Ta Là Tiên Phàm
Chương 28: Nhập vi cảnh dược thuật(*)
Dịch: Thỏ Con Lạc Đường
Biên: Hoa Gia Thất Đồng
(*) “Nhập vi cảnh dược thuật": “dược thuật đã đạt đến cảnh giới vi tế". Để đỡ rườm rà, nhóm dịch xin tạm giữ nguyên phiên âm Hán Việt chứ không dịch ra thuần Việt.
Lúc trước, khi còn làm việc vặt trong trù phòng của Lý Khôi dược sư, Tô Trần cũng thường xuyên giúp đỡ Vương Phú Quý sư huynh và Lý Kiều sư tỷ nấu mấy loại thuốc tôi luyện nhục thể, nên y biết phải sắc thuốc như thế nào.
Thủ pháp sắc thuốc dùng tôi luyện nhục thể cũng gần tương tự với cách sắc thuốc thông thường của bách tính, chứ không được bảo mật nghiêm ngặt như bản thân những phương thuốc tôi luyện nhục thể.
Tô Trần lấy ba vị thảo dược hạ phẩm cấp thấp ấy cho vào nồi ninh khoảng một canh giờ, tới khi gần như toàn bộ nước trong nồi đều sắc xuống, chỉ còn lại chừng một chén thuốc nhỏ.
Phương thuốc mà Tô Trần tự điều phối ra này đương nhiên có phần tùy tiện, nhưng cũng không hẳn là mèo mù vớ phải cá rán, mà có nghiên cứu hẳn hoi. Bởi đã “quan sát nội thị" rất rõ ba khu vực bị thương trong cơ thể, đồng thời hiểu rõ mức độ nặng nhẹ của vết thương, nên y tuyệt đối sẽ không chẩn đoán sai lầm.
Chuyện khiến rất nhiều lang băm lang lang bạt trên giang hồ và dược tượng thiếu kinh nghiệm phải đau đầu chính là: họ không xác định chính xác được căn nguyên bệnh tình của bệnh nhân phát khởi từ đâu, chỉ đoán mò kê đơn bốc thuốc, nếu đoán trúng thì xem như may mắn, đoán sai thì thành ra lừa bịp bệnh nhân.
Phương pháp “nội thị" của Tô Trần còn lợi hại hơn cả cách chẩn bệnh của các dược sư thâm niên, y đương nhiên sẽ không mắc phải sai lầm này.
Như vậy, việc còn lại chính là lựa chọn ba loại dược liệu thích hợp chuyên trị ba loại thương tật này. Chỉ cần cẩn thận lựa chọn được những loại dược liệu không tương khắc nhau, thì vấn đề không còn to tát nữa.
Lần này, Tô Trần sử dụng tổng cộng ba vị thảo dược cấp thấp, y đã không dựa vào phương thuốc của các dược sư.
Còn về hiệu quả của dược liệu, y cũng đã nhiều lần nếm qua, tất nhiên biết được hiệu quả có tốt hay không, sau đó dựa trên cơ sở này mà điều chỉnh tỉ lệ phương thuốc cho phù hợp nhất.
Dù sao uống vào cũng không chết, y đương nhiên không sợ.
Hơn nữa, Tô Trần có thể hoàn toàn kiểm soát được liều lượng của phương thuốc rèn luyện nhục thể mà y tự phối cho mình này.
Chẳng hạn, nếu mạch máu tắt nghẽn nghiêm trọng hơn một chút thì tăng thêm cấp bậc dược phẩm và liều lượng của Xích Huyết Đằng, nếu không nghiêm trọng thì giảm bớt liều lượng tương ứng.
Đây chính là tùy cơ ứng biến, đúng bệnh hốt thuốc.
Lúc trước trong Tàng Thư Các của Dược Vương Sơn Trang, Tô Trần đã vô tình xem qua một quyển dược thư. Trong dược thư, trình độ dược thuật của các dược sư giang hồ được phân làm ba cảnh giới rõ ràng:
Dược thuật tầm thường: biết được một số ít phương thuốc, nhưng chẩn đoán bệnh không chính xác, thường phạm sai lầm, chỉ áp dụng cứng nhắc một phương thuốc cho tất cả các loại bệnh, những dược sư thế này đã hại không biết bao nhiêu người.
Dược thuật phổ thông: quen thuộc nhiều phương thuốc, có thể chẩn đoán được bệnh tình cơ bản, thỉnh thoảng cũng có sai lầm.
Dược thuật thâm niên: am hiểu phần lớn các phương thuốc, thậm chí cả những phương thuốc đặc biệt hiếm thấy, có thể chẩn đoán các loại bệnh nan y, hiếm khi mắc sai sót. Song họ vẫn tuân thủ rất nghiêm ngặt việc dựa theo đơn mà bốc thuốc, cũng không dám tùy ý điều phồi thuốc, bởi vì phương thuốc một khi đã biến đổi, dược lực cũng sẽ có sự biến hóa rất lớn, khiến họ không thể khống chế.
Mà trên cả ba cảnh giới dược thuật này, cảnh giới thứ tư – cảnh giới dược thuật thần kỳ nhất, chính là: “nhập vi cảnh dược thuật".
Dược sư nếu nắm được cảnh giới dược thuật này, sẽ rõ như lòng bàn tay tất cả bệnh tình và thương tật trên người bệnh nhân, có thể nhìn thấy rõ ràng, có thể tùy ý điều chỉnh liều lượng thuốc một cách linh hoạt, sao cho phù hợp nhất với bệnh trạng của bệnh nhân, hiệu quả dược lực đạt được gần như hoàn mỹ.
Đây cũng chính là cảnh giới dược thuật thần kỳ mà vô số dược sư, dược tượng trên giang hồ đều ôm mộng truy cầu, nhưng tiếc là cả đời cũng không thể nào đạt tới.
Trước kia, khi xem qua chỗ khác biệt của những cảnh giới dược thuật được ghi chép trong quyển dược thư ấy, y đã nghĩ ngợi xa vời, rằng giá mà mình được học dược thuật thì hay biết mấy, cho dù chỉ là dược thuật bình thường nhất cũng đã đủ tự hào rồi.
Có một lần, lúc đang làm việc ở trù phòng, Tô Trần vô tình nghe được Lý Khôi dược sư và Vương Phú Quý trò chuyện bằng giọng điệu vô cùng ngưỡng mộ, rằng trên khắp giang hồ ở mười ba huyện của Ngô quận này, chỉ có duy nhất một người đạt tới cảnh giới nhập vi dược thuật như thế.
Người này chính là Bang chủ của Dược Vương Bang - Tôn Bạch Hồng. Bởi vậy, lão mới được mọi người trên giang hồ ở Ngô quận tôn kính gọi một tiếng “Dược Vương Tôn Lão".
Dược Vương Tôn Bạch Hồng sở dĩ có thể nhập vi cảnh dược thuật không phải vì lão nghiên cứu hay hiểu rõ dược thuật hơn những dược sư thâm niên khác, mà bởi lão là một trong bảy, tám vị đại tông sư võ đạo ít ỏi của Ngô quận. Mấy chục năm trước, lão đã tiến nhập cảnh giới thượng đan điền thần kỳ, có được năng lực cảm tri siêu phàm.
Sau khi bước vào cảnh giới tông sư của võ đạo, dược thuật của Tôn Bạch Hồng trong một đêm liền tăng vọt, luyện thành nhập vi cảnh dược thuật, bộc lộ hết tài năng của mình bên cạnh những dược sư thâm niên khác ở Dược Vương Bang, một bước trở thành dược vương giỏi nhất mười ba huyện Ngô quận.
Mà các dược sư khác ở Dược Vương Bang, cho dù có là bậc dược sư lão làng đã mấy mươi năm kinh nghiệm như Lý Khôi, cũng chỉ có thể dừng lại ở cảnh giới dược sư thâm niên, chứ không cách nào đạt tới cảnh giới nhập vi dược thuật cao minh như thế.
Bởi lẽ, bọn họ không thể “quan sát" được toàn bộ tổn thương bên trong cơ thể, chỉ có thể mơ hồ phán đoán một cách đại khái bệnh trạng rồi hốt thuốc. Như vậy, những phương thuốc mà họ kê vẫn chưa đạt đến chỗ tỉ mỉ vi tế, so ra còn kém rất xa.
Có thể nói, nhập vi cảnh dược thuật chính là cảnh giới tông sư của dược đạo, là vinh quang tối thượng mà các dược sư đều ao ước đạt được.
Tô Trần đã đạt được năng lực cảm tri siêu phàm của cảnh giới tông sư, y đương nhiên sẽ không phí phạm năng lực cảm tri siêu phàm này của mình, mà lập tức áp dụng vào dược thuật.
Y tiến hành thử nghiệm, dựa trên tình trạng của cơ thể mình để điều chế phương thuốc.
Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao y phải quan sát nội thể trước khi phối thuốc. Trước phải biết được tổn thương ở đâu, rồi mới biết phải điều phối công dụng của từng vị thuốc như thế nào, sau đó điều chỉnh liều lượng thích hợp để chữa trị những thương tổn này.
oooOoOoOooo
Bên trong lều tranh.
Nấu xong một chén thuốc, Tô Trần lại dùng quả Tử La nấu một bồn nước nóng để tôi luyện da thịt, chữa trị những vết thương bên ngoài.
Tô Trần bưng chén thuốc uống, một hơi đã hết. Y cởi bỏ bộ thanh y của tạp dịch, sau đó ngâm mình trong bồn nước thuốc màu tím. Rất nhanh, da của Tô Trần đã trở nên đỏ ửng, cả thân thể cũng dần dần nóng lên.
Y mơ hồ cảm nhận được một luồng dược lực yếu ớt đang phát tán trong bụng, dần dần lan tỏa ra huyết mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông nhanh hơn.
Bởi Tô Trần chỉ uống phương thuốc tôi luyện nhục thể cấp thấp, số năm tuổi của dược liệu chỉ khoảng một năm, nên dược lực cực yếu, nếu là người bình thường cơ hồ không cảm nhận được dược lực.
Vì lực cảm tri của Tô Trần quá mạnh, y mới cảm giác được dược lực yếu ớt đang phát huy tác dụng.
“Thảo nào không ai thích thảo dược hạ phẩm cấp thấp, lực tôi luyện quá yếu, có dùng cũng như không dùng. Lần sau có thể thêm chừng ba lạng thuốc nữa, hiệu quả chắc cũng tương tự".
Tô Trần thầm nghĩ.
Đối với những người luyện võ khác mà nói, phương thuốc này hầu như không có tác dụng gì, nhưng với Tô Trần, chút dược lực đó cũng đủ dùng rồi.
Tô Trần ngâm mình trong bồn nước nóng hầm hập, từng làn hơi nước mờ mịt bao phủ khắp cơ thể.
Y vận công, đem những dược lực yếu ớt ấy dẫn tới từng vết thương một cách chuẩn xác. Dược lực của Xích Huyết Đằng luân chuyển trong cơ thể y, đả thông từng mạch máu bị tắt nghẽn.
Những nơi dược lực thẩm thấu, cơ bắp giảm bớt sưng đau dưới tác dụng của Cửu Hương Thảo, gân cốt bị mài mòn cũng được Hắc Sơn dược bồi bổ, toàn bộ khí huyết đều được Xích Huyết Đằng kích thích. Cả cơ thể nhanh chóng được điều trị đến trạng thái tốt nhất.
Y cảm thấy toàn thân dễ chịu vô cùng, khí huyết bên trong huyết mạch lưu thông bình thường, không còn trì trệ chút nào.
Phương thuốc cấp thấp này vừa đủ để chữa trị những vết thương nhỏ trong cơ thể, mà lại không thừa thải dược lực. Nếu như dược lực quá nặng, ngược lại sẽ thành ra lãng phí.
Điều này cũng đồng nghĩa, Tô Trần chỉ mới dùng một phương thuốc tôi thể với giá trị thảo dược chỉ vẻn vẹn một lượng bạc, mà hiệu quả đạt được đã bằng với phương thuốc mười lượng bạc người khác dùng.
oooOoOoOooo
Chừng một, hai tháng sau.
Cứ cách độ bốn, năm ngày, sau khi luyện võ xong, Tô Trần đều sẽ lấy thân mình thử thuốc, nhằm so sánh hiệu quả tôi thể và điều trị của từng phương thuốc khác nhau, sau đó điều chỉnh thành phần dược liệu và liều lượng của các phương thuốc.
Qua những lần thử nghiệm liên tục, trình độ dược thuật của y, cả về sự hiểu biết và lý giải cũng như tốc độ nhận biết bằng mắt đối với các loại thảo dược, đều đã tiến bộ đáng kể.
Hơn nữa, khí huyết tu luyện hạ đan điền của y cũng tăng lên, bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt.
Nhờ có thảo dược tôi luyện và điều trị các vết thương, những hiểm họa ẩn tàng do tổn thương tích lũy lâu ngày trong cơ thể mà thành, y đại khái đều đã tiêu trừ được. Thời gian tu luyện của y cũng tăng thêm từ hai canh giờ lên trọn năm canh giờ.
Thời gian một ngày của Tô Trần cũng trở nên sít sao hơn, vừa làm việc vặt vừa tu luyện, cơ bản là không đủ dùng. Cho nên, với y bây giờ, việc trông coi mười mảnh vườn thảo dược đương nhiên sẽ không còn buồn chán và tẻ nhạt nữa.
Biên: Hoa Gia Thất Đồng
(*) “Nhập vi cảnh dược thuật": “dược thuật đã đạt đến cảnh giới vi tế". Để đỡ rườm rà, nhóm dịch xin tạm giữ nguyên phiên âm Hán Việt chứ không dịch ra thuần Việt.
Lúc trước, khi còn làm việc vặt trong trù phòng của Lý Khôi dược sư, Tô Trần cũng thường xuyên giúp đỡ Vương Phú Quý sư huynh và Lý Kiều sư tỷ nấu mấy loại thuốc tôi luyện nhục thể, nên y biết phải sắc thuốc như thế nào.
Thủ pháp sắc thuốc dùng tôi luyện nhục thể cũng gần tương tự với cách sắc thuốc thông thường của bách tính, chứ không được bảo mật nghiêm ngặt như bản thân những phương thuốc tôi luyện nhục thể.
Tô Trần lấy ba vị thảo dược hạ phẩm cấp thấp ấy cho vào nồi ninh khoảng một canh giờ, tới khi gần như toàn bộ nước trong nồi đều sắc xuống, chỉ còn lại chừng một chén thuốc nhỏ.
Phương thuốc mà Tô Trần tự điều phối ra này đương nhiên có phần tùy tiện, nhưng cũng không hẳn là mèo mù vớ phải cá rán, mà có nghiên cứu hẳn hoi. Bởi đã “quan sát nội thị" rất rõ ba khu vực bị thương trong cơ thể, đồng thời hiểu rõ mức độ nặng nhẹ của vết thương, nên y tuyệt đối sẽ không chẩn đoán sai lầm.
Chuyện khiến rất nhiều lang băm lang lang bạt trên giang hồ và dược tượng thiếu kinh nghiệm phải đau đầu chính là: họ không xác định chính xác được căn nguyên bệnh tình của bệnh nhân phát khởi từ đâu, chỉ đoán mò kê đơn bốc thuốc, nếu đoán trúng thì xem như may mắn, đoán sai thì thành ra lừa bịp bệnh nhân.
Phương pháp “nội thị" của Tô Trần còn lợi hại hơn cả cách chẩn bệnh của các dược sư thâm niên, y đương nhiên sẽ không mắc phải sai lầm này.
Như vậy, việc còn lại chính là lựa chọn ba loại dược liệu thích hợp chuyên trị ba loại thương tật này. Chỉ cần cẩn thận lựa chọn được những loại dược liệu không tương khắc nhau, thì vấn đề không còn to tát nữa.
Lần này, Tô Trần sử dụng tổng cộng ba vị thảo dược cấp thấp, y đã không dựa vào phương thuốc của các dược sư.
Còn về hiệu quả của dược liệu, y cũng đã nhiều lần nếm qua, tất nhiên biết được hiệu quả có tốt hay không, sau đó dựa trên cơ sở này mà điều chỉnh tỉ lệ phương thuốc cho phù hợp nhất.
Dù sao uống vào cũng không chết, y đương nhiên không sợ.
Hơn nữa, Tô Trần có thể hoàn toàn kiểm soát được liều lượng của phương thuốc rèn luyện nhục thể mà y tự phối cho mình này.
Chẳng hạn, nếu mạch máu tắt nghẽn nghiêm trọng hơn một chút thì tăng thêm cấp bậc dược phẩm và liều lượng của Xích Huyết Đằng, nếu không nghiêm trọng thì giảm bớt liều lượng tương ứng.
Đây chính là tùy cơ ứng biến, đúng bệnh hốt thuốc.
Lúc trước trong Tàng Thư Các của Dược Vương Sơn Trang, Tô Trần đã vô tình xem qua một quyển dược thư. Trong dược thư, trình độ dược thuật của các dược sư giang hồ được phân làm ba cảnh giới rõ ràng:
Dược thuật tầm thường: biết được một số ít phương thuốc, nhưng chẩn đoán bệnh không chính xác, thường phạm sai lầm, chỉ áp dụng cứng nhắc một phương thuốc cho tất cả các loại bệnh, những dược sư thế này đã hại không biết bao nhiêu người.
Dược thuật phổ thông: quen thuộc nhiều phương thuốc, có thể chẩn đoán được bệnh tình cơ bản, thỉnh thoảng cũng có sai lầm.
Dược thuật thâm niên: am hiểu phần lớn các phương thuốc, thậm chí cả những phương thuốc đặc biệt hiếm thấy, có thể chẩn đoán các loại bệnh nan y, hiếm khi mắc sai sót. Song họ vẫn tuân thủ rất nghiêm ngặt việc dựa theo đơn mà bốc thuốc, cũng không dám tùy ý điều phồi thuốc, bởi vì phương thuốc một khi đã biến đổi, dược lực cũng sẽ có sự biến hóa rất lớn, khiến họ không thể khống chế.
Mà trên cả ba cảnh giới dược thuật này, cảnh giới thứ tư – cảnh giới dược thuật thần kỳ nhất, chính là: “nhập vi cảnh dược thuật".
Dược sư nếu nắm được cảnh giới dược thuật này, sẽ rõ như lòng bàn tay tất cả bệnh tình và thương tật trên người bệnh nhân, có thể nhìn thấy rõ ràng, có thể tùy ý điều chỉnh liều lượng thuốc một cách linh hoạt, sao cho phù hợp nhất với bệnh trạng của bệnh nhân, hiệu quả dược lực đạt được gần như hoàn mỹ.
Đây cũng chính là cảnh giới dược thuật thần kỳ mà vô số dược sư, dược tượng trên giang hồ đều ôm mộng truy cầu, nhưng tiếc là cả đời cũng không thể nào đạt tới.
Trước kia, khi xem qua chỗ khác biệt của những cảnh giới dược thuật được ghi chép trong quyển dược thư ấy, y đã nghĩ ngợi xa vời, rằng giá mà mình được học dược thuật thì hay biết mấy, cho dù chỉ là dược thuật bình thường nhất cũng đã đủ tự hào rồi.
Có một lần, lúc đang làm việc ở trù phòng, Tô Trần vô tình nghe được Lý Khôi dược sư và Vương Phú Quý trò chuyện bằng giọng điệu vô cùng ngưỡng mộ, rằng trên khắp giang hồ ở mười ba huyện của Ngô quận này, chỉ có duy nhất một người đạt tới cảnh giới nhập vi dược thuật như thế.
Người này chính là Bang chủ của Dược Vương Bang - Tôn Bạch Hồng. Bởi vậy, lão mới được mọi người trên giang hồ ở Ngô quận tôn kính gọi một tiếng “Dược Vương Tôn Lão".
Dược Vương Tôn Bạch Hồng sở dĩ có thể nhập vi cảnh dược thuật không phải vì lão nghiên cứu hay hiểu rõ dược thuật hơn những dược sư thâm niên khác, mà bởi lão là một trong bảy, tám vị đại tông sư võ đạo ít ỏi của Ngô quận. Mấy chục năm trước, lão đã tiến nhập cảnh giới thượng đan điền thần kỳ, có được năng lực cảm tri siêu phàm.
Sau khi bước vào cảnh giới tông sư của võ đạo, dược thuật của Tôn Bạch Hồng trong một đêm liền tăng vọt, luyện thành nhập vi cảnh dược thuật, bộc lộ hết tài năng của mình bên cạnh những dược sư thâm niên khác ở Dược Vương Bang, một bước trở thành dược vương giỏi nhất mười ba huyện Ngô quận.
Mà các dược sư khác ở Dược Vương Bang, cho dù có là bậc dược sư lão làng đã mấy mươi năm kinh nghiệm như Lý Khôi, cũng chỉ có thể dừng lại ở cảnh giới dược sư thâm niên, chứ không cách nào đạt tới cảnh giới nhập vi dược thuật cao minh như thế.
Bởi lẽ, bọn họ không thể “quan sát" được toàn bộ tổn thương bên trong cơ thể, chỉ có thể mơ hồ phán đoán một cách đại khái bệnh trạng rồi hốt thuốc. Như vậy, những phương thuốc mà họ kê vẫn chưa đạt đến chỗ tỉ mỉ vi tế, so ra còn kém rất xa.
Có thể nói, nhập vi cảnh dược thuật chính là cảnh giới tông sư của dược đạo, là vinh quang tối thượng mà các dược sư đều ao ước đạt được.
Tô Trần đã đạt được năng lực cảm tri siêu phàm của cảnh giới tông sư, y đương nhiên sẽ không phí phạm năng lực cảm tri siêu phàm này của mình, mà lập tức áp dụng vào dược thuật.
Y tiến hành thử nghiệm, dựa trên tình trạng của cơ thể mình để điều chế phương thuốc.
Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao y phải quan sát nội thể trước khi phối thuốc. Trước phải biết được tổn thương ở đâu, rồi mới biết phải điều phối công dụng của từng vị thuốc như thế nào, sau đó điều chỉnh liều lượng thích hợp để chữa trị những thương tổn này.
oooOoOoOooo
Bên trong lều tranh.
Nấu xong một chén thuốc, Tô Trần lại dùng quả Tử La nấu một bồn nước nóng để tôi luyện da thịt, chữa trị những vết thương bên ngoài.
Tô Trần bưng chén thuốc uống, một hơi đã hết. Y cởi bỏ bộ thanh y của tạp dịch, sau đó ngâm mình trong bồn nước thuốc màu tím. Rất nhanh, da của Tô Trần đã trở nên đỏ ửng, cả thân thể cũng dần dần nóng lên.
Y mơ hồ cảm nhận được một luồng dược lực yếu ớt đang phát tán trong bụng, dần dần lan tỏa ra huyết mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông nhanh hơn.
Bởi Tô Trần chỉ uống phương thuốc tôi luyện nhục thể cấp thấp, số năm tuổi của dược liệu chỉ khoảng một năm, nên dược lực cực yếu, nếu là người bình thường cơ hồ không cảm nhận được dược lực.
Vì lực cảm tri của Tô Trần quá mạnh, y mới cảm giác được dược lực yếu ớt đang phát huy tác dụng.
“Thảo nào không ai thích thảo dược hạ phẩm cấp thấp, lực tôi luyện quá yếu, có dùng cũng như không dùng. Lần sau có thể thêm chừng ba lạng thuốc nữa, hiệu quả chắc cũng tương tự".
Tô Trần thầm nghĩ.
Đối với những người luyện võ khác mà nói, phương thuốc này hầu như không có tác dụng gì, nhưng với Tô Trần, chút dược lực đó cũng đủ dùng rồi.
Tô Trần ngâm mình trong bồn nước nóng hầm hập, từng làn hơi nước mờ mịt bao phủ khắp cơ thể.
Y vận công, đem những dược lực yếu ớt ấy dẫn tới từng vết thương một cách chuẩn xác. Dược lực của Xích Huyết Đằng luân chuyển trong cơ thể y, đả thông từng mạch máu bị tắt nghẽn.
Những nơi dược lực thẩm thấu, cơ bắp giảm bớt sưng đau dưới tác dụng của Cửu Hương Thảo, gân cốt bị mài mòn cũng được Hắc Sơn dược bồi bổ, toàn bộ khí huyết đều được Xích Huyết Đằng kích thích. Cả cơ thể nhanh chóng được điều trị đến trạng thái tốt nhất.
Y cảm thấy toàn thân dễ chịu vô cùng, khí huyết bên trong huyết mạch lưu thông bình thường, không còn trì trệ chút nào.
Phương thuốc cấp thấp này vừa đủ để chữa trị những vết thương nhỏ trong cơ thể, mà lại không thừa thải dược lực. Nếu như dược lực quá nặng, ngược lại sẽ thành ra lãng phí.
Điều này cũng đồng nghĩa, Tô Trần chỉ mới dùng một phương thuốc tôi thể với giá trị thảo dược chỉ vẻn vẹn một lượng bạc, mà hiệu quả đạt được đã bằng với phương thuốc mười lượng bạc người khác dùng.
oooOoOoOooo
Chừng một, hai tháng sau.
Cứ cách độ bốn, năm ngày, sau khi luyện võ xong, Tô Trần đều sẽ lấy thân mình thử thuốc, nhằm so sánh hiệu quả tôi thể và điều trị của từng phương thuốc khác nhau, sau đó điều chỉnh thành phần dược liệu và liều lượng của các phương thuốc.
Qua những lần thử nghiệm liên tục, trình độ dược thuật của y, cả về sự hiểu biết và lý giải cũng như tốc độ nhận biết bằng mắt đối với các loại thảo dược, đều đã tiến bộ đáng kể.
Hơn nữa, khí huyết tu luyện hạ đan điền của y cũng tăng lên, bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt.
Nhờ có thảo dược tôi luyện và điều trị các vết thương, những hiểm họa ẩn tàng do tổn thương tích lũy lâu ngày trong cơ thể mà thành, y đại khái đều đã tiêu trừ được. Thời gian tu luyện của y cũng tăng thêm từ hai canh giờ lên trọn năm canh giờ.
Thời gian một ngày của Tô Trần cũng trở nên sít sao hơn, vừa làm việc vặt vừa tu luyện, cơ bản là không đủ dùng. Cho nên, với y bây giờ, việc trông coi mười mảnh vườn thảo dược đương nhiên sẽ không còn buồn chán và tẻ nhạt nữa.
Tác giả :
Bách Lý Tỉ