Phía Cuối Đôi Cánh
Chương 17: Gặp Gỡ, Chia Ly, Vốn Luôn Có Kỳ Hạn (8)
Chị gái ngoại quốc va phải Tư Đồ Nam kia phớt lờ lời cô nói, đi thẳng một mạch đến trước quầy làm thủ tục, không thèm để ý đến cả hàng dài hành khách đang chờ, khuơ chân múa tay đòi nhân viên ưu tiên giải quyết cho mình trước.
Nữ nhân viên vừa dùng tiếng Anh nói gì đó, vừa đưa tay ý bảo chị ta xếp hàng.
Chị gái kia lại chẳng chịu nghe, cầm hộ chiếu quật vào quầy, giục nhân viên nhanh lên, chị ta sắp không kịp nữa rồi.
Bị dồn ép, nữ nhân viên đành phải nhận lấy hộ chiếu của chị ta, nhưng sau khi kiểm tra thì vẫn từ chối làm thủ tục, nguyên nhân là chuyến bay đã đóng quầy check-in.
Chị gái kia nghe thấy thế thì cực kỳ tức giận, “Tôi đặt vé rồi, máy bay cũng chưa cất cánh, tại sao lại đóng quầy? Dựa vào cái gì mà đóng quầy?"
Hiển nhiên, chị ta không hiểu đóng quầy là gì, với chị ta, chỉ cần máy bay chưa cất cánh, thì chị ta có thể làm thủ tục bất cứ lúc nào.
Phía sau còn cả một hàng hành khách đang chờ, để tránh làm lỡ thời gian của mọi người, nữ nhân viên mời chị ta đứng sang bên cạnh, còn bảo sẽ mời lãnh đạo của mình ra giải thích với chị ta, cũng hỗ trợ chị ta giải quyết thủ tục đổi vé.
Chị gái kia lại không chịu, đập quầy rồi quát, “Sao cô không làm cho tôi? Cô làm cho tôi ngay lập tức, nếu không tôi sẽ kiện cho cô nghỉ việc đấy.". Lúc nữ nhân viên lại nhấn mạnh việc chuyến bay đã đóng quầy làm thủ tục, chị ta liền liến thoắng đáp: “Đóng quầy cái gì, tôi thấy là cô cố ý thì có! Cô như thế này là làm tôi bỏ lỡ hoạt động ở nhà trẻ của con trai tôi đấy.". Nói đến đây, chị ta bỗng kích động, đi vòng qua quầy làm thủ tục, giơ tay tát nữ nhân viên kia một phát.
Động tác của chị ta cực kỳ nhanh, lại vả thật sự mạnh, khiến hành khách và các nhân viên bên cạnh đều kinh hãi, ngay cả người chiến tích đầy mình như Tư Đồ Nam mà còn bị hành động bất ngờ của chị ta làm cho sững sờ, không kịp phản ứng.
Bà chị kia vẫn không chịu thôi, cứ chỉ vào mặt cô nhân viên bị đánh, hình như đang nói: “Giờ có chịu làm cho tôi không?"
Nữ nhân viên ngẩn ra mấy giây, rồi bỗng bật khóc nức nở. Đám đồng nghiệp bỏ dở công việc, chạy lại an ủi cô ấy, nhưng không ai trong số họ dám động đến bà chị kia, chỉ để mặc chị ta một mình gào thét.
Đương nhiên, nội dung cuộc hội thoại giữa nữ nhân viên và chị gái kia hoàn toàn do Tư Đồ Nam tự suy diễn, vì hai người dùng tiếng Anh, tốc độ nói lại nhanh, ngoài mấy từ “flight cutting board" là “chuyến bay đã đóng quầy", và “the plane didn’t take off" là “máy bay chưa cất cánh" ra, những cái khác thì… Tư Đồ Nam tuyệt đối sẽ không thừa nhận là mình nghe không hiểu, mà dựa theo ngôn ngữ cơ thể của họ để não mình tự phát huy.
Động não đến mức độ đó, chắc chắn là rất khó có ai vượt qua được.
Có điều, vì chuyến bay đã hết thời gian làm thủ tục nên đánh người, mà người bị đánh lại là người châu Á giống cô, Tư Đồ Nam không thể nhịn được. Cô không để tâm đến Lâm Như Ngọc mới chạy tới sau khi hoàn thuế xong, cứ thế xắn tay áo đi qua bên đó.
Lâm Như Ngọc cũng chưa hiểu ra chuyện gì, đã thấy Tư Đồ Nam kéo tay bà chị kia ra, dùng tiếng Trung chất vấn chị ta, “Sân bay là của nhà chị mở à, hay là công ty hàng không là của nhà chị mở? Cô nhân viên này động vào bát cơm của chị à? Sân bay có quy định giờ làm thủ tục rõ ràng, chị bị mù hay bị ngu hả, không nhìn thấy à, hay là không đi học nên đọc không hiểu?"
Đáng tiếc, bà chị nước ngoài này không biết tiếng Trung, chị ta ngơ ra nhìn cô gái châu Á mảnh khảnh trước mặt, rồi lại liến thoắng một tràng dài tiếng Anh.
Cứ thế, Tư Đồ Nam dùng tiếng Trung, bà chị kia dùng tiếng Anh, đôi bên cùng so cao thấp. Đối phương nói quá nhanh, cô cào tóc rối tung mà vẫn không hiểu, ngẫm nghĩ một lúc, cô bèn quay sang nói với cô nhân viên kia: “Can you translate this for me? (Cô có thể dịch cho tôi cái này không?)
Ngôn ngữ bất đồng, còn muốn ra mặt khi gặp chuyện bất bình? Đúng là khiến người ta mở rộng tầm mắt!
Nữ nhân viên nói bằng giọng còn đang nức nở, “Chị ta bảo, máy bay còn nửa tiếng nữa mới cất cánh, phải làm thủ tục cho chị ta, còn hỏi cô có phải bắt nạt chị ta không hiểu, hay là vì chị ta không phải khách ở khoang hạng nhất."
“Cô biết nói tiếng Trung à?", Tư Đồ Nam như gặp được thần phù trợ, “Tôi nói, cô dịch cho chị ta nghe, không cần dịch uyển chuyển, cứ đơn giản thô bạo mà dịch!"
Sau đó, cô chỉ vào bà chị kia, bắt đầu phần trình diễn: “Chị có biết thế nào là đóng quầy không hả? Mà trong khoảng thời gian đóng quầy này, có bao nhiêu việc đợi nhân viên làm không hả? Đo đạc tải trọng cân bằng cần thời gian, vận chuyển hành lý, chuẩn bị đồ ăn trên máy bay cần thời gian, kết nối cầu ống lồng hay xe thang cũng đều cần thời gian, chẳng lẽ phải vì một mình chị mà tiến hành tất cả những việc đó lại một lần à? Cả cái máy bay phục vụ mỗi mình chị à? Tôi dát vàng trên người mà lớn lên cũng không quý bằng chị đâu bác gái ạ!"
“Cậu biết nhiều thế từ khi nào đấy?", Lâm Như Ngọc lắp bắp kinh hãi.
Tư Đồ Nam đắc ý nhướng mày, “Cậu cho rằng mấy hôm nay ngày nào tớ cũng cầm điện thoại là xem cái gì?"
Để lấy lòng một người đàn ông, không tiếc công đi tìm hiểu một ngành nghề xa lạ sao?
Lâm Như Ngọc khịt mũi khinh thường, nhỏ giọng lầm bầm, “Học mà cũng chăm chỉ như thế, thì đã chẳng đến nỗi thi toàn xếp cuối."
Nữ nhân viên vì chuyện Tư Đồ Nam có thể giảng giải bằng kiến thức chuẩn xác mà thật muốn tôn cô thành thần tượng, ngoài dịch đúng như bình thường, cô ấy còn bổ sung thêm hai điều nhân viên cần làm trong khoảng thời gian từ lúc đóng quầy đến khi máy bay cất cánh. Một chút là, xử lý tình huống đặc thù cần thời gian, hai là các bước chuẩn bị trước khi cất cánh cũng cần thời gian. Nhưng câu “dát vàng mà lớn lên" kia, cô ấy không dịch được tốt, để tránh mất đi hiệu quả, cô ấy dùng tiếng Trung mà nhấn mạnh lại một lần, cuối cùng còn bỏ thêm một câu: “Dama!" (Bác gái!)
Bà chị mới 35 tuổi đã bị một cô gái hơn hai mươi tuổi gọi là bác gái, không nổi điên thì thật xin lỗi bản thân. Bà chị kia vừa lải nhải liến thoắng, vừa xông lên đẩy Tư Đồ Nam.
Giữa phụ nữ với phụ nữ là như vậy, một lời không hợp ý liền động tay chân, cào mặt, giật tóc, chiêu nào cũng dùng tới. Lâm Như Ngọc phát hiện ra bà chị kia định tấn công trước, nhưng cô ta không bảo vệ Tư Đồ Nam, mà lại trốn ra phía sau, tránh xa khỏi hiện trường.
Bà chị hùng hổ như vậy, cứ lấy cứng chọi cứng thì chắc chắn Tư Đồ Nam sẽ chịu thiệt, nhưng cô không sợ, túm lấy cái túi đeo trước ngực đập tới. Tư Đồ Nam không cố ý, chỉ là phòng vệ theo phản xạ, kết quả là cái chốt kim loại ở giữa túi đập trúng mắt chị ta, thế nên, mười phút sau, Thịnh Viễn Thời nhận được điện thoại của cảnh sát sân bay.
Nhưng anh đang chuẩn bị trước khi bay, thật sự không thể tới được. Để tránh việc cá nhân của anh làm ảnh hưởng tới chuyến bay, sau khi xác nhận Tư Đồ Nam không bị thương, anh bảo Benson khi ấy còn là cơ phó đến xử lý, cũng đích thân gọi điện nói chuyện với cảnh sát sân bay.
Benson là con lai Trung Pháp, sau khi đến nơi, anh ta nói chuyện với cảnh sát mấy phút trước, rồi lại nói chuyện với chị gái đi cùng cảnh sát, cuối cùng mời Tư Đồ Nam nghe điện thoại.
Là Thịnh Viễn Thời, anh vội vàng hỏi Tư Đồ Nam có bị thương hay không đầu tiên.
Để tránh làm anh lo lắng, Tư Đồ Nam còn chẳng nhắc đến việc bị bà chị xô ngã, đầu gối vẫn nhâm nhẩm đau, cô vỗ ngực đảm bảo: “Em không thiếu một sợi tóc nào hết.". Sợ anh không tin, cô còn bổ sung: “Anh cũng biết em mà, nếu mà bị thương, chẳng lẽ em lại chỉ đập vào mỗi mắt chị ta à?"
Quả thật là thế, bằng cá tính cay như ớt của cô, nếu phải chịu thiệt thật, không đời nào cô để yên cho người ta. Thịnh Viễn Thời yên tâm, anh nói: “Xin lỗi vị khách kia, sau đó cùng Benson đi đăng ký đi."
Tư Đồ Nam vừa nghe thấy thế liền nổi giận, “Em xin lỗi? Dựa vào cái gì chứ?"
Thịnh Viễn Thời hơi bực, “Em làm người ta bị thương!"
“Em có cố ý đâu, tại chị ta muốn đánh em trước đấy chứ, em không thể đứng yên cho chị ta đánh đúng không?", Tư Đồ Nam không cho là mình sai, ngược lại còn nói năng hùng hồn đầy lý lẽ, “Với lại chị ta còn tát cô nhân viên ở quầy một cái, coi như em đánh trả thay cô ấy, không quá đáng chứ?"
“Em dựa vào đâu mà trả miếng hộ người khác? Huống hồ chuyện như thế này, có mỗi cách này để giải quyết sao?", Thịnh Viễn Thời nhìn đồng hồ, “Đi xin lỗi đi, đừng để anh phí lời."
Tư Đồ Nam nghĩ lúc này anh đang chuẩn bị trước chuyến bay, đúng vào giai đoạn mấu chốt, không có nhiều thời gian, cô nói một câu “Anh đừng có quan tâm!", rồi quẳng điện thoại cho Benson, sau đó rút từ trong túi xách ra một xấp dày Franc Thụy Sĩ, một ít Euro, không buồn đếm mà đập luôn lên bàn, “Không phải tôi đánh chị sao, thì tôi đền cho chị tiền thuốc men! Nhưng muốn tôi xin lỗi chị á, tôi nói cho chị biết, không có cửa đâu!". Nói xong, cô nhìn Benson, “Dịch cho chị ta nghe!"
Benson ngượng nghịu, lại không thể không làm dưới cái nhìn đầy “áp bức" của Tư Đồ Nam, nhưng anh ta tự ý bóp méo lời nói của cô, dùng một lý do uyển chuyển để giải quyết việc này. Kết quả là Tư Đồ Nam nghe hiểu câu cuối cùng: “Is that ok with you?" (Chị xem như vậy được chứ?), ngay tức khắc hiểu ra là Benson đang hòa giải.
Cô không cho Benson dịch nữa, tự mình ngẫm nghĩ một lúc lâu, cuối cùng lạnh lùng nói với bà chị kia: “I won’t apologize to you!" (Tôi sẽ không xin lỗi chị!), sau đó nhìn về phía nữ nhân viên bị đánh kia và đề nghị: “Chị ta tát cô, hoặc là cô đánh trả, hoặc là mời luật sư kiện cho chị ta phá sản thì thôi, tóm lại, đừng nhận lời xin lỗi. Trên đời này, mấy câu xin lỗi là rẻ mạt nhất!"
Cảnh sát và Benson đã bàn bạc xong xuôi, kết quả lại xảy ra tình huống này, cả hai bên đều không biết nói gì.
Bà chị kia thấy cô không chịu xin lỗi thì tức tối hỏi: “What do you mean?" (Cô có ý gì?)
Câu này thì Tư Đồ Nam hiểu, cô giận dữ nói: “Là ý có tiền thì ghê gớm đấy! Có bản lĩnh thì chị đừng vừa thấy cảnh sát đã rúm lại như thế.", sau đó nhìn sang phía cảnh sát, “Chỗ tiền thuốc men này đủ không? Tôi đi được rồi chứ?". Thấy bà chị kia vẫn còn muốn nói gì đó, cô nhìn chằm chằm chị ta, dùng giọng điệu chất vấn mà quát: “Muốn tiền hay muốn xin lỗi?"
Trung Anh lẫn lộn, khiến cô sốt ruột, cũng cực kỳ bực mình.
Thịnh Viễn Thời ở đầu bên kia điện thoại nghe thấy hết, tức đến muốn nổ phổi, lại không thể không giải quyết cho cô.
Cuối cùng, Thịnh Viễn Thời thông qua điện thoại thay mặt Tư Đồ Nam xin lỗi bà chị kia, mà lựa chọn của nữ nhân viên châu Á kia là… chấp nhận lời xin lỗi của đối phương. Việc lớn hóa nhỏ, việc nhỏ hóa không. Cái gọi là “gặp chuyện bất bình, rút đao tương trợ" này, lại thành xen vào việc của người khác.
“Ăn no không có chỗ tiêu hóa à? Não tàn, ngu ngốc!", Tư Đồ Nam tự mắng mình, lại không chịu nghe theo sự sắp xếp của Thịnh Viễn Thời để Benson giúp cô đổi thẻ lên máy bay, mà chung quy là vì không quen với sân bay Zurich, hai mươi phút sau giờ máy bay cất cánh, cô mới chạy được đến cổng đăng ký. Trong lúc đó, Thịnh Viễn Thời vẫn luôn gọi vào số của cô, cô không tắt máy, nhưng trước sau vẫn không chịu nghe, dường như đang dùng cách này để nói với Thịnh Viễn Thời rằng, cô đang giận.
Tùy hứng đến mức gây rối vô cớ.
Về phần Thịnh Viễn Thời, cho tới tận khi tiếp viên trưởng báo, đã tìm thấy hai vị khách cuối cùng, anh vẫn không kịp nói cho Tư Đồ Nam biết, tối hôm qua anh đã cố ý xin với công ty, đổi chuyến bay với một đồng nghiệp trùng lịch, có tay nghề tương đương với mình. Thế nên, sở dĩ máy bay đợi Tư Đồ Nam gần ba mươi phút, hoàn toàn là vì, cơ trưởng là Thịnh Viễn Thời.
Nữ nhân viên vừa dùng tiếng Anh nói gì đó, vừa đưa tay ý bảo chị ta xếp hàng.
Chị gái kia lại chẳng chịu nghe, cầm hộ chiếu quật vào quầy, giục nhân viên nhanh lên, chị ta sắp không kịp nữa rồi.
Bị dồn ép, nữ nhân viên đành phải nhận lấy hộ chiếu của chị ta, nhưng sau khi kiểm tra thì vẫn từ chối làm thủ tục, nguyên nhân là chuyến bay đã đóng quầy check-in.
Chị gái kia nghe thấy thế thì cực kỳ tức giận, “Tôi đặt vé rồi, máy bay cũng chưa cất cánh, tại sao lại đóng quầy? Dựa vào cái gì mà đóng quầy?"
Hiển nhiên, chị ta không hiểu đóng quầy là gì, với chị ta, chỉ cần máy bay chưa cất cánh, thì chị ta có thể làm thủ tục bất cứ lúc nào.
Phía sau còn cả một hàng hành khách đang chờ, để tránh làm lỡ thời gian của mọi người, nữ nhân viên mời chị ta đứng sang bên cạnh, còn bảo sẽ mời lãnh đạo của mình ra giải thích với chị ta, cũng hỗ trợ chị ta giải quyết thủ tục đổi vé.
Chị gái kia lại không chịu, đập quầy rồi quát, “Sao cô không làm cho tôi? Cô làm cho tôi ngay lập tức, nếu không tôi sẽ kiện cho cô nghỉ việc đấy.". Lúc nữ nhân viên lại nhấn mạnh việc chuyến bay đã đóng quầy làm thủ tục, chị ta liền liến thoắng đáp: “Đóng quầy cái gì, tôi thấy là cô cố ý thì có! Cô như thế này là làm tôi bỏ lỡ hoạt động ở nhà trẻ của con trai tôi đấy.". Nói đến đây, chị ta bỗng kích động, đi vòng qua quầy làm thủ tục, giơ tay tát nữ nhân viên kia một phát.
Động tác của chị ta cực kỳ nhanh, lại vả thật sự mạnh, khiến hành khách và các nhân viên bên cạnh đều kinh hãi, ngay cả người chiến tích đầy mình như Tư Đồ Nam mà còn bị hành động bất ngờ của chị ta làm cho sững sờ, không kịp phản ứng.
Bà chị kia vẫn không chịu thôi, cứ chỉ vào mặt cô nhân viên bị đánh, hình như đang nói: “Giờ có chịu làm cho tôi không?"
Nữ nhân viên ngẩn ra mấy giây, rồi bỗng bật khóc nức nở. Đám đồng nghiệp bỏ dở công việc, chạy lại an ủi cô ấy, nhưng không ai trong số họ dám động đến bà chị kia, chỉ để mặc chị ta một mình gào thét.
Đương nhiên, nội dung cuộc hội thoại giữa nữ nhân viên và chị gái kia hoàn toàn do Tư Đồ Nam tự suy diễn, vì hai người dùng tiếng Anh, tốc độ nói lại nhanh, ngoài mấy từ “flight cutting board" là “chuyến bay đã đóng quầy", và “the plane didn’t take off" là “máy bay chưa cất cánh" ra, những cái khác thì… Tư Đồ Nam tuyệt đối sẽ không thừa nhận là mình nghe không hiểu, mà dựa theo ngôn ngữ cơ thể của họ để não mình tự phát huy.
Động não đến mức độ đó, chắc chắn là rất khó có ai vượt qua được.
Có điều, vì chuyến bay đã hết thời gian làm thủ tục nên đánh người, mà người bị đánh lại là người châu Á giống cô, Tư Đồ Nam không thể nhịn được. Cô không để tâm đến Lâm Như Ngọc mới chạy tới sau khi hoàn thuế xong, cứ thế xắn tay áo đi qua bên đó.
Lâm Như Ngọc cũng chưa hiểu ra chuyện gì, đã thấy Tư Đồ Nam kéo tay bà chị kia ra, dùng tiếng Trung chất vấn chị ta, “Sân bay là của nhà chị mở à, hay là công ty hàng không là của nhà chị mở? Cô nhân viên này động vào bát cơm của chị à? Sân bay có quy định giờ làm thủ tục rõ ràng, chị bị mù hay bị ngu hả, không nhìn thấy à, hay là không đi học nên đọc không hiểu?"
Đáng tiếc, bà chị nước ngoài này không biết tiếng Trung, chị ta ngơ ra nhìn cô gái châu Á mảnh khảnh trước mặt, rồi lại liến thoắng một tràng dài tiếng Anh.
Cứ thế, Tư Đồ Nam dùng tiếng Trung, bà chị kia dùng tiếng Anh, đôi bên cùng so cao thấp. Đối phương nói quá nhanh, cô cào tóc rối tung mà vẫn không hiểu, ngẫm nghĩ một lúc, cô bèn quay sang nói với cô nhân viên kia: “Can you translate this for me? (Cô có thể dịch cho tôi cái này không?)
Ngôn ngữ bất đồng, còn muốn ra mặt khi gặp chuyện bất bình? Đúng là khiến người ta mở rộng tầm mắt!
Nữ nhân viên nói bằng giọng còn đang nức nở, “Chị ta bảo, máy bay còn nửa tiếng nữa mới cất cánh, phải làm thủ tục cho chị ta, còn hỏi cô có phải bắt nạt chị ta không hiểu, hay là vì chị ta không phải khách ở khoang hạng nhất."
“Cô biết nói tiếng Trung à?", Tư Đồ Nam như gặp được thần phù trợ, “Tôi nói, cô dịch cho chị ta nghe, không cần dịch uyển chuyển, cứ đơn giản thô bạo mà dịch!"
Sau đó, cô chỉ vào bà chị kia, bắt đầu phần trình diễn: “Chị có biết thế nào là đóng quầy không hả? Mà trong khoảng thời gian đóng quầy này, có bao nhiêu việc đợi nhân viên làm không hả? Đo đạc tải trọng cân bằng cần thời gian, vận chuyển hành lý, chuẩn bị đồ ăn trên máy bay cần thời gian, kết nối cầu ống lồng hay xe thang cũng đều cần thời gian, chẳng lẽ phải vì một mình chị mà tiến hành tất cả những việc đó lại một lần à? Cả cái máy bay phục vụ mỗi mình chị à? Tôi dát vàng trên người mà lớn lên cũng không quý bằng chị đâu bác gái ạ!"
“Cậu biết nhiều thế từ khi nào đấy?", Lâm Như Ngọc lắp bắp kinh hãi.
Tư Đồ Nam đắc ý nhướng mày, “Cậu cho rằng mấy hôm nay ngày nào tớ cũng cầm điện thoại là xem cái gì?"
Để lấy lòng một người đàn ông, không tiếc công đi tìm hiểu một ngành nghề xa lạ sao?
Lâm Như Ngọc khịt mũi khinh thường, nhỏ giọng lầm bầm, “Học mà cũng chăm chỉ như thế, thì đã chẳng đến nỗi thi toàn xếp cuối."
Nữ nhân viên vì chuyện Tư Đồ Nam có thể giảng giải bằng kiến thức chuẩn xác mà thật muốn tôn cô thành thần tượng, ngoài dịch đúng như bình thường, cô ấy còn bổ sung thêm hai điều nhân viên cần làm trong khoảng thời gian từ lúc đóng quầy đến khi máy bay cất cánh. Một chút là, xử lý tình huống đặc thù cần thời gian, hai là các bước chuẩn bị trước khi cất cánh cũng cần thời gian. Nhưng câu “dát vàng mà lớn lên" kia, cô ấy không dịch được tốt, để tránh mất đi hiệu quả, cô ấy dùng tiếng Trung mà nhấn mạnh lại một lần, cuối cùng còn bỏ thêm một câu: “Dama!" (Bác gái!)
Bà chị mới 35 tuổi đã bị một cô gái hơn hai mươi tuổi gọi là bác gái, không nổi điên thì thật xin lỗi bản thân. Bà chị kia vừa lải nhải liến thoắng, vừa xông lên đẩy Tư Đồ Nam.
Giữa phụ nữ với phụ nữ là như vậy, một lời không hợp ý liền động tay chân, cào mặt, giật tóc, chiêu nào cũng dùng tới. Lâm Như Ngọc phát hiện ra bà chị kia định tấn công trước, nhưng cô ta không bảo vệ Tư Đồ Nam, mà lại trốn ra phía sau, tránh xa khỏi hiện trường.
Bà chị hùng hổ như vậy, cứ lấy cứng chọi cứng thì chắc chắn Tư Đồ Nam sẽ chịu thiệt, nhưng cô không sợ, túm lấy cái túi đeo trước ngực đập tới. Tư Đồ Nam không cố ý, chỉ là phòng vệ theo phản xạ, kết quả là cái chốt kim loại ở giữa túi đập trúng mắt chị ta, thế nên, mười phút sau, Thịnh Viễn Thời nhận được điện thoại của cảnh sát sân bay.
Nhưng anh đang chuẩn bị trước khi bay, thật sự không thể tới được. Để tránh việc cá nhân của anh làm ảnh hưởng tới chuyến bay, sau khi xác nhận Tư Đồ Nam không bị thương, anh bảo Benson khi ấy còn là cơ phó đến xử lý, cũng đích thân gọi điện nói chuyện với cảnh sát sân bay.
Benson là con lai Trung Pháp, sau khi đến nơi, anh ta nói chuyện với cảnh sát mấy phút trước, rồi lại nói chuyện với chị gái đi cùng cảnh sát, cuối cùng mời Tư Đồ Nam nghe điện thoại.
Là Thịnh Viễn Thời, anh vội vàng hỏi Tư Đồ Nam có bị thương hay không đầu tiên.
Để tránh làm anh lo lắng, Tư Đồ Nam còn chẳng nhắc đến việc bị bà chị xô ngã, đầu gối vẫn nhâm nhẩm đau, cô vỗ ngực đảm bảo: “Em không thiếu một sợi tóc nào hết.". Sợ anh không tin, cô còn bổ sung: “Anh cũng biết em mà, nếu mà bị thương, chẳng lẽ em lại chỉ đập vào mỗi mắt chị ta à?"
Quả thật là thế, bằng cá tính cay như ớt của cô, nếu phải chịu thiệt thật, không đời nào cô để yên cho người ta. Thịnh Viễn Thời yên tâm, anh nói: “Xin lỗi vị khách kia, sau đó cùng Benson đi đăng ký đi."
Tư Đồ Nam vừa nghe thấy thế liền nổi giận, “Em xin lỗi? Dựa vào cái gì chứ?"
Thịnh Viễn Thời hơi bực, “Em làm người ta bị thương!"
“Em có cố ý đâu, tại chị ta muốn đánh em trước đấy chứ, em không thể đứng yên cho chị ta đánh đúng không?", Tư Đồ Nam không cho là mình sai, ngược lại còn nói năng hùng hồn đầy lý lẽ, “Với lại chị ta còn tát cô nhân viên ở quầy một cái, coi như em đánh trả thay cô ấy, không quá đáng chứ?"
“Em dựa vào đâu mà trả miếng hộ người khác? Huống hồ chuyện như thế này, có mỗi cách này để giải quyết sao?", Thịnh Viễn Thời nhìn đồng hồ, “Đi xin lỗi đi, đừng để anh phí lời."
Tư Đồ Nam nghĩ lúc này anh đang chuẩn bị trước chuyến bay, đúng vào giai đoạn mấu chốt, không có nhiều thời gian, cô nói một câu “Anh đừng có quan tâm!", rồi quẳng điện thoại cho Benson, sau đó rút từ trong túi xách ra một xấp dày Franc Thụy Sĩ, một ít Euro, không buồn đếm mà đập luôn lên bàn, “Không phải tôi đánh chị sao, thì tôi đền cho chị tiền thuốc men! Nhưng muốn tôi xin lỗi chị á, tôi nói cho chị biết, không có cửa đâu!". Nói xong, cô nhìn Benson, “Dịch cho chị ta nghe!"
Benson ngượng nghịu, lại không thể không làm dưới cái nhìn đầy “áp bức" của Tư Đồ Nam, nhưng anh ta tự ý bóp méo lời nói của cô, dùng một lý do uyển chuyển để giải quyết việc này. Kết quả là Tư Đồ Nam nghe hiểu câu cuối cùng: “Is that ok with you?" (Chị xem như vậy được chứ?), ngay tức khắc hiểu ra là Benson đang hòa giải.
Cô không cho Benson dịch nữa, tự mình ngẫm nghĩ một lúc lâu, cuối cùng lạnh lùng nói với bà chị kia: “I won’t apologize to you!" (Tôi sẽ không xin lỗi chị!), sau đó nhìn về phía nữ nhân viên bị đánh kia và đề nghị: “Chị ta tát cô, hoặc là cô đánh trả, hoặc là mời luật sư kiện cho chị ta phá sản thì thôi, tóm lại, đừng nhận lời xin lỗi. Trên đời này, mấy câu xin lỗi là rẻ mạt nhất!"
Cảnh sát và Benson đã bàn bạc xong xuôi, kết quả lại xảy ra tình huống này, cả hai bên đều không biết nói gì.
Bà chị kia thấy cô không chịu xin lỗi thì tức tối hỏi: “What do you mean?" (Cô có ý gì?)
Câu này thì Tư Đồ Nam hiểu, cô giận dữ nói: “Là ý có tiền thì ghê gớm đấy! Có bản lĩnh thì chị đừng vừa thấy cảnh sát đã rúm lại như thế.", sau đó nhìn sang phía cảnh sát, “Chỗ tiền thuốc men này đủ không? Tôi đi được rồi chứ?". Thấy bà chị kia vẫn còn muốn nói gì đó, cô nhìn chằm chằm chị ta, dùng giọng điệu chất vấn mà quát: “Muốn tiền hay muốn xin lỗi?"
Trung Anh lẫn lộn, khiến cô sốt ruột, cũng cực kỳ bực mình.
Thịnh Viễn Thời ở đầu bên kia điện thoại nghe thấy hết, tức đến muốn nổ phổi, lại không thể không giải quyết cho cô.
Cuối cùng, Thịnh Viễn Thời thông qua điện thoại thay mặt Tư Đồ Nam xin lỗi bà chị kia, mà lựa chọn của nữ nhân viên châu Á kia là… chấp nhận lời xin lỗi của đối phương. Việc lớn hóa nhỏ, việc nhỏ hóa không. Cái gọi là “gặp chuyện bất bình, rút đao tương trợ" này, lại thành xen vào việc của người khác.
“Ăn no không có chỗ tiêu hóa à? Não tàn, ngu ngốc!", Tư Đồ Nam tự mắng mình, lại không chịu nghe theo sự sắp xếp của Thịnh Viễn Thời để Benson giúp cô đổi thẻ lên máy bay, mà chung quy là vì không quen với sân bay Zurich, hai mươi phút sau giờ máy bay cất cánh, cô mới chạy được đến cổng đăng ký. Trong lúc đó, Thịnh Viễn Thời vẫn luôn gọi vào số của cô, cô không tắt máy, nhưng trước sau vẫn không chịu nghe, dường như đang dùng cách này để nói với Thịnh Viễn Thời rằng, cô đang giận.
Tùy hứng đến mức gây rối vô cớ.
Về phần Thịnh Viễn Thời, cho tới tận khi tiếp viên trưởng báo, đã tìm thấy hai vị khách cuối cùng, anh vẫn không kịp nói cho Tư Đồ Nam biết, tối hôm qua anh đã cố ý xin với công ty, đổi chuyến bay với một đồng nghiệp trùng lịch, có tay nghề tương đương với mình. Thế nên, sở dĩ máy bay đợi Tư Đồ Nam gần ba mươi phút, hoàn toàn là vì, cơ trưởng là Thịnh Viễn Thời.
Tác giả :
Mộc Thanh Vũ