Song Nữ Hiệp Hồng Y

Chương 4: Thanh lam thám trảo

Lúc ấy, các quan binh ở trên phu nghe thấy trong nọi trạch có báo động, liền kéo nhau vào. Chỉ trong chốc lát, đèn lồng và đuốc đã chiếu sáng choang cả Tiết Độ Sứ phủ, vườn hoa với nội trạch chỉ cách nhau có hai hàng rào tường nen bên ngoài rất ồn ào và bên trong lúc ấy, đang có bốn năm người đứng xếp hàng ngang. Người đứng giữa cao lớn vạm vỡ là một ông già tuổi chừng năm mươi, mặt mọc đầy râu, đang khoanh tay đứng yên, còn Thầy đồ Thư, à không Bát Túy Kiếm Khách Triển Nguyên Nhân thì đúng hơn, ông ta mặc cái áo dài trông rất nho nhã.

Người đứng đối diện với ông ta là một thiếu nữ mặc áo võ trang màu đen, tay cầm một thanh trường kiếm bóng nhoáng, người nàng trông rất mảnh khảnh. Thanh Lam mới thoáng trông đã đoán chắc nàng là con gái của Xuyên Liêm Yến Nhiếp Ngũ nương.

Thiếu nữ họ Liễu đang giơ kiếm chỉ vào Thầy đồ Thư và vẻ mặt đang hậm hực tức giận, đứng quá xa Thanh Lam không sao nghe được mấy người ấy nói những gì. Chàng lén rón rén tới gần.

Chàng nghe thấy Thầy đồ Thư lớn tiếng cười và nói:

- Liễu cô nương tới đây trả thù cho mẹ, lão phu khỏi phải nói nhiều làm chi. Mời Liễu cô nương cứ việc ra tay đi. Lão phu chỉ cần dùng có hai bàn tay không đấu thử xem võ nghe. của cao tục của Tam Nhơn Tỉ Ni đã được huấn luyện mười bẩy năm liền cao siêu như thế nào...

- Câm mồm. Lão tặc tưởng cô nương thắng không nổi ngươi hay sao?

Thiếu nữ áo đen nói xong liền thét lớn một tiếng và đang định nhẩy xổ lại tấn công thầy đồ Thư thì Thanh Lam đã quát lớn:

- Hãy khoan đã.

Chàng nhảy ngay vào trong đấu trường.

Thiếu nữ nọ không ngờ lại có người bỗng quát lớn như vậy, nàng liền ngẩn người ra, vội lui về phía sau nửa bước.

Thầy đồ Thư cau mày lại khẽ quát bảo Thanh Lam rằng:

- Thanh Lam, Việc này không liên can gì đến cậu. Cậu về phòng đi nghỉ đi.

Thanh Lam vội đáp:

- Thưa thầy, cô ta chỉ là một cô bé mười bảy tuổi, làm sao đấu với thầy được ? Xin thầy cho đệ tử thay mặt và cũng là để cho đệ tử được thử thách một phen.

Nói xong chàng tiến lên quát bảo thiếu nữ áo đen tiếp:

- Lại đây, Liễu cô nương. Cô dám gửi thư thách đấu như vậy, đủ biết không phải là tầm thường. Vậy để tiểu sinh hãy lãnh giáo cô nương vài hiệp xem sao.

- Nói xong chàng cởi luôn áo dài và rút thanh trường kiếm ra, động tác của chàng nhanh khôn tả. Chàng thấy thiếu nữ đứng sững ra đó trông rất xinh đẹp, mà thiếu nữ thấy chàng anh tuấn như vậy cũng phải ngẩn người ra. Hai người bốn mắt nhìn nhau, rồi thiếu nữ không biết là hổ thẹn hay tức giận, chỉ thấy hai má nàng đỏ bừng.

Đột nhiên, nàng trợn ngược đôi lông mày lên, mặt lộ vẻ sát khí, và quát lớn:

- Tiểu tặc. Đây là ngươi tự mang cái chết vào người, không được oán trách gì cô nương nhé?

Tiếng nói của nàng thánh thót như tiếng chim hoàng oanh hót, nghe rất bùi tai. Nàng chưa nói dứt, đã múa tít thanh trường kiếm xông lại tấn công luôn.

Mới gặp cường địch lần đầu, Thanh Lam cũng phải rùng mình lui về phía sau nửa bước, mũi kiếm đưa lên trời, chưa kịp giở kiếm pháp ra thì kiếm của ly đã như vũ bão tấn công tới.

Thấy thế công của đối thủ vừa nhanh vừa lợi hại, Thanh Lam lần đầu tiên đối địch với người, chưa chi đã để cho đối phương chiếm mất lợi thế. Chàng chi thấy một làn bóng kiếm xanh rì nhằm người mình úp chụp xuống. Người trẻ tuổi ai mà chả ưa sĩ diện, huống hồ trước mặt đông đảo như vậy, thì khi nào chàng lại chịu trận để thua một thiếu nữ ít tuổi như thế. Chàng tức giận vô cùng, không lùi thì thôi, trái lại còn tiến lên, giơ ngang trường kiếm, giở thế "Vân Phong Ngũ Ngục" ( Mây phong toa? trăm ngọn núi) để gạt kiếm của đối phương sang bên.

Ngờ đâu Liễu Kỳ uốn lưng né người và giở thế "Xuyên Vân Trạch Tinh" ( xuyên qua mây hái sao) nhằm yếu huyệt ở trước ngực Thanh Lam mà đâm luôn. Thế công của nàng vừa nhanh vừa đột nhiên thật lợi hại khôn tả.

Thanh Lam vẫn không chịu lui về phía sau tránh né, chỉ thót ngực và bụng lại tránh khỏi lưỡi kiếm của đối phương rồi chàng đột nhiên xoay ngang thanh kiếm hoá thành thế "Ngọc Long Hồi Toàn" ( rồng ngọc lượn vòng) mà đâm ngang vào người của đối thủ.

Liễu Kỳ vẫn không thay đổi thế kiếm, chỉ hất cổ tay một cái, mũi kiếm của nàng bỗng hất lên đâm thẳng vào yết hầu của Thanh Lam rồi mà thấy chàng vẫn không chịu lui bước, chỉ thấy chàng quát lơn một tiếng, xoay thế kiếm thành thế "Phượng Hoàng điểm đầu" ( chim phượng hoàng gật đầu) mũi kiếm của chàng đạp mạnh vào mũi kiếm của đối phương một cái.

Lúc ấy hai người đã đến gần nhau, đôi bên cách nhau không đầy ba thước, chàng giở thế kiếm này ra thật là ứng biến thần tốc, mũi kiếm của đôi bên và đụng liền lêu lên một tiếng "coong".

Tuy Liễu Kỳ được Thẩm Sư thái nuôi nấng, dạy bảo từ nhỏ, và đã truyền thụ hết tài ba cho nàng rồi, nhưng dù sao nàng vẫn là phận gái, nội lực vẫn yếu ớt hơn. Đồng thời Thanh Lam lại giở lực ra tấn công và tiếng quát lại lớn khôn tả, nên khi kiếm của hai người vừa va đụng nhau một cái, nàng đã cảm thấy cánh tay tê tái trường kiếm bị hất sang bên. Vì chàng dùng quá sức, nên khi gạt được kiếm của đối phương sang bên một cái, người chàng đã mất thăng bằng loạng choạng đâm bổ về phía trước. Hai người cách nhanh không đầy hai thước, mà chàng lại không nhớ đối phương là nam hay nữ nữa, đã vội giơ tay trái ra chộp vào ngực nàng luôn. Tay của chàng va đụng một vật gì vừa tròn vừa mềm và có tính chất đàn hồi, chỉ nghe thấy kêu "ái" một tiếng, hai người đã nhảy lui về phía sau tức thì.

Liễu Kỳ mặt đỏ bừng, trợn đôi lông mày lên, tức giận khôn tả, Thanh Lam cũng hổ thẹn đến đỏ bừng mặt, chân tay cuống quít, ngượng nghịu khôn tả. Chàng biết bộ ngực của một tiếng rất quí báu, khi nào chịu để cho người ngoài đụng chạm phải.

Liễu Kỳ vừa hổ thẹn vừa tức giận, không sao chịu nhịn được, liền quát lớn:

- Cuồng đồ, hãy coi kiếm của bổn cô nương.

Nàng vừa quát bảo, vừa múa kiếm xông lại tấn công như vũ bão.

Lần này nàng đã liều chết xông lên, hai hàm răng nghiến kêu "cồm cộp" và dở hết tài ba tuyệt học ra tấn công Thanh Lam tới tấp. Thế kiếm nào của nàng cũng nhằm nơi yếu hiểm của chàng mà đâm tới, quả thật lợi hại khôn tả.

Thanh Lam lỡ tay một cái, muốn giải thích cho đối phương hay là mình vô tâm, nhưng làm sao mà nói lên lời được, vì vậy chàng càng hổ thẹn càng khó nghĩ thêm. Trong lúc chàng đang suy nghĩ thì Liễu Kỳ đã tấn công như vũ bão rồi. Chàng bỗng giựt mình kinh hãi bụng bảo dạ rằng; "Ta được Thầy đồ Thư khổ công dạy bảo năm năm, trận đấu ngày hôm nay liên can đến tên tuổi của cả một đời mình vậy ta phải cẩn thận mới được" Nghĩ tới đó, chàng phấn chấn ngay.

Lúc ấy, kiếm của Liễu Kỳ vừa đâm tới gần, chỉ nghe thấy tiếng kêu "loong coong", chàng đã giở thế kiếm pháp ra phản công tới tấp.

Chỉ trong nháy mắt, chàng không những không đỡ được những thế công của Liễu Kỳ mà lại còn phản công lại là đằng khác.

"Thông thiên kiếm pháp" của chàng lợi hại khôn tả, chỉ trong nháy mắt đã tấn công luôn bảy tám thế. Bắt buộc Liễu Kỳ cũng phải giở mấy thế tuyệt kỹ của "Chung Nam kiếm pháp" ra đối địch.

Kiếm pháp của hai người kỳ ảo và nhanh khôn tả. Mỗi người có một sở trường riêng nên càng đấu càng nhanh, chỉ trong nháy mắt đã đấu được ba mươi hiệp. Thật là kẻ tám lạng người nửa cân, không ai được ai thua cả.

Liễu Kỳ thấy mình khổ công luyện bấy nhiêu năm, muốn giết chết kẻ thù để trả thù cho mẹ, ngờ đâu đến môn hạ đệ tử của kẻ thù mà mình còn thắng không nổi, nên nàng rầu rĩ vô cùng, nước mắt nhỏ ròng, mặt lộ sát khí, xoay người một cái tựa như hồ điệp xuyên hoa, lượn một vòng về phía sau Thanh Lam, trường kiếm của nàng nhằm lưng chàng đâm luôn.

Thanh Lam vì đấu mãi không thắng được đối thủ, đột nhiên rú lên một tiếng, xoay người một vòng... tay múa tít, trông như bảy tám cái cánh tay cùng múa trường kiếm một lúc nhằm các nơi yếu huyệt của Liễu Kỳ đâm tới. Đó là "Truy Hồn Bát kiếm' tám thế cuối cùng của "Thông Thiên Kiếm Pháp" lợi hại khôn tả.

Hai người cùng ra tay phát động thế công một lúc, một người chạy quanh một người giở tám cánh tay ra tấn công, cả hai pho kiếm pháp đều có động tác nhanh cả.

Liễu Kỳ xoay nhanh người như vậy là muốn thừa cơ tấn công, không ngờ đối phương lại còn nhanh hơn, bóng kiếm của địch như ở tám mặt bốn phương tấn công mình trước. Tha hồ nàng xoay người về phía nào, phía đó cũng có bảy tám thanh kiếm đâm tới. Nàng theo học Tam Nhơn Tỉ Ni từ hồi còn nhỏ tất nhiên phải biết "Truy Hồn Bát Kiếm" của kẻ địch như thế nào. Đồng thời, Thẩm sư thái còn bảo cho nàng biết một người làm gì có bảy tám cánh tay như vậy, đó chỉ là vì kiếm pháp của đối phương quá nhanh, nên đã làm cho mình tưởng vậy thôi.

"Truy Hồn bát kiếm' tuy kỳ ảo khôn lường, nếu muốn đối phó kiếm pháp ấy thì phải trầm tĩnh ứng biến, đừng có bị những ảo hình của đối phương làm cho mình cuống quít.

Nguyên lý của nó như thế, nhưng muốn phân biệt rõ kiếm nào là kiếm thật, kiếm nào là kiếm hư có phải là chuyện dễ đâu? Huống hồ "Truy Hồn Bát Kiếm" biến hoá thần tốc, có khi rõ ràng trông là ảo ảnh, nhưng khi đâm tới, nó lại là kiếm thực.

Liễu Kỳ quay luôn mấy phương hướng vẫn bị "Truy Hồn Bát Kiếm" của Thanh Lam dồn cho cuống quít.

