Quỷ Sai
Chương 16 Chương 16 Bắt Mạch Qua Sợi Chỉ
Sau hai tháng vượt bao trắc trở, hai chiếc xe ngựa cuối cùng cũng đến Tử Cấm Thành. Thái y quán còn chưa có vị trí cố định, do vậy những Viện phán mới đến đều ở trong tứ hợp viện, nơi ở của Viện phán tại kinh sư, ba người một phòng, chờ đợi được sắp xếp dần dần.
Tiết trời phương Bắc về cơ bản đã vào thu, mấy vị danh y phương Nam lần đầu lên phương Bắc tuy đã mặc thêm y phục, nhưng vẫn không chịu nổi gió lạnh căm căm nơi đây, vì vậy hai trong số các vị danh y không cẩn thận đã bị thương hàn, thế rồi ngay lập tức được đưa đến nơi hội thẩm, sáu vị danh y cùng nhau nghiên cứu liệu pháp chẩn trị.
“Hai vị đều sốt, trúng gió, đổ mồ hôi, chân tay mỏi mệt, mạch phù, nhất định là bị thái dương thương phong, nên uống Quế chi thang." Trương đại phu lắc lư đầu, bắt mạch nửa ngày trời, đưa ra được kết luận.
“Không đúng không đúng, Hồ đại phu có thể là bị thái dương thương phong, nhưng Chu đại phu nhất định là bị âm minh thương phong. Các vị nhìn xem, ông ấy bụng căng, mệt mỏi uể oải, nằm liệt, thân nặng, tiểu tiện khó, mạch phù căng, nên chuẩn bị Hạnh tử thang mới phải." Vương đại phu nắm tay Chu đại phu, muốn giao cho Trương đại phu, để ông ta bắt mạch lại lần nữa.
“Ta cho rằng, tuy Chu đại phu mệt mỏi uể oải vì mất nước, nhưng cũng có thể là do khô cổ dẫn đến, huống hồ mạch căng, nhịp chậm, rõ ràng là thái âm thương phong. Dược đồng, chuẩn bị Quế chi thang và Thược dược thang." Một vị đại phu khác tiếp tục nhận tay Chu đại phu, bắt mạch nửa ngày trời, lại rút ra một kết luận.
Dương đại phu đang bắt mạch cho Hồ đại phu, “Theo ta thấy, Hồ đại phu mạch tượng phù căng, ông ấy từng nói miệng đắng mà khát khô, nên chắc là thiếÂu Dương thương phong, vẫn nên chuẩn bị Quế chi thang, Sài hồ đi."
“Để ta xem xem", vừa nhận tay của Hồ đại phu, Lý đại phu lập tức lắc đầu liên tục, “Mạch tượng rõ ràng trầm căng, là thiếu âm thương phong, dùng Quế chi thang sẽ tốt nhất cho ông ấy."
“Chớ tranh cãi nữa", Hứa đại phu ngăn bọn họ đang tranh luận sôi nổi, “Nếu cứ tiếp tục thế này, Bát trân thang trị liệu sóc dương thương phong cũng cần phải chuẩn bị."
Tôi đứng thẫn thờ phía sau tiểu dược đồng, cảm thấy chuyện này thật thú vị. Hóa ra hội chẩn chính là cảnh tượng như vậy, không biết hai vị đại phu kia trước khi bị bệnh chết, có đưa ra được kết luận nào không.
Tô Dục mở cửa tiến vào, trên tay bưng bát thuốc, sau khi đặt lên bàn, liền xem như bên cạnh chẳng có người, đến đỡ hai vị đại phu dậy, kề bát thuốc bên miệng, cho họ uống. Khi mấy vị đại phu truy vấn đây là thuốc gì, y chỉ buông một câu, “Sáng sớm mai thức dậy, sẽ có chuyển biến tốt", rồi đi ra ngoài, đương nhiên, kéo theo cả tôi vẫn trốn phía sau lưng dược đồng.
“Hóa ra đây chính là danh y." Ngay đến bệnh thương hàn bé tí tẹo cũng phải nói ra bao nhiêu tri thức liệu pháp chữa trị, một vấn đề cực kỳ đơn giản đã bị phức tạp hóa lên, đang yên đang lành tự chuốc thêm nhiều chuyện.
Trở về phòng, chẳng biết Tô Dục lôi từ đâu ra một bình rượu, rót cho tôi một chén.
“Có rượu!" Tôi vội chạy đến, chẳng biết y làm sao kiếm được loại mỹ tửu hương vị nồng đậm thế này, loại này tôi chưa từng được thưởng thức dưới địa phủ.
“Thích rượu đến thế sao?" Tô Dục cũng tự rót ình một chén, nhưng lại không quá hào hứng, có thể bởi bản thân vốn là đại phu, đương nhiên hiểu rõ uống rượu hại thân, nên cũng cần phải tiết chế với những sở thích không tốt.
“Ừm, tuy ta không cảm nhận được mùi rượu." Nhưng sự kích thích mà nó mang lại nơi đầu lưỡi, cứ từng chút từng chút khiến tôi cảm thấy hưng phấn vô cùng.
Tô Dục uống một hớp, nhưng không thấy có gì đặc biệt, chỉ thấy cay cay. “Như Ma hoàng thang vậy."
“Rượu này mua từ khi nào?" Không hề nhìn thấy y đến quán rượu.
“Lúc nghị chẩn, một tên ăn mày cho ta, nói rằng không có gì để báo đáp, chỉ có mỹ tửu gia truyền đem đến biếu." Y sau ngửi xong lại nói, “Vốn cho rằng chỉ là một loại rượu tầm thường, không ngờ đến khi để Hứa đại phu ở giường bên ngửi thấy mùi hương, mới biết đó là rượu ngon."
“Có mỹ tửu thế này, nhưng lại lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, rõ là lãng phí của trời." Dù như thế, Tô Dục cũng là “của trời", nhưng lại hoàn toàn không bị lãng phí.
Mấy ngày nhàn tản này, y kéo tôi đi dạo kinh sư, xem tạp kỹ, lại nhân tiện nghị chẩn luôn.
Kinh sư lúc này so với Bắc Kinh hiện đại khác nhau rất nhiều, không phồn hoa, không đông đúc, mới trở thành kinh đô, tựa như không hề thích hợp với địa vị vô cùng quan trọng của nó. Người đi lại trên đường cũng có vẻ không được tự nhiên, chẳng chút khí thế, so với bá khí “dưới chân Thiên tử đều là quan" của Bắc Kinh sau năm trăm năm, đúng là một trời một vực. Nhưng những điều này lại khiến tôi cảm thấy vô cùng thân thiết.
Tô Dục của hiện tại, rất mực gần gũi, vô cùng thân thuộc. Nữ nhi trên thế gian rất dễ say lòng, quỷ quan cũng không ngoại lệ. Khi mọi sự quan tâm của y đều dành cho tôi, dù y có ngàn vạn dã tâm thì trong mắt tôi vẫn vô cùng đáng yêu, tình vẫn tràn đầy.
Dù trong lòng tôi hiểu rõ, y sẽ không chỉ nghị chẩn ở kinh sư, mà cuối cùng còn muốn hòa vào vòng xoáy chốn hoàng cung, con người sẽ thay đổi. Y sẽ trở thành con người như thế nào? Điều này còn chưa biết được.
Hôm nay tôi thấy một công công trong cung tiến đến. “Tô Dục, vị công công này đến đây làm gì?"
“Có lẽ đợi hai ngày nữa, chờ Hồ đại phu, Chu đại phu hồi phục đôi chút, đám đại phu chúng ta sẽ đi diện kiến Thái tử." Y chuyển chủ đề, lại quay về với mỹ tửu, “Sau này ta nghị chẩn, sẽ chỉ nhận mỹ tửu, mang về để nuôi sâu rượu là nàng."
“Ta chỉ tham lam một chén thôi."
“Sau này nếu trở về Phụng Dương, ta sẽ mở ‘Tô thị tửu phường’ vì nàng, vừa sưu tầm, vừa nấu mỹ tửu." Y nhướng cao khóe miệng, tựa như đã thấy trước được tương lai, “Đích thân ta sẽ học nấu rượu, tuy chưa từng nấu, nhưng chỉ cần dốc lòng, nhất định không có việc gì khó."
Mấy ngày tới, sẽ tận mắt chứng kiến sự xa xỉ của hoàng gia, liệu y có còn nghĩ đến tửu phường bé nhỏ ấy nữa không? Nhưng chí ít trong lòng tôi hiện tại cũng ngập tràn cảm giác hạnh phúc thực sự.
“Sẽ treo đầy chuông trong hầm rượu của tửu phường, thường xuyên khóa lại, ta nghe thấy tiếng chuông sẽ biết nàng đi lấy rượu, cũng không sợ có trộm vào cuỗm rượu." Y thực sự đã suy nghĩ nghiêm túc. Y kéo tay tôi đặt vào lòng bàn tay mình xoa xoa. Chẳng thể thấy dung nhan, ánh mắt của tôi, cho nên thứ yêu thích nhất của y là tay tôi. Tô Dục chăm chú lật qua lật lại bàn tay tôi khiến tôi thấy hoài nghi, nếu có kiếp sau, y liệu có thể dựa vào đôi tay này mà nhận ra tôi?
Có mấy nam nhân trên đời này thích được một nữ nhân không nhìn rõ mặt mũi? Tôi không biết, tôi chỉ biết một mình Tô Dục mà thôi.
Chỉ vì điểm này, tôi liền mở miệng: “Tô Dục, mắt ta không lớn, là mắt một mí, sống mũi hơi gẫy, môi không căng mọng nhưng cũng chẳng mỏng." Tôi không biết vào cái đêm của năm trước, y sờ lên mặt tôi có cảm nhận được những điều đó không, dung mạo mà tôi đang miêu tả đó là của khi tôi còn sống.
“Ta không xinh, cũng không nổi bật giữa đám đông, thích mặc y sam màu xanh, đi hài màu trắng, tóc dài quá vai một chút sẽ cắt, chỉ để vừa đủ buộc lại như đuôi ngựa mà thôi."
“Ta không hoạt bát, cũng không nhanh mồm nhanh miệng, không chủ động, không nịnh nọt, cũng không thông minh, là một người hay yếu lòng, làm việc do dự không quyết, rụt rè chẳng bộc lộ nổi suy nghĩ của mình."
Tôi dừng lại, lấy hết dũng khí. “Nhưng ta thích chàng, Tô Dục, ta yêu chàng."
Đó là màn tỏ tình của tôi, lần đầu tiên, duy nhất, cảm động lòng người trong vòng bốn mươi năm cuộc đời.
Tôi đột nhiên cảm thấy, có thể nói ra được những điều ấy thì dù sau này không còn cơ hội nói ra nữa cũng tốt.
Tình yêu đầu, tôi đối với Tô Dục mà nói, là mối tâm tình mơ hồ được đâm chồi nảy lộc trong vòng chục năm, cùng với những dựa dẫm mơ hồ, đây là lần đầu tiên chúng tôi cảm động dựa vào nhau thế này.
Tình yêu của chúng tôi thuần khiết, không mang tạp chất, không nhiễm danh lợi thế tục. Thế nhưng, thông thường, khi người ta đang trải nghiệm khoảng thời gian tươi đẹp nhất, lại bị bức đối diện với hiện thực tàn khốc, thì cuối cùng tình yêu sẽ trở thành nỗi tiếc nuối đầy mỹ lệ.
Sử thư có chép, Chu Cao Sí tính cách trầm ổn, nho nhã lại nhân ái, chỉ là không thích võ nghệ, nên không được Chu Đệ yêu quý. Tuy nhiên, nhi tử của ông ta lại rất được lòng Hoàng đế Chu Đệ, bởi vậy ông ta mới có thể giữ được ngôi vị Thái tử của mình. Nếu không, rất có khả năng Nhị hoàng tử Chu Cao Hú chiến công hiển hách đã được lập làm Thái tử.
Quá trình bái kiến Thái tử giống hệt một như cảnh trong một bộ phim lịch sử, vô cùng nhàm chán. Chu Cao Sí đúng là béo tốt, hai tên thái giám phải dìu đỡ đi trên đường, nhưng mặt mũi từ ái, quý khí có dư, duy chỉ thiếu bá khí của Thái tử đương triều.
