Tạm Biệt Versailles
Chương 55
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Henriette nhìn cuộc biểu tình, cấp tốc quay về bẩm báo Antonia.
Với tốc độ của đoàn biểu tình, chỉ sợ không lâu sau toàn Paris sẽ biết tin – tác giả người Đức phản bội tín ngưỡng và báo chí Pháp phải chịu trừng phạt!
Đến lúc đó, Antonia còn có thể công khai bao che “Rheinische Zeitung"?
“Khụ, Antoinette." Louis lại gần.
Henriette im lặng, cúi đầu giả bộ như không có gì xảy ra.
Không ngờ Thái Tử xấu hổ gật đầu, “Nếu em có chuyện… cứ đi làm đi… Ta cũng cần quay về nghiên cứu phương pháp hàn."
“Cảm ơn Louis." Antonia mỉm cười.
Antonia và Henriette lên xe ngựa thẳng tiến tới Paris. Chờ tới khu vực biểu tình, đã non nửa ngày trôi qua.
“Trời ạ! Đông quá!" Henriette hoảng sợ.
Đoàn biểu tình hiện tại đông hơn lúc cô ấy rời đi gấp mấy lần, nhìn ra xa không thấy điểm cuối.
Ở quảng trường cách đó không xa, mọi người giơ cờ xí và biểu ngữ, thoạt nhìn lòng đầy căm phẫn, giống như sắp đánh nhau.
“Từ từ." Antonia đè tay cô ấy, “Nghe xem bọn họ đang nói gì?"
Henriette nhìn kỹ, ngạc nhiên trợn mắt.Đọc Full Tại Truyenfull.vn
“Để anh ta chết!" Đây là biểu ngữ lớn nhất.
“Ác ma phản bội tín ngưỡng!" Có người mắng.
Lập tức có người đáp trả: “Giáo hội không có quyền cấm Werther chết!"
“Chúa trời sẽ không để gã lên thiên đường!"
“Đừng ảo tưởng. Anh nghĩ anh ta nguyện ý lên thiên đường?"
Cô gái nọ tựa lưng vào bức tường trước công viên, vừa khóc vừa la: “Tôi yêu Werther. Cá nhân tôi không muốn anh ta chết… Nhưng nếu giáo hội không cho anh ta chết, tôi sẽ nói – để anh ta chết!"
“Để anh ta chết!"
“Để anh ta chết!"
“Giáo hội nói không làm theo lời họ sẽ xuống địa ngục… Nhưng linh hồn chúng ta mãi mãi tự do!"
“Tôi không muốn Werther chết, nhưng tôi sẽ bảo vệ quyền lợi của anh ta!"
Henriette trợn mắt há hốc mồm.
Cô ấy chưa bao giờ thấy cuộc biểu tình lớn như ngày hôm nay. Giây phút quyết định đăng chương cuối Goethe viết, Henriette từng sợ hãi nghĩ chắc chắn giáo hội sẽ phản đối. Nhưng cô ấy tuyệt không ngờ có vô số người đứng giữa quảng trường, công khai lên án giáo hội.
Đó là giáo hội!
Antonia thở dài.
Khí thế giống hệt dân chúng Paris năm đó cô chứng kiến.
Giáo hội ngỡ tưởng vẫn có thể không chế suy nghĩ người dân Paris, nhưng hiện tại là năm 1770.
Mười mấy năm sau, mọi người lần lượt đưa Quốc Vương, Vương Hậu và vô số danh nhân có tầm ảnh hưởng lên đoạn đầu đài, lật đổ quốc gia mình từng quỳ bái.
Năm đó Antonia sống trong thế giới riêng của bản thân, mấy năm cuối đời mới nhận ra suy nghĩ của dân chúng, đáng tiếc khi đó đã quá muộn. Thần quyền và vương quyền tựa tấm khăn che khuất ánh mắt dân chúng, cũng lu mờ nhận thức của cô.
Sự thật chứng minh, không chỉ Antonia bị che mắt.
Đương nhiên những kẻ khơi dậy, thao túng ngọn lửa cũng bị thế lửa cắn nuốt, tự đưa mình lên đoạn đầu đài.
