Song Nữ Hiệp Hồng Y
Chương 69: Đường môn tứ bảo

Song Nữ Hiệp Hồng Y

Chương 69: Đường môn tứ bảo

Bạch Mai thấy Thanh Lam cứ ngẩn người ra, không thèm trả lời mình, nàng cảm thấy hơi vọng vì mãi nàng mới nghĩ ra được mưu kế này để ba người tụ họp với nhanh được, mà không thấy chàng ta khen mình nửa lời.

Nàng cố ý nũng nịu, lớn tiếng hỏi:

- Đại ca đang nghĩ ngợi gì thế?

Thanh Lam vẫn cứ nhìn xuống đất hoài, chỉ kêu " Hừ" một tiếng và hỏi:

- Hai người còn nhớ không? Thiếu nữ áo tía ở trên mặt đất vẽ những gì, mồm mình lẩm nhẩm mấy câu "Cửu Cung chi nghĩa, pháp dĩ linh quy, nhị tứ vì kiên, lục bát vi túc..." thế bên dưới cô ta còn nói những gì nữa, hai người có nhớ không?

Bạch Mai không thấy chàng nhìn mình, trong lòng càng không vui thêm, chẩu môi lên, hậm hực đáp:

- Nào ai biết được cái trò quỷ quái ấy là trò gì cơ chứ?

Tiểu Hồng nghe thấy Thanh Lam hỏi như vậy bỗng sực nghĩ đến sư môn của mình cũng có một trận pháp dùng Ngũ Hành sinh khắc để chết địch, mà trận pháp này cũng tránh không khỏi căn cứ vào Ngũ Hành Cửu Cung Bát quái, bọn mình ba người trúng phải quỷ kế của yêu phu rồi bị dẫn vào chỗ mai phục này, nếu mình không biết cách đi của trận pháp này sẽ bị giam giữ ở trong trận này cho đến chết đói chứ không sao. Bây giờ Thanh Lam đang nghĩ đến cách phá giải bọn mình không nên phá bĩnh. Vì vậy nàng mới khẽ kéo Bạch Mai một cái, đang định lên tiếng nói thì Thanh Lam đã lẩm bẩm nói tiếp:

- Nhị tứ vì kiên, lục bát vi túc, tả... tả...

Chàng chỉ nghĩ tới chữ "tả" chứ còn bên dưới là gì thì vẫn chưa nghĩ ra.

Bạch Mai đang tức giận, thấy Thanh Lam nghĩ mãi vẫn không nghĩ ra, liền động lòng thương, vội đỡ lời:

- Tả tam hữu thất, đái cửu lý nhất, ngũ cư trung ương.

Thanh Lam bỗng nhảy bắn người lên, nắm lấy cánh tay Bạch Mai, vừa cười vừa nói:

- Mai muội thông minh thật ! Đúng tả tam hữu thật, ngũ cư trung ương. Đi! Chúng ta thử đi xem.

Bạch Mai thấy mình vừa đọc xong mấy câu đó. Lam đại ca mừng rỡ như vậy, nàng cũng mừng theo, vừa có vẻ kinh ngạc hỏi:

- Lam đại cạ..

Thanh Lam không đợi chờ nàng ta nói dứt, đã vội cướp lời nói tiếp:

- Chúng ta cứ thử xem có thể đi ra khỏi trận này không?

Lúc này Bạch Mai mới vỡ nhẽ, liền trố mắt lên hỏi lại:

- Lam đại ca đã biết cách đi rồi? Ủa! Thế ra vừa rồi đại ca nghĩ cách để phá trận? Sao đại ca không sớm nói.

Thanh Lam cười khì một tiếng, liền dẫn hai người đi thẳng vào trong đống đá loạn xạ không có thứ tự, thấy cửa ngõ trùng trùng điệp điệp, hình như đi mãi vẫn không sao đi hết vậy, nên đi được một quãng, chàng mới nhận thấy mình chỉ mới hiểu có một nửa thôi thì làm sao mà ra khỏi trận pháp này được? Chàng cảm thấy mỏi mệt liền dừng chân lại ngay.

Hai thiếu nữ nọ cứ lẳng lặng đi theo chứ không biết gì hết.

Thấy chàng đứng lại, hai nàng cũng đứng lại xem.

Đang lúc ấy, ba người cũng nghe thấy đằng xa bỗng có tiếng người nói vọng tới - Quỳnh nhi hồ đồ thực chưa biết tên tuổi người ta mà đã dụ họ vào trong trận rồi ! nhớ...

- Cái gì cha cũng trách mắng con. Bọn chúng bắt nạt con, tất nhiên chúng đều là những kẻ bất lương.

Thanh Lam đã nghe tiếng nói của thiếu nữ áo tía rồi, và còn biết nàng đã gọi người cha tới nữa. Chàng vừa lắng nghe tiếp, quả nghe thấy ngươi cha với giọng khàn nói tiếp:

- Hừ! Con nhỏ bướng bỉnh quen từ hồi nhỏ rồi, nên đến giờ vẫn không sao thay đổi được, nếu vừa rồi mắt cha không hoa thì kiếm quanh xông lên trên không ấy ắt phải thân pháp "Phi Long Cửu Thiên" của phái Côn Luân. Năm xưa nếu cha không gặp lão thần tiên thì cha làm gì còn được tính mạng sống đến bây giờ nữa? Con...con...

hà! Nếu con đã thất lễ với môn hạ của lão thần tiên thực, thì cha còn mặt mũi nào mà gặp người ta nữa.

Tiếng nói càng ngày càng gần, Thanh Lam lại còn nghe thấy tiếng chân người đi nữa. Chàng ngạc nhiên vô cùng, vì vừa rồi Bạch Mai múa kiếm nhảy lên chứ có phải là mình đâu? Chàng liền nghĩ thầm:

"Chẳng lẽ Phi Long Cửu Thiên cũng là thân pháp của phái Côn Luân hay sao?".

Chàng lại nghĩ tới tám thế kiếm pháp của Thiên Lý cô hành khách truyền thụ cho, lúc ấy chàng cũng cảm thấy hơi giống thế Càn Khôn Nhất Kiếm của mình, nên chàng nghĩ tiếp:

"Nếu Phi Long Cửu Thiên là thân pháp của phái Côn Luân thì chắc tám thế kiếm pháp kia cũng là kiếm pháp của Côn Luân chứ không sai? Như vậy, Thiên Lý cô hành khách thể nào cũng là người của phái Côn Luân, bằng không ông ta cũng có liên quan rất mật thiết với phái ấy" chàng nghĩ tới đấy bỗng hai mắt sáng ngời. Bạch Mai và Tiểu Hồng cũng đều mừng rỡ, thất thanh kêu ủa một tiếng.

Vì lúc ấy ba người mới biết bọn mình đã đi tới cạnh cửa trận rồi mà không biết lối ra. Đồng thời ba người lại còn thấy một ông già tóc đã hoa râm, mặt mũi thanh tao đang đứng ở phía đằng trước.

Ông già ấy không đợi chờ bọn Thanh Lam ba người lên tiếng đã chắp tay chào và nói trước:

Lão là Liễu Thanh Hà. Con gái lão là Giao Quỳnh hãy còn ít tuổi, không biết nếp tẻ gì cả, nên vừa rồi nó đã thất lễ với ba vị mong ba vị lượng thứ cho.

Nghe thấy đối phương tự nhận là Liễu Thanh Hà, Thanh Lam mừng thầm.

"Ông già này chả là Kiếm Sơn người mà chúng ta đang muốn kiếm là gì?" nghĩ đoạn, chàng vội đáp lễ và trả lời:

- Thế ra lão trượng là Kiếm Sơn đấy, tiểu sinh ngưỡng mộ đại danh đã lâu, đến nay mới hân hạnh được gặp.

Thấy Thanh Lam biết rõ biệt hiệu của mình, Thanh Hà cũng phải ngạc nhiên và hỏi lại:

- Lão ẩn cư ở đây mấy chục năm, chưa hề lai vãng với một nhân vật giang hồ nào, sao lại biết được rõ được như thế?

Nói tới đó, hình như sực nghĩ đến một việc gì, liền kêu " ồ" một tiếng, vừa cười vừa nói tiếp:

- Thiếu hiệp quý tính đại danh là gì? Lão chưa thỉnh giáo? Vừa rồi lão đi tới, thấy trong trận có kiếm khí bốc lên, và thấy xử dụng Long Phi Cửu Thiên thân pháp, vì vậy lão đoán chắc thiếu hiệp là cao túc của phái Côn Luân.

Thanh Lam vội đáp:

- Lão trượng quá khen đấy thôi, tiểu sinh Giang Thanh Lam, môn hạ của phái Không Động, vừa rồi lão trượng trông thấy thân pháp Long Phi Cửu Thiên ấy là của tiểu muội tiểu sinh xử dụng đấy.

Nói xong, chàng giới thiệu Bạch Mai với Tiểu Hồng hai người cho Kiếm Sơn.

Thanh Hà bỗng lộ vẻ tươi cười và nói tiếp:

- Lão ngưỡng mộ Không Không lão nhân đã lâu và Côn Luân lão thần tiên lại là ân nhân của lão. Ngày hôm nay lão được gặp quý vị Ở nơi đây thực là hân hạnh vô cùng.

Nói tới đó ông ta bỗng quay người lại quát con gái rằng:

- Quỳnh nhi, có mau lại đây xin lỗi ba vị không?

Giao Quynh đứng ở cạnh phía sau cha, tuy thấy cha bảo mình xin lỗi, nhưng nàng vẫn có vẻ không bằng lòng và nghĩ:

"Người ta bắt nạt mình, mình còn phải xin lỗi người, thế thì nghĩa lý gì?".

Nàng vừa nghĩ vừa bực mình, hai má đỏ bừng, nhưng nàng không dám cưỡng lời cha, đành phải tiến lên vái ba người một lại.

Thanh Lam vội ngăn và nói:

- Xin lão trượng không nên bắt cô nương làm như vậy. Câu chuyện vừa rồi hoàn toàn do sự hiểu lầm mà nên hết. Vả lại hai cô em gái của tiểu sinh cũng không nên không phải, vậy mong lão trượng đừng có trách cứ lệnh ái như thế.

Giao Quỳnh đưa mắt nhìn liếc nhìn chàng, và nghĩ thầm:

"Thế mới phải chứ, việc này là lỗi tự Ở nơi hai người em gái chàng trước".

Thanh Hà vội đáp:

- Tiểu nữ mồ côi mẹ từ hổi còn nhỏ, lão lại bận việc suốt ngày, nên nó mới hư quen đi rồi. Mong ba vị đừng có chê cười nhé.

Nói tới đó, ông ta nhìn lên trời và nói tiếp:

- Nơi đây cách tệ xá không xa lắm, mời thiếu hiệp cùng hai vị cô nương đến tệ xá xơi chén nước đã.

Vì chuyến đi này Thanh Lam định đi kiếm ông ta nên ông ta không mời, chàng cũng xin cầu kiến liền. Nay có cơ hội này, khi nào chàng chịu bỏ qua, vội đáp:

- Lão trượng đã có nhã y như vậy, tiểu sinh đâu dám khước từ.

Thanh Hà nghe nói càng mừng rỡ thêm, liền đi trước dẫn đường. Cả bọn bước ra khỏi thạch trân đi theo con đường núi tiến thẳng về phía trước. Một lát sau, đã vượt qua một ngọn núi và đã trông thấy một con suốt đang chảy róc rách, cạnh suối có một con đường đất nhỏ, chỗ tận cùng của con đường có mấy căn nhà lá, xung quanh nhà lá trồng mấy khóm trúc.

Liễu Thanh Hà dẫn mọi người đi vào trong nhà, còn Giao Quỳnh thì đi thẳng vào nhà trong.

Thanh Lam thấy phòng khách này bày biện rất giản dị, ngoài bàn ghế ra không có vật gì khác cả, nhưng quét dọn rất sạch sẽ.

Mọi người ngồi xuống xong. Giao Quỳnh đã bưng nước ra mời uống.

Bạch Mai với Tiểu Hồng hai người tuy hãy còn tính trẻ con, nhưng lúc này cũng đã nhận ra Giao Quỳnh khác Giao Cơ thực, nên hai người mới biết sự hiểu lầm này là do mình lỗ mãng mà nên.

Bạch Mai mặt đỏ bừng, gượng cười nhưng vẫn không dám lên tiếng nói. Còn Tiểu Hồng thì dù sao cũng già dặn hơn, nên nàng vội đứng dậy và khẽ nói:

- Cảm ơn chị, chỉ tại chị em chúng tôi lỗ mãng, nên mới có sự hiểu nhầm nhau vừa rồi, mong chị lượng thứ cho nhé.

Bạch Mai vội xen lời nói:

- Chị Giao Quỳnh này, thân pháp của chị thần diệu thực, Lam đại ca nói đó là Cửu Cung Bát Quái thân pháp có phải thế không chị?

Thấy hai nàng lên tiếng nói như vậy, Giao Quỳnh cũng nguôi cơn giận ngay, mặt cơ hồ thẹn liếc nhìn Thanh Lam một cái rồi mới khẽ đáp:

- Tài ba của hai chị còn cao siêu hơn em người, em... Phải, Giang thiếu hiệp nói rất đúng, thân pháp của em là do cha em căn cứ vào trận pháp Cửu Cung Bát Quái biến hóa thành, mỗi một cung của Cửu Cung đều có thể biến hóa thành Bát Quái, nên thân pháp ấy có bảy mươi hai thế tất cả, rồi từ một đến bảy mươi hai vòng quanh Cửu cung thành một cái vòng tròn, mỗi cái vòng tròn, mỗi cái vòng tròn lại có tám kiểu biến hóa, chỗ giáp giới lại có những bốn vòng, cộng tất cả lại là mười ba vòng. Nhưng có số ấy nhân lên với nhau, nên tổng số của nó là hai trăm chín mươi hai thế.

Nàng thao thao bất tuyệt nói như vậy, kể cho Bạch Mai nghe nhưng thực sự nàng có dụng ý nói cho Thanh Lam hay.

Nghe nàng nói xong, Thanh Lam mới vỡ nhẽ, vội cười và đỡ lời:

- Cao luận của cô nương khiến tiểu sinh sáng trí ra liền. Không ngờ Cửu Cung Bát Quái lại biến hóa thần diệu đến như thế. Thảo nào tiểu sinh bị vây ở trong trận nhất thời không sao lĩnh hội nổi.

Thanh Hà vừa cười vừa quát bảo Giao Quỳnh rằng:

- Quỳnh nhi, con mới học được một chút xíu mà dám ra khoe khoang như vậy, không sợ Giang thiếu hiệp cười cho hay sao?

Giao Quỳnh mặt đỏ bừng, nũng nịu đáp:

- Con không chịu đâu. Vừa rồi chị Mai hỏi, con trả lời chị ấy đấy, chứ có phải là con khoe khoang đâu mà cha cũng nói.

Thanh Hà lại nói tiếp:

- Muộn lắm rồi, chắc Giang thiếu hiệp với hai cô nương chưa ăn uống gì đâu, con có mau vào bếp làm cơm thiết khách không?

Giao Quỳnh còn quay đầu đáp:

- Con đã nhóm lửa rồi, thịt hổ khô với hươu khô không phải nấu nướng gì cả, chỉ cần thái nhỏ là ăn được ngay. Cha có khách tới, có người nói chuyện với cha, cha lại đuổi con vào nhà trong...

Nàng vừa đi vừa nói như thế, Thanh Hà nhìn theo sau lưng con gái rồi cười khì một tiếng, rồi quay đầu lại hỏi Thanh Lam tiếp:

- Giang thiếu hiệp ba vị Ở nơi xa tới Kiếm Môn không biết có công việc gì thế?

Thanh Lam không giấu giếm gì hết, bèn đem chuyện mình kết oán với Yến Sơn song kiệt, Bích Mục Thiền thừ tầm tù. Nữ đệ tử của phái Côn Luân là Hồng Tuyến cô nương tưởng lầm là bị Đường Thiên Sinh bắt cóc, nên mình đi theo dõi vào Tứ Xuyên này. Mình sợ đôi bên hiểu lầm nhau, nên mới vội đuổi theo. Không ngờ khi đi tới Ngưu Can Mã Phế giáp thì bị Thiên Sinh phái người đón đánh.

Sau đi tới Triều Vân Phong gặp thị tỳ của Băng Phách phu nhân, mới biết một nghĩa muội khác của mình là Lan Nhi trúng phải Ngũ Độc chưởng, phải có Hồng Hoàng châu mới giải độc được. Vì vậy mình mới đường đột tới đây để hỏi mượn Hồng Hoàng châu chữa nọc độc cho người nghĩa muội ấy. Khi tới tiền sơn thì vừa gặp Giao Quỳnh, hai nàng nghĩa muội của mình lại tưởng lầm nàng là Giao Cơ, nên mới có sự đấu với nhau như thế. Chàng nhất nhất kể hết cho ông già họ Liễu nghe.

Kiếm Sơn nghe Thanh Lam nói xong, liền thở dài một tiếng và đáp:

- Thiếu hiệp với hai vị cô nương cũng không phải người ngoài, lão chả cần giấu giếm làm chi. Sự thực Ngô Tấn Đình với Đường Thiên Sinh đều là đồng môn sư huynh của lão đấy.

Thanh Lam nghe nói giật mình kinh hãi, vội hỏi lại:

- Thế ra lão trượng cũng là người của Đường môn đấy à?

- Lão chính là đệ tử của Đường môn, nhưng Tây Xuyên Đường môn xưa nay vẫn khét tiếng thiên hạ với cách sử dụng chất độc đã hơn hai trăm năm rồi. Năm xưa, thủy tổ truyền lại một bộ Độc kinh và có viết lại hai câu di huấn, hai câu ấy là "Thống xuất bách độc, dĩ giải dân ách" chức chưởng môn đời nào cũng do đệ tử họ Đường đảm nhiệm. Đường môn tứ bảo đều trao cho người chưởng môn cai quản.

- Đường môn Tứ bảo nào?

Bạch Mai bỗng xen lời như thế.

Thanh Hà đáp:

- Đường môn Tứ bảo là Kinh, Bào, Châu, Can, Kinh là Độc Kinh, Bào là Độc Bào, Châu là Hồng Hoàng châu còn Can là cây trượng Lan can...

Bạch Mai có vẻ thất vọng hỏi tiếp:

- Theo lời lão bá bá nói thì hạt Hồng Hoàng châu vẫn ở trong tay Đường Thiên Sinh phải không?

Nàng một lòng nhớ nhung, vết thương bị Ngũ Độc chưởng đánh của Lan Nhi cần phải có Hồng Hoàng châu mới cứu chữa được, nên nàng thở dài một tiếng, nháy mắt với Thanh Lam một cái rồi hỏi chàng rằng:

- Chị Lan Nhi phải có Hồng Hoàng châu mới chữa khỏi, biết làm sao bây giờ đây hả đại ca?

Thanh Hà vừa cười vừa đỡ lời:

- Cô nương khỏi nóng lòng sốt ruột như thế vội, lời nói của lão đã xong đâu.

Bạch Mai thở dài hỏi tiếp:

- Thế lão bá bá có cách mượn được đấy à?

Thanh Hà đáp:

- Sau đó truyền đến tay Tiên tổ sư. Tiên tổ sư nhận thấy bốn báu vật cùng tập trung trong tay một người, nhỡ người đó là kẻ bất chính làm hại võ lầm thì lấy ai ra kiềm chế nổi. Cho nên tiên sư tổ mới lập lại một điều môn quy là ngoài cuốn Độc kinh với cây Trượng Lan Can là phải để cho người chưởng môn giữ, còn lại Độc Bào với Hồng Hoàng châu thì phải truyền cho hai người môn hạ khác để kiềm chế lẫn nhau. Nhưng hai người môn hạ ấy, trước khi sắp quy tiên thì phải đem hai vật báu ấy về trả cho sư môn để trao lại cho hai đệ tử đời dưới tiếp quản. Môn hạ của tiên sư chỉ có ba anh em sư huynh, sự đệ lão phu, nên đại sư huynh được quản lý cái áo Độc Bào, còn chưởng môn nhị sư huynh đương nhiên được giữ cuốn Độc kinh với chiếc gậy Lan Can, còn lão thì được giữ Hồng Hoàng châu, từ đó đến giờ.

Bạch Mai nghe thấy ông ta nói như thế liền thở hắt ra một cái rồi nói tiếp:

- Lão bá bá, Độc bào với cây trượng Lan Can là cái gì thế?

Thanh Hà ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:

- Hai thứ đó vốn dĩ là vật báu của bổn môn, không thể cho người ngoài biết rõ được, nhưng cô nương là môn hạ của Côn Luân lão thần tiên, nên lão có nói ra cũng không sao.

- Lão bá bá, cháu nàng ghe thấy bá bá nói hai vật ấy, cháu chắc là trò chơi gì rất thích thú, nên cháu mới hỏi như vậy. Nếu lão bá bá nhận thấy không tiện nói ra cho người ngoài hay thì xin lão bá bá đừng nói nữa.

- Cô nương thật là người nghĩa hiệp, bụng dạ lại quang mình lỗi lạc như vậy, cô nương đã hỏi tới, khi nào lão lại không nói cho cô nương hay. Cái áo Độc bào ấy dệt bằng tơ Thiên tằm,vào nước không ướt, vào lửa không cháy, bảo đao bảo kiếm chém không rách, vả lại bên trong lại có chất độc rất mạnh, người nào mặc nó phải luyện qua Ngũ Độc thần công mới có thể mặc được, nhất đấu đối địch, khí giới của đối phương chỉ khẽ đụng vào cái áo bào ấy một cái, chất độc trong áo sẽ truyền qua khí giới mà chạy vào trong người kẻ địch, bất cứ linh dược gì cũng không sao giải cứu được. Nếu người mặc nó có nội công tinh thâm, sẽ có thể sử dụng chân khí đả thương kẻ địch được. Vì cái áo bào ấy quá ác độc, tiên sư tổ đã ra một cấm lệ, là nếu không phải gặp kẻ thâm thù đại địch thì không được phép xử dụng đến nó. Cho nên người trên giang hồ ít ai biết tới chuyện này. Vả lại khi đã sử dụng tới kẻ địch thể nào cũng bị toi mạng ngay, như vậy không sợ người ngoài tiết lộ.

Thanh Lam nghe tới đây rùng mình một cái, thầm nghĩ:

"Thế ra Đường môn của Tứ Xuyên lại có thứ võ khí độc ác như vậy".

Tiểu Hồng sinh trưởng ở Bắc Hải, sư phụ của nàng võ công thông huyền, ngày thường vẫn nói cho nàng hay rất nhiều điển cố của võ lâm nhưng cái áo Độc bào này thì chưa hề nói tới cho nàng hay. Vì vậy nàng cũng lên tiếng hỏi:

- Thưa lão bá bá, Độc bào là một thứ trong Đường môn tứ bảo, đã lợi hại như vậy, còn Lan Can trượng là vật của người chưởng môn cất giữ chắc còn lợi hại hơn phải không?

Thanh Hà đáp:

- Cô nương đoán rất đúng, Lan Can vốn dĩ là một thứ cây cổ thuộc loại Sa Đường, nó trong và xanh biếc như ngọc Phỉ Thúy, đao kiếm thường sao chặt nổi nó. Vì trượng Lan Can là khí giới tùy thân của tiên sư tổ năm xưa, trên gậy có bôi một thứ thuốc mê, bất cứ người hay súc vật, hễ đứng đối diện nó là thấy thần trí mê man, chân tay tê tái, mất hết sức phản khách. Năm xưa tiên sư vào núi sâu hái thuốc hoàn toàn nhờ có chiếc gậy ấy mới bình yên vô sự.

Thanh Lam nghe nói tới đó, sự nghĩ đến khi ở Trường Hận Cốc khẩu, mình bị Đường Thiên Sinh làm cho mê man bất tỉnh mà không hay, đến giờ chàng mới biết mình đã bị Thiên Sinh dùng cây gậy trúc quét qua mặt một cái rồi mình mê man bất tỉnh ngay.

Nghĩ tới đó, chàng lại nghe thấy Bạch Mai lên tiếng hỏi lại:

- Lão bá bá vừa nói độc bào với trượng Lan Can lợi hại như vậy, chả lẽ trên thiên hạ không còn vật gì kìm chế được nói hay sao?
Tác giả : Giả Kim Dung
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại