Sáp Huyết
Quyển 2 - Chương 191: Nước mắt đế vương (1)
Triệu Trinh chậm rãi gật đầu:
-Hoàng thúc nói không sai. Bây giờ trẫm sẽ đi hỏi.
Hắn bước ra khỏi cung Thùy Củng, thấy các quần thần đã quỳ đen nghịt bên ngoài. Quần thần nghe Thánh thượng xuất cung, đồng thanh hô vạn tuế.
Triệu Trinh nhìn các quần thần, nghẹn ngào không nên lời, chỉ khoát tay, Diêm Văn Ứng biết điều tiến lên phía trước, tuyên bố:
-Thái hậu đã… quy tiên.
Gió mây thê lương, quần thần gào khóc.
Triệu Trinh lại nước mắt chảy dài, đợi cơn đau thương của các quần thần lắng xuống, mới hỏi:
-Thái hậu ra đi rồi, nhưng hình như người vẫn có tâm sự. Trước khi ra đi, người nắm chặt Duyện Miện không buông, vậy rốt cuộc là nguyên do gì?
Quần thần trầm mặc, gió lạnh thét gào, tăng thêm phần nghiêm túc.
Lời Triệu Trinh hỏi còn có thâm ý sâu sắc, trước khi các quần thần chưa nắm bắt được ý của thiên tử, không dám tùy tiện nói bừa.
Duyện Miện vốn là phục trang của thiên tử. Phải biết rằng, Thái hậu có thể mặc được Duyện Miện cũng là có nguyên do của nó. Trước kia Thái hậu cố chấp muốn đăng cơ, sau khi Triệu Doãn Thăng chết, dục vọng đó của Thái hậu cũng không vơi. Nhưng trước đó không lâu, đột nhiên lại nằng nặc muốn mặc Duyện Miện đi đến Thái miếu, tham bái liệt tổ liệt tông của Triệu gia Đại Tống.
Các quần thần đều hiểu, Thái hậu làm thế là muốn nói với tất cả mọi người, đặc biệt là những Tống thần bọn họ rằng: Lưu Nga ta tuy là ti tiện, nhưng cuối cùng vẫn có thể sánh ngang với các bậc quân vương.
Yêu cầu này của Thái hậu đã làm khó quần thần Đại Tống.
Việc Thái hậu mặc Duyện Miện bái lạy, tuy không phải là đăng cơ, nhưng lại có nghĩa là tuyên cáo thiên hạ rằng mình tham bái với thân phận thiên tử. Chuyện này thì liệt tổ liệt tông nhà họ Triệu phải đối diện thế nào, chuyện này khiến các quan văn nhận ân huệ Triệu gia, một lòng coi bảo vệ giang sơn Đại Tống là nhiệm vụ của mình làm sao chịu nổi?
Thái hậu một lòng kiên quyết, các quần thần không còn cách nào khác, cuối cùng đành thỏa hiệp với Thái hậu, Tống thần sửa đổi vài chỗ trên Duyện Miện. Khiến cho chiếc Duyện Miện đó nhìn thì giống như Duyện Miện, nhưng lại không phải Duyện Miện, rồi để Triệu Trinh mời Thái hậu mặc chiếc Duyện Miện mới sửa đó tham bái thái miếu.
Cũng chẳng thể nói rõ ai là khẽ dối người dối ta, Thái hậu, thiên tử hay là là đám Tống thần? Thái hậu mặc chiếc Duyện Miện phải mà không phải đi đến Thái miếu, chuyện này giống như một vở hài kịch, nhạc ngừng người về, nhưng vở kịch vẫn chưa hạ màn.
Sau chuyện đó, Thái hậu luôn mặc chiếc Duyện Miện đó trên người, chết cũng không chịu cởi ra. Ai cũng nhìn ra là Thái hậu rất thích chiếc Duyện Miện đó.
Trước khi chết, Thái hậu nắm chặt Duyện Miện, liệu có phải là muốn tỏ ý rằng: chiếc áo này chớ có hòng cởi ra, phải mặc đến lăng Vĩnh Định chôn chung với Chân Tông?
Nhiều người đều nghĩ như vậy, nhưng không ai dám nói.
Bông tuyết rơi xuống, từng cánh hoa tuyết đều tràn ngập hiu quạnh.
