Phù Vân Hoa
Chương 73: Phiên ngoại 15: Tam Duyên Hoa
Đỉnh Kim Tinh lại là một ngày âm u. Gia Lăng bà bà ngồi thiền trên gối đôn, vây quanh là gần một trăm đồ đệ. Trong không khí thoang thoảng hương nhang, ngưng động một tầng cổ kính xa xưa.
-Vẫn quỳ à?
-Vâng, thưa sư tổ.
-Bảo nàng về đi.
-Dạ… sư tỷ không chịu rời…
Chúng đệ tử cố hết sức cúi thấp đầu, tiếng thở cũng đè nén. Mấy ngày nay Kim Tinh môn thật căng thẳng. Ai cũng biết Tú Thanh tiên tử chính là học trò cưng nhất của Gia Lăng bà bà, xưa nay luôn ngoan ngoãn nhu mì, chưa từng làm người khác bận tâm. Nghe nói nàng cầu sư tổ một vị thuốc gọi là “Tam Duyên Hoa", quý hiếm vô cùng, trời đất không có quá ba cây. Gia Lăng không đáp ứng, vậy là nàng kiên trì quỳ hết ngày này qua ngày khác, bất kể gió mưa, bất kể nóng lạnh. Có người trách nàng cố chấp, có người thương nàng kiên cường, mà chủ yếu vẫn là hiếu kỳ. Tú Thanh cô nương cần Tam Duyên Hoa để làm gì?
Nghe nói nàng đã náo loạn tới tận Hoa Đông, một hai ép buộc phu quân của Tố Linh minh tôn giao ra Tam Duyên Hoa. Hắn không sở hữu vật này, nàng lại dò la biết Gia Lăng bà bà đã từng có. Rồi cảnh quỳ thâu đêm suốt sáng diễn ra.
Bầu trời Kim Tinh hôm nay âm u, cánh cổng thép vàng chầm chậm mở ra, tiếng kêu cót két. Một tà áo trắng tinh tươm dừng lại ngay dưới chân nàng. Tú Thanh rung rẩy ngửa đầu nhìn.
-Sư tổ… cầu ngài…
Gia Lăng lạnh lùng ngắm nghía khuôn mặt đó, tự nhiên hồi tưởng lại khung cảnh sáu trăm năm trước, khi mà cô bé này còn sợ sệt núp sau áo choàng của lão quân…
-Tiểu Thanh, con cần gì phải thế?
Dường như động vào chỗ đau, nàng rớt rớt nước mắt, tay hèn mọn sờ vào một góc áo Gia Lăng
-Sư tổ, người thành toàn cho con đi… Kiếp này con chỉ sống để đợi chờ, cái giá nào con cũng cam nguyện!
Quanh đây có tiếng thở dài
-Tu vi của con phải tích góp bao lâu mới được? Địa vị của con hôm nay nào phải ngày một ngày hai? Có rất nhiều cách, hà cớ gì… haizzz… thật khờ!
Tú Thanh lắc đầu, đôi mắt càng thêm kiên định
-Cái gì cũng đáng giá, vì Thanh nhi yêu lão quân mà!
Gia Lăng dở khóc dở cười. Xem xem! Một cô nương khuê cát mở miệng nói yêu mạnh mẽ chưa kìa. Năm tháng để lại nhiều dấu vết trên người nàng, cũng bao gồm một tình yêu mãi về sau mới thấu hiểu. Gia Lăng bà bà tháo cây trâm cài đầu, nhẹ nhàng đưa cho nàng
-Đây, như ý nguyện của con.
Tú Thanh có phần không tin vào mắt mình. Hóa ra Tam Duyên Hoa xưa nay vẫn làm thoa cài đầu cho sư tổ. Nàng tôn sùng nhận lấy món quà, rối rít cảm ơn. Đôi mắt tròn xoe ngây ngô đó vẫn vẹn nguyên như năm nào.
-Đi đi, thành hay bại đều ở cơ duyên, hy vọng con sẽ không tiếc nuối. Ta chỉ có một lời chúc ngắn gọn: Hạnh phúc nhé, Tiểu Thanh!
***
Ở phàm giới, Cao Triều đời thứ hai mươi chín, Hòa Nghi Cảnh lên ngôi năm 20 tuổi, lấy hiệu là Thái Hành đế. Hoàn cảnh truyền ngôi năm đó êm đẹp một cách khác thường. Tiên hoàng để di chiếu có tên Tứ hoàng tử, bốn vị hoàng tử còn lại đều không phản đối, im ắng tới kì quái, làm người ta nghĩ mãi không thông. Có lẽ ông trời đứng về phía Hòa Nghi Cảnh!
Cũng đã qua 10 năm từ khi Thái Hành đế trị vì, quốc thái dân an, nội ngoại ổn định. Kể ra thì vị vua này chẳng có chi nổi bật mà cũng không có gì để chê trách. Hắn cứ nhàn nhã ung dung, xử lý trong ngoài nhẹ tựa lông hồng, chưa từng mạnh tay nhưng luôn thỏa đáng, trình tự đơn giản nhưng luôn hiệu quả. Có lẽ một đất nước cần vị vua như vậy, ôn hòa và cẩn thận, ít tham vọng và nhiều lo toan. Phong cách của hắn cũng giống như đế hiệu “thông thái hành sự".
Vua ở độ tuổi ba mươi, triều thần và ngoại quốc nườm nượp dâng phi tử là chuyện dễ hiểu. Ngày tết đoàn viên, Bình Ngô ở phương Nam lại cống tới 20 ca kỹ. Hoàng cung náo nhiệt chưa từng thấy, rập rờn váy áo mỹ nhân. Hòa Nghi Cảnh có chút buồn ngủ, ngón tay mơ màng gõ lên ghế rồng, hoàn toàn sai nhịp so với tiếng đàn hát. Hai hàng thần tử và gia quyến vẫn nói nói cười cười, lung tung chỉ trỏ, rượu thịt tấp nập. Đêm càng về khuya, tiếng cầm càng réo rắt, rượu thơm càng say nồng, không ít kẻ trở nên phóng túng, quên mất mặt rồng mà cư nhiên tóm lấy vài vũ công, mờ ám hôn hít. Từ từ khung cảnh trở nên xa hoa đồi trụy. Lưu công công toát mồ hôi hột, lão vuốt vuốt cây phất trần, sợ sệt hỏi:
-Bệ hạ, ngài xem…
Hòa Nghi Cảnh sắp ngủ gật, hắn miễn cưỡng nâng mi mắt, nhìn chăm chăm mấy vị thần tử quần áo xộc xệch.
-Lôi chúng ra ngoài, ném vào thùng nước lạnh!
Lời vua nói vì ồn ào không ai nghe nhưng việc vua làm mọi người lập tức ý thức được. Sau khi ngự lâm quân kéo xềnh xệch ba bốn người rời đi, cả đại điện tự nhiên tắt ngúm. Hoàng đế nổi tiếng dễ dãi nhưng không có nghĩa là hắn cho phép người ta leo lên đầu, lên cổ mình. Đảo mắt nhìn một vòng yến tiệc, Hòa Nghi Cảnh cảm thấy dù sao cũng là ngày hội hè, không nên quá nghiêm túc. Hắn phất tay, nói có lệ:
-Tiếp tục đi!
