Quan Thương
Quyển 9 - Chương 42: Chân Tướng Bị Thời Gian Che Lấp
Dì giúp việc nghe thấy tiếng cũng đi tới, đánh dấu cuốn Tam Quốc Diễn Nghĩa mà Trần Nhiên đang xem, gấp lại cho lên giá sách, mang trà nước tới.
Lâm Tuyền không muốn không khí nặng nề, chỉ cuốn Tam Quốc nói:
- Cháu nhớ khi còn nhỏ ông bảo cháu: Nhỏ không đọc Thủy Hử, già không đọc Tam Quốc. Sao bây giờ ông lại đọc Tam Quốc.
- Thiếu niên khí thịnh, dễ kích động, không nên đọc Thủy Hử; khi già đủ giảo hoạt rồi, không cần đọc Tam Quốc nữa. Còn ông ở nhà tu tâm dưỡng tính, có gì lại đọc hay không nên đọc, ông thì còn có thể tính kế ai?
Trần Nhiên xua tay, trêu:
- Cháu cũng không nên đọc Tam Quốc nữa, bao năm qua bao nhiêu người trúng bẫy của cháu rồi.
- Sách có thể dạy người, những cuốn sách năm xưa cháu đọc đều do ông ngoại chọn mà.
Lâm Tuyền cười hì hì, nhìn bóng cây lay động dưới ánh trăng ngoài sân:
- Cây cối trong vườn nhiều quá, ông chăm sóc không xuể, có cần thêm một công nhân nữa không ạ?
- Có thêm bao nhiêu người nữa thì vẫn do ông già này sửa sang, sân vườn gọn gàng là một loại cảnh trí, tiêu điều cũng là một loại cảnh trí, chỉ xem tâm cảnh người thưởng thức mà thôi, cái sân này ông cố ý không chăm sóc, chính là để bản thân có thể nhớ lại lúc nó lụi bại. Tiếc là đạo lý này ông hiểu hay không chẳng còn quan trọng, quan trọng là đám nhóc các cháu có hiểu không.
Trần Nhiên đi vào chủ đề:
- Ông nghe Trần Tấn nói cháu chuẩn bị lập quỹ gia tộc Trần thị, cháu có tính toán gì?
- Gia tộc và hệ thống quản lý xí nghiệp hiện đại phải giữ khoảng cách thế nào mới là thích hợp? Chúng ta đều rõ? Hiện ở xã hội kết cấu mang tính phân tán, làm sao có thể giữ được sức ngưng tụ của gia tộc?
Lâm Tuyền mày hơi nhíu lại:
- Đó là phương diện cháu suy nghĩ thời gian qua, trừ tiền, cháu còn chuyển một phần cổ phần vào quỹ, người có lợi ích tương quan ở trong danh sách này, mong ông ngoại quyết định thay cháu ...
Lấy ra cuốn sổ tay đưa cho ông ngoại.
Trần Nhiên đeo kính lão vào, nhận lấy cuốn sổ tay trông rất bình thường đó, ông, Lâm Minh Đạt, Trần Tú, Lâm Tĩnh Di, Lâm Tĩnh Sơ ở hàng đầu tiên, không có gì phải lạ, chỉ vào tên Thư Nhã, hỏi:
- Hai đứa bao giờ mới định tổ chức đây.
Lâm Tuyền cười:
- Giờ nhiều việc, cái này không gấp ạ.
Trần Nhiên lại chỉ cái tên dưới Thư Nhã, khẽ đọc:
- Tiểu Tư Vũ, Tiểu Tư Vũ, con bé này luôn làm người ta yêu thích, mấy ngày rồi không tới chơi với ông.
Ngẩng đầu lên hỏi:
- Cháu không sợ người Thư gia có ý kiến à?
