Quân Sinh Ta Chưa Sinh, Ta Sinh Quân Đã Lão
Chương 6
Tôi cầm quyển nhật ký, nước mắt rơi xuống. Thì ra chú biết, thì ra chú biết.
Vài ngày sau cuốn sổ biến mất. Tôi biết Triết Dã đã xử lý nó. Chú không muốn tôi biết chú biết tình cảm của tôi, nhưng chú lại không biết tôi đã biết.
Triết Dã ra đi vào mùa xuân năm sau. Lúc lâm chung, chú nắm tay tôi nói: Vốn muốn giao cháu cho một người đàn ông tốt, chứng kiến người ấy đeo nhẫn cho cháu, nhưng giờ không kịp nữa rồi.
Tôi mỉm cười, chú đã quên, nhẫn của tôi là do chú mua vào năm tôi hai mươi tuổi.
Trong ngăn kéo bàn học có một lá thư của chú, chỉ có vài câu ngắn gọn: Yêu Yêu, chú đi rồi. Cháu có thể nghĩ đến chú, nhưng đừng lúc nào cũng nhớ nhung, cháu có thể sống bình an phẳng lặng mới là niềm an ủi lớn nhất với chú. Chú.
Tôi không khóc đến chết đi sống lại.
Nửa đêm tỉnh giấc, dường như tôi còn nghe thấy chú nói: Yêu Yêu, cẩn thận một chút.
Trong lúc quét dọn phòng đọc sách, tôi phát hiện ra một cái bình đầy bụi ở một ngăn tủ nằm sát góc phòng, bình này mang phong cách cổ xưa, tôi lấy ra rửa sạch, ngây người, trên mặt bình không vẽ trang trí gì, chỉ có bốn câu thể chữ Nhan:[3] Quân sinh ta chưa sinh, ta sinh quân đã lão, hận không sinh đồng thời, ngày ngày cùng quân hảo.[4]
Đến lúc này, nước mắt của tôi mới lã chã tuôn rơi.
– Hết –
[1] Đào non mơn mởn, hoa nở tốt tươi: Nguyên văn là “Đào chi yêu yêu, chước chước kì hoa", trích trong bài thơ dân gian “Đào yêu" của Khổng Tử.
[2] Phù dâu xách váy: Nguyên văn là “hoa đồng", chỉ mấy cô bé khoảng 4, 5 tuổi xách váy cưới cho cô dâu và tung hoa đi trước cô dâu chú rể.
[3] Thể chữ Nhan: Thể chữ của Nhan Châu Khanh thời Đường.
[4] Quân sinh ta chưa sinh, ta sinh quân đã lão, hận không sinh đồng thời, ngày ngày cùng quân hảo: Nguyên văn là “quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão. Hận bất sinh đồng thì, nhật nhật dữ quân hảo".
Nguồn gốc: Bài thơ vốn là thơ đề trên các đồ sứ thời Đường, có thể là do người làm gốm sáng tác hoặc là ca dao phổ biến trong dân gian, được khai quật khoảng năm 1974-1978 trong di chỉ ở Trường Sa, Hồ Nam. Theo quyển hạ của “Toàn Đường thi bổ biên", cuốn năm mươi sáu “Toàn Đường thi tục tập", thơ năm chữ của người vô danh, trang 1642, xuất bản tháng 10 năm 1992, toàn thơ là: “Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão. Quân hận ngã sinh trì, ngã hận quân sinh tảo." Còn bài thơ “Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão" có xuất xứ trên mạng, có lẽ tác giả muốn biểu đạt tình cảm của mình nên có cải biến so với nguyên tác. Câu thơ đẹp và đau thương, từ đó được phổ biến trên các trang web.
Vài ngày sau cuốn sổ biến mất. Tôi biết Triết Dã đã xử lý nó. Chú không muốn tôi biết chú biết tình cảm của tôi, nhưng chú lại không biết tôi đã biết.
Triết Dã ra đi vào mùa xuân năm sau. Lúc lâm chung, chú nắm tay tôi nói: Vốn muốn giao cháu cho một người đàn ông tốt, chứng kiến người ấy đeo nhẫn cho cháu, nhưng giờ không kịp nữa rồi.
Tôi mỉm cười, chú đã quên, nhẫn của tôi là do chú mua vào năm tôi hai mươi tuổi.
Trong ngăn kéo bàn học có một lá thư của chú, chỉ có vài câu ngắn gọn: Yêu Yêu, chú đi rồi. Cháu có thể nghĩ đến chú, nhưng đừng lúc nào cũng nhớ nhung, cháu có thể sống bình an phẳng lặng mới là niềm an ủi lớn nhất với chú. Chú.
Tôi không khóc đến chết đi sống lại.
Nửa đêm tỉnh giấc, dường như tôi còn nghe thấy chú nói: Yêu Yêu, cẩn thận một chút.
Trong lúc quét dọn phòng đọc sách, tôi phát hiện ra một cái bình đầy bụi ở một ngăn tủ nằm sát góc phòng, bình này mang phong cách cổ xưa, tôi lấy ra rửa sạch, ngây người, trên mặt bình không vẽ trang trí gì, chỉ có bốn câu thể chữ Nhan:[3] Quân sinh ta chưa sinh, ta sinh quân đã lão, hận không sinh đồng thời, ngày ngày cùng quân hảo.[4]
Đến lúc này, nước mắt của tôi mới lã chã tuôn rơi.
– Hết –
[1] Đào non mơn mởn, hoa nở tốt tươi: Nguyên văn là “Đào chi yêu yêu, chước chước kì hoa", trích trong bài thơ dân gian “Đào yêu" của Khổng Tử.
[2] Phù dâu xách váy: Nguyên văn là “hoa đồng", chỉ mấy cô bé khoảng 4, 5 tuổi xách váy cưới cho cô dâu và tung hoa đi trước cô dâu chú rể.
[3] Thể chữ Nhan: Thể chữ của Nhan Châu Khanh thời Đường.
[4] Quân sinh ta chưa sinh, ta sinh quân đã lão, hận không sinh đồng thời, ngày ngày cùng quân hảo: Nguyên văn là “quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão. Hận bất sinh đồng thì, nhật nhật dữ quân hảo".
Nguồn gốc: Bài thơ vốn là thơ đề trên các đồ sứ thời Đường, có thể là do người làm gốm sáng tác hoặc là ca dao phổ biến trong dân gian, được khai quật khoảng năm 1974-1978 trong di chỉ ở Trường Sa, Hồ Nam. Theo quyển hạ của “Toàn Đường thi bổ biên", cuốn năm mươi sáu “Toàn Đường thi tục tập", thơ năm chữ của người vô danh, trang 1642, xuất bản tháng 10 năm 1992, toàn thơ là: “Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão. Quân hận ngã sinh trì, ngã hận quân sinh tảo." Còn bài thơ “Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão" có xuất xứ trên mạng, có lẽ tác giả muốn biểu đạt tình cảm của mình nên có cải biến so với nguyên tác. Câu thơ đẹp và đau thương, từ đó được phổ biến trên các trang web.
Tác giả :
Đậu Đĩnh