Sicily Miền Đất Dữ
Chương 30
Cái chết của Guiliano đã nghiền nát tinh thần của người dân Sicily. Hắn đã là người lính chiến của họ, là cái mộc che chở cho họ khỏi sự áp bức của bọn nhà giàu, bọn quý tộc, bọn "Người anh em" và bọn chính khách đảng Dân chủ Thiên chúa giáo ở Rome. Với cái chết của Guiliano, Ông Trùm Croce đã đưa toàn dân Sicily từ thằng có của cho đến tên khố rách – vào cái cối ép, để ép cho ra tài sản, của cải của bọn này. Khi chính quyền muốn xây đập, làm thủy lợi để cung cấp nước, với giá rẻ cho dân, Ông Trùm cho đặt mìn, phá các trang thiết bị dùng để xây đập. Bởi vì, lão kiểm soát tất cả các giếng nước. Đập nước cung cấp nước với giá rẻ cho dân. Nhưng ích lợi gì cho lão, nếu không nói là làm giảm số thu của lão? Sau thời kỳ chiến tranh là thời kỳ tái thiết. Ông Trùm có tay trong, biết trước bản đồ thiết kế, quy hoạch. Chỗ nào ngon, lão mua rẻ - và tất nhiên, lão “mua" thì phải được – sau đó, bán lại với cái giá chóng mày chóng mặt. Lão đứng ra “bảo vệ an ninh" cho các xí nghiệp. Đừng hòng bán – dù chỉ là nước A – ti – sô ở một quầy tại chợ Palermo – nếu không đóng chút đỉnh “thuế đen" cho Ông Trùm. Mấy anh nhà giàu đừng hòng mua sắm nữ trang cho vợ hoặc tậu ngựa nòi cho con trai mà không xin Ông Trùm bảo vệ an ninh cho. Với bàn tay cứng rắn, lão đã bóp nát mọi hy vọng “điên khùng" của đám nông dân khố rách chỉ ao ước được trồng trọt cho mình, trên mảnh đất bỏ hoang của hoàng thân Ollorto. Đạo luật cải cách ruộng đất do nghị viện ở Rome thông qua là cái mẹ gì. Một trăm, một ngàn đạo luật đó, cũng chấp. Bị ép, Ông Trùm một bên và đám quý tộc cùng với chính quyền một bên, thằng dân đen Sicily chỉ còn nước há họng than trời. Và, từ bỏ mọi hy vọng.
Hai năm sau khi Guiliano chết, năm trăm ngàn dân Sicilian – hầu hết là đàn ông, con trai – đã bỏ xứ tha phương cầu thực. Có người lặn lội sang nước Anh để làm vườn, để bán kem, để làm bồi trong các nhà hàng. Có người lần mò sang Đức để nhận những công việc tay chân nặng nhọc, hiểm nghèo. Khá lắm thì cũng sang Thụy Sĩ để quét đường hoặc đóng vỏ đồng hồ chim cúc cu. Có người sang tận Brazil, để vào rừng làm tiều phu. Có người liều mạng mò mẫm lên tận vùng Bắc Âu để chịu cóng rét ở đó mà kiếm miếng ăn. Và phúc đức lắm thì được Clemenza tuyển sang Mỹ để bổ sung “quân" cho cánh Corleone. Những tên đó được coi là may mắn nhất rồi đó. Cứ như vậy, cả cái xứ Sicily trở thành vùng đất của ông già bà cả, của con nít, của mẹ góa con côi. Đất đai trong xóm lẫn lộn sỏi đó không còn đủ sức cung cấp dân làm thuê cho các lãnh địa nữa. Vì vậy, mấy ông điền chủ cũng bị ảnh hưởng. Chỉ có Ông Trùm là mỗi ngày một giàu sụ thêm ra.
Gaspare Aspanu Pisciotta bị bắt vì cái tội phạm khi còn làm ăn cướp. Bị kết án chung thân. Bị giam tại nhà tù Ucciardone. Nhưng ai nấy đều ngầm hiểu trước sau gì y cũng được ân giảm. Nỗi lo lắng độc nhất của y là có thể bị làm thịt ngay trong tù. Chờ mãi chẳng thấy ai ân giảm. Y nhắn tin cho Ông Trùm là nếu không thả ngay y ra thì y sẽ tiết lộ tất cả những cuộc tiếp xúc giữa ngài Trezza và băng ăn cướp của y trước kia. Rồi chính ngài đương kim thủ tướng – lúc này ngài Trezza đã vồ được cái ghế thủ tướng rồi – đã âm mưu với Ông Trùm để sát hại các công dân trong vụ Portella del Ginestra.
Chính vào buổi sáng ngài Trezza nhận chức thủ tướng nước Ý, Aspanu Pisciotta thức dậy lúc tám giờ sáng.Y được biệt giam trong một xà lim rộng rãi, có cây cảnh, có mẫu thêu, may mà nó đã tập làm trong lúc bị giam. Công việc thêu may tỉ mẩn làm cho thần kinh y bớt căng thẳng. Thỉnh thoảng y cũng hồi tưởng lại tuổi thơ của y và Turi. Y cũng nhớ lại tình anh em, bè bạn thắm thiết giữa hai đứa.
Pisciotta làm cà phê uống. Y sợ bị đầu độc. Bởi vậy, mọi thứ trong cái ly cà phê ấy đều là do gia đình y gửi vô, thức ăn do nhà giam cung cấp y dùng để nuôi con vật cưng trong lồng. Những nhu yếu phẩm, y để trên một trong những cái giá cùng với đồ thêu, may, vải vóc và một bình dầu ôliu. Có nghĩa là, nếu bị đầu độc, cứ uống đại một họng đầy dầu ôliu là sẽ ói ra hết. Đếch sợ một thứ bạo hành nào hết. Bởi vì, y được canh gác kỹ quá mà: người đến thăm phải được nó xác nhận mới được vào cửa xà lim. Nó không được phép ra khỏi phòng nó. Kiên nhẫn ngồi nhìn con vẹt ăn hết thức ăn, rồi y mới bắt đầu bữa ăn sáng của mình, một cách ngon lành.
Hector Adonis rời Palermo và đáp xe đi đến nhà giam Ucciardone. Mặt trời tháng Hai đã bắt đầu nóng, mặc dù lúc đó mới là buổi sáng. Ông lấy làm tiếc mình đã thắt cà – vạt và bận đồ màu đen. Nhưng ông cảm thấy mình cũng phải ăn mặc đúng điệu trong những dịp như thế này. Tay ông chạm vào tờ giấy quan trọng để ở túi áo trong, chỗ ngực.
Khi đi qua thành phố, ông cảm thấy bóng ma của Guiliano cũng dõi theo ông. Ông nhớ lại một buổi sáng, chiếc xe điện chở đầy cảnh vệ bị mìn nổ tung. Đó là để báo thù cho gia đình Guiliano bị bắt giam cũng tại nhà tù này. Đã bao lần ông tự hỏi làm sao mà một đứa bé ông đã dạy dỗ kỹ càng như vậy về chủ nghĩa nhân đạo lại có thể làm những việc như vậy được. Ngày nay, những bức tường trước các tòa nhà ông đi qua đã cũ, nhưng trong trí tưởng tượng, ông vẫn nhìn thấy những hàng chữ sơn đỏ “Guiliano muôn năm". Phải, thằng con đỡ đầu của ông không sống lâu. Nhưng điều làm ông buồn phiền là nó lại bị chính thằng em, thằng bạn từ lúc còn nhỏ của nó sát hại. Chính vì vậy ông đã rất thú vị khi nhận được chỉ thị đặc biệt của Ông Trùm.
Bức tường vào nhà tù cao và kiên cố. Dây kẽm gai chằng chịt. Lính canh gác cẩn mật, tuần tiễu ngày đêm. Giáo sư Adonis có đủ mọi giấy tờ cần thiết cầm tay, nên đã được cảnh sát đặc biệt đi cùng đến tận bệnh xá của nhà tù. Ông được lão Cuto, dược sĩ của nhà tù chào đón. Ông dược sĩ này mặc đồ trắng tinh. Thắt cà – vạt cẩn thận. Có lẽ ông ta cũng được theo học một khóa về tâm lý, nên ông ta cũng đã quyết định phải ăn mặc một cách đặc biệt trong một dịp đặc biệt như thế này. Ông ta thân mật chào hỏi Adonis. Và hai người ngồi chờ Pisciotta vẫn đến dùng thuốc streptomycin để trị bệnh lao phổi.
- Aspanu vẫn dùng thuốc đều đều đấy chớ? – ông Adonis hỏi.
- Phải, ông ranh ấy gìn giữ kỹ sức khỏe của mình nữa là khác. Y còn cai luôn cả thuốc lá nữa. Nghĩ cũng kỳ, tôi đã để ý thấy nơi nhiều tù nhân, lúc còn tự do, chúng phóng túng, bừa bãi, chúng hút thuốc cho đến cháy cổ họng, nhậu nhẹt đến cái mức mà giá như lá gan có bằng thép cũng phải xơ, chơi bời đĩ điếm cho đến kiệt sức, ngủ nghê cũng bất thường, và thường là thiếu ngủ. Còn tập thể dục ấy hả? Khỏi có bao giờ. Ấy vậy mà khi bị kết án chung thân thì mấy ông phá gia chi tử ấy lại bỏ hết mấy thói hư tật xấu ấy, ăn uống điều độ, tập thể dục đều đều, kiêng khem cẩn thận, bỏ hút thuốc…
- Có lẽ vì họ ít có dịp.
- Ấy, không. Ông bạn lầm. Hễ có tiền thì tại nhà tù này, ông bạn muốn gì cũng có. Thì có gì đâu. Lính tráng, cai ngục thì nghèo, mà tù nhân thì giàu. Bởi vậy, có thể hưởng bất cứ “thú vui" gì.
Adonis đưa mắt nhìn quanh tủ thuốc: có những kệ đầy thuốc và y cụ. Có những ô kéo bằng gỗ sồi, dán băng keo (đựng thuốc loại độc). Có cả hai giường bệnh nữa.
- Ông có gặp điều gì rắc rối khi phải lo thuốc cho thằng Pisciotta không? – ông Adonis hỏi.
- Không, tụi tôi đã được lệnh đặc biệt. Sáng nay tôi vừa trao cho y túi thuốc mới, có dấu niêm đặc biệt, người Mỹ làm để xuất khẩu. Thuốc ấy đặc biệt đắt tiền. Tôi lấy làm lạ không hiểu sao nhà nước lại cứ phải quan tâm nhiều quá đến việc giữ cho y sống như vậy, để làm gì không biết?
Cả hai nhìn nhau, mỉm cười.
Trong xà lim, Aspanu Pisciotta cầm lấy túi thuốc strepto và cẩn thận mở niêm. Y đong liều lượng cẩn thận rồi nuốt. Y lấy làm lạ vì cái vị hơi chua chua. Mới chỉ ngẫm nghĩ vậy được chừng một chút, thì thân thể y đã ưỡn cong về phía trước, rồi té lăn xuống sàn. Y la lớn lên, đến nỗi lính canh phải chạy vào. Pisciotta ráng đứng lên, chống cơn đau đớn nhức nhối trong khắp cơ thể, cổ họng rát buốt như muốn tét ra. Y loạng choạng bước về phía bình dầu ôliu: Một lần nữa, cơ thể y cong gập lại và y la lớn cho lính canh gác nghe: “Cứu tôi với! Cứu tôi với! Tôi bị đầu độc!".
Trước khi gục ngã, y cảm thấy tức giận, vì biết mình bị lão Croce lừa gạt.
Lính gác khiêng Pisciotta xuống trạm xá và nói tù nhân bị ngộ độc. Cuto bảo họ đặt Pisciotta nằm trên giường và khám nghiệm. Ông ta vội vàng pha thuốc giải độc và đổ vào cuống họng Pisciotta. Chỉ có Hector Adonis hiểu rằng thuốc giải độc ấy là quá nhẹ, chẳng giúp ích gì cho nạn nhân. Adonis đi lại cạnh giường, tay thủ sẵn mảnh giấy ấy dưới áo lót của Pisciotta. Cùng lúc đó, ông nhìn vào khuôn mặt y. Cũng đẹp trai. Nhưng khuôn mặt ấy nhăn nhó vì đau đớn. Ông Adonis biết, cơn đau ấy thật là khủng khiếp. Lúc đó, Adonis đọc lời cầu nguyện cho linh hồn y. Và ông cảm thấy buồn kinh khủng. Ông nhớ lại lúc thằng này và thằng con đỡ đầu của ông, hai đứa, tay trong tay, vừa đi trên ngọn đồi, vừa đọc thơ về hiệp sĩ Roland.
Mãi sáu tiếng đồng hồ sau đó – khi liệm xác – người ta mới thấy mảnh giấy luồn dưới áo Pisciotta. Vì vậy, nên không kịp đăng cùng với tin tức về cái chết của Pisciotta đã được đăng trên báo chí và được lan ra khắp Sicily.
Trên mảnh giấy ấy có ghi dòng chữ: “Kẻ phản bội Guiliano sẽ chết như thế đó".
Hai năm sau khi Guiliano chết, năm trăm ngàn dân Sicilian – hầu hết là đàn ông, con trai – đã bỏ xứ tha phương cầu thực. Có người lặn lội sang nước Anh để làm vườn, để bán kem, để làm bồi trong các nhà hàng. Có người lần mò sang Đức để nhận những công việc tay chân nặng nhọc, hiểm nghèo. Khá lắm thì cũng sang Thụy Sĩ để quét đường hoặc đóng vỏ đồng hồ chim cúc cu. Có người sang tận Brazil, để vào rừng làm tiều phu. Có người liều mạng mò mẫm lên tận vùng Bắc Âu để chịu cóng rét ở đó mà kiếm miếng ăn. Và phúc đức lắm thì được Clemenza tuyển sang Mỹ để bổ sung “quân" cho cánh Corleone. Những tên đó được coi là may mắn nhất rồi đó. Cứ như vậy, cả cái xứ Sicily trở thành vùng đất của ông già bà cả, của con nít, của mẹ góa con côi. Đất đai trong xóm lẫn lộn sỏi đó không còn đủ sức cung cấp dân làm thuê cho các lãnh địa nữa. Vì vậy, mấy ông điền chủ cũng bị ảnh hưởng. Chỉ có Ông Trùm là mỗi ngày một giàu sụ thêm ra.
Gaspare Aspanu Pisciotta bị bắt vì cái tội phạm khi còn làm ăn cướp. Bị kết án chung thân. Bị giam tại nhà tù Ucciardone. Nhưng ai nấy đều ngầm hiểu trước sau gì y cũng được ân giảm. Nỗi lo lắng độc nhất của y là có thể bị làm thịt ngay trong tù. Chờ mãi chẳng thấy ai ân giảm. Y nhắn tin cho Ông Trùm là nếu không thả ngay y ra thì y sẽ tiết lộ tất cả những cuộc tiếp xúc giữa ngài Trezza và băng ăn cướp của y trước kia. Rồi chính ngài đương kim thủ tướng – lúc này ngài Trezza đã vồ được cái ghế thủ tướng rồi – đã âm mưu với Ông Trùm để sát hại các công dân trong vụ Portella del Ginestra.
Chính vào buổi sáng ngài Trezza nhận chức thủ tướng nước Ý, Aspanu Pisciotta thức dậy lúc tám giờ sáng.Y được biệt giam trong một xà lim rộng rãi, có cây cảnh, có mẫu thêu, may mà nó đã tập làm trong lúc bị giam. Công việc thêu may tỉ mẩn làm cho thần kinh y bớt căng thẳng. Thỉnh thoảng y cũng hồi tưởng lại tuổi thơ của y và Turi. Y cũng nhớ lại tình anh em, bè bạn thắm thiết giữa hai đứa.