Khi Tô Dục cùng tám vị danh y khác quỳ trước mặt ông ta, tôi mơ hồ ẩn thân bên cạnh Chu Cao Sí, chăm chú nhìn Tô Dục lần đầu tiên cong tấm lưng cao ngạo trước thân phận quyền quý hoàng gia, trong lòng thầm cảm thán.
Thái tử chỉ là triệu kiến theo lệ, việc sắp xếp cho đám thái y đều do Viện sử tối cao của Thái y viện, Cao viện sử. Xem ra Cao viện sử tuy đã quá ngũ tuần, nhưng cơ thể được chăm nom rất tốt, mặt mũi hồng hào, đôi mắt nhỏ, không phải là một nhân vật tầm thường.
Cao viện sử vừa tới liền giao giảng suốt mấy canh giờ về quy định của Thái y viện, giọng điệu chầm chậm đều đều, càng nghe càng khiến người ta không thoải mái. Huống hồ, ông ta còn ngồi ở chỗ của mình, để tất cả các Viện phán mới nhậm chức đứng hầu nghe. Mấy vị thái y đều vô cùng bất mãn, nhưng vẫn cố kiềm chế làm bộ khiêm nhường cung kính. Tô Dục sắc mặt vẫn điềm nhiên, không hề bộc lộ cảm xúc.
Tôi lén đến bên cạnh, chạm tay lên tay y, ngón tay y khẽ động, ánh mắt hiền hòa đôi chút. Cũng thật không uổng phí, mấy tháng này tôi thường xuyên thi triển pháp thuật, nên thuật ẩn thân đã vượt hẳn so với trước đây, có thể duy trì được trong một khoảng thời gian dài.
“Ai là Tô Dục?" Cao viện sử đột nhiên cao giọng hỏi Tô Dục khiến tôi giật thót mình, chỉ sợ thuật ẩn hình của mình bị phát hiện.
Tô Dục tiến lên trước một bước. “Hồi Viện sử đại nhân, hạ quan là Tô Dục."
“Mấy ngày nay bản quan đi lại trên phố từng nghe về đại phu nổi danh mang tên Tô Dục hay đi nghị chẩn." Ông ta rút từ trong túi ra một đơn thuốc, “Đây là đơn thuốc của ngươi?"
“Đúng là của hạ quan."
Trên đó có con dấu của Tô Dục, độc nhất vô nhị không lẫn vào đâu được.
Con mắt ti hí như ngủ gật của Cao viện sử lướt từ trên đơn thuốc sang đến mặt Tô Dục, thoáng chút kinh ngạc, có lẽ là không ngờ Tô Dục lại trẻ như vậy.
“Đơn thuốc này kê rất quy củ, có cả phần trống để ghi ý kiến bàn luận thương thảo." Ông ta dừng lại một chút, nhìn đơn thuốc lắc đầu, “Ngươi tuổi còn trẻ, trình độ như thế đã xem như tuyệt đỉnh, sau này đi theo ta, chăm chỉ học hành cho tử tế."
“Tạ Viện sử đại nhân." Y cúi mặt xuống.
Dù không nhìn kỹ, nhưng tôi vẫn có thể thấy được nụ cười trào phúng đã sớm ngập trong mắt y.
Sự vụ của Thái y viện nghiêm túc mà nói không quá phức tạp, gần đây cũng trời yên biển lặng chẳng có gì thái quá. Thỉnh thoảng Tô Dục cũng được Viện sử vời tới dạy dỗ một phen, không ngoài y lý của mấy trăm năm về trước.
Đừng thấy Tô Dục lần nào như vậy cũng tỏ vẻ không xem trọng mà đánh giá, kỳ thực y đã sớm khắc cốt ghi tâm rồi.
Mặt khác, tàng thư các của Thái y viện cực kỳ phong phú. Những thứ Tô Dục đọc đều là trước tác y học nổi danh trong lịch sử, có rất nhiều viện dẫn kinh điển. Vì thế y rất hào hứng với đám tàn quyển, độc bản bị thiếu khuyết do thời gian trong Thái y viện, dần dần phát hiện ra được những phương thuốc dân gian, bổ sung vào vốn tri thức đang còn thiếu của mình.
Đống sách này rách nát như thế, sợ rằng sau mấy chục năm nữa cũng bị mối mọt ăn sạch, hay ột mồi lửa liền tan biến hết. Chả trách, chẳng còn lấy một quyển mà lưu lại, nổi danh đời sau.
Hôm nay Tô Dục mới đọc được nửa cuốn sách, đã bị Cao viện sử phái người đến gọi đi, nói là tiến cung chẩn bệnh.
Cũng giống như y, mấy vị Viện phán sau khi đến kinh sư đều lần lượt tiến cung chẩn bệnh, hầu hết là đi từng người, có thể mang theo một tiểu y đồng. Chỉ có Tô Dục, bị Cao viện sử áp chế tới nay vẫn chưa hề được tiến cung.
Mỗi khi gặp mặt trong tứ hợp viện, họ thường viện cớ châm chọc Tô Dục, ai nấy đều cảm thấy may mắn vì không bị Cao viện sử ghét bỏ. Tô Dục chẳng thèm đoái hoài, cũng chẳng thèm tranh luận gì hết.
Người cần thăm bệnh trong cung là Trang tần họ Ngô.
Vương quý phi vốn là người được Chu Đệ hết mực sủng ái, ngồi ở địa vị cao nhất, trở thành người được chọn cho ngôi Hoàng hậu. Nhưng bà yểu mệnh, lại chết vì bạo bệnh vào năm thứ mười tám niên hiệu Vĩnh Lạc. Từ ấy, trong cung cấm ngày càng quan tâm đến bệnh tật của Phi tần. Theo đó, địa vị của Thái y viện cũng ngày càng được nâng cao, vì vậy Thái y viện mới ngày càng mở rộng, kiếm tìm danh y chốn dân gian như thế.
Tẩm cung của Trang tần ở trong một đại viện sâu hút, phải mất rất nhiều thời gian mới đến được đó. Cao viện sử trạc ngoại ngũ tuần thở phì phà phì phò, tôi trông thấy mà cũng thương thay cho ông ta, tuổi đã cao rồi, còn không sớm cáo lão hồi hương, đừng cho rằng ngày nào cũng tẩm bổ thì có thể kéo lại sinh lực.
Có điều tuổi cao cũng có điểm lợi của tuổi cao, giống như chuyện bắt mạch, không cần e dè chuyện mạo phạm, ông ta cứ thế tiến thẳng vào trong bắt mạch, Tô Dục đứng ở gian ngoài hầu.
Một giọng nói trong trẻo nhu mì vang lên, “Cao thái y, ở gian ngoài kia hình như không phải dược đồng?"
“Hồi bẩm nương nương, là Tô viện phán, thái y mới của Thái y viện, tuổi vừa mười chín."
Lời đáp của nương nương như gió thoảng. “Thật trẻ."
Tôi đem lòng hiếu kỳ, liền vén tấm rèm thưa để xem dung mạo nữ nhân kia, đúng là mày liễu mắt phượng, hoa ghen nguyệt thẹn, chỉ là sắc mặt có đôi chút nhợt nhạt, đồng tử dường như hơi tán loạn, ánh nhìn mông lung.
“Nương nương, Tô viện phán tuổi đời còn trẻ, không tiện nhập nội thất, từng nghe dân gian có truyền cách bắt mạch qua sợi chỉ, Tô viện phán cũng biết một chút, thần muốn... chi bằng nương nương cho hắn cơ hội."
Sợi chỉ? Không phải là buộc sợi dây lên cổ tay để bắt mạch đấy chứ, không tận mắt nhìn rõ bệnh trạng, lại không được bắt mạch trực tiếp, sao có thể biết được là bệnh gì? Cao viện sử này rõ ràng là đố kỵ với người trẻ tuổi, thay đổi phép tắc để làm khó người ta mà.
Trang tần điềm nhiên mỉm cười, kín đáo mỉa mai ông ta, “Lời nói của ông luôn rất có lý." Sau đó không nói thêm gì, ngay tức khắc dặn dò cung nữ chuẩn bị.
Gió thu len qua rèm cửa sổ lọt vào, thổi tan luồng nhiệt ấm áp trong phòng. “Tiểu Trụ Tử, đóng chặt cửa sổ lại." Nói xong, Trang tần giơ một sợi chỉ lên quan sát.
Tôi trở lại bên cạnh Tô Dục, đem hết những gì đám cung nữ thái giám chuẩn bị, không kể lớn bé, nói hết cho y.
“Ta biết rồi, chớ lo lắng." Tô Dục khẽ nói.
Sợi chỉ đỏ được lần qua vách, y nắm một đầu, cảm nhận những rung động của nó. Dù tôi thấy chỉ rung lên rất khẽ, nhưng thần sắc ung dung bình thản trên mặt y đã khiến tôi yên tâm được phần nào.
“Thần to gan xin hỏi nương nương, gần đây phải chăng có thấy triệu chứng mắt mờ như bị thứ gì che chắn, đứng trước gió thì nước mắt tuôn trào?"
Bên trong trầm lặng hồi lâu, mới chầm chậm lên tiếng, “Đúng là như vậy, Tô viện phán làm sao lại biết?" Ngữ khí đã thấy cung kính hơn rất nhiều.
“Thần căn cứ vào mạch tượng của nương nương mà nhận định, nương nương tỳ can hư nhược, cần nhanh chóng bổ hư minh mục."
“Cao viện sử, xem ra Tô viện phán không chỉ tuổi trẻ mà y thuật cũng cực kỳ inh, ông nói xem có phải không?"
“Nương nương nói rất đúng."
Tôi uể oải tiến vào trong xem, cũng đoán được phần nào bộ mặt khó coi của ông ta.
“Bổ hư minh mục có thể dùng ‘Trú cảnh hoàn’, tức dùng rượu chưng cách thủy ba lạng Xa tiền tử, ba lạng Thục địa hoàng sau đó thêm lửa, lại cho thêm năm lạng Thố ti tử, cùng nghiền ra thành bột, sau đó cho thêm mật cô đặc, vê lại thành viên. Mỗi lần uống ba mươi viên, uống với rượu ấm, một ngày hai lần." Tô Dục giao đơn thuốc cho Cao viện sử.
“Để đó đi." Cao viện sử chẳng thèm ngẩng đầu, “Đừng cho rằng một lần là qua mắt được, cần phải thăm khám nhiều lần, đơn thuốc này của ngươi kê vẫn còn chung chung, những chỗ cần học còn rất nhiều."
“Vâng." Sau khi Tô Dục lui khỏi phòng, đơn thuốc liền bị một lão già lấy đi, sao thành một đơn thuốc khác.
“Tô Dục, thiếp nhìn thấy Cao viện sử sao chép đơn thuốc của chàng thành đơn thuốc của ông ta." Khi tôi trở lại tàng thư các của Thái y viện, y đang chăm chú đọc nốt nửa cuốn sách còn lại.
“Ta cũng đoán ra rồi." Y lại lật trang tiếp, “Dù lão ta không sao chép đơn thuốc của ta, cũng sẽ không giao đơn thuốc của ta lên trên dễ dàng như thế."
“Lẽ nào từ khi thấy đơn thuốc chàng nghị chẩn, lão ta đã muốn đối phó với chàng?"
“Có thể."
“Chàng không tức giận sao?" Bình tĩnh nhẫn nhịn chính là tính cách của tôi, nhưng tôi không sao quen được với một Tô Dục cũng như thế.
“Nén giận nhất thời, ngày còn dài mà." Y thả lỏng người thư thái, “Nhớ hồi ta còn nhỏ mới lên học trường tư, thường bị đám bạn vây quanh ức hiếp, chính là vì ta khoe khoang mình thông minh, nhưng lại không hiểu được nên dùng trí thông minh đó ở những chỗ như thế nào."
Nghe y nói vậy, tôi lại bắt đầu hoài niệm về cậu bé mười hai tuổi ở huyện Thanh Hà, quật cường và thẳng thắn.