Nuôi Đồ Nhi Đến Tự Ngược
Chương 44
Người tới đón Tạ Niên chính là Lâm Phúc được Uyển Vương trọng dụng.
Lâm Phúc vốn là thực khách của một trọng thần Uyển quốc, đột nhiên được Uyển vương coi trọng, từ đó một bước lên trời. Uyển vương biết Tạ Niên tới Phong Dương thì phái Lâm Phúc tới đón.
Một chiếc xe ngựa tinh xảo, xa hoa dừng trước khách điếm.
Lâm Phúc thấy Tạ Niên thì hai mắt sáng rực lên. Hắn đã nghe trước rằng Tạ thị A Niên này tuổi còn nhỏ, tuy nhiên cũng không ngờ hôm nay gặp lại thấy cậu ta trẻ đến như vậy. Đúng là sông Trường Giang sóng sau đè sóng trước*.
*Sông Trường Giang sóng sau đè sóng trước: thế hệ sau ngày càng tài giỏi hơn thế hệ trước.
Lâm Phúc hành lễ với Tạ Niên.
Tạ Niên khiêm tốn đỡ Lâm Phúc lên, nói: “Lâm đại nhân đa lễ rồi."
Lâm Phúc nói: “Với danh tiếng của Tạ công tử, hẳn là xứng với lễ này của Phúc. Còn chưa nhắc tới việc sau đây Tạ công tử yết kiến Vương thượng xong, chức quan được ban hẳn cũng cao hơn Phúc, lễ này, Tạ công tử quả thực rất xứng."
Vừa nói Lâm Phúc vừa để ý hai người đứng sau Tạ Niên.
Nam một thân áo trắng, tướng mạo vô cùng xuất sắc, dù đứng cũng Tạ Niên cũng không hề thua kém chút nào. Tuy nhiên, vẻ mặt hắn có vẻ kì lạ, cứ luôn liên tục lén nhìn cô nương y phục hồng bên cạnh.
Vị cô nương kia tướng mạo thanh tú, nhưng khiến người khác phải để ý nhất hẳn là bội kiếm bên người nàng, một thanh kiếm vừa dịu dàng lại không mất phần khí khái anh hùng. Ấy vậy mà cô nương ấy lại đang khẽ khép mắt, bộ dạng trông… cũng hơi kỳ quái.
Lâm Phúc hơi ngẩn ra, hỏi: “Tạ công tử, hai vị này là…"
Tạ Niên nói: “Đều là bằng hữu của Niên."
Lâm Phúc nói: “Vương Thượng chỉ triệu kiến mình Tạ công tử thôi, chi bằng để Phúc chiêu đãi hai vị bằng hữu này của Tạ công tử."
Tạ Niên cười nói: “Không sao cả, Uyển vương thấy hai vị bằng hữu này của Niên hẳn cũng sẽ vui mừng." Tạ Niên nhìn đôi thầy trò thần thái khác nhau, nói tiếp: “Không biết Lâm đại nhân đã từng nghe danh Vệ lang phái Thiên Sơn?"
Lâm Phúc nghe xong, giật mình nhìn về phía Vệ Cẩn.
“Là… là… Vệ lang Vệ Cẩn?"
Tạ Niên gật đầu nói: “Phải." Hắn nói tiếp: “Cô nương đứng cạnh Vệ công tử là Hồng kiếm khách rất mạnh mấy năm gần đây. Tuy nhiên lần này hai người họ muốn cùng ta vào cung là để tìm người."
“Tìm... Tìm người?"
A Chiêu vốn trầm mặc đã lâu mở miếng nói: “Phải, là tìm đồ nhi của ta. Thằng bé tên Ninh Tu, là người Uyển quốc." A Chiêu lấy bức vẽ ra, “Lâm đại nhân đã từng gặp qua chưa?"
Ở lâu với Tu Nhi như vậy, nhìn vẻ nhân trung long phượng của Tu Nhi, A Chiêu cũng đoán được thân thế của thằng bé không hề tầm thường. Lâm Phúc là quan Uyển quốc, có lẽ cũng đã từng gặp qua.
Bức vẽ dần được mở ra.
Lâm Phúc nói: “Quả đáng tiếc, Phúc chưa từng gặp người này."
Chiếc xe ngựa Uyển vương phái tới vô cùng lớn.
Tạ Niên, Vệ Cẩn và A Chiêu mỗi người ngồi một phía. Lâm Phúc cưỡi ngựa ở trước, từ từ đi tới Uyển cung.
A Chiêu lên xe xong hai hàng lông mày vẫn luôn nhíu lại.
Nàng ló đầu nhìn Lâm Phúc đi trước, lại ngồi lại, nhẹ giọng nói: “Sư phụ và A Niên có để ý vẻ mặt Lâm Phúc vừa nãy không?"
Tạ Niên ngẩn ra.
Vệ Cẩn ban nãy luôn nhìn A Chiêu, không để ý vẻ mặt Lâm Phúc. Hắn hỏi: “Có gì lạ sao?"
A Chiêu nói: “Nếu có người đưa bức vẽ tới hỏi đã từng gặp người trong tranh chưa, hai người sẽ trả lời thế nào?"
Tạ Niên nói: “Đương nhiên là sẽ nhìn chăm chú bức họa một lúc, sau đó trả lời, có thì có mà không thì không." Ngập ngừng một chút, hắn chợt nhận ra, nói: “Ý A Chiêu là…"
A Chiêu gật đầu, nói: “Lâm Phúc chỉ nhìn qua một cái, hắn thậm chí còn không thèm nghĩ đã trả lời."
Vệ Cẩn nói: “Vô cùng khả nghi."
Tạ Niên nói: “Tôi sẽ cho người đi điều tra Lâm Phúc."
Nội thị dẫn ba người vào trong nội điện. Điện rất tráng lệ, cột trụ được lấy bằng gỗ lim, trên có khắc hình rồng bay, vô cùng tinh xảo. Nội thị quỳ xuống hành lễ, nói: “Vương Thượng còn đang thay đồ, xin ba vị hãy chờ một lát."
Trong điện vẫn có vài bàn ăn, trên bàn để không ít điểm tâm, trái cây.
Khoảng hai khắc sau, nội thi hô: “Vương Thượng giá lâm…"
Một bóng người tiến vào điện. A Chiêu ngước mắt nhìn, hơi kinh ngạc, không ngờ rằng Uyển vương trông vẫn còn trẻ, cường tráng như vậy. Cặp lông mày của ông toát lên vẻ uy nghiêm vô cùng.
Uyển vương đã nghe Lâm Phúc nói hôm nay trừ Tạ Niên còn có Vệ lang và Hồng kiếm khách danh chấn tam quốc.
Uyển vương biết vậy, vẻ mặt cũng rất vui mừng.
Giờ đây gặp người, ánh mắt Uyển vương nhận thấy A Chiêu mặc đồ hồng đầu tiên. Trước đó ông đã từng chiêu dụ Phương Huyền, tuy nhiên thái độ của hắn vô cùng ngạo nghễ, thật sự không phải là người làm được đại sự. Uyển vương sau đó còn biết Phương Huyền và Hồng kiếm khách có xung đột, cũng đã sai người tới tặng đồ cho Hồng kiếm khách, muốn chiêu dụ nàng về nhưng rốt cuộc lại không tìm được người. Ông còn đang vô cùng buồn phiền, Hồng kiếm khách đã chủ động đưa tới cửa.
Dù là một cô nương nhưng cũng là người có tài, quả thật có thể trọng dụng.
Đột nhiên, Uyển vương lại thấy Hồng kiếm khách dễ gần hơn so với Tạ Niên và Vệ Cẩn.
Uyển vương biết chắc không giữ được nhân tài như Vệ Cẩn. Quỳnh vương thì đã từng hứa cho Tạ Niên chức quan dưới một người trên vạn người nhưng Tạ Niên vẫn bất vi sở động*, hơn nữa Tạ Niên lại là người Khâu, Uyển vương chắc chắn rằng Tạ Niên sẽ không ở lại Uyển quốc lâu.
*bất vi sở động: không lay chuyển, không có hành động gì.
Nhưng vị Hồng kiếm khách lại không giống thế.
Uyển vương cảm giác rằng cô nương này có lẽ dễ thuyết phục hơn hai vị kia rất nhiều.
“Bình thân, bình thân, các ngươi là khách quý của quả nhân, không cần đa lễ." Uyển vương ngồi ở ghế trên, cười vui vẻ, nói rằng: “Các vị đã đi đường xa tới đây, Vệ lang và Tạ…"
Ánh mắt Uyển vương lướt qua Vệ Cẩn và Tạ Niên.
Đột nhiên, hắn dừng lời lại.
Uyển vương thất thần nhìn Tạ Niên, nhưng cũng chỉ trong chớp mắt, thần sắc ông lại như thường. Uyển vương tiếp tục nói: “Tối nay quả nhân đã cho người bày yến tiệc giúp các vị tẩy trần."
Sau đó Uyển vương nói không ít lời khách sáo nữa, Tạ Niên cũng khen Uyển vương vài câu.
A Chiêu đánh giá Uyển vương, lúc quay đi lại gặp phải ánh mắt Vệ Cẩn, nàng theo phản xạ cúi đầu xuống. Vệ Cẩn thở dài một tiếng, xem ra A Chiêu lại bắt đầu tránh mình rồi.
Uyển vương đột nhiên nói: “Quả nhân nghe nói Hồng kiếm khách và Vệ lang cần tìm người phải không?"
A Chiêu hoàn hồn, nói: “Vâng. Lần này A Chiêu tới cũng là để xinVương thượng giúp đỡ. Đồ nhi của A Chiêu, tên Ninh Tu, là người Uyển quốc. Nửa tháng trước đã bị người bắt đi, hiện có lẽ đang ở trong Uyển quốc."
A Chiêu lấy bức vẽ ra.
Cung nhân nhận lấy rồi đưa cho Uyển vương. Uyển vương nói: “Chỉ cần đồ nhi của ngươi còn ở trong Uyển quốc, quả nhân nhất định có thể tìm ra." Uyển vương thản nhiên cúi đầu xuống nhìn người trong bức vẽ, đột nhiên vô cùng kinh ngạc.
A Chiêu thấy vẻ mặt Uyển vương như vậy, lòng thầm vui vẻ, vội hỏi: “Có chăng Vương thượng đã từng gặp đồ nhi của thần?"
Uyển vương nói: “Người trong bức vẽ này chính là nhi tử thứ bảy của quả nhân, Minh Tu."
Uyển cung. Minh Phượng điện.
Một bóng đen tránh ánh mắt thị vệ tuần tra và cung nhân, không một tiếng động lẻn vào trong điện. Trước tấm bình phong, xiêm áo thêu hình Bách điểu triều phượng thấp thoáng trên ghế quý phi bọc da hổ. Uyển hậu dáng người đẫy đà đang nửa nằm trên ghế.
Hai cung nữ chải tóc đang quỳ gối bên ghế, xoa bóp hai chân Uyển hậu.
Không chỉ vậy, một cung nữ khác còn đang cầm trong tay mâm đựng trái cây bằng lưu ly có khắc hình chim tước đựng nho đã được bóc cẩn thận, quỳ thằng ở một bên. Uyển hậu ăn một quả nho, vừa phun hạt nho ra thì đột nhiên chú ý tới lê Kim Sơn đang đặt trên cái bàn không xa.
Uyển hậu nhíu mày, giơ tay tát thằng vào mặt cung nữ đang cầm mâm đựng trái cây một cái.
Mặt cung nữ hiện ra dấu năm ngón tay đỏ bừng, nho trên tay cũng đã rơi hết xuống đất.
Cung nữ đó vội vàng quỳ sát đất lạy.
“Xin nương nương tha tội."
Uyển hậu trừng mắt, lạnh nhạt nói: “Hỗn trướng, làm có mỗi tí việc mà cũng không xong. Người đâu, ném đống lê Kim Sơn trên bàn đi. Bổn cung vừa thấy đã bực rồi." Thấy lê Kim Sơn, nàng lại nhớ tới ba nước đều biết chuyện xưa Uyển vương đoạt mỹ nhân.
Nhớ tới Dung Nguyệt, lòng Uyển hậu lại có lửa trỗi dậy, dù thế nào cũng không dập tắt được.
“Cút ra hết đi."
Nhóm cung nữ vội vàng thưa “Vâng.".
Đúng lúc đó, một bóng đen xuất hiện bên cạnh Uyển hậu. Uyển hậu ngước mắt nhìn, bình tĩnh lại, “Có chuyện gì?"
Bóng đen nhỏ giọng nói: “Lâm đại nhân chuyển lời tới Vương hậu nương nương. Hôm nay khách mà Vương thượng triệu kiến có tìm Minh Tu. Minh Tu lúc ở ngoài gặp được Hồng kiếm khách, được Hồng kiếm khách nhận làm đồ đệ."
Uyển hậu cười xòa một tiếng.
Bóng đen lại nói: “Lâm đại nhân bảo nên phòng ngừa vạn nhất*, mong nương nương hãy sớm giải quyết. Nhỡ…"
*phòng ngừa vạn nhất: chuyện nhỡ xảy ra ngoài ý muốn.
Uyển hậu xua tay.
“Không phải nói nhiều, bổn cung biết rồi."
Bóng đen vừa rời đi, Uyển hậu đứng dậy từ ghế, bà ta thong thả đi vào trong điện, đứng trước một cái rương thì dừng lại. Bà ta mở rương, bỏ hết quần áo bên trong ra rồi ấn vào một vết lồi lên ở đáy rương.
Trong chớp mắt, bóng Uyển hậu đột nhiên biến mất.
Uyển hậu lấy một viên dạ minh châu ra, soi sáng đường đi phía trước. Bà ta bước xuống thang đá, đẩy cửa mật thất ra. Sau tiếng đinh tai nhức óc vang lên, hiện ra trước mắt Uyển hậu chính là một nhà giam lớn.
Nằm trong nhà giam là một người mặt cắt không ra máu.
Môi của người đó khô lại, hốc mắt đen sì, quanh miệng có râu đã mọc lên, nhìn qua rất tiều tụy.
Đây chính là Ninh Tu mà A Chiêu tìm đã lâu.
Lâm Phúc vốn là thực khách của một trọng thần Uyển quốc, đột nhiên được Uyển vương coi trọng, từ đó một bước lên trời. Uyển vương biết Tạ Niên tới Phong Dương thì phái Lâm Phúc tới đón.
Một chiếc xe ngựa tinh xảo, xa hoa dừng trước khách điếm.
Lâm Phúc thấy Tạ Niên thì hai mắt sáng rực lên. Hắn đã nghe trước rằng Tạ thị A Niên này tuổi còn nhỏ, tuy nhiên cũng không ngờ hôm nay gặp lại thấy cậu ta trẻ đến như vậy. Đúng là sông Trường Giang sóng sau đè sóng trước*.
*Sông Trường Giang sóng sau đè sóng trước: thế hệ sau ngày càng tài giỏi hơn thế hệ trước.
Lâm Phúc hành lễ với Tạ Niên.
Tạ Niên khiêm tốn đỡ Lâm Phúc lên, nói: “Lâm đại nhân đa lễ rồi."
Lâm Phúc nói: “Với danh tiếng của Tạ công tử, hẳn là xứng với lễ này của Phúc. Còn chưa nhắc tới việc sau đây Tạ công tử yết kiến Vương thượng xong, chức quan được ban hẳn cũng cao hơn Phúc, lễ này, Tạ công tử quả thực rất xứng."
Vừa nói Lâm Phúc vừa để ý hai người đứng sau Tạ Niên.
Nam một thân áo trắng, tướng mạo vô cùng xuất sắc, dù đứng cũng Tạ Niên cũng không hề thua kém chút nào. Tuy nhiên, vẻ mặt hắn có vẻ kì lạ, cứ luôn liên tục lén nhìn cô nương y phục hồng bên cạnh.
Vị cô nương kia tướng mạo thanh tú, nhưng khiến người khác phải để ý nhất hẳn là bội kiếm bên người nàng, một thanh kiếm vừa dịu dàng lại không mất phần khí khái anh hùng. Ấy vậy mà cô nương ấy lại đang khẽ khép mắt, bộ dạng trông… cũng hơi kỳ quái.
Lâm Phúc hơi ngẩn ra, hỏi: “Tạ công tử, hai vị này là…"
Tạ Niên nói: “Đều là bằng hữu của Niên."
Lâm Phúc nói: “Vương Thượng chỉ triệu kiến mình Tạ công tử thôi, chi bằng để Phúc chiêu đãi hai vị bằng hữu này của Tạ công tử."
Tạ Niên cười nói: “Không sao cả, Uyển vương thấy hai vị bằng hữu này của Niên hẳn cũng sẽ vui mừng." Tạ Niên nhìn đôi thầy trò thần thái khác nhau, nói tiếp: “Không biết Lâm đại nhân đã từng nghe danh Vệ lang phái Thiên Sơn?"
Lâm Phúc nghe xong, giật mình nhìn về phía Vệ Cẩn.
“Là… là… Vệ lang Vệ Cẩn?"
Tạ Niên gật đầu nói: “Phải." Hắn nói tiếp: “Cô nương đứng cạnh Vệ công tử là Hồng kiếm khách rất mạnh mấy năm gần đây. Tuy nhiên lần này hai người họ muốn cùng ta vào cung là để tìm người."
“Tìm... Tìm người?"
A Chiêu vốn trầm mặc đã lâu mở miếng nói: “Phải, là tìm đồ nhi của ta. Thằng bé tên Ninh Tu, là người Uyển quốc." A Chiêu lấy bức vẽ ra, “Lâm đại nhân đã từng gặp qua chưa?"
Ở lâu với Tu Nhi như vậy, nhìn vẻ nhân trung long phượng của Tu Nhi, A Chiêu cũng đoán được thân thế của thằng bé không hề tầm thường. Lâm Phúc là quan Uyển quốc, có lẽ cũng đã từng gặp qua.
Bức vẽ dần được mở ra.
Lâm Phúc nói: “Quả đáng tiếc, Phúc chưa từng gặp người này."
Chiếc xe ngựa Uyển vương phái tới vô cùng lớn.
Tạ Niên, Vệ Cẩn và A Chiêu mỗi người ngồi một phía. Lâm Phúc cưỡi ngựa ở trước, từ từ đi tới Uyển cung.
A Chiêu lên xe xong hai hàng lông mày vẫn luôn nhíu lại.
Nàng ló đầu nhìn Lâm Phúc đi trước, lại ngồi lại, nhẹ giọng nói: “Sư phụ và A Niên có để ý vẻ mặt Lâm Phúc vừa nãy không?"
Tạ Niên ngẩn ra.
Vệ Cẩn ban nãy luôn nhìn A Chiêu, không để ý vẻ mặt Lâm Phúc. Hắn hỏi: “Có gì lạ sao?"
A Chiêu nói: “Nếu có người đưa bức vẽ tới hỏi đã từng gặp người trong tranh chưa, hai người sẽ trả lời thế nào?"
Tạ Niên nói: “Đương nhiên là sẽ nhìn chăm chú bức họa một lúc, sau đó trả lời, có thì có mà không thì không." Ngập ngừng một chút, hắn chợt nhận ra, nói: “Ý A Chiêu là…"
A Chiêu gật đầu, nói: “Lâm Phúc chỉ nhìn qua một cái, hắn thậm chí còn không thèm nghĩ đã trả lời."
Vệ Cẩn nói: “Vô cùng khả nghi."
Tạ Niên nói: “Tôi sẽ cho người đi điều tra Lâm Phúc."
Nội thị dẫn ba người vào trong nội điện. Điện rất tráng lệ, cột trụ được lấy bằng gỗ lim, trên có khắc hình rồng bay, vô cùng tinh xảo. Nội thị quỳ xuống hành lễ, nói: “Vương Thượng còn đang thay đồ, xin ba vị hãy chờ một lát."
Trong điện vẫn có vài bàn ăn, trên bàn để không ít điểm tâm, trái cây.
Khoảng hai khắc sau, nội thi hô: “Vương Thượng giá lâm…"
Một bóng người tiến vào điện. A Chiêu ngước mắt nhìn, hơi kinh ngạc, không ngờ rằng Uyển vương trông vẫn còn trẻ, cường tráng như vậy. Cặp lông mày của ông toát lên vẻ uy nghiêm vô cùng.
Uyển vương đã nghe Lâm Phúc nói hôm nay trừ Tạ Niên còn có Vệ lang và Hồng kiếm khách danh chấn tam quốc.
Uyển vương biết vậy, vẻ mặt cũng rất vui mừng.
Giờ đây gặp người, ánh mắt Uyển vương nhận thấy A Chiêu mặc đồ hồng đầu tiên. Trước đó ông đã từng chiêu dụ Phương Huyền, tuy nhiên thái độ của hắn vô cùng ngạo nghễ, thật sự không phải là người làm được đại sự. Uyển vương sau đó còn biết Phương Huyền và Hồng kiếm khách có xung đột, cũng đã sai người tới tặng đồ cho Hồng kiếm khách, muốn chiêu dụ nàng về nhưng rốt cuộc lại không tìm được người. Ông còn đang vô cùng buồn phiền, Hồng kiếm khách đã chủ động đưa tới cửa.
Dù là một cô nương nhưng cũng là người có tài, quả thật có thể trọng dụng.
Đột nhiên, Uyển vương lại thấy Hồng kiếm khách dễ gần hơn so với Tạ Niên và Vệ Cẩn.
Uyển vương biết chắc không giữ được nhân tài như Vệ Cẩn. Quỳnh vương thì đã từng hứa cho Tạ Niên chức quan dưới một người trên vạn người nhưng Tạ Niên vẫn bất vi sở động*, hơn nữa Tạ Niên lại là người Khâu, Uyển vương chắc chắn rằng Tạ Niên sẽ không ở lại Uyển quốc lâu.
*bất vi sở động: không lay chuyển, không có hành động gì.
Nhưng vị Hồng kiếm khách lại không giống thế.
Uyển vương cảm giác rằng cô nương này có lẽ dễ thuyết phục hơn hai vị kia rất nhiều.
“Bình thân, bình thân, các ngươi là khách quý của quả nhân, không cần đa lễ." Uyển vương ngồi ở ghế trên, cười vui vẻ, nói rằng: “Các vị đã đi đường xa tới đây, Vệ lang và Tạ…"
Ánh mắt Uyển vương lướt qua Vệ Cẩn và Tạ Niên.
Đột nhiên, hắn dừng lời lại.
Uyển vương thất thần nhìn Tạ Niên, nhưng cũng chỉ trong chớp mắt, thần sắc ông lại như thường. Uyển vương tiếp tục nói: “Tối nay quả nhân đã cho người bày yến tiệc giúp các vị tẩy trần."
Sau đó Uyển vương nói không ít lời khách sáo nữa, Tạ Niên cũng khen Uyển vương vài câu.
A Chiêu đánh giá Uyển vương, lúc quay đi lại gặp phải ánh mắt Vệ Cẩn, nàng theo phản xạ cúi đầu xuống. Vệ Cẩn thở dài một tiếng, xem ra A Chiêu lại bắt đầu tránh mình rồi.
Uyển vương đột nhiên nói: “Quả nhân nghe nói Hồng kiếm khách và Vệ lang cần tìm người phải không?"
A Chiêu hoàn hồn, nói: “Vâng. Lần này A Chiêu tới cũng là để xinVương thượng giúp đỡ. Đồ nhi của A Chiêu, tên Ninh Tu, là người Uyển quốc. Nửa tháng trước đã bị người bắt đi, hiện có lẽ đang ở trong Uyển quốc."
A Chiêu lấy bức vẽ ra.
Cung nhân nhận lấy rồi đưa cho Uyển vương. Uyển vương nói: “Chỉ cần đồ nhi của ngươi còn ở trong Uyển quốc, quả nhân nhất định có thể tìm ra." Uyển vương thản nhiên cúi đầu xuống nhìn người trong bức vẽ, đột nhiên vô cùng kinh ngạc.
A Chiêu thấy vẻ mặt Uyển vương như vậy, lòng thầm vui vẻ, vội hỏi: “Có chăng Vương thượng đã từng gặp đồ nhi của thần?"
Uyển vương nói: “Người trong bức vẽ này chính là nhi tử thứ bảy của quả nhân, Minh Tu."
Uyển cung. Minh Phượng điện.
Một bóng đen tránh ánh mắt thị vệ tuần tra và cung nhân, không một tiếng động lẻn vào trong điện. Trước tấm bình phong, xiêm áo thêu hình Bách điểu triều phượng thấp thoáng trên ghế quý phi bọc da hổ. Uyển hậu dáng người đẫy đà đang nửa nằm trên ghế.
Hai cung nữ chải tóc đang quỳ gối bên ghế, xoa bóp hai chân Uyển hậu.
Không chỉ vậy, một cung nữ khác còn đang cầm trong tay mâm đựng trái cây bằng lưu ly có khắc hình chim tước đựng nho đã được bóc cẩn thận, quỳ thằng ở một bên. Uyển hậu ăn một quả nho, vừa phun hạt nho ra thì đột nhiên chú ý tới lê Kim Sơn đang đặt trên cái bàn không xa.
Uyển hậu nhíu mày, giơ tay tát thằng vào mặt cung nữ đang cầm mâm đựng trái cây một cái.
Mặt cung nữ hiện ra dấu năm ngón tay đỏ bừng, nho trên tay cũng đã rơi hết xuống đất.
Cung nữ đó vội vàng quỳ sát đất lạy.
“Xin nương nương tha tội."
Uyển hậu trừng mắt, lạnh nhạt nói: “Hỗn trướng, làm có mỗi tí việc mà cũng không xong. Người đâu, ném đống lê Kim Sơn trên bàn đi. Bổn cung vừa thấy đã bực rồi." Thấy lê Kim Sơn, nàng lại nhớ tới ba nước đều biết chuyện xưa Uyển vương đoạt mỹ nhân.
Nhớ tới Dung Nguyệt, lòng Uyển hậu lại có lửa trỗi dậy, dù thế nào cũng không dập tắt được.
“Cút ra hết đi."
Nhóm cung nữ vội vàng thưa “Vâng.".
Đúng lúc đó, một bóng đen xuất hiện bên cạnh Uyển hậu. Uyển hậu ngước mắt nhìn, bình tĩnh lại, “Có chuyện gì?"
Bóng đen nhỏ giọng nói: “Lâm đại nhân chuyển lời tới Vương hậu nương nương. Hôm nay khách mà Vương thượng triệu kiến có tìm Minh Tu. Minh Tu lúc ở ngoài gặp được Hồng kiếm khách, được Hồng kiếm khách nhận làm đồ đệ."
Uyển hậu cười xòa một tiếng.
Bóng đen lại nói: “Lâm đại nhân bảo nên phòng ngừa vạn nhất*, mong nương nương hãy sớm giải quyết. Nhỡ…"
*phòng ngừa vạn nhất: chuyện nhỡ xảy ra ngoài ý muốn.
Uyển hậu xua tay.
“Không phải nói nhiều, bổn cung biết rồi."
Bóng đen vừa rời đi, Uyển hậu đứng dậy từ ghế, bà ta thong thả đi vào trong điện, đứng trước một cái rương thì dừng lại. Bà ta mở rương, bỏ hết quần áo bên trong ra rồi ấn vào một vết lồi lên ở đáy rương.
Trong chớp mắt, bóng Uyển hậu đột nhiên biến mất.
Uyển hậu lấy một viên dạ minh châu ra, soi sáng đường đi phía trước. Bà ta bước xuống thang đá, đẩy cửa mật thất ra. Sau tiếng đinh tai nhức óc vang lên, hiện ra trước mắt Uyển hậu chính là một nhà giam lớn.
Nằm trong nhà giam là một người mặt cắt không ra máu.
Môi của người đó khô lại, hốc mắt đen sì, quanh miệng có râu đã mọc lên, nhìn qua rất tiều tụy.
Đây chính là Ninh Tu mà A Chiêu tìm đã lâu.
Tác giả :
Đạm Anh