Size 12 Không Phải Là Mập
Chương 3
“Em bảo anh rằng em không thể
Nhưng anh dường như chẳng quan tâm.
Em bảo anh rằng em sẽ không
Như thể em còn không có mặt
Em không thể đợi chờ mãi mãi,
Em sẽ không đợi chờ mãi mãi.
Anh yêu ạ, bây giờ hoặc không bao giờ,
Hãy nói rằng anh yêu em
Hoặc, hãy để em đi."
Em không thể
Trình bày: Heather Wells
Sáng tác: O’Brien/Henke
Album: Sugar Rush
Cartwright Records
***********
May mắn thay tôi được miễn trả lời câu bình luận cùa bà Allington về trọng lượng cơ thể mình, vì rằng ngay lúc đó, sếp tôi, Rachel Walcott, hối hả đi đến, đôi giày da hàng hiệu gõ lộp cộp trên mặt đá hoa cương của khu tiền sảnh.
“Heather," Rachel nói khi nhìn thấy tôi. “Cảm ơn cô rất nhiều vì đã đến." Trông Rachel quả là có vẻ vui mừng khi thấy tôi ở đây thật, điều này làm tôi thấy vui vui. Thì đấy, vui vì người ta cần đến mình, dù mình chỉ đáng giá có 23.500 đô 1 năm.
“Chắc chắn rồi," tôi nói. “Tôi rất tiếc. Cô bé… ý tôi là…có phải một người mà chúng ta quen không?"
Nhưng Rachel chỉ lườm tôi một cái cảnh báo, kiểu như “Đừng có lôi chuyện gia đình ra nói trước mặt người lạ." Người lại ở đây bao gồm bà Allington và Magda; nhân viên căn tin không phải là nhân viên khu cư trú, và mấy bà vợ của các vị chủ tịch trường đại học thì đích thị không phải người nhà. Rồi chị ta quay sang bà Allington.
“Chào buổi sáng, bà Allington." Rachel gần như gào lên, cứ như thể đang nói với người già, mặc dù bà Allington chưa thể hơn 60 được. “Tôi rất tiếc vì chuyện này. Bà không sao chứ?"
Bà Allington còn lâu mới không sao ấy, nhưng – ngay cả khi đang rất cáu vì cái nhận xét gầy béo kia – tôi cũng không phun ra câu này. Dù sao đấy cũng là vợ ngài chủ tịch.
Thay vào đó, tôi chỉ nói, “Bà Allington không được khoẻ cho lắm."
Đi kèm với lời tuyên bố trên là một cái nháy ra hồn về phái chậu cây mà bà vừa phun vào, hy vọng Rachel hiểu ý. Bọn tôi chưa làm việc cùng nhau lâu đến mức có thể hiểu ý nhau ngay – Rachel với tôi ấy. Chị ta chỉ mới được nhận vào một hay hai tuần trước tôi để thay viên quản lý vừa thôi việc ngay sau khi Justine bị đuổi – chẳng phải vì đồng cảm với Justine hay gì đâu. Viên quản lý kia nghỉ việc vì chồng chị ta nhận làm kiểm lâm ở Oregon.
Biết rồi. Chồng làm kiểm lâm. Hừm. Gặp tôi, tôi cũng bỏ việc theo ông ta luôn.
Mặc dù chỉ mới bắt đầu vào vị trí quản lý Fischer Hall nhưng thật ra Rachel chẳng lạ lẫm gì lĩmj vực giáo dục bậc cao (người ta vẫn thường gọi những chuyên gia tư vấn không tham gia giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng như vậy đấy, ít ra đó cũng là những gì tôi đọc được trong mớ hồ sơ của Justine). Khu kí túc trước kia – ý tôi là khu cư trú – mà Rachel, tốt nghiệp trường Yale, điều hành là Earlcrest College ở Richmond, bang Indiana.
Rachel bảo với tôi rằng đến New York từ một nơi như Richmond, nơi mà buổi tối chả cần phải khoá cửa nhà, đối với chị ta quả là một cú sốc văn hoá khá nặng. Nhưng theo như tôi thấy, Rachel hoàn toàn không phài chịu thiệt thòi lâu dài gì mấy vì vụ thôi việc ở trung tâm Hoosier kia. Chị ta có hẳn một tủ quần áo mà bất cứ một phụ nữ văn phòng nào ở New York cũng vui lòng nhận là của mình, đầy những Armani với cả Manolos; so với mức lương của chị ta (không nhỉn hơn tôi là mấy, vì các quản lý đã được cho một căn hộ miễn phí trong toà nhà như một phần thu nhập rồi) thì đấy quả là một thành tựu lớn lao. Việc cần mẫn tham dự các buổi bán quần áo thiết kế mẫu giúp cho Rachel nhanh chóng trở thành đầu tàu về thời trang. Và việc chấp hành nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng Zone cùng với mỗi ngày 2 tiếng thể dục đã giúp cho Rachel luôn ở mức size 2, cho phép chị ta mặc vừa tất cả những bộ đồ do các người mẫu thải ra.
Rachel nói nếu tôi thôi không ăn quá nhiều tinh bột như bây giờ và tập mỗi ngày nửa tiếng trên máy tập StairMaster, tôi có thể sễ dàng trở về sixe 8 thật sự. Và việc này thật ra đối với tôi cũng chẳng khó khăn gì, bởi tôi được tập miễn phí tại phòng tập đa năng của trường như một phần trong các phúc lợi được hưởng.
Có điều tôi đã thử đến phòng thể dục đa năng của trường rồi, và bị một mẻ hết vía. Ở đó có mấy đứa con gái gầy đét gầy đơ, cứ vun loạn những cánh tay như mấy que củi trong các lớp aerobic rồi yoga nọ kia. Tôi nói thật, có ngày mấy cái que đó thể nào cũng chọc lòi mắt con người ta ra chứ chả chơi.
Hơn nữa, nếu tôi giảm đủ cân, Rachel nói, tôi hoàn toàn có thể kiếm được một gã bạn trai hấp dẫn, giống như chị ta đang dự trù ngay khi kiếm được một gã trong Làng không gay, đầy đủ râu tóc, và kiếm được ít nhất 100.000 đô là một năm.
Nhưng làm sao người ta có thể thôi không ăn mì vừng lạnh nữa hả trời? Ngay cả khi là vì một gã kiếm được 100.000 đô một năm.
Với cả....ừm, như tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở Rachel, size 12 đâu có béo. Đấy là size trung bình của phụ nữ Mỹ. Nhé nhé! Và có cả đống người trong số chúng tôi (những người size 12) vẫn có bạn trai như thường, cảm ơn bà con.
Ừ thì tôi không có bạn trai, nhưng đầy đứa cỡ tôi, thậm chí béo hơn, vẫn có đấy thôi.
Tuy nhiên, dù Rachel và tôi có những ưu tiên khác nhau - chị ta muốn có bạn trai; còn tôi chỉ cần một cái bằng cử nhân, tại thời điểm này - và có thể bất đồng trong quan niệm thành phần một bữa ăn gồm những gì - chị ta: xà lách, không nước sốt; tôi: thịt băm viên. thêm sốt vừng, bánh mì lát khai vị và có thể là một cái bánh kẹp kem tráng miệng - chúng tôi vẫn khá hoà thuận, tôi nghĩ vậy. Ý tôi là dù sao thì Rachel có vẻ như đã hiểu về cái nhìn mà tôi vừa bắn cho về bà Allington.
"Bà Allington," Rachel nói. "Chúng tôi đưa bà về nhà nhé? Tôi sẽ đưa bà lên. Thế có được không, thưa bà?"
Bà Allington yếu ớt gật đầu, có vẻ như hứng thú của bà về chuyện tôi thay đổi công việc đã bị lãng quên. Rachel xốc lấy tay vợ ngài chủ tịch trong khi bác Pete, nãy giờ vẫn lảng vảng gần đấy, giữ chân một đám lính cứu hoả để nhường đường cho Rachel và bà A. vào cái thang máy mà người ta đã mở lại để dành riêng cho bà. Tôi không thể không lo lắng liếc vào bên trong thang máy khi cửa mở. Nhỡ có máu thì sao? Tôi biết là họ nói tìm thấy xác cô gái ở đáy giếng thang, nhưng nhỡ đâu có một phần nào đó còn sót lại trong thang máy thì sao?
Nhưng tôi chẳng thấy tí máu nào cả. Trông nó vẫn như cũ, ván ép giả gỗ sồi cùng với lớp viền bằng đồng, và hàng trăm sinh viên đã dùng cạnh chìa khoá phòng khắc tên của mình lên đó.
Khi cửa thang máy đóng lại, tôi nghe bà Allington nói, rất khẽ "Lũ chim!"
"Chúa ơi!" Magda nói khi chúng tôi chăm chăm nhìn những con số phía trên cửa nhá lên trong lúc thang máy di chuyển lên tầng mái. "Hy vọng bà ta sẽ không nôn thêm trận nữa ở trong ấy."
"Thật ấy chứ!" tôi đồng ý. Nếu điều đó mà xảy ra thì hành trình lên 20 tầng thang máy sẽ trở nên vô cùng tồi tệ.
Magda rùng mình như thể vừa nghĩ đến một điều gì đó rất khó chịu - chắc là vụ nôn mửa của bà A. - và nhìn xung quanh. "Yên ắng quá," chị nói, rồi vòng tay ôm lấy thân mình. "Từ hồi các ngôi sao nhỏ chuyển vào đây sống, chưa bao giờ mọi thứ lại yên ắng thế này."
Magda nói đúng. Với một toà nhà lúc nào cũng chật ních những người trẻ tuổi như nơi đây - 700, hầu hết vẫn trong tuổi vị thành niên - thì tiền sảnh lúc này quả là vắng vẻ một cách kì lạ. Chẳng thấy ai than vãn rằng sinh viên giúp việc phải mất quá nhiều thời gian để phân loại thư (khoảng 7 tiếng, tôi nghe nói Justine có thể khiến bọn chúng làm việc này chỉ trong vòng 2 tiếng. Đôi khi tôi tự hỏi không biết Justine có áp-phe gì với quỷ Satan không); chẳng thấy ai phàn nàn về chuyện máy cái máy đổi tiền ở phòng chơi game bị hỏng; chẳng thấy ai đi giày trượt trên nền đá hoa cương; và chẳng thấy ai cự nự với bác Pete về việc khách đến thăm phải đăng kí.
Chẳng phải là không có ai ở đó. Toàn bộ khu tiền sảnh đang nháo nhào lên ấy chứ. Cảnh sát, lính cứu hoả, nhân viên trường, bảo vệ mặc đồng phục xanh, và một đám sinh viên - toàn là trợ lý khu cư trú - đang lượn lờ quanh cái sảnh làm từ gỗ sồi và đá hoa cương, ai nấy mặt mày đều tỏ ra vô cùng nghiêm trọng...
.... nhưng yên ắng. Hoàn toàn yên ắng.
"Pete," tôi nói, tiến tới chỗ viên bảo vệ ở quầy an ninh. "Bác có biết là ai đấy không?"
Các nhân viên bảo vệ luôn biết mọi thứ xảy ra trong các toà nhà mà họ làm việc. Họ không thể không biết. Mọi thứ đều hiện ra ở đó, trên mấy cái màn hình ngay trước mặt họ, từ những sinh viên hút thuốc trong cầu thang, các trưởng khoa ngoáy mũi trong thang máy, cho đến các nhân viên thư viện làm tình trong phòng làm việc cá nhân...
Toàn những chuyện ngồi lê đôi mách.
"Dĩ nhiên!" bác Pete, như thường lệ, vẫn để một mắt canh chừng khu tiền sảnh còn mắt kia chăm chăm nhìn mấy cái màn hình theo dõi đặt trên bàn, mỗi cái ghi hình một khu vực khác nhau của kí túc (ý tôi là khu cư trú), từ lối vào cho đến căn hộ của bà A., thậm chí cà phòng giặt ở tầng hầm.
"Thế," Magda trông rất hồi hộp. "Là ai hở bác?"
Bác Pete, mắt vẫn canh chừng bàn tiếp tân phía đối diện để tin chắc là các sinh viên phụ việc không nghe trộm, nói, "Kellogg. Elizabeth. Năm nhất."
Tôi thấy nhẹ cả người. Tôi chưa từng nghe cái tên này bao giờ.
Nhưng rồi tôi tự xỉ vả mình vì đã có ý nghĩ như thế. Đấy vẫn là một cô bé 18 tuổi đã chết, dù có là nhân viên của tôi hay không!
"Làm sao lại xảy ra như thế?" tôi hỏi.
Bác Pete phóng về phía tôi một cái nhìn mỉa mai, "chứ cô nghĩ là làm sao?"
"Nhưng," tôi nói, không sao dừng lại được, có cái gì đó làm tôi rất khó chịu. "Bọn con gái có bao giờ chơi trò đó đâu. Ý cháu là lướt thang máy ấy?"
"Nhưng con bé này thì có," bác Pete nhún vai.
"Sao nó lại làm chuyện ấy chứ?" Magda tò mò. "Một chuyện ngu ngốc như vậy? Nó có dùng ma tuý không?"
"Làm sao tôi biết được!" bác Pete có vẻ khó chịu trước trận pháo câu hỏi của 2 chị em, nhưng tôi biết chỉ là vì bác cũng thấy rờn rợn như bọn tôi thôi. Điều này kể cũng hơi kì, bởi vì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ bác Pete đã phải chứng kiến đủ mọi chuyện rồi: bác làm ở trường này đã 20 năm còn gì. Cũng như tôi, người đàn ông goá vợ này nhận việc vì những phúc lợi mà nó mang lại: 4 đứa con chắc chắn sẽ được hưởng một nền giáo dục đại học tuyệt vời, và hoàn toàn miễn phí, đấy là lí do chính làm cho bác quyết định vào làm việc cho một cơ sở giáo dục sau khi bị một chấn thương đầu gối khiến bác phải vĩnh viễn ngồi bàn giấy ở sở cảnh sát New York. Con gái đầu của bác, Nancy, muốn trở thành một bác sĩ khoa nhi.
Nhưng điều đó cũng chẳng ngăn nổi việc bác vẫn đỏ mặt tía tai mỗi khi có đứa sinh viên nào đó cay cú gọi bác là "cảnh sát mướn" vì nó không được mang mấy cái đèn halogen sành điệu vào toà nhà (nguy cơ cháy nổ). Mà như thế là bất công, vì bác Pete thật sự làm việc không chê vào đâu được. Lần duy nhất mấy gã đưa pizza lọt được vào Fischer Hall để đút quảng cáo vào mấy cái khe bên dưới các cửa phòng là khi không phải phiên trực của bác.
Nói như thế không có nghĩa là bác Pete không có trái tim nhân hậu nhất quả đất đâu nhé. Nghe đồn rằng, mỗi khi bọn sinh viên từ trên phòng đi xuống, mặt mày tỏ vẻ kinh tởm, tay cầm mấy cái bẫy chuột dính bằng keo với mấy con chuột còn sống đang giãy giãy trên đó, bác Pete liền đem mấy cái bẫy ấy ra công viên, đổ dầu lên để giải phóng cho mấy con chuột nhỏ. Bác không sao chịu được ý nghĩ rằng bất cứ ai - hay bất cứ cái gì - phải chết trong phiên trực của bác
Nhân viên điều tra sẽ tiến hành kiểm tra độ cồn và ma tuý, chắc vậy," bác nói, cố tỏ ra bình thường nhưng thất bại. "Ấy là nếu ông ta có xuống dưới đấy."
"Ý bác là con bé... con bé vẫn còn ở đấy? Ý cháu là, nó... cái xác?"
Bác Pete gật đầu, "Ờ, đáy giếng thang máy ấy. Người ta tìm thấy nó dưới đó."
"Ai tìm thấy ạ?" tôi hỏi.
"Bên cứu hoả," bác Pete nói. "Khi có người nói là đã nhìn thấy con bé."
"Thấy nó ngã sao?"
"Không, thấy nó nằm đó. Có người nhìn qua kẽ hở... cô biết rồi đấy, giữa sàn nhà và buồng thang máy... và thấy con bé."
Tôi rùng mình. "Ý bác là không có ai tường trình lúc xảy ra vụ việc sao? Còn mấy đứa đi cùng con bé?"
"Đứa nào?" bác Pete hỏi lại.
"Thì những đứa chơi lướt thang máy cùng với nó chứ còn ai nữa ạ," tôi nói. "Nhất định con bé phải đi cùng với ai đó. Chẳng đứa điên nào lại đi chơi cái trò ngu xuẩn ấy một mình cả. Thế bọn nó không xuống tường trình à?"
"Chẳng ai nói gì với tôi cả" bác Pete nói, "cho đến sáng nay, khi có một đứa nhìn thấy con bé qua khe hở."
Tôi choáng váng.
"Ý bác là con bé có thể đã nằm dưới đó hàng tiếng đồng hồ rồi sao?" tôi hỏi, giọng hơi vỡ ra.
"Đã chết," bác Pete nói, nắm ngay được ý tôi. "Nó ngã đâm đầu xuống."
"Lạy đức mẹ đồng trinh!" Magda nói và làm dấu thánh.
Tôi cũng sốc chả kém gì chị. "Thế... làm sao họ biết đấy là ai?"
"Có thẻ sinh viên của trường trong túi nó," bác Pete giải thích.
"Chí ít nó cũng có chuẩn bị trước," Magda nói.
"Magda!" tôi vô cùng choáng váng, nhưng chị chỉ nhún vai.
"Đúng thế còn gì. Nếu định chơi một trò ngu ngốc như vậy thì ít nhất cũng phải thủ sẵn thẻ sinh viên trong người để sau này người ta còn biết đường nhận dạng xác chứ, không phải à?"
Bác Pete và tôi chưa kịp trả lời thì Gerald, quản lý nhà ăn, đã nhảy ra khỏi căn-tin, dáo dác tìm cô nhân viên thu tiền cứng đầu của mình.
"Magda," ông ta nói, khi cuối cùng cũng tia thấy chị. "Cô đang làm cái quái gì vậy? Cảnh sát nói ít phút nữa sẽ cho chúng ta mở cửa lại, vậy mà tôi chả thấy có ma nào trông quầy cả."
"Ồ, em ra ngay đây anh yêu quý," Magda nói. Và ngay khi tiếng bước chân của Gerald vừa xa khỏi tầm tai, chị thêm "đồ dở hơi". Rồi, với một cái hươ hươ móng tay tỏ vẻ xin lỗi về phía bác Pete và tôi, Magda quay lại chỗ ngồi phía sau quầy thu tiền trong căn-tin ở góc bên kia của bàn bảo vệ.
"Chị Heather?"
Tôi nhìn quanh và thấy một sinh viên phụ việc ở bàn tiếp tân đang vẫy vẫy mình rất khẩn thiết. Bàn tiếp tân là trung tâm của toà nhà, nơi thư từ được phân loại, nơi khách có thể gọi điện lên phòng bạn bè, và là nơi tiếp nhận tất tần tật những thông tin khẩn cấp trong toà nhà này. Một trong những công việc đầu tiên của tôi khi vừa được nhận vào làm ở đây là phải đánh máy một danh sách dài dằng dặc các số điện thoại mà nhân viên phòng tiếp tân cần tham khảo khi xảy ra bất kì sự cố gì (rõ ràng Justine đã quá bận rộn với việc dùng tiền quỹ trường để mua lò sưởi gạch men cho khắp lượt bạn bè mình nên chưa lo việc này được).
Hoả hoạn? Đã có số của sở cứu hoả rành rành ra đấy.
Cưỡng hiếp? Số đường dây nóng về cưỡng hiếp trong trường đã được liệt kê.
Trộm? Số của cảnh sát khu 6.
Có người rơi xuống từ đỉnh thang máy? Chẳng có số nào để gọi cho vụ này hết!
"Heather," con bé sinh viên phụ việc, Tina, nghe giọng hôm nay cũng lí nhí y chang cái ngày đầu tiên tôi gặp nó, khi tôi bảo nó không được bắt người khác phải chờ điện thoại cho nó chơi nốt trò Tetris trên máy Game Boy (Justine chưa bao giờ lấy làm phiền với việc này, nghe bảo thế). "Chừng nào người ta mới mang cái xác con bé kia đi? Em sợ quá, biết là nó vẫn còn, ý là, ở dưới đó."
"Bọn em có gặp một đứa cùng phòng với con bé đó," Brad - thằng nhóc không may phải trực ca RA cuối tuần này, tức là nó phải ở suốt trong toà nhà phòng khi có ai cần đến... như trong trường hợp có sinh viên bị chết chẳng hạn - hạ giọng một cách rất bí hiểm trong khi trườn qua bàn về phía tôi. "Nó nói thậm chí còn không biết là Beth - tên con bé bị chết ấy - nó nói thậm chí còn không nghĩ là Beth biết trên đời này có cái món lướt thang máy nữa kia. Nó nói Beth thuộc loại sinh viên trường tư."
"Ờ thì," tôi nói, vẻ dật dờ. Có thể thấy bọn nhóc đang trông chờ một vài lời an ủi từ phía tôi. Nhưng tôi biết phải an ủi bọn trẻ có bạn cùng lớp bị chết thế quái nào đây? Tôi cũng đang sợ vãi mật ra chứ có hơn gì chúng đâu. "Chị nghĩ như thế có nghĩa là mình chẳng bao giờ thật sự hiểu một ai đó như mình tưởng, phải không?"
"Vâng, nhưng lướt thang máy để chơi á?" Tina lắc đầu. "Chắc nó điên mất rồi".
"Khách hàng tiềm năng của thuốc an thần," Brad nghiêm nghị đồng ý, bộc lộ một phần quá trình huấn luyện nói giảm nói tránh mà bộ phận quản lý khu nhà ở này đã nhồi quá chặt vào đầu các RA của mình.
"Heather?"
Tôi quay lại và thấy Sarah, phụ tá cao học của Rachel, đang tiến về phía mình, với một chồng hồ sơ dày cộp trong tay. Vẫn ăn mặc theo kiểu đỉnh cao của thời trang sinh viên cao học New York College như mọi khi - quần yếm và ủng da lộn mềm - cô ta túm lấy tay tôi và siết mạnh.
"Ôi, lạy chúa," Sarah nói, không hề cố gắng giảm âm lượng để cả cái tầng 1 này khỏi nghe thấy. "Chị có tin được không? Điện thoại reo inh tai trong văn phòng. Tất cả các phụ huynh đang tới tấp gọi để an tâm rằng đấy không phải là con mình. Nhưng Rachel nói chúng ta không thể xác nhận danh tính của người chết cho đến khi nhân viên giám định đến. Mặc dù ta đã biết đấy là ai rồi. Ý tôi là, Rachel bắt tôi lấy tài liệu và bảo tôi đưa chúng cho bác sĩ Flynn. Chị nhìn mớ tài liệu này mà xem!"
Sarah vẫy tập tài liệu dày cộp màu kem. Elizabeth Kellogg có hồ sơ lưu trong văn phòng quản lý khu nhà, như vậy có nghĩa là hoặc cô bé đã gặp rắc rối về một vấn đề gì đó hoặc đã từng bị ốm trong năm học này...
... vậy thì rất quái, vì Elizabeth mới là sinh viên năm nhất, mà học kì mùa thu chỉ vừa mới bắt đầu.
"Nghe này." Sarah hăm hở chia sẻ mọi thứ mình biết với tôi, Brad và Tina. Hai đứa kia đang tròn mắt dẹt lắng nghe. Bác Pete thì đứng ở bàn bên kia, làm như thể đang bận quan sát ấy cái màn hình, nhưng tôi biết bác cũng đang dỏng tai lắng nghe. "Mẹ Elizabeth gọi cho Rachel, hết sức tức giận vì chúng ta cho phép sinh viên muốn tiếp khách nào cũng được, và bà ta không muốn Elizabeth tiếp bọn con trai. Rõ ràng bà mẹ này muốn con gái vẫn còn trinh trắng cho đến lúc cưới. Bà ta muốn Rachel làm sao cho Elizabeth chỉ tiếp được bạn gái thôi. Rõ ràng có một số vấn đề ở nhà, nhưng gì thì gì..."
Công việc của một GA - hay trợ lý cao học - là hỗ trợ quản lý các công việc thường ngày của khu. Bù lại, các trợ lý cao học được miễn phí nhà ở và có thêm hàng mớ kinh nghiệm thực tế trong ngành giáo dục bậc cao - mà thường cũng chính là lĩnh vực của họ.
Sarah rõ ràng là đang nhận được quá nhiều kinh nghiệm từ thực tế chiến trường ở Fischer Hall này, hơn cả những gì cô ta mong đợi - có người chết nữa cơ mà.
"Rõ ràng là có một sự cạnh tranh giữa bà mẹ và cô con gái ở đây," Sarah thông báo cho chúng tôi biết. "Ý là, có thể thấy ngay bà Kellogg ghen tị vì nhan sắc của bà đang tàn phai trong khi con gái..."
Chuyên ngành đại học của Sarah là xã hội học. Và cô ta nghĩ tôi mắc bệnh tự ti. Cô ta bảo với tôi điều này ngay trong ngày đầu tiên gặp mặt ở quầy tiếp tân 2 tuần trước đây, khi đến bắt tay tôi rồi rú lên, "Ôi lạy chúa, có phải chị chính là cái cô Heather Wells ấy không đấy?"
Khi tôi thừa nhận tôi chính là cái cô Heather Wells ấy, và nói với Sarah - khi cô ta hỏi tôi thế quái nào mà lại làm việc trong khu cư trú sinh viên (không như tôi, Sarah khôngbao giờ nhầm lẫn gọi nó là kí túc) - rằng tôi đang hy vọng kiếm được cái bằng đại học thì cô ta lập tức tuyên bố, "Chị cần gì học đại học. Cáichi5 cần giải quyết là các vấn đề về sự ruồng bỏ và những cảm giác bất lực mà chị hẳn phải cảm thấy khi bị hãng thu âm cho rớt đài và bị mẹ chị cướp trắng kia."
Điều này kể cũng khá buồn cười, bởi vì cái mà tôi cảm thấy cần giải quyết nhất lúc ấy lại chính là những cảm giác khó chịu đối với Sarah.
May thay bác sĩ Flynn, nhà tâm thần học trong biên chế của khu, đã quày quả đến chỗ bọn tôi, cặp táp đầy những giấy với tờ.
"Đây có phải hồ sơ của nạn nhân không?" ông hỏi thay lời chào. "Tôi muốn xem trước khi nói chuyện với cô bạn cùng phòng và gọi cho phụ huynh nạn nhân."
Sarah đưa tập hồ sơ cho bác sĩ Flynn. Khi lật qua các trang, đột nhiên ông nhăn mũi rồi hỏi, "mùi gì thế nhỉ?"
"Ừm," tôi nói. "Bà Allington hơi... ờ, bà ấy... à..."
"Bà ấy mới phun ra đấy ạ," Brad nói. "Ở bồn cây đằng kia kìa."
Bác sĩ Flynn thở dài, "Không phải lại nữa chứ." Bỗng chuông điện thoại reo, ông nói, "Xin lỗi!" rồi thò tay lấy điện thoại.
Cùng lúc đó, chuông điện thoại bàn tiếp tân cũng đổ ầm ĩ. Tất thảy mọi người đều quay lại nhìn. Khi thấy chẳng ai có động tĩnh gì, tôi liền bắt máy.
"Fischer Hall xin nghe," tôi nói.
Giọng nói ở đầu bên kia tôi không quen.
"Vâng, đây có phải khu kí túc trên đường Washington Square West không ạ?"
"Vâng, đây là khu cư trú," tôi trả lời, lần đầu tiên nhớ tới những gì đã được huấn luyện.
"Tôi đang tự hỏi không biết có thể nói chuyện với ai về tấn bi kịch xảy ra ở đó vào đầu ngày hôm nay?" cái giọng không quen ấy nói tiếp.
Tấn bi kịch? Tôi lập tức thấy nghi ngờ.
"Anh là phóng viên phải không?" tôi hỏi.Đã sống đến lúc này rồi, xin cam đoan là tôi có thể đánh hơi thấy ngay bọn phóng viên từ cách xa cả dặm.
"À vâng, tôi ở tờ The Post..."
"Nếu thế thì anh phải liên lạc với phòng quan hệ báo chí. Ở đây chả có ai bình luận bình liếc gì đâu. Xin chào," tôi dập máy.
Brad và Tina đang trân trân ngó tôi.
"Oa," Brad nói. "Chị khá thật!"
Sarah đưa tay đẩy gọng kính, vì chúng bắt đầu trượt xuống sống mũi.
"Còn phải nói," cô ta nói. "Cứ xem những gì chị ấy phải trải qua thì biết. Bọn thợ săn ảnh đâu có tốt bụng gì cho cam, đúng không Heather? Nhất là khi chị bước vào và thấy Jordan Cartwright đang được cô... cô gì... mơn trớn ấy nhỉ. A đúng rồi. Tania Trace."
"Oa," tôi nói, mở to mắt nhìn Sarah với một sự ngỡ ngàng chân thật. "Cô đúng là biết cách dùng cái ký ức hình ảnh đó của mình đấy nhỉ, Sarah?"
Sarah cười khiêm tốn, trong khi miệng Tina cứ há hốc ra.
"Heather, chị từng hẹn hò với Jordan Cartwright á?" con bé rú lên.
"Chị bắt gặp hắn với Tania Trace á?" Brad trông hạnh phúc như thể ai đó vừa thả một tờ 100 đô lên đùi cậu vậy.
"Ừm," tôi nói. thì tôi đâu có nhiều lựa chọn. Bọn họ có thể dễ dàng google ra chuyện ấy mà. "Ờ. Chuyện đó cũng lâu rồi."
Rồi tôi xin phép đi kiếm 1 lon xô-đa, hy vọng một "choác" caffeine và đường hoá học sẽ giúp tôi kìm bớt ham muốn tạo thêm một cái chết nữa trong đám sinh viên của toà nhà này.
Nhưng anh dường như chẳng quan tâm.
Em bảo anh rằng em sẽ không
Như thể em còn không có mặt
Em không thể đợi chờ mãi mãi,
Em sẽ không đợi chờ mãi mãi.
Anh yêu ạ, bây giờ hoặc không bao giờ,
Hãy nói rằng anh yêu em
Hoặc, hãy để em đi."
Em không thể
Trình bày: Heather Wells
Sáng tác: O’Brien/Henke
Album: Sugar Rush
Cartwright Records
***********
May mắn thay tôi được miễn trả lời câu bình luận cùa bà Allington về trọng lượng cơ thể mình, vì rằng ngay lúc đó, sếp tôi, Rachel Walcott, hối hả đi đến, đôi giày da hàng hiệu gõ lộp cộp trên mặt đá hoa cương của khu tiền sảnh.
“Heather," Rachel nói khi nhìn thấy tôi. “Cảm ơn cô rất nhiều vì đã đến." Trông Rachel quả là có vẻ vui mừng khi thấy tôi ở đây thật, điều này làm tôi thấy vui vui. Thì đấy, vui vì người ta cần đến mình, dù mình chỉ đáng giá có 23.500 đô 1 năm.
“Chắc chắn rồi," tôi nói. “Tôi rất tiếc. Cô bé… ý tôi là…có phải một người mà chúng ta quen không?"
Nhưng Rachel chỉ lườm tôi một cái cảnh báo, kiểu như “Đừng có lôi chuyện gia đình ra nói trước mặt người lạ." Người lại ở đây bao gồm bà Allington và Magda; nhân viên căn tin không phải là nhân viên khu cư trú, và mấy bà vợ của các vị chủ tịch trường đại học thì đích thị không phải người nhà. Rồi chị ta quay sang bà Allington.
“Chào buổi sáng, bà Allington." Rachel gần như gào lên, cứ như thể đang nói với người già, mặc dù bà Allington chưa thể hơn 60 được. “Tôi rất tiếc vì chuyện này. Bà không sao chứ?"
Bà Allington còn lâu mới không sao ấy, nhưng – ngay cả khi đang rất cáu vì cái nhận xét gầy béo kia – tôi cũng không phun ra câu này. Dù sao đấy cũng là vợ ngài chủ tịch.
Thay vào đó, tôi chỉ nói, “Bà Allington không được khoẻ cho lắm."
Đi kèm với lời tuyên bố trên là một cái nháy ra hồn về phái chậu cây mà bà vừa phun vào, hy vọng Rachel hiểu ý. Bọn tôi chưa làm việc cùng nhau lâu đến mức có thể hiểu ý nhau ngay – Rachel với tôi ấy. Chị ta chỉ mới được nhận vào một hay hai tuần trước tôi để thay viên quản lý vừa thôi việc ngay sau khi Justine bị đuổi – chẳng phải vì đồng cảm với Justine hay gì đâu. Viên quản lý kia nghỉ việc vì chồng chị ta nhận làm kiểm lâm ở Oregon.
Biết rồi. Chồng làm kiểm lâm. Hừm. Gặp tôi, tôi cũng bỏ việc theo ông ta luôn.
Mặc dù chỉ mới bắt đầu vào vị trí quản lý Fischer Hall nhưng thật ra Rachel chẳng lạ lẫm gì lĩmj vực giáo dục bậc cao (người ta vẫn thường gọi những chuyên gia tư vấn không tham gia giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng như vậy đấy, ít ra đó cũng là những gì tôi đọc được trong mớ hồ sơ của Justine). Khu kí túc trước kia – ý tôi là khu cư trú – mà Rachel, tốt nghiệp trường Yale, điều hành là Earlcrest College ở Richmond, bang Indiana.
Rachel bảo với tôi rằng đến New York từ một nơi như Richmond, nơi mà buổi tối chả cần phải khoá cửa nhà, đối với chị ta quả là một cú sốc văn hoá khá nặng. Nhưng theo như tôi thấy, Rachel hoàn toàn không phài chịu thiệt thòi lâu dài gì mấy vì vụ thôi việc ở trung tâm Hoosier kia. Chị ta có hẳn một tủ quần áo mà bất cứ một phụ nữ văn phòng nào ở New York cũng vui lòng nhận là của mình, đầy những Armani với cả Manolos; so với mức lương của chị ta (không nhỉn hơn tôi là mấy, vì các quản lý đã được cho một căn hộ miễn phí trong toà nhà như một phần thu nhập rồi) thì đấy quả là một thành tựu lớn lao. Việc cần mẫn tham dự các buổi bán quần áo thiết kế mẫu giúp cho Rachel nhanh chóng trở thành đầu tàu về thời trang. Và việc chấp hành nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng Zone cùng với mỗi ngày 2 tiếng thể dục đã giúp cho Rachel luôn ở mức size 2, cho phép chị ta mặc vừa tất cả những bộ đồ do các người mẫu thải ra.
Rachel nói nếu tôi thôi không ăn quá nhiều tinh bột như bây giờ và tập mỗi ngày nửa tiếng trên máy tập StairMaster, tôi có thể sễ dàng trở về sixe 8 thật sự. Và việc này thật ra đối với tôi cũng chẳng khó khăn gì, bởi tôi được tập miễn phí tại phòng tập đa năng của trường như một phần trong các phúc lợi được hưởng.
Có điều tôi đã thử đến phòng thể dục đa năng của trường rồi, và bị một mẻ hết vía. Ở đó có mấy đứa con gái gầy đét gầy đơ, cứ vun loạn những cánh tay như mấy que củi trong các lớp aerobic rồi yoga nọ kia. Tôi nói thật, có ngày mấy cái que đó thể nào cũng chọc lòi mắt con người ta ra chứ chả chơi.
Hơn nữa, nếu tôi giảm đủ cân, Rachel nói, tôi hoàn toàn có thể kiếm được một gã bạn trai hấp dẫn, giống như chị ta đang dự trù ngay khi kiếm được một gã trong Làng không gay, đầy đủ râu tóc, và kiếm được ít nhất 100.000 đô là một năm.
Nhưng làm sao người ta có thể thôi không ăn mì vừng lạnh nữa hả trời? Ngay cả khi là vì một gã kiếm được 100.000 đô một năm.
Với cả....ừm, như tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở Rachel, size 12 đâu có béo. Đấy là size trung bình của phụ nữ Mỹ. Nhé nhé! Và có cả đống người trong số chúng tôi (những người size 12) vẫn có bạn trai như thường, cảm ơn bà con.
Ừ thì tôi không có bạn trai, nhưng đầy đứa cỡ tôi, thậm chí béo hơn, vẫn có đấy thôi.
Tuy nhiên, dù Rachel và tôi có những ưu tiên khác nhau - chị ta muốn có bạn trai; còn tôi chỉ cần một cái bằng cử nhân, tại thời điểm này - và có thể bất đồng trong quan niệm thành phần một bữa ăn gồm những gì - chị ta: xà lách, không nước sốt; tôi: thịt băm viên. thêm sốt vừng, bánh mì lát khai vị và có thể là một cái bánh kẹp kem tráng miệng - chúng tôi vẫn khá hoà thuận, tôi nghĩ vậy. Ý tôi là dù sao thì Rachel có vẻ như đã hiểu về cái nhìn mà tôi vừa bắn cho về bà Allington.
"Bà Allington," Rachel nói. "Chúng tôi đưa bà về nhà nhé? Tôi sẽ đưa bà lên. Thế có được không, thưa bà?"
Bà Allington yếu ớt gật đầu, có vẻ như hứng thú của bà về chuyện tôi thay đổi công việc đã bị lãng quên. Rachel xốc lấy tay vợ ngài chủ tịch trong khi bác Pete, nãy giờ vẫn lảng vảng gần đấy, giữ chân một đám lính cứu hoả để nhường đường cho Rachel và bà A. vào cái thang máy mà người ta đã mở lại để dành riêng cho bà. Tôi không thể không lo lắng liếc vào bên trong thang máy khi cửa mở. Nhỡ có máu thì sao? Tôi biết là họ nói tìm thấy xác cô gái ở đáy giếng thang, nhưng nhỡ đâu có một phần nào đó còn sót lại trong thang máy thì sao?
Nhưng tôi chẳng thấy tí máu nào cả. Trông nó vẫn như cũ, ván ép giả gỗ sồi cùng với lớp viền bằng đồng, và hàng trăm sinh viên đã dùng cạnh chìa khoá phòng khắc tên của mình lên đó.
Khi cửa thang máy đóng lại, tôi nghe bà Allington nói, rất khẽ "Lũ chim!"
"Chúa ơi!" Magda nói khi chúng tôi chăm chăm nhìn những con số phía trên cửa nhá lên trong lúc thang máy di chuyển lên tầng mái. "Hy vọng bà ta sẽ không nôn thêm trận nữa ở trong ấy."
"Thật ấy chứ!" tôi đồng ý. Nếu điều đó mà xảy ra thì hành trình lên 20 tầng thang máy sẽ trở nên vô cùng tồi tệ.
Magda rùng mình như thể vừa nghĩ đến một điều gì đó rất khó chịu - chắc là vụ nôn mửa của bà A. - và nhìn xung quanh. "Yên ắng quá," chị nói, rồi vòng tay ôm lấy thân mình. "Từ hồi các ngôi sao nhỏ chuyển vào đây sống, chưa bao giờ mọi thứ lại yên ắng thế này."
Magda nói đúng. Với một toà nhà lúc nào cũng chật ních những người trẻ tuổi như nơi đây - 700, hầu hết vẫn trong tuổi vị thành niên - thì tiền sảnh lúc này quả là vắng vẻ một cách kì lạ. Chẳng thấy ai than vãn rằng sinh viên giúp việc phải mất quá nhiều thời gian để phân loại thư (khoảng 7 tiếng, tôi nghe nói Justine có thể khiến bọn chúng làm việc này chỉ trong vòng 2 tiếng. Đôi khi tôi tự hỏi không biết Justine có áp-phe gì với quỷ Satan không); chẳng thấy ai phàn nàn về chuyện máy cái máy đổi tiền ở phòng chơi game bị hỏng; chẳng thấy ai đi giày trượt trên nền đá hoa cương; và chẳng thấy ai cự nự với bác Pete về việc khách đến thăm phải đăng kí.
Chẳng phải là không có ai ở đó. Toàn bộ khu tiền sảnh đang nháo nhào lên ấy chứ. Cảnh sát, lính cứu hoả, nhân viên trường, bảo vệ mặc đồng phục xanh, và một đám sinh viên - toàn là trợ lý khu cư trú - đang lượn lờ quanh cái sảnh làm từ gỗ sồi và đá hoa cương, ai nấy mặt mày đều tỏ ra vô cùng nghiêm trọng...
.... nhưng yên ắng. Hoàn toàn yên ắng.
"Pete," tôi nói, tiến tới chỗ viên bảo vệ ở quầy an ninh. "Bác có biết là ai đấy không?"
Các nhân viên bảo vệ luôn biết mọi thứ xảy ra trong các toà nhà mà họ làm việc. Họ không thể không biết. Mọi thứ đều hiện ra ở đó, trên mấy cái màn hình ngay trước mặt họ, từ những sinh viên hút thuốc trong cầu thang, các trưởng khoa ngoáy mũi trong thang máy, cho đến các nhân viên thư viện làm tình trong phòng làm việc cá nhân...
Toàn những chuyện ngồi lê đôi mách.
"Dĩ nhiên!" bác Pete, như thường lệ, vẫn để một mắt canh chừng khu tiền sảnh còn mắt kia chăm chăm nhìn mấy cái màn hình theo dõi đặt trên bàn, mỗi cái ghi hình một khu vực khác nhau của kí túc (ý tôi là khu cư trú), từ lối vào cho đến căn hộ của bà A., thậm chí cà phòng giặt ở tầng hầm.
"Thế," Magda trông rất hồi hộp. "Là ai hở bác?"
Bác Pete, mắt vẫn canh chừng bàn tiếp tân phía đối diện để tin chắc là các sinh viên phụ việc không nghe trộm, nói, "Kellogg. Elizabeth. Năm nhất."
Tôi thấy nhẹ cả người. Tôi chưa từng nghe cái tên này bao giờ.
Nhưng rồi tôi tự xỉ vả mình vì đã có ý nghĩ như thế. Đấy vẫn là một cô bé 18 tuổi đã chết, dù có là nhân viên của tôi hay không!
"Làm sao lại xảy ra như thế?" tôi hỏi.
Bác Pete phóng về phía tôi một cái nhìn mỉa mai, "chứ cô nghĩ là làm sao?"
"Nhưng," tôi nói, không sao dừng lại được, có cái gì đó làm tôi rất khó chịu. "Bọn con gái có bao giờ chơi trò đó đâu. Ý cháu là lướt thang máy ấy?"
"Nhưng con bé này thì có," bác Pete nhún vai.
"Sao nó lại làm chuyện ấy chứ?" Magda tò mò. "Một chuyện ngu ngốc như vậy? Nó có dùng ma tuý không?"
"Làm sao tôi biết được!" bác Pete có vẻ khó chịu trước trận pháo câu hỏi của 2 chị em, nhưng tôi biết chỉ là vì bác cũng thấy rờn rợn như bọn tôi thôi. Điều này kể cũng hơi kì, bởi vì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ bác Pete đã phải chứng kiến đủ mọi chuyện rồi: bác làm ở trường này đã 20 năm còn gì. Cũng như tôi, người đàn ông goá vợ này nhận việc vì những phúc lợi mà nó mang lại: 4 đứa con chắc chắn sẽ được hưởng một nền giáo dục đại học tuyệt vời, và hoàn toàn miễn phí, đấy là lí do chính làm cho bác quyết định vào làm việc cho một cơ sở giáo dục sau khi bị một chấn thương đầu gối khiến bác phải vĩnh viễn ngồi bàn giấy ở sở cảnh sát New York. Con gái đầu của bác, Nancy, muốn trở thành một bác sĩ khoa nhi.
Nhưng điều đó cũng chẳng ngăn nổi việc bác vẫn đỏ mặt tía tai mỗi khi có đứa sinh viên nào đó cay cú gọi bác là "cảnh sát mướn" vì nó không được mang mấy cái đèn halogen sành điệu vào toà nhà (nguy cơ cháy nổ). Mà như thế là bất công, vì bác Pete thật sự làm việc không chê vào đâu được. Lần duy nhất mấy gã đưa pizza lọt được vào Fischer Hall để đút quảng cáo vào mấy cái khe bên dưới các cửa phòng là khi không phải phiên trực của bác.
Nói như thế không có nghĩa là bác Pete không có trái tim nhân hậu nhất quả đất đâu nhé. Nghe đồn rằng, mỗi khi bọn sinh viên từ trên phòng đi xuống, mặt mày tỏ vẻ kinh tởm, tay cầm mấy cái bẫy chuột dính bằng keo với mấy con chuột còn sống đang giãy giãy trên đó, bác Pete liền đem mấy cái bẫy ấy ra công viên, đổ dầu lên để giải phóng cho mấy con chuột nhỏ. Bác không sao chịu được ý nghĩ rằng bất cứ ai - hay bất cứ cái gì - phải chết trong phiên trực của bác
Nhân viên điều tra sẽ tiến hành kiểm tra độ cồn và ma tuý, chắc vậy," bác nói, cố tỏ ra bình thường nhưng thất bại. "Ấy là nếu ông ta có xuống dưới đấy."
"Ý bác là con bé... con bé vẫn còn ở đấy? Ý cháu là, nó... cái xác?"
Bác Pete gật đầu, "Ờ, đáy giếng thang máy ấy. Người ta tìm thấy nó dưới đó."
"Ai tìm thấy ạ?" tôi hỏi.
"Bên cứu hoả," bác Pete nói. "Khi có người nói là đã nhìn thấy con bé."
"Thấy nó ngã sao?"
"Không, thấy nó nằm đó. Có người nhìn qua kẽ hở... cô biết rồi đấy, giữa sàn nhà và buồng thang máy... và thấy con bé."
Tôi rùng mình. "Ý bác là không có ai tường trình lúc xảy ra vụ việc sao? Còn mấy đứa đi cùng con bé?"
"Đứa nào?" bác Pete hỏi lại.
"Thì những đứa chơi lướt thang máy cùng với nó chứ còn ai nữa ạ," tôi nói. "Nhất định con bé phải đi cùng với ai đó. Chẳng đứa điên nào lại đi chơi cái trò ngu xuẩn ấy một mình cả. Thế bọn nó không xuống tường trình à?"
"Chẳng ai nói gì với tôi cả" bác Pete nói, "cho đến sáng nay, khi có một đứa nhìn thấy con bé qua khe hở."
Tôi choáng váng.
"Ý bác là con bé có thể đã nằm dưới đó hàng tiếng đồng hồ rồi sao?" tôi hỏi, giọng hơi vỡ ra.
"Đã chết," bác Pete nói, nắm ngay được ý tôi. "Nó ngã đâm đầu xuống."
"Lạy đức mẹ đồng trinh!" Magda nói và làm dấu thánh.
Tôi cũng sốc chả kém gì chị. "Thế... làm sao họ biết đấy là ai?"
"Có thẻ sinh viên của trường trong túi nó," bác Pete giải thích.
"Chí ít nó cũng có chuẩn bị trước," Magda nói.
"Magda!" tôi vô cùng choáng váng, nhưng chị chỉ nhún vai.
"Đúng thế còn gì. Nếu định chơi một trò ngu ngốc như vậy thì ít nhất cũng phải thủ sẵn thẻ sinh viên trong người để sau này người ta còn biết đường nhận dạng xác chứ, không phải à?"
Bác Pete và tôi chưa kịp trả lời thì Gerald, quản lý nhà ăn, đã nhảy ra khỏi căn-tin, dáo dác tìm cô nhân viên thu tiền cứng đầu của mình.
"Magda," ông ta nói, khi cuối cùng cũng tia thấy chị. "Cô đang làm cái quái gì vậy? Cảnh sát nói ít phút nữa sẽ cho chúng ta mở cửa lại, vậy mà tôi chả thấy có ma nào trông quầy cả."
"Ồ, em ra ngay đây anh yêu quý," Magda nói. Và ngay khi tiếng bước chân của Gerald vừa xa khỏi tầm tai, chị thêm "đồ dở hơi". Rồi, với một cái hươ hươ móng tay tỏ vẻ xin lỗi về phía bác Pete và tôi, Magda quay lại chỗ ngồi phía sau quầy thu tiền trong căn-tin ở góc bên kia của bàn bảo vệ.
"Chị Heather?"
Tôi nhìn quanh và thấy một sinh viên phụ việc ở bàn tiếp tân đang vẫy vẫy mình rất khẩn thiết. Bàn tiếp tân là trung tâm của toà nhà, nơi thư từ được phân loại, nơi khách có thể gọi điện lên phòng bạn bè, và là nơi tiếp nhận tất tần tật những thông tin khẩn cấp trong toà nhà này. Một trong những công việc đầu tiên của tôi khi vừa được nhận vào làm ở đây là phải đánh máy một danh sách dài dằng dặc các số điện thoại mà nhân viên phòng tiếp tân cần tham khảo khi xảy ra bất kì sự cố gì (rõ ràng Justine đã quá bận rộn với việc dùng tiền quỹ trường để mua lò sưởi gạch men cho khắp lượt bạn bè mình nên chưa lo việc này được).
Hoả hoạn? Đã có số của sở cứu hoả rành rành ra đấy.
Cưỡng hiếp? Số đường dây nóng về cưỡng hiếp trong trường đã được liệt kê.
Trộm? Số của cảnh sát khu 6.
Có người rơi xuống từ đỉnh thang máy? Chẳng có số nào để gọi cho vụ này hết!
"Heather," con bé sinh viên phụ việc, Tina, nghe giọng hôm nay cũng lí nhí y chang cái ngày đầu tiên tôi gặp nó, khi tôi bảo nó không được bắt người khác phải chờ điện thoại cho nó chơi nốt trò Tetris trên máy Game Boy (Justine chưa bao giờ lấy làm phiền với việc này, nghe bảo thế). "Chừng nào người ta mới mang cái xác con bé kia đi? Em sợ quá, biết là nó vẫn còn, ý là, ở dưới đó."
"Bọn em có gặp một đứa cùng phòng với con bé đó," Brad - thằng nhóc không may phải trực ca RA cuối tuần này, tức là nó phải ở suốt trong toà nhà phòng khi có ai cần đến... như trong trường hợp có sinh viên bị chết chẳng hạn - hạ giọng một cách rất bí hiểm trong khi trườn qua bàn về phía tôi. "Nó nói thậm chí còn không biết là Beth - tên con bé bị chết ấy - nó nói thậm chí còn không nghĩ là Beth biết trên đời này có cái món lướt thang máy nữa kia. Nó nói Beth thuộc loại sinh viên trường tư."
"Ờ thì," tôi nói, vẻ dật dờ. Có thể thấy bọn nhóc đang trông chờ một vài lời an ủi từ phía tôi. Nhưng tôi biết phải an ủi bọn trẻ có bạn cùng lớp bị chết thế quái nào đây? Tôi cũng đang sợ vãi mật ra chứ có hơn gì chúng đâu. "Chị nghĩ như thế có nghĩa là mình chẳng bao giờ thật sự hiểu một ai đó như mình tưởng, phải không?"
"Vâng, nhưng lướt thang máy để chơi á?" Tina lắc đầu. "Chắc nó điên mất rồi".
"Khách hàng tiềm năng của thuốc an thần," Brad nghiêm nghị đồng ý, bộc lộ một phần quá trình huấn luyện nói giảm nói tránh mà bộ phận quản lý khu nhà ở này đã nhồi quá chặt vào đầu các RA của mình.
"Heather?"
Tôi quay lại và thấy Sarah, phụ tá cao học của Rachel, đang tiến về phía mình, với một chồng hồ sơ dày cộp trong tay. Vẫn ăn mặc theo kiểu đỉnh cao của thời trang sinh viên cao học New York College như mọi khi - quần yếm và ủng da lộn mềm - cô ta túm lấy tay tôi và siết mạnh.
"Ôi, lạy chúa," Sarah nói, không hề cố gắng giảm âm lượng để cả cái tầng 1 này khỏi nghe thấy. "Chị có tin được không? Điện thoại reo inh tai trong văn phòng. Tất cả các phụ huynh đang tới tấp gọi để an tâm rằng đấy không phải là con mình. Nhưng Rachel nói chúng ta không thể xác nhận danh tính của người chết cho đến khi nhân viên giám định đến. Mặc dù ta đã biết đấy là ai rồi. Ý tôi là, Rachel bắt tôi lấy tài liệu và bảo tôi đưa chúng cho bác sĩ Flynn. Chị nhìn mớ tài liệu này mà xem!"
Sarah vẫy tập tài liệu dày cộp màu kem. Elizabeth Kellogg có hồ sơ lưu trong văn phòng quản lý khu nhà, như vậy có nghĩa là hoặc cô bé đã gặp rắc rối về một vấn đề gì đó hoặc đã từng bị ốm trong năm học này...
... vậy thì rất quái, vì Elizabeth mới là sinh viên năm nhất, mà học kì mùa thu chỉ vừa mới bắt đầu.
"Nghe này." Sarah hăm hở chia sẻ mọi thứ mình biết với tôi, Brad và Tina. Hai đứa kia đang tròn mắt dẹt lắng nghe. Bác Pete thì đứng ở bàn bên kia, làm như thể đang bận quan sát ấy cái màn hình, nhưng tôi biết bác cũng đang dỏng tai lắng nghe. "Mẹ Elizabeth gọi cho Rachel, hết sức tức giận vì chúng ta cho phép sinh viên muốn tiếp khách nào cũng được, và bà ta không muốn Elizabeth tiếp bọn con trai. Rõ ràng bà mẹ này muốn con gái vẫn còn trinh trắng cho đến lúc cưới. Bà ta muốn Rachel làm sao cho Elizabeth chỉ tiếp được bạn gái thôi. Rõ ràng có một số vấn đề ở nhà, nhưng gì thì gì..."
Công việc của một GA - hay trợ lý cao học - là hỗ trợ quản lý các công việc thường ngày của khu. Bù lại, các trợ lý cao học được miễn phí nhà ở và có thêm hàng mớ kinh nghiệm thực tế trong ngành giáo dục bậc cao - mà thường cũng chính là lĩnh vực của họ.
Sarah rõ ràng là đang nhận được quá nhiều kinh nghiệm từ thực tế chiến trường ở Fischer Hall này, hơn cả những gì cô ta mong đợi - có người chết nữa cơ mà.
"Rõ ràng là có một sự cạnh tranh giữa bà mẹ và cô con gái ở đây," Sarah thông báo cho chúng tôi biết. "Ý là, có thể thấy ngay bà Kellogg ghen tị vì nhan sắc của bà đang tàn phai trong khi con gái..."
Chuyên ngành đại học của Sarah là xã hội học. Và cô ta nghĩ tôi mắc bệnh tự ti. Cô ta bảo với tôi điều này ngay trong ngày đầu tiên gặp mặt ở quầy tiếp tân 2 tuần trước đây, khi đến bắt tay tôi rồi rú lên, "Ôi lạy chúa, có phải chị chính là cái cô Heather Wells ấy không đấy?"
Khi tôi thừa nhận tôi chính là cái cô Heather Wells ấy, và nói với Sarah - khi cô ta hỏi tôi thế quái nào mà lại làm việc trong khu cư trú sinh viên (không như tôi, Sarah khôngbao giờ nhầm lẫn gọi nó là kí túc) - rằng tôi đang hy vọng kiếm được cái bằng đại học thì cô ta lập tức tuyên bố, "Chị cần gì học đại học. Cáichi5 cần giải quyết là các vấn đề về sự ruồng bỏ và những cảm giác bất lực mà chị hẳn phải cảm thấy khi bị hãng thu âm cho rớt đài và bị mẹ chị cướp trắng kia."
Điều này kể cũng khá buồn cười, bởi vì cái mà tôi cảm thấy cần giải quyết nhất lúc ấy lại chính là những cảm giác khó chịu đối với Sarah.
May thay bác sĩ Flynn, nhà tâm thần học trong biên chế của khu, đã quày quả đến chỗ bọn tôi, cặp táp đầy những giấy với tờ.
"Đây có phải hồ sơ của nạn nhân không?" ông hỏi thay lời chào. "Tôi muốn xem trước khi nói chuyện với cô bạn cùng phòng và gọi cho phụ huynh nạn nhân."
Sarah đưa tập hồ sơ cho bác sĩ Flynn. Khi lật qua các trang, đột nhiên ông nhăn mũi rồi hỏi, "mùi gì thế nhỉ?"
"Ừm," tôi nói. "Bà Allington hơi... ờ, bà ấy... à..."
"Bà ấy mới phun ra đấy ạ," Brad nói. "Ở bồn cây đằng kia kìa."
Bác sĩ Flynn thở dài, "Không phải lại nữa chứ." Bỗng chuông điện thoại reo, ông nói, "Xin lỗi!" rồi thò tay lấy điện thoại.
Cùng lúc đó, chuông điện thoại bàn tiếp tân cũng đổ ầm ĩ. Tất thảy mọi người đều quay lại nhìn. Khi thấy chẳng ai có động tĩnh gì, tôi liền bắt máy.
"Fischer Hall xin nghe," tôi nói.
Giọng nói ở đầu bên kia tôi không quen.
"Vâng, đây có phải khu kí túc trên đường Washington Square West không ạ?"
"Vâng, đây là khu cư trú," tôi trả lời, lần đầu tiên nhớ tới những gì đã được huấn luyện.
"Tôi đang tự hỏi không biết có thể nói chuyện với ai về tấn bi kịch xảy ra ở đó vào đầu ngày hôm nay?" cái giọng không quen ấy nói tiếp.
Tấn bi kịch? Tôi lập tức thấy nghi ngờ.
"Anh là phóng viên phải không?" tôi hỏi.Đã sống đến lúc này rồi, xin cam đoan là tôi có thể đánh hơi thấy ngay bọn phóng viên từ cách xa cả dặm.
"À vâng, tôi ở tờ The Post..."
"Nếu thế thì anh phải liên lạc với phòng quan hệ báo chí. Ở đây chả có ai bình luận bình liếc gì đâu. Xin chào," tôi dập máy.
Brad và Tina đang trân trân ngó tôi.
"Oa," Brad nói. "Chị khá thật!"
Sarah đưa tay đẩy gọng kính, vì chúng bắt đầu trượt xuống sống mũi.
"Còn phải nói," cô ta nói. "Cứ xem những gì chị ấy phải trải qua thì biết. Bọn thợ săn ảnh đâu có tốt bụng gì cho cam, đúng không Heather? Nhất là khi chị bước vào và thấy Jordan Cartwright đang được cô... cô gì... mơn trớn ấy nhỉ. A đúng rồi. Tania Trace."
"Oa," tôi nói, mở to mắt nhìn Sarah với một sự ngỡ ngàng chân thật. "Cô đúng là biết cách dùng cái ký ức hình ảnh đó của mình đấy nhỉ, Sarah?"
Sarah cười khiêm tốn, trong khi miệng Tina cứ há hốc ra.
"Heather, chị từng hẹn hò với Jordan Cartwright á?" con bé rú lên.
"Chị bắt gặp hắn với Tania Trace á?" Brad trông hạnh phúc như thể ai đó vừa thả một tờ 100 đô lên đùi cậu vậy.
"Ừm," tôi nói. thì tôi đâu có nhiều lựa chọn. Bọn họ có thể dễ dàng google ra chuyện ấy mà. "Ờ. Chuyện đó cũng lâu rồi."
Rồi tôi xin phép đi kiếm 1 lon xô-đa, hy vọng một "choác" caffeine và đường hoá học sẽ giúp tôi kìm bớt ham muốn tạo thêm một cái chết nữa trong đám sinh viên của toà nhà này.
Tác giả :
Meg Cabot