Thanh Lam thấy đối phương bị lép vè, chàng càng phấn chấn thêm, mồm quát lớn một tiếng, càng tấn công nhanh và mạnh thêm.

Liễu Kỳ muốn giơ kiếm lên chống đỡ, nhưng bị bảy tám thanh kiếm tấn công một lúc như vậy nên nàng không biết chống đỡ thanh kiếm nào cho phải. Nàng cả kinh, cứ lui về phía sau lia lịa để tránh né thôi.

Tuy kinh nghiệm đối địch của Thanh Lam hãy còn non nớt, nhưng lúc mới dạy kiếm, Thầy đồ Thư đã sớm giải thích cho chàng hay rồi. Khi nào giở "Truy Hồn Bát Kiếm" ra, đối phương không sao chống đỡ được, thì kẻ địch chỉ có một cách là lui về phía bên phải tránh thế kiếm của mình thôi, cho nên Thanh Lam cứ dồn Liễu Kỳ về phía bên trái như bóng theo hình vậy. Lúc ấy tám mũi kiếm của chàng hoá thành mộtđiểm như sao bạc, nhằm trán Liễu Kỳ đâm tới chỉ còn cách một tấc nữa là đâm trúng.

Liễu Kỳ thấy sợ hãi đến biến sắc mặt, người vẫn còn lui một bước, mũi kiếm của chàng lúc nào cũng chỉ cách nàng có một tấc thôi.

Sự đột biến quá nhnh, tuy trong đấu trường có nhiều cao thủ, nhưng dưới tình thế đó, không một ai đủ tài cứu Liễu Kỳ thoát nạn. Nếu người nào ra tay cứu Thanh Lam chỉ đâm mạnh một cái là Liễu Kỳ bị giết chết ngay.

- Thanh Lam.

Thầy đồ Thư vừa lên tiếng kêu gọi, Liễu Kỳ đang lùi nghe thấy Thầy đồ Thư nói như vậy liền ngừng chân lại, nhắm mắt lại với giọng run run nói:

- Tiểu tặc, ngươi giết ta đi.

Thanh Lam thấy vậy, giật mình kinh hãi, vội buông tay xuống lớn tiếng nói:

- Năm xưa, lệnh đường với thầy đồ Triển, ông ta chỉ dùng kiếm đâm vào cánh tay phải của lệnh đường thôi. Như vậy không phải là ông ta giết chết lệnh đường. Rồi ông ta phải thayđổi tên họ, ẩn tích mười bảy năm trời, chỉ vì phái Tần Lãnh với phái Không Động liên can rất mật thiết, nên ông ta không muốn vì thế mà thù hằn với nhau. Mong cô nương nên nghĩ kỹ đi thì hơn.

Nói xong chàng quay mình đi luôn. Liễu Kỳ bỗng đánh rơi thanh kiếm xuống đất kêu "coong" một tiếng, rồi giơ tay lên bịt mặt ngồi phệt xuống đất, nức nở khóc...

- Hừ, hừ, tiểu tử. Ngươi có tài ba gì mà lại làm bộ làm tịch đòi dạy bảo người như thế? Lại đây, hãy tiếp mấy thế kiếm của lão phu thử xem.

Bỗng có tiếng nói kêu như chuông vọng tới. Một ông già râu sồm đã phi thân tới trước mặt Thanh Lam. Thân pháp của ông ta nhanh khôn tả, khiến Thanh Lam cũng phải giật mình kinh hãi.

- Hà, hà Công Tôn huynh tiếng tăm lừng lẫy võ lâm như vậy, chấp trách một hậu sinh tiểu bối như thế làm chi?

Ông già râu sồm vừa nhảy tới gần thì Thầy đồ Thư tức Bát Túy Kiếm Khách thiếu nữn cũng nhảy tới trước mặt Thanh Lam, rồi quay đầu lại vừa cười vừa nói tiếp:

- Thanh Lam, vị này là Công Tôn Vô Kỵ, lão tiền bối của phái Tần Lãnh đấy. Người chốn giang hồ vẫn gọi ông ta là Độc Giác Tú, con mau lên vái chào đi.

Thanh Lam đột nhiên nghĩ tới ông già râu tóc bạc phơ có nói tới cải tên Độc Giác Tú và dặn mình rằng "Tiểu tử, đêm ngày mốt, ngươi phải đấu Độc Giác Tú đấy. Với võ công này của ngươi chỉ có cắt tiết chó thì được, chứ địch sao nổi được. Cho nên ta phải truyền thụ một thế "Càn Khôn Nhất kiếm" của ta cho ngươi" Thanh Lam đang ngẩn người ra suy nghĩ thì Công Tôn Vô Kỵ đã cười nhạt và nói:

- Triển Nguyên Nhân, ngươi còn biết trong võ lâm có phái Tần Lãnh ư? Mười bảy năm trước, ngươi giết chết cha mẹ của Kỳ Nhi, lại còn nói là vì thương bạn. Việc này bọn già chúng ta không thèm can thiệp tới làm chi, nên để cho đồ đệ của tiểu sư muội đích tay đòi món nợ máu của ngươi. Không ngờ một tháng trước đây ngươi lại thị lớn bắt nạt bé, giết chết Tống Thời. Chẳng lẽ ngươi lại không biết chúng là môn hạ của ta hay sao?

Phái Tần Lãnh với phái Không Động đã kết thù, kết oán với nhau rồi. Ta, Công Tôn Vô Kỵ tới đây là để lấy đầu của ngươi. Còn tiểu tử này cũng phải đền mạng cho đồ đệ của ta.

Thầy đồ Thư nghe thấy Công Tôn Vô Kỵ nói như vậy biến sắc, hai mắt lộ hung quang, lớn tiếng cười và đáp:

- Hà hà... Công Tôn lão ca, bạn tưởng Triển Nguyên Nhân này là kẻ sợ sệt hay sao? Mười bảy năm trước đây lão phu chưa hề giết chết Liễu thị. Ngoài ra, những người bị lão phu giết chết đều là những kẻ có tội ác tày trời. Lúc ấy, ta thừa lệnh chỉ của người chưởng muôn giữ hoà khí cho hai môn phái và cũng muốn giữ sĩ diện cho phái Tần Lãnh nữa, ta mới thay dổi tên họ, lui ra ngoài giang hồ ẩn núp nơi đây. Mười bảy năm nay, ta vẫn không làm gì với người của phái Tần Lãnh hết. Còn Dạ Du Thần Thống Thời nối giáo cho giặc, đêm hôm xông vào Tiết Độ Sứ phủ. Y vào đây làm gì, chắc bạn Công Tôn còn biết rõ hơn lão phu nhiều. Còn cậu Thanh Lam đây là cháu họ của Tiết Độ Sứ. Cậu ấy theo lão phu luyện kiếm, chứ không phải là môn hạ chính thức của thiếu nữn. Sao bạn Công Tôn lại vơ đũa cả nắm như thế? Huống hồ muốn lấy đầu của Triển Nguyên Nhân này cũng không phải là chuyện dễ. Với tài ba của bạ Công Tôn làm sao mà lấy nổi?

Công Tôn Vô Kỵ nghe thấy Thầy đồ Thư nói xong, liền quát lớn:

Lão phu không cần biết tiểu tử họ Tiết này là ai cả, cứ biết già trẻ hai người đừng có mong sống tới sáng ngày mai, thiếu nữn ngươi lại đây xem ai hơn ai kém nào?

Thầy đồ Thư không sao nén nổi lửa giận, liền biến sắc mặt, ngửng đầu lên trên trời cười ha hả một hồi. Tiếng cười của ông ta khiến những người có mặt tại đó đều cảm thấy váng tai nhức óc.

Cười xong, Thầy đồ Thư thò tay vào dưới áo rút một thanh trường kiếm ra, ánh sáng kiếm làm loé mắt mọi người, ông ta còn dùng tay búng như tiếng rồng gừ vậy.

Tiếp theo đó, ông ta ngắm nhìn thanh kiếm lẩm bẩm, tự nói:

- Mười bẩy năm rồi, lão phu chưa hề xử dụng tới thanh trường kiếm này, không ngờ ngày hôm nay lại phải đem nó ra dùng.

Lời nói của ông ta rất đau đớn, nói xong ông ta đưa mắt nhìn Công Tôn Vô Kỵ, rồi lạnh lùng đáp:

- Thôi được, nếu Công Tôn lão ca muốn như vậy thì xin lão ca ra tay tấn công đi.

- Thưa thầy, hãy khoan đã.

Thanh Lam vừa nói vừa nhẩy ra đưa mắt nhìn Công Tôn Vô Kỵ và nói tiếp:

- Thưa thầy cắt tiết gà khỏi cần dao mổ bò. Xin thầy cho phép đệ tử đỡ tay trước.

Công Tôn Vô Kỵ là đệ tử thứ mười ba của Thiên si thượng nhân, một cao thủ nổi tiếng là đệ nhất của cao thủ võ lâm, và cũng là sư huynh của Nhiếp Ngũ Nương, mẹ của Liễu Kỳ. Ngay Thầy đồ Thư cũng chưa dám tự tin thắng nổi đối phương huống hồ Thanh Lam một thiếu niên mới học võ, mồm còn chưa hết hôi sữa mà cũng dám nói "chọc tiết gà không phải dùng dao mổ bò như vậy" Vì vậy, Thầy đồ Thư kinh hãi vô cùng, vội trầm giọng quát bảo:

- Thanh Lam, cậu có rút lui ngay không ?

- Thưa thầy không sao cả. Nếu khi nào đệ tử địch không nổi, lúc ấy thầy hãy ra tay cũng chưa muộn.

Thanh Lam thay đổi hẳn thái độ, không lễ phép và sợ sệt như trước nữa. Trái lại, chàng không rút lui lại còng múa kiếm tiến lên, quát bảo Công Tôn Vô Kỵ rằng:

- Độc Giác Tú (con thú một sừng, biệt hiệu của y) lại đây để công tử này lãnh giáo những thế võ cao siêu của ngươi xem sao.

Vô Kỵ thấy thái độ của Thanh Lam ngông cuồng như vậy tức giận khôn tả, liền cười khanh khách một hồi, rồi đáp:

- Đồ công tử bột, mới học được của Triển Nguyên Nhân mấy thế kiếm quèn mà đã làm bộ làm tịch như thế rồi. Thực ngươi không biết trời cao đất rộng là gì cả.

Lúc ấy, phía sau Công Tôn Vô Kỵ bỗng có một thư sinh tuổi trạc trung niên thủng thẳng bước ra, vái chào Vô Kỵ rồi nói:

- Một hậu sinh tiểu tử tầm thường kia, có nghĩa lý gì đâu. Xin cho phép tiểu sinh đưa y về dưới âm, chứ tiên sinh đấu với y chỉ bẩn tay thôi.

Vô Kỵ xua tay, đáp:

- Bạch huynh hãy khoan. Nguyên Nhân đã giết chết tiểu đồ Tống Thời, lão phu phải đích tay diệt trừ tiểu tử để trả nợ.

Văn sĩ trung niên kêu "ồ" một tiếng, rồi nói tiếp:

- Ra là thế đấy. Hậu sinh không biết truyện.

Nói xong, y lại lắc la lắc lư thủng thẳng đi về phía sau, đứng ở chỗ cũ. Vô Kỵ liền giơ kiếm lên, lạnh lùng bảo Thanh Lam tiếp:

- Tiểu tử, hãy ra tay đi. Còn đứng đấy làm chi?

Thanh Lam giơ trường kiếm lên, quát lớn:

- Nếu vậy bổn công tử xin thất lễ trước.

Nói xong, chàng múa kiếm nhằm yếu huyệt và hai bên bả vai của Vô Kỵ tấn công luôn.

Vô Kỵ thấy đối phương là một công tử bột, không coi chàng ta vào đâu cả, cười nhạo, giơ kiếm lên phất một cái, gạt kiếm thế của chàng, Thanh Lam đã cảm thấy cánh tay tê tái, kiếm suýt rời khỏi tay, trong lòng cả kinh, vội lui về phía sau hai bước.

Ngờ đâu, chàng vừa lui bước thì Vô Kỵ đã tiến lên luôn. Chàng càng kinh hãi thêm, vội giở thế "Thần Long bái vỹ" ( Rồng thần quẫy đuôi) ra chém ngang vào người địch thủ một nhát. Chàng xử dụng thế kiếm này rất thần kỳ, vì vừa lui tránh mà vừa tấn công địch được.

Nhưng nội, ngoại công của Độc Giác Tú hơn chàng nhiều.

Y chỉ khẽ gạt kiếm một cái, kiếm của chàng lại bị hất sang bên.

Chàng còn bị đẩy lui về phía sau ba bước, loạng choạng như suýt ngã.

Thanh Lam bị đẩy lui hai lần và còn thấy đối phương cười chế nhạo mình tức giận vô cùng, liền giở "Thông Thiên kiếm pháp" ra tấn công tới tấp. Thanh kiếm của chàng như một con quái xà, nhanh nhẹn vô cùng và không kém lợi hại, nên địch thủ cũng không dám coi thường.
Tác giả : Giả Kim Dung
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại