Tặc Miêu

Quyển 5 - Chương 5: Hoàng thiên đăng

Lại nói, đám mây do Phong Vũ chung ngưng tụ đã hóa thành trận lụt lớn, bốn phía bên ngoài thành đều trũng thấp nên bị ngập trong nước lũ. Đội thuyền của Nhạn doanh rời thành Linh Châu, giấu kín hành tung, theo đường thủy tiến về Hoàng Thiên Đăng, dọc đường đi chỉ thấy cảnh tượng thể lương do cơn lũ gây ra. Truyện "Tặc Miêu "

Nào ngờ đi đến nửa đường, bỗng gặp phải một con hồ ly già ba mắt. Con hồ ly đó bám trên một quả dưa trôi từ đằng xa lại, trong chớp mắt đã đến cạnh mọi người. Nhạn Bài Lý Tứ thấy con vật rất quái lạ, không biết báo điềm lành, dữ ra sao, liền động sát cơ, giương cung lắp tên định bắn chết nó.

Trương tiểu Biện đứng trên thuyền nhìn chăm chú, chợt nhớ ra mình dã từng thấy con hồ ly này trong Hoang Táng lĩnh. Lúc ấy, nó bị bầy chó hoang đuổi vào tuyệt lộ, phải nảh viên nội đan để chuộc mạng, về sau Trương Tiểu Biện giết con Thát tử khuyển, móc được viên ngọc từ trong bụng con chó dữ. Viên ngọc đó do hồ ly hấp thụ tinh hoa từ mặt trăng, mặt trời lâu năm mới luyện thành, sao có thể để mất dược? Lúc ấy, nó cưỡi quả dưa dập dềnh theo dòng nước đến đây, chắc hẳn định đòi Trương Tiểu Biện trả ngọc.

Trương Tiểu Biện tuy chuyên nghề du đãng, là chúa thích gây rắc rối, nhưng trước việc quan cấp bách phải đến Hoàng Thiên Đăng để mai phục, chuyện thành bại, phú quý của cả đời hắn đều ở trận này. Hắn đâu dám sơ suất chút nào, đương nhiên không thể để lỡ chỉ vì một viên ngọc hồ ly. Nghĩ đến đây, hắn vội ngăn cung tên của Nhạn Bài Lý Tứ, lại nói đó alf hồ ly tiên không chừng, phàm lạ vật dị thường, tuyệt đối không được khinh suất sát hại, nếu không ắt sẽ rước họa vào thân, chi bằng mwor cho nó một con đường sống.

Hồi trước, Đường Thái tông Lý Thế Dân tha mạng cho một con rắn Xích luyện xà mà về sau có thể đăng cơ làm vua thiên hạ, Y thánh Tôn tư Mạo hồi trẻ cũng đã trị bệnh cho một con rồng già ở đáy giếng mới được truyền cho bốn cuốn kỳ thư, từ đó y thuật có bước nhảy vọt. Có thể thấy rằng, phàm là vật bất thường, chắc chắn sẽ có linh tính, nếu chưa từng gây họa cho nhân gian thì không nên tùy tiện giết nó. Kẻ tích đức được phúc, kẻ gây họa sẽ bị báo oán, trong cõi u minh đều có mối quan hệ nhân quả, xưa nay việc lành dữ, nhân quả đều ứng nghiệm về sau. Truyện "Tặc Miêu "

Nhạn Bài Lý Tứ nghe thấy thế, king ngạc nói: "Thì ra là thế", đoạn liền thu loan cung đầu nhạn lại. Chỉ thấy Trương Tiểu Biện móc trong bọc ra một viên ngọc, giơ nhử về đằng trước, con hồ ly nhận thấy từ xa, tựa như hiểu ý. Vốn nó nấp trong thâm sơn cùng cốc, khi lũ lớn cuốn đến, vô số muông thú trong núi bị nước dìm chết, riêng nó cưỡi được một quả dưa nổi trên nước tránh được tai họa, may thay đã giữ được tính mạng, cũng không biết đã quẫy đạp mất bao nhiêu lâu, chẳng ngờ số trời run rủi, cơ duyên xảo hợp thế nào, rốt cuộc lấy lại được viên ngọc từ doanh nhân chữ Nhạn, thực đúng là:"Của rơi đáy nước nay tìm được; Kim mất bể sâu lại trở về" Con hồ ly trôi lại gần, há mồm nuốt viên ngọc vào bụng, tự vẫy đuôi chồn rẽ nước, ôm quả dưa trôi xuôi đi xa, chẳng mấy chốc khuất sau một dốc núi, không thấy tung tích đâu nữa.

Việc thiện, ác trong lòng người ta vốn chỉ wor trong một ý niệm mà thôi. Dẫu đã tính toàn kĩ càng hay chỉ một phút sơ ý, hễ phát sinh ác ý lập tức có hung thần đến ngay, nếu người ta có ý lương thiện lập tức sẽ có phúc thần phù trợ. Trương Tiểu Biện chẳng mấy khi nảy ra được lòng thành, không cho Nhạn Bài Lý Tứ giết con hồ ly ba mắt, tự cho rằng mình làm một điều nghĩa cử tích đức hành thiện. Nhưng thực chất, hắn cũng không biệt được đâu là yêu tà, đâu là thiện ác, việc làm đó rốt cuộc sẽ là lành hay dữ thì phải chờ xem đoạn sau mới rõ, trước mắt tạm chưa bàn tới.

Đoàn thuyền Nhạn dopanh đi tiếp hơn mười dặm nữa, trông xa xa thấy mặt nước mênh mông, lau lách mọc um tùm, cuối cùng cũng đã đi vào địa giới của Hoàng Thiên Đăng. Thuyền đi tiếp vào trong, nhòn bốn phía thấy từng cơn gió thổi qua khiến bông lau bay rợp trời, trên không trung xam xám, thi thoảng lại cso mấy con nhạn lạc đàn thảng thốt bay qua, cũng không biết đi đâu về đâu nữa, thực là: "Ngàn lau mặt nước tơ bay loạn; Đoàn nhạn trên không thoáng vụt qua"

Nhạn Bài Lý Tứ giải thích địa thế vùng này cho Trương Tiểu Biện và Tôn Đại Ma Tử: "Khu đầm lầy này vốn là một cái hồ cạn lớn, xưa nay là nơi đàn nhạn hoang di trú nhất định phải đi qua. Chỗ này, phía Bắc gần với Trường Giang, phía Nam giáp với Lục CHâu, không rõ là rộng bao nhiêu dặm, hình thế rất hiểm ác. Trong đầm còn có vô số chuột nước tha rơm rác, bùn đất tạo thành các con đê thiên nhiên, hình dáng như ba vòng đồng tâm. Đê của lũ chuột vô cùng đặc biệt, có thể điều tiết được lũ hồ lên xuống, vì vậy mặc cho bên ngoài nước lũ có to đến mấy, mực nước bên trong đầm vẫn không thay đổi, trpng cả một năm luôn giữ mức nước và bùn xâm nhập. Nhạn dân chúng tôi từ xưa tới nay đều sinh sống bằng nghề đánh cá và bắt nhạn, hiểu rõ các chỗ hố, vũng, ao, đầm và mực nước nông sâu"

Quân Thái Bình vây công Linh Châu không có quân thủy tiếp ứng, tới giờ bị đứt nguồn lương thảo, chỉ có thể rút về pía Nam theo đường bộ, nhưng đường xá vùng xung quanh đều dã bị lũ lụt làm hư hại. Quân Thái Bình kịch chiến mấy ngày trời, rốt cuộc không hạ được thành Linh Châu, muốn bỏ đi thì lâm vào cảnh không còn đường rút lui, vì vậy bất đắc dĩ pải men theo con đường đê của chuột nước trong Hoàng Thiên Đăng mà rút về Nam.

Trương Tiểu Biện thân làm doanh quan cảu Nhạn doanh, nhưng hắn chẳng thông hiểu gì về cách hành binh, bày quân bố trận, lại nghĩ thế quân Việt khấu cực lớn, bên mình chẳng qua chỉ có một doanh lính dõng, nhiều nhát cũng không đủ một nghìn người, ít hơn tới mười lần. Trước lúc đại chiến, hắn không khỏi lo ngại làm thế nào để đổi phó cho nổi.

May mà Nhạn Bái Lý Tứ từng theo Lão Nhạn Đầu đánh trận nhiều năm, chỉ có điều cánh nhạn dân như họ xuất thân từ đám mãi lộ, nên tuy dược thu dụng và biên vào lính dõng Linh CHâu, nhiều lần lập chiến công nhưng vẫn bị người ta dị nghị về quá khứ, trước sau khó được quan phủ tín nhiệm. Nhưng Nhạn Bài Lý Tứ và Trương Tiểu Biện trước sau đã kết nghĩa an hem, đương nhiên gã phải tận tâm, tận sức giúp đỡ. Gã điềm nhiên nói với Trương Tiểu Biện: "Tam ca chớ lo âu, nước đến thì đất chắn, binh đến thì tướng ngăn, quân tinh nhuệ của giặc tóc dài chẳng qua cũng chỉ một, hai phần mười, còn lại toàn đám ô hợp, căn bản không thể chịu được một đòn. Huống chi, hoàng Thiên Đăng là sào huyệt của ta, đường thủy ngoắt ngoéo phức tạp, người ngoài rất khó biết được. Đã dám đến địa bàn của chúng ta đây thì dù là Việt khấu cũng chỉ có đi mà không về, đến một đưa thì chết một đứa, đến hai đứa thì bỏ mạng hai đứa, chỉ sợ bọn chúng đến không đông mà thôi.

Nhạn Bài Lý Tứ nói xong liền giơ tay ra lệnh cho lính dõng dừng thuyền. trong doanh ai nấy đều mang theo một cái còi nhạn. Cái còi này chế ra từ xương sọ của nhạn hoang, khi thổi lên thì tiếng kêu hết sức thế lương, saau thẳm, có thể bắt chước được tiếng nhạn kêu. Lúc ấy, tiếng còi nhất loạt vang lên làm kinh động bốn bề.

Trương Tiểu Biện và Tôn Đại Ma Tử là người dân ngoài nghề, không biết vì sao toàn doanh lại thổi còi nhạn, chực hỏi rõ thì thấy từ đám lau lách, lối nước um tùm ở bốn phía bỗng xuất hiện vô số bè tre, người trên bè thì đầu đều cắm lông đuổi nhạn, người khóac áo tơi, nhưng trên tay đều cầm vũ khí giết người như súng tực hế, tiêu tre, chĩa đâm cá, phi tiêu ngạch, nhạn linh đao.

Vốn hồi trước, Lão Nhạn Đầu muốn tìm một kiểu thoát trong thời loạn thế nên dẫn rất nhiều dân loạn về thành Linh Châu làm lính dõng, nhưng trong đầm vẫn còn lại không ít thợ săn nhạn. những người ở lại tuy phần lớn đều là ông già, bà cả, phụ nữ, trẻ ưm nhưng xét trên tổng thể thì số người có thể cầm đao giết người cũng không dưới hai nghìn. Cho tới nay, nhwungx người này vẫn ẩn nấp trong Hoàng Thiên Đăng làm cái việc trăng lu giết người, gió lớ phóng hỏa, có thịt cùng ăn, không lương cùng nhịn.

Lính dõng trong Nhạn doanh đều là con em vùng Hoàng Thiên Đăng, nên khi hai bên gặp nhau thì vui mừng lắm. Nghe tin Lão Nhạn Đầu đã bỏ mạng ở trận tiền, mọi người nhớ lại những ân tình xưa kia, ai nấy đều thở than thương tiếc, nghiến răng nghiến lợi muốn báo thù rửa hận co lão thủ lĩnh. Khi cơn bĩ phẫn tạm nguôi, Nhạn bài Lý Tứ mới dẫn đám nhạn dân mãi lộ đến diện kiến Trương Tiểu Biện: "Trương tam ca có nghĩa khí hơn người, là bậc hảo hán khẳng khái. Con Thần Ngao ở Hoang Táng Lính, hòa thường Chuột thành đũa, Bạch Tháp chân nhân ẩn náu trong phủ Đề đốc đều bị Tam gia đây bắt sống, giết chết, đúng là người vì dân trừ hại, thiên hạ đều khen ngợi. Không chỉ như vậy, Trương Tam gia đây còn học được bản lĩnh do Miêu Tiên Đàm đạo nhân truyền lại, rất được tuần phủ đại nhân tin tưởng, tới nay, an hem Nhạn doanh chúng tôi đều đi theo Tam ca để giết giặc lập công"

Nhạn Bài Lý Tứ là con của Lão Nhạn Đầu, xét về võ nghệ và kiến thức thì gã là hảo hán số một trong mấy nghìn thợ săn nhạn. Đám thợ săn nghe gã nói như vậy thì thảy tin là thật, đều tranh nhau kết bái với Trương Tiểu Biện.

Trương Tiểu Biện thầm kêu: "Thật xấu hổ! Trương Tam gia ta cũng có ngày vẻ vang như hôm nay sao?" Đoạn, hắn mặt dày nói với đám nhạn dân rằng: "Không biết kiếp trước đã thắp bao nhiên nén hương mà kiếp này được kết giao vói biết bao huynh đệ, thực là không uổng một đời tiểu đệ đây. Trương Tam vốn là người thẳng tính, xưa nay chưa từng học lối uốn giọng khom lưng, nịnh nọt bợ đỡ. Hôm nay đến đây, chính là quyết chém giết với Việt khấu tại Hoàng Thiên Đăng, chỉ mong các vị hảo hán rút đao tương trợ. Có câu rằng: "Hổ chết để dạ, người ra để tiếng". Cam chịu chôn vùi trong đám bụi đất, thảo mãng, chẳng bằng làm một hảo hán oanh oanh liệt liệt, lập nên kỳ công bất hủ, bình định giặc giã, ắt sẽ được sử sách nghìn thu ca tụng, cũng là để hậu thế còn biết đến rằng, dưới gầm trời này cũng từng có tên tuổi Nhạn doanh chúng ta"

Trương Tiểu Biện hiểu rằng, nhạn dân đều xuất thân nghèo khổ, có câu rằng: "ngừơi nghèo chí hèn, ngừi quèn lắm mộng", đối với những người chỉ hiểu việc trượng nghĩa một cái hết sức giản đơn thì những trung quân ái quốc, sử sách lưu danh không thích hợp để nói ra, vì vậy hắn mạnh bạo ba hoa một phen: "Từ khi Việt khấu làm loạn đến nay, đánh từ Nam đến Bắc cướp châu, đoạt phủ, đã thu được không biết bao nhiêu vàng bạc, lụa là, đó đều là của bất nghĩa, vì vậy chúng cũng giàu có chẳng khác nào cánh thương nhân buôn bán hàng hóa. Hơn nữa, nghe nói những tên đầu sỏ của bọn giặc đều là những tên cướp biển có tiếng, từng cướp rất nhiều thuyền buôn của cánh người Tây Dương, vì vậy thu được nhiều Kim Dương tiền. Ngoài ra chắc hẳn những tên từng làm cướp biển sẽ tìm được kho báu của Long cung, những vật lấy được đương nhiên đều là những kỳ trân dị bảo, đã là châu thì ắt là châu dạ quang, đãlà ngọc thì ắt là ngọc bích Doanh Xích. Bây giờ, triều đình to nhỏ đều coi việc dẹp yên giặc giã làm đầu, chỉ cần các nơi tiêu trừ sớm nạn việt khấu thì những của cải trên người bọn giặc tóc dài, ai có bản lĩnh, có gan lớn để lấy được thì sẽ thuộc về người ấy, sau này quan phủ sẽ không truy cứu"

Trước đây, Trương Tiểu Biện đã phân phát một ít Kim Dương tiền cho lính dõng Nhạn doanh."Kim Dương tiền: là cách gọi trong dân gian, kỳ thực là tiền vàng của nước ngoài. Tuy chúng không chính thức lưu thông, giao dịch trong nước Đại Thanh nhưng đều là vàng thật, bạc trắng chính cống, lại được đúc hết sức tinh tế, ai nhìn thấy mà chẳng mừng? Chính vì vậy giá cảu chúng rất cao, vượt quá giá trị thực. Nhạn dân nghe nói trên người Việt khấu đều giắt vàng bạc, của cải thì đều phấn chấn, nhao nhao bày tỏ ý nguyện theo quân giết giặc.

Bên cạnh đó, Nhạn Bái Lý Tứ chọn mấy người có mối quen biết với cánh mãi lộ, cướp cạn, sai thuyền đi Phi Nhạn lệnh để tụ tập lại cả đây. Bây giờ chiến loạn kèm theo thiên tai khiến dân các vùng đều không còn đường sống, thấy trước mặt có một cơ hội phát tài thì đều không ngại hiểm nguy mà hưởng ứng, trong một ngày đã tụ tập được năm, ba ngìn người, phân thành các đội trên bộ, dưới nước, mỗi đội do một viên tiêu quan cảu Nhạn doanh thống lĩnh, lại dự bị nhiều súng và thổ pháo, bố trí nhiều tầm vông, tên nỏ để mai phục trên các bè nhạn ở khắp nơi. Truyện "Tặc Miêu "

Tới tờ mờ sáng hôm sau, thám tử về báo, đã trông thấy đại đội người ngựa của quân Thái Bình rung rung trảy đến, quân sĩ ken dày như kiến, đội ngũ cuốn rời rợp đất, không thấy đầu đuôi, chẳng rõ rốt cuộc có bao nhiêu người ngưa. Nhạn Bài Lý Tứ hạ lệnh cho các đội người ngựa phân tán vào đám lau lạch, giấu kín hành tung, khi nào nghe tiếng còi nhạn thì mới nhất tề xông lên chém giết. Một trận huyết chiến sắp nổ ra, thật đúng là: "Lạnh mặt trời, ngút cao sát khí; Buốt mây trôi, ảm đạm khói lang" Muốn biết chuyện sẽ thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại