Quỷ Súc, Đẳng Ngược Ba!
Chương 64: Tư bản là lợi khí giả cool
“Tam thiếu gia, bộ quần áo này…" Đinh Bằng chạy lon ton đến trước mặt Hoắc Cải, sợ tới mức sắp khóc: Tam thiếu gia ngài ra vào phòng tắm một lượt, quần áo liền thay đổi, tiểu nhân biết nói thế nào với lão gia đây, oa oa oa~
Hoắc Cải không thèm để tâm phất phất tay bảo hắn im miệng, sau đó nhanh chóng kéo Đinh Bằng đến một góc, thấp giọng hỏi: “Đinh Bằng, nói thật cho ta biết, đại ca bảo ta tiếp xúc Trần đại nhân, cụ thể là vì cái gì?"
Đinh Bằng thấp giọng thành khẩn đáp: “Chắc hẳn là vì kỳ thi Hương sắp tới và sĩ đồ sau này của tam thiếu gia."
Hoắc Cải liếc Đinh Bằng một cái, thản nhiên nói: “Đại ca đối tốt với ta, ta tất nhiên biết. Hiện tại điều ta hỏi là, sau khi ta kết giao với Trần đại nhân, đối với chuyện làm ăn tại Khôn Châu của đại ca cụ thể có lợi ích gì?"
Hoắc Cải ngừng một chút, lại nhắc nhở nói: “Ngươi tốt nhất đừng giấu ta, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn bước tiếp theo của ta, nếu như tạo nên tổn hại cho đại ca ta sẽ mặc kệ đó."
“Lão gia quả thực chưa từng nhắc tới việc tranh thủ Trần đại nhân trong việc làm ăn." Đinh Bằng cẩn trọng hỏi: “Tam thiếu gia, có phải xảy ra chuyện gì rồi không?"
Hoắc Cải cười khẽ một tiếng, nói: “Trần đại nhân hỏi ta, giao hảo với ngài ấy là muốn mưu lợi điều gì?"
“Hả! Thế thì hỏng rồi!" Đinh Bằng vẻ mặt lo lắng.
“Đúng vậy, Trần đại nhân lần này đã nhận định ta lân la nơi quyền quý là có âm mưu, đúng là không dễ ứng phó." Ngón tay trắng mềm cọ qua bờ môi đỏ, Hoắc Cải cười đầy tà khí: “Có điều… so với việc nịnh bợ quyền quý, chẳng bằng câu dẫn quyền quý đến nịnh bợ ta, đúng không nào?"
Đinh Bằng nhìn vẻ mặt tà mị đó của Hoắc Cải, hô hấp cũng không thuận nữa: Tam thiếu gia cái ngài vừa nói chẳng lẽ đúng là câu dẫn sao, câu dẫn đó sao? Tam thiếu gia ngài ngàn vạn lần phải tự trọng a, bằng không lão gia nhất định sẽ băm ta thành thức ăn cho Tham Lang đó, hu hu hu~
“Ngươi ghé tai lại đây." Hoắc Cải tinh quang trong mắt âm trầm.
Đinh Bằng nghe lời ghé tai lại.
“…" Hoắc Cải nói xong, vỗ vỗ vai Đinh Bằng: “Được rồi, lập tức đi mang đồ lại đây cho ta trong thời gian ngắn nhất, thành bại của tam thiếu gia ta quyết định bởi bảo bối ngươi mang đến đấy."
Trong mắt Đinh Bằng có vài phần không hiểu, nhưng hắn vẫn trịnh trọng gật gật đầu, không chút do dự chạy về phía xe ngựa nhà mình đang đỗ, thời gian cấp bách, không thể chậm trễ.
Hoắc Cải nhìn căn phòng tắm tinh xảo đó, ánh tính toán trong mắt không giảm đi phần nào: Đinh Bằng đi lấy đồ, vừa đi vừa về ít nhất cũng cần một canh giờ, dựa vào chất lượng hoàng qua của Trần Bách Chu, s*c lọ, tắm rửa, mặc quần áo đại khái mất nửa canh giờ, vẫn phải nghĩ cách không chút vết tích kéo dài thời gian mới được. Nếu không, đợi đến lúc nhập vở chính, hiệu quả sẽ bị giảm sút…
Nửa canh giờ sau, cửa phòng tắm chậm rãi mở ra, Trần Bách Chu một thân huyền y bước ra khỏi cửa, mặt có vẻ không vui. Đương nhiên, bất kể tiểu công nào vào đúng lúc chuẩn bị nâng thương ra trận, tiểu thụ lại chạy mất, tâm tình đều chẳng thể tốt được.
“Vạn công tử đâu?" Trong giọng nói trầm uất lộ ra chút giọng điệu muốn hỏi tội.
Tên hạ nhân đó bị chủ tử áo đen mặt đen nhà mình dọa cho sợ đến mức nói cũng không lưu loát: “Vạn… Vạn công tử ở thư phòng."
Trần Bách Chu bước nhanh, đến trước thư phòng, nhưng ở bậc cửa lại do dự không vào.
Tuy rằng bị hụt ăn, nhưng Trần Bách Chu lần chịu thiệt này thực sự chịu một cách vừa mờ mịt vừa dâm tà, hắn dù sao cũng không thể chỉ vào mũi người ta mắng ngươi rõ ràng bộ dáng mặc ta thượng, sao cuối cùng lại thành kết quả mặc ta (tổn) thương. Hơn nữa, chuyện này xét cho cùng, vẫn là Trần Bách Chu bản thân đã nảy sinh tâm tư không nên có, cho dù hắn có thể ỷ thế bức người, nhưng điều này rốt cuộc vẫn là đạo người quân tử không cho phép.
Trần Bách Chu rầu rĩ thở dài một tiếng, chỉnh đốn lại trang phục, vừa định giơ tay lên, cửa đã tự động mở.
Thiếu niên khiến mình vừa yêu vừa hận đó ý cười dịu dàng đứng trước mắt, mái tóc dài âm ẩm thả dài, cập thắt lưng, mềm mại đổ xuống. Y phục hơi rộng một chút, thân thể mảnh mai được bao bọc lỏng lẻo, thêm vài phần lười nhác không khuôn phép.
Trần Bách Chu ngây người một lúc, ý thức được đối phương từ trong ra ngoài đều đang mặc y phục của mình, nhịn không được, liền có chút lòng hươu ý vượn. Dù sao không lâu trước đó còn nghĩ đến thân thể của thiếu niên này mà phát tiết một hồi, ngọn lửa đó còn chưa được dập tắt hoàn toàn.
“Trần đại nhân, chuyện hồ tắm lúc trước, ngài không phải nên đòi lại công bằng cho ta rồi sao?"
Hoắc Cải lạnh lùng hỏi một câu, cắt đứt tâm tư xiên xẹo của Trần Bách Chu. Trần Bách Chu nhớ tới việc vị công tử này bị hạ nhân nhà mình dụ vào phòng tắm, sắc mặt càng trở nên khó coi. Nếu như không phải tên nô tài đó tự tiện quyết định, bản thân cũng sẽ không thất lễ đến thế, biến một buổi đãi khách tốt đẹp thành một cuộc giao dịch trắng trợn.
“Tên nô tài lúc trước dụ ngươi vào phòng tắm ngươi còn nhớ rõ chứ?" Trần Bách Chu lạnh giọng hỏi.
Hoắc Cải nhìn bộ dáng ra sức đè nén nộ khí đó của Trần Bách Chu, trong lòng biết vị này coi như cũng tìm được nơi trút giận rồi, thế là phát huy tinh thần thà hy sinh đạo hữu chứ không hy sinh bần đạo, gật đầu đáp: “Ta nhớ được đại khái dáng vẻ của hắn, nhưng sau khi ta ra ngoài lại không thấy hắn đâu cả."
Trần Bách Chu cũng không nói nhiều, trực tiếp gọi người tập trung tất cả hạ nhân là nam bên ngoài thư phòng trong tiểu viện.
Một tuần trà sau, hơn hai mươi hạ nhân đứng xếp hàng trong viện, có lẽ đã nghe thấy chút phong thanh không đáng tin, tên nào tên nấy cũng run rẩy không ngừng, giống hệt như những con gà rừng trong tiệm cơm đợi bị thực khách chọn lên thớt.
“Là ai tự tiện dụ Vạn công tử vào phòng tắm?" Trần Bách Chu quét mắt nhìn đám người hiềm nghi trước mắt, lại quay đầu nhìn người bị hại, đợi Hoắc Cải chỉ ra.
Hoắc Cải rất dễ tìm ra con gà run rẩy dữ dội nhất trong đám gà, tiểu tử đó ngũ quan nhăn nhó hết lại, cần khốn khổ bao nhiêu có khốn khổ bấy nhiêu.
Hoắc Cải nhìn tên xui xẻo đó, há há miệng, nhưng không thể nào phát ra tiếng. Ban đầu y tính túm lấy chuyện này để kéo dài thời gian, đợi đến lúc Đinh Bằng thắng lợi trở về, thuận tiện cũng có thể diệt khẩu. Nhưng khi chuyện tới trước mắt lại không nhẫn tâm được, dù sao người này chỉ là con cờ bị mình lừa vào bàn cờ, hiện tại bản thân nếu như thực sự chỉ ra, lại ép hắn làm con cờ lần nữa, còn là con tốt thí, không tránh khỏi có chút vô nhân đạo.
Hoắc Cải thu lại tầm nhìn, thôi đi, cho dù không kéo dài được thời gian cũng được. Hoắc Cải nghiêng đầu nhìn Trần Bách Chu, môi hồng khẽ mở, đang định ứng phó, lại nghe thấy “thụp" một tiếng.
Hoắc Cải nhìn về hướng phát ra âm thanh, lại thấy con cờ xui xẻo đã vội vã tự động rơi vào lưới rồi, cả người bò trên nền đất, co rúm lại, run lẩy bẩy, đập đầu không ngừng.
“Lão… lão gia, là tiểu nhân. Tiểu nhân cũng là thấy Vạn công tử…"
Trần Bách Chu giơ tay, tự có người lên trước bịt miệng hắn lại, không còn nói được nửa câu biện hộ nào nữa.
Trần Bách Chu đã nhận định chuyện này là “Thượng hữu sở hiếu, hạ tất phùng nghênh" (bề trên có sở thích gì, hạ nhân nhất định sẽ hùa theo), nào dám để tên hạ nhân này nói nhiều, sự thực là tâm tư bản thân vốn đã không trong sáng.
“Cắt lưỡi của tên nô tài này, rồi thưởng cho hắn ba mươi roi bán khỏi phủ. Phủ thị lang của ta không thể nuôi thứ nô tài to gan làm càn như thế này." Trần Bách Chu nhẹ nhàng bâng quơ ra phán quyết, sau đó mỉm cười dịu dàng với Hoắc Cải: “Đối với cách xử lý như vậy, Vạn công tử đã hài lòng chưa?"
Hoắc Cải hạ thấp tầm mắt: Nếu như Thường Cốc Phong gặp phải tình huống này sẽ làm thế nào? Chỉ sợ sẽ cho thêm hai ba chục roi nữa. Dù sao cũng sẽ không yêu cầu tha cho hắn. Là một thư sinh bị người ta dụ vào phòng tắm, chịu nhục mà tức giận, nếu như cầu xin tha thứ cho hạng nô tài như thế này chẳng phải tự tát vào mặt mình sao? Mà bản thân, chỉ cần diễn tốt cái bóng của Thường Cốc Phong là được rồi, không phải sao?
Hoắc Cải nâng mắt lên, rành rọt từng chữ: “Đúng như ta mong muốn."
“Ta muốn ở đây nhìn tên nô tài này bị trừng phạt, Trần đại nhân ngài không ngại chứ?" Hoắc Cải liếc mắt, khóe miệng mỉm cười. Hoắc Cải y vốn là một tên biến thái nội tâm vặn vẹo, chuyên làm những chuyện ngược thân ngược tâm, là người không tim không phổi, cần gì phải giả là thánh mẫu khiến người khác buồn nôn.
Trần Bách Chu gật gật đầu, tự có người mang ghế đến, dâng trà, phục vụ hai vị chủ nhân thong thả xem kịch. Lại có người mang tên nô tài đó đến một chỗ trống trong viện cách đó không xa, còn cố ý chỉnh phương hướng, để cho bên này có thể nhìn rõ.
Hoắc Cải ngồi trên ghế, nhìn Trần Bách Chu tư thái ưu nhã bưng trà, khẽ nhấp một ngụm, nhẹ nhàng đặt xuống. Sau đó nhìn tên hạ nhân bị trói thân, bịt miệng, đánh đến tan nát thịt da, đáy mắt một bầu vân đạm phong khinh.
Hoắc Cải chợt nhớ lại cảnh Trần Bách Chu nhẹ nhàng đem người cho Thường Cốc Phong trút giận trong “Tiện thụ Vạn Nhận Luân". Vạn Nhận Luân quỳ trên mặt đất, “binh binh binh" dập đầu, thảm thiết khóc cầu Trần Bách Chu đừng đem y sang tay. Thế nhưng Trần Bách Chu chỉ phất phất tay, cho người kéo Vạn Nhận Luân đến viện tử của Thường Cốc Phong, ngay cả một cái liếc mắt cũng không thèm ném cho y.
Hoắc Cải trong mắt ánh lên khung cảnh máu tươi tung tóe, trong lòng lạnh lẽo. Đối với Trần Bách Chu, mạng người rốt cuộc là gì? Phàm những kẻ quỳ dưới chân hắn lẽ dĩ nhiên đều mặc cho hắn sinh sát hay sao?
Hoắc Cải rốt cuộc nhịn không được khẽ giọng thăm dò nói: “Cổ nhân có câu: quân tử xa nhà bếp, chính bởi vì nhìn thấy nó sống, nên không nỡ nhìn thấy nó chết; nghe tiếng của nó, mà không nỡ ăn thịt nó. Đại nhân một bậc quân tử đoan chính, không cần miễn cưỡng bản thân cùng ta xem cảnh tượng tanh tưởi này."
Trần Bách Chu khẽ cười một tiếng, nói: “Chỉ là con kiến mà thôi, có gì đáng để ta nỡ hay không nỡ."
Hoắc Cải hạ thấp mi mắt nhìn chén trà trên bàn, ánh mắt thâm trầm. Trần Bách Chu người này không tàn nhẫn cũng không lãnh khốc, đối với tên này, hạ nhân ngay cả tư cách khiến hắn động lòng cũng không có, nói gì đến tính nết.
Quân tử cao cao tại thượng à, khi xưa Khổng Tử trong cuộc hòa hội tại Giáp Cốc giữa Tề Cảnh Công và Lỗ Định Công, lấy lý do “Những đứa thất phu dám cợt nhã vua chư hầu, tội đáng chém!", chặt ngang lưng những con hát đó, có phải cũng coi là lẽ đương nhiên như vậy? (1)
“Vạn công tử, ngươi nếu đã tin thờ đạo lý quân tử tránh xa nhà bếp, tại sao còn muốn ở lại xem?" Trần Bách Chu ôn hòa hỏi.
“Đương nhiên là để hả giận rồi, ta chẳng thể tính là quân tử nhân nghĩa, chẳng qua chỉ là hạng tiểu nhân có thù tất báo mà thôi." Hoắc Cải cười rất thoải mái.
Nếu như không ở lại, sao có thể kéo dài thời gian một cách chính đáng chứ? Hơn nữa, nghiệt bản thân tạo ra dù sao cũng phải nhìn thật rõ ràng, tránh sau này không cẩn thận lại cho rằng bản thân là nhân vật chính chính nghĩa. Phản diện vẫn nên có chút tự giác của phản diện phải không nào?
Sau thời gian đốt một nén hương, tên hạ nhân đó như con chó chết bị kéo xuống, còn Đinh Bằng đã lén đưa đồ cho Hoắc Cải xong, ngoan ngoãn đứng sau lưng y bổ sung mặt tiền.
Khúc mở màn kết thúc, chính kịch bắt đầu, Hoắc Cải Nam Tử (2) nâng lên đôi mắt long lanh, ánh mắt sáng ngời thản nhiên quét qua Trần Bách Chu, môi đỏ khẽ mím, mở miệng nói: “Trần đại nhân, lúc trước ngài hỏi ta kết giao với ngài là muốn mưu lợi điều gì. Hiện giờ, là lúc ra nói cho ngài nghe rồi."
Thân thể Trần Bách Chu khẽ cứng ngắc, lúc đó nếu như không phải hắn tinh tr*ng xông não tuyệt đối sẽ không hỏi một câu trực tiếp như vậy. Dù sao một khi nói ra rồi, ấn tượng của người thiếu niên này trong lòng mình liền bị hủy hoại triệt để, mà hắn, chỉ sợ cũng rất khó để một lần nữa hợp nhất hình ảnh người thiếu niên này với Thường Cốc Phong trong ký ức. Dù sao hạng người lân la nơi quyền quý đem so sánh với Thường Cốc Phong, đối với Thường Cốc Phong mà nói, thực sự làm nhục quá mức mà.
Hoắc Cải phất tay áo đứng dậy, chiếc cằm thon nhỏ hơi nâng lên, trong lời nói tràn đầy ngạo khí lạnh thấu xương: “Ta có thể mưu lợi gì từ ngài? Mong muốn ngài có thể nâng đỡ ta trên sĩ đồ sao?"
Hoắc Cải móc ra một tờ giấy từ trong ngực, đưa đến trước mặt Trần Bách Chu. Vết mực trên giấy còn ướt, đây là bài thơ y viết lúc trong thư phòng.
Trần Bách Chu giơ tờ giấy lên, nét chữ mềm mại, viết nên những câu từ kinh thế – “Hải khách đàm doanh châu… An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý, sử ngã bất đắc khai tâm nhan".
Trần Bách Chu nhìn bài “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt", ngay lập tức bị chấn động trước tài hoa của Thi tiên(3), thật lâu không cất lên lời.
Bên tai truyền đến tiếng cười khinh miệt của Hoắc Cải: “Dựa vào tài năng của ta, cần ngài nâng đỡ sao?"
Hoắc Cải nhìn thần thái khẽ sửng sốt của Trần Bách Chu, cười càng lúc càng không thể kiềm chế, khuôn mặt tràn đầy vẻ lạnh lùng: “Ta còn có thể mưu lợi gì từ ngài? Mong muốn ngài có thể nâng đỡ ta trên thương trường Khôn Thành sao?"
Hoắc Cải móc ra một vật tinh xảo từ trong tay áo, đưa đến trước mặt Trần Bách Chu. Là tiểu cầu bạc khắc rỗng hoa văn, chính là huân cầu Đông Phương Vị Minh tặng cho Hoắc Cải. Hoắc Cải sau đó đã cố ý đi tham khảo, vật này giá trị ngàn vàng, không phải vật kẻ tầm thường có thể sở hữu. Mà thứ y cố ý bảo Đinh Bằng đi lấy chính là vật này.
Trần Bách Chu lăn lộn trên quan trường nhiều năm, bảo vật nào chưa từng nhìn thấy, nhưng khi hắn nhìn thấy huân cầu này, vẫn lộ ra nét tán thán.
Hoắc Cải miết huân cầu, thuận tay ném lên, bắt lấy, trào phúng nói: “Dựa vào tiền tài của ta, cần ngài nâng đỡ sao?"
Tư tưởng trọng tâm của Hoắc Cải chỉ có một, đó chính là – Trần Bách Chu ngươi đừng quá đề cao bản thân mình, chút năng lực đó của ngươi, trong mắt tiểu gia, chẳng khác gì bã.
Nếu như tỏ ra yếu đuối chỉ có thể bị giẫm đạp dưới chân, vậy thì hãy tỏ ra mạnh mẽ, cho dù chỉ là mạnh mẽ giả tạo. Ưỡn ngực ra, từ trên cao nhìn xuống chúng sinh, Hoắc Cải y dù là giả cool, cũng có thể giả ra khí thế bễ nghễ thiên hạ.
“Trần đại nhân, ngài biết không, con đường Vạn Nhận Luân ta chọn chính là minh toán." Hoắc Cải ghé vào tai Trần Bách Chu, cười mà nói.
Trần Bách Chu vẫn chưa tỉnh lại từ cơn chấn động lúc trước, lại thêm sửng sốt.
“Rất kỳ lạ là, rõ ràng văn phong trác việt lại muốn bỏ chính lấy phụ, chọn con đường chẳng ai quan tâm đến." Hoắc Cải búng búng ngón tay, kiêu ngạo nói: “Bởi vì thơ của Vạn Nhận Luân ta chỉ làm vì bản thân ta, chỉ để tri âm của ta thưởng thức."
Hoắc Cải thu lại thơ và huân cầu, thu lại sự cuồng ngạo trên người, thở dài một tiếng, nhìn Trần Bách Chu chăm chú, trong đôi mắt sóng sánh ánh nước ẩn chứa sự cô đơn và thất vọng vô biên: “Trần đại nhân, ngài vẫn còn nhớ bài thơ khi đó tại đại hội đấu trà chúng ta cùng ngâm không? Ngài không biết được, lúc đó, ta vui mừng biết bao. Ta vốn tưởng rằng ta cuối cùng cũng tìm được Chung Tử Kỳ (4) của mình rồi, chỉ cười ta ngàn dặm tìm đến, đánh đàn mà hát, đổi lại chẳng qua một câu mưu lợi điều gì?"
Hoắc Cải khóe miệng cong lên, nét cười rạng rỡ, nhưng trong quầng mắt lại dần dần đỏ lên, đè nén tiếng nức nở khe khẽ trong giọng nói: “Ta coi ngài là Chung Tử Kỳ của ta, lại quên mất rằng, ta không phải Du Bá Nha của ngài."
Nước mắt cuối cùng cũng rơi xuống, vẽ lên trên khuôn mặt tinh xảo một đường long lanh ánh nước. Hoắc Cải bất ngờ xoay người, áo bào rộng phất phới phong hoa vô tận.
“Đinh Bằng, chúng ta đi!"
Hoắc Cải ta cần gì phải nịnh bợ ngươi, ta tự có bản lĩnh câu dẫn ngươi tới nịnh bợ ta!
——————
Bụi: chương này có quá nhiều điển cố, điển tích, thơ cổ. (_ _!!!) Nguồn: Google search.
(1) Khổng Tử, Tề Cảnh Công, Lỗ Định Công: Tề Cảnh Công gởi thư mời Định Công nước Lỗ hội họp ở Giáp Cốc để bàn việc giảng hòa. Lỗ Định Công chọn Khổng Tử làm tướng để đi hội họp. Khổng Tử nói: “Đã có văn thì phải có võ, không thể thiếu một được. Xin chúa công sai quan Tư Mã đem quân đi theo." Lê Di là đại phu nước Tề mưu kế xảo quyệt (thay chức cho Lư Khâu Cứ) bàn với Tề Cảnh Công: “Mai khai hội chúa công nên cho tấu nhạc Đông Di. Lại cho 300 quân Đông Di giả làm nhạc công, nhân đó mà bắt vua quan nước Lỗ. Còn thần đem quân đánh đuổi quân Lỗ đóng bên ngoài lễ đài."
Tề Cảnh Công nghe theo. Việc này vua Tề không cho Án Anh biết.
Ngày hòa hội, hai vua Tề, Lỗ gặp nhau trên đài. Tướng lễ của hai nước là Án Anh và Khổng Tử cũng gặp nhau. Hai bên chào hỏi nhau theo nghi lễ.
Tề Cảnh Công truyền đội nhạc Đông Di lên đài. Cả 300 tên cầm vũ mao kiếm kích lên đài miệng hét lý lô. Lỗ Định Công cả sợ. Liền đó, Khổng Tử tiến tới trước mặt Cảnh Công nói:
“Hai nước hội nhau để tỏ lòng giao hảo, nên dùng lễ nhạc Trung Hoa mới phải, sao nhà vua lại dùng thứ nhạc mọi rợ? “
Án Anh không biết đó là kế của Lê Di, nên cũng nói: “Lời Khổng Khâu nói đúng, xin chúa công bỏ nhạc ấy đi!"
Tề Cảnh Công cả thẹn truyền đội nhạc rợ lui xuống. Lê Di ở dưới cả giận, kêu đội nhạc nước Tề dặn lại: “Hễ khi hai vua và các quan dùng tiệc, các ngươi đồng thanh hát bài “Tệ Cẩu" và cho hòa nhạc."
Lê Di truyền đội nhạc lên đài, phường nhạc nhảy múa và hát những điệu dâm loạn. Khổng Tử nhìn Tề Cảnh Công nói: “Những đứa thất phu dám cợt nhã vua chư hầu. Xin nhà vua sai Tư Mã nước Tề đem phép nước ra trị chúng."
Tề Cảnh Công làm thinh, cho qua. Bọn con hát càng làm tới. Khổng Tử nhìn xuống đài vẫy quan Tư Mã nước Lỗ bắt hai đứa nhạc trưởng đem xuống chém đầu. Đám nhạc sợ hãi bỏ chạy.
Khổng Tử nói: “Hai nước đã giao hảo với nhau như anh em, thì Tư Mã của nước Lỗ cũng như Tư Mã của nước Tề."
Nói rồi vua quan nước Lỗ ra về. Án Anh nói với Tề Cảnh Công:
“Cuộc hòa hội này nước Tề đã thất lễ với Lỗ. Vậy thì hãy dùng thành tâm mà tạ lỗi, bằng cách đem ruộng Vấn Dương trả lại cho Lỗ."
Tề Cảnh Công nghe theo.
Lời bàn:
Đoạn này có mấy phần chính:
– Khổng Tử nói: “Đã có văn thì phải có võ". Ý ông muốn nói, văn và võ phải song hành. Người đời xưa nói: “Tất tiên năng chiến, hậu năng hòa". Ý nghĩa thực tiễn của nó là trước nhất mình phải đủ khả năng chiến đấu, lúc đó bàn đến chuyện hòa, đối phương mới nghe. Nếu lực lượng đôi bên không cân sức, thì hiệp ước hòa bình sẽ là hiệp ước bất bình đẳng.
– Nhạc trong vấn đề ngoại giao là nhạc trong nghi lễ. Điều ấy người Trung Hoa đã có trước đó hai ngàn năm. Và hôm nay mọi quốc gia trên thế giới cũng đều như vậy. Phần nhạc trong nghi lễ được xem là công pháp quốc tế. Tên Lê Di hiểm độc nhưng lại ngu dốt, vậy mà Tề Cảnh Công lại đi nghe theo lời hắn, chỉ làm trò cười cho vua quan nước Lỗ và người dân hai nước mà thôi.
– “Tệ Cẩu" là một bài dân ca rất phổ biến trong nước Tề và nước Lỗ cũng nhiều người biết. Nguyên nhân của nó là, nàng Tề Văn Khương (công nữ nước Tề) trước đây loạn dâm với anh ruột là Chư Nhi, sau gả nàng cho công tử nước Lỗ nàng vẫn còn thông dâm với anh ruột, xúi anh ruột giết chồng mình, rồi cả hai cùng truy hoan ở nơi biên giới hai nước. Dân Tề thấy giận và thẹn bèn đặt ra bài “Tệ Cẩu" (Tệ như chó), thế mà Lê Di không biết nhục, Tề Cảnh Công không biết hổ thẹn còn bêu cái xấu của mình ra. Ngu dốt mà lên làm vua, ít nhất phải được vài ông quan giỏi và chân chính mới che đỡ nổi.
(2) Nam Tử (南子) Thời Xuân Thu, vua nước Vệ có nàng vương phi tên là Nam Tử. Đó là một người đàn bà rất kiêu ngạo và đầy quyền lực. Thiên hạ đồn đại rằng bà ta rất dâm đãng. Sứ thần các nước đến Vệ, trước khi yết kiến nhà vua đều phải diện kiến bà. Bà đồng ý thì mới được gặp vua. Chỉ có Khổng Tử là từ chối cuộc gặp nên không được dùng. Tuy nhiên ngài cũng được cho ở tạm trong nhà khách của triều đình.
Thấy trong nhà khách có cây đàn khánh, Khổng tử bèn gảy mấy cung điệu. Tiếng đàn ngân lên trong đêm khuya khoắc khiến cho Nam Tử thao thức mãi. Bà lần theo hành lang, tới đứng bên ngoài nhà khách. Bà đứng suốt đêm trong sương lạnh để nghe đàn, một mình, một bóng, không ai hay biết. Vệ Linh Công thì đã già, đang ngủ say trong phòng.
Sáng hôm sau Nam Tử phá lệ, cho mời Khổng Tử. Các học trò khuyên ông đừng đến, nhưng ông đã đến. Lúc ấy Khổng Tử đã năm mươi tuổi và Nam Tử là một phu nhân ngoài ba mươi, nhan sắc diễm lệ, quý phái.
Nam Tử hỏi: “Sao ông dám không yết kiến ta?"
“Vì tôi đến đây chỉ để giúp vua Vệ, không phải để gặp bà."
“Ông giúp vua làm gì?"
“Trị quốc."
“Lấy gì để trị quốc?"
“Lấy Chu Lễ."
“Hãy dẹp bỏ Chu Lễ đi. Ta sẽ phong cho ông làm tướng quốc, ông sẽ có dịp đánh đông dẹp Bắc bình thiên hạ chẳng phải hơn sao?"
“Tôi không chủ trương chiến tranh. Tôi muốn trị thiên hạ bằng Lễ Nhạc."
Nam Tử im lặng một lúc. Hai người ngồi đối diện nhau. Nam Tử nói: “Trước đây ta cũng có một mối tình thơ mộng nhưng ta đành phải cắt đứt vì bị ép tiến cung. Đối với ta đó là điều bất hạnh. Ta sống trong cái lồng son này để làm gì? Thực tế là ta đang chết dần trong cái lồng này. Con người sống để làm gì nếu không có tình yêu?"
Bà ngừng lại, nhìn ngắm Khổng Tử. Ngài đang ngồi đối diện bà, đôi mắt sâu, mày rậm, trán rộng, hơi nhô ra như trán một con rồng.
“Này Phu Tử! Bà gọi. Ông chơi đàn hay lắm."
“Tại hạ không dám."
“Tối qua, ta đã đứng suốt đêm ngoài trời, trước cửa phòng ông để nghe ông đàn, ông có biết không?"
“Biết. Chính vì thế mà hôm nay tại hạ đến đây."
“Vậy ông có hứng thú cùng ta hợp tấu không?"
Nam Tử đứng dậy, dáng đi uyển chuyển như con báo đen. Bà với lấy cây hắc tiêu trên vách.
Khổng Tử gảy cây đàn Sắt, NamTử thổi tiêu. Hết điệu này đến điệu khác, như nước chảy, như gió cuốn, như lời tỏ tình bất tận. Họ chơi đàn quên cả thời gian. Họ bỏ cả ăn uống.
(Bụi: Chị Hoàng đề cập tới Nam Tử ở đây có lẽ so sánh Trần Bách Chu – Hoắc Cải với Khổng Tử – Nam Tử. Một bên là quân tử, một bên là … yêu nghiệt.:-P)
(3) Thi tiên: chính là chỉ Lý Bạch. Bài thơ “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt" 《梦游天姥吟留别》khá dài, xin phép chỉ đưa phần dịch thơ lên:
Mơ đi chơi núi Thiên Mụ, làm thơ để lại lúc từ biệt (Người dịch:Khương Hữu Dụng)
Khách biển đồn Doanh Châu,
Khói sóng mịt mù tìm được đâu!
Người Việt nói Thiên Mụ,
Mây ráng tỏ mờ nay thấy đó.
Thiên Mụ liền trời chân trời xanh,
Thế lay Ngũ Nhạc, đổ Xích Thành.
Thiên Thai một vạn tám nghìn trượng,
Đứng trước Thiên Mụ cũng nghiêng mình.
Ta muốn nhân đây mộng Ngô Việt,
Một đêm nương trăng Kinh Hồ vượt.
Trăng hồ rọi bóng ta,
Đưa ta đến Diễm Khê.
Tạ công chốn cũ nay còn đó,
Trong veo tiếng vượn, nước xanh lè.
Xỏ chân dép họ Tạ,
Cất mình thay mây đi.
Vừng đông, nửa vách thấy,
Gà trời, giữa lừng nghe.
Núi ngàn ngoắt ngoéo đường lắm hướng,
Mê hoa tựa đá bỗng tối om.
Beo gầm rồng kêu núi khe dồn,
Run rừng sâu hề rợn từng non.
Mây xanh xanh hề mừa chớm,
Nước mờ mờ hề khói un.
Sét đánh chớp lòa,
Gò nhào cồn tan.
Động trời cửa đá,
Ầm ầm mở toang.
Xanh mờ thăm thẳm chẳng thấy đáy,
Ánh trời ánh trăng ngấn bạc vàng.
Mặc áo ráng hề cưỡi ngựa gió,
Thần trong mây hề bời bời bay xuống đó.
Hổ đánh đàn hề loan đẩy xe,
Người tiên đông hề đông gớm ghê.
Bỗng hồn kinh mà phách động,
Hoảng vùng dậy mà than dài.
Tan khói mây lúc nãy,
Trơ chăn gối mình đây.
Cuộc vui trên đời nào khác vậy,
Xưa nay muôn việc xuôi nước chảy!
Giã người đi hề bao giờ lui?
Toan thả hươu trắng núi xanh khơi,
Cần đi hẳn cưỡi dạo non chơi.
Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý,
Khiến ta chẳng được mặt mày tươi.
(Bụi: Hai câu cuối đề cập đến khom lưng uốn gối trước quyền quý, bạn Cải chọn bài cũng thật thâm thúy.)
(4) Chung Tử Kỳ, Du Bá Nha: Bá Nha và Tử Kỳ là hai người bạn tri âm thời Xuân Thu Chiến Quốc. Sách Lã Thị Xuân Thu có chép: “Bá Nha gảy đàn, Tử Kỳ ở ngoài nghe trộm". Tử Kỳ còn khen tiếng đàn của Bá Nha lúc thì “nguy nguy hồ chí tại cao sơn", lúc thì “dương dương hồ chí tại lưu thủy".
Bá Nha, họ Du tên Thụy, là người nước Sở, nhưng làm quan Thượng Ðại Phu nước Tấn. Bá Nha nổi tiếng là một khách phong lưu văn mặc, lại có ngón đàn tuyệt diệu nhất đời và không bao giờ rời cây Dao cầm yêu quý của mình.