Khoảnh khắc đó, thần sắc Triệu Trinh còn lạnh lùng hơn cả tuyết, hắn đang nhìn một người. Thần sắc người đó cũng lạnh lùng, hoặc có thể nói là trầm tĩnh. Người đó không hề nhìn Triệu Trinh, mà chỉ cúi đầu không nói, người đó chính là người đứng đầu trong lưỡng phủ, Lã Di Giản!
Lã Di Giản không bước tới, Tham chính Tiết Khuê quỳ lết tới trước, nói:
-Khởi bẩm Thánh thượng, Thái hậu trước khi quy tiên lấy tay giữ trừ phục, dụng ý rõ ràng, chắc chắn là Thái hậu không muốn mặc Duyện Miện đi gặp tiên đế. Trước kia tiên đế muốn Thái hậu chăm sóc thiên tử, muốn Thái hậu trả lại quyền chấp chính cho thiên tử sau khi thiên tử trưởng thành, nếu Thái hậu mặc Duyện Miện đi gặp tiên đế, thì làm sao trả lời cho sự nghi ngờ của tiên đế?
Triệu Trinh thở phào, lẩm bẩm nói:
-Thì ra là như vậy.
Ngoảnh đầu nhìn về phía lão thần Lý Địch cách đó không xa, Triệu Trinh hỏi:
-Ân sư, trước khi Thái hậu băng hà, là đang nói chuyện với người, thiết nghĩ người phải là người hiểu dụng ý của Thái hậu nhất. Theo như người thấy, thì Thái hậu có ý gì?
Lý Địch toàn thân run rẩy, trong mắt có một nỗi đau thương không thể nói thành lời, thấy ánh mắt như thiêu đốt của Triệu Trinh, thấp giọng nói:
-Lão thần già rồi… cũng hồ đồ rồi. Thấy lời Tiết Tham chính nói cũng có cái lý của ông ấy.
Triệu Trinh có chút không hài lòng, chuyển sang nhìn Lã Di Giản, nói:
-Lã tướng. ý ngươi thế nào?
Lã Di Giản trầm ngâm giây lát, nói:
-Lý đại nhân nói không sai, Tiết Tham chính nói cũng có cái lý của ông ấy.
Các quần thần có người không hiểu, có người đã hiểu, hai người bọn Lã Di Giản, Lý Địch nhìn bề ngoài thì có vẻ phụ họa theo Tiết Khuê, nhưng lời nói lại rất mơ hồ, chỉ nói Tiết Khuê có lý của hắn. Còn cái lý của Tiết Khuê có đúng hay không, bọn họ có khuyên thiên tử thu nhận hay không, thì hai người Lã, Lý lại đều không nói.
Hai kẻ lõi đời này, đương nhiên là vẫn đang đợi xem ý thiên tử thế nào.
Thiên tử chí hiếu, rốt cuộc sẽ quyết định thế nào, không ai biết!
Triệu Trinh nói:
-Nếu ba vị khanh gia đã có chung ý kiến, vậy quyết định cởi bỏ Duyện Miện của Thái hậu, trả lại phục sức vốn có cho Thái hậu, trẫm cũng nghĩ rằng như thế là thỏa đáng. Các vị ái khanh, các khanh còn dị nghị gì không?
Các quần thần hơi giật mình, liền ngay sau đó không đồng thanh nói:
-Thánh thượng anh minh.
Ánh mắt Triệu Trinh lướt qua trên người các quần thần, dường như mang theo tâm sự liếc nhìn Lã Di Giản một cái, nói:
-Thái hậu quy tiên, mấy ngày này trẫm tạm thời không xử lý triều chính, tất cả lui hết đi.
Dứt lời, Triệu Trinh phất tay áo hồi cung, quần thần quỳ tiễn, lén lén thảo luận, túm năm tụm ba mà giải tán.
Triệu Trinh trở lại vào trong cung, thấy Địch Thanh vẫn đứng ở đó, dường như chưa hề nhúc nhíc qua. Trong lòng đột nhiên kích động, đi đến, túm lấy cánh tay Địch Thanh, nức nở nói:
-Địch Thanh, Thái hậu người… đi rồi.
Trong cung khắp nơi đều có người, nhưng trong mắt hắn chỉ có một mình Địch Thanh.
Các cung nhân thấy thế, ai nấy đều kinh ngạc, không tại sao trong lúc đau lòng thế này, Triệu Trinh lại không tìm đến cung nhân, không tìm đến người thân, không tìm Hoàng hậu, vì sao lại chỉ tìm đến Địch Thanh để bộc lộ tâm tư.
Địch Thanh cũng kinh ngạc, chân tay luống cuống, một lúc sau mới nói:
-Thánh thượng, người đi đã đi rồi, người… xin nén đau thương.
Triệu Trinh khóc lóc một hồi lâu, dường như nhận thấy có chút thất thố, chậm rãi lơi lỏng hai tay, ngồi xuống thấp giọng nói:
-Địch Thanh, lúc trước trẫm thấy người đau buồn đến muốn chết trước mặt Dương Vũ Thường, trẫm vẫn không hiểu nổi. Nhưng đến bây giờ trẫm mới hiểu, Thái hậu đi rồi, trẫm không thể tận hiếu với người nữa, cứ nghĩ đến đây…
Hắn nghẹn ngào không nói nên lời, lấy tay áo lau mắt, thì thào nói:
-Trẫm… phải lo việc hậu sự của Thái hậu cho đàng hoàng…
-Thánh thượng, trước mắt vẫn chưa vội lo hậu sự cho Thái hậu.
Triệu Trinh giận tím mặt, quát lên:
-Ngươi… Bát vương gia, ngươi nói gì?
Hắn vốn nghĩ lời vừa rồi là do Địch Thanh nói, không kìm nổi cơn giận dữ, nhưng quay đầu nhìn lại mới phát hiện ra người nói lại là Triệu Nguyên Nghiễm.
Bát vương gia quỳ lết tới trước, run giọng nói:
-Thánh thượng, thần liều chết xin khẩn cầu một việc.
Hai hàng lông mày của Triệu Trinh dựng ngược, lạnh giọng nói:
-Ngươi yêu cầu điều gì? Ngươi có biết chỉ cần với một câu ngươi vừa nói, cũng đủ để trẫm ban chết cho ngươi rồi không!
Địch Thanh cũng lấy làm lạ, không hiểu vì sao Bát vương gia lại có một câu không hợp hoàn cảnh như thế vào lúc này.
Ngược lại, giọng nói của Bát vương gia lại trở nên trầm thấp, không còn sợ hãi nữa:
-Có những lời, thần dù chết cũng phải nói. Thần một lòng trung thành, không muốn để Thánh thượng phải gánh tội danh bất hiếu vào lúc này.
-Hoàng thúc nói không sai. Bây giờ trẫm sẽ đi hỏi.
Hắn bước ra khỏi cung Thùy Củng, thấy các quần thần đã quỳ đen nghịt bên ngoài. Quần thần nghe Thánh thượng xuất cung, đồng thanh hô vạn tuế.
Triệu Trinh nhìn các quần thần, nghẹn ngào không nên lời, chỉ khoát tay, Diêm Văn Ứng biết điều tiến lên phía trước, tuyên bố:
-Thái hậu đã… quy tiên.
Gió mây thê lương, quần thần gào khóc.
Triệu Trinh lại nước mắt chảy dài, đợi cơn đau thương của các quần thần lắng xuống, mới hỏi:
-Thái hậu ra đi rồi, nhưng hình như người vẫn có tâm sự. Trước khi ra đi, người nắm chặt Duyện Miện không buông, vậy rốt cuộc là nguyên do gì?
Quần thần trầm mặc, gió lạnh thét gào, tăng thêm phần nghiêm túc.
Lời Triệu Trinh hỏi còn có thâm ý sâu sắc, trước khi các quần thần chưa nắm bắt được ý của thiên tử, không dám tùy tiện nói bừa.
Duyện Miện vốn là phục trang của thiên tử. Phải biết rằng, Thái hậu có thể mặc được Duyện Miện cũng là có nguyên do của nó. Trước kia Thái hậu cố chấp muốn đăng cơ, sau khi Triệu Doãn Thăng chết, dục vọng đó của Thái hậu cũng không vơi. Nhưng trước đó không lâu, đột nhiên lại nằng nặc muốn mặc Duyện Miện đi đến Thái miếu, tham bái liệt tổ liệt tông của Triệu gia Đại Tống.
Các quần thần đều hiểu, Thái hậu làm thế là muốn nói với tất cả mọi người, đặc biệt là những Tống thần bọn họ rằng: Lưu Nga ta tuy là ti tiện, nhưng cuối cùng vẫn có thể sánh ngang với các bậc quân vương.
Yêu cầu này của Thái hậu đã làm khó quần thần Đại Tống.
Việc Thái hậu mặc Duyện Miện bái lạy, tuy không phải là đăng cơ, nhưng lại có nghĩa là tuyên cáo thiên hạ rằng mình tham bái với thân phận thiên tử. Chuyện này thì liệt tổ liệt tông nhà họ Triệu phải đối diện thế nào, chuyện này khiến các quan văn nhận ân huệ Triệu gia, một lòng coi bảo vệ giang sơn Đại Tống là nhiệm vụ của mình làm sao chịu nổi?
Thái hậu một lòng kiên quyết, các quần thần không còn cách nào khác, cuối cùng đành thỏa hiệp với Thái hậu, Tống thần sửa đổi vài chỗ trên Duyện Miện. Khiến cho chiếc Duyện Miện đó nhìn thì giống như Duyện Miện, nhưng lại không phải Duyện Miện, rồi để Triệu Trinh mời Thái hậu mặc chiếc Duyện Miện mới sửa đó tham bái thái miếu.
Cũng chẳng thể nói rõ ai là khẽ dối người dối ta, Thái hậu, thiên tử hay là là đám Tống thần? Thái hậu mặc chiếc Duyện Miện phải mà không phải đi đến Thái miếu, chuyện này giống như một vở hài kịch, nhạc ngừng người về, nhưng vở kịch vẫn chưa hạ màn.
Sau chuyện đó, Thái hậu luôn mặc chiếc Duyện Miện đó trên người, chết cũng không chịu cởi ra. Ai cũng nhìn ra là Thái hậu rất thích chiếc Duyện Miện đó.
Trước khi chết, Thái hậu nắm chặt Duyện Miện, liệu có phải là muốn tỏ ý rằng: chiếc áo này chớ có hòng cởi ra, phải mặc đến lăng Vĩnh Định chôn chung với Chân Tông?
Nhiều người đều nghĩ như vậy, nhưng không ai dám nói.
Bông tuyết rơi xuống, từng cánh hoa tuyết đều tràn ngập hiu quạnh.
Khoảnh khắc đó, thần sắc Triệu Trinh còn lạnh lùng hơn cả tuyết, hắn đang nhìn một người. Thần sắc người đó cũng lạnh lùng, hoặc có thể nói là trầm tĩnh. Người đó không hề nhìn Triệu Trinh, mà chỉ cúi đầu không nói, người đó chính là người đứng đầu trong lưỡng phủ, Lã Di Giản!
Lã Di Giản không bước tới, Tham chính Tiết Khuê quỳ lết tới trước, nói:
-Khởi bẩm Thánh thượng, Thái hậu trước khi quy tiên lấy tay giữ trừ phục, dụng ý rõ ràng, chắc chắn là Thái hậu không muốn mặc Duyện Miện đi gặp tiên đế. Trước kia tiên đế muốn Thái hậu chăm sóc thiên tử, muốn Thái hậu trả lại quyền chấp chính cho thiên tử sau khi thiên tử trưởng thành, nếu Thái hậu mặc Duyện Miện đi gặp tiên đế, thì làm sao trả lời cho sự nghi ngờ của tiên đế?
Triệu Trinh thở phào, lẩm bẩm nói:
-Thì ra là như vậy.
Ngoảnh đầu nhìn về phía lão thần Lý Địch cách đó không xa, Triệu Trinh hỏi:
-Ân sư, trước khi Thái hậu băng hà, là đang nói chuyện với người, thiết nghĩ người phải là người hiểu dụng ý của Thái hậu nhất. Theo như người thấy, thì Thái hậu có ý gì?
Lý Địch toàn thân run rẩy, trong mắt có một nỗi đau thương không thể nói thành lời, thấy ánh mắt như thiêu đốt của Triệu Trinh, thấp giọng nói:
-Lão thần già rồi… cũng hồ đồ rồi. Thấy lời Tiết Tham chính nói cũng có cái lý của ông ấy.
Triệu Trinh có chút không hài lòng, chuyển sang nhìn Lã Di Giản, nói:
-Lã tướng. ý ngươi thế nào?
Lã Di Giản trầm ngâm giây lát, nói:
-Lý đại nhân nói không sai, Tiết Tham chính nói cũng có cái lý của ông ấy.