Nếu hiện tại là đầu thế kỷ XVIII, lịch sử vẫn có thể thay đổi.Đọc Full Tại Truyenfull.vn
Nhưng đối với cô mà nói, hết thảy đều đã muộn. Voltaire, Rousseau và Montesquieu đều biết mồi lửa đã cháy, dù làm bất cứ gì cũng chỉ có thể cố gắng sửa chữa, không để mọi chuyện tồi tệ thêm.
Antonia thầm nghĩ, lúc này đến lượt cô đùa với lửa.
Nói là nguy hiểm, thực ra cô không sợ hãi.
Mặc kệ như thế nào, ít nhất không tệ bằng kiếp trước. Hơn nữa kiếp này cô không có vướng bận, cũng không có uy hiếp.
Antonia ló đầu, nói với người lái xe, “Mời ngài tới hẻm Hall, dừng xe ở chỗ vắng người giúp ta."
Xe ngựa thoát khỏi đám đông quảng trường, con đường thuận lợi hơn rất nhiều, mười phút sau đã tới nơi.
Đây là cửa sau tòa soạn báo “Rheinische Zeitung" Paris.
Antonia và Henriette vừa vào phòng ban biên tập đã gặp người quen.
“Chúng ta đang chứng kiến thời khắc lịch sử!"
Người đàn ông to béo, mặc áo khoác nhung đỏ kích động hô: “Vì một tác phẩm văn học, vì một lý tưởng chủ nghĩa, đây là lần đầu tiên người dân Paris đứng lên phản đối giáo hội!"
“Các bạn, hãy nhớ kỹ thời khắc này! Rất nhiều năm sau, khi mọi người nhớ lại, bọn họ sẽ nói đây là ánh sáng hy vọng! Ngọn lửa Prometheus [1] thiêu đốt Paris!"
[1] Một vị thần Hy Lạp, gắn liền với hình ảnh ngọn đuốc.
“Hả?" Ông ấy vui vẻ khoa chân múa tay, vừa hay gặp hai người đi vào.
“Chào buổi chiều, ngài Beaumarchais." Antonia chặn lời ông ấy trước, “Nếu ông đã tới… chẳng bằng cùng uống tách coffe?"
Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais [2] vẫn luôn cảm thấy mình được trời cao ưu ái, lúc nào cũng gặp may mắn… cho tới khi ông ấy phê bình giáo hội trước tòa soạn “Rheinische Zeitung" bị Thái Tử phi bắt gặp, còn được cô mời ngồi xuống sofa.
Ông ấy vốn thông minh, có tài hùng biện nức tiếng.
Beaumarchais sinh ra trong gia đình làm đồng hồ. Năm hai mươi tuổi, ông ấy phát minh một linh kiện đồng hồ mới, được viện hàn lâm Pháp tán thành, trở thành “nhà thiết kế đồng hồ Hoàng gia". Quốc Vương bệ hạ và các tình nhân của ông ta rất thích chiếc đồng hồ gắn vào nhẫn của Beaumarchais, bởi vậy ông ấy được lòng Quốc Vương, thậm chí có quyền tự do ra vào Versailles.
Như vậy còn chưa đủ. Beaumarchais biết đánh đàn, thổi sáo, là nhạc sư tiêu chuẩn, phụ trách dạy nhạc cho công chúa của Quốc Vương. Hơn nữa ông ấy có khiếu kinh doanh, hiện tại đã trở thành phú ông, còn thừa kế gia tài và lãnh địa Beaumarchais của người vợ cũ đã mất.
Vậy nên ông ấy sửa họ thành Beaumarchais, tự gọi bản thân là ngài Beaumarchais!
Nhưng đây đều là thú vui tay ngang.Đọc Full Tại Truyenfull.vn
Giấc mộng chân chính của ông ấy là sáng tác. Tiếp bước các bậc tiền bối, ông ấy viết tiểu thuyết, viết hài kịch, viết quý tộc, viết người dân lương thiện, chịu thương chịu khó giống ông ấy!
Ai nói trời sinh quý tộc đã lương thiện? Có rất nhiều người trở thành sâu mọt xã hội, lại có rất nhiều người dân giữ vững phẩm chất cao thượng, là sự tồn tại đáng quý.
Vậy nên khi thấy người dân Paris vây quanh giáo hội kháng nghị, bất bình thay Werther, Beaumarchais kích động tới phòng ban biên tập của “Rheinische Zeitung", muốn đóng góp với họ.
Cho tới khi phát hiện bà chủ thần bí đứng sau tòa soạn báo là cháu dâu của Quốc Vương, Beaumarchais xấu hổ im lặng.
“Ngài Beaumarchais đừng khẩn trương." Antonia mỉm cười, “Tuy rằng ngài hại chết ta…"
“Cái gì?!" Beaumarchais sợ tới mức giật bắn dậy.
“À… không không…" Xin lỗi, lỡ miệng.
“Tuy ngài nắm giữ bí mật hại chết ta." Antonia mỉm cười, giống như lời này chưa từng thốt ra từ miệng cô, “Nhưng ta mong nó có thể giúp ngài thay đổi suy nghĩ và tín nhiệm ta hơn."
Thân thể Antonia chảy dòng máu nghệ thuật nhà Habsburg. Kiếp trước sống trong cung điện Versailles, cô cực kỳ thích hài kịch. Vở kịch yêu thích nhất của cô là “Le barbier de Séville" [3] và “La folle journée, ou le Mariage de Figaro" [4] do Beaumarchais sáng tác.
Giờ nhớ lại, khi đó Antonia đơn thuần tới mức không dám nhìn thẳng. Cô không hề nhận ra vở kịch này trào phúng quý tộc, chỉ mê mẩn cốt truyện yêu hận tình thù, còn tổ chức buổi biểu diễn ngay tại cung điện Versailles. Thậm chí bản thân cô đóng vai diễn viên chính.
Sau vở diễn đó, Antonia đắc tội giới quý tộc Versailles. Bọn họ bắt đầu đồn thổi tin đồn vô lý của cô tới tai người dân.
Vài năm sau, khi dân chúng thiếu thốn bánh mì, có lời đồn Antonia nói “Vậy hãy bảo họ ăn bánh kem" (Let them eat cake) lan truyền khắp Paris. Dân chúng nổi giận, trải đường tiễn bước cô lên đoạn đầu đài.
Nhưng đây đều là chuyện quá khứ.
Nói thật, Antonia rất kính nể Beaumarchais. Khác với những kẻ lợi dụng lòng dân, vị tác giả theo chủ nghĩa lý tưởng một lòng tin tưởng tín ngưỡng bản thân. Sau này đại Cách Mạng mất khống chế, ông ấy suýt lên đoạn đầu đài, khó khăn lắm mới được giải cứu thành công, nhưng quãng đời còn lại sống trong nghèo túng.
Antonia mỉm cười Beaumarchais bất an như ngồi trên đống lửa, “Đừng lo, ta chỉ muốn nói… Nếu ngài có ý tưởng, chi bằng chúng ta cùng hợp tác?"
...
Sau ngày Đức mẹ an giấc, cuộc biểu tình của giáo hội bị dân chúng chỉ trích gay gắt. Chuyện này nhanh chóng lan khắp thành phố, thậm chí ngay cả thương nhân Paris cũng biết.
Đối với người dân Paris, nếu trước kia bọn họ không biết cuốn tiểu thuyết còn tiếp “Rheinische Zeitung", vậy giờ phút này họ không khỏi tò mò. Nó chính là sự đột phá của nhân loại.
Mấy ngày tiếp theo, các độc giả mê mẩn trước tình yêu dạt dào của Werther và “Rheinische Zeitung" có gan đối đầu với giáo hội gọi đây là sự kiện “Ánh sáng hy vọng đầu tiên đốt cháy bó buộc".
Không ít người cảm thấy biên tập “Rheinische Zeitung" thay đổi.
Bởi vì thường xuyên được nhắc tới, dù giáo hội chèn ép, sức mua “Rheinische Zeitung" chỉ tăng không giảm. Mọi người đều muốn biết sau những ngày mưa gió, liệu tác giả Goethe cuốn “Nỗi đau của chàng Werther" có lên tiếng hay không.
Đáng tiếc mấy ngày nay tin tức báo chí không có gì mới, nhưng ít ra vẫn thú vị hơn các tờ báo khác.
Ví dụ như “Thời sự Pháp" đưa tin Vương thất và quý tộc làm gì ở lễ Missa, tưởng nhớ ngày Đức mẹ an giấc; “Rheinische Zeitung" lại mở chuyên mục “Kinh tế học".
Số đầu tiên của chuyên mục, biên tập giải thích “kinh tế" là tổng hòa tài nguyên. Nói một cách đơn giản, chuyên mục dạy chúng ta nên quản lý tài sản thế nào, ra sao mới tốt nhất.
Trên báo viết: Thái Tử phi điện hạ trả mười nghìn Franc mua lương thực nhiều ngang kho lương quốc gia, hiện tại đang trữ trong kho lương.
Tuy điều này khiến giá bánh mì Paris dao động nhẹ, nhưng vẫn trong phạm vi thừa nhận. Báo chỉ giải thích ngắn gọn, nói rõ điều này sẽ trợ giúp nông dân miền tây và miền bắc, để họ không đói bụng vì mùa màng bội thu. Đương nhiên họ cũng giải thích vì sao mùa màng bội thu lại khiến người dân trắng tay.
Một tin tức khác cũng thu hút sự chú ý của mọi người.
“Cung điện Versailles bắt đầu cải tạo công trình hệ thống nguồn nước, hầu hết các học giả viện hàn lâm Paris đều tham gia, ngay cả Thái Tử điện hạ điện hạ cũng gia nhập đội kỹ sư. Thái Tử phi điện hạ nói nếu công trình cải tạo thuận lợi, dự tính tương lai sẽ cải tạo toàn Paris."
Trời ơi!
Paris thật sự cần cải tạo hệ thống nguồn nước.
Dù sao hiện tại nhắc tới Paris chỉ thấy rác rưởi bẩn thỉu!
Báo chí tựa con sóng êm ả, yên lặng chờ cơn sóng lớn ập tới.
Quả nhiên nó tới rất nhanh.
Ngày mùa thu đầu tiên ở Paris, chuông nhà thờ Đức mẹ Paris vang lên, mọi người vây quanh sạp báo chật như nêm cối.
Bởi vì một ngày trước, biên tập viên thông báo hôm nay báo chí sẽ đăng lời cuối sách “Nỗi đau của chàng Werther"!
Werther thực sự đã chết?
Sau khi chết anh ta nhìn thấy gì?
Liệu anh ta có hồi sinh không?
Nhưng những người đầu tiên cướp được tờ báo lại không ngờ vừa giở trang đầu tiên, đập vào mắt là tin tức đáng sợ.
“Kinh hoàng! Vạch trần giáo hội Thiên Chúa giáo nước Pháp dâm ô trẻ em!"
“Đào sâu tìm hiểu ‘sứ giả của thần’ khoác tấm áo thiên sứ, thực chất giở trò ác ma!"
Chuyện kinh thế hãi tục này nhanh chóng sôi trào. Từ quý tộc tới người dân đều chúi đầu thảo luận.
Trước đó Antonia đã mua lại hai xưởng in cho “Rheinische Zeitung", cũng chuẩn bị tốt kế hoạch, tăng ca đẩy nhanh tốc độ in ấn.
Nào ngờ mới chỉ nửa ngày ngắn ngủi, báo trong thành phố đã bốc hơi.
________
[2] Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais (24 tháng 1 năm 1732 – 18 tháng 5 năm 1799), được biết đến nhiều nhất với tên Beaumarchais, là một nhà viết kịch, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà phát minh, thợ đồng hồ, chính trị gia, người tị nạn, tù nhân, điệp viên, nhà kinh doanh, người xuất bản sách, nhà cách mạng người Pháp. Ông nổi danh bằng nghề viết kịch, chủ yếu là hài kịch và được so sánh với Molière.