- Tư Vũ coi cháu là cha, coi Trần gia Lâm gia là người nhà, nó nên công khai được lợi ích từ gia tộc, cháu tiếng làm cha mà chưa làm được gì nhiều cho Tư Vũ, ít nhất phải làm chuyện này, cháu sẽ giải thích với bên đó.
- Thế cũng được, danh sách ông nhớ rồi, hôm khác sẽ mời thầy Thư sang bàn bạc.
Trần Nhiên trả cuốn sổ cho Lâm Tuyền:
- Cháu an bài chuyện này từ bây giờ, rốt cuộc cháu định ứng phó với nữ nhân kia ra sao? Nghe nói vì chuyện này mà cháu có xung đột với thằng bé nhà họ Quách.
Lâm Tuyền cười khổ, nhắc tới đề tài này với y chưa bao giờ dễ dàng, tiềm thức lấy thuốc lá ra, vừa đưa lên môi thì nhớ ông ngoại không được hút thuốc, cất thuốc lá vào túi:
- Quách Tử nhất thời nghĩ không thông, mấy ngày nữa nó sẽ hiểu dụng ý của cháu thôi.
- Cho ông một điếu đi.
Trần Nhiên đưa tay ra:
- Nghe lời bác sĩ cái này không nên hút, cái kia không nên uống, sống thế chẳng bằng chết cho xong. Ông thành lão già rồi, không sợ chết, không cai thuốc nữa, chẳng qua là không hút trước mặt bác sĩ, nếu không bà ta cằn nhằn, nghe bà ta cằn nhằn khó chịu hơn bị roi quất.
Lâm Tuyền cười, châm thuốc cho ông ngoại, rồi cũng châm cho mình một điếu:
- Đôi khi cháu nghĩ, năm xưa cháu bị bỏ rơi giữa đường, nói không chừng bà ta có nỗi khổ trong lòng, thực tình trong ký ức còn sót lại của cháu thì trước khi bỏ rơi cháu, bà ta cũng không tệ … nếu đã không muốn nhận thì thôi. Cháu có ông ngoại, có ba mẹ, có chị Tĩnh Di, có Tiểu Sơ, còn có cả con gái nữa, cuộc đời không thể mong muốn sự trọn vẹn, con người vùng vẫy sống trên đời này không phải chỉ một, lòng cháu vốn bình lặng rồi .... Thời gian trước trải qua chuyện Xuân Giang, làm cháu phải nghĩ lại, cháu không thể biện hộ cho bà ta được nữa. Bọn họ là hạng người như thế thì không có tư cách hưởng thụ tài phú, tài phú nằm trong tay bọn họ không biết sẽ còn gây ra bao nhiêu tội nghiệt. Tuy bọn họ ra sức che giấu sự kiện Xuân Giang, nhưng nếu cháu không từ thủ đoạn, vẫn còn khe hở chí mạng để len vào, có điều cháu không muốn phá vỡ quy tắc, trà đạp lên chính nghĩa bề ngoài mà pháp luật duy trì. Quách Tử trách cháu quá mềm lòng, nhưng nếu cháu cũng bất chấp thủ đoạn như họ thì còn lập trường gì nữa? Tài sản với cháu đâu có ý nghĩa gì.
- Ông vẫn nhớ cái năm cháu bị bỏ rơi đó, mùa xuân năm ấy lạnh vô cùng.
Trần Nhiên hồi tưởng:
- Khi Tiểu Tú bế cháu về nhà, ông nghĩ, phải khổ sở cỡ nào người ta mới đành lòng vứt bỏ đứa con của mình.
- Đáng tiếc chân tướng năm xưa trừ bà ta ra thì không ai biết được nữa rồi.
Lâm Tuyền cười thảm:
- Ồ, cháu quên mất một nhân vật, năm xưa cha cháu vì cứu người mà bị chết đuối, người được cứu đó hẳn vẫn luôn chú ý tới cháu và nữ nhân kia, cháu không xuống nông trường tìm manh mối à?
- Hai mấy năm đã trôi qua, người ở nông trường không còn nhớ nhiều nữa, cha đẻ cháu đối xử với người khác hòa nhã, tính tình bà ta thì lãnh đạm, năm xưa ở nông trường không qua lại với người khác, chẳng còn mấy người nhớ được bà ta nữa. Chỉ nhớ năm đó nông trường mới khởi sắc, cuộc sống không còn gian nan nữa, trí thức về nông thôn vội vã trở lại thành thị phồn hoa, ai ai cũng không từ thủ đoạn tranh giành hạn ngạch, đề phòng người khác. Một phụ nữ thân cô thế cố nuôi con nhỏ lại tranh được một hạn ngạch trở về, người nông trường đều thấy bất ngờ, cháu lấy ảnh con bà ta ra, người nhớ chuyện cũ đều nghĩ rằng chính là cháu, thế thì sao biết được chân tướng. Cháu cũng dò hỏi tin tức người ngã xuống sông đó, chỉ biết là một cán bộ già, hẳn là người bị cải tạo đợt đầu, song những năm đó bọn họ đều được về hết rồi, về đâu chẳng ai rõ. Tra hồ sơ nông trường cũng không có manh mối gì.
- Năm đó xuống nông trường Tĩnh Hải cải tạo có hơn nghìn người, thời gian đó đúng là không ai muốn nhớ lại, ai cũng hận không thể vĩnh viễn xóa đi ký ức đó khỏi trí nhớ, đám trẻ các cháu dù đọc sách cũng không tưởng tượng thảm cảnh năm đó đâu, đi hỏi chuyện năm xưa tất nhiên họ không muốn nói kỹ, manh mối này khó tìm ...
Trần Nhiên thở dài:
- Có điều ký ức thủy chung vẫn nằm trong lòng, có những người đủ mạnh mẽ lấy ký ức xấu thành lời răn dạy cuộc đời, ông còn nhớ năm đó làm công tác ở ủy ban cải cách khu Bắc Quan, có chiếu cố một số đồng chí già, về sau rất được bọn họ nâng đỡ, họ là những người ghi nhớ quá khứ. Có người tỏ thái độ công khai, có người âm thầm giúp ông, đôi khi ông bất ngờ nhận ân huệ từ họ. Ví như cái năm bộ giám sát chuẩn bị tiếp tục điều tra tình huống của ông, liền có người bên trên lên tiếng, nói ông có công trong sự phát triển của Tĩnh Hải, tiếp đó điều tra dừng lại. Con người ông thù hận không quá để trong lòng, có điều ơn nghĩa của người khác nhất định ghi nhớ, năm đó rốt cuộc là ai nói giúp ông, ông điều tra mà không ra manh mối.
Nói tới đó đứng dậy, vẫy tay gọi Lâm Tuyền theo ông vào phòng trong:
- Ông xem lại hết một lượt mối quan hệ cũ của mình, thực sự không tìm ra được người đó. Đây là những lãnh đạo đã từng tới Tĩnh Hải thị sát, cháu xem giúp ông, có người ấy bên trong không?
Trần Nhiên lấy một cuốn album mở ra, những bức ảnh được xếp theo thời gian, mới đầu là đen trắng, sau dần có màu, tất cả đều được lưu trữ rất tốt, ghi lại cuộc đời của Trần Nhiên.
- Mười mấy năm trước tâm tư của mọi người còn tương đối đơn thuần, cháu lại không sống qua thời kỳ đó, khó đoán được.
Lâm Tuyền thuận tay lật xem, cuốn album dày này y đã xem nhiều lần rồi, mỗi lần lại có một cảm xúc khác nhau:
- Cháu còn nhớ có tấm ảnh chụp cả cháu mà, lúc đó phó thủ tướng Diêu tới Tĩnh Hải thị sát, nó ở trang nào ạ?
Trần Nhiên lúi húi lật album:
- À, lúc đó cháu mới 12 tuổi, thích tới thành ủy làm bừa, dù văn phòng hay là phòng họp cũng bấp chấp, hôm đó xông vào đúng lúc phó thủ tướng đang chỉ thị mọi người, nó ở trang ...
Trần Nhiên chỉ tấm ảnh hơi ố vàng, Lâm Tuyền nhìn mình ngửa đầu lên, mang sự ngông nghênh của thiếu niên tưởng mình số một trên đời, giờ vẫn xấu hổ:
- Hồi đó cháu không hiểu chuyện, gây cho ông ngoại bao nhiêu rắc rối, lúc đó cháu xông vào phòng còn làm đổ nước lên cả người phó thủ tướng Diêu, trừ ông ngoại còn trấn định một chút, đám Chu Bình, Dương Vân đều sợ vỡ mật, tới giờ cháu vẫn không quên ánh mắt bọn họ khi đó.
- Phó thủ tướng Diêu cũng giật mình, có điều người có khí độ, ai lại để chuyện này trong lòng. Phó thủ tướng Diêu chẳng những không phật ý, còn rất thích cháu, nên chụp tấm ảnh này, về sau còn gọi điện hỏi thăm tình hình học tập của cháu. Có điều ông sao nói ra nổi, ha ha ha ...
Trần Nhiên cười vui vẻ:
- Phó thủ tướng Diêu lui về mấy năm rồi, cháu tới thủ đô có cơ hội bái phỏng một chút, nói không chừng ông ấy còn nhớ chuyện năm xưa, sức ảnh hưởng của những ông già đó người thường không bì nổi đâu.
Người có tư cách lên tiếng trong vụ án đó chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng Lâm Tuyền xem hết lượt mà không đoán ra được là ai, có lẽ chỉ là người không liên quan đứng nói một câu công bằng, thành tích ông ngoại y làm được không ai có thể phủ nhận, chuyện cũng do mấy đứa con gây họa, những người thế hệ năm đó mang tinh thần cách mạng chính nghĩa, người thời đại này không lý giải nổi.
Lâm Tuyền không muốn không khí nặng nề, chỉ cuốn Tam Quốc nói:
- Cháu nhớ khi còn nhỏ ông bảo cháu: Nhỏ không đọc Thủy Hử, già không đọc Tam Quốc. Sao bây giờ ông lại đọc Tam Quốc.
- Thiếu niên khí thịnh, dễ kích động, không nên đọc Thủy Hử; khi già đủ giảo hoạt rồi, không cần đọc Tam Quốc nữa. Còn ông ở nhà tu tâm dưỡng tính, có gì lại đọc hay không nên đọc, ông thì còn có thể tính kế ai?
Trần Nhiên xua tay, trêu:
- Cháu cũng không nên đọc Tam Quốc nữa, bao năm qua bao nhiêu người trúng bẫy của cháu rồi.
- Sách có thể dạy người, những cuốn sách năm xưa cháu đọc đều do ông ngoại chọn mà.
Lâm Tuyền cười hì hì, nhìn bóng cây lay động dưới ánh trăng ngoài sân:
- Cây cối trong vườn nhiều quá, ông chăm sóc không xuể, có cần thêm một công nhân nữa không ạ?
- Có thêm bao nhiêu người nữa thì vẫn do ông già này sửa sang, sân vườn gọn gàng là một loại cảnh trí, tiêu điều cũng là một loại cảnh trí, chỉ xem tâm cảnh người thưởng thức mà thôi, cái sân này ông cố ý không chăm sóc, chính là để bản thân có thể nhớ lại lúc nó lụi bại. Tiếc là đạo lý này ông hiểu hay không chẳng còn quan trọng, quan trọng là đám nhóc các cháu có hiểu không.
Trần Nhiên đi vào chủ đề:
- Ông nghe Trần Tấn nói cháu chuẩn bị lập quỹ gia tộc Trần thị, cháu có tính toán gì?
- Gia tộc và hệ thống quản lý xí nghiệp hiện đại phải giữ khoảng cách thế nào mới là thích hợp? Chúng ta đều rõ? Hiện ở xã hội kết cấu mang tính phân tán, làm sao có thể giữ được sức ngưng tụ của gia tộc?
Lâm Tuyền mày hơi nhíu lại:
- Đó là phương diện cháu suy nghĩ thời gian qua, trừ tiền, cháu còn chuyển một phần cổ phần vào quỹ, người có lợi ích tương quan ở trong danh sách này, mong ông ngoại quyết định thay cháu ...
Lấy ra cuốn sổ tay đưa cho ông ngoại.
Trần Nhiên đeo kính lão vào, nhận lấy cuốn sổ tay trông rất bình thường đó, ông, Lâm Minh Đạt, Trần Tú, Lâm Tĩnh Di, Lâm Tĩnh Sơ ở hàng đầu tiên, không có gì phải lạ, chỉ vào tên Thư Nhã, hỏi:
- Hai đứa bao giờ mới định tổ chức đây.
Lâm Tuyền cười:
- Giờ nhiều việc, cái này không gấp ạ.
Trần Nhiên lại chỉ cái tên dưới Thư Nhã, khẽ đọc:
- Tiểu Tư Vũ, Tiểu Tư Vũ, con bé này luôn làm người ta yêu thích, mấy ngày rồi không tới chơi với ông.
Ngẩng đầu lên hỏi:
- Cháu không sợ người Thư gia có ý kiến à?
- Tư Vũ coi cháu là cha, coi Trần gia Lâm gia là người nhà, nó nên công khai được lợi ích từ gia tộc, cháu tiếng làm cha mà chưa làm được gì nhiều cho Tư Vũ, ít nhất phải làm chuyện này, cháu sẽ giải thích với bên đó.
- Thế cũng được, danh sách ông nhớ rồi, hôm khác sẽ mời thầy Thư sang bàn bạc.
Trần Nhiên trả cuốn sổ cho Lâm Tuyền:
- Cháu an bài chuyện này từ bây giờ, rốt cuộc cháu định ứng phó với nữ nhân kia ra sao? Nghe nói vì chuyện này mà cháu có xung đột với thằng bé nhà họ Quách.
Lâm Tuyền cười khổ, nhắc tới đề tài này với y chưa bao giờ dễ dàng, tiềm thức lấy thuốc lá ra, vừa đưa lên môi thì nhớ ông ngoại không được hút thuốc, cất thuốc lá vào túi:
- Quách Tử nhất thời nghĩ không thông, mấy ngày nữa nó sẽ hiểu dụng ý của cháu thôi.
- Cho ông một điếu đi.
Trần Nhiên đưa tay ra:
- Nghe lời bác sĩ cái này không nên hút, cái kia không nên uống, sống thế chẳng bằng chết cho xong. Ông thành lão già rồi, không sợ chết, không cai thuốc nữa, chẳng qua là không hút trước mặt bác sĩ, nếu không bà ta cằn nhằn, nghe bà ta cằn nhằn khó chịu hơn bị roi quất.
Lâm Tuyền cười, châm thuốc cho ông ngoại, rồi cũng châm cho mình một điếu:
- Đôi khi cháu nghĩ, năm xưa cháu bị bỏ rơi giữa đường, nói không chừng bà ta có nỗi khổ trong lòng, thực tình trong ký ức còn sót lại của cháu thì trước khi bỏ rơi cháu, bà ta cũng không tệ … nếu đã không muốn nhận thì thôi. Cháu có ông ngoại, có ba mẹ, có chị Tĩnh Di, có Tiểu Sơ, còn có cả con gái nữa, cuộc đời không thể mong muốn sự trọn vẹn, con người vùng vẫy sống trên đời này không phải chỉ một, lòng cháu vốn bình lặng rồi .... Thời gian trước trải qua chuyện Xuân Giang, làm cháu phải nghĩ lại, cháu không thể biện hộ cho bà ta được nữa. Bọn họ là hạng người như thế thì không có tư cách hưởng thụ tài phú, tài phú nằm trong tay bọn họ không biết sẽ còn gây ra bao nhiêu tội nghiệt. Tuy bọn họ ra sức che giấu sự kiện Xuân Giang, nhưng nếu cháu không từ thủ đoạn, vẫn còn khe hở chí mạng để len vào, có điều cháu không muốn phá vỡ quy tắc, trà đạp lên chính nghĩa bề ngoài mà pháp luật duy trì. Quách Tử trách cháu quá mềm lòng, nhưng nếu cháu cũng bất chấp thủ đoạn như họ thì còn lập trường gì nữa? Tài sản với cháu đâu có ý nghĩa gì.
- Ông vẫn nhớ cái năm cháu bị bỏ rơi đó, mùa xuân năm ấy lạnh vô cùng.
Trần Nhiên hồi tưởng:
- Khi Tiểu Tú bế cháu về nhà, ông nghĩ, phải khổ sở cỡ nào người ta mới đành lòng vứt bỏ đứa con của mình.
- Đáng tiếc chân tướng năm xưa trừ bà ta ra thì không ai biết được nữa rồi.
Lâm Tuyền cười thảm:
- Ồ, cháu quên mất một nhân vật, năm xưa cha cháu vì cứu người mà bị chết đuối, người được cứu đó hẳn vẫn luôn chú ý tới cháu và nữ nhân kia, cháu không xuống nông trường tìm manh mối à?
- Hai mấy năm đã trôi qua, người ở nông trường không còn nhớ nhiều nữa, cha đẻ cháu đối xử với người khác hòa nhã, tính tình bà ta thì lãnh đạm, năm xưa ở nông trường không qua lại với người khác, chẳng còn mấy người nhớ được bà ta nữa. Chỉ nhớ năm đó nông trường mới khởi sắc, cuộc sống không còn gian nan nữa, trí thức về nông thôn vội vã trở lại thành thị phồn hoa, ai ai cũng không từ thủ đoạn tranh giành hạn ngạch, đề phòng người khác. Một phụ nữ thân cô thế cố nuôi con nhỏ lại tranh được một hạn ngạch trở về, người nông trường đều thấy bất ngờ, cháu lấy ảnh con bà ta ra, người nhớ chuyện cũ đều nghĩ rằng chính là cháu, thế thì sao biết được chân tướng. Cháu cũng dò hỏi tin tức người ngã xuống sông đó, chỉ biết là một cán bộ già, hẳn là người bị cải tạo đợt đầu, song những năm đó bọn họ đều được về hết rồi, về đâu chẳng ai rõ. Tra hồ sơ nông trường cũng không có manh mối gì.
- Năm đó xuống nông trường Tĩnh Hải cải tạo có hơn nghìn người, thời gian đó đúng là không ai muốn nhớ lại, ai cũng hận không thể vĩnh viễn xóa đi ký ức đó khỏi trí nhớ, đám trẻ các cháu dù đọc sách cũng không tưởng tượng thảm cảnh năm đó đâu, đi hỏi chuyện năm xưa tất nhiên họ không muốn nói kỹ, manh mối này khó tìm ...
Trần Nhiên thở dài:
- Có điều ký ức thủy chung vẫn nằm trong lòng, có những người đủ mạnh mẽ lấy ký ức xấu thành lời răn dạy cuộc đời, ông còn nhớ năm đó làm công tác ở ủy ban cải cách khu Bắc Quan, có chiếu cố một số đồng chí già, về sau rất được bọn họ nâng đỡ, họ là những người ghi nhớ quá khứ. Có người tỏ thái độ công khai, có người âm thầm giúp ông, đôi khi ông bất ngờ nhận ân huệ từ họ. Ví như cái năm bộ giám sát chuẩn bị tiếp tục điều tra tình huống của ông, liền có người bên trên lên tiếng, nói ông có công trong sự phát triển của Tĩnh Hải, tiếp đó điều tra dừng lại. Con người ông thù hận không quá để trong lòng, có điều ơn nghĩa của người khác nhất định ghi nhớ, năm đó rốt cuộc là ai nói giúp ông, ông điều tra mà không ra manh mối.
Nói tới đó đứng dậy, vẫy tay gọi Lâm Tuyền theo ông vào phòng trong:
- Ông xem lại hết một lượt mối quan hệ cũ của mình, thực sự không tìm ra được người đó. Đây là những lãnh đạo đã từng tới Tĩnh Hải thị sát, cháu xem giúp ông, có người ấy bên trong không?
Trần Nhiên lấy một cuốn album mở ra, những bức ảnh được xếp theo thời gian, mới đầu là đen trắng, sau dần có màu, tất cả đều được lưu trữ rất tốt, ghi lại cuộc đời của Trần Nhiên.
- Mười mấy năm trước tâm tư của mọi người còn tương đối đơn thuần, cháu lại không sống qua thời kỳ đó, khó đoán được.
Lâm Tuyền thuận tay lật xem, cuốn album dày này y đã xem nhiều lần rồi, mỗi lần lại có một cảm xúc khác nhau:
- Cháu còn nhớ có tấm ảnh chụp cả cháu mà, lúc đó phó thủ tướng Diêu tới Tĩnh Hải thị sát, nó ở trang nào ạ?
Trần Nhiên lúi húi lật album:
- À, lúc đó cháu mới 12 tuổi, thích tới thành ủy làm bừa, dù văn phòng hay là phòng họp cũng bấp chấp, hôm đó xông vào đúng lúc phó thủ tướng đang chỉ thị mọi người, nó ở trang ...
Trần Nhiên chỉ tấm ảnh hơi ố vàng, Lâm Tuyền nhìn mình ngửa đầu lên, mang sự ngông nghênh của thiếu niên tưởng mình số một trên đời, giờ vẫn xấu hổ:
- Hồi đó cháu không hiểu chuyện, gây cho ông ngoại bao nhiêu rắc rối, lúc đó cháu xông vào phòng còn làm đổ nước lên cả người phó thủ tướng Diêu, trừ ông ngoại còn trấn định một chút, đám Chu Bình, Dương Vân đều sợ vỡ mật, tới giờ cháu vẫn không quên ánh mắt bọn họ khi đó.
- Phó thủ tướng Diêu cũng giật mình, có điều người có khí độ, ai lại để chuyện này trong lòng. Phó thủ tướng Diêu chẳng những không phật ý, còn rất thích cháu, nên chụp tấm ảnh này, về sau còn gọi điện hỏi thăm tình hình học tập của cháu. Có điều ông sao nói ra nổi, ha ha ha ...
Trần Nhiên cười vui vẻ:
- Phó thủ tướng Diêu lui về mấy năm rồi, cháu tới thủ đô có cơ hội bái phỏng một chút, nói không chừng ông ấy còn nhớ chuyện năm xưa, sức ảnh hưởng của những ông già đó người thường không bì nổi đâu.
Người có tư cách lên tiếng trong vụ án đó chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng Lâm Tuyền xem hết lượt mà không đoán ra được là ai, có lẽ chỉ là người không liên quan đứng nói một câu công bằng, thành tích ông ngoại y làm được không ai có thể phủ nhận, chuyện cũng do mấy đứa con gây họa, những người thế hệ năm đó mang tinh thần cách mạng chính nghĩa, người thời đại này không lý giải nổi.
Tác giả :
Canh Tục