Tạm Biệt Versailles

Chương 52

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Hai giải thưởng của viện hàn lâm Paris đã treo được vài thế kỷ.

Thứ nhất là động cơ vĩnh viễn, thứ hai là quan trắc chính xác kinh độ trên biển.

Đối mặt với giải thưởng thứ nhất, vô số người ngã xuống lại có người sau tiến lên, nhưng đều “chỉ thiếu một chút", càng khiến mọi người say mê tiếp tục nghiên cứu.

Giải thưởng thứ hai là giải thưởng đắt giá nhất – Năm mươi nghìn Franc. Sáng chế này cực kỳ quan trọng với ngành hàng hải, mà mậu dịch trên biển là nghề thu về lợi nhuận khủng nhất.

Mấy thế kỷ trôi qua, vẫn chưa có ai nghiên cứu thành công động cơ vĩnh viễn. Số tiền trao giải đã sửa đi sửa lại rất nhiều lần.

Dụng cụ kinh vĩ ra đời, người phát minh ra nó cũng nhận được một phần tiền thưởng. Đáng tiếc thiết kế này yêu cầu linh kiện và độ chặt chẽ cao, thực tế khi sử dụng luôn có sai số nhất định. Phải biết chỉ cần sai một chút, con thuyền sẽ lạc vào đại dương mênh mông vô tận, gây ra hậu quả trí mạng.

Cũng bởi vậy, nhiều năm qua vô số người giành được giải thưởng của viện hàn lâm Paris, chỉ riêng hai giải thưởng này kiên trì suốt vài thế kỷ. Tuy hiện tại gần như không có ai đệ trình thiết kế, hai giải thưởng vẫn trở thành đề tài câu chuyện trong miệng mọi người.

Cho tới đêm nay, một giải thưởng lung lay.

“Bảo toàn năng lượng? Thật khó hiểu." Ampère lẩm bẩm, “Nếu bảo toàn năng lượng, vậy chứng tỏ động cơ vĩnh viễn tồn tại?"

Cậu ấy chỉ lẩm bẩm theo bản năng, đây cũng là thói quen thường ngày của cậu ấy.

Nào ngờ có người vỗ vai Ampère, “Cháu biết định luật thứ nhất của Newton không?"

Cậu ấy quay đầu, người vỗ vai cậu ấy là thiếu niên mắt to tóc đen. Thiếu niên mỉm cười ngồi xuống, nhìn thẳng mắt Ampère, “Là định luật chuyển động…"

“A, cháu biết!" Ampère kiêu ngạo ưỡn ngực, “Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều."

“Đúng rồi!" Volta bật ngón cái, “Cháu giỏi quá. Hồi bằng tuổi cháu, ta còn đang nghịch ổ kiến."

Ampère bất an nghịch góc áo, cậu ấy rất thích nghịch ổ kiến.

Volta không để ý động tác của cậu ấy, “Cháu nghĩ xem, vì sao vật chuyển động dừng lại?"

Ampère trợn mắt, “A, cháu hiểu rồi! Nếu bảo toàn năng lượng, động cơ vĩnh viễn không thể vĩnh viễn chuyển động, bởi vì có ma sát hao mòn."

“Cháu tuyệt quá, ta kiêu ngạo thay cháu!" Volta mỉm cười bế Ampère, cậu ấy xấu hổ ôm lại. Là người miền bắc nước Pháp, cậu ấy không quen tính tình cởi mở hào sảng của người Italy.

“Chào cháu, ta là Alessandro Volta người Italy." Volta nắm tay cậu ấy.

“Cháu là André Ampère người Pháp." Ampère ra dáng người lớn, bắt tay với Volta.

...Đọc Full Tại Truyenfull.vn

Watt cảm thấy xấu hổ, cực kỳ xấu hổ.

Trước khi đến anh ta đã chuẩn bị đầy đủ. Tuy giấy tờ phê duyệt độc quyền vẫn chưa thông qua, nhưng anh ta sẵn sàng tìm đủ mọi cách để giành trước giấy độc quyền.

Máy hơi nước phải thuộc về anh ta! Như vậy anh ta mới có thể nắm thế độc tôn, khi chế tạo bán ra quy mô lớn không lo chia lợi nhuận với người khác.

Anh ta vẫn luôn cảnh giác mọi đối thủ cạnh tranh, bởi vậy dễ dàng tin lời hai vị học giả người Pháp, còn ngốc nghếch theo họ tới đây. Thật đáng sợ!

Watt không có tư cách tham dự salon, lại lo lắng viện hàn lâm Paris xa lánh người ngoại quốc, cản trở anh ta bảo vệ quyền lợi của mình, vậy nên lấy danh nghĩa giáo sư Smith thành viên hội đồng Hoàng gia Anh Quốc, theo ông ấy vào trong.

Vừa rồi giáo sư Smith đức cao trọng vọng Đại học Tổng hợp Glasgow đã chứng kiến cảnh tượng bẽ bàng của anh ta!

Watt xấu hổ.

Mặt anh ta nóng ran, cố gắng rời khỏi đây nhanh nhất có thể, không ngờ bị ai đó gọi lại, “Ngài Watt!"

Chậc, Watt nghiến răng.

Giọng này quen quá, chẳng phải là thiếu niên vừa rồi bị anh ta hiểu lầm sao? Anh còn muốn gì?

Watt không tình nguyện xoay người, chán nản gật đầu, “Xin lỗi, tôi hiểu lầm ngài… Tôi không cố ý…"

“À, không sao." Thiếu niên khoát tay, “Rất nhiều người không vừa mắt tôi. Nếu có thể kéo một người vô tội tới hãm hại tôi, tôi tin chắc họ sẽ làm vậy."

Trời biết vừa rồi Nikola thở phào nhẹ nhõm.

Ngay từ đầu anh không định nghiên cứu máy hơi nước. Anh chỉ hứng thú điện và nguồn năng lượng, không hứng thú ngành cơ khí.

Năm năm trước, Nikola cố gắng tìm kỹ sư người Anh tên Watt, nhưng suốt một, hai năm vẫn bặt vô âm tín. Thế giới không có sóng vô tuyến thật sự khiến con người tuyệt vọng.

Nikola không chờ nổi nữa, quyết định động thủ.

Không ngờ anh không tìm được Watt, Watt tự tới cửa.

Có kỹ sư chuyên nghiệp ở đây, đương nhiên không thể làm ngơ!

Anh trịnh trọng nói: “Chuyện đó không quan trọng, đều đã là quá khứ. Tôi có chuyện quan trọng hơn muốn bàn bạc với ngài. Ngài muốn tham gia nhóm nghiên cứu động cơ đốt trong không?"

...

Mắt thấy các học giả hứng thú bàn bạc giải thưởng mới, Antonia tìm lễ quan phụ trách salon.

“Ngài bá tước, phiền ngài tra giúp ta ai đi theo và tiến cử ngài Watt?"

“Vâng, chờ chút…" Lễ quan lật bản ghi chép, “Người tiến cử là ngài Hans và ngài Laimer viện hàn lâm."

“Ta hiểu rồi." Louis đứng bên nghiến răng, “Nhất định bọn họ muốn hại ngài Tesla!"

Antonia gật đầu, “Rất có thể, nhưng cần xác nhận lại, tránh oan uổng người vô tội."

Lễ quan do dự, “Nhưng thưa điện hạ… bọn họ không giới thiệu ngài Watt, mà là ngài Adam Smith thành viên hội đồng Hoàng gia Anh Quốc. Là giáo sư Smith dẫn ngài ấy vào… Ngài biết đấy, mỗi một khách mời được quyền dẫn theo một người."

“Adam Smith?" Antonia ngạc nhiên hỏi ngược lại.

“Đúng vậy, ngài ấy là giáo sư danh dự của Đại học Tổng hợp Glasgow."

Antonia hít sâu, “Tốt quá… Mời ngài liên hệ với người hầu của ngài ấy giúp ta. Ta muốn mời ngài ấy tới cung điện Versailles."

Louis hưng phấn, “A, ngài ấy nghiên cứu gì vậy?"

Lễ quan nhìn thoáng qua, “Triết học ạ."

“À…" Ánh sáng trong mắt Louis chợt tắt, không cần nhìn cũng biết thất vọng tràn trề.

Anh ấy liếc Antonia, “Không phải hiện tại ngài ấy ở đây sao? Em có thể tới gặp ngài ấy."

“Louis…" Antonia thở dài, “Chuyện em muốn bàn… dài lắm."

...Đọc Full Tại Truyenfull.vn

Chiều ngày hôm sau, Adam Smith bốn mươi bảy tuổi tới phòng tiếp khách của Thái Tử phi ở cung điện Versailles.

Tuy Anh và Pháp xung đột, nhưng chỉ mâu thuẫn chiến tranh. Chuyện của Quốc Vương không ảnh hưởng tới việc người dân qua lại gặp nhau.

Ông từng tiếp kiến vua George III [1] nước Pháp, nhưng đây là lần đầu tiên tới cung điện Versailles, hoàn toàn không biết Thái Tử phi định bàn luận chuyện gì.

Ông là giáo sư triết học… chẳng lẽ phụ nữ cũng muốn bàn bạc triết học với ông?

Nào ngờ Thái Tử phi vừa mở miệng, Adam Smith biết mình sai rồi.

Thái Tử phi hiếu học hỏi: “Ngài Smith, kiến giải của ngài rất thú vị. Ta có một số vấn đề mong được ngài giải đáp."

“A." Smith xấu hổ sờ bộ tóc giả, “Này… được rồi… mời ngài nói."

Ông không thể mặt dày nói ông không biết giải thích cho phụ nữ kiểu gì. Nào có giáo sư triết học quan tâm trang sức và váy vóc!

“Là như này, vì sao một quốc gia gặp khó khăn kinh tế trầm trọng, tới mức dân chúng đói khát, quân đội không đủ quân lương? Chúng ta nên làm thế nào để giải quyết vấn đề?"

Ở cung điện Versailles nhiều năm không giúp ích gì cho tri thức kinh tế học. Antonia thực sự không hiểu vì sao năm đó Quốc hội Pháp lụn bại.

Để đề phòng kinh tế và quốc phòng Pháp suy thoái, học giả là nguồn tài nguyên lớn nhất. Dù sao mấy thế kỷ sau, Anh vượt qua Pháp, trở thành quốc gia hàng đầu thế giới.

“Này…" Smith ngây ngẩn.

Ông không nghe nhầm đúng không? Nàng công chúa chưa tròn mười lăm tuổi, con gái Hoàng Đế Franz giàu nhất Châu Âu, Thái Tử phi nước Pháp cường thịnh nhất châu lục lại hỏi ông ấy nên làm gì với kinh tế suy thoái?

Antonia bổ sung: “Đừng lo, ta chỉ tò mò mà thôi. Ngài cứ nghĩ đây là vấn đề học thuật là được."

“À… vâng…" Smith hồi thần.

Thật trùng hợp. Năm nay ông đang bắt đầu viết cuốn sách thứ hai. Sau nhiều năm thu thập tư liệu, tự hỏi tự trả lời, ông ấy tính đặt tên cho cuốn sách quan trọng này là “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia".

Cuốn sách nghiên cứu vấn đề Thái Tử phi quan tâm nhất.

“Vấn đề ngài nói khá thú vị, không chỉ liên quan tới học thuật, còn liên quan tới sự tồn tại của các quốc gia." Smith giải thích.

“Nhiều thế kỷ qua mọi người đều cảm thấy giao thương mang lại tiền tài. Nhưng thần không nghĩ như vậy."

“Hy vọng ngài không cảm thấy nhàm chán, để trả lời cho câu hỏi của ngài, thần cần giải thích một số nguyên tắc cơ bản. Giao thương là một hình thức làm giàu, ví dụ như ngài dùng một trăm Franc mua đàn cừu, hoặc bán đàn cừu kiếm một trăm Franc. Tiền bạc trong tay ngài không thay đổi, nó vẫn luôn trị giá một trăm Franc."

“Giá trị quyết định là lao động. Nói như vậy ngài sẽ cảm thấy có chút trừu tượng, nhưng một khi nuôi đàn cừu con thành cừu xuất chuồng, thứ giúp tiền bạc tăng lên chính là lao động. Lao động ở đây không chỉ riêng một người. Không phải người này lao động vất vả hơn thì số tiền thu về nhiều hơn. Tất cả người nuôi cừu đều phải chia đều lao động. Người khác mua cừu bọn họ nuôi, vậy phải trả giá số tiền tương đương sức lao động của họ."

“Nói cách khác, thông qua giao thương đồng giá, lao động với tính chất khác nhau cũng có thể ‘trao đổi’ và có giá trị."

“Ta hiểu ý ngài, mời ngài nói tiếp." Antonia chăm chú lắng nghe.

“Bây giờ vào vấn đề chính, thần xin giải đáp thắc mắc cho ngài. Giả sử hiện nay trên thị trường, tất cả mọi người dựa vào sức mình để cung cấp sức lao động, nếu không có các nhân tố khác thay đổi, tổng giá trị sẽ không thay đổi."

“Trong tình huống này, chỉ có hai cách tăng tiền bạc. Thứ nhất, gia tăng đầu người lao động, còn được gọi là tăng giá trị lao động; đồng thời cần giảm bớt chi phí sức lao động, còn được gọi là tăng giá trị tư bản. Mua vào càng nhiều, trên thực tế không giúp tăng tiền bạc."

“Cách thứ hai, chúng ta nâng cao năng suất lao động."

Antonia đăm chiêu ngẩng đầu, “Ví dụ như… dùng máy móc trợ giúp công nhân tăng sức sản xuất bột mì và tốc độ dệt may?"

...Đọc Full Tại Truyenfull.vn

Antonia không níu kéo giáo sư Smith lâu. Cô cần vạch một kế hoạch lâu dài.

Cô ra điều kiện hậu hĩnh với vị học giả kinh tế học hàng đầu Châu Âu, để ông yên tĩnh ở đây nghiên cứu sáng tác, đồng thời đảm nhiệm cố vấn triết học cho cô. Đáng tiếc hiện tại ngành kinh tế học chưa xuất hiện.

Giáo sư Smith giảng giải xong cho Thái Tử phi, cảm giác như đạt được thành tựu lớn. Ông nói muốn suy nghĩ một chút, Antonia đồng ý.

Tiễn bước Smith, Antonia nghiên cứu báo cáo lương thực và thuế địa phương những năm gần đây. Từ giờ trở đi, cô cần tìm cách cứu ngành kinh tế Pháp.

Antonia còn chưa xem xong, Henriette hoảng sợ chạy vào, “Điện hạ, không ổn!"

“Sao thế?"

“Tòa soạn nhận được rất nhiều thư đe dọa, bởi vì ngài Goethe để Werther chết! Giáo hội gửi thư tới, nói đây là cái kết vô đạo đức. Còn có vô số độc giả gửi thư…"

“Người không biết thì thôi, có một bức thư cực kỳ đáng sợ, bên trong đựng con dao dính máu. Người đó viết ‘Tôi yêu Werther. Tôi nguyện làm tất cả vì anh ta. Nếu anh ta chết, tôi sẽ kéo các người xuống địa ngục!’."

______ 

Lời tác giả:

Tin vắn năm 1770:

Điện áp Italy và dòng điện Pháp gặp nhau, điện trở Đức vẫn chưa chào đời.

Adam Smith nước Anh bắt đầu viết “Của cải của các dân tộc".

Goethe người Đức trở thành tác giả đầu tiên bị người đọc phóng dao (cười).

______ 

Một số bình luận của cư dân mạng Trung:

– Quả nhiên viết BE sẽ bị phóng dao.

– Cảm ơn các bậc tiền nhân tiên phong vĩ đại đã giúp tôi quay về thời vật lý cấp ba và triết học đại học (an tường).

– Adam Smith!!! Ông tổ ngành kinh tế học!!!

– Mục bình luận bị ám rồi đúng không? Bỗng dưng thấy sợ vì bị toán và lý chi phối!

______ 

[1] George III là Quốc vương Liên hiệp Anh và Ireland cho đến khi hai vương quốc hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1801, sau đó ông là Quốc vương Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cho đến khi qua đời vào năm 1820.

5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi

Truyện cùng thể loại