Henriette nhìn cuộc biểu tình, cấp tốc quay về bẩm báo Antonia.
Với tốc độ của đoàn biểu tình, chỉ sợ không lâu sau toàn Paris sẽ biết tin – tác giả người Đức phản bội tín ngưỡng và báo chí Pháp phải chịu trừng phạt!
Đến lúc đó, Antonia còn có thể công khai bao che “Rheinische Zeitung"?
“Khụ, Antoinette." Louis lại gần.
Henriette im lặng, cúi đầu giả bộ như không có gì xảy ra.
Không ngờ Thái Tử xấu hổ gật đầu, “Nếu em có chuyện… cứ đi làm đi… Ta cũng cần quay về nghiên cứu phương pháp hàn."
“Cảm ơn Louis." Antonia mỉm cười.
Antonia và Henriette lên xe ngựa thẳng tiến tới Paris. Chờ tới khu vực biểu tình, đã non nửa ngày trôi qua.
“Trời ạ! Đông quá!" Henriette hoảng sợ.
Đoàn biểu tình hiện tại đông hơn lúc cô ấy rời đi gấp mấy lần, nhìn ra xa không thấy điểm cuối.
Ở quảng trường cách đó không xa, mọi người giơ cờ xí và biểu ngữ, thoạt nhìn lòng đầy căm phẫn, giống như sắp đánh nhau.
“Từ từ." Antonia đè tay cô ấy, “Nghe xem bọn họ đang nói gì?"
Henriette nhìn kỹ, ngạc nhiên trợn mắt.Đọc Full Tại Truyenfull.vn
“Để anh ta chết!" Đây là biểu ngữ lớn nhất.
“Ác ma phản bội tín ngưỡng!" Có người mắng.
Lập tức có người đáp trả: “Giáo hội không có quyền cấm Werther chết!"
“Chúa trời sẽ không để gã lên thiên đường!"
“Đừng ảo tưởng. Anh nghĩ anh ta nguyện ý lên thiên đường?"
Cô gái nọ tựa lưng vào bức tường trước công viên, vừa khóc vừa la: “Tôi yêu Werther. Cá nhân tôi không muốn anh ta chết… Nhưng nếu giáo hội không cho anh ta chết, tôi sẽ nói – để anh ta chết!"
“Để anh ta chết!"
“Để anh ta chết!"
“Giáo hội nói không làm theo lời họ sẽ xuống địa ngục… Nhưng linh hồn chúng ta mãi mãi tự do!"
“Tôi không muốn Werther chết, nhưng tôi sẽ bảo vệ quyền lợi của anh ta!"
Henriette trợn mắt há hốc mồm.
Cô ấy chưa bao giờ thấy cuộc biểu tình lớn như ngày hôm nay. Giây phút quyết định đăng chương cuối Goethe viết, Henriette từng sợ hãi nghĩ chắc chắn giáo hội sẽ phản đối. Nhưng cô ấy tuyệt không ngờ có vô số người đứng giữa quảng trường, công khai lên án giáo hội.
Đó là giáo hội!
Antonia thở dài.
Khí thế giống hệt dân chúng Paris năm đó cô chứng kiến.
Giáo hội ngỡ tưởng vẫn có thể không chế suy nghĩ người dân Paris, nhưng hiện tại là năm 1770.
Mười mấy năm sau, mọi người lần lượt đưa Quốc Vương, Vương Hậu và vô số danh nhân có tầm ảnh hưởng lên đoạn đầu đài, lật đổ quốc gia mình từng quỳ bái.
Năm đó Antonia sống trong thế giới riêng của bản thân, mấy năm cuối đời mới nhận ra suy nghĩ của dân chúng, đáng tiếc khi đó đã quá muộn. Thần quyền và vương quyền tựa tấm khăn che khuất ánh mắt dân chúng, cũng lu mờ nhận thức của cô.
Sự thật chứng minh, không chỉ Antonia bị che mắt.
Đương nhiên những kẻ khơi dậy, thao túng ngọn lửa cũng bị thế lửa cắn nuốt, tự đưa mình lên đoạn đầu đài.
Nếu hiện tại là đầu thế kỷ XVIII, lịch sử vẫn có thể thay đổi.Đọc Full Tại Truyenfull.vn
Nhưng đối với cô mà nói, hết thảy đều đã muộn. Voltaire, Rousseau và Montesquieu đều biết mồi lửa đã cháy, dù làm bất cứ gì cũng chỉ có thể cố gắng sửa chữa, không để mọi chuyện tồi tệ thêm.
Antonia thầm nghĩ, lúc này đến lượt cô đùa với lửa.
Nói là nguy hiểm, thực ra cô không sợ hãi.
Mặc kệ như thế nào, ít nhất không tệ bằng kiếp trước. Hơn nữa kiếp này cô không có vướng bận, cũng không có uy hiếp.
Antonia ló đầu, nói với người lái xe, “Mời ngài tới hẻm Hall, dừng xe ở chỗ vắng người giúp ta."
Xe ngựa thoát khỏi đám đông quảng trường, con đường thuận lợi hơn rất nhiều, mười phút sau đã tới nơi.
Đây là cửa sau tòa soạn báo “Rheinische Zeitung" Paris.
Antonia và Henriette vừa vào phòng ban biên tập đã gặp người quen.
“Chúng ta đang chứng kiến thời khắc lịch sử!"
Người đàn ông to béo, mặc áo khoác nhung đỏ kích động hô: “Vì một tác phẩm văn học, vì một lý tưởng chủ nghĩa, đây là lần đầu tiên người dân Paris đứng lên phản đối giáo hội!"
“Các bạn, hãy nhớ kỹ thời khắc này! Rất nhiều năm sau, khi mọi người nhớ lại, bọn họ sẽ nói đây là ánh sáng hy vọng! Ngọn lửa Prometheus [1] thiêu đốt Paris!"
[1] Một vị thần Hy Lạp, gắn liền với hình ảnh ngọn đuốc.
“Hả?" Ông ấy vui vẻ khoa chân múa tay, vừa hay gặp hai người đi vào.
“Chào buổi chiều, ngài Beaumarchais." Antonia chặn lời ông ấy trước, “Nếu ông đã tới… chẳng bằng cùng uống tách coffe?"
Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais [2] vẫn luôn cảm thấy mình được trời cao ưu ái, lúc nào cũng gặp may mắn… cho tới khi ông ấy phê bình giáo hội trước tòa soạn “Rheinische Zeitung" bị Thái Tử phi bắt gặp, còn được cô mời ngồi xuống sofa.
Ông ấy vốn thông minh, có tài hùng biện nức tiếng.
Beaumarchais sinh ra trong gia đình làm đồng hồ. Năm hai mươi tuổi, ông ấy phát minh một linh kiện đồng hồ mới, được viện hàn lâm Pháp tán thành, trở thành “nhà thiết kế đồng hồ Hoàng gia". Quốc Vương bệ hạ và các tình nhân của ông ta rất thích chiếc đồng hồ gắn vào nhẫn của Beaumarchais, bởi vậy ông ấy được lòng Quốc Vương, thậm chí có quyền tự do ra vào Versailles.
Như vậy còn chưa đủ. Beaumarchais biết đánh đàn, thổi sáo, là nhạc sư tiêu chuẩn, phụ trách dạy nhạc cho công chúa của Quốc Vương. Hơn nữa ông ấy có khiếu kinh doanh, hiện tại đã trở thành phú ông, còn thừa kế gia tài và lãnh địa Beaumarchais của người vợ cũ đã mất.
Vậy nên ông ấy sửa họ thành Beaumarchais, tự gọi bản thân là ngài Beaumarchais!
Nhưng đây đều là thú vui tay ngang.Đọc Full Tại Truyenfull.vn
Giấc mộng chân chính của ông ấy là sáng tác. Tiếp bước các bậc tiền bối, ông ấy viết tiểu thuyết, viết hài kịch, viết quý tộc, viết người dân lương thiện, chịu thương chịu khó giống ông ấy!
Ai nói trời sinh quý tộc đã lương thiện? Có rất nhiều người trở thành sâu mọt xã hội, lại có rất nhiều người dân giữ vững phẩm chất cao thượng, là sự tồn tại đáng quý.
Vậy nên khi thấy người dân Paris vây quanh giáo hội kháng nghị, bất bình thay Werther, Beaumarchais kích động tới phòng ban biên tập của “Rheinische Zeitung", muốn đóng góp với họ.
Cho tới khi phát hiện bà chủ thần bí đứng sau tòa soạn báo là cháu dâu của Quốc Vương, Beaumarchais xấu hổ im lặng.
“Ngài Beaumarchais đừng khẩn trương." Antonia mỉm cười, “Tuy rằng ngài hại chết ta…"
“Cái gì?!" Beaumarchais sợ tới mức giật bắn dậy.
“À… không không…" Xin lỗi, lỡ miệng.
“Tuy ngài nắm giữ bí mật hại chết ta." Antonia mỉm cười, giống như lời này chưa từng thốt ra từ miệng cô, “Nhưng ta mong nó có thể giúp ngài thay đổi suy nghĩ và tín nhiệm ta hơn."
Thân thể Antonia chảy dòng máu nghệ thuật nhà Habsburg. Kiếp trước sống trong cung điện Versailles, cô cực kỳ thích hài kịch. Vở kịch yêu thích nhất của cô là “Le barbier de Séville" [3] và “La folle journée, ou le Mariage de Figaro" [4] do Beaumarchais sáng tác.
Giờ nhớ lại, khi đó Antonia đơn thuần tới mức không dám nhìn thẳng. Cô không hề nhận ra vở kịch này trào phúng quý tộc, chỉ mê mẩn cốt truyện yêu hận tình thù, còn tổ chức buổi biểu diễn ngay tại cung điện Versailles. Thậm chí bản thân cô đóng vai diễn viên chính.
Sau vở diễn đó, Antonia đắc tội giới quý tộc Versailles. Bọn họ bắt đầu đồn thổi tin đồn vô lý của cô tới tai người dân.
Vài năm sau, khi dân chúng thiếu thốn bánh mì, có lời đồn Antonia nói “Vậy hãy bảo họ ăn bánh kem" (Let them eat cake) lan truyền khắp Paris. Dân chúng nổi giận, trải đường tiễn bước cô lên đoạn đầu đài.
Nhưng đây đều là chuyện quá khứ.
Nói thật, Antonia rất kính nể Beaumarchais. Khác với những kẻ lợi dụng lòng dân, vị tác giả theo chủ nghĩa lý tưởng một lòng tin tưởng tín ngưỡng bản thân. Sau này đại Cách Mạng mất khống chế, ông ấy suýt lên đoạn đầu đài, khó khăn lắm mới được giải cứu thành công, nhưng quãng đời còn lại sống trong nghèo túng.
Antonia mỉm cười Beaumarchais bất an như ngồi trên đống lửa, “Đừng lo, ta chỉ muốn nói… Nếu ngài có ý tưởng, chi bằng chúng ta cùng hợp tác?"
...
Sau ngày Đức mẹ an giấc, cuộc biểu tình của giáo hội bị dân chúng chỉ trích gay gắt. Chuyện này nhanh chóng lan khắp thành phố, thậm chí ngay cả thương nhân Paris cũng biết.
Đối với người dân Paris, nếu trước kia bọn họ không biết cuốn tiểu thuyết còn tiếp “Rheinische Zeitung", vậy giờ phút này họ không khỏi tò mò. Nó chính là sự đột phá của nhân loại.
Mấy ngày tiếp theo, các độc giả mê mẩn trước tình yêu dạt dào của Werther và “Rheinische Zeitung" có gan đối đầu với giáo hội gọi đây là sự kiện “Ánh sáng hy vọng đầu tiên đốt cháy bó buộc".
Không ít người cảm thấy biên tập “Rheinische Zeitung" thay đổi.
Bởi vì thường xuyên được nhắc tới, dù giáo hội chèn ép, sức mua “Rheinische Zeitung" chỉ tăng không giảm. Mọi người đều muốn biết sau những ngày mưa gió, liệu tác giả Goethe cuốn “Nỗi đau của chàng Werther" có lên tiếng hay không.
Đáng tiếc mấy ngày nay tin tức báo chí không có gì mới, nhưng ít ra vẫn thú vị hơn các tờ báo khác.
Ví dụ như “Thời sự Pháp" đưa tin Vương thất và quý tộc làm gì ở lễ Missa, tưởng nhớ ngày Đức mẹ an giấc; “Rheinische Zeitung" lại mở chuyên mục “Kinh tế học".
Số đầu tiên của chuyên mục, biên tập giải thích “kinh tế" là tổng hòa tài nguyên. Nói một cách đơn giản, chuyên mục dạy chúng ta nên quản lý tài sản thế nào, ra sao mới tốt nhất.
Trên báo viết: Thái Tử phi điện hạ trả mười nghìn Franc mua lương thực nhiều ngang kho lương quốc gia, hiện tại đang trữ trong kho lương.
Tuy điều này khiến giá bánh mì Paris dao động nhẹ, nhưng vẫn trong phạm vi thừa nhận. Báo chỉ giải thích ngắn gọn, nói rõ điều này sẽ trợ giúp nông dân miền tây và miền bắc, để họ không đói bụng vì mùa màng bội thu. Đương nhiên họ cũng giải thích vì sao mùa màng bội thu lại khiến người dân trắng tay.
Một tin tức khác cũng thu hút sự chú ý của mọi người.
“Cung điện Versailles bắt đầu cải tạo công trình hệ thống nguồn nước, hầu hết các học giả viện hàn lâm Paris đều tham gia, ngay cả Thái Tử điện hạ điện hạ cũng gia nhập đội kỹ sư. Thái Tử phi điện hạ nói nếu công trình cải tạo thuận lợi, dự tính tương lai sẽ cải tạo toàn Paris."
Trời ơi!
Paris thật sự cần cải tạo hệ thống nguồn nước.
Dù sao hiện tại nhắc tới Paris chỉ thấy rác rưởi bẩn thỉu!
Báo chí tựa con sóng êm ả, yên lặng chờ cơn sóng lớn ập tới.
Quả nhiên nó tới rất nhanh.
Ngày mùa thu đầu tiên ở Paris, chuông nhà thờ Đức mẹ Paris vang lên, mọi người vây quanh sạp báo chật như nêm cối.
Bởi vì một ngày trước, biên tập viên thông báo hôm nay báo chí sẽ đăng lời cuối sách “Nỗi đau của chàng Werther"!
Werther thực sự đã chết?
Sau khi chết anh ta nhìn thấy gì?
Liệu anh ta có hồi sinh không?
Nhưng những người đầu tiên cướp được tờ báo lại không ngờ vừa giở trang đầu tiên, đập vào mắt là tin tức đáng sợ.
“Kinh hoàng! Vạch trần giáo hội Thiên Chúa giáo nước Pháp dâm ô trẻ em!"
“Đào sâu tìm hiểu ‘sứ giả của thần’ khoác tấm áo thiên sứ, thực chất giở trò ác ma!"
Chuyện kinh thế hãi tục này nhanh chóng sôi trào. Từ quý tộc tới người dân đều chúi đầu thảo luận.
Trước đó Antonia đã mua lại hai xưởng in cho “Rheinische Zeitung", cũng chuẩn bị tốt kế hoạch, tăng ca đẩy nhanh tốc độ in ấn.
Nào ngờ mới chỉ nửa ngày ngắn ngủi, báo trong thành phố đã bốc hơi.
________
[2] Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais (24 tháng 1 năm 1732 – 18 tháng 5 năm 1799), được biết đến nhiều nhất với tên Beaumarchais, là một nhà viết kịch, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà phát minh, thợ đồng hồ, chính trị gia, người tị nạn, tù nhân, điệp viên, nhà kinh doanh, người xuất bản sách, nhà cách mạng người Pháp. Ông nổi danh bằng nghề viết kịch, chủ yếu là hài kịch và được so sánh với Molière.
Tác giả :
Vạn Xuyên Nhất Nguyệt