Sóng Nước Venice
Chương 1: Vieni Sul Mar*
(*) Vieni Sul Mar là bài hát cổ điển được trình bày bởi giọng nam cao người Ý – Enrico Caruso, phát hành ngày 08/09/1919. Đây cũng là một trong những bài hát truyền thống của Neapolitan.
Thời điểm Ôn Hoài Miểu đến Venice đã hơn 7 giờ tối, do chuyến bay chuyển tiếp tại Rome chậm trễ cộng thêm mùa mưa ở Ý, một nửa chuyến bay trên màn hình đều bị delay màu đỏ.
Rời khỏi sân bay, trời đã tối hẳn.
Khởi động điện thoại, cô nhận được vài email đến từ chủ cho thuê homestay trên AirBnb*.
(*) AirBnb là viết tắt của cụm từ AirBed and Breakfast, là một startup với mô hình kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người có phòng cho thuê trên khắp thế giới thông qua ứng dụng di động tương tự như ứng dụng chia sẻ xe Uber. Tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua Airbnb, sử dụng thẻ tín dụng và nhà trung gian này sẽ thu một khoản phí đối với cả người cần đặt phòng và chủ nhà. (Nguồn: Linked In)
Ôn Hoài Miểu nhìn thoáng qua, tất cả viết bằng tiếng Ý, có lẽ được gửi trong quá trình cô bay.
Cô tiện tay hồi âm liệu có thể dùng tiếng Anh không.
Lúc chờ chuyển tiếp tại Rome, cô đã sớm tắt máy, ngồi sát cửa sổ phòng chờ ngắm mưa rào ở Ý. Thì ra ở nơi xinh đẹp này, mưa trút xuống vẫn đáng sợ như thường, mạnh mẽ chẳng chút dịu dàng.
Mưa lớn bằng hạt đậu rơi lộp độp vào kính, tưởng chừng vỡ vụn.
Ôn Hoài Miểu ngẫm lại, đã bao lâu mình chưa gặp cơn mưa như vậy.
Có lẽ là ba năm, hoặc giả là năm năm.
Suy cho cùng, thành phố C không hề có mưa, quanh năm hạn hán chẳng co lấy một giọt nước.
Kỳ lạ là mệnh của Ôn Hoài Miểu khuyết thủy. Người thành phố C vốn không quá để ý ngũ hành. Khi ấy Ôn Hoài Miểu vẫn là Ôn Hoài Miểu*, mấy năm đầu đời thường xuyên đau ốm, mẹ cô bèn bế cô đi xem thầy địa lý.
(*) Chữ ‘Miểu’ ban đầu trong tên nữ chính là 缈, sau này đổi thành ‘Miểu’ 淼 chứa 3 bộ thủy (水).
Cầu một cái tên, bù tướng khuyết thủy của cô, ban đầu mẹ cô còn nửa tin nửa ngờ, nói rằng trong họ của cô đã có nước*, còn cần bổ sung ư?
(*) Từ ‘Ôn’ 温 chứa 1 bộ thủy.
Một tháng sau khi đổi lại tên, cơn sốt cao kéo dài hoàn toàn chấm dứt.
Kể từ đó, mệnh cô đã thành câu cửa miệng của cả gia đình, họ cho rằng cô có thể giống những đứa trẻ bình thường, chỉ mắc chút bệnh vặt, tất cả đều nhờ vào ba bộ ‘thủy’ trong tên mình.
Mọi người luôn nhắc nhở, mua nhà phải mua gần sông, tốt nhất là nơi có hồ tư nhân.
Ôn Hoài Miểu đều bỏ mặc ngoài tai.
Có điều ba, năm năm nay chưa rời khỏi thành phố C, lần này đi xa vẫn chọn thành phố nước làm đích đến.
Thành phố nước – Venice.
Trong sân bay khép kín ở Rome không có cảm giác rõ ràng, chính từ lúc ra khỏi sân bay Venice, xoang mũi cô như được tẩm trong hơi nước.
Ban đầu hít thở còn khó khăn, sau thích ứng dần, cảm thấy phổi lành lạnh.
Có lẽ do gần hết ngày, trời cũng mệt mỏi, nhuộm ráng đỏ rực, mưa chỉ còn lất phất.
Ôn Hoài Miểu cúi đầu nhìn di động, lần này chủ nhà gửi email tiếng Anh, đại khái là bớt lời khách sáo, chỉ nhắn một câu vô cùng đơn giản, hỏi cô rốt cuộc bao giờ tới nơi.
Cô còn chưa kịp trả lời, cuộc trò chuyện bằng giọng nói của WeChat đột nhiên hiển thị.
Ôn Hoài Miểu cầm di động, vừa gọi điện thoại, vừa đứng trước máy bán hàng tự động mua vé tàu vaporetto* từ sân bay đến đảo chính Venice.
(*) vaporetto: một loại waterbus (xe bus nước) hay tàu hơi nước được sử dụng ở Venice.
Thẻ VISA không được, bèn đổi sang MasterCard.
Ôn Hoài Miểu kiên nhẫn thử từng tấm thẻ trong ví.
Những tấm thẻ thường ngày sử dụng đều vô dụng.
Cuối cùng, người bên cạnh mua vé xong nhìn cô quẹt hồi lâu, tốt bụng nhắc nhở cô.
Có lẽ vì tiếng Anh không tốt, anh ta bèn cho cô xem nhãn thanh toán không dây* in trên mặt thẻ.
(*) NFC tag, công nghệ được tích hợp trên thẻ thanh toán không tiếp xúc. Đọc thêm: Wiki hoặc google ‘thẻ NFC’.
Ôn Hoài Miểu mới vỡ lẽ.
Cô nói đợi chút với đầu dây bên kia, rồi đáp lại đối phương vài câu ‘Thank you’, sau đó lựa lời, đưa một tờ tiền euro, hỏi anh ta có thể quẹt thay cô được không.
Mức độ thông dụng của tiếng Anh tại Ý còn thấp hơn so với tưởng tượng.
May thay việc đưa tiền giấy không hề khó hiểu, đối phương vui vẻ giúp cô quẹt thẻ, nhận tiền giấy, thử nói với cô câu tiếng Trung ‘Xin chào’.
Ôn Hoài Miểu cười cười, dùng giọng điệu trịnh trọng đáp ‘Xin chào’.
Cô nhìn nhìn đồng hồ trên di động, 7 rưỡi, tranh thủ thời gian gửi tin nhắn cho chủ nhà.
Maybe 9 p.m.
Rất nhanh nhận được hồi âm, “Please before 9 p.m."
Ôn Hoài Miểu đành nói đợi chút với đầu kia, đi thêm hai bước đến trạm chờ, tiếng Ý tuy bắt nguồn từ tiếng Latin, thoạt nhìn không khác tiếng Anh là bao, vậy mà sau khi ghép lại lập tức trở nên xa lạ.
Nhờ ánh nắng đỏ rực, cuối cùng cũng nhìn rõ, mất chừng 20 phút từ sân bay đến đảo chính Venice.
Ôn Hoài Miểu yên lòng, trong không khí còn lất phất mưa phùn, vừa giống như mưa vừa giống như sương, cô lui vào cabin nói chuyện điện thoại.
Cúp điện thoại, vaporetto đã đi hết nửa hành trình.
Cô cầm di động tính toán, trong nước đã gần 3 giờ sáng, cô đau đầu day trán.
Và rồi cô cũng được ngắm phong cảnh bên ngoài kính cabin.
Nước biển xanh thẳm, do phản xạ ánh sáng mà nhìn giống màu đen, chỉ nơi ngọn đèn chiếu xuống có màu xanh lục nhạt.
Màu nước Venice giống với sông ở Trung Quốc, trừ sông Tần Hoài có màu xanh u, in dấu phồn vinh lục triều*.
(*) Hán Việt ‘lục triều kim phấn’. ‘Lục triều’: 6 triều đại (Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần) kế tiếp nhau đều đóng đô ở Kiến Khang, tức Nam Kinh, Trung Quốc ngày nay; ‘kim phấn’: phụ nữ thời xưa dùng bột chì trang điểm, thường để hình dung phồn hoa tươi đẹp. Cả cụm nói về cảnh tương phồn vinh của Kiến Khang.
Biển Venice gợn sóng bạc do tàu rẽ nước, tưởng như thùng bia bị ngâm trong đại dương, thùng gỗ chìm đáy tạo thành rừng rậm dưới nước chống đỡ những tòa nhà đá. Bia tan thành bọt biển, hóa thành hương thơm thuần khiết lan tỏa trong không khí, len lỏi qua phố lớn hẻm nhỏ. Mặt biển lăn tăn chẳng lúc nào yên ả khiến Ôn Hoài Miểu muốn say ngất đi.
Tới gần đảo chính Venice, dòng nước rõ ràng đã trở nên hẹp hẳn.
Khi thuyền giảm tốc, cô mới nhận ra không phải mùi rượu khiến cô say túy lúy, mà vì nhịp sóng biển xô chòng chành.
Đã rất lâu không tiếp xúc với nước dữ, cô quên mất rằng thuyền cũng sẽ mang đến cho người ta cảm giác chóng mặt. Đến lúc quen dư vị này thì cô giật mình phát hiện, đã tới bờ rồi.
Có lẽ bởi vì mùa mưa, nước ngập rất cao, gần như sắp tràn qua ván thép nối tàu với bờ, ván thép bị giẫm rung lắc, còn mang theo cảm giác ẩm ướt.
Ôn Hoài Miểu vừa đi vừa cúi đầu xem mực nước, tính ra nước không cách mặt ván bao xa. Có thể trong ấn tượng của người phương Tây, phụ nữ phương Đông Phương luôn dịu dàng, thuyền viên đứng trên bờ cho rằng cô sợ hãi, tốt bụng an ủi cô, “Đừng sợ."
Cô giương mắt chạm vào một đôi mắt xanh, cười gật đầu, rảo bước nhanh hơn.
Ôn Hoài Miểu xem chỉ dẫn trên di động, có mấy tin nhắn chưa đọc.
Là chủ nhà gửi tin nhắn qua AirBnb, chụp màn hình google map, phác họa tuyến đường lắt léo quanh co.
Mặt sau ghi số điện thoại, call me +39XXXXXXXX.
Chắc hẳn sợ cô không tìm thấy đường nên dặn cô trước khi đến nơi nhớ gọi điện thoại.
Hiếm thấy ở nước ngoài vẫn tồn tại chủ nhà không ngại phiền, cô từng đọc tiểu thuyết của dân di cư sang Mỹ viết, đa số chủ nhà AirBnb nước ngoài sẽ gửi mật mã cho bạn trước. Khi đến ở tự mở tủ lấy chìa khóa bằng mật mã, sau khi đi lại vứt chìa khóa về chỗ cũ, từ đầu tới cuối có khi đều không gặp được chủ nhà.
