Phép Biện Chứng Phong Thủy
Chương 12: Quà của anh trai nhỏ
Lễ tang của Tôn Anh, Dung Dư Dương không tham dự, có điều Đường Cửu đã thay mặt anh gửi một vòng hoa viếng.
Ngụy Cẩn và Hàn Mộ Tu cùng nhóm Dung Dư Dương quay về thủ đô. Xuống máy bay lấy hành lý, Đường Cửu khoác balo, kéo vali tạm biệt ba người Dung Dư Dương.
Hàn Mộ Tu ngẩn người: “Em không đi cùng Dư Dương à?"
Đường Cửu chỉnh quai balo, cười nói: “Em nhận chút việc nên phải đi vài ngày."
Hàn Mộ Tu nhìn Dung Dư Dương vô cảm rồi quan sát Đường Cửu, do dự vẫy tay: “Vậy lần tới gặp."
Ngụy Cẩn cười nói: “Bye bye."
Đường Cửu cười gật đầu, sau đó đến bên cạnh Dung Dư Dương, len lén dùng ngón út ngoéo ngón tay anh: “Anh trai nhỏ ơi, em đi trước đây."
Dung Dư Dương giật môi, hồi lâu mới ‘ừ’ một tiếng.
Cô xoay người, mặt cọ mặt với anh: “Em sẽ về sớm."
Dung Dư Dương lấy ra một chiếc vòng tay bằng vàng khảm đá quý đủ màu sắc, vòng này chỉ cỡ một bàn tay nhưng rực rỡ vô cùng.
Đường Cửu nhìn thấy bèn đặt tay mình vào bàn tay anh.
Dung Dư Dương mò mẫm đeo cho cô.
Đường Cửu lắc lắc hạ tay xuống, vòng ngọc chạm vòng vàng phát ra âm thanh dễ nghe: “Em thích lắm anh ơi."
Dung Dư Dương thở dài trong lòng: “Đi thôi."
Lúc này, Đường Cửu mới đứng dậy, cười nói: “Thế em đi nhé sư phụ."
Anh gật đầu.
Đường Cửu khoác balo rời đi.
Ngụy Cẩn tiến lên đẩy xe lăn cho Dung Dư Dương, nói nhỏ: “Không nỡ sao còn để cô ấy đi."
Dung Dư Dương chẳng buồn quan tâm anh ta: “Lên xe đi."
Ngụy Cẩn vừa nhún vai vừa đẩy Dung Dư Dương đi về phía xe: “Rõ ràng không nỡ cũng để người ta đi rồi, còn học cún con đánh dấu chủ quyền, bắt người ta mang theo ‘nhãn dán’, nên nói cậu hào phóng hay keo kiệt đây?"
Dung Dư Dương mím môi, có phần thẹn quá thành giận: “Im miệng."
Ngụy Cẩn cười ha ha: “Dư Dương à, cậu thế này mới giống người sống, bình thường mình luôn cảm giác chỉ một giây nữa thôi cậu sẽ đắc đạo phi thăng."
Hàn Mộ Tu đi bên cạnh nói: “Ngụy lão nhị, sớm muộn cũng có ngày cậu chết vì miệng tiện."
Ngụy Cẩn không giận, nhún nhún vai đáp: “Còn hơn là chết vì buồn chán."
Dung Dư Dương chau mày: “Không được treo cái chết ở đầu môi."
Hàn Mộ Tu và Ngụy Cẩn thoáng sửng sốt, nghĩ lại chuyện của Tôn Anh, sắc mặt hai người đều khó coi, Hàn Mộ Tu thở dài: “Biết rồi."
Ngụy Cẩn không muốn tưởng tượng tiếp: “Phải rồi Dư Dương này, cha mình mới mua mảnh đất, chừng nào cậu đi xem giúp mình được?."
Dung Dư Dương hỏi: “Có chuyện gì sao?"
Ngụy Cẩn không giấu giếm mà nói thẳng: “Hôm qua mình mới biết, đã có hai công nhân tử vong."
Dung Dư Dương nghe vậy gật đầu: “Ngày mai."
Ngụy Cẩn đồng ý: “Ngày mai mình tới đón cậu."
Hàn Mộ Tu nói: “Mình không đi đâu, mình đi thăm cha mẹ."
Ngụy Cẩn lơ đãng hỏi: “Dư Dương, tiện đường muốn về thăm nhà một lát không?"
