bạc, một màu trắng xóa thanh tịnh cô liêu mà khoáng đạt.
Phượng Cửu rất thích những cảnh sắc như thế, thường đến dạo ở đây, hôm nay lại không có hứng, trong ống tay áo là mấy cuộn kinh thư mới chép xong tối qua, nàng lững thững men theo dòng suối đi xuống.
Một canh giờ trước, Phượng Cửu bỏ học giờ trà đạo, trốn ra ngoài gặp Tế Hàn phu tử, bởi nghe nói, trước giờ học chiều, phu tử sau khi sàng lọc, sẽ tuyên bố danh sách môn sinh tham dự năm nay, nàng vốn định thực thi sách lược mưa dầm thấm lâu, từ từ gây thiện cảm với phu tử, nhưng thời gian quá gấp, đành dùng một liều thuốc mạnh, dứt khoát bỏ buổi học đi gặp phu tử, hy vọng khiến phu tử cảm động, nhưng cũng rất muốn chứng kiến cảnh tượng vị tiên bác được Đế Quân phái đến ngã rầm xuống bẫy, cho nên trước lúc ra ngoài còn thầm thì với Yến Trì Ngộ dặn chàng ta phải quan sát thật kỹ, lúc về kể mọi chi tiết cho nàng nghe.
Nàng cứ tưởng hai việc đó đều thu xếp ổn thỏa, ai dè Tế Hàn phu tử thường ngày hành tung luôn ổn định, hôm nay lại mãi không thấy bóng dáng, bên ngoài gió tuyết ù ù, Phượng Cửu chạy tứ phía tìm kiếm, đã bắt đầu nản chí. Nhìn về học đường, không biết vị tiên bác kia đã bị sập bẫy chưa, nếu vị đó nhanh trí, không mắc mưu, bây giờ mình quay về học đường có thể tránh được gió lạnh, nhưng cũng không tránh được tội trốn học, nhất định bị trách phạt. Nghĩ trước nghĩ sau, cảm thấy vẫn nên đứng đợi ở bên ngoài, vừa đợi vừa nghĩ, nếu không phải nịnh Tế Hàn phu tử, lúc này đốt mấy tờ kinh thư mà sưởi thì tốt biết mấy. Nhưng, mình chép những mười tờ, đốt một tờ có lẽ cũng không sao?
Phượng Cửu quỳ bên gốc tùng già, đang một tay luồn vào ống tay áo, thì bị ai đó vỗ vai, ngoái đầu lại thấy Tiểu Yến tráng sĩ tay cầm một con dao nhọn nhằm vào mặt mình, vừa xoay ngang xoay dọc ướm thử, sắc mặt thâm trầm nói với nàng: “Muội xem, mỗ nên rạch một đường thế này, hay một đường thế này, hay là rạch đường thế này trước rồi mới rạch đường thế này sau, theo ý nữ nhi các người, nên rạch như thế nào để khuôn mặt của mỗ trông càng anh tú hơn?"
Phượng Cửu tỏ vẻ đăm chiêu giơ ngón tay vạch một chữ vương lên trên trán chàng ta: “Muội thấy vẽ thế này sẽ anh tú hơn."
Tiểu Yến sát khí đằng đằng nhìn thẳng nàng một hồi, ảo não quẳng đao đi, cũng ngồi xuống gốc tùng cạnh nàng: “Muội cũng cảm thấy vạch hai nhát dao trên mặt thực ra cũng không đặc biệt anh tú ư?" Nói đoạn rầu rĩ thở dài một tiếng: “Vậy muội xem, mỗ để râu thì sao? Để râu quai nón hình như rất hợp với khuôn mặt của mỗ…"
Những câu tào lao của Yến Trì Ngộ lọt tai Phượng Cửu, vào tai trái ra tai phải, nàng mừng vì cuối cùng Tiểu Yến đã ngộ ra, các thiếu nữ không muốn lấy chàng là bởi khuôn mặt chàng quá đẹp, nhưng đồng thời cũng cảm thấy nếu có ngày Tiểu Yến thực sự để bộ râu quai nón, trên trán còn khắc chữ “vương", bộ dạng như thế thực ra sẽ không được các thiếu nữ hoan nghênh như bây giờ.
Có hai cành cây rơi xuống do tuyết đọng quá nặng, Phượng Cửu hắt hơi, ngắt lời Tiểu Yến: “Trên đường đến đây huynh không nhìn thấy phu tử à, không biết hôm nay ông ta rong ruổi nơi đâu, làm người ta tìm mãi không được."
Tiểu Yến quay phắt kinh ngạc nhìn nàng: “Muội không biết à?"
Phượng Cửu giật nảy mình, lùi sau một bước, tựa lưng vào thân cây: “Cái…cái gì, muội phải biết cái gì?"
Tiểu Yến ảo não gãi đầu: “Mỗ nhìn thấy muội ở đây vừa buồn vừa chán, còn tưởng trước khi hết buổi học, Manh huynh đã đến báo với muội rồi". Gãi đầu nói tiếp: “Cũng không phải chuyện lớn, đối với muội thực ra là vừa ưu vừa hỷ, muội xem mỗ dùng từ có chuẩn không? Muội đừng sốt ruột, mỗ sẽ từ từ kể cho nghe, một nửa của cái sự ưu là cái bẫy do muội đặt ra, người cần sập thì không sập, vị phu tử mà muội đang cần tìm… cái này thuộc hỷ sự chính là, khi phu tử dẫn vị nào đó đi vào, không để ý giẫm lên, sa vào bẫy của muội…" Tiểu Yến dừng lại quan sát phản ứng của nàng, nói tiếp: “Manh huynh đoán có lẽ phu tử là người bản địa thông thạo thủy lộ ở đây, cũng không cho muội thời gian chạy trốn, nửa canh giờ đã từ dưới sông Tư Hành bò lên, hùng hổ tuyên bố sẽ lột da muội. Theo phân tích của Manh huynh, căn cứ sắc mặt lúc đó của phu tử lúc đó rất có thể ông ta sẽ làm như vậy thật." Nói đến đây lại hoảng hốt nhìn nàng: “Mỗ thấy lạ là muội đã biết chuyện này sao không lập tức trốn đi, còn ngồi đây chờ gì nữa, một khắc trước mỗ đã thầm nhận định muội là một anh hùng hảo hán, thì ra là do muội chưa biết tin."
Phượng Cửu ngồi dựa vào thân cây, nghe Tiểu Yến nói rõ đầu đuôi mọi sự, đầu choáng váng, mắt nhìn một điểm đen phía xa, trông rất giống phu tử đang từ từ đi đến, mí mắt vừa nhảy, đã co cẳng chạy như một phản xạ.
Vừa chạy, Phượng Cửu vừa nghĩ, hay là đứng lại nói rõ mọi chuyện với phu tử đang trong cơn thịnh nộ, rằng trong chuyện này có lẽ có hiểu lầm, nhưng cuối cùng lại quyết định chạy nhanh hơn.
Sự đời luôn khó lường như vậy, bây giờ đừng nói còn hy vọng lấy được lòng phu tử để được vào dự thi, cho dù nàng hai tay dâng cuốn kinh thư đã chép mười lần, có lẽ cũng chỉ khiến phu tử lột da nàng nhanh hơn.
Yến Trì Ngộ đuổi theo nàng hét to: “Mỗ còn chưa nói hết, vẫn còn một nửa hỷ sự muội chưa được nghe…" Đôi mắt phượng của chàng vừa liếc đã thấy bóng Tế Hàn phu tử đang sải bước đến gần, sợ mình vừa hét theo Phượng Cửu như vậy, phu tử sẽ đoán ra hướng chạy trốn của nàng, vội vàng đứng quay về phía khác, lại làm như thật hét mấy tiếng nữa, lòng mãn nguyện cảm thấy gần đây chàng quả rất thông hiểu nhân tình thế thái, tiến bộ không nhỏ.
Phía thượng lưu con suối có một đám mạn châu mọc gần triền một con sông, trong mênh mông băng tuyết lại nở rộ vô cùng diễm lệ, thiên địa vốn có rất nhiều kỳ hoa dị thảo, Phượng Cửu xưa nay không hứng thú với cỏ hoa, nên không biết nhiều, chỉ biết đám hoa này là mạn châu sa, chỉ do trước đây Đông Hoa thường dùng hoa này để cúng. Nàng vẫn nhớ một khắc trước không hề nhìn thấy trong đám hoa có người, lúc này nhìn ra, giữa thảm mạn châu sa đỏ rực hình như lại có bóng người cao thanh, tôn nhã trong màu áo tím thư nhàn đứng. Lúc đầu Phượng Cửu tưởng mình hoa mắt, trên Cửu Trùng, dưới Hạ giới, trong tứ hải bát hoang trung thành với xiêm y màu tím, hơn nữa, lại có thể mặc đẹp tuyệt như thế này ngoài Đông Hoa Đế Quân, không còn ai khác, nhưng Đông Hoa sao lại có thể xuất hiện ở đây vào lúc này, nếu để cứu nàng, lẽ ra chàng phải đến từ nửa năm trước, bây giờ càng không thể. Lúc này chàng đang ở tiên cảnh nào đó ở Cửu Trùng Thiên nghiềm ngẫm kinh Phật, hoặc thư thả buông cần câu bên ao sen có vẻ hợp lẽ hơn.
Trong đầu đang thầm gạt đi giả định đó, chân không chú ý thế nào lại trượt một cái, loạng choạng chực ngã, may đã kịp thời bám vào thân cây bên cạnh lảo đảo một lúc mới đứng vững, khóe mắt phượng lại quét về phía đám hoa phía sau cây tùng già chếch bên kia suối, quả nhiên không thấy bóng người áo tím nữa. Phượng Cửu chập hai bàn tay cóng lạnh vào nhau thầm nghĩ, hôm nay mình trúng tà hay sao, định ngó xem phu tử có đuổi kịp không, vừa quay đầu đã xô vào một người.
Phía sau, cách nàng mấy bước, phu tử khom người chống tay lên cái eo già cố đứng thẳng, nhìn thấy nàng lùi về phía sau có vẻ định chạy trốn, trong lúc luống cuống lại nhanh tay túm được ông tay áo nàng. Phượng Cửu quá đỗi kinh ngạc bởi phu tử thường ngày chậm rề rề hôm nay lại bất chợt nhanh như con thỏ, nàng còn chưa kịp phản ứng, thì cả chân lẫn tay ngay lập tức bị phu tử dùng hai sợi dây thừng tiên xiết chặt. Nghe thấy phu tử nói: “Học trò ngỗ ngược này chạy đi đâu!" Lại nghe thấy câu tiếp theo: “Bài nhập môn đầu tiên của học phủ đối với các trò là tôn sư trọng đạo, với việc làm ngày hôm nay của trò, ta phạt trò quỳ ở thủy lao, trò không thấy oan chứ! Bởi vì ta thấy ở đây đã có sẵn thủy lao." Lời chưa dứt, liền niệm pháp quyết quăng nàng xuống suối.