Vừa nghĩ như vậy, cô liền nhận được điện thoại.
Lần gần nhất hai người gặp nhau là ba năm trước Đới Yểu Yểu về nước, mấy ngày vừa rồi biết Ôn Hoài Miểu muốn du lịch, cô ấy không ngừng khuyên Ôn Hoài Miểu qua Mỹ.
Vốn định tới Chicago tìm Đới Yểu Yểu, sau này đặt vé, không hiểu sao Ôn Hoài Miểu đột ngột thay đổi ý định.
Trong đầu nảy ra ba từ, tới Venice.
Đới Yểu Yểu nửa làm nũng nửa ai oán, trách cô không đến Mỹ.
Ôn Hoài Miểu tốt tính, giọng dịu dàng nhỏ nhẹ, giải thích hai ba câu sẽ khiến người khác nguôi giận.
Đới Yểu Yểu vốn là người nóng nảy, thế nhưng từ nhỏ đã chịu thua dáng vẻ này của cô, “Được rồi, được rồi, tớ cũng hết cách với cậu."
Cô đi chưa được mấy bước, phía trước là một chiếc cầu với lan can bằng kính, khi ấy cô còn chưa biết đây là Cầu Hiến Pháp*, một trong bốn cây cầu nổi tiếng bắc qua Kênh đào Chính, đồng thời cũng là cây cầu hiện đại nhất.
(*) Cầu Hiến Pháp (Ponte della Costituzione) được thiết kế bởi kiến trúc sư người Tây Ban Nha Santiago Calatrava, nằm ở phía Tây Bắc của Kênh đào Chính (Canal Grande), kết nối ga tàu điện Santa Lucia (Stazione di Santa Lucia) với quảng trường La Mã (Piazzale Roma). Cây cầu được gọi là ‘Quarto Ponte sul Canal Grande’ (cây cầu thứ 4 bắc qua Kênh đào Chính) trước khi tên chính thức được thông qua để kỷ niệm 60 năm Hiến pháp Ý (1948 – 2008). Khách du lịch và người dân địa phương ở Venice gọi nó là Cầu Calatrava (Ponte di Calatrava). (Nguồn: Gody)
Cô chỉ cảm thấy cầu đón khách Venice vô cùng khí phái, mặt cầu bằng phẳng, rộng bằng đường cái.
Bởi vì mặt cầu có nước, kính hai bên đối diện nhau tạo cảm giác đang đi trên gương, phản chiếu các quán bar rực rỡ chưa nghỉ dọc Kênh đào Chính lấp lánh ánh đèn neon.
Chậm rãi lên cầu, đứng ở đỉnh cầu nhìn kênh đào phía dưới, tấm kính dường như không tồn tại.
Tựa như đứng trên ngọn nước.
Ôn Hoài Miểu dứt khoát đứng tại chỗ, đưa tay vuốt tay vịn thép ẩm ướt lạnh lẽo.
“Hoài Miểu, cậu ra nước ngoài chơi thì hãy thả lỏng, đừng nghĩ đến anh ta nữa. Chưa chắc có diễm ngộ, quay đầu cũng không ai nợ ai."
“Cậu quá hiền, bị ức hiếp đến mức này, cậu đồng ý cái gì?"
“Cậu có nghe tớ nói không?"
Ôn Hoài Miểu mỉm cười, ngay lập tức trả lời, “Dĩ nhiên là có, A Yểu, tớ không chịu thiệt hay bị ức hiếp. Đây là thỏa thuận giữa chúng tớ nên tớ chấp nhận. Cậu không cần lo cho tớ."
Đới Yểu Yểu hừ một tiếng, “Thôi, cậu đi du lịch đi, tớ không nói nữa." Cô ấy nghĩ ngợi, “Haizz, ở Venice thế nào, có thú vị không? Trước kia mới chỉ đến Venetian Macao*, chưa thấy qua Venice chân chính."
(*) Venetian Macao là một khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sòng bạc ở Macau, Trung Quốc. Các bức tường và trần nhà ở Venetian được trang trí bằng các bức bích họa kiểu Ý và bản sao với kích cỡ y như thật của một cây cầu ở Venice để chào đón du khách. Bên trong khu nghỉ dưỡng và sòng bạc còn có một con kênh chảy qua những dãy phòng có trần nhà được mô phỏng là bầu trời xanh rất giống thật. Việc đi lại trên con kênh này người ta bố trí những chiếc thuyền đáy bằng sử dụng ở Venice và thuyền tam bản của Trung Quốc.(Nguồn: Wikipedia)
Ôn Hoài Miểu tiếp lời, đáp qua loa.
Câu được câu chăng.
Nhất thời, cô quên mất giờ giấc, chờ di động rung liên hồi mới phát hiện mình nhận được vài email.
“Where are u?"
“Please reply."
“Are you losing?"
Sợ Ôn Hoài Miểu lạc đường, chủ nhà còn viết chi tiết đi đường nào trước rồi rẽ ở đâu.
Hiếm khi được nói chuyện với Đới Yểu Yểu nên hai người tán gẫu rất vui vẻ, Ôn Hoài Miểu không muốn mất hứng.
Nhưng đối với sự nhiệt tình chủ nhà cô cũng có phần ái ngại, bèn gửi email nói mình có thể đến nơi thuận lợi, nhưng sẽ muộn một chút.
Cô định cúp điện thoại mới tìm đường, bằng không kéo vali cộng thêm tìm đường vô cùng vất vả.
Người đi bộ trên đường ngày càng ít, rất ít người giống Ôn Hoài Miểu, kéo vali đứng lặng trên cầu.
Xa xa còn có thể nghe tiếng đàn organ diễn tấu.
Không biết tự khi nào lại có mưa nhỏ.
Cô lấy ô che cho mình.
Nhìn mưa rơi xuống tạo thành vô số những vòng tròn nhỏ giao nhau trên mặt nước.
Ôn Hoài Miểu tiếp tục nói chuyện với Đới Yểu Yểu, gần đây cô ấy chăm con nhỏ khổ không thể tả, than thở ông xã đi làm cả ngày, cô ấy đi mua đồ ăn còn phải mang theo con.
“Lúc ấy chỉ nghĩ, ở nước ngoài không cần lo lắng quan hệ mẹ chồng nàng dâu là điều hạnh phúc biết bao. Giờ mới phát hiện, nếu có mẹ chồng giúp một tay, cái gì mình cũng có thể nhịn. Đôi khi tớ buồn ngủ mà đứa trẻ vẫn khóc."
“Tớ từng nghĩ hồi nhỏ chúng ta cũng đáng ghét vậy ư?"
“Haizz, chắc là giống tớ, từ nhỏ đến lớn cậu luôn là con ngoan điển hình."
Ôn Hoài Miểu biện bạch một câu, “Đó là vì tớ luôn bị bệnh, không có cơ hội càn quấy."
Đới Yểu Yểu không cho là đúng, “Cậu không sinh bệnh cũng vẫn yên lặng đọc sách. Không giống tớ, leo tường dỡ ngói, gì cũng làm."
Ôn Hoài Miểu cười cười, phụ họa lời cô ấy.
Rất nhanh chủ nhà lại hỏi cô, “Your phone number?"
Ôn Hoài Miểu sực nhớ, cô ghi số điện thoại Trung Quốc.
Dù đã bật dịch vụ chuyển vùng quốc tế*, đến sân bay, cô vẫn mua SIM điện thoại Ý thay vào.
(*) Chuyển vùng quốc tế (Roaming) là dịch vụ giúp khách hàng dùng chính thẻ SIM và số thuê bao di động của mình để liên lạc khi đang ở các quốc gia khác.
Cô tìm ghi chú, gửi đi số điện thoại có mã vùng +39.
Một giọt mưa rơi trên màn hình di động, phong đại ký tự trở nên méo mó.
Cô dùng tay áo lau sạch mới cầm lên ‘Alo’ một tiếng.
Đới Yểu Yểu bên kia không đáp, cô nghi ngờ nhìn.
Hóa ra là số FaceTime lạ mời chat webcam, cắt ngang cuộc trò chuyện của các cô.
Nhưng đều là mã vùng +39, cô đoán là chủ nhà.
Ôn Hoài Miểu thoáng xấu hổ, trước nay cô không từ chối ý tốt của người khác, nhưng chưa từng gặp mặt chủ nhà, tùy tiện gọi video thế này khiến cô không kịp trở tay.
Đợi đến khi cuộc gọi video kết thúc.
Cô chủ động gọi lại điện thoại bình thường.
Bên kia là giọng nam giới trẻ tuổi đang sốt ruột, ngữ điệu gấp gáp, phát âm tiếng Anh kiểu Ý, “Where are you?"
Ôn Hoài Miểu nhìn quanh bốn phía không biết nơi nào, cẩn thận miêu tả phương hướng đi từ nhà ga đến đây.
Rõ ràng tiếng Anh của đối phương không tốt lắm, thiếu kiên nhẫn ngắt lời cô.
“No, I just want to know…" Anh ta lựa lời, nghe giọng có vẻ đang cáu kỉnh, “What can you see nearby?"
Ôn Hoài Miểu đổi cách diễn đạt đơn giản, “Bridge, over the river."
Thực ra cô biết nói cũng vô ích, bởi vì Venice có hơn 370 cây cầu, cô không biết đây là cầu gì mới phải miêu tả bản thân đi thế nào.
Quả nhiên nghe thấy đối phương chửi thầm, hẳn là tiếng Ý, nghe qua có vẻ giống tiếng lẩm bẩm mơ hồ.
Bên chỗ anh ta cũng ồn ào, chắc là ra ngoài tìm cô rồi.
Ôn Hoài Miểu vô cùng áy náy, cố gắng dùng những từ tiếng Anh dễ nhất bảo cô có thể tự trở về, không cần anh ta đón mình.
Anh ta dừng hai giây không nói chuyện.
Ôn Hoài Miểu cho rằng anh ta không hiểu, nói ‘Sorry’ chuẩn bị lặp lại một lần nữa.
Giọng người đàn ông bên kia lộ vẻ tức giận, hỏi tại sao cô không tới đúng hẹn.
Bấy giờ Ôn Hoài Miểu mới xem di động, hơn 9 rưỡi, cô tưởng chưa qua bao lâu, nào ngờ thời gian trôi nhanh như vậy. Cô trịnh trọng xin lỗi, nói lập tức sẽ qua.
Người đàn ông thở dài, nói một tràng.
Tốc độ nói của anh ta hơi nhanh, âm rung đầu lưỡi trong tiếng Ý và âm thanh ồn ào xung quanh khiến Ôn Hoài Miểu không rõ anh ta nói gì.
Chợt nghe tiếng lội nước bì bõm.
Ôn Hoài Miểu ngắt lời anh ta, “Sorry, pardon?"
Anh ta nói thẳng, “Look a this, water." Anh ta không biết nói sao bèn dùng từ ngữ đứt quãng, giọng điệu vẫn tỏ ra lạnh lùng và bất mãn, “After 9, half meter water."
Ôn Hoài Miểu nghe hiểu, giật nảy mình.
Cây cầu này rất dài, bắc qua một con sộng rộng, cô vẫn đứng ở nơi cao nhất tựa vào lan can quan sát Kênh đào Chính, căn bản không để ý cảnh tượng trên đường, ngoài quán bar, dàn nhạc, cùng với tàu thuyền lui tới dưới cầu, không nhận thấy điều gì khác thường.
Kéo vali chạy xuống mấy bậc, phát hiện nước biển xanh biếc đã ngập quá một nửa bậc thang, từng đợt từng đợt giội lên rồi lại rút về.
Người đi đường phía dưới đa phần là dân bản địa, hoặc đi ủng hoặc xắn ống quần, mặc áo mưa đủ màu, di chuyển trong nước cạn.
Thủy triều.
Thành phố C nằm sâu trong lục địa cách xa biển nên Ôn Hoài Miểu cực kỳ xa lạ với thuật ngữ này.
Giờ đây mới ý thức được, nơi đây là biển lớn, sẽ có triều dâng, không phải hồ nhân tạo và bể cá.
Cô há miệng thở dốc.
Nhất thời không biết nói gì.
Người đàn ông nói ngắn gọn tình hình, trên thực tế hai câu đầu mang ý trách móc, phần sau càng giống giải thích vì sao anh ta yêu cầu cô phải đến trước 9 giờ.
Anh ta nói xong bèn hỏi, “I need photo."
“Your place."
Ôn Hoài Miểu hiểu ý anh ta, cô cúp điện thoại, chụp toàn bộ cây cầu và cảnh vật chung quanh.
Sau khi gửi đi cô càng thêm áy náy.
Chủ nhà có trách nhiệm như anh ta, nhất định là sợ thủy triều lên cô không an toàn, lạ nước lạ cái lại tìm không ra đường cho nên tự mình tới đón.
Rất nhanh, anh ta trả lời, “Your color?"
Ôn Hoài Miểu nghe xong muốn cười, có lẽ anh ta không biết, ở Trung Quốc hỏi đối phương mặc màu gì, chắc chắn là đang muốn hỏi màu bra hoặc quần lót.
Cô cúi đầu nhìn quần áo mình, để tiện đi du lịch mà ăn mặc màu tối, “Dark blue."
Bên kia không nói chuyện, chỉ nghe tiếng anh ta thở dốc, rõ ràng là đang chạy ngược chạy xuôi.
Cô đoán anh đang chạy qua cầu.
Cảm giác này quá đỗi lạ lẫm, họ vốn dĩ không quen nhau, lại chưa từng gặp mặt, nghe tiếng người nọ thở gấp vì chạy cùng tiếng đàn organ loáng thoáng, cô biết anh đang tới gần cô.
Con người đôi khi chính là động vật cảm tính như vậy.
Nếu đến nơi mới gặp chủ nhà sẽ chẳng có gì lạ.
Đổi lại trong tình cảnh này, cô chợt sinh ra cảm giác hồi hộp không giải thích được đối với sự xuất hiện của anh ta.
Ôn Hoài Miểu bối rối vuốt tóc hai bên.
Vô thức nhìn quanh, không biết anh ta sẽ xuất hiện từ góc đường nào.
Cô không hỏi anh ta mặc quần áo gì.
Cô đi ngược hướng nhà ga, qua cầu hướng về trung tâm đảo chính, bị nước ngập trong hẻm cản trở, cô không đi đến cuối đường mà đứng tại bậc thang chờ đối phương.
Lúc này, cô nhận ra bản thân vô cùng vướng víu, che ô, còn phải kéo vali, nếu chủ nhà không tới đón, vừa lội nước vừa mò đường sẽ không thừa tay để xem di động, chỉ sợ rất khó khăn.
Qua di động, Ôn Hoài Miểu nghe âm thanh nơi họ càng lúc càng tương đồng, rốt cuộc anh ta thấp giọng nói, “OK, I see you."
Một giây sau, anh ta cúp điện thoại.
Cô mờ mịt nhìn về phía đầu đường, không thấy ai đang cầm di động tìm người.
Nghĩ thầm phải chăng anh ta tìm nhầm người, cô toan gọi lại.
Tay giữ vali vừa trượt, cô ngoảnh đầu lại, một người đàn ông mặc một chiếc áo đứng trên cô một bậc, nhận lấy vali của cô.
Thì ra anh ta đi tới từ hướng ngược lại.
Nhìn Ôn Hoài Miểu kinh ngạc, anh ta mím môi, kéo mũ áo mưa ra phía sau, để lộ cả khuôn mặt.
Cùng với động tác cởi mũ, anh ta khẽ nâng cằm.
Không có mũ che, mặt lập tức dính mưa, anh nhìn không quá giống người da trắng, màu da hơi trắng nhưng chiếc cằm rắn rỏi, ở giữa có đường rãnh, một giọt mưa chảy xuôi theo rãnh cằm anh, còn chưa chảy hết đã xuất hiện thêm nhiều vệt nước xẹt qua mặt.
Anh mở miệng, “I am…" và làm động tác gọi điện.
Giọng anh hơi khác trong điện thoại.
So với trong tưởng tượng của Ôn Hoài Miểu thì trẻ hơn đôi chút, nhưng vô cùng điềm tĩnh.
Trên thực tế, từ ngũ quan của anh có thể thấy, anh rất trẻ, cùng lắm là 20 tuổi, y hệt một ông cụ non.
Ôn Hoài Miểu đoán có lẽ anh là con trai của chủ nhà.
Ôn Hoài Miểu muốn nhắc anh đội mũ rồi nói tiếp.
Tóc anh màu đen, chất tóc mềm mại xoăn nhẹ, bởi vì trước đó đội mũ mà hơi rối, ngũ quan của người ngoại quốc rất có lợi ở điểm này, mái tóc lộn xộn cũng mang lại cảm giác tao nhã thoải mái.
Nước mưa làm mái tóc anh ướt nhẹp, dính trên trán, từng giọt nước chảy xuống theo hàng mi cong.
Cô định mở miệng thì anh đã chủ động bắt chuyện, “Giorgio."
Bàn tay người ngoại quốc có phần dày rộng, so với tay anh ta, tay Ôn Hoài Miểu chỉ bằng tay trẻ con.
Tay anh ta hơi ướt, nhưng cực kỳ ấm áp.
Anh không phải quý tộc Tây Âu Tây, nhưng lễ nghi rất chỉn chu, khi bắt tay còn hơi nghiêng mình thể hiện sự tôn trọng phái nữ, con ngươi xanh xám chăm chú nhìn cô.
Ôn Hoài Miểu nghe phát âm giống ‘George’ trong tiếng Anh lại sợ gọi sai, cô lặp lại lần nữa, nhận được cái gật đầu khẳng định từ anh.
Cô cũng tự giới thiệu, suy xét chuẩn mực của người nước ngoài mà xưng họ.
“Wen."
Giorgio sáng tỏ gật đầu, “I know, Ms. Wen."
Tay anh lập tức buông, nhanh chóng nhét vào túi áo mưa, một tay nhấc vali màu đỏ của Ôn Hoài Miểu, ý bảo cô đi xuống cầu.
Vừa rồi mực nước mới cao nửa bậc, giờ đã quá một bậc rồi
Có vẻ nước dâng rất nhanh.
Cô sực nhớ mình đi giày thể thao, nhìn nước đục ngầu, đành miễn cưỡng bước xuống.
Giorgio giữ chặt cô, “You can…" Anh ra hiệu cô có thể xắn ống quần lên.
Ôn Hoài Miểu nghe theo, anh đã đứng trong nước chờ cô, nhấc vali của cô lên cao.
Anh đi ủng đi mưa, dưới áo mưa là quần dài màu rêu nhét trong ủng cao cổ, dễ thấy đôi chân anh rất săn chắc.
Ủng mà người ngoại quốc phát minh ra, quả nhiên phải do chính họ đi mới đúng phong vị, một sĩ quan đi đôi giày này tùy tùy tiện tiện cũng toát ra khí phách và sự bất kham.
Ôn Hoài Miểu vén ống quần đến cẳng chân, khoảnh khắc đi vào nước cũng không hơn gì, nước biển lạnh lẽo, tất và giày ướt đẫm.
Cô cảm giác chân mình nổi da gà.
Bởi vì cô không nhìn thấy đường, sợ giẫm phải thứ gì nên bước vô cùng cẩn trọng, Giorgio mang vali đi xa, bọt nước bắn tung tóe.
Anh nhìn cô chậm rãi thả bước, lại đi ngược trở về.
Cau mày mím môi, sốt ruột giục cô nhanh chút.
Có lẽ nhận thấy thái độ của mình không tốt, anh lại giải thích một phen, đại ý là phía trước nước càng sâu hơn, nếu không nhanh, anh ta khoa tay múa chân, trong vòng 30 phút nữa sẽ cao tới eo anh ta.
Ôn Hoài Miểu nhìn eo anh, ước chừng đến ngực cô.
Thử tưởng tượng nước biển ngập đến ngực, cổ họng cô tự dưng nghẹn lại, cảm thấy khó thở.
Cô ngẩng đầu nhìn anh.
Khuôn mặt anh rõ ràng trẻ măng, thoạt nhìn không đến 20 tuổi, còn muốn tỏ ra già dặn.
Ra vẻ nghiêm túc dạy bảo cô, trông rất lo lắng.
Trên mặt dường như có mây đen không tan.
Nhưng cũng chỉ là một thanh niên.
Nghĩ vậy, trong lòng cô thoải mái không ít.
Lần đầu tiên di chuyển trong điều kiện xấu như vậy, khóe môi Ôn Hoài Miểu gợn ý cười.
Cô bước nhanh hơn, nhìn bọt nước mình tạo ra trên đường đi, vừa hỏi anh.
“Ngày nào cũng thế ư?"
Giorgio lắc đầu, “Gần đây mưa lớn."
Anh chỉ cô xem trong con hẻm không nhộn nhịp như phố chính này, rất nhiều cửa tiệm nhỏ đã đóng, ngoài cửa mỗi tiệm đều chặn một tấm thép cao nửa mét.
“Bình thường sau 9 giờ nước không cao như vậy."
Thì ra là mùa mưa khiến mực nước cao hơn bình thường, vừa hay bị cô gặp được.
Hơn nữa, Venice buổi tối sẽ bị ngập, nghe đồn trong vòng 100 năm tới, Venice sẽ biến mất, bị nhấn chìm toàn bộ, xem ra không phải lời đồn vô căn cứ.
Anh đi đến khúc quanh phía trước, sợ cô theo không kịp, thường xuyên quay đầu nhìn cô, ra hiệu cho cô đi bên này.
Ôn Hoài Miểu gật đầu, đi nhanh theo sau, trước mắt trở nên sáng bừng.
Ngõ này rộng gấp hai con hẻm vừa rồi, đèn điện sáng trưng, giống như phố buôn bán.
Nhưng lúc này, chỉ còn hai, ba bóng người lội trong nước.
Giorgio chỉ vào khu vực cao hơn hẳn ở giữa.
Ôn Hoài Miểu nhìn thấy một loạt ghế dài cùng loại, mặt trên lót ván gỗ, nằm ngang giữa đường.
Anh bảo Ôn Hoài Miểu đi lên.
Ôn Hoài Miểu thoáng nghi hoặc, sợ đó là vỉa hè di động được người bán hàng rong tận dụng trong ngày, giẫm lên không ổn lắm.
Giọng anh chắc nịch, ra sức giải thích với cô, đây là đường dành cho người đi bộ nếu xảy ra tình trạng ngập nước.
Dứt lời anh duỗi tay, ý bảo Ôn Hoài Miểu mượn lực đi lên.
Cô không đành lòng từ chối, nhìn anh chìa bàn tay, vài giọt mưa rơi xuống, chảy loạn theo các đường chỉ tay.
Cô nhấc chân trái lên, tay phải đặt ở trong lòng bàn tay của anh, nơi tiếp xúc giữa hai bàn tay truyền đến một nguồn sức mạnh kéo cả người cô lên.
Ôn Hoài Miểu đi lên, nhìn anh vẫn tiếp tục đi phía dưới, địa thế chỗ này trũng hơn, nước biển ngập qua ủng đi mưa của anh rồi.
Cô hỏi anh tại sao không đi.
Giorgio khẽ lắc đầu, câu trả lời khiến người ta dở khóc dở cười.
“Just for tourists."
Vì là đường dành cho du khách nên bọn họ không đi, phải chăng đây là tôn nghiêm và kiêu ngạo của người dân Venice?
Hay chỉ có mình anh ta, xuất phát từ tâm tính tuổi trẻ?
Ôn Hoài Miểu không khuyên nữa, cuối cùng cô cũng được trở về nơi khô ráo, nhưng cẳng chân chưa khô, ống quần vén lên ướt sũng bị gió thổi qua khiến cô lạnh run.
Chung quy vẫn tốt hơn trong nước đục chảy xiết.
Cái gọi là ‘đường cho du khách’ kéo dài quanh co khúc khuỷu, nhìn sang hai bên đường có vẻ nhộn nhịp, đa số là cửa hàng kính trong suốt, loáng thoáng nhìn thấy bên trong bày biện các mặt hàng mỹ nghệ.
Cô vừa đi vừa nhìn, chỉ còn tiếng nước ào ào ào ào cùng tiếng giẫm ván gỗ cót két.
Cô chợt nghĩ đến lúc Giorgio vừa tới là từ phía nhà ga, đó là khu vực giáp đảo chính Venice, là điểm bắt đầu, chỉ có ra và vào, không có đường thông khác.
Cô nhớ tới anh chạy cả tiếng, bèn mở miệng phá vỡ sự yên tĩnh.
“Trước đó anh tới ga tìm tôi à?"
Anh ngước mặt nhìn cô, bởi vì làn da sáng khiến đôi mắt anh không có vẻ sâu hút, nhưng từ góc độ ấy cô cũng nhìn ra mũi anh cao thẳng, hốc mắt lõm xuống, con ngươi xanh vừa to vừa sáng.
Rõ ràng là tác phẩm nên đặt trong phòng triển lãm, từng nét từng nét tỉ mỉ được dao khắc ra.
Âm thanh của anh không bị dòng nước cuốn đi, “Ừ".
Anh nói xong liền cúi đầu tiếp tục đi, nhấc vali của cô càng cao hơn, cô bỗng phát hiện mực nước đã ngập qua đầu gối anh.
Đây là lối tư duy của người nước ngoài, nói ra không vì tranh công, cũng không vì khách sáo mà giấu giếm sự vất vả.
Chính là ‘ừ’…
Quả thật, anh đã vì cô mà lặn lội một chuyến.
Anh vừa dứt lời chưa lâu, con đường đã hiện lên điểm cuối, dường như phía trước ‘đường cho du khách’ đã đến tận cùng.
Không đợi đến đi hết ‘đường cho du khách’, anh gọi Ôn Hoài Miểu đang tiếp tục đi về phía trước.
Nói với cô đi vào hẻm nhỏ bên phải.
Ôn Hoài Miểu nhìn thoáng qua, hẻm nhỏ bên phải so với phố buôn bán này có vẻ u ám mà sâu hút, không một bóng người.
Chỉ có ánh trăng và đèn đường u ám lay động, chiếu rọi mặt nước không rõ nông sâu.
Giorgio thấy cô muốn xuống dưới bèn ngăn cản cô, thả vali của cô lên ‘đường du khách’.
Đồng thời nói cho cô biết, hẻm nhỏ bên kia địa thế trũng, mực nước rất cao.
Anh muốn đi tiền trạm.
Ôn Hoài Miểu gật đầu.
Giorgio đi được hai bước lại lập tức quay đầu.
Dường như sợ cô hiểu lầm mình muốn bỏ đi, anh ngẩng đầu, trịnh trọng bảo đảm, mình sẽ quay về nhanh thôi, đi đến ngã tư sẽ quay lại.
Ôn Hoài Miểu cố gắng nín cười, che ô tránh đối diện với anh.
Bởi vì ngửa đầu nhìn cô, mũ áo mưa lệch không ít, tóc mái trước trán càng ướ, nnhưng anh không bận tâm.
Xác nhận với cô xong, Giorgio chạy chậm vài bước, đi đến ngã tư.
Ôn Hoài Miểu chăm chú theo dõi anh thì kinh ngạc, cô không ngờ đến ngã tư, mực nước lại chênh lệch với nơi này nhiều vậy, cao đến tận bắp đùi anh.
Dưới đèn đường, anh nhìn Ôn Hoài Miểu, dường như đang nhớ lại chiều cao của cô, sau đó khoa tay múa chân, chắc là ước lượng nước ngập đến đâu cô.
Tiếp đó anh ta quay đầu, trở về.
Không biết anh chống chọi lực cản của nước thế nào mà đi nhanh như vậy.
Áng chừng ba năm bước đã từ đầu hẻm đến giữa đường rồi.
Ôn Hoài Miểu nửa ngồi xổm, bởi vì ‘đường cho du khách’ cao đến ngực, anh vẫn phải ngước đầu, đôi mắt trong trẻo, có lẽ do ánh sáng ảm đạm, có lẽ là phản chiếu quần áo cô, con người càng giống màu xanh đậm.
Dark blue.
Ôn Hoài Miểu không biết vì sao, nhìn mái tóc anh bị xối cong, cô liên tưởng đến chú chó chăn cừu nhặt được.
Anh cau mày, nói cô biết ngã tư có bậc thềm, cho nên nước rất sâu.
Anh chỉ vào bắp đùi mình.
Vừa rồi Ôn Hoài Miểu đã thấy, mới có một lát mà nước biển đã cao hơn.
Cô nhìn nước biển dưới băng ghế, có chút đau đầu.
Cô đi xuống, đại khái không quá bụng, chưa bàn nỗi sợ hãi với nước đen ngòm, cống rãnh nhìn không rõ, bộ vị nữ giới tiếp xúc với nước bẩn rất dễ bị bệnh.
Giorgio quan sát nét phiền muộn trên mặt cô.
“I can hold you."
Nhất thời, Ôn Hoài Miểu không hiểu anh có ý gì, hàng mi cong dài của anh rung động rung, không rõ là nước rơi vào mắt hay ánh mắt anh vốn ngập nước, có vẻ long lanh, lại có chút mê mang và do dự.
Một giây sau, anh dùng phương thức đơn giản nhất nói với cô.
Anh vừa duỗi tay liền ôm lấy đôi chân nhỏ của cô, cánh tay dùng lực, cô lập tức cong người, bị anh khiêng trên vai.
Ôn Hoài Miểu mất cân bằng, bất ngờ có phần chật vật, cô khẽ hô một tiếng, bèn ôm cổ anh theo phản xạ.
Áo mưa anh khá trơn, chỉ có thể ôm chặt một chút.
Cô nhích tới nhích lui ngay cả ô cũng không cầm chắc, rơi xuống nước, sắp sửa bị dòng nước cuốn trôi.
Anh đỡ gối cô, tay dài duỗi ra, vớt chiếc ô nhét vào tay cô.
Ôn Hoài Miểu không phải chưa từng được nam giới khiêng, lúc này quyết định lĩnh hội sự khác biệt.
Khung xương của người nước ngoài chính là chiếm ưu thế, bờ vai anh rộng lớn, hai chân cô cộng lại có khi không bằng, hơn nữa không phải kiểu gầy guộc của thiếu niên.
Bờ vai, cánh tay đều là bắp thịt săn chắc.
Bỗng dưng bị người đàn ông mới quen 10 phút khiêng lên, dẫu rằng gương mặt còn non nớt, tuổi tác còn trẻ thì cô vẫn hơi nóng mặt.
Ngực bị chân cô chạm vào càng nóng, hóa ra anh đã mở vạt áo mưa, quấn hai chân cô vào.
Giorgio khiêng cô bên vai phải, sau khi ổn định, tay trái mới xách vali.
Tình cảnh thế này chắc anh đã đi quen, anh thuộc từng viên gạch dưới chân, mỗi bước đều không chần chừ, cũng không cần thử.
Đến bậc thềm đầu hẻm, anh chậm rãi cúi xuống, kẹp vali của cô dưới cánh tay tránh cho ngấm nước.
Ở trong biển nước cao quá thắt lưng, anh lội nước như giẫm trên đất bằng.
Ôn Hoài Miểu cảm nhận được thân hình linh hoạt dưới áo mưa trơn, ẩn chứa sức mạnh đủ trấn an người ta.
Tựa chiếc thuyền nhỏ giữa nước biển mênh mông.
Hình như ở Venice, thuyền như vậy có tên riêng là ‘Gondola’.
Nhớ lại khi ngồi vaporetto, gió và sóng lớn khiến cô chóng mặt.
Lúc này, bước chân của Giorgio vững vàng, mỗi bước tựa như khua mái chèo, động mà không động. Anh giống hệt người chèo thuyền lành nghề, nhắm mắt cũng biết nơi đâu có mạch nước ngầm, đưa cô qua con nước chằng chịt khắp Venice.
Đồng thời, hormone nam tính tản ra từ cơ thể anh cũng khiến cô cảm thấy chóng mặt hơn bao giờ hết.
Giorgio thấy cô mãi không lên tiếng, tưởng rằng cô sợ hãi.
Tay phải dùng lực kéo cô xuống một chút, anh quay đầu nói với cô bằng giọng trầm ổn, “Ráng lên, vài phút nữa là đến rồi."
Thời điểm Ôn Hoài Miểu đến Venice đã hơn 7 giờ tối, do chuyến bay chuyển tiếp tại Rome chậm trễ cộng thêm mùa mưa ở Ý, một nửa chuyến bay trên màn hình đều bị delay màu đỏ.
Rời khỏi sân bay, trời đã tối hẳn.
Khởi động điện thoại, cô nhận được vài email đến từ chủ cho thuê homestay trên AirBnb*.
(*) AirBnb là viết tắt của cụm từ AirBed and Breakfast, là một startup với mô hình kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người có phòng cho thuê trên khắp thế giới thông qua ứng dụng di động tương tự như ứng dụng chia sẻ xe Uber. Tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua Airbnb, sử dụng thẻ tín dụng và nhà trung gian này sẽ thu một khoản phí đối với cả người cần đặt phòng và chủ nhà. (Nguồn: Linked In)
Ôn Hoài Miểu nhìn thoáng qua, tất cả viết bằng tiếng Ý, có lẽ được gửi trong quá trình cô bay.
Cô tiện tay hồi âm liệu có thể dùng tiếng Anh không.
Lúc chờ chuyển tiếp tại Rome, cô đã sớm tắt máy, ngồi sát cửa sổ phòng chờ ngắm mưa rào ở Ý. Thì ra ở nơi xinh đẹp này, mưa trút xuống vẫn đáng sợ như thường, mạnh mẽ chẳng chút dịu dàng.
Mưa lớn bằng hạt đậu rơi lộp độp vào kính, tưởng chừng vỡ vụn.
Ôn Hoài Miểu ngẫm lại, đã bao lâu mình chưa gặp cơn mưa như vậy.
Có lẽ là ba năm, hoặc giả là năm năm.
Suy cho cùng, thành phố C không hề có mưa, quanh năm hạn hán chẳng co lấy một giọt nước.
Kỳ lạ là mệnh của Ôn Hoài Miểu khuyết thủy. Người thành phố C vốn không quá để ý ngũ hành. Khi ấy Ôn Hoài Miểu vẫn là Ôn Hoài Miểu*, mấy năm đầu đời thường xuyên đau ốm, mẹ cô bèn bế cô đi xem thầy địa lý.
(*) Chữ ‘Miểu’ ban đầu trong tên nữ chính là 缈, sau này đổi thành ‘Miểu’ 淼 chứa 3 bộ thủy (水).
Cầu một cái tên, bù tướng khuyết thủy của cô, ban đầu mẹ cô còn nửa tin nửa ngờ, nói rằng trong họ của cô đã có nước*, còn cần bổ sung ư?
(*) Từ ‘Ôn’ 温 chứa 1 bộ thủy.
Một tháng sau khi đổi lại tên, cơn sốt cao kéo dài hoàn toàn chấm dứt.
Kể từ đó, mệnh cô đã thành câu cửa miệng của cả gia đình, họ cho rằng cô có thể giống những đứa trẻ bình thường, chỉ mắc chút bệnh vặt, tất cả đều nhờ vào ba bộ ‘thủy’ trong tên mình.
Mọi người luôn nhắc nhở, mua nhà phải mua gần sông, tốt nhất là nơi có hồ tư nhân.
Ôn Hoài Miểu đều bỏ mặc ngoài tai.
Có điều ba, năm năm nay chưa rời khỏi thành phố C, lần này đi xa vẫn chọn thành phố nước làm đích đến.
Thành phố nước – Venice.
Trong sân bay khép kín ở Rome không có cảm giác rõ ràng, chính từ lúc ra khỏi sân bay Venice, xoang mũi cô như được tẩm trong hơi nước.
Ban đầu hít thở còn khó khăn, sau thích ứng dần, cảm thấy phổi lành lạnh.
Có lẽ do gần hết ngày, trời cũng mệt mỏi, nhuộm ráng đỏ rực, mưa chỉ còn lất phất.
Ôn Hoài Miểu cúi đầu nhìn di động, lần này chủ nhà gửi email tiếng Anh, đại khái là bớt lời khách sáo, chỉ nhắn một câu vô cùng đơn giản, hỏi cô rốt cuộc bao giờ tới nơi.
Cô còn chưa kịp trả lời, cuộc trò chuyện bằng giọng nói của WeChat đột nhiên hiển thị.
Ôn Hoài Miểu cầm di động, vừa gọi điện thoại, vừa đứng trước máy bán hàng tự động mua vé tàu vaporetto* từ sân bay đến đảo chính Venice.
(*) vaporetto: một loại waterbus (xe bus nước) hay tàu hơi nước được sử dụng ở Venice.
Thẻ VISA không được, bèn đổi sang MasterCard.
Ôn Hoài Miểu kiên nhẫn thử từng tấm thẻ trong ví.
Những tấm thẻ thường ngày sử dụng đều vô dụng.
Cuối cùng, người bên cạnh mua vé xong nhìn cô quẹt hồi lâu, tốt bụng nhắc nhở cô.
Có lẽ vì tiếng Anh không tốt, anh ta bèn cho cô xem nhãn thanh toán không dây* in trên mặt thẻ.
(*) NFC tag, công nghệ được tích hợp trên thẻ thanh toán không tiếp xúc. Đọc thêm: Wiki hoặc google ‘thẻ NFC’.
Ôn Hoài Miểu mới vỡ lẽ.
Cô nói đợi chút với đầu dây bên kia, rồi đáp lại đối phương vài câu ‘Thank you’, sau đó lựa lời, đưa một tờ tiền euro, hỏi anh ta có thể quẹt thay cô được không.
Mức độ thông dụng của tiếng Anh tại Ý còn thấp hơn so với tưởng tượng.
May thay việc đưa tiền giấy không hề khó hiểu, đối phương vui vẻ giúp cô quẹt thẻ, nhận tiền giấy, thử nói với cô câu tiếng Trung ‘Xin chào’.
Ôn Hoài Miểu cười cười, dùng giọng điệu trịnh trọng đáp ‘Xin chào’.
Cô nhìn nhìn đồng hồ trên di động, 7 rưỡi, tranh thủ thời gian gửi tin nhắn cho chủ nhà.
Maybe 9 p.m.
Rất nhanh nhận được hồi âm, “Please before 9 p.m."
Ôn Hoài Miểu đành nói đợi chút với đầu kia, đi thêm hai bước đến trạm chờ, tiếng Ý tuy bắt nguồn từ tiếng Latin, thoạt nhìn không khác tiếng Anh là bao, vậy mà sau khi ghép lại lập tức trở nên xa lạ.
Nhờ ánh nắng đỏ rực, cuối cùng cũng nhìn rõ, mất chừng 20 phút từ sân bay đến đảo chính Venice.
Ôn Hoài Miểu yên lòng, trong không khí còn lất phất mưa phùn, vừa giống như mưa vừa giống như sương, cô lui vào cabin nói chuyện điện thoại.
Cúp điện thoại, vaporetto đã đi hết nửa hành trình.
Cô cầm di động tính toán, trong nước đã gần 3 giờ sáng, cô đau đầu day trán.
Và rồi cô cũng được ngắm phong cảnh bên ngoài kính cabin.
Nước biển xanh thẳm, do phản xạ ánh sáng mà nhìn giống màu đen, chỉ nơi ngọn đèn chiếu xuống có màu xanh lục nhạt.
Màu nước Venice giống với sông ở Trung Quốc, trừ sông Tần Hoài có màu xanh u, in dấu phồn vinh lục triều*.
(*) Hán Việt ‘lục triều kim phấn’. ‘Lục triều’: 6 triều đại (Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần) kế tiếp nhau đều đóng đô ở Kiến Khang, tức Nam Kinh, Trung Quốc ngày nay; ‘kim phấn’: phụ nữ thời xưa dùng bột chì trang điểm, thường để hình dung phồn hoa tươi đẹp. Cả cụm nói về cảnh tương phồn vinh của Kiến Khang.
Biển Venice gợn sóng bạc do tàu rẽ nước, tưởng như thùng bia bị ngâm trong đại dương, thùng gỗ chìm đáy tạo thành rừng rậm dưới nước chống đỡ những tòa nhà đá. Bia tan thành bọt biển, hóa thành hương thơm thuần khiết lan tỏa trong không khí, len lỏi qua phố lớn hẻm nhỏ. Mặt biển lăn tăn chẳng lúc nào yên ả khiến Ôn Hoài Miểu muốn say ngất đi.
Tới gần đảo chính Venice, dòng nước rõ ràng đã trở nên hẹp hẳn.
Khi thuyền giảm tốc, cô mới nhận ra không phải mùi rượu khiến cô say túy lúy, mà vì nhịp sóng biển xô chòng chành.
Đã rất lâu không tiếp xúc với nước dữ, cô quên mất rằng thuyền cũng sẽ mang đến cho người ta cảm giác chóng mặt. Đến lúc quen dư vị này thì cô giật mình phát hiện, đã tới bờ rồi.
Có lẽ bởi vì mùa mưa, nước ngập rất cao, gần như sắp tràn qua ván thép nối tàu với bờ, ván thép bị giẫm rung lắc, còn mang theo cảm giác ẩm ướt.
Ôn Hoài Miểu vừa đi vừa cúi đầu xem mực nước, tính ra nước không cách mặt ván bao xa. Có thể trong ấn tượng của người phương Tây, phụ nữ phương Đông Phương luôn dịu dàng, thuyền viên đứng trên bờ cho rằng cô sợ hãi, tốt bụng an ủi cô, “Đừng sợ."
Cô giương mắt chạm vào một đôi mắt xanh, cười gật đầu, rảo bước nhanh hơn.
Ôn Hoài Miểu xem chỉ dẫn trên di động, có mấy tin nhắn chưa đọc.
Là chủ nhà gửi tin nhắn qua AirBnb, chụp màn hình google map, phác họa tuyến đường lắt léo quanh co.
Mặt sau ghi số điện thoại, call me +39XXXXXXXX.
Chắc hẳn sợ cô không tìm thấy đường nên dặn cô trước khi đến nơi nhớ gọi điện thoại.
Hiếm thấy ở nước ngoài vẫn tồn tại chủ nhà không ngại phiền, cô từng đọc tiểu thuyết của dân di cư sang Mỹ viết, đa số chủ nhà AirBnb nước ngoài sẽ gửi mật mã cho bạn trước. Khi đến ở tự mở tủ lấy chìa khóa bằng mật mã, sau khi đi lại vứt chìa khóa về chỗ cũ, từ đầu tới cuối có khi đều không gặp được chủ nhà.
Vừa nghĩ như vậy, cô liền nhận được điện thoại.
Lần gần nhất hai người gặp nhau là ba năm trước Đới Yểu Yểu về nước, mấy ngày vừa rồi biết Ôn Hoài Miểu muốn du lịch, cô ấy không ngừng khuyên Ôn Hoài Miểu qua Mỹ.
Vốn định tới Chicago tìm Đới Yểu Yểu, sau này đặt vé, không hiểu sao Ôn Hoài Miểu đột ngột thay đổi ý định.
Trong đầu nảy ra ba từ, tới Venice.
Đới Yểu Yểu nửa làm nũng nửa ai oán, trách cô không đến Mỹ.
Ôn Hoài Miểu tốt tính, giọng dịu dàng nhỏ nhẹ, giải thích hai ba câu sẽ khiến người khác nguôi giận.
Đới Yểu Yểu vốn là người nóng nảy, thế nhưng từ nhỏ đã chịu thua dáng vẻ này của cô, “Được rồi, được rồi, tớ cũng hết cách với cậu."
Cô đi chưa được mấy bước, phía trước là một chiếc cầu với lan can bằng kính, khi ấy cô còn chưa biết đây là Cầu Hiến Pháp*, một trong bốn cây cầu nổi tiếng bắc qua Kênh đào Chính, đồng thời cũng là cây cầu hiện đại nhất.
(*) Cầu Hiến Pháp (Ponte della Costituzione) được thiết kế bởi kiến trúc sư người Tây Ban Nha Santiago Calatrava, nằm ở phía Tây Bắc của Kênh đào Chính (Canal Grande), kết nối ga tàu điện Santa Lucia (Stazione di Santa Lucia) với quảng trường La Mã (Piazzale Roma). Cây cầu được gọi là ‘Quarto Ponte sul Canal Grande’ (cây cầu thứ 4 bắc qua Kênh đào Chính) trước khi tên chính thức được thông qua để kỷ niệm 60 năm Hiến pháp Ý (1948 – 2008). Khách du lịch và người dân địa phương ở Venice gọi nó là Cầu Calatrava (Ponte di Calatrava). (Nguồn: Gody)
Cô chỉ cảm thấy cầu đón khách Venice vô cùng khí phái, mặt cầu bằng phẳng, rộng bằng đường cái.
Bởi vì mặt cầu có nước, kính hai bên đối diện nhau tạo cảm giác đang đi trên gương, phản chiếu các quán bar rực rỡ chưa nghỉ dọc Kênh đào Chính lấp lánh ánh đèn neon.
Chậm rãi lên cầu, đứng ở đỉnh cầu nhìn kênh đào phía dưới, tấm kính dường như không tồn tại.
Tựa như đứng trên ngọn nước.
Ôn Hoài Miểu dứt khoát đứng tại chỗ, đưa tay vuốt tay vịn thép ẩm ướt lạnh lẽo.
“Hoài Miểu, cậu ra nước ngoài chơi thì hãy thả lỏng, đừng nghĩ đến anh ta nữa. Chưa chắc có diễm ngộ, quay đầu cũng không ai nợ ai."
“Cậu quá hiền, bị ức hiếp đến mức này, cậu đồng ý cái gì?"
“Cậu có nghe tớ nói không?"
Ôn Hoài Miểu mỉm cười, ngay lập tức trả lời, “Dĩ nhiên là có, A Yểu, tớ không chịu thiệt hay bị ức hiếp. Đây là thỏa thuận giữa chúng tớ nên tớ chấp nhận. Cậu không cần lo cho tớ."
Đới Yểu Yểu hừ một tiếng, “Thôi, cậu đi du lịch đi, tớ không nói nữa." Cô ấy nghĩ ngợi, “Haizz, ở Venice thế nào, có thú vị không? Trước kia mới chỉ đến Venetian Macao*, chưa thấy qua Venice chân chính."
(*) Venetian Macao là một khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sòng bạc ở Macau, Trung Quốc. Các bức tường và trần nhà ở Venetian được trang trí bằng các bức bích họa kiểu Ý và bản sao với kích cỡ y như thật của một cây cầu ở Venice để chào đón du khách. Bên trong khu nghỉ dưỡng và sòng bạc còn có một con kênh chảy qua những dãy phòng có trần nhà được mô phỏng là bầu trời xanh rất giống thật. Việc đi lại trên con kênh này người ta bố trí những chiếc thuyền đáy bằng sử dụng ở Venice và thuyền tam bản của Trung Quốc.(Nguồn: Wikipedia)
Ôn Hoài Miểu tiếp lời, đáp qua loa.
Câu được câu chăng.
Nhất thời, cô quên mất giờ giấc, chờ di động rung liên hồi mới phát hiện mình nhận được vài email.
“Where are u?"
“Please reply."
“Are you losing?"
Sợ Ôn Hoài Miểu lạc đường, chủ nhà còn viết chi tiết đi đường nào trước rồi rẽ ở đâu.
Hiếm khi được nói chuyện với Đới Yểu Yểu nên hai người tán gẫu rất vui vẻ, Ôn Hoài Miểu không muốn mất hứng.
Nhưng đối với sự nhiệt tình chủ nhà cô cũng có phần ái ngại, bèn gửi email nói mình có thể đến nơi thuận lợi, nhưng sẽ muộn một chút.
Cô định cúp điện thoại mới tìm đường, bằng không kéo vali cộng thêm tìm đường vô cùng vất vả.
Người đi bộ trên đường ngày càng ít, rất ít người giống Ôn Hoài Miểu, kéo vali đứng lặng trên cầu.
Xa xa còn có thể nghe tiếng đàn organ diễn tấu.
Không biết tự khi nào lại có mưa nhỏ.
Cô lấy ô che cho mình.
Nhìn mưa rơi xuống tạo thành vô số những vòng tròn nhỏ giao nhau trên mặt nước.
Ôn Hoài Miểu tiếp tục nói chuyện với Đới Yểu Yểu, gần đây cô ấy chăm con nhỏ khổ không thể tả, than thở ông xã đi làm cả ngày, cô ấy đi mua đồ ăn còn phải mang theo con.
“Lúc ấy chỉ nghĩ, ở nước ngoài không cần lo lắng quan hệ mẹ chồng nàng dâu là điều hạnh phúc biết bao. Giờ mới phát hiện, nếu có mẹ chồng giúp một tay, cái gì mình cũng có thể nhịn. Đôi khi tớ buồn ngủ mà đứa trẻ vẫn khóc."
“Tớ từng nghĩ hồi nhỏ chúng ta cũng đáng ghét vậy ư?"
“Haizz, chắc là giống tớ, từ nhỏ đến lớn cậu luôn là con ngoan điển hình."
Ôn Hoài Miểu biện bạch một câu, “Đó là vì tớ luôn bị bệnh, không có cơ hội càn quấy."
Đới Yểu Yểu không cho là đúng, “Cậu không sinh bệnh cũng vẫn yên lặng đọc sách. Không giống tớ, leo tường dỡ ngói, gì cũng làm."
Ôn Hoài Miểu cười cười, phụ họa lời cô ấy.
Rất nhanh chủ nhà lại hỏi cô, “Your phone number?"
Ôn Hoài Miểu sực nhớ, cô ghi số điện thoại Trung Quốc.
Dù đã bật dịch vụ chuyển vùng quốc tế*, đến sân bay, cô vẫn mua SIM điện thoại Ý thay vào.
(*) Chuyển vùng quốc tế (Roaming) là dịch vụ giúp khách hàng dùng chính thẻ SIM và số thuê bao di động của mình để liên lạc khi đang ở các quốc gia khác.
Cô tìm ghi chú, gửi đi số điện thoại có mã vùng +39.
Một giọt mưa rơi trên màn hình di động, phong đại ký tự trở nên méo mó.
Cô dùng tay áo lau sạch mới cầm lên ‘Alo’ một tiếng.
Đới Yểu Yểu bên kia không đáp, cô nghi ngờ nhìn.
Hóa ra là số FaceTime lạ mời chat webcam, cắt ngang cuộc trò chuyện của các cô.
Nhưng đều là mã vùng +39, cô đoán là chủ nhà.
Ôn Hoài Miểu thoáng xấu hổ, trước nay cô không từ chối ý tốt của người khác, nhưng chưa từng gặp mặt chủ nhà, tùy tiện gọi video thế này khiến cô không kịp trở tay.
Đợi đến khi cuộc gọi video kết thúc.
Cô chủ động gọi lại điện thoại bình thường.
Bên kia là giọng nam giới trẻ tuổi đang sốt ruột, ngữ điệu gấp gáp, phát âm tiếng Anh kiểu Ý, “Where are you?"
Ôn Hoài Miểu nhìn quanh bốn phía không biết nơi nào, cẩn thận miêu tả phương hướng đi từ nhà ga đến đây.
Rõ ràng tiếng Anh của đối phương không tốt lắm, thiếu kiên nhẫn ngắt lời cô.
“No, I just want to know…" Anh ta lựa lời, nghe giọng có vẻ đang cáu kỉnh, “What can you see nearby?"
Ôn Hoài Miểu đổi cách diễn đạt đơn giản, “Bridge, over the river."
Thực ra cô biết nói cũng vô ích, bởi vì Venice có hơn 370 cây cầu, cô không biết đây là cầu gì mới phải miêu tả bản thân đi thế nào.
Quả nhiên nghe thấy đối phương chửi thầm, hẳn là tiếng Ý, nghe qua có vẻ giống tiếng lẩm bẩm mơ hồ.
Bên chỗ anh ta cũng ồn ào, chắc là ra ngoài tìm cô rồi.
Ôn Hoài Miểu vô cùng áy náy, cố gắng dùng những từ tiếng Anh dễ nhất bảo cô có thể tự trở về, không cần anh ta đón mình.
Anh ta dừng hai giây không nói chuyện.
Ôn Hoài Miểu cho rằng anh ta không hiểu, nói ‘Sorry’ chuẩn bị lặp lại một lần nữa.
Giọng người đàn ông bên kia lộ vẻ tức giận, hỏi tại sao cô không tới đúng hẹn.
Bấy giờ Ôn Hoài Miểu mới xem di động, hơn 9 rưỡi, cô tưởng chưa qua bao lâu, nào ngờ thời gian trôi nhanh như vậy. Cô trịnh trọng xin lỗi, nói lập tức sẽ qua.
Người đàn ông thở dài, nói một tràng.
Tốc độ nói của anh ta hơi nhanh, âm rung đầu lưỡi trong tiếng Ý và âm thanh ồn ào xung quanh khiến Ôn Hoài Miểu không rõ anh ta nói gì.
Chợt nghe tiếng lội nước bì bõm.
Ôn Hoài Miểu ngắt lời anh ta, “Sorry, pardon?"
Anh ta nói thẳng, “Look a this, water." Anh ta không biết nói sao bèn dùng từ ngữ đứt quãng, giọng điệu vẫn tỏ ra lạnh lùng và bất mãn, “After 9, half meter water."
Ôn Hoài Miểu nghe hiểu, giật nảy mình.
Cây cầu này rất dài, bắc qua một con sộng rộng, cô vẫn đứng ở nơi cao nhất tựa vào lan can quan sát Kênh đào Chính, căn bản không để ý cảnh tượng trên đường, ngoài quán bar, dàn nhạc, cùng với tàu thuyền lui tới dưới cầu, không nhận thấy điều gì khác thường.
Kéo vali chạy xuống mấy bậc, phát hiện nước biển xanh biếc đã ngập quá một nửa bậc thang, từng đợt từng đợt giội lên rồi lại rút về.
Người đi đường phía dưới đa phần là dân bản địa, hoặc đi ủng hoặc xắn ống quần, mặc áo mưa đủ màu, di chuyển trong nước cạn.
Thủy triều.
Thành phố C nằm sâu trong lục địa cách xa biển nên Ôn Hoài Miểu cực kỳ xa lạ với thuật ngữ này.
Giờ đây mới ý thức được, nơi đây là biển lớn, sẽ có triều dâng, không phải hồ nhân tạo và bể cá.
Cô há miệng thở dốc.
Nhất thời không biết nói gì.
Người đàn ông nói ngắn gọn tình hình, trên thực tế hai câu đầu mang ý trách móc, phần sau càng giống giải thích vì sao anh ta yêu cầu cô phải đến trước 9 giờ.
Anh ta nói xong bèn hỏi, “I need photo."
“Your place."
Ôn Hoài Miểu hiểu ý anh ta, cô cúp điện thoại, chụp toàn bộ cây cầu và cảnh vật chung quanh.
Sau khi gửi đi cô càng thêm áy náy.
Chủ nhà có trách nhiệm như anh ta, nhất định là sợ thủy triều lên cô không an toàn, lạ nước lạ cái lại tìm không ra đường cho nên tự mình tới đón.
Rất nhanh, anh ta trả lời, “Your color?"
Ôn Hoài Miểu nghe xong muốn cười, có lẽ anh ta không biết, ở Trung Quốc hỏi đối phương mặc màu gì, chắc chắn là đang muốn hỏi màu bra hoặc quần lót.
Cô cúi đầu nhìn quần áo mình, để tiện đi du lịch mà ăn mặc màu tối, “Dark blue."
Bên kia không nói chuyện, chỉ nghe tiếng anh ta thở dốc, rõ ràng là đang chạy ngược chạy xuôi.
Cô đoán anh đang chạy qua cầu.
Cảm giác này quá đỗi lạ lẫm, họ vốn dĩ không quen nhau, lại chưa từng gặp mặt, nghe tiếng người nọ thở gấp vì chạy cùng tiếng đàn organ loáng thoáng, cô biết anh đang tới gần cô.
Con người đôi khi chính là động vật cảm tính như vậy.
Nếu đến nơi mới gặp chủ nhà sẽ chẳng có gì lạ.
Đổi lại trong tình cảnh này, cô chợt sinh ra cảm giác hồi hộp không giải thích được đối với sự xuất hiện của anh ta.
Ôn Hoài Miểu bối rối vuốt tóc hai bên.
Vô thức nhìn quanh, không biết anh ta sẽ xuất hiện từ góc đường nào.
Cô không hỏi anh ta mặc quần áo gì.
Cô đi ngược hướng nhà ga, qua cầu hướng về trung tâm đảo chính, bị nước ngập trong hẻm cản trở, cô không đi đến cuối đường mà đứng tại bậc thang chờ đối phương.
Lúc này, cô nhận ra bản thân vô cùng vướng víu, che ô, còn phải kéo vali, nếu chủ nhà không tới đón, vừa lội nước vừa mò đường sẽ không thừa tay để xem di động, chỉ sợ rất khó khăn.
Qua di động, Ôn Hoài Miểu nghe âm thanh nơi họ càng lúc càng tương đồng, rốt cuộc anh ta thấp giọng nói, “OK, I see you."
Một giây sau, anh ta cúp điện thoại.
Cô mờ mịt nhìn về phía đầu đường, không thấy ai đang cầm di động tìm người.
Nghĩ thầm phải chăng anh ta tìm nhầm người, cô toan gọi lại.
Tay giữ vali vừa trượt, cô ngoảnh đầu lại, một người đàn ông mặc một chiếc áo đứng trên cô một bậc, nhận lấy vali của cô.
Thì ra anh ta đi tới từ hướng ngược lại.
Nhìn Ôn Hoài Miểu kinh ngạc, anh ta mím môi, kéo mũ áo mưa ra phía sau, để lộ cả khuôn mặt.
Cùng với động tác cởi mũ, anh ta khẽ nâng cằm.
Không có mũ che, mặt lập tức dính mưa, anh nhìn không quá giống người da trắng, màu da hơi trắng nhưng chiếc cằm rắn rỏi, ở giữa có đường rãnh, một giọt mưa chảy xuôi theo rãnh cằm anh, còn chưa chảy hết đã xuất hiện thêm nhiều vệt nước xẹt qua mặt.
Anh mở miệng, “I am…" và làm động tác gọi điện.
Giọng anh hơi khác trong điện thoại.
So với trong tưởng tượng của Ôn Hoài Miểu thì trẻ hơn đôi chút, nhưng vô cùng điềm tĩnh.
Trên thực tế, từ ngũ quan của anh có thể thấy, anh rất trẻ, cùng lắm là 20 tuổi, y hệt một ông cụ non.
Ôn Hoài Miểu đoán có lẽ anh là con trai của chủ nhà.
Ôn Hoài Miểu muốn nhắc anh đội mũ rồi nói tiếp.
Tóc anh màu đen, chất tóc mềm mại xoăn nhẹ, bởi vì trước đó đội mũ mà hơi rối, ngũ quan của người ngoại quốc rất có lợi ở điểm này, mái tóc lộn xộn cũng mang lại cảm giác tao nhã thoải mái.
Nước mưa làm mái tóc anh ướt nhẹp, dính trên trán, từng giọt nước chảy xuống theo hàng mi cong.
Cô định mở miệng thì anh đã chủ động bắt chuyện, “Giorgio."
Bàn tay người ngoại quốc có phần dày rộng, so với tay anh ta, tay Ôn Hoài Miểu chỉ bằng tay trẻ con.
Tay anh ta hơi ướt, nhưng cực kỳ ấm áp.
Anh không phải quý tộc Tây Âu Tây, nhưng lễ nghi rất chỉn chu, khi bắt tay còn hơi nghiêng mình thể hiện sự tôn trọng phái nữ, con ngươi xanh xám chăm chú nhìn cô.
Ôn Hoài Miểu nghe phát âm giống ‘George’ trong tiếng Anh lại sợ gọi sai, cô lặp lại lần nữa, nhận được cái gật đầu khẳng định từ anh.
Cô cũng tự giới thiệu, suy xét chuẩn mực của người nước ngoài mà xưng họ.
“Wen."
Giorgio sáng tỏ gật đầu, “I know, Ms. Wen."
Tay anh lập tức buông, nhanh chóng nhét vào túi áo mưa, một tay nhấc vali màu đỏ của Ôn Hoài Miểu, ý bảo cô đi xuống cầu.
Vừa rồi mực nước mới cao nửa bậc, giờ đã quá một bậc rồi
Có vẻ nước dâng rất nhanh.
Cô sực nhớ mình đi giày thể thao, nhìn nước đục ngầu, đành miễn cưỡng bước xuống.
Giorgio giữ chặt cô, “You can…" Anh ra hiệu cô có thể xắn ống quần lên.
Ôn Hoài Miểu nghe theo, anh đã đứng trong nước chờ cô, nhấc vali của cô lên cao.
Anh đi ủng đi mưa, dưới áo mưa là quần dài màu rêu nhét trong ủng cao cổ, dễ thấy đôi chân anh rất săn chắc.
Ủng mà người ngoại quốc phát minh ra, quả nhiên phải do chính họ đi mới đúng phong vị, một sĩ quan đi đôi giày này tùy tùy tiện tiện cũng toát ra khí phách và sự bất kham.
Ôn Hoài Miểu vén ống quần đến cẳng chân, khoảnh khắc đi vào nước cũng không hơn gì, nước biển lạnh lẽo, tất và giày ướt đẫm.
Cô cảm giác chân mình nổi da gà.
Bởi vì cô không nhìn thấy đường, sợ giẫm phải thứ gì nên bước vô cùng cẩn trọng, Giorgio mang vali đi xa, bọt nước bắn tung tóe.
Anh nhìn cô chậm rãi thả bước, lại đi ngược trở về.
Cau mày mím môi, sốt ruột giục cô nhanh chút.
Có lẽ nhận thấy thái độ của mình không tốt, anh lại giải thích một phen, đại ý là phía trước nước càng sâu hơn, nếu không nhanh, anh ta khoa tay múa chân, trong vòng 30 phút nữa sẽ cao tới eo anh ta.
Ôn Hoài Miểu nhìn eo anh, ước chừng đến ngực cô.
Thử tưởng tượng nước biển ngập đến ngực, cổ họng cô tự dưng nghẹn lại, cảm thấy khó thở.
Cô ngẩng đầu nhìn anh.
Khuôn mặt anh rõ ràng trẻ măng, thoạt nhìn không đến 20 tuổi, còn muốn tỏ ra già dặn.
Ra vẻ nghiêm túc dạy bảo cô, trông rất lo lắng.
Trên mặt dường như có mây đen không tan.
Nhưng cũng chỉ là một thanh niên.
Nghĩ vậy, trong lòng cô thoải mái không ít.
Lần đầu tiên di chuyển trong điều kiện xấu như vậy, khóe môi Ôn Hoài Miểu gợn ý cười.
Cô bước nhanh hơn, nhìn bọt nước mình tạo ra trên đường đi, vừa hỏi anh.
“Ngày nào cũng thế ư?"
Giorgio lắc đầu, “Gần đây mưa lớn."
Anh chỉ cô xem trong con hẻm không nhộn nhịp như phố chính này, rất nhiều cửa tiệm nhỏ đã đóng, ngoài cửa mỗi tiệm đều chặn một tấm thép cao nửa mét.
“Bình thường sau 9 giờ nước không cao như vậy."
Thì ra là mùa mưa khiến mực nước cao hơn bình thường, vừa hay bị cô gặp được.
Hơn nữa, Venice buổi tối sẽ bị ngập, nghe đồn trong vòng 100 năm tới, Venice sẽ biến mất, bị nhấn chìm toàn bộ, xem ra không phải lời đồn vô căn cứ.
Anh đi đến khúc quanh phía trước, sợ cô theo không kịp, thường xuyên quay đầu nhìn cô, ra hiệu cho cô đi bên này.
Ôn Hoài Miểu gật đầu, đi nhanh theo sau, trước mắt trở nên sáng bừng.
Ngõ này rộng gấp hai con hẻm vừa rồi, đèn điện sáng trưng, giống như phố buôn bán.
Nhưng lúc này, chỉ còn hai, ba bóng người lội trong nước.
Giorgio chỉ vào khu vực cao hơn hẳn ở giữa.
Ôn Hoài Miểu nhìn thấy một loạt ghế dài cùng loại, mặt trên lót ván gỗ, nằm ngang giữa đường.
Anh bảo Ôn Hoài Miểu đi lên.
Ôn Hoài Miểu thoáng nghi hoặc, sợ đó là vỉa hè di động được người bán hàng rong tận dụng trong ngày, giẫm lên không ổn lắm.
Giọng anh chắc nịch, ra sức giải thích với cô, đây là đường dành cho người đi bộ nếu xảy ra tình trạng ngập nước.
Dứt lời anh duỗi tay, ý bảo Ôn Hoài Miểu mượn lực đi lên.
Cô không đành lòng từ chối, nhìn anh chìa bàn tay, vài giọt mưa rơi xuống, chảy loạn theo các đường chỉ tay.
Cô nhấc chân trái lên, tay phải đặt ở trong lòng bàn tay của anh, nơi tiếp xúc giữa hai bàn tay truyền đến một nguồn sức mạnh kéo cả người cô lên.
Ôn Hoài Miểu đi lên, nhìn anh vẫn tiếp tục đi phía dưới, địa thế chỗ này trũng hơn, nước biển ngập qua ủng đi mưa của anh rồi.
Cô hỏi anh tại sao không đi.
Giorgio khẽ lắc đầu, câu trả lời khiến người ta dở khóc dở cười.
“Just for tourists."
Vì là đường dành cho du khách nên bọn họ không đi, phải chăng đây là tôn nghiêm và kiêu ngạo của người dân Venice?
Hay chỉ có mình anh ta, xuất phát từ tâm tính tuổi trẻ?
Ôn Hoài Miểu không khuyên nữa, cuối cùng cô cũng được trở về nơi khô ráo, nhưng cẳng chân chưa khô, ống quần vén lên ướt sũng bị gió thổi qua khiến cô lạnh run.
Chung quy vẫn tốt hơn trong nước đục chảy xiết.
Cái gọi là ‘đường cho du khách’ kéo dài quanh co khúc khuỷu, nhìn sang hai bên đường có vẻ nhộn nhịp, đa số là cửa hàng kính trong suốt, loáng thoáng nhìn thấy bên trong bày biện các mặt hàng mỹ nghệ.
Cô vừa đi vừa nhìn, chỉ còn tiếng nước ào ào ào ào cùng tiếng giẫm ván gỗ cót két.
Cô chợt nghĩ đến lúc Giorgio vừa tới là từ phía nhà ga, đó là khu vực giáp đảo chính Venice, là điểm bắt đầu, chỉ có ra và vào, không có đường thông khác.
Cô nhớ tới anh chạy cả tiếng, bèn mở miệng phá vỡ sự yên tĩnh.
“Trước đó anh tới ga tìm tôi à?"
Anh ngước mặt nhìn cô, bởi vì làn da sáng khiến đôi mắt anh không có vẻ sâu hút, nhưng từ góc độ ấy cô cũng nhìn ra mũi anh cao thẳng, hốc mắt lõm xuống, con ngươi xanh vừa to vừa sáng.
Rõ ràng là tác phẩm nên đặt trong phòng triển lãm, từng nét từng nét tỉ mỉ được dao khắc ra.
Âm thanh của anh không bị dòng nước cuốn đi, “Ừ".
Anh nói xong liền cúi đầu tiếp tục đi, nhấc vali của cô càng cao hơn, cô bỗng phát hiện mực nước đã ngập qua đầu gối anh.
Đây là lối tư duy của người nước ngoài, nói ra không vì tranh công, cũng không vì khách sáo mà giấu giếm sự vất vả.
Chính là ‘ừ’…
Quả thật, anh đã vì cô mà lặn lội một chuyến.
Anh vừa dứt lời chưa lâu, con đường đã hiện lên điểm cuối, dường như phía trước ‘đường cho du khách’ đã đến tận cùng.
Không đợi đến đi hết ‘đường cho du khách’, anh gọi Ôn Hoài Miểu đang tiếp tục đi về phía trước.
Nói với cô đi vào hẻm nhỏ bên phải.
Ôn Hoài Miểu nhìn thoáng qua, hẻm nhỏ bên phải so với phố buôn bán này có vẻ u ám mà sâu hút, không một bóng người.
Chỉ có ánh trăng và đèn đường u ám lay động, chiếu rọi mặt nước không rõ nông sâu.
Giorgio thấy cô muốn xuống dưới bèn ngăn cản cô, thả vali của cô lên ‘đường du khách’.
Đồng thời nói cho cô biết, hẻm nhỏ bên kia địa thế trũng, mực nước rất cao.
Anh muốn đi tiền trạm.
Ôn Hoài Miểu gật đầu.
Giorgio đi được hai bước lại lập tức quay đầu.
Dường như sợ cô hiểu lầm mình muốn bỏ đi, anh ngẩng đầu, trịnh trọng bảo đảm, mình sẽ quay về nhanh thôi, đi đến ngã tư sẽ quay lại.
Ôn Hoài Miểu cố gắng nín cười, che ô tránh đối diện với anh.
Bởi vì ngửa đầu nhìn cô, mũ áo mưa lệch không ít, tóc mái trước trán càng ướ, nnhưng anh không bận tâm.
Xác nhận với cô xong, Giorgio chạy chậm vài bước, đi đến ngã tư.
Ôn Hoài Miểu chăm chú theo dõi anh thì kinh ngạc, cô không ngờ đến ngã tư, mực nước lại chênh lệch với nơi này nhiều vậy, cao đến tận bắp đùi anh.
Dưới đèn đường, anh nhìn Ôn Hoài Miểu, dường như đang nhớ lại chiều cao của cô, sau đó khoa tay múa chân, chắc là ước lượng nước ngập đến đâu cô.
Tiếp đó anh ta quay đầu, trở về.
Không biết anh chống chọi lực cản của nước thế nào mà đi nhanh như vậy.
Áng chừng ba năm bước đã từ đầu hẻm đến giữa đường rồi.
Ôn Hoài Miểu nửa ngồi xổm, bởi vì ‘đường cho du khách’ cao đến ngực, anh vẫn phải ngước đầu, đôi mắt trong trẻo, có lẽ do ánh sáng ảm đạm, có lẽ là phản chiếu quần áo cô, con người càng giống màu xanh đậm.
Dark blue.
Ôn Hoài Miểu không biết vì sao, nhìn mái tóc anh bị xối cong, cô liên tưởng đến chú chó chăn cừu nhặt được.
Anh cau mày, nói cô biết ngã tư có bậc thềm, cho nên nước rất sâu.
Anh chỉ vào bắp đùi mình.
Vừa rồi Ôn Hoài Miểu đã thấy, mới có một lát mà nước biển đã cao hơn.
Cô nhìn nước biển dưới băng ghế, có chút đau đầu.
Cô đi xuống, đại khái không quá bụng, chưa bàn nỗi sợ hãi với nước đen ngòm, cống rãnh nhìn không rõ, bộ vị nữ giới tiếp xúc với nước bẩn rất dễ bị bệnh.
Giorgio quan sát nét phiền muộn trên mặt cô.
“I can hold you."
Nhất thời, Ôn Hoài Miểu không hiểu anh có ý gì, hàng mi cong dài của anh rung động rung, không rõ là nước rơi vào mắt hay ánh mắt anh vốn ngập nước, có vẻ long lanh, lại có chút mê mang và do dự.
Một giây sau, anh dùng phương thức đơn giản nhất nói với cô.
Anh vừa duỗi tay liền ôm lấy đôi chân nhỏ của cô, cánh tay dùng lực, cô lập tức cong người, bị anh khiêng trên vai.
Ôn Hoài Miểu mất cân bằng, bất ngờ có phần chật vật, cô khẽ hô một tiếng, bèn ôm cổ anh theo phản xạ.
Áo mưa anh khá trơn, chỉ có thể ôm chặt một chút.
Cô nhích tới nhích lui ngay cả ô cũng không cầm chắc, rơi xuống nước, sắp sửa bị dòng nước cuốn trôi.
Anh đỡ gối cô, tay dài duỗi ra, vớt chiếc ô nhét vào tay cô.
Ôn Hoài Miểu không phải chưa từng được nam giới khiêng, lúc này quyết định lĩnh hội sự khác biệt.
Khung xương của người nước ngoài chính là chiếm ưu thế, bờ vai anh rộng lớn, hai chân cô cộng lại có khi không bằng, hơn nữa không phải kiểu gầy guộc của thiếu niên.
Bờ vai, cánh tay đều là bắp thịt săn chắc.
Bỗng dưng bị người đàn ông mới quen 10 phút khiêng lên, dẫu rằng gương mặt còn non nớt, tuổi tác còn trẻ thì cô vẫn hơi nóng mặt.
Ngực bị chân cô chạm vào càng nóng, hóa ra anh đã mở vạt áo mưa, quấn hai chân cô vào.
Giorgio khiêng cô bên vai phải, sau khi ổn định, tay trái mới xách vali.
Tình cảnh thế này chắc anh đã đi quen, anh thuộc từng viên gạch dưới chân, mỗi bước đều không chần chừ, cũng không cần thử.
Đến bậc thềm đầu hẻm, anh chậm rãi cúi xuống, kẹp vali của cô dưới cánh tay tránh cho ngấm nước.
Ở trong biển nước cao quá thắt lưng, anh lội nước như giẫm trên đất bằng.
Ôn Hoài Miểu cảm nhận được thân hình linh hoạt dưới áo mưa trơn, ẩn chứa sức mạnh đủ trấn an người ta.
Tựa chiếc thuyền nhỏ giữa nước biển mênh mông.
Hình như ở Venice, thuyền như vậy có tên riêng là ‘Gondola’.
Nhớ lại khi ngồi vaporetto, gió và sóng lớn khiến cô chóng mặt.
Lúc này, bước chân của Giorgio vững vàng, mỗi bước tựa như khua mái chèo, động mà không động. Anh giống hệt người chèo thuyền lành nghề, nhắm mắt cũng biết nơi đâu có mạch nước ngầm, đưa cô qua con nước chằng chịt khắp Venice.
Đồng thời, hormone nam tính tản ra từ cơ thể anh cũng khiến cô cảm thấy chóng mặt hơn bao giờ hết.
Giorgio thấy cô mãi không lên tiếng, tưởng rằng cô sợ hãi.
Tay phải dùng lực kéo cô xuống một chút, anh quay đầu nói với cô bằng giọng trầm ổn, “Ráng lên, vài phút nữa là đến rồi."
Tác giả :
Xá Mạn