Dung Dư Dương khẽ lắc đầu.
Ngụy Cẩn hiểu, không nói gì nữa.
Mà lúc này, Đường Cửu đã lên xe đi tới khách sạn hẹn trước, đến nơi bèn gọi điện thoại cho người ta. Chẳng mấy chốc, có một chàng trai tầm hơn hai mươi tuổi xuống dưới, nhìn thấy Đường Cửu sửng sốt hỏi: “Là cố vấn Đường ư?"
Cô gật đầu.
Chàng trai vội tiến lên giúp cô kéo vali, nói: “Giáo sư Trình ở trên lầu chờ cô."
Đường Cửu đáp: “Cảm ơn."
Thực ra, chàng trai rất tò mò về cô, anh ta là học trò của giáo sư Trình, vì phát hiện ra một lăng mộ cổ nên giáo sư Trình dẫn đoàn chuẩn bị đi khảo sát. Có điều bọn họ đã tề tựu đông đủ, giáo sư Trình lại nói phải đợi một người nữa, khiến họ chờ thêm hai ngày liền.
Chàng trai chỉ không ngờ, người giáo sư Trình đợi là một cô gái trẻ măng.
Chàng trai dẫn Đường Cửu vào phòng, thấy giáo sư Trình chủ động đi tới cười nói: “Tiểu Đường à, đã lâu không gặp."
Đường Cửu tiến lên ôm giáo sư Trình, đáp: “Ai bảo chú bận quá, không có việc gì là quên cháu luôn."
Giáo sư Trình nghe thế cũng không giận, ông bây giờ đã ngoài năm mươi nhưng bảo dưỡng rất tốt, đeo cặp kính gọng vàng trông rất lịch sự: “Đến là tốt rồi, ngày mai chúng ta xuất phát chứ?"
Đường Cửu đi theo giáo sư Trình vào phòng, lần này ông dẫn theo ba học trò, ngoại trừ chàng trai xuống lầu đón cô thì còn một nam một nữ, đều đứng trong phòng tò mò đánh giá cô. Cô mỉm cười: “Ngại quá, cháu có một số việc nên chậm trễ."
Giáo sư Trình chẳng hề để ý: “Không sao, cũng tại chú không hẹn trước."
Chờ Đường Cửu ngồi xuống, cô gái bèn đưa nước khoáng cho cô.
Nếu không có quan hệ tốt với giáo sư Trình, lần này Đường Cửu cũng không tới. Cô nhận được điện thoại của ông trong khi đang giải quyết chuyện nhà họ Vương. Do sự việc cấp bách, cô nhẩm tính thời gian rồi hẹn với giáo sư Trình, chẳng qua không ai ngờ được, giữa chừng lại nhảy ra việc của Tôn Anh.
Mặc dù Dung Dư Dương không tham dự lễ tang của Tôn Anh nhưng họ cũng phải chờ hoả táng Tôn Anh xong mới đi, do đó chậm trễ hai ngày.
Giáo sư Trình nói: “Ba người này đều là học trò của chú, Lý Dung, Trịnh Thu Kiến và Diệp Kỳ."
Cô gái tên Lý Dung, xuống lầu đón cô là Trịnh Thu Kiến, người còn lại chính là Diệp Kỳ rồi.
Đường Cửu gật đầu với ba người, nhìn thoáng tướng mạo họ song không nhiều lời.
Giáo sư Trình nói tiếp: “Đây là Đường Cửu, các em gọi cô ấy là cố vấn Đường là được. Trẻ tuổi thế thôi nhưng kinh nghiệm vô cùng phong phú, lần trước ở mộ Lăng Vương, nếu không nhờ Tiểu Đường có lẽ thầy đã chết bên trong rồi."
Mộ Lăng Vương đúng là nơi Đường Cửu quen Phùng Phi.
Nghe đến mộ Lăng Vương, sắc mặt ba người đều thay đổi, Lý Dung hiếu kỳ hỏi: “Giáo sư kể chúng em nghe tình hình ở mộ Lăng Vương đi? Sao em nghe nghe sư huynh nói là bên trong có gián điệp."
Diệp Kỳ bổ sung: “Em thì chưa nghe nói có cương thi, chỉ biết bên trong vô cùng nguy hiểm, ngay cả cảnh sát đặc nhiệm cũng suýt vào cuộc."
Đường Cửu liếc Diệp Kỳ một cái, người này sợ là có tin tức nội bộ.
Trịnh Thu Kiến cũng mang vẻ mặt tò mò.
Đường Cửu mở chai nước uống mấy ngụm, không có ý lên tiếng.
Giáo sư Trình nghe vậy cười nói: “Không được, đó là bí mật phải giữ kín, trừ phi Tiểu Đường chịu nói với các em."
Diệp Kỳ cầm một túi chocolate đến ngồi cạnh Đường Cửu, đưa chocolate cho cô: “Dì tôi mang về từ nước ngoài, hương vị rất ngon, cố vấn Đường nếm thử nhé?"
Đường Cửu nói cảm ơn, cầm một viên bắt đầu ăn, trước giờ cô rất thích chocolate hãng này. Chính vì vậy, anh trai nhỏ nhà cô đặc biệt nhờ người ta mua không ít rồi cất tủ lạnh.
Diệp Kỳ điển trai, trong nhà lại có tiền, ở trường cũng là nhân vật nổi tiếng, lúc xum xoe nịnh nọt không khiến người ta chán ghét. Anh ta thấy Đường Cửu ăn chocolate, bèn hỏi: “Cố vấn Đường kể chúng tôi nghe chuyện mộ Lăng Vương đi?"
Đường Cửu chẳng hề có cảm giác há miệng mắc quai, tiếp tục ăn chocolate, sau mới bảo: “Giáo sư Trình, cháu về phòng nghỉ ngơi trước đây."
Diệp Kỳ tròn mắt há hốc miệng nhìn Đường Cửu, người bình thường ăn đồ của anh ta dù không muốn nói cũng tán dóc vài câu, vị này ăn mấy viên chocolate mà không nói với anh ta câu nào?
Giáo sư Trình tuy lớn tuổi nhưng rất tốt tính, ông nhìn Đường Cửu rồi nhìn Diệp Kỳ: “Được rồi, phòng cháu đã sắp xếp xong, để Lý Dung dẫn cháu đi nhé?"
Cô đáp: “Đưa cháu thẻ phòng là được."
Giáo sư Trình không dài dòng, bảo Lý Dung đưa cô thẻ phòng. Đường Cửu khoác balo kéo vali đi thẳng.
Trịnh Thu Kiến vội nói: “Tôi giúp cố vấn Đường xách vali nhé."
Đường Cửu nói: “Không cần đâu."
Dứt lời, cô bèn đóng cửa.
Lý Dung nhìn Diệp Kỳ, nói với giáo sư Trình: “Giáo sư ơi, vị cố vấn Đường này có vẻ rất khó ở chung."
Giáo sư Trình cười ha ha: “Người có bản lĩnh khó trách được."
Lý Dung nhăn mũi: “Chúng ta đã đợi hai ngày, muộn hơn đoàn khác không ít."
Ông đáp: “Không sao, an toàn là quan trọng nhất, vị trí mộ cổ lần này có chút lệch, có cô ấy đi theo thầy cũng yên tâm."
Trên thực tế, nhóm giáo sư Trình ít nhiều cũng biết một số điều liên quan tới phong thuỷ. Tuy bây giờ nhiều người vẫn cho rằng phong thuỷ là mê tín, nhưng xét từ góc độ khoa học hiện đại, phong thuỷ là sự kết hợp của Địa vật lý, Địa chất thủy văn, Kiến trúc cảnh quan, Kiến trúc sinh thái, Thiên văn học, Địa từ trường, Khí tượng học, Thông tin con người và nhiều ngành học thuật khác.
Lý Dung: “Nhà phong thủy thì sao? Chẳng phải chúng ta nên tin tưởng khoa học ạ?"
Giáo sư Trình nhìn Lý Dung nghiêm nghị: “Có văn tự ghi lại, phong thủy bắt nguồn từ triều Thương vào thế kỷ mười mấy trước Công nguyên và phát triển cùng nhà Hán. Vào thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Tống Minh Lý học* là hệ tư tưởng chủ đạo. Ngay cả việc biên soạn ‘Vĩnh Lạc đại điển’, ‘Tứ Khố toàn thư’, ‘Tuyển tập sách báo cổ kim’ cũng ghi nhận sử dụng kiến thức phong thuỷ."
(*) Tống Nho còn được gọi là Tân Nho giáo hay Tống Minh Lý Học là một trường phái của Nho giáo được xây dựng bởi Hàn Dũ và Lý Ngao thời nhà Đường, được phát triển bởi Trình Hạo, Trình Di, Chu Đôn Di, Chu Hi thời nhà Tống và trở thành trường phái Nho học chủ đạo thời nhà Tống và nhà Minh. (Nguồn: Wikipedia)
Lý Dung bối rối nhìn ông: “Thưa giáo sư, em…"
Giáo sư Trình nói: “Không biết thì đừng vội kết luận. Tồn tại tức là hợp lý, phong thuỷ tồn tại lâu như vậy hiển nhiên là có đạo lý, hơn nữa người xưa chôn cất đều dựa vào phong thuỷ."
Lý Dung mở nước khoáng: “Do em đã gặp nhiều kẻ lừa đảo trước cổng công viên… nên mới có thành kiến, là em không đúng."
Giáo sư Trình thở dài: “Mặc kệ trước kia thế nào, thầy hi vọng các em có thể coi Tiểu Đường là thầy giáo của mình. Kinh nghiệm của cô ấy thậm chí còn phong phú hơn thầy, hiểu biết cũng nhiều hơn, các em cần phải tôn trọng."
Diệp Kỳ nghe vậy cười đáp: “Giáo sư yên tâm, chúng em nhất định tôn trọng cô vấn Đường."
Trịnh Thu Kiến cũng bảo đảm: “Đúng, giáo sư yên tâm."
Diệp Kỳ liếc nhìn Lý Dung: “Thưa giáo sư, em và Lý Dung đi mua ít trái cây mang theo ăn trên đường."
Bởi vì nơi họ đi không có sân bay, ngay cả tàu hỏa cũng chỉ có loại phổ thông, ngồi giường mềm ít nhất một ngày một đêm nhất định phải mang nhiều đồ ăn.
Ông gật đầu: “Đi đi, nhớ cẩn thận."
Diệp Kỳ đồng ý, mang theo Lý Dung ra ngoài.
Trịnh Thu Kiến nói: “Giáo sư đừng giận, Lý Dung chỉ ác miệng không ác ý."
Ông bảo: “Thế giới rộng lớn vô vàn điều lạ, thầy không hi vọng các em bị những thứ trước mắt trói buộc mà thôi."
Ngụy Cẩn và Hàn Mộ Tu cùng nhóm Dung Dư Dương quay về thủ đô. Xuống máy bay lấy hành lý, Đường Cửu khoác balo, kéo vali tạm biệt ba người Dung Dư Dương.
Hàn Mộ Tu ngẩn người: “Em không đi cùng Dư Dương à?"
Đường Cửu chỉnh quai balo, cười nói: “Em nhận chút việc nên phải đi vài ngày."
Hàn Mộ Tu nhìn Dung Dư Dương vô cảm rồi quan sát Đường Cửu, do dự vẫy tay: “Vậy lần tới gặp."
Ngụy Cẩn cười nói: “Bye bye."
Đường Cửu cười gật đầu, sau đó đến bên cạnh Dung Dư Dương, len lén dùng ngón út ngoéo ngón tay anh: “Anh trai nhỏ ơi, em đi trước đây."
Dung Dư Dương giật môi, hồi lâu mới ‘ừ’ một tiếng.
Cô xoay người, mặt cọ mặt với anh: “Em sẽ về sớm."
Dung Dư Dương lấy ra một chiếc vòng tay bằng vàng khảm đá quý đủ màu sắc, vòng này chỉ cỡ một bàn tay nhưng rực rỡ vô cùng.
Đường Cửu nhìn thấy bèn đặt tay mình vào bàn tay anh.
Dung Dư Dương mò mẫm đeo cho cô.
Đường Cửu lắc lắc hạ tay xuống, vòng ngọc chạm vòng vàng phát ra âm thanh dễ nghe: “Em thích lắm anh ơi."
Dung Dư Dương thở dài trong lòng: “Đi thôi."
Lúc này, Đường Cửu mới đứng dậy, cười nói: “Thế em đi nhé sư phụ."
Anh gật đầu.
Đường Cửu khoác balo rời đi.
Ngụy Cẩn tiến lên đẩy xe lăn cho Dung Dư Dương, nói nhỏ: “Không nỡ sao còn để cô ấy đi."
Dung Dư Dương chẳng buồn quan tâm anh ta: “Lên xe đi."
Ngụy Cẩn vừa nhún vai vừa đẩy Dung Dư Dương đi về phía xe: “Rõ ràng không nỡ cũng để người ta đi rồi, còn học cún con đánh dấu chủ quyền, bắt người ta mang theo ‘nhãn dán’, nên nói cậu hào phóng hay keo kiệt đây?"
Dung Dư Dương mím môi, có phần thẹn quá thành giận: “Im miệng."
Ngụy Cẩn cười ha ha: “Dư Dương à, cậu thế này mới giống người sống, bình thường mình luôn cảm giác chỉ một giây nữa thôi cậu sẽ đắc đạo phi thăng."
Hàn Mộ Tu đi bên cạnh nói: “Ngụy lão nhị, sớm muộn cũng có ngày cậu chết vì miệng tiện."
Ngụy Cẩn không giận, nhún nhún vai đáp: “Còn hơn là chết vì buồn chán."
Dung Dư Dương chau mày: “Không được treo cái chết ở đầu môi."
Hàn Mộ Tu và Ngụy Cẩn thoáng sửng sốt, nghĩ lại chuyện của Tôn Anh, sắc mặt hai người đều khó coi, Hàn Mộ Tu thở dài: “Biết rồi."
Ngụy Cẩn không muốn tưởng tượng tiếp: “Phải rồi Dư Dương này, cha mình mới mua mảnh đất, chừng nào cậu đi xem giúp mình được?."
Dung Dư Dương hỏi: “Có chuyện gì sao?"
Ngụy Cẩn không giấu giếm mà nói thẳng: “Hôm qua mình mới biết, đã có hai công nhân tử vong."
Dung Dư Dương nghe vậy gật đầu: “Ngày mai."
Ngụy Cẩn đồng ý: “Ngày mai mình tới đón cậu."
Hàn Mộ Tu nói: “Mình không đi đâu, mình đi thăm cha mẹ."
Ngụy Cẩn lơ đãng hỏi: “Dư Dương, tiện đường muốn về thăm nhà một lát không?"
Dung Dư Dương khẽ lắc đầu.
Ngụy Cẩn hiểu, không nói gì nữa.
Mà lúc này, Đường Cửu đã lên xe đi tới khách sạn hẹn trước, đến nơi bèn gọi điện thoại cho người ta. Chẳng mấy chốc, có một chàng trai tầm hơn hai mươi tuổi xuống dưới, nhìn thấy Đường Cửu sửng sốt hỏi: “Là cố vấn Đường ư?"
Cô gật đầu.
Chàng trai vội tiến lên giúp cô kéo vali, nói: “Giáo sư Trình ở trên lầu chờ cô."
Đường Cửu đáp: “Cảm ơn."
Thực ra, chàng trai rất tò mò về cô, anh ta là học trò của giáo sư Trình, vì phát hiện ra một lăng mộ cổ nên giáo sư Trình dẫn đoàn chuẩn bị đi khảo sát. Có điều bọn họ đã tề tựu đông đủ, giáo sư Trình lại nói phải đợi một người nữa, khiến họ chờ thêm hai ngày liền.
Chàng trai chỉ không ngờ, người giáo sư Trình đợi là một cô gái trẻ măng.
Chàng trai dẫn Đường Cửu vào phòng, thấy giáo sư Trình chủ động đi tới cười nói: “Tiểu Đường à, đã lâu không gặp."
Đường Cửu tiến lên ôm giáo sư Trình, đáp: “Ai bảo chú bận quá, không có việc gì là quên cháu luôn."
Giáo sư Trình nghe thế cũng không giận, ông bây giờ đã ngoài năm mươi nhưng bảo dưỡng rất tốt, đeo cặp kính gọng vàng trông rất lịch sự: “Đến là tốt rồi, ngày mai chúng ta xuất phát chứ?"
Đường Cửu đi theo giáo sư Trình vào phòng, lần này ông dẫn theo ba học trò, ngoại trừ chàng trai xuống lầu đón cô thì còn một nam một nữ, đều đứng trong phòng tò mò đánh giá cô. Cô mỉm cười: “Ngại quá, cháu có một số việc nên chậm trễ."
Giáo sư Trình chẳng hề để ý: “Không sao, cũng tại chú không hẹn trước."
Chờ Đường Cửu ngồi xuống, cô gái bèn đưa nước khoáng cho cô.
Nếu không có quan hệ tốt với giáo sư Trình, lần này Đường Cửu cũng không tới. Cô nhận được điện thoại của ông trong khi đang giải quyết chuyện nhà họ Vương. Do sự việc cấp bách, cô nhẩm tính thời gian rồi hẹn với giáo sư Trình, chẳng qua không ai ngờ được, giữa chừng lại nhảy ra việc của Tôn Anh.
Mặc dù Dung Dư Dương không tham dự lễ tang của Tôn Anh nhưng họ cũng phải chờ hoả táng Tôn Anh xong mới đi, do đó chậm trễ hai ngày.
Giáo sư Trình nói: “Ba người này đều là học trò của chú, Lý Dung, Trịnh Thu Kiến và Diệp Kỳ."
Cô gái tên Lý Dung, xuống lầu đón cô là Trịnh Thu Kiến, người còn lại chính là Diệp Kỳ rồi.
Đường Cửu gật đầu với ba người, nhìn thoáng tướng mạo họ song không nhiều lời.
Giáo sư Trình nói tiếp: “Đây là Đường Cửu, các em gọi cô ấy là cố vấn Đường là được. Trẻ tuổi thế thôi nhưng kinh nghiệm vô cùng phong phú, lần trước ở mộ Lăng Vương, nếu không nhờ Tiểu Đường có lẽ thầy đã chết bên trong rồi."
Mộ Lăng Vương đúng là nơi Đường Cửu quen Phùng Phi.
Nghe đến mộ Lăng Vương, sắc mặt ba người đều thay đổi, Lý Dung hiếu kỳ hỏi: “Giáo sư kể chúng em nghe tình hình ở mộ Lăng Vương đi? Sao em nghe nghe sư huynh nói là bên trong có gián điệp."
Diệp Kỳ bổ sung: “Em thì chưa nghe nói có cương thi, chỉ biết bên trong vô cùng nguy hiểm, ngay cả cảnh sát đặc nhiệm cũng suýt vào cuộc."
Đường Cửu liếc Diệp Kỳ một cái, người này sợ là có tin tức nội bộ.
Trịnh Thu Kiến cũng mang vẻ mặt tò mò.
Đường Cửu mở chai nước uống mấy ngụm, không có ý lên tiếng.
Giáo sư Trình nghe vậy cười nói: “Không được, đó là bí mật phải giữ kín, trừ phi Tiểu Đường chịu nói với các em."
Diệp Kỳ cầm một túi chocolate đến ngồi cạnh Đường Cửu, đưa chocolate cho cô: “Dì tôi mang về từ nước ngoài, hương vị rất ngon, cố vấn Đường nếm thử nhé?"
Đường Cửu nói cảm ơn, cầm một viên bắt đầu ăn, trước giờ cô rất thích chocolate hãng này. Chính vì vậy, anh trai nhỏ nhà cô đặc biệt nhờ người ta mua không ít rồi cất tủ lạnh.
Diệp Kỳ điển trai, trong nhà lại có tiền, ở trường cũng là nhân vật nổi tiếng, lúc xum xoe nịnh nọt không khiến người ta chán ghét. Anh ta thấy Đường Cửu ăn chocolate, bèn hỏi: “Cố vấn Đường kể chúng tôi nghe chuyện mộ Lăng Vương đi?"
Đường Cửu chẳng hề có cảm giác há miệng mắc quai, tiếp tục ăn chocolate, sau mới bảo: “Giáo sư Trình, cháu về phòng nghỉ ngơi trước đây."
Diệp Kỳ tròn mắt há hốc miệng nhìn Đường Cửu, người bình thường ăn đồ của anh ta dù không muốn nói cũng tán dóc vài câu, vị này ăn mấy viên chocolate mà không nói với anh ta câu nào?
Giáo sư Trình tuy lớn tuổi nhưng rất tốt tính, ông nhìn Đường Cửu rồi nhìn Diệp Kỳ: “Được rồi, phòng cháu đã sắp xếp xong, để Lý Dung dẫn cháu đi nhé?"
Cô đáp: “Đưa cháu thẻ phòng là được."
Giáo sư Trình không dài dòng, bảo Lý Dung đưa cô thẻ phòng. Đường Cửu khoác balo kéo vali đi thẳng.
Trịnh Thu Kiến vội nói: “Tôi giúp cố vấn Đường xách vali nhé."
Đường Cửu nói: “Không cần đâu."
Dứt lời, cô bèn đóng cửa.
Lý Dung nhìn Diệp Kỳ, nói với giáo sư Trình: “Giáo sư ơi, vị cố vấn Đường này có vẻ rất khó ở chung."
Giáo sư Trình cười ha ha: “Người có bản lĩnh khó trách được."
Lý Dung nhăn mũi: “Chúng ta đã đợi hai ngày, muộn hơn đoàn khác không ít."
Ông đáp: “Không sao, an toàn là quan trọng nhất, vị trí mộ cổ lần này có chút lệch, có cô ấy đi theo thầy cũng yên tâm."
Trên thực tế, nhóm giáo sư Trình ít nhiều cũng biết một số điều liên quan tới phong thuỷ. Tuy bây giờ nhiều người vẫn cho rằng phong thuỷ là mê tín, nhưng xét từ góc độ khoa học hiện đại, phong thuỷ là sự kết hợp của Địa vật lý, Địa chất thủy văn, Kiến trúc cảnh quan, Kiến trúc sinh thái, Thiên văn học, Địa từ trường, Khí tượng học, Thông tin con người và nhiều ngành học thuật khác.
Lý Dung: “Nhà phong thủy thì sao? Chẳng phải chúng ta nên tin tưởng khoa học ạ?"
Giáo sư Trình nhìn Lý Dung nghiêm nghị: “Có văn tự ghi lại, phong thủy bắt nguồn từ triều Thương vào thế kỷ mười mấy trước Công nguyên và phát triển cùng nhà Hán. Vào thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Tống Minh Lý học* là hệ tư tưởng chủ đạo. Ngay cả việc biên soạn ‘Vĩnh Lạc đại điển’, ‘Tứ Khố toàn thư’, ‘Tuyển tập sách báo cổ kim’ cũng ghi nhận sử dụng kiến thức phong thuỷ."
(*) Tống Nho còn được gọi là Tân Nho giáo hay Tống Minh Lý Học là một trường phái của Nho giáo được xây dựng bởi Hàn Dũ và Lý Ngao thời nhà Đường, được phát triển bởi Trình Hạo, Trình Di, Chu Đôn Di, Chu Hi thời nhà Tống và trở thành trường phái Nho học chủ đạo thời nhà Tống và nhà Minh. (Nguồn: Wikipedia)
Lý Dung bối rối nhìn ông: “Thưa giáo sư, em…"
Giáo sư Trình nói: “Không biết thì đừng vội kết luận. Tồn tại tức là hợp lý, phong thuỷ tồn tại lâu như vậy hiển nhiên là có đạo lý, hơn nữa người xưa chôn cất đều dựa vào phong thuỷ."
Lý Dung mở nước khoáng: “Do em đã gặp nhiều kẻ lừa đảo trước cổng công viên… nên mới có thành kiến, là em không đúng."
Giáo sư Trình thở dài: “Mặc kệ trước kia thế nào, thầy hi vọng các em có thể coi Tiểu Đường là thầy giáo của mình. Kinh nghiệm của cô ấy thậm chí còn phong phú hơn thầy, hiểu biết cũng nhiều hơn, các em cần phải tôn trọng."
Diệp Kỳ nghe vậy cười đáp: “Giáo sư yên tâm, chúng em nhất định tôn trọng cô vấn Đường."
Trịnh Thu Kiến cũng bảo đảm: “Đúng, giáo sư yên tâm."
Diệp Kỳ liếc nhìn Lý Dung: “Thưa giáo sư, em và Lý Dung đi mua ít trái cây mang theo ăn trên đường."
Bởi vì nơi họ đi không có sân bay, ngay cả tàu hỏa cũng chỉ có loại phổ thông, ngồi giường mềm ít nhất một ngày một đêm nhất định phải mang nhiều đồ ăn.
Ông gật đầu: “Đi đi, nhớ cẩn thận."
Diệp Kỳ đồng ý, mang theo Lý Dung ra ngoài.
Trịnh Thu Kiến nói: “Giáo sư đừng giận, Lý Dung chỉ ác miệng không ác ý."
Ông bảo: “Thế giới rộng lớn vô vàn điều lạ, thầy không hi vọng các em bị những thứ trước mắt trói buộc mà thôi."
Tác giả :
Yên Ba Giang Nam