Pisciotta làm cà phê uống. Y sợ bị đầu độc. Bởi vậy, mọi thứ trong cái ly cà phê ấy đều là do gia đình y gửi vô, thức ăn do nhà giam cung cấp y dùng để nuôi con vật cưng trong lồng. Những nhu yếu phẩm, y để trên một trong những cái giá cùng với đồ thêu, may, vải vóc và một bình dầu ôliu. Có nghĩa là, nếu bị đầu độc, cứ uống đại một họng đầy dầu ôliu là sẽ ói ra hết. Đếch sợ một thứ bạo hành nào hết. Bởi vì, y được canh gác kỹ quá mà: người đến thăm phải được nó xác nhận mới được vào cửa xà lim. Nó không được phép ra khỏi phòng nó. Kiên nhẫn ngồi nhìn con vẹt ăn hết thức ăn, rồi y mới bắt đầu bữa ăn sáng của mình, một cách ngon lành.
Hector Adonis rời Palermo và đáp xe đi đến nhà giam Ucciardone. Mặt trời tháng Hai đã bắt đầu nóng, mặc dù lúc đó mới là buổi sáng. Ông lấy làm tiếc mình đã thắt cà – vạt và bận đồ màu đen. Nhưng ông cảm thấy mình cũng phải ăn mặc đúng điệu trong những dịp như thế này. Tay ông chạm vào tờ giấy quan trọng để ở túi áo trong, chỗ ngực.
Khi đi qua thành phố, ông cảm thấy bóng ma của Guiliano cũng dõi theo ông. Ông nhớ lại một buổi sáng, chiếc xe điện chở đầy cảnh vệ bị mìn nổ tung. Đó là để báo thù cho gia đình Guiliano bị bắt giam cũng tại nhà tù này. Đã bao lần ông tự hỏi làm sao mà một đứa bé ông đã dạy dỗ kỹ càng như vậy về chủ nghĩa nhân đạo lại có thể làm những việc như vậy được. Ngày nay, những bức tường trước các tòa nhà ông đi qua đã cũ, nhưng trong trí tưởng tượng, ông vẫn nhìn thấy những hàng chữ sơn đỏ “Guiliano muôn năm". Phải, thằng con đỡ đầu của ông không sống lâu. Nhưng điều làm ông buồn phiền là nó lại bị chính thằng em, thằng bạn từ lúc còn nhỏ của nó sát hại. Chính vì vậy ông đã rất thú vị khi nhận được chỉ thị đặc biệt của Ông Trùm.
Bức tường vào nhà tù cao và kiên cố. Dây kẽm gai chằng chịt. Lính canh gác cẩn mật, tuần tiễu ngày đêm. Giáo sư Adonis có đủ mọi giấy tờ cần thiết cầm tay, nên đã được cảnh sát đặc biệt đi cùng đến tận bệnh xá của nhà tù. Ông được lão Cuto, dược sĩ của nhà tù chào đón. Ông dược sĩ này mặc đồ trắng tinh. Thắt cà – vạt cẩn thận. Có lẽ ông ta cũng được theo học một khóa về tâm lý, nên ông ta cũng đã quyết định phải ăn mặc một cách đặc biệt trong một dịp đặc biệt như thế này. Ông ta thân mật chào hỏi Adonis. Và hai người ngồi chờ Pisciotta vẫn đến dùng thuốc streptomycin để trị bệnh lao phổi.
- Aspanu vẫn dùng thuốc đều đều đấy chớ? – ông Adonis hỏi.
- Phải, ông ranh ấy gìn giữ kỹ sức khỏe của mình nữa là khác. Y còn cai luôn cả thuốc lá nữa. Nghĩ cũng kỳ, tôi đã để ý thấy nơi nhiều tù nhân, lúc còn tự do, chúng phóng túng, bừa bãi, chúng hút thuốc cho đến cháy cổ họng, nhậu nhẹt đến cái mức mà giá như lá gan có bằng thép cũng phải xơ, chơi bời đĩ điếm cho đến kiệt sức, ngủ nghê cũng bất thường, và thường là thiếu ngủ. Còn tập thể dục ấy hả? Khỏi có bao giờ. Ấy vậy mà khi bị kết án chung thân thì mấy ông phá gia chi tử ấy lại bỏ hết mấy thói hư tật xấu ấy, ăn uống điều độ, tập thể dục đều đều, kiêng khem cẩn thận, bỏ hút thuốc…
- Có lẽ vì họ ít có dịp.
