Ông Là Nhân Yêu, Ông Sợ Ai ?
Chương 83: Tất cả những hứa hẹn chỉ như ảo ảnh mà thôi
Bọn tôi tính thời gian đến thành phố N, cuối cùng quyết định 7h hơn xuất phát. Sau khi xếp hành lý, lên xe được, tay tôi đã toàn mồ hôi.
Thành phố mà tôi chưa bao giờ quên này, tôi đã trốn tránh nó hơn 10 năm. Giờ đã đến lúc phải nhìn thẳng vào nó.
Tôi thừa nhận tôi rất căng thẳng. Tôi cứ cho rằng mình đã quên hết những chuyện thời non xanh thưở ấy, nhưng trên thực tế tôi vẫn nhớ rõ ràng. Vì thế, lúc 30 tuổi, mọi thứ lại bật ra từ chiếc hòm ký ức, vẫn sống động như ngày nào.
Tôi vẫn nhớ rõ khi đó, bố tôi chỉ vào mặt tôi mà hét lên: “Nếu như hôm nay mày bỏ đi, từ nay về sau, dù mày có chết ngoài kia, cũng đừng hòng trở về."
Sau đó, tôi bình tĩnh nói với ông rằng: dù tôi có chết bên ngoài, tôi cũng không về.
Qua 11 năm chia xa, tôi đã không còn tư cách để hối hận, vì thế cũng không dám nhận rằng mình nhớ nhung.
Bỉ Mao lái xe suốt buổi tối trên quãng đường hơn ba mươi mấy tiếng từ thành phố S đến thành phố N. Tôi không hề buồn ngủ. Nếu bạn đã từng phiêu bạt bên ngoài, bạn sẽ hiểu được cảm giác này. Chờ mong, bùi ngùi, còn có bất an mơ hồ. Dòng nước chảy từ trên núi đập vào mắt tôi. Quê cha đất tổ càng gần, ký ức càng tuôn ào ào như thác đổ.
Lần này quay về, núi xanh còn đó, chỉ có chúng tôi là đã già. Thời gian, ngoại hình, tâm tình, tất cả đều đã thay đổi.
Tôi vẫn không ngủ được. Tôi ngồi nhìn bình minh lên, mặt trời mọc, nhìn thấy tia nắng ban mai đầu tiên chạm xuống mặt đất, dòng nước trên núi thoát khỏi bóng đêm, lấp lánh trong ánh nắng ngày mới.
“Không khí ở đây tốt đấy." Bỉ Mao trò chuyện. Tôi không đáp. Anh quay đầu qua, cười cười: “Hay dừng ở đây một chút, chúng ta tìm chỗ nào “làm" chốn thiên nhiên đi?!"
Vào đến thành phố là 17h. Ngoại trừ quy hoạch tốt hơn, thành phố này không thay đổi nhiều. 11 năm chẳng qua cũng chỉ trong nháy mắt.
Xe tiếp tục đi về phía thị trấn nhỏ. Tôi còn thấy cả xe buýt, có lẽ nó là xe tốc hành đến cửa nhà tôi luôn.
Quay về nơi này khi còn sống, đối với Tô Như Thị mà nói, không khác gì một giấc mơ.
Cách thành phố khoảng 2h đi xe, một thị trấn nhỏ xuất hiện. Nơi này khá là khác thành phố lớn, nhà mái ngói không còn, đường sá mở rộng, đường nhựa thành đường xi măng, giữa đường có dải phân cách trồng cỏ xanh. Cây dương ven đường vẫn ở đó, thân cây nhìn như mới được quét vôi, nhìn rất sạch sẽ.
Hai bên đường còn có ruộng hoa màu, gà vịt, thỉnh thoảng còn có trâu đang nhàn nhã gặm cỏ.
“Ôi, nếu hồi đó em không bỏ đi, có khi lúc tốt nghiệp bố mẹ em đã sắp xếp để em lấy người đàn ông giàu có nhất ở đây ấy nhỉ?"
Lão tử đang lo lắng, nghe vậy thấy cũng buồn cười: “Người giàu có nhất trong trấn trước đây chính là bố vợ anh đấy."
“Hả," anh giả vờ xoa mắt, “con rể thật là có mắt như mù."
Nói chuyện một hồi, bọn tôi đã đến nơi. Tôi đỗ xe bên đường, nhìn nơi chôn rau cắt rốn mình đã cách xa 10 năm.
Có mấy người đi qua, thấy chúng tôi thì tròn mắt nhìn.
“Sao, còn nhớ được không?" Bỉ Mao tựa người vào xe, châm thuốc, cười hỏi tôi.
Tôi cũng cười. Sao có thể không nhớ? Chỗ nhà kia, sau 11 năm đã thay đổi. Vườn rộng sân sâu rồi cũng nở hoa, có lẽ do nhiều năm được tưới tắm nên xanh um sum suê, nụ hoa ngập tràn, hương thơm man mác.
Đó là tòa nhà cao tầng đầu tiên trong trấn. Khi đó nó thật khí thế, nhưng bây giờ, giữa những ngô nhà mới xây xung quanh, nó lại có vẻ hơi già cả.
Tôi đứng bồi hồi, Bỉ Mao búng tàn thuốc: “Đi nào."
Tự nhiên tôi thấy sợ hãi. Thật là buồn cười, tôi lăn lộn ở thành phố S hết 10 năm, thế nhưng đứng trước nhà mình, tôi lại thấy sợ hãi.
“Bỉ Mao, hay mai chúng ta quay lại nhé?"
Anh dập thuốc, kéo lão tử lên tầng 3. Chúng tôi chưa lên đến tầng 3 thì đã thấy bố mẹ mình, ở ngay tầng 2.
Mọi sầu lo đều bay biến. Thân thể mất cảm giác. Tôi lẳng lặng đứng tại chỗ. Khoảnh khắc ấy, tôi chợt thấy lòng nhẹ bẫng. Dù bọn họ có dạy dỗ tôi thế nào, tôi cũng không lung lay, đời cũng không sập được.
Nhưng bọn họ chưa kịp dạy dỗ, mẹ tôi đã ôm chầm lấy tôi, khóc òa lên. Bố tôi đứng im. Bọn họ đã già rồi, mặt có nếp nhăn, mái tóc hoa râm, lẳng lặng kể ra 10 năm sương gió.
Bố tôi đứng đó. Tôi nhìn nước giọt nước trong mắt ông. Ông đứng thẳng lưng, kiên quyết không lau giọt nước mắt đó đi. Tôi nhớ rằng năm đó, khi ông bị thương ở mắt trái trong bộ đội, tôi đến thăm thì thấy ông mím chặt môi. Khi đó, ông cũng quật cường, không chịu thể hiện ra ngoài rằng mình đang vô cùng đau đớn.
Nhưng bây giờ, tôi lại thấy giọt nước mắt của ông.
Ông đi về phía tôi và mẹ, mẹ ôm chặt lấy tôi, khóc ầm lên: “Ông mà đuổi con gái tôi đi lần nữa, tôi liều mạng với ông!" Tôi cũng trào nước mắt.
Ông chỉ bước đến, lẳng lặng ôm lấy tôi và mẹ. Cằm tôi tựa lên vai ông. Ông đưa tay vén tóc tôi, thật dịu dàng nhẹ nhàng, tựa như tôi mới chỉ 3 tuổi.
Đứng ở hành lang một lúc lâu, tôi đột nhiên nhớ ra Bỉ Mao, xoay người kéo anh qua: “Bố, mẹ, đây là Lục Tiểu Đông." Tôi giới thiệu với họ.
Bọn họ không hề kinh ngạc. Một lúc sau, bố tôi vỗ vai Bỉ Mao: “Đứng ngoài này làm gì, vào nhà thôi." Giọng ông vẫn nghẹn ngào.
Trong nhà vẫn như thế, không thay đổi chút gì. Ống bút thủy tinh của tôi, chặn giấy cẩm thạch của tôi, bảng chữ mẫu viết sẵn của tôi.
Mẹ tôi liên tục nói chuyện. Bà nói rằng Tô Tô, mẹ biết con thích nhất ăn chè táo đỏ hạt sen, qua đây nếm thử. Sao bà lại nói Tô Tô, mẹ còn làm giò thủy tinh, con còn thích ăn món này không? Cuối cùng bà ôm lấy tôi mà khóc, bà nói Con gái yêu, 11 năm 6 tháng, mẹ sắp phát điên mất rồi.
Tôi nghĩ lòng mình có cây đao cùn, cứ cứa qua cứa lại, đau nhức như lìa ngón tay.
Tôi phát hiện ra chúng tôi chuẩn bị hành lý là chuyện thừa thãi. Mẹ tôi đã chuẩn bị hết dép trong nhà, đồ mặc nhà, bàn chải đánh răng, khăn mặt hết cho chúng tôi. Buổi tối, bố tôi và Bỉ Mao nói chuyện, mẹ thì nói chuyện với tôi. Bọn tôi kể chuyện, bà kể rằng trong suốt 11 năm 6 tháng tôi đi, họ không thay ổ khóa, không đổi số điện thoại. Bà nói có lần bố làm mất di động, khi đó cửa hàng bán di động của thị trấn đã đóng cửa, ông vội vàng chạy đến chỗ nhân viên ở, nhất định đòi nhân viên đó giúp mình. Bà cười: “Ông ấy không nói đâu, nhưng rõ ràng là sợ con sẽ gọi về mà không được."
Trời sáng rất nhanh, cuối cùng bà cũng ngủ. Khi ngủ, bà còn ôm tôi, sợ tôi sẽ đi mất.
Tôi chỉ cảm thấy lòng chua xót, cứ để cho bà ôm. Cảm giác này ngọt ngào không gì sánh bằng.
Tôi ngủ đến hơn 11h, mẹ tôi đang làm bữa trưa, Bỉ Mao đang chơi cờ tướng với bố. Hai người đó chẳng phải cao thủ, chơi cho vui mà thôi.
Tôi vào bếp. Mẹ cười: “Đi ra đi, con ấy à, chỉ giỏi chờ cơm thôi."
Tôi mổ cá giúp bà. Mẹ, mẹ nhìn xem, con không còn là con bé 18 tuổi ngày đó nữa rồi.
Buổi chiều, bố tôi đề nghị dẫn Bỉ Mao ra ngoài chơi. Mẹ tôi muốn đưa chúng tôi đi thăm họ hàng một chuyến.
Bọn tôi nghe theo ý kiến của mẹ.
Bỉ Mao chọn quà tặng. Vào siêu thị, anh xòe tay ra. Tôi hiểu ý, móc ví đưa tiền cho anh. Kết quả bố tôi ý kiến: “Nào có thể quản đàn ông chặt như thế!"
Mẹ tôi cười không nói.
Hôm đó, chúng tôi trở thành nhân vật trong câu chuyện của toàn thể thị trấn. Mọi người dùng ánh mắt chê cười để nhìn, tôi chỉ mỉm cười nắm tay Bỉ Mao.
Chiều về, Bỉ Mao nói muốn dẫn tôi đi một chỗ. Lão tử nở nụ cười. Đúng là trẻ con, nơi này là địa bàn của lão tử, anh có thể kiếm được cái gì mới lạ sao?
Anh cứ lôi tôi đi. Bố mẹ tôi rõ ràng đã “phản bội", cực kỳ thiên vị Bỉ Mao.
Lúc chúng tôi ra cửa, mẹ dặn dò: “Về sớm chút nhé. Tối ăn bánh chẻo nhân hẹ."
Tôi vùng vẫy: “Mình ăn bánh chẻo trước đi. Mẹ làm ngon lắm."
Đột nhiên anh quay đầu hôn lão tử. Một nụ hôn lưỡi thật sâu. Lão tử không thở được, thiếu chút nữa nín thở mà chết. Anh kéo lão tử lên xe, lái xe ra ngoài.
Đi được khoảng 1h, bọn tôi đến vùng giáp ranh của Gia Lăng và Thuận Khánh. Ở đây có một cửa hàng rửa xe nhỏ. Anh lái vào khu đất trống trước cửa hàng, một người đàn ông chạy từ trong ra. Bây giờ đang là mùa hè, anh ta cởi trần, chỉ mặc quần đùi màu xám. Anh ta mỉm cười: “Rửa xe hay uống nước?"
Bỉ Mao mở cửa xe, bước ra ngoài: “Rửa xe."
Nói xong, anh mở cửa xe cho tôi, nắm tay tôi đi ra. Trời đã sẩm tối, nơi đây không gần thành phố, cũng không nhiều người sống, xe không bẩn quá, tôi hoang mang nhìn Bỉ Mao, anh chỉ nhìn tôi cười.
Khi đó, mặt trời chiều đỏ rực, tàn nắng phủ dài trên mặt đất. Người đàn ông kia bắt đầu phun nước, rửa xe. Bọt nước bắn tung tóe. Tôi sợ bị nước bắn vào người nên đứng vào chỗ mái hiên. Bỉ Mao vẫn đứng cạnh xe, lẳng lặng nhìn người đàn ông kia.
Lão tử không biết nên khóc hay cười: anh sợ người rửa không sạch chắc.
Tôi liếc nhìn trong căn phòng nhỏ. Hóa ra ở đây cũng bán đồ ăn vặt. Có một người phụ nữ ngồi quầy, trong lòng có một bé con mấy tháng tuổi, bên cạnh có một đứa bé khoảng 7 tuổi đang làm bài tập.
Hiện giờ không muộn lắm, nhưng căn phòng đó vẫn khá tối tăm, chỉ có một bóng đèn sáng mờ nhạt.
Tôi mua hai cái kem, bóc vỏ rồi đút cho Bỉ Mao. Anh cũng không chịu đưa tay cầm, ăn luôn trên tay tôi. Nhìn thế này rất giống lúc tôi đút cho Chủy Chủy ăn. Lão tử cứ kệ cho anh ăn thong thả.
“Xong rồi, anh xem được chưa?" người đàn ông lên tiếng. Khi đó, trời vẫn nóng nên tôi mặc sơ mi cổ rộng có hình vẽ thủy mặc do chính Bỉ Mao ra tay, dưới mặc quần dài, đi giày vải trắng.
Áp suất nước cao nên bắn vào váy và giày tôi. Bỉ Mao rút khăn tay, cúi xuống lau sạch. Tôi cười, quay người sang kia, rút ví tiền ra, hỏi: “Bao nhiêu tiền?"
“10 tệ." anh ta lau mồ hôi, đưa tay qua. Tôi sửng sốt.
“Tô tô tô…" giọng anh ta run run. Tiếng nói đã biến mất 10 năm, giờ lại xuất hiện. Tôi lùi lại phía sau một bước, Bỉ Mao nắm tay tôi.
Người kia ướt hơn một nửa, không biết là do nước hay mồ hôi. Người anh ta cũng không còn rắn chắc như trước kia, bụng phình ra, ánh mắt cũng không còn nhanh nhẹn.
Tôi không thể tin, thật sự không thể tin, chàng trai mà Tô Như Thị tuổi 18 đã gặp ngoài cánh cổng kia, 11 năm sau sẽ trông như thế này.
Cảm giác ấy cũng giống như một người ôm mối hận thù sâu nặng suốt một thời niên thiếu, tốn cả đời mình để tu luyện công phu để có thể chiến thắng kẻ thù. Chẳng ngờ khi mình có thể đứng trước mặt kẻ thù, lại phát hiện ra thời gian đã biến kẻ thù thành một kẻ già cả gầy yếu.
Tôi đờ cả người. Chúng tôi cứ im lặng nhìn nhau, ánh mắt xuyên qua 11 năm ấy. Tôi nhìn thấy sự đau đớn trong đôi mắt ấy. Anh ta khẽ gọi tôi: “Tô Tô."
Tôi như người bị điểm huyệt được giải huyệt. Trong ráng chiều đỏ như máu, tôi khẽ nhếch mép cười, sau đó đưa tay phải ra: “Này, anh khỏe không?"
Anh ta run lên, đưa tay ra bắt lại.
Tôi trả anh ta 10 tệ. Anh ta nhận lấy. Tờ tiền giấy hơi nhăn nhúm nằm trong lòng bàn tay nắm chặt. Tôi xoay người vào xe.
Người đàn ông gần như xa lạ kia cúi đầu đứng bên cửa xe. Ngày hôm qua tựa như vẫn còn trước mắt, vậy mà chỉ trong thoáng chốc, tất cả đã hóa thương hải tang điền.
Thành phố mà tôi chưa bao giờ quên này, tôi đã trốn tránh nó hơn 10 năm. Giờ đã đến lúc phải nhìn thẳng vào nó.
Tôi thừa nhận tôi rất căng thẳng. Tôi cứ cho rằng mình đã quên hết những chuyện thời non xanh thưở ấy, nhưng trên thực tế tôi vẫn nhớ rõ ràng. Vì thế, lúc 30 tuổi, mọi thứ lại bật ra từ chiếc hòm ký ức, vẫn sống động như ngày nào.
Tôi vẫn nhớ rõ khi đó, bố tôi chỉ vào mặt tôi mà hét lên: “Nếu như hôm nay mày bỏ đi, từ nay về sau, dù mày có chết ngoài kia, cũng đừng hòng trở về."
Sau đó, tôi bình tĩnh nói với ông rằng: dù tôi có chết bên ngoài, tôi cũng không về.
Qua 11 năm chia xa, tôi đã không còn tư cách để hối hận, vì thế cũng không dám nhận rằng mình nhớ nhung.
Bỉ Mao lái xe suốt buổi tối trên quãng đường hơn ba mươi mấy tiếng từ thành phố S đến thành phố N. Tôi không hề buồn ngủ. Nếu bạn đã từng phiêu bạt bên ngoài, bạn sẽ hiểu được cảm giác này. Chờ mong, bùi ngùi, còn có bất an mơ hồ. Dòng nước chảy từ trên núi đập vào mắt tôi. Quê cha đất tổ càng gần, ký ức càng tuôn ào ào như thác đổ.
Lần này quay về, núi xanh còn đó, chỉ có chúng tôi là đã già. Thời gian, ngoại hình, tâm tình, tất cả đều đã thay đổi.
Tôi vẫn không ngủ được. Tôi ngồi nhìn bình minh lên, mặt trời mọc, nhìn thấy tia nắng ban mai đầu tiên chạm xuống mặt đất, dòng nước trên núi thoát khỏi bóng đêm, lấp lánh trong ánh nắng ngày mới.
“Không khí ở đây tốt đấy." Bỉ Mao trò chuyện. Tôi không đáp. Anh quay đầu qua, cười cười: “Hay dừng ở đây một chút, chúng ta tìm chỗ nào “làm" chốn thiên nhiên đi?!"
Vào đến thành phố là 17h. Ngoại trừ quy hoạch tốt hơn, thành phố này không thay đổi nhiều. 11 năm chẳng qua cũng chỉ trong nháy mắt.
Xe tiếp tục đi về phía thị trấn nhỏ. Tôi còn thấy cả xe buýt, có lẽ nó là xe tốc hành đến cửa nhà tôi luôn.
Quay về nơi này khi còn sống, đối với Tô Như Thị mà nói, không khác gì một giấc mơ.
Cách thành phố khoảng 2h đi xe, một thị trấn nhỏ xuất hiện. Nơi này khá là khác thành phố lớn, nhà mái ngói không còn, đường sá mở rộng, đường nhựa thành đường xi măng, giữa đường có dải phân cách trồng cỏ xanh. Cây dương ven đường vẫn ở đó, thân cây nhìn như mới được quét vôi, nhìn rất sạch sẽ.
Hai bên đường còn có ruộng hoa màu, gà vịt, thỉnh thoảng còn có trâu đang nhàn nhã gặm cỏ.
“Ôi, nếu hồi đó em không bỏ đi, có khi lúc tốt nghiệp bố mẹ em đã sắp xếp để em lấy người đàn ông giàu có nhất ở đây ấy nhỉ?"
Lão tử đang lo lắng, nghe vậy thấy cũng buồn cười: “Người giàu có nhất trong trấn trước đây chính là bố vợ anh đấy."
“Hả," anh giả vờ xoa mắt, “con rể thật là có mắt như mù."
Nói chuyện một hồi, bọn tôi đã đến nơi. Tôi đỗ xe bên đường, nhìn nơi chôn rau cắt rốn mình đã cách xa 10 năm.
Có mấy người đi qua, thấy chúng tôi thì tròn mắt nhìn.
“Sao, còn nhớ được không?" Bỉ Mao tựa người vào xe, châm thuốc, cười hỏi tôi.
Tôi cũng cười. Sao có thể không nhớ? Chỗ nhà kia, sau 11 năm đã thay đổi. Vườn rộng sân sâu rồi cũng nở hoa, có lẽ do nhiều năm được tưới tắm nên xanh um sum suê, nụ hoa ngập tràn, hương thơm man mác.
Đó là tòa nhà cao tầng đầu tiên trong trấn. Khi đó nó thật khí thế, nhưng bây giờ, giữa những ngô nhà mới xây xung quanh, nó lại có vẻ hơi già cả.
Tôi đứng bồi hồi, Bỉ Mao búng tàn thuốc: “Đi nào."
Tự nhiên tôi thấy sợ hãi. Thật là buồn cười, tôi lăn lộn ở thành phố S hết 10 năm, thế nhưng đứng trước nhà mình, tôi lại thấy sợ hãi.
“Bỉ Mao, hay mai chúng ta quay lại nhé?"
Anh dập thuốc, kéo lão tử lên tầng 3. Chúng tôi chưa lên đến tầng 3 thì đã thấy bố mẹ mình, ở ngay tầng 2.
Mọi sầu lo đều bay biến. Thân thể mất cảm giác. Tôi lẳng lặng đứng tại chỗ. Khoảnh khắc ấy, tôi chợt thấy lòng nhẹ bẫng. Dù bọn họ có dạy dỗ tôi thế nào, tôi cũng không lung lay, đời cũng không sập được.
Nhưng bọn họ chưa kịp dạy dỗ, mẹ tôi đã ôm chầm lấy tôi, khóc òa lên. Bố tôi đứng im. Bọn họ đã già rồi, mặt có nếp nhăn, mái tóc hoa râm, lẳng lặng kể ra 10 năm sương gió.
Bố tôi đứng đó. Tôi nhìn nước giọt nước trong mắt ông. Ông đứng thẳng lưng, kiên quyết không lau giọt nước mắt đó đi. Tôi nhớ rằng năm đó, khi ông bị thương ở mắt trái trong bộ đội, tôi đến thăm thì thấy ông mím chặt môi. Khi đó, ông cũng quật cường, không chịu thể hiện ra ngoài rằng mình đang vô cùng đau đớn.
Nhưng bây giờ, tôi lại thấy giọt nước mắt của ông.
Ông đi về phía tôi và mẹ, mẹ ôm chặt lấy tôi, khóc ầm lên: “Ông mà đuổi con gái tôi đi lần nữa, tôi liều mạng với ông!" Tôi cũng trào nước mắt.
Ông chỉ bước đến, lẳng lặng ôm lấy tôi và mẹ. Cằm tôi tựa lên vai ông. Ông đưa tay vén tóc tôi, thật dịu dàng nhẹ nhàng, tựa như tôi mới chỉ 3 tuổi.
Đứng ở hành lang một lúc lâu, tôi đột nhiên nhớ ra Bỉ Mao, xoay người kéo anh qua: “Bố, mẹ, đây là Lục Tiểu Đông." Tôi giới thiệu với họ.
Bọn họ không hề kinh ngạc. Một lúc sau, bố tôi vỗ vai Bỉ Mao: “Đứng ngoài này làm gì, vào nhà thôi." Giọng ông vẫn nghẹn ngào.
Trong nhà vẫn như thế, không thay đổi chút gì. Ống bút thủy tinh của tôi, chặn giấy cẩm thạch của tôi, bảng chữ mẫu viết sẵn của tôi.
Mẹ tôi liên tục nói chuyện. Bà nói rằng Tô Tô, mẹ biết con thích nhất ăn chè táo đỏ hạt sen, qua đây nếm thử. Sao bà lại nói Tô Tô, mẹ còn làm giò thủy tinh, con còn thích ăn món này không? Cuối cùng bà ôm lấy tôi mà khóc, bà nói Con gái yêu, 11 năm 6 tháng, mẹ sắp phát điên mất rồi.
Tôi nghĩ lòng mình có cây đao cùn, cứ cứa qua cứa lại, đau nhức như lìa ngón tay.
Tôi phát hiện ra chúng tôi chuẩn bị hành lý là chuyện thừa thãi. Mẹ tôi đã chuẩn bị hết dép trong nhà, đồ mặc nhà, bàn chải đánh răng, khăn mặt hết cho chúng tôi. Buổi tối, bố tôi và Bỉ Mao nói chuyện, mẹ thì nói chuyện với tôi. Bọn tôi kể chuyện, bà kể rằng trong suốt 11 năm 6 tháng tôi đi, họ không thay ổ khóa, không đổi số điện thoại. Bà nói có lần bố làm mất di động, khi đó cửa hàng bán di động của thị trấn đã đóng cửa, ông vội vàng chạy đến chỗ nhân viên ở, nhất định đòi nhân viên đó giúp mình. Bà cười: “Ông ấy không nói đâu, nhưng rõ ràng là sợ con sẽ gọi về mà không được."
Trời sáng rất nhanh, cuối cùng bà cũng ngủ. Khi ngủ, bà còn ôm tôi, sợ tôi sẽ đi mất.
Tôi chỉ cảm thấy lòng chua xót, cứ để cho bà ôm. Cảm giác này ngọt ngào không gì sánh bằng.
Tôi ngủ đến hơn 11h, mẹ tôi đang làm bữa trưa, Bỉ Mao đang chơi cờ tướng với bố. Hai người đó chẳng phải cao thủ, chơi cho vui mà thôi.
Tôi vào bếp. Mẹ cười: “Đi ra đi, con ấy à, chỉ giỏi chờ cơm thôi."
Tôi mổ cá giúp bà. Mẹ, mẹ nhìn xem, con không còn là con bé 18 tuổi ngày đó nữa rồi.
Buổi chiều, bố tôi đề nghị dẫn Bỉ Mao ra ngoài chơi. Mẹ tôi muốn đưa chúng tôi đi thăm họ hàng một chuyến.
Bọn tôi nghe theo ý kiến của mẹ.
Bỉ Mao chọn quà tặng. Vào siêu thị, anh xòe tay ra. Tôi hiểu ý, móc ví đưa tiền cho anh. Kết quả bố tôi ý kiến: “Nào có thể quản đàn ông chặt như thế!"
Mẹ tôi cười không nói.
Hôm đó, chúng tôi trở thành nhân vật trong câu chuyện của toàn thể thị trấn. Mọi người dùng ánh mắt chê cười để nhìn, tôi chỉ mỉm cười nắm tay Bỉ Mao.
Chiều về, Bỉ Mao nói muốn dẫn tôi đi một chỗ. Lão tử nở nụ cười. Đúng là trẻ con, nơi này là địa bàn của lão tử, anh có thể kiếm được cái gì mới lạ sao?
Anh cứ lôi tôi đi. Bố mẹ tôi rõ ràng đã “phản bội", cực kỳ thiên vị Bỉ Mao.
Lúc chúng tôi ra cửa, mẹ dặn dò: “Về sớm chút nhé. Tối ăn bánh chẻo nhân hẹ."
Tôi vùng vẫy: “Mình ăn bánh chẻo trước đi. Mẹ làm ngon lắm."
Đột nhiên anh quay đầu hôn lão tử. Một nụ hôn lưỡi thật sâu. Lão tử không thở được, thiếu chút nữa nín thở mà chết. Anh kéo lão tử lên xe, lái xe ra ngoài.
Đi được khoảng 1h, bọn tôi đến vùng giáp ranh của Gia Lăng và Thuận Khánh. Ở đây có một cửa hàng rửa xe nhỏ. Anh lái vào khu đất trống trước cửa hàng, một người đàn ông chạy từ trong ra. Bây giờ đang là mùa hè, anh ta cởi trần, chỉ mặc quần đùi màu xám. Anh ta mỉm cười: “Rửa xe hay uống nước?"
Bỉ Mao mở cửa xe, bước ra ngoài: “Rửa xe."
Nói xong, anh mở cửa xe cho tôi, nắm tay tôi đi ra. Trời đã sẩm tối, nơi đây không gần thành phố, cũng không nhiều người sống, xe không bẩn quá, tôi hoang mang nhìn Bỉ Mao, anh chỉ nhìn tôi cười.
Khi đó, mặt trời chiều đỏ rực, tàn nắng phủ dài trên mặt đất. Người đàn ông kia bắt đầu phun nước, rửa xe. Bọt nước bắn tung tóe. Tôi sợ bị nước bắn vào người nên đứng vào chỗ mái hiên. Bỉ Mao vẫn đứng cạnh xe, lẳng lặng nhìn người đàn ông kia.
Lão tử không biết nên khóc hay cười: anh sợ người rửa không sạch chắc.
Tôi liếc nhìn trong căn phòng nhỏ. Hóa ra ở đây cũng bán đồ ăn vặt. Có một người phụ nữ ngồi quầy, trong lòng có một bé con mấy tháng tuổi, bên cạnh có một đứa bé khoảng 7 tuổi đang làm bài tập.
Hiện giờ không muộn lắm, nhưng căn phòng đó vẫn khá tối tăm, chỉ có một bóng đèn sáng mờ nhạt.
Tôi mua hai cái kem, bóc vỏ rồi đút cho Bỉ Mao. Anh cũng không chịu đưa tay cầm, ăn luôn trên tay tôi. Nhìn thế này rất giống lúc tôi đút cho Chủy Chủy ăn. Lão tử cứ kệ cho anh ăn thong thả.
“Xong rồi, anh xem được chưa?" người đàn ông lên tiếng. Khi đó, trời vẫn nóng nên tôi mặc sơ mi cổ rộng có hình vẽ thủy mặc do chính Bỉ Mao ra tay, dưới mặc quần dài, đi giày vải trắng.
Áp suất nước cao nên bắn vào váy và giày tôi. Bỉ Mao rút khăn tay, cúi xuống lau sạch. Tôi cười, quay người sang kia, rút ví tiền ra, hỏi: “Bao nhiêu tiền?"
“10 tệ." anh ta lau mồ hôi, đưa tay qua. Tôi sửng sốt.
“Tô tô tô…" giọng anh ta run run. Tiếng nói đã biến mất 10 năm, giờ lại xuất hiện. Tôi lùi lại phía sau một bước, Bỉ Mao nắm tay tôi.
Người kia ướt hơn một nửa, không biết là do nước hay mồ hôi. Người anh ta cũng không còn rắn chắc như trước kia, bụng phình ra, ánh mắt cũng không còn nhanh nhẹn.
Tôi không thể tin, thật sự không thể tin, chàng trai mà Tô Như Thị tuổi 18 đã gặp ngoài cánh cổng kia, 11 năm sau sẽ trông như thế này.
Cảm giác ấy cũng giống như một người ôm mối hận thù sâu nặng suốt một thời niên thiếu, tốn cả đời mình để tu luyện công phu để có thể chiến thắng kẻ thù. Chẳng ngờ khi mình có thể đứng trước mặt kẻ thù, lại phát hiện ra thời gian đã biến kẻ thù thành một kẻ già cả gầy yếu.
Tôi đờ cả người. Chúng tôi cứ im lặng nhìn nhau, ánh mắt xuyên qua 11 năm ấy. Tôi nhìn thấy sự đau đớn trong đôi mắt ấy. Anh ta khẽ gọi tôi: “Tô Tô."
Tôi như người bị điểm huyệt được giải huyệt. Trong ráng chiều đỏ như máu, tôi khẽ nhếch mép cười, sau đó đưa tay phải ra: “Này, anh khỏe không?"
Anh ta run lên, đưa tay ra bắt lại.
Tôi trả anh ta 10 tệ. Anh ta nhận lấy. Tờ tiền giấy hơi nhăn nhúm nằm trong lòng bàn tay nắm chặt. Tôi xoay người vào xe.
Người đàn ông gần như xa lạ kia cúi đầu đứng bên cửa xe. Ngày hôm qua tựa như vẫn còn trước mắt, vậy mà chỉ trong thoáng chốc, tất cả đã hóa thương hải tang điền.
Tác giả :
Nhất Độ Quân Hoa