Đã bị trói bằng sợi thừng tiên thì không thể dùng tiên quang để bảo vệ mình, không có tiên quang bảo vệ, nỗi khổ bị ngâm trong nước giữa trời đông tuyết giá này mười phần chắc tám phải về cõi tiên, nhưng cá tính của Phượng Cửu từ nhỏ đã không bao giờ chịu xin xỏ điều gì, lúc bị tung lên không còn cố đáp trả bằng câu cửa miệng của tiểu thúc Bạch Chân: “Tại hôm nay tiên sinh gặp vận xấu." Rồi nghiến răng chuẩn bị chịu cực hình.
Phu tử tức tím mặt bởi câu nói của nàng, hai dải râu dê rung rung vểnh lên, tức thì hai ngón trỏ ngoắc vào nhau, khi pháp quyết dìm nàng xuống sông sắp hình thành, thì hai sợi thừng tiên trói tay chân Phượng Cửu bỗng tuột ra, một giọng nói thong thả từ mé chếch phía sau truyền đến: “Tiên sinh phạt giam cô nương này ở thủy lao. Ai sẽ nấu ăn cho bản quân?"
Hoa tuyết lớn như nhưng chiếc lông ngỗng rơi liên tục từ sáng sớm, trong bao la tuyết phủ, Đông Hoa Đế Quân toàn thân áo chùng tím thong thả bước ra, những bông tuyết đậu trên mái tóc trắng lập tức bị lu mờ, quả nhiên là vị tiên có phong thái thần tiên nhất tứ hải bát hoang, bất kỳ chàng đứng nơi nào, nơi đó cũng biến thành tiên cảnh.
Hoa mạn châu sa dưới chân Đông Hoa từ từ nép mình tạo ra một con đường tuyết, Phượng Cửu cúi đầu nhìn chuỗi dấu ủng vân mây chàng lưu lại, đến khi dấu ủng đến ven suối, nàng mới sực tỉnh ngẩng đầu nhìn Đông Hoa một cái, lập tức quay đầu bỏ chạy thục mạng.
Nửa năm nay, Phượng Cửu thậm chí đã từng mơ, mơ thấy biểu đệ A Ly của mình đứng trên cỗ xe phong hỏa, lưng dắt thanh kiếm có tua hồng phóng xuống Hạ giới cứu nàng, nhưng có thể gặp Đông Hoa ở cốc Phạn Âm này thì nàng thật tình chưa từng nghĩ đến, cũng chưa từng mơ giấc mơ nào như vậy. Nửa khắc trước, nàng còn tưởng sẽ không để bụng chuyện Đông Hoa kém đức, là trưởng bối nhưng thấy tiểu bối rơi xuống vực chết mà không cứu, lúc này thấy Đông Hoa bằng xương bằng thịt, vẻ mặt cơ hồ lại không hề có ý hối hận, nghiễm nhiên đứng trước mặt nàng, không hiểu sao nàng bỗng bùng lửa hận.
Tế Hàn phu tử đang hả hê vì đã trói được học trò ngỗ ngược, lúc này nhìn thấy biến cố đột xuất, hai chân bỗng mềm ra, hai đầu gối khuỵu xuống hành lễ với Đế Quân. Nhưng Đế Quân không nhìn đại lễ đó của phu tử, vội đuổi theo cô học trò ngỗ ngược vừa bị ông ta trói ném xuống nước. Phu tử vừa quỳ trên đất vừa ngẫm nghĩ mấy lời vàng vừa rồi Đế Quân thốt ra, có phải Đế Quân nói hôm nay ngài nhìn thấy nha đầu Cửu Ca, cảm thấy nha đầu này rất hoạt bát có thể hầu hạ cho bản thân, cho nên muốn Cửu Ca phục dịch mấy ngày, hay là nói, Đế Quân đã quen Cửu Ca từ trước, hôm nay thấy nàng bị phạt, đích thân chạy tới giải nguy? Phu tử nghĩ đến đây trái tim già đã nhảy vọt lên cổ họng, chân tay bỗng mềm nhũn, trời ơi, gay to rồi.
Gió hiu tuyết nhẹ bay trên đầu cành, Phượng Cửu hiểu rằng Đông Hoa đã đuổi kịp nàng, nhưng vẫn không đứng lại, không đầy hai ba bước chân, Đông Hoa trầm tư đứng chắn trước mặt, Phượng Cửu thử đi tiếp mấy bước, chàng vẫn không có ý tránh đường, nàng ngẩng phắt đầu, trừng mắt nhìn chàng: “Chàng đến cứu ta sao? Nửa năm trước chàng đi đâu?" Nàng cười khẩy: “Hừ, hôm nay cuối cùng chàng cũng đã muốn cứu ta? Bảo cho chàng biết, ta không thèm!" Nói xong, quay đầu, đi men theo bờ suối quay về, cúi đầu lần nữa nhìn thấy đôi ủng vân mây của Đông Hoa, nàng đứng lại: “Tránh ra, tránh ra, chớ cản đường ta!"
Đông Hoa đứng cách một thước, chăm chú nhìn nàng một lúc, đột nhiên lên tiếng: “Thú vị thật, nàng đang dỗi ư? Ta đến cứu nàng nửa năm trước và nửa năm sau có gì khác nhau?"
Phượng Cửu lại nhún chân nhảy lùi sau ba trượng, hỏa khí trong ngực càng bốc, đúng là một trưởng bối vô liêm sỉ, lại còn dám hỏi cứu sớm hay cứu muộn nửa năm có gì khác!
Phượng Cửu nắm chặt tay đến nỗi các khớp xương kêu răng rắc: “Chàng thử bị người ta biến thành cái khăn mùi xoa buộc trên đầu đi quyết đấu xem, đấu xong còn bị người ta ném xuống vực thẳm nửa năm không được cứu, chàng thử xem!" Nói xong, nàng đột nhiên nhận ra chuyện nửa năm trước hình như nàng đã tha thứ cho Đông Hoa, lần này sau khi thoát nạn chắc ngày nào cũng phải ghi nhớ món nợ ân tình, đột nhiên khẳng khái bồi thêm một câu: “Tiểu bối chỉ nhất thời bực bội, không để bụng là do được giáo dưỡng tốt, vậy mà chàng còn dám đến hỏi như thế." Nói đoạn, nàng bẻ một cành tùng khô, thử lực tay mình rồi bẻ “rắc" một cái, ngang tàng, phẫn nộ nhìn Đông Hoa, kết luận: “Nếu còn dám hỏi tiểu bối này một chuyện ngu xuẩn như thế, chàng sẽ có kết cục như cành tùng khô này!"
Phượng Cửu cảm thấy, thái độ hôm nay của nàng đối với Đông Hoa như thế vẫn còn là nhẹ nhàng, nửa năm trước, khi chung sống với chàng ở Cửu Trùng Thiên vẫn còn e dè ý tứ, luôn vì mối tình si suốt hai ngàn năm nên vô cùng giữ lễ, dịu dàng, nhỏ nhẹ với chàng, tình cảnh bi đát sau này mà chàng đẩy nàng vào suy cho cùng cũng là do chính nàng tự tìm đến. Lúc nhỏ, khi bực bội nàng thậm chí dám nổi đóa với Phật Đà ở Tây Thiên Phạn Cảnh, đương nhiên chỉ là để hả giận nhất thời, chẳng được lợi lộc gì, về sau bị phụ thân dùng roi trị một trận, nhưng đó mới là bản sắc anh hùng của Phượng Cửu nhi nữ Thanh Khâu. Bởi trên thế gian ai dám khiêu khích Phật Đà? Nhưng Thanh Khâu Phượng Cửu dám. Nàng đột nhiên mười phần khâm phục bản thân, cảm thấy được xả một trận thoải mái mọi ấm ức trong lòng. Nhưng cũng đoán Đông Hoa sẽ bực, những nhân vật lớn xưa nay đều không chịu được xúc phạm như thế, e là ngày hôm nay sẽ không kết thúc bình an. Có điều, đối mặt với nhau, đem mọi ân oán bấy lâu thanh toán sòng phẳng cảm giác thực sảng khoái, mặc dù nàng nhất định sẽ thua, chính Đông Hoa sẽ bẻ nàng như bẻ cành tùng khô, vậy thì có thể xử lý đối phương như thế nào là nhờ vào bản lĩnh của mỗi người.
Phượng Cửu cảm thấy, biểu hiện của mình lúc này nhất định rất vô phép, vởi vì nàng nhìn thấy một nét bàng hoàng trong đôi mắt tĩnh như đầm sâu của Đông Hoa. Điều này nàng có thể lường được, ở Cửu Trùng Thiên này nàng đã kiềm chế rất tốt với Đông Hoa, luôn cung kính giữ lễ, cho nên hôm nay nàng không cung kính, không giữ lễ, có lẽ chàng cần chút thời gian để thích ứng và chịu đựng.
Nét bàng hoàng trong mắt Đông Hoa lập tức tiêu tan. Tư phong của các bậc thần tiên chính là sự tĩnh tại an nhiên trước mọi biến cố của vạn vật.
Đông Hoa yên lặng nhìn nàng một lúc, mãi sau mới nói: “Ý nàng là, bây giờ nàng đang rất tức giận, nếu ta bằng lòng biến thành chiếc khăn đi theo nàng để nàng xả giận, có thể nàng sẽ không tức giận như vậy?" Vầng trán tư lự hơi giãn ra, một nét cười thoáng qua: “Điều đó có gì khó." Phượng Cửu còn chưa kịp phản ứng, quả nhiên Đông Hoa đã biến thành chiếc khăn tơ màu tím, rơi trúng đỉnh đầu nàng.
Phượng Cửu sững người. Lát sau, khẽ thổi một hơi, góc khăn cuốn lên, nàng giật mình: “Ôi trời, không phải là ảo giác."
Chiếc khăn tơ giống như khăn trùm của tân nương rủ xuống che mắt, Phượng Cửu cúi xuống chỉ nhìn thấy những bụi tuyết li ti dưới chân, chần chừ một lát, nhớ lại hàm ý câu nói vừa rồi của mình, hình như nàng không có ý bảo Đông Hoa phải biến thành chiếc khăn mới hài lòng. Vừa rồi nàng mắng chàng một trận thực ra mới xả được năm phần giận, làm thế nào mới có thể xả được hết giận trong lòng để không còn ấm ức nữa thì nàng không biết. Đông Hoa nghĩ gì lại thành ra thế này, nàng thấy hơi kỳ quặc.
Phượng Cửu giơ tay rút chiếc khăn trên đầu, khăn tơ màu tím rộng hơn chiếc khăn mà nàng biến lần trước, trong có thêu mấy khóm bồ đề vãng sinh sắc hoa thanh nhã, chất liệu cũng tốt hơn, tỏa mùi hương bạch đàn mà Đông Hoa quen dùng. Nàng giũ một cái, chiếc khăn sắp tuột khỏi tay, lại vèo một tiếng bay trở lại trên tay nàng, tiếp đó là giọng Đông Hoa ôn tồn vang lên: “Cầm cho chắc đừng để rơi xuống tuyết, ta sợ lạnh."
Phượng Cửu ngây người hồi lâu, lập tức cúi xuống, bốc một nắm tuyết vê tròn, gói trong khăn, xong xuôi lại hớn hở đào một hố nhỏ trên tuyết đem chôn cái bọc xuống, nửa canh giờ sau, đào lên chiếc khăn ướt sũng, hỏi: “Này, còn sợ gì nữa?"
“…"
Khi Yến Trì Ngộ trở về Tật Phong Viên, thấy Phượng Cửu đang hong chiếc khăn mùi soa trên bếp lửa. Nha đầu này đã thêu được chiếc khăn đẹp như vậy từ bao giờ, chàng rất tò mò, nhưng hiện giờ đang có chút tâm sự, tính ưa chuyện dông dài, Tiểu Yến lại bắt đầu kể lể với Phượng Cửu.
Phượng Cửu đã cầm chơi chiếc khăn gần một canh giờ, từ khi bới chàng ra khỏi hố tuyết đến giờ, Đông Hoa không hề mở miệng, nhưng nàng cảm thấy đàn ông nhất ngôn cửu ngàn vàng biến thành khăn mùi soa để nàng xả giận là chủ ý Đông Hoa đưa ra, nàng vốn không có ý như thế, vì đã là nhã ý của chàng thì không nên phụ. Thực tế, bất luận xét từ góc độ nào, nàng cũng không hề phụ ý chàng. Sau khi tiếp tục chôn Đông Hoa trong hố tuyết nửa canh giờ nữa, nàng lại đem ra ngâm trong suối nước lạnh một hồi, nước lạnh làm chiếc khăn mềm hơn, sau đó nàng còn dùng nó ép hai bát nước quýt, rồi lại trải trên tảng đá, dùng bàn chải cọ sạch những vụn quýt bám trên mặt lụa, rồi lại ngâm trong nước chẵn một khắc mới lấy lên đốt lửa hơ khô. Trong suốt quá trình bị dày vò như vậy, Đông Hoa vẫn lặng thinh không thấy kêu rên gì, Phượng Cửu cho rằng chàng quả thật rất giỏi chịu đựng.
Một khắc trước khi Yến Trì Ngộ đẩy cửa vào, Phượng Cửu nhìn chiếc khăn mùi xoa phơi trên giá trước bếp lửa, bị giày vò đến nỗi ít nhất phai hết hai ba phần màu, lòng cũng hơi áy náy, cảm thấy đối xử với Đông Hoa như vậy có phần hơi quá. Nhưng nghĩ đến lúc đầu còn có ý định cho chàng vào chảo dầu đun sôi, mặc dù là do trong Tật Phong Viên không có dầu, mới từ bỏ ý định, nhưng nếu nàng muốn hành hạ chàng như vậy thật, ra ngoài mua ít dầu về làm đâu có khó gì, chứng tỏ nàng vẫn khoan dung với chàng. Nàng tự nhủ, vậy là một lòng một dạ hơ khô, chuẩn bị đợi chàng khô rồi hai người sẽ hóa giải mọi tị hiềm, một nụ cười xóa mọi oán cừu, họ tu tiên mà, rất coi trọng hai chữ “khoan dung", hai chữ “độ lượng", hai chữ “sâu sắc", vẫn nên để chàng lĩnh hội một chút ưu điểm đó của nàng.
Củi nổ lép bép lóe ra một tia sáng xanh, Yến Trì Ngộ sắc mặt buồn buồn lấy chiếc ghế gấp cũng ngồi xuống cạnh Phượng Cửu cùng sưởi, vừa yên vị đã rút trong ống tay áo ra, chia cho nàng nửa túi hạt dưa.
Ánh lửa in bóng nửa người nhìn nghiêng của Yến Trì Ngộ lặng lẽ cắn hạt dưa, vừa cô đơn vừa sầu muộn.
Phượng Cửu nhìn chàng giây lát, cảm thấy Tiểu Yến quả không thẹn là đóa hoa đẹp, đặc biệt là khi đóa hoa ấy nhuốm buồn, trông càng quyến rũ. Đời này chàng ta muốn biến thành anh hùng, trừ khi trở lại lòng mẹ đầu thai kiếp khác, nếu không với vẻ mặt hoa da phấn như vậy, cho dù để râu quai nón từ cằm đến quá tai, trên trán lại khắc chữ vương, chàng vẫn là một bông hoa diễm sắc.
Đột nhiên thấy thông cảm với chàng, ghé lại gần, quan tâm hỏi: “Yến tráng sĩ, huynh quý là ở tấm thân tráng sĩ, sao lại ảo não thở dài, xảy ra chuyện gì?" Tiểu Yến xưa nay thích được gọi là tráng sĩ, gợi chuyện bằng câu như thế, chắc chàng sẽ vui hơn.
Vẻ sầu muộn của Tiểu Yến quả nhiên dịu đi một chút, ngẩng đầu đang định nói, không ngờ lại bị sặc vỏ hạt dưa, trong lúc vội, vớ luôn chiếc khăn mùi soa đang hong trên lửa, bịt miệng ho một trận, mảnh vỏ hạt dưa được khạc ra khăn mùi soa, thở dài não ruột: “Đông Hoa Mặt lạnh đã đến cốc Phạn Âm rồi, muội biết chưa?"
Phượng Cửu im lặng nhìn chiếc khăn mùi soa tím trong tay Tiểu Yến, sau khi lau miệng hình như chàng còn định dùng để xỉ mũi, nàng rùng mình, hơi né người ra sau một chút, lặng lẽ gật đầu.
Tiểu Yến thở than: “Mỗ vốn tưởng tu luyện hiện nay của mình thực ra đã không kém Mặt lạnh bao nhiêu. Không, mỗ cảm thấy có thể còn hơn ông ta một bậc. Nhưng…" Tiểu Yến nắm chặt chiếc khăn trong tay: “Khi mỗ qua đầm Thủy Nguyệt, nhìn thấy Mặt lạnh đang dùng điệp vũ thuật, đem vạn dặm không gian giữa cốc Phạn Âm và Cửu Trùng Thiên gấp lại…"
Điệp vũ thuật, Phượng Cửu có biết, nhìn chung là một tiên thuật trong đó bậc tiên trước khi vũ hóa, trong lòng nếu còn vương vấn, có thể dùng tiên lực và tiên khí cuối cùng gấp ép không gian, khiến cho trong nháy mắt có thể nhìn thấy người hoặc vật mà mình vương vấn, để viên tròn ước nguyện, trước khi bình an vũ hóa về cõi Phật. Thoạt nghe hơi giống vũ di thuật, nhưng vũ di thuật là có thể trong chớp mắt đi đến một nơi cách ngàn dặm trong cùng một thế giới, còn điệp vũ thuật là có thể gấp ép không gian cách vạn dặm trong những thế giới khác, nguyên lý là thu gọn không gian của hai nơi, ở giữa vẫn là thời không đã bị thu gọn giống như trong chiếc gương, hai bên chỉ có thể nhìn nhau mà không thể chạm tới. Tiểu Yến phản ứng mạnh như vậy, Phượng Cửu hơi bất ngờ, bởi vì đối với những bậc thần tiên cao minh, pháp thuật này thực ra không khó, không cần trước khi vũ hóa mới có thể làm được, nhưng do sử dụng một lần là hao tốn tiên lực, cho nên không vạn bất đắc dĩ, trong tình thế khẩn cấp, mọi bậc tu tiên hầu như không sử dụng.
Phượng Cửu lờ mờ cảm thấy có gì không ổn, vừa suy nghĩ, vừa trả lời qua loa: “Chắc cung Thái Thần xảy ra chuyện gì khẩn cấp, một pháp thuật hệ trọng như vậy, chưa phải lúc khẩn cấp nhìn chung không sử dụng. Huynh không ưa Đông Hoa, cung của chàng ta xảy ra chuyện huynh nên mừng mới phải. Hơn nữa, một pháp thuật như vậy, nghe nói huynh cũng biết dùng, có thể duy trì trong thời gian nửa tuần nhang, muội còn nhớ, hình như có ghi chép nói, Ma giới của huynh đứng đầu về phép thuật này, ngay Thiên Giới cũng không có mấy ai vượt qua, thứ lỗi cho muội không hiểu, cớ chi sầu não thế?"
Tiểu Yến nghiến răng, trừng mắt nhìn nàng, bộ dáng càng thảm hại, lát sau thủng thẳng mở miệng: “Chơi cờ."
Phượng Cửu hỏi: “Cái gì?"
Tiểu Yến rầu rĩ nghẹo đầu sang một bên, “Mặt lạnh thực thi pháp thuật này, chẳng qua là để chơi cờ với bạn hữu trên Thiên giới, mỗ vừa nhìn thấy ông ta đang chơi cờ vây với gã công tử tên Liên gì đó ở Thiên giới của muội." Dừng một chút, ảo não nói tiếp: “Mỗ cảm thấy mỗ đã thua."
Phượng Cửu im lặng đứng hồi lâu, nhìn Tiểu Yến thẫn thờ như bị chấn động cực mạnh, chàng Yến vốn sôi nổi hoạt bát, giờ lại thiểu não như vậy không khỏi khiến người ta thương cảm. Phượng Cửu bỗng mủi lòng bất giác giơ tay xoa xoa mái tóc dài đen nhánh của chàng, được nửa chừng thì lý trí tàn dư trỗi dậy, đành dừng lại vỗ vai, đắn đo hồi lâu an ủi: “Mặc dù lần này ông ta thắng huynh, nhưng ông ta luôn có chỗ kém huynh, hà tất phải dùng chỗ yếu của mình địch chỗ mạnh của ông ta?" Tưởng là nói đại một câu đẹp đẽ, an ủi. Không ngờ, Tiểu Yến tính thẳng thắn trong tình huống đó còn truy hỏi một câu: “Ví dụ?"
Phượng Cửu đắn đo một hồi tìm ví dụ, lùi một bước, nói thử: “Ví dụ huynh hào hoa tuấn tú hơn ông ta?" Tiểu Yến vò chiếc khăn mùi soa trong tay ném vào đầu nàng.
Lúc này trong đống than củi đang cháy lại có tiếng “bép" bùng ra đốm lửa, khi màu tím nhạt vạch một đường vòng cung rơi vào tầm mắt, Phượng Cửu cuối cùng cũng hiểu ra điều bất ổn mà vừa rồi nàng cảm thấy.
Lát sau, rút chiếc khăn trên đầu xuống nắm trong tay, mắt long lanh ngắm nhìn hồi lâu, nghiến răng nói với Tiểu Yến: “Vừa rồi huynh nói, nhìn thấy Đông Hoa chơi cờ vây với Liên Tống là vào lúc nào?"
Tiểu Yến băn khoăn nhìn vào chiếc mùi soa trong tay Phượng Cửu, lại băn khoăn nhìn nàng: “Vừa mới rồi, có lẽ bây giờ họ vẫn đang chơi. Khi mỗ bỏ đi còn thấy mặt lạnh đang đi trước một quân."
Giờ Mão, trên trời vẫn còn mảnh trăng khuyết tỏa ra quầng ánh sáng thanh lạnh, thông thường lúc này chỉ có mấy đệ tử quan lộ khó khăn chuyên dùi mài kinh sử, hôm nay lại từ xa đã nghe thấy tiếng ồn ào, tiếng nói tuy không to, nhưng âm thanh như vậy không phải của một, hai người. Phượng Cửu mập mờ cảm thấy, đang có trò gì hay để xem, lập tức hết buồn ngủ, rảo bước đi đến lòng thầm nghĩ, chim dậy sớm có sâu ăn, hôm nay ngủ ít một canh giờ quả không uổng.
Trong học đường không biết ai đã hiến mấy viên dạ minh châu, cả học đường rộng sáng trưng, Phượng Cửu lặng lẽ nấp sau cửa hậu, nhìn vào, thấy đa số đồng môn đều có mặt, hơn nữa còn tấp nập qua qua lại lại, hình như đang bí mật chôn ém ám đạo, cạm bẫy gì đó quanh học đường.
Một người tay chống eo, tay cầm tờ sơ đồ rách chỉ huy mọi người lại chính là đường muội[1] của nhị hoàng tử Lý Manh, quận chúa Khiết Lục.
[1] Em họ.
Phượng Cửu đứng một giờ nửa khắc, trong thời gian đó có hai, ba đồng môn đi vào, mấy người vốn giao hảo tốt với Khiết Lục bước lên hỏi gì đó, Phượng Cửu chỉ nghe đại khái.
Thì ra hôm nay vốn là một tiên quân nào đó ở Cửu Trùng Thiên đến giảng về trà đạo cho họ, tối qua khi tan học lại nghe phu tử nói tiên quân đó đang bận việc lần này không đến được, sẽ có một tiên bác đến thay, hôm nay sẽ là bài giảng của vị tiên bác đó. Kế hoạch của bọn Khiết Lục là dùng những cái bẫy này đuổi vị tiên bác đi, như thế bài trà đạo không có ai giảng, tiên quân ban đầu sẽ thấy các đệ tử ở đây đang tha thiết đợi vị đó đến giảng bài, có lẽ sẽ tìm cơ hội đích thân đến đây giảng bài cho họ. Phượng Cửu cảm thấy cách nghĩ của họ quá ư ấu trĩ.
Phượng Cửu đến học phủ này chưa lâu, nhưng cũng nghe bàn tán ít nhiều về vị tiên quân đó. Trong khi bàn tán, mọi người do cung kính đều không nhắc tới hiệu danh của vị này, hình như là một bậc tiên vô cùng tôn quý. Vị tiên tôn quý đó nghe nói có địa vị rất cao ở Cửu Trùng Thiên, Phật duyên cũng rất dày, nhưng xưa nay chưa từng nạp đệ tử, nghe đâu năm xưa Thiên Quân có ý đem thái tử Dạ Hoa đến cầu vị đó nhận làm đệ tử nhưng bị từ chối. Tóm lại, là một đại nhân vật đặc biệt, một đại nhân vật đặc biệt như vậy lại coi trọng bộ tộc Tỷ Dực Điểu bé nhỏ này, lại bằng lòng đến giảng ở học phủ bé nhỏ của họ, mặc dù mười năm mới đến một lần, hơn nữa mỗi lần cũng chỉ lưu lại nửa tháng, một tháng, cũng khiến bộ tộc cảm thấy vinh hạnh. Duy nhất là bộ tộc này xưa nay không giao du với bộ tộc khác để đến nỗi vinh hạnh chói lọi đó bị bưng bít trong cốc, không có chỗ tỏa sáng, khiến người ta không khỏi thấy tiếc.
Khi Phượng Cửu mới nghe tin về vị tiên kia, trong đầu liền điểm hết tất cả những vị thần tiên đã biết ở Cửu Trùng Thiên, chọn ra được hai người, một là Đông Hoa, hai là Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn còn gọi là Thái Thượng Lão Quân. Từ chối không nhận Dạ Hoa là đệ tử dường như là chuyện Đông Hoa dám làm, nhưng lại nghĩ, Đông Hoa không phải là người thích gây rắc rối cho bản thân, đến đây giảng bài, trong khi nơi này có nhiều nữ tử phiền phức như vậy, trước nay chẳng phải chàng từng từ bỏ Ma đạo bởi không thích bị các nữ đệ tử của Ma tộc đeo bám sao? Trái lại Thái Thượng Lão Quân có vẻ là một ông già rất thú vị, nhưng Lão Quân có thể khiến người của cốc Phạn Âm nhắc nhiều như vậy, là điều Phượng Cửu chưa từng nghĩ tới.
Trời rạng dần, có thể nhìn thấy ngoài cửa sổ những ngọn núi sừng sững xanh ngắt như tạc trên trời, lộ ra chút sinh khí trong lòng gió tuyết.
Các đệ tử bố trí xong cạm bẫy, đang giải lao đứng thở thì Tương Lý Manh lặng lẽ đi vào, nhìn thấy cảnh đó sững ra hồi lâu. Phượng Cửu thấy chàng ta đi đến hình như định khuyên đường muội điều gì, liền nhích lên hai bước dỏng tai nghe.
Manh thiếu gia quả nhiên thở dài nói với quận chúa Khiết Lục: “Bản gia hiểu, muội có tình sâu với vị đó, nhưng người ta biết được bao nhiêu, luận về tuổi tác vị đó xứng là lão tổ tông của lão tổ tông của lão lão tổ tông muội, muội thích như vậy là làm phiền người ta, từ đó người ta không đến tộc ta giảng bài nữa." Lại thở dài lần nữa: “Chuyện này với ta thì không sao, nhưng mẫu vương sẽ trị tội muội rất nặng, lúc đó đừng trách ta không nói đỡ cho muội. Vả lại, mấy ngày trước ở Cửu Trùng Thiên vị đó đã tìm được hiền thê, mặc dù chưa bái thiên địa nhưng nghiễm nhiên đã trở thành phu thê, nghe đồn chàng rất coi trọng rất cưng sủng nữ tử đó, thậm chí ta còn nghe có tin sầm sì hai người còn tắm chung với nhau… Ôi ôi ôi, muội khóc gì, đừng khóc nữa…". Quận chúa Khiết Lục bất chấp thể diện, bật khóc, nhưng tiếc là Mạnh thiếu gia phong lưu là vậy, lại không biết ứng phó với nước mắt của mỹ nhân, đứng ngây ra không biết làm gì.
Phượng Cửu quay người đi, giơ tay khép lại cái quai hàm vừa rồi há ra mãi không đóng lại được, chống tay vào bàn từ từ ngồi xuống rót cho mình cốc trà lạnh để hạ cái sự kinh ngạc quá đỗi: Ở Cửu Trùng Thiên phong lưu nhất đẳng phải kể đến tam hoàng tử Liên Tống của Thiên Quân, nhưng ngay đến Thiên Tống cũng chưa thấy bị đồn đại tân lang tân nương chưa bái thiên địa đã tắm chung, mà giả sử cho dù có làm chuyện đó cũng nên bưng bít cho kín, vậy là mình đã xem thường Thái Thượng Lão Quân rồi. Chà chà, thì ra Thái Thượng Lão Quân không phải ăn chay, lại phóng túng đến thế.
Phượng Cửu đang cắn ngón tay út thầm khâm phục cảm thán, lại nghe quận chúa Khiết Lục nghẹn ngào nói: “Huynh cố tình, huynh thầm yêu nữ vương Thanh Khâu mà không có được nàng, mới mong thiên hạ ai cũng cô quả như huynh, tôn thượng chàng thanh cao như vậy sao có thể dính dáng đến tin đồn thế tục. Những gì huynh nói về chàng, muội không tin một chữ nào." Nói xong giậm chân, sập cửa bỏ đi.
Phượng Cửu ngước nhìn thấy sắc mặt Manh thiếu gia cơ hồ đã tái nhợt, bốn chữ “Nữ vương Thanh Khâu" mà Khiết Lục vừa nói nàng nghe rất rõ, đầu tiên là ngạc nhiên, sau đó bàng hoàng. Lòng thầm than, cô cô của mình mặc dù đã xuất giá vậy mà tiếng thơm vẫn không kém năm xưa, ở một nơi xa xôi thế này vẫn có một vị vương tử bị cô cô làm cho hồn xiêu phách lạc, thật là vinh hiển cho Bạch gia. Nhưng nhị hoàng tử Lý Manh quá trẻ so với cô cô cho dù chàng có duyên đến trước mặt cô cô, cô cô cũng nhất định không để mắt đến chàng. Phượng Cửu lắc đầu nhìn Manh thiếu gia đang đứng ngơ ngẩn phía xa, vô cùng thông cảm lắc đầu, đúng lúc chàng ngoái lại liếc nhìn về phía nàng, hai ánh mắt gặp nhau.
Hai người nhìn nhau một lát, Manh thiếu gia giơ bản sơ đồ quận chúa Khiết Lục cầm lúc trước, vẫy nàng đến: “Cửu Ca, lại đây, việc bố trí cạm bẫy công chúa thạo nhất, ta thấy sơ đồ này của Khiết Lục có nhiều chỗ chưa ổn, quận chúa đã muốn làm cạm bẫy này, tốt nhất là để vị tiên bác đến giảng thay kia rơi vào bẫy hai ba ngày cũng không ra được, không thể giảng bài, công chúa xem nên bố trí lại thế nào?"
Cái tiếng “Cửu Ca" này, Phượng Cửu hiểu là đang gọi nàng, ở cốc Phạn Âm, nàng với danh phận Cửu công chúa của bộ tộc Dạ Điểu, khuê danh của Cửu công chúa chính là Cửu Ca. Hoàng tử Lý Manh thật rộng lượng, bị đường muội châm chọc như vậy, vẫn muốn giúp nàng ta. Phượng Cửu bê cốc trà lạnh ghé lại nhìn sơ đồ trong tay Lý Manh, đúng là một trò chơi ấu trĩ, chỉ có thể khiến vị tiên bác xúi quẩy nào đó đến giảng bài lần này bị dính ít nước, ngã một cái, ăn mấy hạt sạn mà thôi, theo kinh nghiệm đấu trí nhiều năm của nàng với các phu tử chẳng đáng là gì.
Phượng Cửu giơ tay chỉ lên chỗ phu tử đứng giảng: “Những chỗ khác nên dỡ đi, chỗ này dùng pháp thuật làm một cái giếng sâu thông với sông Tư Hành ở ngoại thành rồi ngụy trang cho khéo, đảm bảo vị trí đó một khi dẫm lên là “rầm" một cái tụt xuống, nhất định mười ngày nửa tháng không thể xuất hiện trước mắt hoàng tử."
Mạnh thiếu gia nhíu mày suy nghĩ rồi trả lời: “Như vậy có ác quá không? Nếu vị tiên bác đó về nhà oán trách…"
Phượng Cửu uống ngụm trà nói: “Cũng có thể xem xét chỗ này đào một cái hố sâu, bên dưới cắm đao nhọn có thần lực, đợi ông ta rơi xuống, hồng đao, bạch đao sẽ tự chiến với ông ta, đó là kế bách thắng. Đương nhiên so với cách trước thì hơi phiền phức một chút."
Mạnh thiếu gia cầm bản sơ đồ hồi lâu: “… Ta thấy cách ban đầu tốt hơn."
Núi Phù Vũ đá lởm chởm, rừng âm u, mặc dù đã vào đông, nhưng cây cối vẫn chưa khô tàn, lá vẫn rậm rạp tỏa bóng, chỉ loáng thoáng lộ ra mảnh trời xanh. Thinh không văng vẳng tiếng hạc trời lảnh lót cùng với tiếng vỗ cánh vun vút, vừa nhìn đã biết là một ngọn tiên sơn không bình thường.
Trọng Lâm, vị tiên trưởng quản cung Thái Thần đứng ở trước vách đá của cốc Phạn Âm, lòng bề bộn thở dài. Bắt đầu từ hơn hai ngàn năm trước Diệu nghĩa tuệ minh cảnh đã hỗn loạn không yên, cứ mười năm Đế Quân lại mượn danh nghĩa dạy học thâm nhập vào cốc Phạn Âm một lần, khử sạch tam độc của Tuệ minh cảnh. Đế Quân bí mật đến đây, lần nào cũng đưa ông đi cùng, lần này thì lại không, ông lo lắng không biết ngài sống ở đó liệu có quen.
Bí mật về sự tồn tại của Diệu nghĩa tuệ minh cảnh ngoài các vị thần tạo thế từ thời thượng cổ, không có mấy người biết, mặc dù mang Phật danh, thực ra nó không phải là nơi đất lành. Ngay từ thuở hồng hoang, sau khi thiên địa như con gà phá vỏ trứng ra đời, tứ hải bát hoang đã có chúng tiên sinh sống, nhưng phàm trần do bản tính phàm tục đã gieo mầm nghiệp, chưa quá trăm năm, thế giới phàm trần đã tích tụ bao nhiêu vẩn đục do ba thói xấu tham lam, ngu muội, bất mãn sinh ra. Ba thói xấu hoành hành khiến thế gian lễ băng nhạc hoại, chiến loạn triền miên, sinh linh lầm than, có cơ diệt vong. Để bảo vệ Phàm thế, Đông Hoa đã bế quan bảy đêm để tạo ra một thế giới khác ở thiên địa, để thu hết những vẩn đục mà phàm thế không thể chịu đựng, đó chính là Diệu nghĩa minh cảnh sau này. Mấy chục vạn năm vụt trôi như bóng câu qua cửa, do Tuệ minh cảnh đã thu hết tam độc bất kham của thế gian, thiên địa từ đó mới trở nên thanh bình.
Nhưng đến một ngày nếu Diệu nghĩa tuệ minh cảnh sụp đổ, sẽ là đại nạn của cả con người ở phàm trần và thần tiên trên Thiên giới.
Trọng Lâm nghĩ, điều bất hạnh là cái ngày đại nạn đó thực ra đã đến từ ba trăm năm trước, nhưng may thay, Đế Quân bỏ thời gian bổ cứu, khiến một ngàn vị thần may mắn tránh được kiếp nạn. Bất quá sâu xa hơn là sự cứu vãn của Đế Quân thực ra chỉ là kéo dài thêm thời hạn sụp đổ của nó, rốt cuộc có thể kéo dài được bao lâu không ai biết. Vả lại, hơn hai trăm năm nay, tam độc của Tuệ minh kính bắt đầu lan dần, duy có cốc Phạn Âm vẫn là nơi đất sạch không nhiễm thói xấu của hồng trần, có thể thu hút tam độc phát tán, mới khiến Đế Quân không cần nhiều công sức, chỉ một lần đã có thể tẩy sạch tam độc ở đây, may hơn nữa là bộ tộc Tỷ Dực Điểu có thể chất đặc biệt, tam độc không gây tác hại cho họ như gây ra với hồng trần.
Trọng Lâm dựa vào tảng đá thở dài. Rất nhiều người lầm tưởng Đế Quân ở trong cung Thái Thần là ẩn dật hưởng phúc, đương nhiên, phần lớn thời gian chàng quả thực là đang thưởng phúc thanh bạch, nhưng vào lúc quan trọng này, chàng vẫn xuất đầu lộ diện.
Có điều, hôm nay Trọng Lâm đứng đây thở dài không chỉ vì những đại sự của thiên địa, hôm nay Đế Quân có vẻ bất thường khiến ông lòng dạ băn khoăn. Do tối qua Phật Đà ở Phạn Cảnh Tây Thiên đại giá ghé chơi cung Thái Thần, bề ngoài đàm luận kinh phật với Đế Quân thực chất là bàn về số phận của Tuệ minh cảnh. Trọng lâm, một tiên bộc trung thành và tận tâm, cảm thấy đại sự can hệ đến sự tồn vong của thiên địa, hai vị tôn thần tất phải đàm luận cân nhắc kỹ càng, vậy hôm nay chuyến đi vốn đã định đến cốc Phạn Âm giảng bài của Đế Quân có lẽ phải hoãn. Trước đó cũng từng có chuyện, ngày đi đã định trước nhưng Đế Quân có việc khác nên sẽ cử một vị tiên bác đi thay, ông được ủy thác cung kính chuyển lời đến cốc Phạn Âm, tạm thời có một vị tiên bác thay Đế Quân đến giảng bài. Nhưng hôm nay, ông cùng với một vị tiên bác trong cung rất am hiểu về trà đạo, cưỡi mây đến núi Phù Vũ, lại đã thấy Đế Quân dáng tiên như ngọc đứng trên đỉnh Phù Vũ, đang giơ tay vạch một đường huyễn quang, theo đường huyễn quang đó đi vào cốc Phạn Âm.
Trọng Lâm cảm thấy, mặc dù cốc Phạn Âm quả thực kỳ quái, mỗi năm hai tháng bắt đầu từ đông chí, một vị tiên pháp lực cao cường bằng ngoại lực cực mạnh mở cửa cốc, mới không để nó nhuốm đục hồng trần, mà đông chí năm nay, là ngày đầu tiên an toàn mở cửa cốc nhưng cũng không cần phải vội. Hơn nữa, Đế Quân xưa nay không phải là người vội vàng, hai tháng liền sau ngày hôm nay có thể tự do ra vào cốc, vậy mà ngài lại bỏ mặc Phật Tổ vẫn đang làm khách ở cung Thái Thần, bất chấp vạn dặm xa xôi bay đến núi Phù Vũ, lẽ nào chỉ vì có thể lập tức vào cốc giảng bài cho Tỷ Dực Điểu. Vì một bộ tộc nhỏ bé như vậy, Đế Quân tận tụy như thế ư?
Trọng Lâm băn khoăn nghĩ mãi không hiểu căn nguyên, đành chặc lưỡi cho rằng, hai năm nay nắm trọng quyền, Đế Quân ngày càng tận tụy, liền cùng vị tiên bác lại cưỡi mây vay về cung Thái Thần.
Học phủ của Tỷ Dực Điểu cho đến nay đã có lịch sử một vạn tám ngàn năm có lẻ, nghe nói do các vị tiên cao minh kiến tạo, không chỉ địa thế tuyệt vời, trang trí cũng rất đặc sắc. Trong khuôn viên rộng thênh thang với mười thư trai bao bọc, còn có dòng suối nhân tạo êm đềm uốn lượn. Dòng nước chảy xuôi theo thế lượn thoai thoải từ đông sang tây, qua những bậc hẹp lát đá xanh, trên bờ toàn quế và tùng già xanh ngắt, mùa hè im lìm soi bóng nước, cảnh sắc trang nghiêm u tịch phảng phất hơi thiền. Mùa đông, như lúc này, tuyết như phủ bạc, một màu trắng xóa thanh tịnh cô liêu mà khoáng đạt.
Phượng Cửu rất thích những cảnh sắc như thế, thường đến dạo ở đây, hôm nay lại không có hứng, trong ống tay áo là mấy cuộn kinh thư mới chép xong tối qua, nàng lững thững men theo dòng suối đi xuống.
Một canh giờ trước, Phượng Cửu bỏ học giờ trà đạo, trốn ra ngoài gặp Tế Hàn phu tử, bởi nghe nói, trước giờ học chiều, phu tử sau khi sàng lọc, sẽ tuyên bố danh sách môn sinh tham dự năm nay, nàng vốn định thực thi sách lược mưa dầm thấm lâu, từ từ gây thiện cảm với phu tử, nhưng thời gian quá gấp, đành dùng một liều thuốc mạnh, dứt khoát bỏ buổi học đi gặp phu tử, hy vọng khiến phu tử cảm động, nhưng cũng rất muốn chứng kiến cảnh tượng vị tiên bác được Đế Quân phái đến ngã rầm xuống bẫy, cho nên trước lúc ra ngoài còn thầm thì với Yến Trì Ngộ dặn chàng ta phải quan sát thật kỹ, lúc về kể mọi chi tiết cho nàng nghe.
Nàng cứ tưởng hai việc đó đều thu xếp ổn thỏa, ai dè Tế Hàn phu tử thường ngày hành tung luôn ổn định, hôm nay lại mãi không thấy bóng dáng, bên ngoài gió tuyết ù ù, Phượng Cửu chạy tứ phía tìm kiếm, đã bắt đầu nản chí. Nhìn về học đường, không biết vị tiên bác kia đã bị sập bẫy chưa, nếu vị đó nhanh trí, không mắc mưu, bây giờ mình quay về học đường có thể tránh được gió lạnh, nhưng cũng không tránh được tội trốn học, nhất định bị trách phạt. Nghĩ trước nghĩ sau, cảm thấy vẫn nên đứng đợi ở bên ngoài, vừa đợi vừa nghĩ, nếu không phải nịnh Tế Hàn phu tử, lúc này đốt mấy tờ kinh thư mà sưởi thì tốt biết mấy. Nhưng, mình chép những mười tờ, đốt một tờ có lẽ cũng không sao?
Phượng Cửu quỳ bên gốc tùng già, đang một tay luồn vào ống tay áo, thì bị ai đó vỗ vai, ngoái đầu lại thấy Tiểu Yến tráng sĩ tay cầm một con dao nhọn nhằm vào mặt mình, vừa xoay ngang xoay dọc ướm thử, sắc mặt thâm trầm nói với nàng: “Muội xem, mỗ nên rạch một đường thế này, hay một đường thế này, hay là rạch đường thế này trước rồi mới rạch đường thế này sau, theo ý nữ nhi các người, nên rạch như thế nào để khuôn mặt của mỗ trông càng anh tú hơn?"
Phượng Cửu tỏ vẻ đăm chiêu giơ ngón tay vạch một chữ vương lên trên trán chàng ta: “Muội thấy vẽ thế này sẽ anh tú hơn."
Tiểu Yến sát khí đằng đằng nhìn thẳng nàng một hồi, ảo não quẳng đao đi, cũng ngồi xuống gốc tùng cạnh nàng: “Muội cũng cảm thấy vạch hai nhát dao trên mặt thực ra cũng không đặc biệt anh tú ư?" Nói đoạn rầu rĩ thở dài một tiếng: “Vậy muội xem, mỗ để râu thì sao? Để râu quai nón hình như rất hợp với khuôn mặt của mỗ…"
Những câu tào lao của Yến Trì Ngộ lọt tai Phượng Cửu, vào tai trái ra tai phải, nàng mừng vì cuối cùng Tiểu Yến đã ngộ ra, các thiếu nữ không muốn lấy chàng là bởi khuôn mặt chàng quá đẹp, nhưng đồng thời cũng cảm thấy nếu có ngày Tiểu Yến thực sự để bộ râu quai nón, trên trán còn khắc chữ “vương", bộ dạng như thế thực ra sẽ không được các thiếu nữ hoan nghênh như bây giờ.
Có hai cành cây rơi xuống do tuyết đọng quá nặng, Phượng Cửu hắt hơi, ngắt lời Tiểu Yến: “Trên đường đến đây huynh không nhìn thấy phu tử à, không biết hôm nay ông ta rong ruổi nơi đâu, làm người ta tìm mãi không được."
Tiểu Yến quay phắt kinh ngạc nhìn nàng: “Muội không biết à?"
Phượng Cửu giật nảy mình, lùi sau một bước, tựa lưng vào thân cây: “Cái…cái gì, muội phải biết cái gì?"
Tiểu Yến ảo não gãi đầu: “Mỗ nhìn thấy muội ở đây vừa buồn vừa chán, còn tưởng trước khi hết buổi học, Manh huynh đã đến báo với muội rồi". Gãi đầu nói tiếp: “Cũng không phải chuyện lớn, đối với muội thực ra là vừa ưu vừa hỷ, muội xem mỗ dùng từ có chuẩn không? Muội đừng sốt ruột, mỗ sẽ từ từ kể cho nghe, một nửa của cái sự ưu là cái bẫy do muội đặt ra, người cần sập thì không sập, vị phu tử mà muội đang cần tìm… cái này thuộc hỷ sự chính là, khi phu tử dẫn vị nào đó đi vào, không để ý giẫm lên, sa vào bẫy của muội…" Tiểu Yến dừng lại quan sát phản ứng của nàng, nói tiếp: “Manh huynh đoán có lẽ phu tử là người bản địa thông thạo thủy lộ ở đây, cũng không cho muội thời gian chạy trốn, nửa canh giờ đã từ dưới sông Tư Hành bò lên, hùng hổ tuyên bố sẽ lột da muội. Theo phân tích của Manh huynh, căn cứ sắc mặt lúc đó của phu tử lúc đó rất có thể ông ta sẽ làm như vậy thật." Nói đến đây lại hoảng hốt nhìn nàng: “Mỗ thấy lạ là muội đã biết chuyện này sao không lập tức trốn đi, còn ngồi đây chờ gì nữa, một khắc trước mỗ đã thầm nhận định muội là một anh hùng hảo hán, thì ra là do muội chưa biết tin."
Phượng Cửu ngồi dựa vào thân cây, nghe Tiểu Yến nói rõ đầu đuôi mọi sự, đầu choáng váng, mắt nhìn một điểm đen phía xa, trông rất giống phu tử đang từ từ đi đến, mí mắt vừa nhảy, đã co cẳng chạy như một phản xạ.
Vừa chạy, Phượng Cửu vừa nghĩ, hay là đứng lại nói rõ mọi chuyện với phu tử đang trong cơn thịnh nộ, rằng trong chuyện này có lẽ có hiểu lầm, nhưng cuối cùng lại quyết định chạy nhanh hơn.
Sự đời luôn khó lường như vậy, bây giờ đừng nói còn hy vọng lấy được lòng phu tử để được vào dự thi, cho dù nàng hai tay dâng cuốn kinh thư đã chép mười lần, có lẽ cũng chỉ khiến phu tử lột da nàng nhanh hơn.
Yến Trì Ngộ đuổi theo nàng hét to: “Mỗ còn chưa nói hết, vẫn còn một nửa hỷ sự muội chưa được nghe…" Đôi mắt phượng của chàng vừa liếc đã thấy bóng Tế Hàn phu tử đang sải bước đến gần, sợ mình vừa hét theo Phượng Cửu như vậy, phu tử sẽ đoán ra hướng chạy trốn của nàng, vội vàng đứng quay về phía khác, lại làm như thật hét mấy tiếng nữa, lòng mãn nguyện cảm thấy gần đây chàng quả rất thông hiểu nhân tình thế thái, tiến bộ không nhỏ.
Phía thượng lưu con suối có một đám mạn châu mọc gần triền một con sông, trong mênh mông băng tuyết lại nở rộ vô cùng diễm lệ, thiên địa vốn có rất nhiều kỳ hoa dị thảo, Phượng Cửu xưa nay không hứng thú với cỏ hoa, nên không biết nhiều, chỉ biết đám hoa này là mạn châu sa, chỉ do trước đây Đông Hoa thường dùng hoa này để cúng. Nàng vẫn nhớ một khắc trước không hề nhìn thấy trong đám hoa có người, lúc này nhìn ra, giữa thảm mạn châu sa đỏ rực hình như lại có bóng người cao thanh, tôn nhã trong màu áo tím thư nhàn đứng. Lúc đầu Phượng Cửu tưởng mình hoa mắt, trên Cửu Trùng, dưới Hạ giới, trong tứ hải bát hoang trung thành với xiêm y màu tím, hơn nữa, lại có thể mặc đẹp tuyệt như thế này ngoài Đông Hoa Đế Quân, không còn ai khác, nhưng Đông Hoa sao lại có thể xuất hiện ở đây vào lúc này, nếu để cứu nàng, lẽ ra chàng phải đến từ nửa năm trước, bây giờ càng không thể. Lúc này chàng đang ở tiên cảnh nào đó ở Cửu Trùng Thiên nghiềm ngẫm kinh Phật, hoặc thư thả buông cần câu bên ao sen có vẻ hợp lẽ hơn.
Trong đầu đang thầm gạt đi giả định đó, chân không chú ý thế nào lại trượt một cái, loạng choạng chực ngã, may đã kịp thời bám vào thân cây bên cạnh lảo đảo một lúc mới đứng vững, khóe mắt phượng lại quét về phía đám hoa phía sau cây tùng già chếch bên kia suối, quả nhiên không thấy bóng người áo tím nữa. Phượng Cửu chập hai bàn tay cóng lạnh vào nhau thầm nghĩ, hôm nay mình trúng tà hay sao, định ngó xem phu tử có đuổi kịp không, vừa quay đầu đã xô vào một người.
Phía sau, cách nàng mấy bước, phu tử khom người chống tay lên cái eo già cố đứng thẳng, nhìn thấy nàng lùi về phía sau có vẻ định chạy trốn, trong lúc luống cuống lại nhanh tay túm được ông tay áo nàng. Phượng Cửu quá đỗi kinh ngạc bởi phu tử thường ngày chậm rề rề hôm nay lại bất chợt nhanh như con thỏ, nàng còn chưa kịp phản ứng, thì cả chân lẫn tay ngay lập tức bị phu tử dùng hai sợi dây thừng tiên xiết chặt. Nghe thấy phu tử nói: “Học trò ngỗ ngược này chạy đi đâu!" Lại nghe thấy câu tiếp theo: “Bài nhập môn đầu tiên của học phủ đối với các trò là tôn sư trọng đạo, với việc làm ngày hôm nay của trò, ta phạt trò quỳ ở thủy lao, trò không thấy oan chứ! Bởi vì ta thấy ở đây đã có sẵn thủy lao." Lời chưa dứt, liền niệm pháp quyết quăng nàng xuống suối.
Đã bị trói bằng sợi thừng tiên thì không thể dùng tiên quang để bảo vệ mình, không có tiên quang bảo vệ, nỗi khổ bị ngâm trong nước giữa trời đông tuyết giá này mười phần chắc tám phải về cõi tiên, nhưng cá tính của Phượng Cửu từ nhỏ đã không bao giờ chịu xin xỏ điều gì, lúc bị tung lên không còn cố đáp trả bằng câu cửa miệng của tiểu thúc Bạch Chân: “Tại hôm nay tiên sinh gặp vận xấu." Rồi nghiến răng chuẩn bị chịu cực hình.
Phu tử tức tím mặt bởi câu nói của nàng, hai dải râu dê rung rung vểnh lên, tức thì hai ngón trỏ ngoắc vào nhau, khi pháp quyết dìm nàng xuống sông sắp hình thành, thì hai sợi thừng tiên trói tay chân Phượng Cửu bỗng tuột ra, một giọng nói thong thả từ mé chếch phía sau truyền đến: “Tiên sinh phạt giam cô nương này ở thủy lao. Ai sẽ nấu ăn cho bản quân?"
Hoa tuyết lớn như nhưng chiếc lông ngỗng rơi liên tục từ sáng sớm, trong bao la tuyết phủ, Đông Hoa Đế Quân toàn thân áo chùng tím thong thả bước ra, những bông tuyết đậu trên mái tóc trắng lập tức bị lu mờ, quả nhiên là vị tiên có phong thái thần tiên nhất tứ hải bát hoang, bất kỳ chàng đứng nơi nào, nơi đó cũng biến thành tiên cảnh.
Hoa mạn châu sa dưới chân Đông Hoa từ từ nép mình tạo ra một con đường tuyết, Phượng Cửu cúi đầu nhìn chuỗi dấu ủng vân mây chàng lưu lại, đến khi dấu ủng đến ven suối, nàng mới sực tỉnh ngẩng đầu nhìn Đông Hoa một cái, lập tức quay đầu bỏ chạy thục mạng.
Nửa năm nay, Phượng Cửu thậm chí đã từng mơ, mơ thấy biểu đệ A Ly của mình đứng trên cỗ xe phong hỏa, lưng dắt thanh kiếm có tua hồng phóng xuống Hạ giới cứu nàng, nhưng có thể gặp Đông Hoa ở cốc Phạn Âm này thì nàng thật tình chưa từng nghĩ đến, cũng chưa từng mơ giấc mơ nào như vậy. Nửa khắc trước, nàng còn tưởng sẽ không để bụng chuyện Đông Hoa kém đức, là trưởng bối nhưng thấy tiểu bối rơi xuống vực chết mà không cứu, lúc này thấy Đông Hoa bằng xương bằng thịt, vẻ mặt cơ hồ lại không hề có ý hối hận, nghiễm nhiên đứng trước mặt nàng, không hiểu sao nàng bỗng bùng lửa hận.
Tế Hàn phu tử đang hả hê vì đã trói được học trò ngỗ ngược, lúc này nhìn thấy biến cố đột xuất, hai chân bỗng mềm ra, hai đầu gối khuỵu xuống hành lễ với Đế Quân. Nhưng Đế Quân không nhìn đại lễ đó của phu tử, vội đuổi theo cô học trò ngỗ ngược vừa bị ông ta trói ném xuống nước. Phu tử vừa quỳ trên đất vừa ngẫm nghĩ mấy lời vàng vừa rồi Đế Quân thốt ra, có phải Đế Quân nói hôm nay ngài nhìn thấy nha đầu Cửu Ca, cảm thấy nha đầu này rất hoạt bát có thể hầu hạ cho bản thân, cho nên muốn Cửu Ca phục dịch mấy ngày, hay là nói, Đế Quân đã quen Cửu Ca từ trước, hôm nay thấy nàng bị phạt, đích thân chạy tới giải nguy? Phu tử nghĩ đến đây trái tim già đã nhảy vọt lên cổ họng, chân tay bỗng mềm nhũn, trời ơi, gay to rồi.
Gió hiu tuyết nhẹ bay trên đầu cành, Phượng Cửu hiểu rằng Đông Hoa đã đuổi kịp nàng, nhưng vẫn không đứng lại, không đầy hai ba bước chân, Đông Hoa trầm tư đứng chắn trước mặt, Phượng Cửu thử đi tiếp mấy bước, chàng vẫn không có ý tránh đường, nàng ngẩng phắt đầu, trừng mắt nhìn chàng: “Chàng đến cứu ta sao? Nửa năm trước chàng đi đâu?" Nàng cười khẩy: “Hừ, hôm nay cuối cùng chàng cũng đã muốn cứu ta? Bảo cho chàng biết, ta không thèm!" Nói xong, quay đầu, đi men theo bờ suối quay về, cúi đầu lần nữa nhìn thấy đôi ủng vân mây của Đông Hoa, nàng đứng lại: “Tránh ra, tránh ra, chớ cản đường ta!"
Đông Hoa đứng cách một thước, chăm chú nhìn nàng một lúc, đột nhiên lên tiếng: “Thú vị thật, nàng đang dỗi ư? Ta đến cứu nàng nửa năm trước và nửa năm sau có gì khác nhau?"
Phượng Cửu lại nhún chân nhảy lùi sau ba trượng, hỏa khí trong ngực càng bốc, đúng là một trưởng bối vô liêm sỉ, lại còn dám hỏi cứu sớm hay cứu muộn nửa năm có gì khác!
Phượng Cửu nắm chặt tay đến nỗi các khớp xương kêu răng rắc: “Chàng thử bị người ta biến thành cái khăn mùi xoa buộc trên đầu đi quyết đấu xem, đấu xong còn bị người ta ném xuống vực thẳm nửa năm không được cứu, chàng thử xem!" Nói xong, nàng đột nhiên nhận ra chuyện nửa năm trước hình như nàng đã tha thứ cho Đông Hoa, lần này sau khi thoát nạn chắc ngày nào cũng phải ghi nhớ món nợ ân tình, đột nhiên khẳng khái bồi thêm một câu: “Tiểu bối chỉ nhất thời bực bội, không để bụng là do được giáo dưỡng tốt, vậy mà chàng còn dám đến hỏi như thế." Nói đoạn, nàng bẻ một cành tùng khô, thử lực tay mình rồi bẻ “rắc" một cái, ngang tàng, phẫn nộ nhìn Đông Hoa, kết luận: “Nếu còn dám hỏi tiểu bối này một chuyện ngu xuẩn như thế, chàng sẽ có kết cục như cành tùng khô này!"
Phượng Cửu cảm thấy, thái độ hôm nay của nàng đối với Đông Hoa như thế vẫn còn là nhẹ nhàng, nửa năm trước, khi chung sống với chàng ở Cửu Trùng Thiên vẫn còn e dè ý tứ, luôn vì mối tình si suốt hai ngàn năm nên vô cùng giữ lễ, dịu dàng, nhỏ nhẹ với chàng, tình cảnh bi đát sau này mà chàng đẩy nàng vào suy cho cùng cũng là do chính nàng tự tìm đến. Lúc nhỏ, khi bực bội nàng thậm chí dám nổi đóa với Phật Đà ở Tây Thiên Phạn Cảnh, đương nhiên chỉ là để hả giận nhất thời, chẳng được lợi lộc gì, về sau bị phụ thân dùng roi trị một trận, nhưng đó mới là bản sắc anh hùng của Phượng Cửu nhi nữ Thanh Khâu. Bởi trên thế gian ai dám khiêu khích Phật Đà? Nhưng Thanh Khâu Phượng Cửu dám. Nàng đột nhiên mười phần khâm phục bản thân, cảm thấy được xả một trận thoải mái mọi ấm ức trong lòng. Nhưng cũng đoán Đông Hoa sẽ bực, những nhân vật lớn xưa nay đều không chịu được xúc phạm như thế, e là ngày hôm nay sẽ không kết thúc bình an. Có điều, đối mặt với nhau, đem mọi ân oán bấy lâu thanh toán sòng phẳng cảm giác thực sảng khoái, mặc dù nàng nhất định sẽ thua, chính Đông Hoa sẽ bẻ nàng như bẻ cành tùng khô, vậy thì có thể xử lý đối phương như thế nào là nhờ vào bản lĩnh của mỗi người.
Phượng Cửu cảm thấy, biểu hiện của mình lúc này nhất định rất vô phép, vởi vì nàng nhìn thấy một nét bàng hoàng trong đôi mắt tĩnh như đầm sâu của Đông Hoa. Điều này nàng có thể lường được, ở Cửu Trùng Thiên này nàng đã kiềm chế rất tốt với Đông Hoa, luôn cung kính giữ lễ, cho nên hôm nay nàng không cung kính, không giữ lễ, có lẽ chàng cần chút thời gian để thích ứng và chịu đựng.
Nét bàng hoàng trong mắt Đông Hoa lập tức tiêu tan. Tư phong của các bậc thần tiên chính là sự tĩnh tại an nhiên trước mọi biến cố của vạn vật.
Đông Hoa yên lặng nhìn nàng một lúc, mãi sau mới nói: “Ý nàng là, bây giờ nàng đang rất tức giận, nếu ta bằng lòng biến thành chiếc khăn đi theo nàng để nàng xả giận, có thể nàng sẽ không tức giận như vậy?" Vầng trán tư lự hơi giãn ra, một nét cười thoáng qua: “Điều đó có gì khó." Phượng Cửu còn chưa kịp phản ứng, quả nhiên Đông Hoa đã biến thành chiếc khăn tơ màu tím, rơi trúng đỉnh đầu nàng.
Phượng Cửu sững người. Lát sau, khẽ thổi một hơi, góc khăn cuốn lên, nàng giật mình: “Ôi trời, không phải là ảo giác."
Chiếc khăn tơ giống như khăn trùm của tân nương rủ xuống che mắt, Phượng Cửu cúi xuống chỉ nhìn thấy những bụi tuyết li ti dưới chân, chần chừ một lát, nhớ lại hàm ý câu nói vừa rồi của mình, hình như nàng không có ý bảo Đông Hoa phải biến thành chiếc khăn mới hài lòng. Vừa rồi nàng mắng chàng một trận thực ra mới xả được năm phần giận, làm thế nào mới có thể xả được hết giận trong lòng để không còn ấm ức nữa thì nàng không biết. Đông Hoa nghĩ gì lại thành ra thế này, nàng thấy hơi kỳ quặc.
Phượng Cửu giơ tay rút chiếc khăn trên đầu, khăn tơ màu tím rộng hơn chiếc khăn mà nàng biến lần trước, trong có thêu mấy khóm bồ đề vãng sinh sắc hoa thanh nhã, chất liệu cũng tốt hơn, tỏa mùi hương bạch đàn mà Đông Hoa quen dùng. Nàng giũ một cái, chiếc khăn sắp tuột khỏi tay, lại vèo một tiếng bay trở lại trên tay nàng, tiếp đó là giọng Đông Hoa ôn tồn vang lên: “Cầm cho chắc đừng để rơi xuống tuyết, ta sợ lạnh."
Phượng Cửu ngây người hồi lâu, lập tức cúi xuống, bốc một nắm tuyết vê tròn, gói trong khăn, xong xuôi lại hớn hở đào một hố nhỏ trên tuyết đem chôn cái bọc xuống, nửa canh giờ sau, đào lên chiếc khăn ướt sũng, hỏi: “Này, còn sợ gì nữa?"
“…"
Khi Yến Trì Ngộ trở về Tật Phong Viên, thấy Phượng Cửu đang hong chiếc khăn mùi soa trên bếp lửa. Nha đầu này đã thêu được chiếc khăn đẹp như vậy từ bao giờ, chàng rất tò mò, nhưng hiện giờ đang có chút tâm sự, tính ưa chuyện dông dài, Tiểu Yến lại bắt đầu kể lể với Phượng Cửu.
Phượng Cửu đã cầm chơi chiếc khăn gần một canh giờ, từ khi bới chàng ra khỏi hố tuyết đến giờ, Đông Hoa không hề mở miệng, nhưng nàng cảm thấy đàn ông nhất ngôn cửu ngàn vàng biến thành khăn mùi soa để nàng xả giận là chủ ý Đông Hoa đưa ra, nàng vốn không có ý như thế, vì đã là nhã ý của chàng thì không nên phụ. Thực tế, bất luận xét từ góc độ nào, nàng cũng không hề phụ ý chàng. Sau khi tiếp tục chôn Đông Hoa trong hố tuyết nửa canh giờ nữa, nàng lại đem ra ngâm trong suối nước lạnh một hồi, nước lạnh làm chiếc khăn mềm hơn, sau đó nàng còn dùng nó ép hai bát nước quýt, rồi lại trải trên tảng đá, dùng bàn chải cọ sạch những vụn quýt bám trên mặt lụa, rồi lại ngâm trong nước chẵn một khắc mới lấy lên đốt lửa hơ khô. Trong suốt quá trình bị dày vò như vậy, Đông Hoa vẫn lặng thinh không thấy kêu rên gì, Phượng Cửu cho rằng chàng quả thật rất giỏi chịu đựng.
Một khắc trước khi Yến Trì Ngộ đẩy cửa vào, Phượng Cửu nhìn chiếc khăn mùi xoa phơi trên giá trước bếp lửa, bị giày vò đến nỗi ít nhất phai hết hai ba phần màu, lòng cũng hơi áy náy, cảm thấy đối xử với Đông Hoa như vậy có phần hơi quá. Nhưng nghĩ đến lúc đầu còn có ý định cho chàng vào chảo dầu đun sôi, mặc dù là do trong Tật Phong Viên không có dầu, mới từ bỏ ý định, nhưng nếu nàng muốn hành hạ chàng như vậy thật, ra ngoài mua ít dầu về làm đâu có khó gì, chứng tỏ nàng vẫn khoan dung với chàng. Nàng tự nhủ, vậy là một lòng một dạ hơ khô, chuẩn bị đợi chàng khô rồi hai người sẽ hóa giải mọi tị hiềm, một nụ cười xóa mọi oán cừu, họ tu tiên mà, rất coi trọng hai chữ “khoan dung", hai chữ “độ lượng", hai chữ “sâu sắc", vẫn nên để chàng lĩnh hội một chút ưu điểm đó của nàng.
Củi nổ lép bép lóe ra một tia sáng xanh, Yến Trì Ngộ sắc mặt buồn buồn lấy chiếc ghế gấp cũng ngồi xuống cạnh Phượng Cửu cùng sưởi, vừa yên vị đã rút trong ống tay áo ra, chia cho nàng nửa túi hạt dưa.
Ánh lửa in bóng nửa người nhìn nghiêng của Yến Trì Ngộ lặng lẽ cắn hạt dưa, vừa cô đơn vừa sầu muộn.
Phượng Cửu nhìn chàng giây lát, cảm thấy Tiểu Yến quả không thẹn là đóa hoa đẹp, đặc biệt là khi đóa hoa ấy nhuốm buồn, trông càng quyến rũ. Đời này chàng ta muốn biến thành anh hùng, trừ khi trở lại lòng mẹ đầu thai kiếp khác, nếu không với vẻ mặt hoa da phấn như vậy, cho dù để râu quai nón từ cằm đến quá tai, trên trán lại khắc chữ vương, chàng vẫn là một bông hoa diễm sắc.
Đột nhiên thấy thông cảm với chàng, ghé lại gần, quan tâm hỏi: “Yến tráng sĩ, huynh quý là ở tấm thân tráng sĩ, sao lại ảo não thở dài, xảy ra chuyện gì?" Tiểu Yến xưa nay thích được gọi là tráng sĩ, gợi chuyện bằng câu như thế, chắc chàng sẽ vui hơn.
Vẻ sầu muộn của Tiểu Yến quả nhiên dịu đi một chút, ngẩng đầu đang định nói, không ngờ lại bị sặc vỏ hạt dưa, trong lúc vội, vớ luôn chiếc khăn mùi soa đang hong trên lửa, bịt miệng ho một trận, mảnh vỏ hạt dưa được khạc ra khăn mùi soa, thở dài não ruột: “Đông Hoa Mặt lạnh đã đến cốc Phạn Âm rồi, muội biết chưa?"
Phượng Cửu im lặng nhìn chiếc khăn mùi soa tím trong tay Tiểu Yến, sau khi lau miệng hình như chàng còn định dùng để xỉ mũi, nàng rùng mình, hơi né người ra sau một chút, lặng lẽ gật đầu.
Tiểu Yến thở than: “Mỗ vốn tưởng tu luyện hiện nay của mình thực ra đã không kém Mặt lạnh bao nhiêu. Không, mỗ cảm thấy có thể còn hơn ông ta một bậc. Nhưng…" Tiểu Yến nắm chặt chiếc khăn trong tay: “Khi mỗ qua đầm Thủy Nguyệt, nhìn thấy Mặt lạnh đang dùng điệp vũ thuật, đem vạn dặm không gian giữa cốc Phạn Âm và Cửu Trùng Thiên gấp lại…"
Điệp vũ thuật, Phượng Cửu có biết, nhìn chung là một tiên thuật trong đó bậc tiên trước khi vũ hóa, trong lòng nếu còn vương vấn, có thể dùng tiên lực và tiên khí cuối cùng gấp ép không gian, khiến cho trong nháy mắt có thể nhìn thấy người hoặc vật mà mình vương vấn, để viên tròn ước nguyện, trước khi bình an vũ hóa về cõi Phật. Thoạt nghe hơi giống vũ di thuật, nhưng vũ di thuật là có thể trong chớp mắt đi đến một nơi cách ngàn dặm trong cùng một thế giới, còn điệp vũ thuật là có thể gấp ép không gian cách vạn dặm trong những thế giới khác, nguyên lý là thu gọn không gian của hai nơi, ở giữa vẫn là thời không đã bị thu gọn giống như trong chiếc gương, hai bên chỉ có thể nhìn nhau mà không thể chạm tới. Tiểu Yến phản ứng mạnh như vậy, Phượng Cửu hơi bất ngờ, bởi vì đối với những bậc thần tiên cao minh, pháp thuật này thực ra không khó, không cần trước khi vũ hóa mới có thể làm được, nhưng do sử dụng một lần là hao tốn tiên lực, cho nên không vạn bất đắc dĩ, trong tình thế khẩn cấp, mọi bậc tu tiên hầu như không sử dụng.
Phượng Cửu lờ mờ cảm thấy có gì không ổn, vừa suy nghĩ, vừa trả lời qua loa: “Chắc cung Thái Thần xảy ra chuyện gì khẩn cấp, một pháp thuật hệ trọng như vậy, chưa phải lúc khẩn cấp nhìn chung không sử dụng. Huynh không ưa Đông Hoa, cung của chàng ta xảy ra chuyện huynh nên mừng mới phải. Hơn nữa, một pháp thuật như vậy, nghe nói huynh cũng biết dùng, có thể duy trì trong thời gian nửa tuần nhang, muội còn nhớ, hình như có ghi chép nói, Ma giới của huynh đứng đầu về phép thuật này, ngay Thiên Giới cũng không có mấy ai vượt qua, thứ lỗi cho muội không hiểu, cớ chi sầu não thế?"
Tiểu Yến nghiến răng, trừng mắt nhìn nàng, bộ dáng càng thảm hại, lát sau thủng thẳng mở miệng: “Chơi cờ."
Phượng Cửu hỏi: “Cái gì?"
Tiểu Yến rầu rĩ nghẹo đầu sang một bên, “Mặt lạnh thực thi pháp thuật này, chẳng qua là để chơi cờ với bạn hữu trên Thiên giới, mỗ vừa nhìn thấy ông ta đang chơi cờ vây với gã công tử tên Liên gì đó ở Thiên giới của muội." Dừng một chút, ảo não nói tiếp: “Mỗ cảm thấy mỗ đã thua."
Phượng Cửu im lặng đứng hồi lâu, nhìn Tiểu Yến thẫn thờ như bị chấn động cực mạnh, chàng Yến vốn sôi nổi hoạt bát, giờ lại thiểu não như vậy không khỏi khiến người ta thương cảm. Phượng Cửu bỗng mủi lòng bất giác giơ tay xoa xoa mái tóc dài đen nhánh của chàng, được nửa chừng thì lý trí tàn dư trỗi dậy, đành dừng lại vỗ vai, đắn đo hồi lâu an ủi: “Mặc dù lần này ông ta thắng huynh, nhưng ông ta luôn có chỗ kém huynh, hà tất phải dùng chỗ yếu của mình địch chỗ mạnh của ông ta?" Tưởng là nói đại một câu đẹp đẽ, an ủi. Không ngờ, Tiểu Yến tính thẳng thắn trong tình huống đó còn truy hỏi một câu: “Ví dụ?"
Phượng Cửu đắn đo một hồi tìm ví dụ, lùi một bước, nói thử: “Ví dụ huynh hào hoa tuấn tú hơn ông ta?" Tiểu Yến vò chiếc khăn mùi soa trong tay ném vào đầu nàng.
Lúc này trong đống than củi đang cháy lại có tiếng “bép" bùng ra đốm lửa, khi màu tím nhạt vạch một đường vòng cung rơi vào tầm mắt, Phượng Cửu cuối cùng cũng hiểu ra điều bất ổn mà vừa rồi nàng cảm thấy.
Lát sau, rút chiếc khăn trên đầu xuống nắm trong tay, mắt long lanh ngắm nhìn hồi lâu, nghiến răng nói với Tiểu Yến: “Vừa rồi huynh nói, nhìn thấy Đông Hoa chơi cờ vây với Liên Tống là vào lúc nào?"
Tiểu Yến băn khoăn nhìn vào chiếc mùi soa trong tay Phượng Cửu, lại băn khoăn nhìn nàng: “Vừa mới rồi, có lẽ bây giờ họ vẫn đang chơi. Khi mỗ bỏ đi còn thấy mặt lạnh đang đi trước một quân."
Tác giả :
Đường Thất Công Tử