- Ấy, không. Ông bạn lầm. Hễ có tiền thì tại nhà tù này, ông bạn muốn gì cũng có. Thì có gì đâu. Lính tráng, cai ngục thì nghèo, mà tù nhân thì giàu. Bởi vậy, có thể hưởng bất cứ “thú vui" gì.
Adonis đưa mắt nhìn quanh tủ thuốc: có những kệ đầy thuốc và y cụ. Có những ô kéo bằng gỗ sồi, dán băng keo (đựng thuốc loại độc). Có cả hai giường bệnh nữa.
- Ông có gặp điều gì rắc rối khi phải lo thuốc cho thằng Pisciotta không? – ông Adonis hỏi.
- Không, tụi tôi đã được lệnh đặc biệt. Sáng nay tôi vừa trao cho y túi thuốc mới, có dấu niêm đặc biệt, người Mỹ làm để xuất khẩu. Thuốc ấy đặc biệt đắt tiền. Tôi lấy làm lạ không hiểu sao nhà nước lại cứ phải quan tâm nhiều quá đến việc giữ cho y sống như vậy, để làm gì không biết?
Cả hai nhìn nhau, mỉm cười.
Trong xà lim, Aspanu Pisciotta cầm lấy túi thuốc strepto và cẩn thận mở niêm. Y đong liều lượng cẩn thận rồi nuốt. Y lấy làm lạ vì cái vị hơi chua chua. Mới chỉ ngẫm nghĩ vậy được chừng một chút, thì thân thể y đã ưỡn cong về phía trước, rồi té lăn xuống sàn. Y la lớn lên, đến nỗi lính canh phải chạy vào. Pisciotta ráng đứng lên, chống cơn đau đớn nhức nhối trong khắp cơ thể, cổ họng rát buốt như muốn tét ra. Y loạng choạng bước về phía bình dầu ôliu: Một lần nữa, cơ thể y cong gập lại và y la lớn cho lính canh gác nghe: “Cứu tôi với! Cứu tôi với! Tôi bị đầu độc!".
Trước khi gục ngã, y cảm thấy tức giận, vì biết mình bị lão Croce lừa gạt.
Lính gác khiêng Pisciotta xuống trạm xá và nói tù nhân bị ngộ độc. Cuto bảo họ đặt Pisciotta nằm trên giường và khám nghiệm. Ông ta vội vàng pha thuốc giải độc và đổ vào cuống họng Pisciotta. Chỉ có Hector Adonis hiểu rằng thuốc giải độc ấy là quá nhẹ, chẳng giúp ích gì cho nạn nhân. Adonis đi lại cạnh giường, tay thủ sẵn mảnh giấy ấy dưới áo lót của Pisciotta. Cùng lúc đó, ông nhìn vào khuôn mặt y. Cũng đẹp trai. Nhưng khuôn mặt ấy nhăn nhó vì đau đớn. Ông Adonis biết, cơn đau ấy thật là khủng khiếp. Lúc đó, Adonis đọc lời cầu nguyện cho linh hồn y. Và ông cảm thấy buồn kinh khủng. Ông nhớ lại lúc thằng này và thằng con đỡ đầu của ông, hai đứa, tay trong tay, vừa đi trên ngọn đồi, vừa đọc thơ về hiệp sĩ Roland.
Mãi sáu tiếng đồng hồ sau đó – khi liệm xác – người ta mới thấy mảnh giấy luồn dưới áo Pisciotta. Vì vậy, nên không kịp đăng cùng với tin tức về cái chết của Pisciotta đã được đăng trên báo chí và được lan ra khắp Sicily.
Trên mảnh giấy ấy có ghi dòng chữ: “Kẻ phản bội Guiliano sẽ chết như thế đó".
Tác giả :
Mario Puzo