Mọi người lại gượng gạo cười, khe khẽ trò chuyện, rượu chỉ dám nhấp môi, bầu không khí đông cứng kì quái. Lưu công công nhanh trí cho gọi 20 ca kỹ Bình Ngô vào giảm căng thẳng. Mỹ nhân sắc màu rập rờn, nhìn hoa cả mắt. Múa lụa là tuyệt chiêu của Bình Ngô quốc, chả mấy chốc đã khiến lòng người liêu xiêu…
Nữ múa chính theo đúng nghi thức tiến lên dâng rượu. Sau khi Lưu công công dùng kim bạc thử rượu, hoàng đế từ tốn tiếp nhận. Vị đào vừa ngọt vừa chát đánh thức tất cả giác quan. Hòa Nghi Cảnh không cầm lòng đưa mắt nhìn mỹ nhân trước mặt. Từ đó, ngài chân chính tin rằng ở đời có “nhất kiến chung tình".
Hoàng đế mẫu mực nhất Cao Triều vì hồng nhan mà làm chuyện hoang đường. Ngài phải lòng một nàng ca kỹ, nâng tới cấp nhị phẩm Qúy cơ, tương truyền gọi là Tú cơ. Tú cơ nương nương đẹp như hoa như ngọc, một nét đẹp trong trẻo hồn nhiên mà nữ nhân trưởng thành không thể có. Hòa Nghi Cảnh không tiếc lầu son gác vàng, cẩm y ngọc thực đối đãi với nàng, không những vậy còn nhất mực chuyên sủng khiến hậu cung câm phẫn ngất trời.
Ấy thế mà Tú cơ không an phận, dã tâm ám sát hoàng đế. Nghe nói nàng dâng lên thuốc quý gọi là Tam Duyên Hoa, điều chế từ loài cây truyền thuyết, nung qua lửa phượng hoàng thành đan dược có một không hai, chức năng kéo dài tuổi thọ. Hoàng đế không chút nghi ngờ uống vào, thọ đâu không thấy, chỉ thấy trời đột nhiên kéo mây đen, sấm chớp đánh vào hoàng thành. Hòa Nghi Cảnh từ ghế rồng ngã xuống, không nói lời nào tắt thở!?
Tú cơ đóng kịch rất giỏi, nàng còn ôm bệ hạ gọi thất thanh cái gì mà… “Lão quân, lão quân…". Cao Triều đế băng hà, cả thiên hạ vừa thương tiếc vừa căm giận, Tú cơ bị thiêu sống trên giàn hỏa. Ngày hôm đó cả kinh thành nườm nượp kéo đi xem hành quyết. Một bà lão tóc bạc phơ, phong thái bất phàm đứng giữa dòng người lặng lẽ nhìn nàng thiếu nữ ủ rũ bị trói go vào cột. Bà ta nhìn trời, thở dài thườn thượt mà nói với nam nhân bên cạnh:
-Ta sớm đoán trước kết quả này rồi.
Người nọ đội chiếc mũ rơm lụp xụp, giọng nói du dương thu hút:
-Mệnh của một người là do tạo hóa, nếu đã định mãi mãi giam ở nhân gian thì chắc chắn không thể rời khỏi. Tam Duyên Hoa thần thông tới đâu cũng không phải vật nghịch thiên. Tú Thanh cô nương dùng hết tu vi cả đời để luyện đan, lại tạo ra một phương thuốc trời đất không dung tha… Đây vốn là kết cục của nàng…
Bà lão không cam tâm, thấp giọng hỏi:
-Vậy phải làm sao, cứ thế mà kết thúc?
Nam tử nọ hơi nâng đầu, lộ ra chiếc cằm thon thả và môi mỏng hơi cười
-Cũng không hẳn vậy. Phải xem xem nhị ca yêu nàng đến mức nào…
Chuyện thần kỳ đã xảy ra. Sau khi Tú cơ bị thiêu thành tro bụi, Hòa Nghi Cảnh bật dậy từ quan tài, dọa chết khiếp cả hoàng cung. Ngài điên cuồng vì cái chết của Tú cơ, ai khuyên giải cũng không chịu tin nàng là mật thám do Bình Ngô phái tới.
Lưu công công chính là người thân tín của vua từ lúc nhỏ, lão biết nhiều bí mật kinh thiên động địa xoay quanh vị hoàng đế này, những chuyện mà bản thân lão cũng không dám tin. Hòa Nghi Cảnh biết tất tần tật mọi chuyện diễn ra trong tối, ngoài sáng, một cái liếc mắt cũng đủ thấu hiểu ẩn tình phía sau. Trong chiến tranh, ngài chỉ ngồi một chỗ cũng biết cặn kẽ đường đi nước bước quân địch. Thần tử mưu hại lẫn nhau, ngài chẳng điều tra cũng tìm đầy đủ bằng chứng và hung thủ. Lưu công công từng nghĩ bệ hạ là anh minh nhất, kì tài nhất, thông thái như một cuốn sách vạn năng. Nhưng rồi có một ngày, Hòa Nghi Cảnh tiết lộ với lão, hắn có một đôi mắt âm dương, nhìn rõ phàm tiên, thấu đáo tà ma. Cánh tay đắc lực của bệ hạ không phải người sống mà là người chết, ám vệ của bệ hạ không phải biến hóa như không khí mà họ chính là không khí – hư vô, bí ẩn, không mà có, có như không.
Hòa Nghi Cảnh đối với cuộc sống rất ít để ý. Ngài không đặc biệt thích, cũng không đặc biệt ghét điều gì, sắp đạt tới cảnh giới “thanh tịnh" trong Phật pháp, cho tới khi ngài gặp Tú cơ nương nương. Lão công công vẫn nhớ rất rõ, bệ hạ dễ dàng bị chinh phục từ cái nhìn đầu tiên, khuôn mặt thất thần của ngài đáng yêu hơn nhiều so với sự lãnh đạm thường nhật . Ngài khéo léo đưa Tú cơ vào hậu cung, sắp xếp một chỗ xa lắc xa lơ để các phi tử không làm phiền. Những năm tháng có Tú cơ làm bạn, bệ hạ rất vui vẻ, rất yêu đời, có lúc nóng giận buồn bực, có khi tủm tỉm cười một mình… ngài giống như mọi nam nhân trên đời trở nên ngốc vì yêu. Lão công công mừng thay cho bệ hạ!
Nhưng rồi tai ương ập tới, bệ hạ đột nhiên tắt thở, Tú cơ bị đem đi hỏa thiêu đền tội, thấm thoát một ngày trời đất ảm đạm, kinh thành âm u. Khi ngài hoàn sinh trở về, mọi thứ đã quá muộn.
Hòa Nghi Cảnh sống không dài, chưa bốn mươi đã lặng lẽ qua đời. Những tháng năm còn lại không ai thân thiết với ngài hơn Lưu công công và món kỉ vật Tú cơ để lại. Lão công công vẫn nhớ rất rõ, nó là một mẫu gỗ vuông vuông, bề mặt sần sùi, cứ như bị con gì gặm qua vậy. Bệ hạ lúc nhàn rỗi thường đem ra chơi, ngắm nghía đến quên ngày giờ, thật lạ!
Hòa Nghi Cảnh không có con cái, từ sau Tú cơ nương nương thì không đặt chân vào hậu cung nữa. Hoàng đế Cao Triều đời tiếp theo là con thừa tự duy nhất. Lăng tẩm của ngài được xây bí mật ở một nơi xa xôi không ai biết, trong khu Hoàng lăng chỉ là mộ giả. Chính tay lão công công mặc áo rồng cho ngài, đặt cây quạt và mẫu gỗ ngài xem như trân bảo vào quan tài, hoàn thành tâm nguyện đơn giản nhất cho vua.
Trải qua bao mấy trăm năm, phàm giới thay da đổi thịt, thiên hạ hợp rồi tan, tan rồi hợp, chẳng còn ai nhớ câu chuyện xưa về một vị hoàng đế và nàng ca kỹ. Cỏ trên nấm mộ đã xanh um tùm, cứ tưởng là một gò đất cao.
Nhân gian là như vậy, đã từng có, đã từng sống, đã từng yêu,… rồi mọi thứ vẫn quay về cát bụi như cái nguyên lý muôn thuở của luân hồi…
-Vẫn quỳ à?
-Vâng, thưa sư tổ.
-Bảo nàng về đi.
-Dạ… sư tỷ không chịu rời…
Chúng đệ tử cố hết sức cúi thấp đầu, tiếng thở cũng đè nén. Mấy ngày nay Kim Tinh môn thật căng thẳng. Ai cũng biết Tú Thanh tiên tử chính là học trò cưng nhất của Gia Lăng bà bà, xưa nay luôn ngoan ngoãn nhu mì, chưa từng làm người khác bận tâm. Nghe nói nàng cầu sư tổ một vị thuốc gọi là “Tam Duyên Hoa", quý hiếm vô cùng, trời đất không có quá ba cây. Gia Lăng không đáp ứng, vậy là nàng kiên trì quỳ hết ngày này qua ngày khác, bất kể gió mưa, bất kể nóng lạnh. Có người trách nàng cố chấp, có người thương nàng kiên cường, mà chủ yếu vẫn là hiếu kỳ. Tú Thanh cô nương cần Tam Duyên Hoa để làm gì?
Nghe nói nàng đã náo loạn tới tận Hoa Đông, một hai ép buộc phu quân của Tố Linh minh tôn giao ra Tam Duyên Hoa. Hắn không sở hữu vật này, nàng lại dò la biết Gia Lăng bà bà đã từng có. Rồi cảnh quỳ thâu đêm suốt sáng diễn ra.
Bầu trời Kim Tinh hôm nay âm u, cánh cổng thép vàng chầm chậm mở ra, tiếng kêu cót két. Một tà áo trắng tinh tươm dừng lại ngay dưới chân nàng. Tú Thanh rung rẩy ngửa đầu nhìn.
-Sư tổ… cầu ngài…
Gia Lăng lạnh lùng ngắm nghía khuôn mặt đó, tự nhiên hồi tưởng lại khung cảnh sáu trăm năm trước, khi mà cô bé này còn sợ sệt núp sau áo choàng của lão quân…
-Tiểu Thanh, con cần gì phải thế?
Dường như động vào chỗ đau, nàng rớt rớt nước mắt, tay hèn mọn sờ vào một góc áo Gia Lăng
-Sư tổ, người thành toàn cho con đi… Kiếp này con chỉ sống để đợi chờ, cái giá nào con cũng cam nguyện!
Quanh đây có tiếng thở dài
-Tu vi của con phải tích góp bao lâu mới được? Địa vị của con hôm nay nào phải ngày một ngày hai? Có rất nhiều cách, hà cớ gì… haizzz… thật khờ!
Tú Thanh lắc đầu, đôi mắt càng thêm kiên định
-Cái gì cũng đáng giá, vì Thanh nhi yêu lão quân mà!
Gia Lăng dở khóc dở cười. Xem xem! Một cô nương khuê cát mở miệng nói yêu mạnh mẽ chưa kìa. Năm tháng để lại nhiều dấu vết trên người nàng, cũng bao gồm một tình yêu mãi về sau mới thấu hiểu. Gia Lăng bà bà tháo cây trâm cài đầu, nhẹ nhàng đưa cho nàng
-Đây, như ý nguyện của con.
Tú Thanh có phần không tin vào mắt mình. Hóa ra Tam Duyên Hoa xưa nay vẫn làm thoa cài đầu cho sư tổ. Nàng tôn sùng nhận lấy món quà, rối rít cảm ơn. Đôi mắt tròn xoe ngây ngô đó vẫn vẹn nguyên như năm nào.
-Đi đi, thành hay bại đều ở cơ duyên, hy vọng con sẽ không tiếc nuối. Ta chỉ có một lời chúc ngắn gọn: Hạnh phúc nhé, Tiểu Thanh!
***
Ở phàm giới, Cao Triều đời thứ hai mươi chín, Hòa Nghi Cảnh lên ngôi năm 20 tuổi, lấy hiệu là Thái Hành đế. Hoàn cảnh truyền ngôi năm đó êm đẹp một cách khác thường. Tiên hoàng để di chiếu có tên Tứ hoàng tử, bốn vị hoàng tử còn lại đều không phản đối, im ắng tới kì quái, làm người ta nghĩ mãi không thông. Có lẽ ông trời đứng về phía Hòa Nghi Cảnh!
Cũng đã qua 10 năm từ khi Thái Hành đế trị vì, quốc thái dân an, nội ngoại ổn định. Kể ra thì vị vua này chẳng có chi nổi bật mà cũng không có gì để chê trách. Hắn cứ nhàn nhã ung dung, xử lý trong ngoài nhẹ tựa lông hồng, chưa từng mạnh tay nhưng luôn thỏa đáng, trình tự đơn giản nhưng luôn hiệu quả. Có lẽ một đất nước cần vị vua như vậy, ôn hòa và cẩn thận, ít tham vọng và nhiều lo toan. Phong cách của hắn cũng giống như đế hiệu “thông thái hành sự".
Vua ở độ tuổi ba mươi, triều thần và ngoại quốc nườm nượp dâng phi tử là chuyện dễ hiểu. Ngày tết đoàn viên, Bình Ngô ở phương Nam lại cống tới 20 ca kỹ. Hoàng cung náo nhiệt chưa từng thấy, rập rờn váy áo mỹ nhân. Hòa Nghi Cảnh có chút buồn ngủ, ngón tay mơ màng gõ lên ghế rồng, hoàn toàn sai nhịp so với tiếng đàn hát. Hai hàng thần tử và gia quyến vẫn nói nói cười cười, lung tung chỉ trỏ, rượu thịt tấp nập. Đêm càng về khuya, tiếng cầm càng réo rắt, rượu thơm càng say nồng, không ít kẻ trở nên phóng túng, quên mất mặt rồng mà cư nhiên tóm lấy vài vũ công, mờ ám hôn hít. Từ từ khung cảnh trở nên xa hoa đồi trụy. Lưu công công toát mồ hôi hột, lão vuốt vuốt cây phất trần, sợ sệt hỏi:
-Bệ hạ, ngài xem…
Hòa Nghi Cảnh sắp ngủ gật, hắn miễn cưỡng nâng mi mắt, nhìn chăm chăm mấy vị thần tử quần áo xộc xệch.
-Lôi chúng ra ngoài, ném vào thùng nước lạnh!
Lời vua nói vì ồn ào không ai nghe nhưng việc vua làm mọi người lập tức ý thức được. Sau khi ngự lâm quân kéo xềnh xệch ba bốn người rời đi, cả đại điện tự nhiên tắt ngúm. Hoàng đế nổi tiếng dễ dãi nhưng không có nghĩa là hắn cho phép người ta leo lên đầu, lên cổ mình. Đảo mắt nhìn một vòng yến tiệc, Hòa Nghi Cảnh cảm thấy dù sao cũng là ngày hội hè, không nên quá nghiêm túc. Hắn phất tay, nói có lệ:
-Tiếp tục đi!
Mọi người lại gượng gạo cười, khe khẽ trò chuyện, rượu chỉ dám nhấp môi, bầu không khí đông cứng kì quái. Lưu công công nhanh trí cho gọi 20 ca kỹ Bình Ngô vào giảm căng thẳng. Mỹ nhân sắc màu rập rờn, nhìn hoa cả mắt. Múa lụa là tuyệt chiêu của Bình Ngô quốc, chả mấy chốc đã khiến lòng người liêu xiêu…
Nữ múa chính theo đúng nghi thức tiến lên dâng rượu. Sau khi Lưu công công dùng kim bạc thử rượu, hoàng đế từ tốn tiếp nhận. Vị đào vừa ngọt vừa chát đánh thức tất cả giác quan. Hòa Nghi Cảnh không cầm lòng đưa mắt nhìn mỹ nhân trước mặt. Từ đó, ngài chân chính tin rằng ở đời có “nhất kiến chung tình".