Các quần thần có người không hiểu, có người đã hiểu, hai người bọn Lã Di Giản, Lý Địch nhìn bề ngoài thì có vẻ phụ họa theo Tiết Khuê, nhưng lời nói lại rất mơ hồ, chỉ nói Tiết Khuê có lý của hắn. Còn cái lý của Tiết Khuê có đúng hay không, bọn họ có khuyên thiên tử thu nhận hay không, thì hai người Lã, Lý lại đều không nói.
Hai kẻ lõi đời này, đương nhiên là vẫn đang đợi xem ý thiên tử thế nào.
Thiên tử chí hiếu, rốt cuộc sẽ quyết định thế nào, không ai biết!
Triệu Trinh nói:
-Nếu ba vị khanh gia đã có chung ý kiến, vậy quyết định cởi bỏ Duyện Miện của Thái hậu, trả lại phục sức vốn có cho Thái hậu, trẫm cũng nghĩ rằng như thế là thỏa đáng. Các vị ái khanh, các khanh còn dị nghị gì không?
Các quần thần hơi giật mình, liền ngay sau đó không đồng thanh nói:
-Thánh thượng anh minh.
Ánh mắt Triệu Trinh lướt qua trên người các quần thần, dường như mang theo tâm sự liếc nhìn Lã Di Giản một cái, nói:
-Thái hậu quy tiên, mấy ngày này trẫm tạm thời không xử lý triều chính, tất cả lui hết đi.
Dứt lời, Triệu Trinh phất tay áo hồi cung, quần thần quỳ tiễn, lén lén thảo luận, túm năm tụm ba mà giải tán.
Triệu Trinh trở lại vào trong cung, thấy Địch Thanh vẫn đứng ở đó, dường như chưa hề nhúc nhíc qua. Trong lòng đột nhiên kích động, đi đến, túm lấy cánh tay Địch Thanh, nức nở nói:
-Địch Thanh, Thái hậu người… đi rồi.
Trong cung khắp nơi đều có người, nhưng trong mắt hắn chỉ có một mình Địch Thanh.
Các cung nhân thấy thế, ai nấy đều kinh ngạc, không tại sao trong lúc đau lòng thế này, Triệu Trinh lại không tìm đến cung nhân, không tìm đến người thân, không tìm Hoàng hậu, vì sao lại chỉ tìm đến Địch Thanh để bộc lộ tâm tư.
Địch Thanh cũng kinh ngạc, chân tay luống cuống, một lúc sau mới nói:
-Thánh thượng, người đi đã đi rồi, người… xin nén đau thương.
Triệu Trinh khóc lóc một hồi lâu, dường như nhận thấy có chút thất thố, chậm rãi lơi lỏng hai tay, ngồi xuống thấp giọng nói:
-Địch Thanh, lúc trước trẫm thấy người đau buồn đến muốn chết trước mặt Dương Vũ Thường, trẫm vẫn không hiểu nổi. Nhưng đến bây giờ trẫm mới hiểu, Thái hậu đi rồi, trẫm không thể tận hiếu với người nữa, cứ nghĩ đến đây…
Hắn nghẹn ngào không nói nên lời, lấy tay áo lau mắt, thì thào nói:
-Trẫm… phải lo việc hậu sự của Thái hậu cho đàng hoàng…
-Thánh thượng, trước mắt vẫn chưa vội lo hậu sự cho Thái hậu.
Triệu Trinh giận tím mặt, quát lên:
-Ngươi… Bát vương gia, ngươi nói gì?
Hắn vốn nghĩ lời vừa rồi là do Địch Thanh nói, không kìm nổi cơn giận dữ, nhưng quay đầu nhìn lại mới phát hiện ra người nói lại là Triệu Nguyên Nghiễm.
Bát vương gia quỳ lết tới trước, run giọng nói:
-Thánh thượng, thần liều chết xin khẩn cầu một việc.
Hai hàng lông mày của Triệu Trinh dựng ngược, lạnh giọng nói:
-Ngươi yêu cầu điều gì? Ngươi có biết chỉ cần với một câu ngươi vừa nói, cũng đủ để trẫm ban chết cho ngươi rồi không!
Địch Thanh cũng lấy làm lạ, không hiểu vì sao Bát vương gia lại có một câu không hợp hoàn cảnh như thế vào lúc này.
Ngược lại, giọng nói của Bát vương gia lại trở nên trầm thấp, không còn sợ hãi nữa:
-Có những lời, thần dù chết cũng phải nói. Thần một lòng trung thành, không muốn để Thánh thượng phải gánh tội danh bất hiếu vào lúc này.
Tác giả :
Mặc Vũ