Tạm Biệt Versailles

Chương 64

Thời khắc chuyển giao sang năm 1774, Antonia vẫn luôn thấp thỏm lo lắng.

Theo lịch sử, ngày 10 tháng 5 Quốc Vương Louis XV băng hà.

Nhưng ngày hôm đó, cung điện Versailles vẫn sóng êm biển lặng.

Quốc Vương bệ hạ vui vẻ ngủ thẳng một giấc tới mười một giờ, thức dậy trong tiếng vỗ tay của mọi người, sau đó ngồi bên bàn ăn mấy cân thịt bò nướng và thịt gà gô băm.

Ăn xong, ông ta về phòng, thư thái ngâm mình trong bồn tắm.

Hiện tại cung điện Versailles đã có nước nóng. Vài năm trước người hầu chỉ có thể đun nước trong thùng gỗ, Quốc Vương bệ hạ sai người đổ nước nóng vào bồn tắm, sau đó đổ thêm nước lạnh. Ông ta sẽ xếp ghế ở giữa bồn tắm lớn, an vị tắm rửa.

Hiện tại người hầu không mất thời gian nâng thùng nước, chỉ cần vặn vòi lập tức có nước ấm, nhưng Louis XV vẫn giữ thói quen ngồi trên ghế tắm rửa.

Tắm xong, phu nhân du Barry sẽ vào phòng ngủ của ông ta.

Ngày hôm đó, “Rheinische Zeitung" bận rộn đưa tin năng suất lương thực giảm, “Người đưa tin" lại nhàm chán viết: “Hôm nay Quốc Vương bệ hạ tắm rửa sạch sẽ ở cung điện Versailles."

Ngày hôm sau, Antonia thở phào nhẹ nhõm, cũng không ngạc nhiên.

Một kiếp này rất nhiều chuyện thay đổi. Louis XV chết vì bệnh đậu mùa, nhưng mười năm nay vaccine phòng bệnh đậu mùa đã lan ra khắp đại lục, tỷ lệ nhiễm bệnh đậu mùa ở Paris giảm rõ rệt giống Vienna. Cung điện Versailles ít nhiễm bệnh, đương nhiên Quốc Vương không bị lây bệnh.

Điều này có nghĩa cô còn nhiều thời gian hơn, Louis cũng có nhiều thời gian.Đọc Full Tại Truyenfull.vn

Quốc Vương bệ hạ tuổi già sức yếu, không thích ra ngoài, nhưng ông ta vẫn sống tốt. Ông ta cảm thấy nên quý trọng sinh mệnh, an ổn hưởng phúc, vậy nên giao việc quốc gia cho Thái Tử và các đại thần xử lý.

Bởi vậy Louis thường xuyên oán hận với Antonia, cuối cùng vẫn im lặng cam chịu. Quốc Vương bệ hạ yêu cầu anh ấy làm, anh ấy không thể mặc kệ.

Điều khiến Louis đau đầu nhất là cải cách tài chính.

Không chỉ thu chi mập mờ khiến anh ấy đau đầu, sau khi chính thức dấn thân vào chính trường, anh ấy mới phát hiện phần lớn các quan viên đều ở Paris, chỉ khi có việc mới tới Versailles. Số lượng người xin được ở cung điện Versailles quá nhiều, người ở đây lại không chịu đi, đã sớm quá tải.

Antonia đề nghị để tiện liên lạc với các đại thần, nâng cao hiệu suất làm việc, đồng thời nắm giữ tin tức thủ đô nhanh hơn, bọn họ nên dọn tới Paris.

Nếu là thời điểm khác, Louis sẽ không đồng ý.

Một thế kỷ trước, tổ tiên Louis XIV xây dựng Versailles trên vùng đất hoang, biến nơi đây thành cung điện hùng vĩ nhất đại lục.

Nơi này không có sông, không có thành phố, không có đường, cái gì cũng không có, chỉ có một vị Quốc Vương quyền uy ngập trời.

Không phải thủ đô cũng không sao. Quốc Vương ở đâu, trái tim nước Pháp ở đó.

Cung điện Versailles tựa câu thần chú lấp lánh, chỉ thuộc về riêng Quốc Vương. Quốc Vương bệ hạ ra lệnh, nơi này sẽ xuất hiện tòa cung điện tráng lệ nhất, các quý tộc danh nhân nổi tiếng tấp nập ra vào. Toàn bộ quyền lực và tiền tài nước Pháp xoay chuyển quanh đây. Cung điện Versailles chính là tượng trưng đỉnh cao của Vương quyền Pháp.

Từ khi xây dựng cung điện Versailles, các đời Quốc Vương Pháp đều coi đây là Hoàng cung.

May mắn Louis chưa phải Quốc Vương!

Louis vui vẻ vì tìm ra kẽ hở.Đọc Full Tại Truyenfull.vn

Tòa nhà xanh vàng rộng rãi thoải mái, nhưng nếu vì công việc mà mất rất nhiều thời gian và sức lực, dù có đẹp thế nào cũng khiến người ta phiền chán.

Huống chi ở Paris có rất nhiều cung điện, ví dụ như cung điện Louvre, cung điện Hoàng gia, cung điện Tuileries,… Tuy chúng kém hơn cung điện Versailles, nhưng Louis không quan trọng cuộc sống sinh hoạt.

Chà, chỉ cần cung điện bố trí xưởng hàn cho anh ấy là được.

Thái Tử vui vẻ nghĩ tới tương lai tốt đẹp, đại thần tài chính lại sắp bị nhà kinh tế học Adam Smith của Vương thất làm cho phát điên.

Đại thần tài chính Pháp than thở với đồng nghiệp: “Đúng là lão già Anh bảo thủ cũ kỹ! Ngay cả bánh kếp và điệu Waltz cũng không biết, thế nhưng lại chỉ đạo người Pháp dùng tiền như thế nào?"

Ngược lại, ngài Smith cũng nổi giận tố cáo với Antonia: “Nếu ngày nào người Pháp cũng khiêu vũ và nhấm nháp rượu vang, kinh tế và kỹ thuật phát triển kiểu gì?"

Cung điện Versailles lắm tai nhiều mắt, gần như không có bí mật.

Không lâu sau mọi người đều biết ân oán giữa hai phe, càng thêm trào phúng.

Versailles tuyệt không thiếu nước miếng.

Tất cả mọi người đều biết Quốc Vương không quan tâm chính sự, vợ chồng Thái Tử khởi xướng cải cách tài chính. Với tình thế trước mắt, mọi người vui vẻ hóng hớt, tham gia náo nhiệt.

Phe đại thần tài chính nói: “Nhìn đi, người Pháp tự biết quản tiền như thế nào, sao phải cần người Anh hỗ trợ?"

Các học giả viện hàn lâm tỏ vẻ với nhà kinh tế học người Anh, “Xin lỗi, chúng tôi khiêu vũ, chúng tôi uống rượu, nhưng chúng tôi cũng là đất nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển nhất. Cái gì? Người Anh? Người Anh đang làm gì?"

À, người Anh đang khổ cực chiến tranh trên đất Mỹ.

Thông qua hội nghị liên hợp tháng chín năm 1744, sau này được mọi người gọi là hội nghị đại lục lần thứ nhất, đại lục Bắc Mỹ tuyên bố mười ba thuộc địa Bắc Mỹ đoạn tuyệt lệ thuộc Anh, đơn phương lập hợp chủng quốc.

Đây là lời tuyên chiến với Anh!

Đương nhiên Anh nuốt không trôi. Họ phái lực lượng hải quân hùng mạnh vượt Thái Bình Dương, tấn công mười ba thuộc địa không biết trời cao đất dày.

Là địch thủ lâu năm với Anh, người Pháp vui vẻ hóng hớt trận chiến bên kia bờ đại dương, hơn nữa hy vọng Bắc Mỹ sẽ thắng. Cho dù không thắng, khiến Anh bực bội cũng là chuyện đáng ăn mừng!

Nửa năm đầu, quân Anh chiếm ưu thế. Quân đội đổ bộ nhanh chóng khống chế duyên hải phía đông Bắc Mỹ, đồng thời dọc theo hai tuyến đường nam bắc xâm nhập đại lục.

“Theo con đường hành quân của họ, có vẻ bọn họ muốn giáp công hai phía, cô lập thuộc địa New England. Nghe nói thuộc địa này cứng đầu nhất, thần hiểu vì sao Anh làm vậy."

Napoléon nhìn bản đồ, vừa tự hỏi vừa nói với Antonia: “Nếu là thần, thần cũng sẽ làm như vậy. Chỉ cần bắt trọn New England, sĩ khí quân lính tăng lên, từ từ tiêu diệt từng thuộc địa."

“Khả năng người Mỹ thắng cao không?" Antonia hỏi.

Napoléon lắc đầu, “Thần sẽ không đặt cược cho họ."

Antonia nhíu mày.

Ai cũng không ngờ năm sau quân Anh liên tiếp gặp trắc trở trên đất Mỹ.

Sau khi nhận được tin tình báo sai lệch với phán đoán, Napoléon nổi điên.

Thiếu niên vò đầu, nôn nóng đi qua đi lại quanh phòng, “Vì sao? Vì sao? Như này không hợp logic chiến tranh."

“A, đừng gấp." Antonia an ủi, “Hiện tại tin tức chúng ta nắm giữ quá ít, có lẽ lực lượng nào đó vừa tham gia chiến trường. Tin tình báo không đủ, ngài đoán được như vậy đã không tệ…"

“Đứng trên chiến trường, một câu ‘tình báo không đủ’ có thể khiến quân đội thất bại?" Thiếu niên quát.

Antonia nhìn cậu ấy.

“Xin lỗi, thần không giận người." Napoléon thở dài, “Nhưng thần cho rằng trên chiến trường, tướng quân phải vạch ra tất cả mọi yếu tố phát sinh. Chiến tranh không có cớ, chỉ có sinh tử."

Antonia mỉm cười đứng lên, “Ta tin tưởng ngài nhất định sẽ trở thành tướng quân xuất sắc."

Toàn Paris không biết vì sao quân Anh đánh đâu thắng đó, không gì không cản nổi lại thua trận. Đại Tây Dương rộng lớn, thông tin trao đổi chậm chạp, khuyết thiếu rất nhiều tin tức cụ thể.

Điều này khiến người dân Pháp thông qua “Rheinische Zeitung" hóng hớt chiến tranh độc lập Bắc Mỹ vô cùng sốt ruột, đáng tiếc bọn họ sốt ruột cũng vô ích. May mắn hết thảy đều như bọn họ nghĩ, thoạt nhìn ông bạn già nước Anh không đánh thắng con trai mình.

Tháng sáu năm 1744, tin tức quân Mỹ đánh thắng quân Anh, tiêu diệt mấy vạn người truyền đến, Antonia thở dài lật giở tin tình báo.

Đại lục Châu Mỹ không liên quan tới cô. Điều cô cần chú ý hơn cả là xung quanh Pháp. Không biết có phải do chiến tranh Mỹ – Anh ảnh hưởng, rất nhiều quốc gia trên đại lục bắt đầu rục rịch.

Antonia lật giờ tin tức tình báo, đặc biệt chú ý hai chuyện.Đọc Full Tại Truyenfull.vn

Một là Phổ điều quân tới Silesia từng thuộc về Áo, Áo tỏ thái độ thù ghét. Trong trận chiến kế vị, Nữ Hoàng Maria Theresa vuột mất lãnh địa vào tay Phổ, vốn có thể đoạt lại trong trận chiến bảy năm, lại bởi vì Sa Hoàng Nga băng hà nên thất bại trong gang tấc. Hầy! Không thể không nói, sao một quốc gia có thể xui xẻo đến vậy?

Phần còn lại là Đế Quốc Ottoman giáp ranh Áo. Theo tin tức Croatia đưa tin, Serbia tạo phản, Đế Quốc Ottoman phái binh trấn áp.

Tuy kiếp trước những chuyện này từng xảy ra, tổng thể không gây ảnh hưởng lớn, nhưng Antonia vẫn cảnh giác.

Dù sao thế giới hiện tại đã thay đổi. Ai biết đến cuối cùng sẽ như nào.

Năm 1746, lễ Phục sinh sắp tới, vợ chồng Thái Tử thị sát doanh trại bên rìa ngoại ô Paris. Hiện tại Napoléon đã được thăng chức trung tá, đứng đầu một đội ngũ.

Antonia phát biểu ngắn gọn.

Cô biết hiện tại các binh lính thèm thuồng ăn thịt, không rảnh nghe diễn văn, vậy nên cô chỉ nói lời ít ý nhiều: “Các ngài là niềm kiêu hãnh của Paris, cũng là niềm kiêu hãnh nước Pháp. Louis, ta và con dân Pháp được các ngài bảo vệ, mãi mãi không bao giờ quên cống hiến của các ngài."

Theo lý thuyết, người đọc bài diễn văn phải là Quốc Vương, hoặc ít nhất cũng là Thái Tử.

Antonia từng nhân lúc Louis còn nhỏ bồi dưỡng năng lực diễn thuyết của một vị quân chủ cho anh ấy. Sau nhiều lần thử thách, Louis không một lần thành công, cô từ bỏ, quyết định nhận mệnh.

Ban đầu binh lính còn kín đáo phê bình, nhưng khi Thái Tử phi đứng ra tổ chức salon khoa học, ban bố treo giải thưởng, chủ trì cải tạo hoàng cung và thủ đô, mọi người dần quen thuộc.

Tương lai Thái Tử lên ngôi, Quốc Vương và Vương Hậu là người nắm giữ quyền lực tối cao. Đương nhiên Vương Hậu của Louis XV mờ nhạt đều vì… Vương Hậu đã mất nhiều năm.

...

Cùng lúc đó, trong hầm ngầm Versailles.

Dưới ánh nến mờ ảo, mọi người ngồi vây quanh bàn tròn.

Ánh lửa lờ mờ hắt vào khuôn mặt âm u của họ.

“Sửa luật thuế, thu thuế giáo hội và quý tộc?" Một người không tin vào tai mình.

“Chúng tôi dựa vào tin tức tình báo. Ngài nên tin tưởng tin tức tình báo của Anh." Ít nhất hơn hẳn đám Pháp các người.

“…Ả ta dám." Có người nghiến răng nghiến lợi.

“Sao không dám?" Người đàn ông nước Anh phì cười, “Cô ta không phải người Pháp, không có thân thích người Pháp, đương nhiên không quan tâm quý tộc và giáo sĩ phải nộp thuế."

Gã dùng ngón tay khum thế lửa, ánh sáng dần thay đổi, giọng gã tựa rắn độc mê hoặc lòng người.

“Điện hạ, đã đến lúc lựa chọn rồi… Hay tôi nên gọi… Bệ hạ?"

Người đàn ông ngồi đối diện gã im lặng hồi lâu, lâu đến mức sứ giả nhà Hannover tưởng anh ta ngủ gật.

“Ta muốn biết điều kiện của các ngươi."

Sứ giả mỉm cười.

“Chúng tôi kính trọng đối thủ Pháp, ngài lại là bạn thân của bệ hạ George và bệ hạ Friedrich. Chúng tôi tuyệt đối không để ngài khó xử. Ngài chỉ cần không trợ giúp Mỹ, cố gắng cản trở Tây Ban Nha và Hà Lan tham chiến là được."

Thời gian dần trôi.

Louis XV đã già, hiện tại vợ chồng Thái Tử có tài nguyên, nhân tài và quyết tâm khiến kẻ khác dè chừng.

Đáng sợ hơn cả, nếu người phụ nữ kia thâu tóm nước Pháp…

Cô không phải Vương Hậu Pháp không can thiệp chính sự. Cô duỗi tay quá dài.

Nếu bọn họ thuận lợi đăng cơ, nhà Habsburg sẽ có hai Nữ Vương.

Hai Nữ Vương nắm thực quyền hai cường quốc.

Đối với Anh và Phổ, chuyện này không thể xảy ra. Sứ giả cũng tuyệt không thể làm nhục sứ mệnh…

Đúng lúc này, bên ngoài vọng tiếng đập cửa.

“Thưa ngài! Thưa ngài!" Người nọ hoảng sợ nói: “Bệ hạ… Quốc Vương bệ hạ… Băng hà!"

Phịch, ánh nến rơi xuống bàn, ngọn lửa bùng cháy, chiếu sáng mấy khuôn mặt vặn vẹo.

Vận mệnh tựa bánh răng sắc nhọn cắn xé, đàn rắc độc vươn nanh nhắm thẳng chỗ trí mạng của đối thủ.

Sông Seine trôi lững lờ, đồng vàng trên sòng bạc leng keng, hương nước hoa thơm ngào ngạt tỏa khắp Paris… Hết thảy ảo mộng biến mất.

Vương miện Pháp sắp đổi chủ.

________

Một số bình luận của cư dân mạng Trung:

– Anh gặp trắc trở ở Bắc Mỹ do Boss can thiệp đúng không?

– Ai trong số hai người em trai rục rịch?
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi

Truyện cùng thể loại