Tầm Hung Sách
Quyển 3 - Chương 1: Tiết tử (3)
Những ngọn núi dọc theo dòng Úc Lan không mấy cao, ngoại trừ Xích Thần Phong.
Xích Thần Phong thuộc quản hạt của thành Vinh Khánh, là danh sơn nơi đây. Truyền thuyết thượng cổ kể rằng lúc thiên thần sáng thế, vì huynh đệ tranh chấp, mà bổ ra một khe nứt trên mặt đất mênh mông, tạo thành sông Úc Lan. Mà huynh đệ nọ còn có một người em gái, mặc áo quần đỏ như lửa, lễ bái với trời xanh, khẩn cầu hai huynh trưởng ngừng tàn sát lẫn nhau, để thiên địa được bình an. Nhưng lời cầu xin của nàng không thành, cuối cùng nàng đem tất cả thần lực của mình, vá khe sâu không ngừng nứt toác kia lại, còn bản thân nàng hoá thành một ngọn núi cao nhất cũng xinh đẹp nhất của dòng Úc Lan.
Thành Vinh Khánh tuy gần sông, nhưng là gần thượng du của dòng Úc Lan, đường sông hiểm trở, bất lợi cho việc đi thuyền, cho nên bến tàu ở đây rất ảm đạm. Nhưng xung quanh thành Vinh Khánh lại có nhiều nhánh sông và núi, cảnh buôn bán trên sông phồn vinh tấp nập chẳng kém trên bờ. Úc Lan có một nhánh sông chảy qua thành Vinh Khánh, tên là Phù Yến Khê. Phù Yến Khê mặc dù tên là khê (khe suối), nhưng sâu và rộng hơn khe suối bình thường rất nhiều, trên khê có mười hai toà cầu vòm, là một thắng cảnh của thành Vình Khánh.
Một buổi sáng sớm tháng năm, cửa thành mở ra, tiểu thương trồng trọt ở ngoài thành lũ lượt tiến vào. Rau dưa tươi non xếp đầy trong sọt được chuyển vào thành, chuẩn bị mang ra chợ bán.
Trên Phù Yến Khê còn mờ sương, cây cầu trở nên hư ảo.
Tiểu đồng theo cha mẹ đến chợ chơi nhìn cây cầu nọ, có chút sững sờ. Trên cầu có một nữ nhân mặc quần áo đỏ đang đứng, không hề nhúc nhích.
Bé quay đầu lại kéo kéo góc áo mẹ: “Nương, ở đó có người nhìn con."
Mẫu thân bé ôm bé vào lòng, sợ gặp phải Phách hoa tử: “Ở đâu!"
Tiểu đồng chỉ về phía cây cầu. Trên cầu chẳng có ai cả. Nữ nhân còn tưởng con mình nhìn lằm, gõ một cái lên đầu bé: “Đừng nói lung tung, ăn kẹo của con đi!"
Tiểu đồng cầm miếng đường liếm liếm, nhìn cha mẹ dọn dẹp sạp hàng. Rau dưa trên lá còn mang theo sương sớm vừa xanh vừa non, tiểu đồng xoay người nhặt một con sâu to mọng từ trên lá rau.
“Mau vứt đi." Cha nói xong, chỉ về phía Phù Yến Khê.
Tiểu đồng nắm lấy con sâu đi đến cạnh dòng suối, ném nó vào trong nước. Sâu vô thanh vô tức rơi xuống nước, tiểu đồng còn muốn nhìn xem, nhưng nó đã biến mất.
Trái lại bé trông thấy trong nước lập lờ màu đỏ, trôi trôi nổi nổi.
Bé ngẩng đầu nhìn, phát hiện màu đỏ là từ bên dưới cầu tràn ra.
Dưới cầu toàn là những viên đá to tròn phủ đầy rêu xanh, một thân hình nho nhỏ đang nằm sấp trên tảng đá, không hề động đậy.
Tiểu đồng nhìn một lúc lâu, nghĩ đứa nhỏ kia là bị ngã, vội vàng gọi cha mẹ đến giúp.
Nữ nhân theo tiếng mà đến, mới liếc mắt một cái mặt mũi liền trắng bệch. Đứa bé kia nằm sấp trên tảng đá chỗ nước cạn, mặt xám như tro, máu chảy ra từ miệng mũi, vừa nhìn liền biết là đã chết.
Nàng sợ đến mức ôm lấy con, lôi trượng phu đi tìm tuần bổ mới đi tuần phố qua đây. Trên đường đi vừa nhanh vừa vội, nữ nhân ôm chặt con vào lòng, tim đập mạnh, mồ hôi lạnh ứa ra trên lưng.
Nếu nhớ không lầm, đây đã là đứa trẻ thứ ba bị chết như vậy ở thành Vinh Khánh mấy ngày gần đây.
Xích Thần Phong thuộc quản hạt của thành Vinh Khánh, là danh sơn nơi đây. Truyền thuyết thượng cổ kể rằng lúc thiên thần sáng thế, vì huynh đệ tranh chấp, mà bổ ra một khe nứt trên mặt đất mênh mông, tạo thành sông Úc Lan. Mà huynh đệ nọ còn có một người em gái, mặc áo quần đỏ như lửa, lễ bái với trời xanh, khẩn cầu hai huynh trưởng ngừng tàn sát lẫn nhau, để thiên địa được bình an. Nhưng lời cầu xin của nàng không thành, cuối cùng nàng đem tất cả thần lực của mình, vá khe sâu không ngừng nứt toác kia lại, còn bản thân nàng hoá thành một ngọn núi cao nhất cũng xinh đẹp nhất của dòng Úc Lan.
Thành Vinh Khánh tuy gần sông, nhưng là gần thượng du của dòng Úc Lan, đường sông hiểm trở, bất lợi cho việc đi thuyền, cho nên bến tàu ở đây rất ảm đạm. Nhưng xung quanh thành Vinh Khánh lại có nhiều nhánh sông và núi, cảnh buôn bán trên sông phồn vinh tấp nập chẳng kém trên bờ. Úc Lan có một nhánh sông chảy qua thành Vinh Khánh, tên là Phù Yến Khê. Phù Yến Khê mặc dù tên là khê (khe suối), nhưng sâu và rộng hơn khe suối bình thường rất nhiều, trên khê có mười hai toà cầu vòm, là một thắng cảnh của thành Vình Khánh.
Một buổi sáng sớm tháng năm, cửa thành mở ra, tiểu thương trồng trọt ở ngoài thành lũ lượt tiến vào. Rau dưa tươi non xếp đầy trong sọt được chuyển vào thành, chuẩn bị mang ra chợ bán.
Trên Phù Yến Khê còn mờ sương, cây cầu trở nên hư ảo.
Tiểu đồng theo cha mẹ đến chợ chơi nhìn cây cầu nọ, có chút sững sờ. Trên cầu có một nữ nhân mặc quần áo đỏ đang đứng, không hề nhúc nhích.
Bé quay đầu lại kéo kéo góc áo mẹ: “Nương, ở đó có người nhìn con."
Mẫu thân bé ôm bé vào lòng, sợ gặp phải Phách hoa tử: “Ở đâu!"
Tiểu đồng chỉ về phía cây cầu. Trên cầu chẳng có ai cả. Nữ nhân còn tưởng con mình nhìn lằm, gõ một cái lên đầu bé: “Đừng nói lung tung, ăn kẹo của con đi!"
Tiểu đồng cầm miếng đường liếm liếm, nhìn cha mẹ dọn dẹp sạp hàng. Rau dưa trên lá còn mang theo sương sớm vừa xanh vừa non, tiểu đồng xoay người nhặt một con sâu to mọng từ trên lá rau.
“Mau vứt đi." Cha nói xong, chỉ về phía Phù Yến Khê.
Tiểu đồng nắm lấy con sâu đi đến cạnh dòng suối, ném nó vào trong nước. Sâu vô thanh vô tức rơi xuống nước, tiểu đồng còn muốn nhìn xem, nhưng nó đã biến mất.
Trái lại bé trông thấy trong nước lập lờ màu đỏ, trôi trôi nổi nổi.
Bé ngẩng đầu nhìn, phát hiện màu đỏ là từ bên dưới cầu tràn ra.
Dưới cầu toàn là những viên đá to tròn phủ đầy rêu xanh, một thân hình nho nhỏ đang nằm sấp trên tảng đá, không hề động đậy.
Tiểu đồng nhìn một lúc lâu, nghĩ đứa nhỏ kia là bị ngã, vội vàng gọi cha mẹ đến giúp.
Nữ nhân theo tiếng mà đến, mới liếc mắt một cái mặt mũi liền trắng bệch. Đứa bé kia nằm sấp trên tảng đá chỗ nước cạn, mặt xám như tro, máu chảy ra từ miệng mũi, vừa nhìn liền biết là đã chết.
Nàng sợ đến mức ôm lấy con, lôi trượng phu đi tìm tuần bổ mới đi tuần phố qua đây. Trên đường đi vừa nhanh vừa vội, nữ nhân ôm chặt con vào lòng, tim đập mạnh, mồ hôi lạnh ứa ra trên lưng.
Nếu nhớ không lầm, đây đã là đứa trẻ thứ ba bị chết như vậy ở thành Vinh Khánh mấy ngày gần đây.
Tác giả :
Lương Thiền