Hoàng đế mẫu mực nhất Cao Triều vì hồng nhan mà làm chuyện hoang đường. Ngài phải lòng một nàng ca kỹ, nâng tới cấp nhị phẩm Qúy cơ, tương truyền gọi là Tú cơ. Tú cơ nương nương đẹp như hoa như ngọc, một nét đẹp trong trẻo hồn nhiên mà nữ nhân trưởng thành không thể có. Hòa Nghi Cảnh không tiếc lầu son gác vàng, cẩm y ngọc thực đối đãi với nàng, không những vậy còn nhất mực chuyên sủng khiến hậu cung câm phẫn ngất trời.
Ấy thế mà Tú cơ không an phận, dã tâm ám sát hoàng đế. Nghe nói nàng dâng lên thuốc quý gọi là Tam Duyên Hoa, điều chế từ loài cây truyền thuyết, nung qua lửa phượng hoàng thành đan dược có một không hai, chức năng kéo dài tuổi thọ. Hoàng đế không chút nghi ngờ uống vào, thọ đâu không thấy, chỉ thấy trời đột nhiên kéo mây đen, sấm chớp đánh vào hoàng thành. Hòa Nghi Cảnh từ ghế rồng ngã xuống, không nói lời nào tắt thở!?
Tú cơ đóng kịch rất giỏi, nàng còn ôm bệ hạ gọi thất thanh cái gì mà… “Lão quân, lão quân…". Cao Triều đế băng hà, cả thiên hạ vừa thương tiếc vừa căm giận, Tú cơ bị thiêu sống trên giàn hỏa. Ngày hôm đó cả kinh thành nườm nượp kéo đi xem hành quyết. Một bà lão tóc bạc phơ, phong thái bất phàm đứng giữa dòng người lặng lẽ nhìn nàng thiếu nữ ủ rũ bị trói go vào cột. Bà ta nhìn trời, thở dài thườn thượt mà nói với nam nhân bên cạnh:
-Ta sớm đoán trước kết quả này rồi.
Người nọ đội chiếc mũ rơm lụp xụp, giọng nói du dương thu hút:
-Mệnh của một người là do tạo hóa, nếu đã định mãi mãi giam ở nhân gian thì chắc chắn không thể rời khỏi. Tam Duyên Hoa thần thông tới đâu cũng không phải vật nghịch thiên. Tú Thanh cô nương dùng hết tu vi cả đời để luyện đan, lại tạo ra một phương thuốc trời đất không dung tha… Đây vốn là kết cục của nàng…
Bà lão không cam tâm, thấp giọng hỏi:
-Vậy phải làm sao, cứ thế mà kết thúc?
Nam tử nọ hơi nâng đầu, lộ ra chiếc cằm thon thả và môi mỏng hơi cười
-Cũng không hẳn vậy. Phải xem xem nhị ca yêu nàng đến mức nào…
Chuyện thần kỳ đã xảy ra. Sau khi Tú cơ bị thiêu thành tro bụi, Hòa Nghi Cảnh bật dậy từ quan tài, dọa chết khiếp cả hoàng cung. Ngài điên cuồng vì cái chết của Tú cơ, ai khuyên giải cũng không chịu tin nàng là mật thám do Bình Ngô phái tới.
Lưu công công chính là người thân tín của vua từ lúc nhỏ, lão biết nhiều bí mật kinh thiên động địa xoay quanh vị hoàng đế này, những chuyện mà bản thân lão cũng không dám tin. Hòa Nghi Cảnh biết tất tần tật mọi chuyện diễn ra trong tối, ngoài sáng, một cái liếc mắt cũng đủ thấu hiểu ẩn tình phía sau. Trong chiến tranh, ngài chỉ ngồi một chỗ cũng biết cặn kẽ đường đi nước bước quân địch. Thần tử mưu hại lẫn nhau, ngài chẳng điều tra cũng tìm đầy đủ bằng chứng và hung thủ. Lưu công công từng nghĩ bệ hạ là anh minh nhất, kì tài nhất, thông thái như một cuốn sách vạn năng. Nhưng rồi có một ngày, Hòa Nghi Cảnh tiết lộ với lão, hắn có một đôi mắt âm dương, nhìn rõ phàm tiên, thấu đáo tà ma. Cánh tay đắc lực của bệ hạ không phải người sống mà là người chết, ám vệ của bệ hạ không phải biến hóa như không khí mà họ chính là không khí – hư vô, bí ẩn, không mà có, có như không.
Hòa Nghi Cảnh đối với cuộc sống rất ít để ý. Ngài không đặc biệt thích, cũng không đặc biệt ghét điều gì, sắp đạt tới cảnh giới “thanh tịnh" trong Phật pháp, cho tới khi ngài gặp Tú cơ nương nương. Lão công công vẫn nhớ rất rõ, bệ hạ dễ dàng bị chinh phục từ cái nhìn đầu tiên, khuôn mặt thất thần của ngài đáng yêu hơn nhiều so với sự lãnh đạm thường nhật . Ngài khéo léo đưa Tú cơ vào hậu cung, sắp xếp một chỗ xa lắc xa lơ để các phi tử không làm phiền. Những năm tháng có Tú cơ làm bạn, bệ hạ rất vui vẻ, rất yêu đời, có lúc nóng giận buồn bực, có khi tủm tỉm cười một mình… ngài giống như mọi nam nhân trên đời trở nên ngốc vì yêu. Lão công công mừng thay cho bệ hạ!
Nhưng rồi tai ương ập tới, bệ hạ đột nhiên tắt thở, Tú cơ bị đem đi hỏa thiêu đền tội, thấm thoát một ngày trời đất ảm đạm, kinh thành âm u. Khi ngài hoàn sinh trở về, mọi thứ đã quá muộn.
Hòa Nghi Cảnh sống không dài, chưa bốn mươi đã lặng lẽ qua đời. Những tháng năm còn lại không ai thân thiết với ngài hơn Lưu công công và món kỉ vật Tú cơ để lại. Lão công công vẫn nhớ rất rõ, nó là một mẫu gỗ vuông vuông, bề mặt sần sùi, cứ như bị con gì gặm qua vậy. Bệ hạ lúc nhàn rỗi thường đem ra chơi, ngắm nghía đến quên ngày giờ, thật lạ!
Hòa Nghi Cảnh không có con cái, từ sau Tú cơ nương nương thì không đặt chân vào hậu cung nữa. Hoàng đế Cao Triều đời tiếp theo là con thừa tự duy nhất. Lăng tẩm của ngài được xây bí mật ở một nơi xa xôi không ai biết, trong khu Hoàng lăng chỉ là mộ giả. Chính tay lão công công mặc áo rồng cho ngài, đặt cây quạt và mẫu gỗ ngài xem như trân bảo vào quan tài, hoàn thành tâm nguyện đơn giản nhất cho vua.
Trải qua bao mấy trăm năm, phàm giới thay da đổi thịt, thiên hạ hợp rồi tan, tan rồi hợp, chẳng còn ai nhớ câu chuyện xưa về một vị hoàng đế và nàng ca kỹ. Cỏ trên nấm mộ đã xanh um tùm, cứ tưởng là một gò đất cao.
Nhân gian là như vậy, đã từng có, đã từng sống, đã từng yêu,… rồi mọi thứ vẫn quay về cát bụi như cái nguyên lý muôn thuở của luân hồi…
Tác giả :
Hoa Ban