Tử Kỳ, họ Chung tên Huy, là một danh sĩ ẩn dật làm nghề đốn củi để báo hiếu cha mẹ tuổi già nua, nhà tại Tập Hiền Thôn, gần núi Mã Yên, ở cửa sông Hán Dương.
Hoắc Cải không thèm để tâm phất phất tay bảo hắn im miệng, sau đó nhanh chóng kéo Đinh Bằng đến một góc, thấp giọng hỏi: “Đinh Bằng, nói thật cho ta biết, đại ca bảo ta tiếp xúc Trần đại nhân, cụ thể là vì cái gì?"
Đinh Bằng thấp giọng thành khẩn đáp: “Chắc hẳn là vì kỳ thi Hương sắp tới và sĩ đồ sau này của tam thiếu gia."
Hoắc Cải liếc Đinh Bằng một cái, thản nhiên nói: “Đại ca đối tốt với ta, ta tất nhiên biết. Hiện tại điều ta hỏi là, sau khi ta kết giao với Trần đại nhân, đối với chuyện làm ăn tại Khôn Châu của đại ca cụ thể có lợi ích gì?"
Hoắc Cải ngừng một chút, lại nhắc nhở nói: “Ngươi tốt nhất đừng giấu ta, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn bước tiếp theo của ta, nếu như tạo nên tổn hại cho đại ca ta sẽ mặc kệ đó."
“Lão gia quả thực chưa từng nhắc tới việc tranh thủ Trần đại nhân trong việc làm ăn." Đinh Bằng cẩn trọng hỏi: “Tam thiếu gia, có phải xảy ra chuyện gì rồi không?"
Hoắc Cải cười khẽ một tiếng, nói: “Trần đại nhân hỏi ta, giao hảo với ngài ấy là muốn mưu lợi điều gì?"
“Hả! Thế thì hỏng rồi!" Đinh Bằng vẻ mặt lo lắng.
“Đúng vậy, Trần đại nhân lần này đã nhận định ta lân la nơi quyền quý là có âm mưu, đúng là không dễ ứng phó." Ngón tay trắng mềm cọ qua bờ môi đỏ, Hoắc Cải cười đầy tà khí: “Có điều… so với việc nịnh bợ quyền quý, chẳng bằng câu dẫn quyền quý đến nịnh bợ ta, đúng không nào?"
Đinh Bằng nhìn vẻ mặt tà mị đó của Hoắc Cải, hô hấp cũng không thuận nữa: Tam thiếu gia cái ngài vừa nói chẳng lẽ đúng là câu dẫn sao, câu dẫn đó sao? Tam thiếu gia ngài ngàn vạn lần phải tự trọng a, bằng không lão gia nhất định sẽ băm ta thành thức ăn cho Tham Lang đó, hu hu hu~
“Ngươi ghé tai lại đây." Hoắc Cải tinh quang trong mắt âm trầm.
Đinh Bằng nghe lời ghé tai lại.
“…" Hoắc Cải nói xong, vỗ vỗ vai Đinh Bằng: “Được rồi, lập tức đi mang đồ lại đây cho ta trong thời gian ngắn nhất, thành bại của tam thiếu gia ta quyết định bởi bảo bối ngươi mang đến đấy."
Trong mắt Đinh Bằng có vài phần không hiểu, nhưng hắn vẫn trịnh trọng gật gật đầu, không chút do dự chạy về phía xe ngựa nhà mình đang đỗ, thời gian cấp bách, không thể chậm trễ.
Hoắc Cải nhìn căn phòng tắm tinh xảo đó, ánh tính toán trong mắt không giảm đi phần nào: Đinh Bằng đi lấy đồ, vừa đi vừa về ít nhất cũng cần một canh giờ, dựa vào chất lượng hoàng qua của Trần Bách Chu, s*c lọ, tắm rửa, mặc quần áo đại khái mất nửa canh giờ, vẫn phải nghĩ cách không chút vết tích kéo dài thời gian mới được. Nếu không, đợi đến lúc nhập vở chính, hiệu quả sẽ bị giảm sút…
Nửa canh giờ sau, cửa phòng tắm chậm rãi mở ra, Trần Bách Chu một thân huyền y bước ra khỏi cửa, mặt có vẻ không vui. Đương nhiên, bất kể tiểu công nào vào đúng lúc chuẩn bị nâng thương ra trận, tiểu thụ lại chạy mất, tâm tình đều chẳng thể tốt được.
“Vạn công tử đâu?" Trong giọng nói trầm uất lộ ra chút giọng điệu muốn hỏi tội.
Tên hạ nhân đó bị chủ tử áo đen mặt đen nhà mình dọa cho sợ đến mức nói cũng không lưu loát: “Vạn… Vạn công tử ở thư phòng."
Trần Bách Chu bước nhanh, đến trước thư phòng, nhưng ở bậc cửa lại do dự không vào.
Tuy rằng bị hụt ăn, nhưng Trần Bách Chu lần chịu thiệt này thực sự chịu một cách vừa mờ mịt vừa dâm tà, hắn dù sao cũng không thể chỉ vào mũi người ta mắng ngươi rõ ràng bộ dáng mặc ta thượng, sao cuối cùng lại thành kết quả mặc ta (tổn) thương. Hơn nữa, chuyện này xét cho cùng, vẫn là Trần Bách Chu bản thân đã nảy sinh tâm tư không nên có, cho dù hắn có thể ỷ thế bức người, nhưng điều này rốt cuộc vẫn là đạo người quân tử không cho phép.
Trần Bách Chu rầu rĩ thở dài một tiếng, chỉnh đốn lại trang phục, vừa định giơ tay lên, cửa đã tự động mở.
Thiếu niên khiến mình vừa yêu vừa hận đó ý cười dịu dàng đứng trước mắt, mái tóc dài âm ẩm thả dài, cập thắt lưng, mềm mại đổ xuống. Y phục hơi rộng một chút, thân thể mảnh mai được bao bọc lỏng lẻo, thêm vài phần lười nhác không khuôn phép.
Trần Bách Chu ngây người một lúc, ý thức được đối phương từ trong ra ngoài đều đang mặc y phục của mình, nhịn không được, liền có chút lòng hươu ý vượn. Dù sao không lâu trước đó còn nghĩ đến thân thể của thiếu niên này mà phát tiết một hồi, ngọn lửa đó còn chưa được dập tắt hoàn toàn.
“Trần đại nhân, chuyện hồ tắm lúc trước, ngài không phải nên đòi lại công bằng cho ta rồi sao?"
Hoắc Cải lạnh lùng hỏi một câu, cắt đứt tâm tư xiên xẹo của Trần Bách Chu. Trần Bách Chu nhớ tới việc vị công tử này bị hạ nhân nhà mình dụ vào phòng tắm, sắc mặt càng trở nên khó coi. Nếu như không phải tên nô tài đó tự tiện quyết định, bản thân cũng sẽ không thất lễ đến thế, biến một buổi đãi khách tốt đẹp thành một cuộc giao dịch trắng trợn.
“Tên nô tài lúc trước dụ ngươi vào phòng tắm ngươi còn nhớ rõ chứ?" Trần Bách Chu lạnh giọng hỏi.
Hoắc Cải nhìn bộ dáng ra sức đè nén nộ khí đó của Trần Bách Chu, trong lòng biết vị này coi như cũng tìm được nơi trút giận rồi, thế là phát huy tinh thần thà hy sinh đạo hữu chứ không hy sinh bần đạo, gật đầu đáp: “Ta nhớ được đại khái dáng vẻ của hắn, nhưng sau khi ta ra ngoài lại không thấy hắn đâu cả."
Trần Bách Chu cũng không nói nhiều, trực tiếp gọi người tập trung tất cả hạ nhân là nam bên ngoài thư phòng trong tiểu viện.
Một tuần trà sau, hơn hai mươi hạ nhân đứng xếp hàng trong viện, có lẽ đã nghe thấy chút phong thanh không đáng tin, tên nào tên nấy cũng run rẩy không ngừng, giống hệt như những con gà rừng trong tiệm cơm đợi bị thực khách chọn lên thớt.
“Là ai tự tiện dụ Vạn công tử vào phòng tắm?" Trần Bách Chu quét mắt nhìn đám người hiềm nghi trước mắt, lại quay đầu nhìn người bị hại, đợi Hoắc Cải chỉ ra.
Hoắc Cải rất dễ tìm ra con gà run rẩy dữ dội nhất trong đám gà, tiểu tử đó ngũ quan nhăn nhó hết lại, cần khốn khổ bao nhiêu có khốn khổ bấy nhiêu.
Hoắc Cải nhìn tên xui xẻo đó, há há miệng, nhưng không thể nào phát ra tiếng. Ban đầu y tính túm lấy chuyện này để kéo dài thời gian, đợi đến lúc Đinh Bằng thắng lợi trở về, thuận tiện cũng có thể diệt khẩu. Nhưng khi chuyện tới trước mắt lại không nhẫn tâm được, dù sao người này chỉ là con cờ bị mình lừa vào bàn cờ, hiện tại bản thân nếu như thực sự chỉ ra, lại ép hắn làm con cờ lần nữa, còn là con tốt thí, không tránh khỏi có chút vô nhân đạo.
Hoắc Cải thu lại tầm nhìn, thôi đi, cho dù không kéo dài được thời gian cũng được. Hoắc Cải nghiêng đầu nhìn Trần Bách Chu, môi hồng khẽ mở, đang định ứng phó, lại nghe thấy “thụp" một tiếng.
Hoắc Cải nhìn về hướng phát ra âm thanh, lại thấy con cờ xui xẻo đã vội vã tự động rơi vào lưới rồi, cả người bò trên nền đất, co rúm lại, run lẩy bẩy, đập đầu không ngừng.
“Lão… lão gia, là tiểu nhân. Tiểu nhân cũng là thấy Vạn công tử…"
Trần Bách Chu giơ tay, tự có người lên trước bịt miệng hắn lại, không còn nói được nửa câu biện hộ nào nữa.
Trần Bách Chu đã nhận định chuyện này là “Thượng hữu sở hiếu, hạ tất phùng nghênh" (bề trên có sở thích gì, hạ nhân nhất định sẽ hùa theo), nào dám để tên hạ nhân này nói nhiều, sự thực là tâm tư bản thân vốn đã không trong sáng.
“Cắt lưỡi của tên nô tài này, rồi thưởng cho hắn ba mươi roi bán khỏi phủ. Phủ thị lang của ta không thể nuôi thứ nô tài to gan làm càn như thế này." Trần Bách Chu nhẹ nhàng bâng quơ ra phán quyết, sau đó mỉm cười dịu dàng với Hoắc Cải: “Đối với cách xử lý như vậy, Vạn công tử đã hài lòng chưa?"
Hoắc Cải hạ thấp tầm mắt: Nếu như Thường Cốc Phong gặp phải tình huống này sẽ làm thế nào? Chỉ sợ sẽ cho thêm hai ba chục roi nữa. Dù sao cũng sẽ không yêu cầu tha cho hắn. Là một thư sinh bị người ta dụ vào phòng tắm, chịu nhục mà tức giận, nếu như cầu xin tha thứ cho hạng nô tài như thế này chẳng phải tự tát vào mặt mình sao? Mà bản thân, chỉ cần diễn tốt cái bóng của Thường Cốc Phong là được rồi, không phải sao?
Hoắc Cải nâng mắt lên, rành rọt từng chữ: “Đúng như ta mong muốn."
“Ta muốn ở đây nhìn tên nô tài này bị trừng phạt, Trần đại nhân ngài không ngại chứ?" Hoắc Cải liếc mắt, khóe miệng mỉm cười. Hoắc Cải y vốn là một tên biến thái nội tâm vặn vẹo, chuyên làm những chuyện ngược thân ngược tâm, là người không tim không phổi, cần gì phải giả là thánh mẫu khiến người khác buồn nôn.
Trần Bách Chu gật gật đầu, tự có người mang ghế đến, dâng trà, phục vụ hai vị chủ nhân thong thả xem kịch. Lại có người mang tên nô tài đó đến một chỗ trống trong viện cách đó không xa, còn cố ý chỉnh phương hướng, để cho bên này có thể nhìn rõ.
Hoắc Cải ngồi trên ghế, nhìn Trần Bách Chu tư thái ưu nhã bưng trà, khẽ nhấp một ngụm, nhẹ nhàng đặt xuống. Sau đó nhìn tên hạ nhân bị trói thân, bịt miệng, đánh đến tan nát thịt da, đáy mắt một bầu vân đạm phong khinh.
Hoắc Cải chợt nhớ lại cảnh Trần Bách Chu nhẹ nhàng đem người cho Thường Cốc Phong trút giận trong “Tiện thụ Vạn Nhận Luân". Vạn Nhận Luân quỳ trên mặt đất, “binh binh binh" dập đầu, thảm thiết khóc cầu Trần Bách Chu đừng đem y sang tay. Thế nhưng Trần Bách Chu chỉ phất phất tay, cho người kéo Vạn Nhận Luân đến viện tử của Thường Cốc Phong, ngay cả một cái liếc mắt cũng không thèm ném cho y.
Hoắc Cải trong mắt ánh lên khung cảnh máu tươi tung tóe, trong lòng lạnh lẽo. Đối với Trần Bách Chu, mạng người rốt cuộc là gì? Phàm những kẻ quỳ dưới chân hắn lẽ dĩ nhiên đều mặc cho hắn sinh sát hay sao?
Hoắc Cải rốt cuộc nhịn không được khẽ giọng thăm dò nói: “Cổ nhân có câu: quân tử xa nhà bếp, chính bởi vì nhìn thấy nó sống, nên không nỡ nhìn thấy nó chết; nghe tiếng của nó, mà không nỡ ăn thịt nó. Đại nhân một bậc quân tử đoan chính, không cần miễn cưỡng bản thân cùng ta xem cảnh tượng tanh tưởi này."
Trần Bách Chu khẽ cười một tiếng, nói: “Chỉ là con kiến mà thôi, có gì đáng để ta nỡ hay không nỡ."
Hoắc Cải hạ thấp mi mắt nhìn chén trà trên bàn, ánh mắt thâm trầm. Trần Bách Chu người này không tàn nhẫn cũng không lãnh khốc, đối với tên này, hạ nhân ngay cả tư cách khiến hắn động lòng cũng không có, nói gì đến tính nết.
Quân tử cao cao tại thượng à, khi xưa Khổng Tử trong cuộc hòa hội tại Giáp Cốc giữa Tề Cảnh Công và Lỗ Định Công, lấy lý do “Những đứa thất phu dám cợt nhã vua chư hầu, tội đáng chém!", chặt ngang lưng những con hát đó, có phải cũng coi là lẽ đương nhiên như vậy? (1)
“Vạn công tử, ngươi nếu đã tin thờ đạo lý quân tử tránh xa nhà bếp, tại sao còn muốn ở lại xem?" Trần Bách Chu ôn hòa hỏi.
“Đương nhiên là để hả giận rồi, ta chẳng thể tính là quân tử nhân nghĩa, chẳng qua chỉ là hạng tiểu nhân có thù tất báo mà thôi." Hoắc Cải cười rất thoải mái.
Nếu như không ở lại, sao có thể kéo dài thời gian một cách chính đáng chứ? Hơn nữa, nghiệt bản thân tạo ra dù sao cũng phải nhìn thật rõ ràng, tránh sau này không cẩn thận lại cho rằng bản thân là nhân vật chính chính nghĩa. Phản diện vẫn nên có chút tự giác của phản diện phải không nào?
Sau thời gian đốt một nén hương, tên hạ nhân đó như con chó chết bị kéo xuống, còn Đinh Bằng đã lén đưa đồ cho Hoắc Cải xong, ngoan ngoãn đứng sau lưng y bổ sung mặt tiền.
Khúc mở màn kết thúc, chính kịch bắt đầu, Hoắc Cải Nam Tử (2) nâng lên đôi mắt long lanh, ánh mắt sáng ngời thản nhiên quét qua Trần Bách Chu, môi đỏ khẽ mím, mở miệng nói: “Trần đại nhân, lúc trước ngài hỏi ta kết giao với ngài là muốn mưu lợi điều gì. Hiện giờ, là lúc ra nói cho ngài nghe rồi."
Thân thể Trần Bách Chu khẽ cứng ngắc, lúc đó nếu như không phải hắn tinh tr*ng xông não tuyệt đối sẽ không hỏi một câu trực tiếp như vậy. Dù sao một khi nói ra rồi, ấn tượng của người thiếu niên này trong lòng mình liền bị hủy hoại triệt để, mà hắn, chỉ sợ cũng rất khó để một lần nữa hợp nhất hình ảnh người thiếu niên này với Thường Cốc Phong trong ký ức. Dù sao hạng người lân la nơi quyền quý đem so sánh với Thường Cốc Phong, đối với Thường Cốc Phong mà nói, thực sự làm nhục quá mức mà.
Hoắc Cải phất tay áo đứng dậy, chiếc cằm thon nhỏ hơi nâng lên, trong lời nói tràn đầy ngạo khí lạnh thấu xương: “Ta có thể mưu lợi gì từ ngài? Mong muốn ngài có thể nâng đỡ ta trên sĩ đồ sao?"
Hoắc Cải móc ra một tờ giấy từ trong ngực, đưa đến trước mặt Trần Bách Chu. Vết mực trên giấy còn ướt, đây là bài thơ y viết lúc trong thư phòng.
Trần Bách Chu giơ tờ giấy lên, nét chữ mềm mại, viết nên những câu từ kinh thế – “Hải khách đàm doanh châu… An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý, sử ngã bất đắc khai tâm nhan".
Trần Bách Chu nhìn bài “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt", ngay lập tức bị chấn động trước tài hoa của Thi tiên(3), thật lâu không cất lên lời.
Bên tai truyền đến tiếng cười khinh miệt của Hoắc Cải: “Dựa vào tài năng của ta, cần ngài nâng đỡ sao?"
Hoắc Cải nhìn thần thái khẽ sửng sốt của Trần Bách Chu, cười càng lúc càng không thể kiềm chế, khuôn mặt tràn đầy vẻ lạnh lùng: “Ta còn có thể mưu lợi gì từ ngài? Mong muốn ngài có thể nâng đỡ ta trên thương trường Khôn Thành sao?"
Hoắc Cải móc ra một vật tinh xảo từ trong tay áo, đưa đến trước mặt Trần Bách Chu. Là tiểu cầu bạc khắc rỗng hoa văn, chính là huân cầu Đông Phương Vị Minh tặng cho Hoắc Cải. Hoắc Cải sau đó đã cố ý đi tham khảo, vật này giá trị ngàn vàng, không phải vật kẻ tầm thường có thể sở hữu. Mà thứ y cố ý bảo Đinh Bằng đi lấy chính là vật này.
Trần Bách Chu lăn lộn trên quan trường nhiều năm, bảo vật nào chưa từng nhìn thấy, nhưng khi hắn nhìn thấy huân cầu này, vẫn lộ ra nét tán thán.
Hoắc Cải miết huân cầu, thuận tay ném lên, bắt lấy, trào phúng nói: “Dựa vào tiền tài của ta, cần ngài nâng đỡ sao?"
Tư tưởng trọng tâm của Hoắc Cải chỉ có một, đó chính là – Trần Bách Chu ngươi đừng quá đề cao bản thân mình, chút năng lực đó của ngươi, trong mắt tiểu gia, chẳng khác gì bã.
Nếu như tỏ ra yếu đuối chỉ có thể bị giẫm đạp dưới chân, vậy thì hãy tỏ ra mạnh mẽ, cho dù chỉ là mạnh mẽ giả tạo. Ưỡn ngực ra, từ trên cao nhìn xuống chúng sinh, Hoắc Cải y dù là giả cool, cũng có thể giả ra khí thế bễ nghễ thiên hạ.
“Trần đại nhân, ngài biết không, con đường Vạn Nhận Luân ta chọn chính là minh toán." Hoắc Cải ghé vào tai Trần Bách Chu, cười mà nói.
Trần Bách Chu vẫn chưa tỉnh lại từ cơn chấn động lúc trước, lại thêm sửng sốt.
“Rất kỳ lạ là, rõ ràng văn phong trác việt lại muốn bỏ chính lấy phụ, chọn con đường chẳng ai quan tâm đến." Hoắc Cải búng búng ngón tay, kiêu ngạo nói: “Bởi vì thơ của Vạn Nhận Luân ta chỉ làm vì bản thân ta, chỉ để tri âm của ta thưởng thức."
Hoắc Cải thu lại thơ và huân cầu, thu lại sự cuồng ngạo trên người, thở dài một tiếng, nhìn Trần Bách Chu chăm chú, trong đôi mắt sóng sánh ánh nước ẩn chứa sự cô đơn và thất vọng vô biên: “Trần đại nhân, ngài vẫn còn nhớ bài thơ khi đó tại đại hội đấu trà chúng ta cùng ngâm không? Ngài không biết được, lúc đó, ta vui mừng biết bao. Ta vốn tưởng rằng ta cuối cùng cũng tìm được Chung Tử Kỳ (4) của mình rồi, chỉ cười ta ngàn dặm tìm đến, đánh đàn mà hát, đổi lại chẳng qua một câu mưu lợi điều gì?"
Hoắc Cải khóe miệng cong lên, nét cười rạng rỡ, nhưng trong quầng mắt lại dần dần đỏ lên, đè nén tiếng nức nở khe khẽ trong giọng nói: “Ta coi ngài là Chung Tử Kỳ của ta, lại quên mất rằng, ta không phải Du Bá Nha của ngài."
Nước mắt cuối cùng cũng rơi xuống, vẽ lên trên khuôn mặt tinh xảo một đường long lanh ánh nước. Hoắc Cải bất ngờ xoay người, áo bào rộng phất phới phong hoa vô tận.
“Đinh Bằng, chúng ta đi!"
Hoắc Cải ta cần gì phải nịnh bợ ngươi, ta tự có bản lĩnh câu dẫn ngươi tới nịnh bợ ta!
——————
Bụi: chương này có quá nhiều điển cố, điển tích, thơ cổ. (_ _!!!) Nguồn: Google search.
(1) Khổng Tử, Tề Cảnh Công, Lỗ Định Công: Tề Cảnh Công gởi thư mời Định Công nước Lỗ hội họp ở Giáp Cốc để bàn việc giảng hòa. Lỗ Định Công chọn Khổng Tử làm tướng để đi hội họp. Khổng Tử nói: “Đã có văn thì phải có võ, không thể thiếu một được. Xin chúa công sai quan Tư Mã đem quân đi theo." Lê Di là đại phu nước Tề mưu kế xảo quyệt (thay chức cho Lư Khâu Cứ) bàn với Tề Cảnh Công: “Mai khai hội chúa công nên cho tấu nhạc Đông Di. Lại cho 300 quân Đông Di giả làm nhạc công, nhân đó mà bắt vua quan nước Lỗ. Còn thần đem quân đánh đuổi quân Lỗ đóng bên ngoài lễ đài."
Tề Cảnh Công nghe theo. Việc này vua Tề không cho Án Anh biết.
Ngày hòa hội, hai vua Tề, Lỗ gặp nhau trên đài. Tướng lễ của hai nước là Án Anh và Khổng Tử cũng gặp nhau. Hai bên chào hỏi nhau theo nghi lễ.
Tề Cảnh Công truyền đội nhạc Đông Di lên đài. Cả 300 tên cầm vũ mao kiếm kích lên đài miệng hét lý lô. Lỗ Định Công cả sợ. Liền đó, Khổng Tử tiến tới trước mặt Cảnh Công nói:
“Hai nước hội nhau để tỏ lòng giao hảo, nên dùng lễ nhạc Trung Hoa mới phải, sao nhà vua lại dùng thứ nhạc mọi rợ? “
Án Anh không biết đó là kế của Lê Di, nên cũng nói: “Lời Khổng Khâu nói đúng, xin chúa công bỏ nhạc ấy đi!"
Tề Cảnh Công cả thẹn truyền đội nhạc rợ lui xuống. Lê Di ở dưới cả giận, kêu đội nhạc nước Tề dặn lại: “Hễ khi hai vua và các quan dùng tiệc, các ngươi đồng thanh hát bài “Tệ Cẩu" và cho hòa nhạc."
Lê Di truyền đội nhạc lên đài, phường nhạc nhảy múa và hát những điệu dâm loạn. Khổng Tử nhìn Tề Cảnh Công nói: “Những đứa thất phu dám cợt nhã vua chư hầu. Xin nhà vua sai Tư Mã nước Tề đem phép nước ra trị chúng."
Tề Cảnh Công làm thinh, cho qua. Bọn con hát càng làm tới. Khổng Tử nhìn xuống đài vẫy quan Tư Mã nước Lỗ bắt hai đứa nhạc trưởng đem xuống chém đầu. Đám nhạc sợ hãi bỏ chạy.
Khổng Tử nói: “Hai nước đã giao hảo với nhau như anh em, thì Tư Mã của nước Lỗ cũng như Tư Mã của nước Tề."
Nói rồi vua quan nước Lỗ ra về. Án Anh nói với Tề Cảnh Công:
“Cuộc hòa hội này nước Tề đã thất lễ với Lỗ. Vậy thì hãy dùng thành tâm mà tạ lỗi, bằng cách đem ruộng Vấn Dương trả lại cho Lỗ."
Tề Cảnh Công nghe theo.
Lời bàn:
Đoạn này có mấy phần chính:
– Khổng Tử nói: “Đã có văn thì phải có võ". Ý ông muốn nói, văn và võ phải song hành. Người đời xưa nói: “Tất tiên năng chiến, hậu năng hòa". Ý nghĩa thực tiễn của nó là trước nhất mình phải đủ khả năng chiến đấu, lúc đó bàn đến chuyện hòa, đối phương mới nghe. Nếu lực lượng đôi bên không cân sức, thì hiệp ước hòa bình sẽ là hiệp ước bất bình đẳng.
– Nhạc trong vấn đề ngoại giao là nhạc trong nghi lễ. Điều ấy người Trung Hoa đã có trước đó hai ngàn năm. Và hôm nay mọi quốc gia trên thế giới cũng đều như vậy. Phần nhạc trong nghi lễ được xem là công pháp quốc tế. Tên Lê Di hiểm độc nhưng lại ngu dốt, vậy mà Tề Cảnh Công lại đi nghe theo lời hắn, chỉ làm trò cười cho vua quan nước Lỗ và người dân hai nước mà thôi.
– “Tệ Cẩu" là một bài dân ca rất phổ biến trong nước Tề và nước Lỗ cũng nhiều người biết. Nguyên nhân của nó là, nàng Tề Văn Khương (công nữ nước Tề) trước đây loạn dâm với anh ruột là Chư Nhi, sau gả nàng cho công tử nước Lỗ nàng vẫn còn thông dâm với anh ruột, xúi anh ruột giết chồng mình, rồi cả hai cùng truy hoan ở nơi biên giới hai nước. Dân Tề thấy giận và thẹn bèn đặt ra bài “Tệ Cẩu" (Tệ như chó), thế mà Lê Di không biết nhục, Tề Cảnh Công không biết hổ thẹn còn bêu cái xấu của mình ra. Ngu dốt mà lên làm vua, ít nhất phải được vài ông quan giỏi và chân chính mới che đỡ nổi.
(2) Nam Tử (南子) Thời Xuân Thu, vua nước Vệ có nàng vương phi tên là Nam Tử. Đó là một người đàn bà rất kiêu ngạo và đầy quyền lực. Thiên hạ đồn đại rằng bà ta rất dâm đãng. Sứ thần các nước đến Vệ, trước khi yết kiến nhà vua đều phải diện kiến bà. Bà đồng ý thì mới được gặp vua. Chỉ có Khổng Tử là từ chối cuộc gặp nên không được dùng. Tuy nhiên ngài cũng được cho ở tạm trong nhà khách của triều đình.
Thấy trong nhà khách có cây đàn khánh, Khổng tử bèn gảy mấy cung điệu. Tiếng đàn ngân lên trong đêm khuya khoắc khiến cho Nam Tử thao thức mãi. Bà lần theo hành lang, tới đứng bên ngoài nhà khách. Bà đứng suốt đêm trong sương lạnh để nghe đàn, một mình, một bóng, không ai hay biết. Vệ Linh Công thì đã già, đang ngủ say trong phòng.
Sáng hôm sau Nam Tử phá lệ, cho mời Khổng Tử. Các học trò khuyên ông đừng đến, nhưng ông đã đến. Lúc ấy Khổng Tử đã năm mươi tuổi và Nam Tử là một phu nhân ngoài ba mươi, nhan sắc diễm lệ, quý phái.
Nam Tử hỏi: “Sao ông dám không yết kiến ta?"
“Vì tôi đến đây chỉ để giúp vua Vệ, không phải để gặp bà."
“Ông giúp vua làm gì?"
“Trị quốc."
“Lấy gì để trị quốc?"
“Lấy Chu Lễ."
“Hãy dẹp bỏ Chu Lễ đi. Ta sẽ phong cho ông làm tướng quốc, ông sẽ có dịp đánh đông dẹp Bắc bình thiên hạ chẳng phải hơn sao?"
“Tôi không chủ trương chiến tranh. Tôi muốn trị thiên hạ bằng Lễ Nhạc."
Nam Tử im lặng một lúc. Hai người ngồi đối diện nhau. Nam Tử nói: “Trước đây ta cũng có một mối tình thơ mộng nhưng ta đành phải cắt đứt vì bị ép tiến cung. Đối với ta đó là điều bất hạnh. Ta sống trong cái lồng son này để làm gì? Thực tế là ta đang chết dần trong cái lồng này. Con người sống để làm gì nếu không có tình yêu?"
Bà ngừng lại, nhìn ngắm Khổng Tử. Ngài đang ngồi đối diện bà, đôi mắt sâu, mày rậm, trán rộng, hơi nhô ra như trán một con rồng.
“Này Phu Tử! Bà gọi. Ông chơi đàn hay lắm."
“Tại hạ không dám."
“Tối qua, ta đã đứng suốt đêm ngoài trời, trước cửa phòng ông để nghe ông đàn, ông có biết không?"
“Biết. Chính vì thế mà hôm nay tại hạ đến đây."
“Vậy ông có hứng thú cùng ta hợp tấu không?"
Nam Tử đứng dậy, dáng đi uyển chuyển như con báo đen. Bà với lấy cây hắc tiêu trên vách.
Khổng Tử gảy cây đàn Sắt, NamTử thổi tiêu. Hết điệu này đến điệu khác, như nước chảy, như gió cuốn, như lời tỏ tình bất tận. Họ chơi đàn quên cả thời gian. Họ bỏ cả ăn uống.
(Bụi: Chị Hoàng đề cập tới Nam Tử ở đây có lẽ so sánh Trần Bách Chu – Hoắc Cải với Khổng Tử – Nam Tử. Một bên là quân tử, một bên là … yêu nghiệt.:-P)
(3) Thi tiên: chính là chỉ Lý Bạch. Bài thơ “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt" 《梦游天姥吟留别》khá dài, xin phép chỉ đưa phần dịch thơ lên:
Mơ đi chơi núi Thiên Mụ, làm thơ để lại lúc từ biệt (Người dịch:Khương Hữu Dụng)
Khách biển đồn Doanh Châu,
Khói sóng mịt mù tìm được đâu!
Người Việt nói Thiên Mụ,
Mây ráng tỏ mờ nay thấy đó.
Thiên Mụ liền trời chân trời xanh,
Thế lay Ngũ Nhạc, đổ Xích Thành.
Thiên Thai một vạn tám nghìn trượng,
Đứng trước Thiên Mụ cũng nghiêng mình.
Ta muốn nhân đây mộng Ngô Việt,
Một đêm nương trăng Kinh Hồ vượt.
Trăng hồ rọi bóng ta,
Đưa ta đến Diễm Khê.
Tạ công chốn cũ nay còn đó,
Trong veo tiếng vượn, nước xanh lè.
Xỏ chân dép họ Tạ,
Cất mình thay mây đi.
Vừng đông, nửa vách thấy,
Gà trời, giữa lừng nghe.
Núi ngàn ngoắt ngoéo đường lắm hướng,
Mê hoa tựa đá bỗng tối om.
Beo gầm rồng kêu núi khe dồn,
Run rừng sâu hề rợn từng non.
Mây xanh xanh hề mừa chớm,
Nước mờ mờ hề khói un.
Sét đánh chớp lòa,
Gò nhào cồn tan.
Động trời cửa đá,
Ầm ầm mở toang.
Xanh mờ thăm thẳm chẳng thấy đáy,
Ánh trời ánh trăng ngấn bạc vàng.
Mặc áo ráng hề cưỡi ngựa gió,
Thần trong mây hề bời bời bay xuống đó.
Hổ đánh đàn hề loan đẩy xe,
Người tiên đông hề đông gớm ghê.
Bỗng hồn kinh mà phách động,
Hoảng vùng dậy mà than dài.
Tan khói mây lúc nãy,
Trơ chăn gối mình đây.
Cuộc vui trên đời nào khác vậy,
Xưa nay muôn việc xuôi nước chảy!
Giã người đi hề bao giờ lui?
Toan thả hươu trắng núi xanh khơi,
Cần đi hẳn cưỡi dạo non chơi.
Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý,
Khiến ta chẳng được mặt mày tươi.
(Bụi: Hai câu cuối đề cập đến khom lưng uốn gối trước quyền quý, bạn Cải chọn bài cũng thật thâm thúy.)
(4) Chung Tử Kỳ, Du Bá Nha: Bá Nha và Tử Kỳ là hai người bạn tri âm thời Xuân Thu Chiến Quốc. Sách Lã Thị Xuân Thu có chép: “Bá Nha gảy đàn, Tử Kỳ ở ngoài nghe trộm". Tử Kỳ còn khen tiếng đàn của Bá Nha lúc thì “nguy nguy hồ chí tại cao sơn", lúc thì “dương dương hồ chí tại lưu thủy".
Bá Nha, họ Du tên Thụy, là người nước Sở, nhưng làm quan Thượng Ðại Phu nước Tấn. Bá Nha nổi tiếng là một khách phong lưu văn mặc, lại có ngón đàn tuyệt diệu nhất đời và không bao giờ rời cây Dao cầm yêu quý của mình.
Tử Kỳ, họ Chung tên Huy, là một danh sĩ ẩn dật làm nghề đốn củi để báo hiếu cha mẹ tuổi già nua, nhà tại Tập Hiền Thôn, gần núi Mã Yên, ở cửa sông Hán Dương.
Tác giả :
Nê Đản Hoàng