Nữ Hộ
Chương 49: Cửu Ca
CÀNG KHIẾN NÓ CHẲNG ĂN NHẬP GÌ VỚI GƯƠNG MẶT.
Lại nói, vào ngày sinh nhật Ngọc Tỷ, nhà họ Hồng đang xơi cỗ, ngoài cửa lại có người do Thịnh tiểu tú tài có duyên gặp gỡ dạo còn ở dưới quê sai đến đưa thiệp, bảo rằng cả nhà họ Thịnh lại dời về thành Giang Châu ở, vài ngày nữa sẽ đến phủ thăm viếng. Tố Tỷ nghe tin này, mặt mày lộ rõ vẻ mất tự nhiên, chừng như đến ngồi ghế cũng nhấp nhổm. Hai nhà có qua lại, đều do lần trầm sông ấy của bà. Suy xét kỹ về lý do trầm sông, cũng lại là do Tố Tỷ làm lỗi, lần theo đầu dây mối nhợ sẽ kéo ra được một đống lỗi của bà, Tố Tỷ đương nhiên ngồi không yên.
May mà hôm nay Thịnh tiểu tú tài không đích thân đến, Tố Tỷ mới không xấu hổ tới mức bật dậy chạy trốn ngay. Người khác sớm đã dứt ra khỏi sự gượng gạo của bà. Nhân vật Tố Tỷ này, bình thường đầu óc không xấu, chỉ hơi thiếu não, những chuyện khó xử bà gây ra gom lại dễ cũng phải mấy chục, mọi người đã luyện được chiêu thấy lạ không sợ lâu rồi.
Cụ Lâm cứ dỗ Kim Ca nói chuyện miết, thấy Hồng Khiêm dùng đũa chấm rượu đút nhóc, vội bảo: “Thằng bé còn nhỏ, không nên để say. Con nít không hiểu tiếng người, lúc lên cơn say còn ác hơn người lớn nữa." Hồng Khiêm ngượng ngập bỏ đũa xuống, không ngờ Kim Ca nhấm nháp rượu hoa quả ấy đến nghiền, tự thò tay ra bắt. Hồng Khiêm mới thấy không ổn, trong mắt chàng, đàn ông phải biết uống rượu, nhưng mới tí xíu thế kia lại nghiền rượu như vậy, đúng là không thích đáng, tiện tay cầm chung rượu, ngửa cổ dốc cạn. Kim Ca ngẩng đầu, thấy cha ruột đưa đáy chung về phía mình, không chừa lấy một giọt rượu nào lại thì nhăn mặt, chừng như đã xem cha ruột là cha ghẻ.
Ngọc Tỷ nhìn mà bật cười, run bần bật, cầm chén sữa đặc lên đút từng muỗng cho nhóc.
Tú Anh cứ nhớ mãi dáng vẻ thiếu niên đắc chí của Thịnh tiểu tú tài, rồi lại đưa mắt sang nhìn Ngọc Tỷ, đáy lòng lại bắt đầu rục rịch. Tô tiên sinh và Hồng Khiêm đều bảo Thịnh tiểu tú tài là người không xấu, thầy Tô còn ra sức tán dương, Hồng Khiêm bảo tuy cậu ăn nói không trôi chảy lắm nhưng bụng dạ lại không ác, nhân phẩm cũng được… Qua hôm nay Ngọc Tỷ sẽ lên mười một, phải để tâm chọn nhà chồng rồi.
Thịnh tiểu tú tài này là người tốt, gia đình lại neo người, ông nội đã mất, chỉ cỏn bà nội, cha mẹ, hai em một trai một gái thôi. Dưới quê có nhà có ruộng, cậu cũng khá có tương lai, chờ đến ngày xả tang lại đi thi cử nhân, tài hoa cứ phải gọi là chỉ cần có mắt đều nhìn rõ.
Tú Anh quyết định rồi mới hỏi Hồng Khiêm: “Gia đình cậu ấy mới dọn về quê thủ hiếu, sao lại vội vã quay về rồi? Có chuyện gì ư? Trong nhà cậu ta còn những ai?" Lại nghĩ nhà ở phố Đông không tốt cũng không xấu, có thể ở được, gia đình này cũng không bủn xỉn, nom không phải đã gặp chuyện gì to tát mới hối hả nhảy về. Phải tìm cơ hội đến nhà cậu ta dạo một vòng, xem xét một chút mới được.
Hồng Khiêm đáp: “Đã về khắc có nguyên nhân, không vội, vài ngày nữa cậu ta đến nhà chúng ta, hỏi thăm là biết. Hôm nay là ngày vui của Ngọc Tỷ, nói chuyện người khác làm gì?" Đoạn lấy một cái hộp ra, là trang sức mới mà chàng đánh cho Ngọc Tỷ: “Cũng đã trở thành thiếu nữ rồi, phải chăm chút điểm trang mới được."
Ngọc Tỷ mở ra xem, là một bộ xuyến tơ mỏng đan xen, không nặng nhưng kiểu dáng mới lạ tinh xảo, điểm xuyết bằng hoa văn hoa cỏ lung linh. Đóng hộp lại, Ngọc Tỷ cười thưa: “Khéo quá, con đang muốn có món này." Bé mới mười một tuổi, tuy gia đình nuôi dạy tốt, nhưng dù sao vẫn còn nhỏ, dù có tặng trâm cài đầu đẹp đến đâu, cũng không cài đầu được. Tú Anh tặng bé một đôi khuyên tai rũ cẩn trân châu, Tố Tỷ tặng bé một miếng ngọc bội kim ngọc, cụ Lâm tặng bé một bộ áo váy mới. Thầy Tô viết một bức tranh chữ tặng bé, Kim Ca được Tú Anh khuyến khích hôn chụt một tiếng lên mặt Ngọc Tỷ.
Tan tiệc về phòng, mợ Lý dắt Tiểu Trà và Đóa Nhi đến dập đầu với Ngọc Tỷ. Ngọc Tỷ lại rút tiền ra cho họ mua hạt dưa xơi đỡ buồn mồm.
Trong tất cả các món quà, thứ Ngọc Tỷ thích nhất chính là chữ của thầy Tô, càng lớn càng hiểu rộng biết nhiều, càng phát hiện chữ của người thầy này bất phàm. Còn định vài ngày sau sai người ra phố mua quạt trắng về, xin thầy viết cho hai cây, đến mùa hè đem ra dùng lại thêm phần tao nhã, nhưng không biết nên dỗ thầy thế nào nhỉ? Dạo gần đây tiên sinh thích thức ngọt, thôi cứ đích thân xuống bếp làm vài món hiếu kính là được.
•••••
Đến ngày hẹn, Thịnh tiểu tú tài quả nhiên mang thư tay đến nhà, vẫn được Hồng Khiêm đón vào thư phòng như trước. Nhà họ Hồng không có trưởng bối, Tú Anh và Ngọc Tỷ đều là đàn bà con gái, Kim Ca lại còn bé, thế là chỉ còn mỗi một Tô tiên sinh đến bồi khách. Thầy Tô chẳng lấy làm phật lòng vì cái danh bồi khách, hẳn là đã nể mặt Thịnh tiểu tú tài.
Đến thư phòng, sau màn hàn huyên, Hồng Khiêm hỏi trước: “Ở có quen không? Đã gặp sư trưởng năm xưa chưa?"
Thịnh Khải đáp: “Phiền huynh quan tâm, mấy ngày trước mới chuyển đến, đã thu dọn xong rồi, trước đây đã ngụ thành này, chẳng qua chỉ dời sang chỗ khác, vẫn quen. Hai hôm trước đã gặp thầy, hôm nay đến thăm chư vị."
Hồng Khiêm vốn không muốn hỏi dò chuyện của nả nhà cậu, nhưng Tú Anh cứ rì rầm bên tai chàng mãi, chàng cũng lấy làm lạ, Thịnh gia này chẳng phải đã về quê thủ hiếu rồi sao? Sao cả nhà lại quay về nữa? Thịnh Khải chịu tang một năm không nói làm gì, nhưng cha mẹ cậu ấy lại phải để tang đến ba năm. Bèn hỏi: “Sao lại tới lui vội vàng thế? Hay là dưới quê có chuyện, không thể không về? Có chỗ nào khó xử cứ nói, chúng ta cũng tiện bề phân ưu cùng cậu."
Thịnh Khải ra chiều khổ sở, chuyện này quả thật không thể kể với người ngoài. Người nhà không quen sống ở nông thôn, gia đình cậu lại chẳng giàu có gì, dù có người hầu hạ nhưng vẫn không tiện bằng ở trong thành. Nghĩ lại lúc còn ở trong thành, mỗi bận thiếu thứ gì, chỉ cần sai người đi mua. Lại có những người bán sữa đậu, bán cháo, bán bánh, bán hoa, bán hạt dưa này nọ, thậm chí đến hè còn có người bán băng ướp, chẳng ngày nào là không đi ngang cửa nhà, khi nào thích ăn thì mua. Về đến nông thôn, nào có tiện nghi nhường này? Hàng rong dăm ba bữa đến một lần là đã chăm lắm rồi, lúc lười thì mười ngày nửa tháng không gặp, những tiệm bán đồ dưới ấy lại toàn mấy món xoàng xỉnh.
Những thứ này tạm không bàn đến, chỉ nói tới chuyện ăn uống thôi, lúc còn ở thành Giang Châu, ngoài phố đầy người rao bán cơm, ở nông thôn biết đi đâu tìm? Cha Thịnh chăm chút “Thức ăn phải tinh tế, cắt thái phải tỉ mỉ", lại nói gì mà “Thái không ngay ngắn không ăn", luôn không hài lòng chuyện ăn uống. Lại có mẹ Thịnh và em gái Thịnh Đại Tỷ của Thịnh Khải, gương đồng mờ, muốn tìm người đến mài cũng khó. Trong thành Giang Châu cứ cách mấy ngày là có tiếng rao của người mài gương từ tường bên vọng lại, còn dưới quê, đến cả gương đồng cũng chẳng có mấy cái, làm gì có ai xuống đấy mài gương?
Mới đầu là thủ hiếu, thủ hết nổi cũng phải làm bộ làm tịch, chờ sang năm, mọi thứ chẳng những không quen nổi mà trái lại còn trầm trọng hơn. Mẹ Thịnh bèn nói với cha Thịnh: “Đại Ca nói muốn thủ hiếu đọc sách, cũng chưa từng chậm trễ bài tập, nhưng một là không có danh sư chỉ dạy, hai là không có bạn học thảo luận, cả ngày đóng cửa mặc đời, e không thể tiến bộ nổi. Vì tương lai của con, cũng vì làm rạng rỡ tổ tông, cũng nên cho thằng bé về thành. Nó còn nhỏ, bên cạnh lại không có người hết lòng yêu thương, chúng ta phải đi theo đặng chăm sóc. Nó có tiền đồ, cha dưới suối vàng có biết cũng mừng thay."
Cha Thịnh sống dưới quê cũng bất tiện muôn bề, cái khác không nói, hè năm ngoái, suýt nữa muỗi đã tha cái mạng ông đi luôn rồi. Nhà mình sạch sẽ thì ít ruồi muỗi, rời nhà ba trượng đã lại bị đốt, rất khó chịu. Nghe vợ nói thế, cha Thịnh cũng động lòng vô cùng: “Vậy thì chuyển về."
Ai nấy đều chịu không nổi, thấy người mất đã tròn năm, bèn rục rịch suy nghĩ muốn về thành. Nhưng tòa nhà cũ đã định giá bán mất, nếu lại mua một nơi khác, tiền bạc lại eo hẹp. Những nơi có thể mua được, thì lại vô vàn điều không như ý, hoặc láng giềng không được nhã nhặn, hoặc nhà quá nhỏ không chứa nổi chừng này người, nói chung là đủ thứ bất cập.
Sau khi ngộ ra chẳng dễ gì mua được nhà, đành phải đi thuê, vừa khéo phố Đông có một tòa nhà ba dãy một sân đang cho thuê, thương lượng thuê một năm sáu mươi lượng vàng. Chủ nhà là người cơ trí, thấy Thịnh tiểu tú tài học hành giỏi giang, nhà cậu từng ở, sau này có sang tay cũng có thể vin vào đó mà tăng giá, không thích cho thuê nữa thì đem bán cũng được giá tốt. Vậy mới cho nhà họ Thịnh thuê với giá rẻ.
Lý do chuyển về thì Thịnh Khải cũng đoán được đôi phần, nhưng không thể bảo cha mẹ làm lỗi, chỉ nói: “Gia phụ gia mẫu một lòng yêu thương, xót tôi nhỏ tuổi, một mình đọc sách dưới quê, không thầy không bạn, chỉ e không thể tiến bộ, thế mới bảo cả nhà dọn về. Tôi đã xả tang, vừa khéo có thể vào quan học* học hỏi thêm."
[*Quan học nôm na là trường học thời đó.]
Thầy Tô bèn khen: “Âu cũng đúng lẽ."
Hồng Khiêm cũng không vặn lại thầy Tô, cậu Thịnh Khải này năm nay đã mười bốn, cũng đã lớn rồi, ra ngoài mang theo hai tên sai vặt đã đủ, cần gì cả nhà phải dọn về cùng. Bên trong hẳn có nguyên do, nhưng Thịnh Khải không nhắc, Hồng Khiêm cũng không đề cập sinh chuyện làm gì. Chỉ nói: “Đã là ý của gia đình thì tốt." Lại chỉ bảo cậu, vào đến trường, có lẽ sẽ có quan trưởng muốn gặp.
Vì chỉ đến thăm viếng nên không luận văn thơ, chào hỏi xong,Thịnh Khải bèn cáo từ.
Đúng như lời Hồng Khiêm nói, vài ngày sau, Thịnh Khải vào phủ học, gặp các sư trưởng tiến sĩ trước, hôm tới đã có lời mời từ Lệ phủ quân.
•••••
Thịnh Khải đến châu phủ gặp Lệ Ngọc Đường. Cậu là tú tài thiếu niên, dù tính cách có ôn hòa tới đâu cũng sẽ vương đôi chút kiêu ngạo, nhưng gặp phủ quân dù gì cũng không như gặp người khác, tay đổ đầy mồ hôi, bước chân hơi chậm.
Chẳng ngờ Lệ Ngọc Đường thích nhất là văn sĩ phong lưu, thấy Thịnh Khải còn nhỏ, môi hồng răng trắng, học hành giỏi giang, cử chỉ lại “bình thản thong dong", vừa gặp đã ưa. Chẳng những giữ Thịnh Khải lại trò chuyện rất lâu, mà còn mời nán lại dùng bữa, đoạn gọi con trai Lục Ca, Cửu Ca ra gặp Thịnh Khải.
Ở nội nha, vì Lệ Ngọc Đường không ra nhà sau dùng cơm, lại gọi anh em Lục Ca Cửu Ca ra, Thân thị bèn sai người đến sảnh trước nghe ngóng. Người đảm nhận nhiệm vụ là mợ Tần tâm phúc của nàng, mợ Tần tầm bốn mươi, là một người đàn bà sạch sẽ khôn khéo, con gái mợ là vợ Hồ Nhị. Ra sảnh trước hỏi thăm một lúc, quay về bèn bẩm thế này: “Là Thịnh tiểu tú tài kia đến, quan nhân ưng cậu ta cực."
Thân thị nói: “Hiếm ai còn được ổng coi trọng."
Mợ Tần biết nàng đang nói móc, Thân thị còn đang muốn giữ Thịnh tiểu tú tài lại để quan sát, đặng chọn làm con rể. Lệ Ngọc Đường đã không đến nội nha dùng bữa, Thân thị bèn ăn cùng đám con gái, lệnh Ngũ Lang ăn cùng với mấy đứa em trai. Cơm nước xong, Thân thị lại gọi Tứ Tỷ đến.
Ấy vậy mà là chuyện Tứ Tỷ rốt cuộc cũng đã nhắm được nhà chồng, Thân thị ưng một gia đình họ Lý ở thành Giang Châu, nhà này cũng có thể xem là dòng dõi thư hương, ông nội thằng bé vốn giữ chức thị lang bộ Hộ trong triều, nghỉ hưu rồi bèn về quê sống. Không may là mấy năm trước đã qua đời, vừa xả tang, thằng bé này cũng chẳng chịu thua ai, thi hai lần đỗ tú tài, không ngờ ông nội lại mất, đành phải thủ hiếu, không được ra khỏi nhà. Năm nay vừa khéo mười tám tuổi, là con thứ* trong nhà.
[*Thứ này là đứng hàng thứ hai, không phải con do thiếp sinh.]
Thân thị ưng ý bèn nói với Lệ Ngọc Đường, Lệ Ngọc Đường nghe đồn Lý gia này là dòng thư hương, lại không có tiếng xấu, cũng đồng ý. Thân thị bấy mới nói với Tứ Tỷ, để cô an tâm chuẩn bị gả đi. Bảo: “Chuyện của hồi môn con không phải lo, đã có ta thu vén, giờ con chỉ cần làm quà hiếu kính trưởng bối thôi. Tiểu lang nhà ấy ta cũng đã gặp một lần, mấy ngày sau cậu ta sẽ đến gặp cha con, ta sẽ sai người lén báo tin, con cứ nấp vào khe tường, tự mình ngó một lần."
Tứ Tỷ ngượng chết được, vò chặt khăn tay, dịu dàng nói: “Trước giờ là lệnh cha mẹ, nào có lý tự mình đi xem?" Vì ba người chị trước đều được gả cho mối tốt, cô khá tin tưởng năng lực của Thân thị. Thân thị cười: “Nhìn thử một lần, cũng để an tâm. Nếu người có xấu xí thì cũng còn thời gian chuẩn bị tinh thần, đúng không? Không như… Thôi, con không muốn ngắm lén, ta tìm cách khác vậy."
Hôm sau, Tứ Tỷ rốt lại cũng ngồi trong kiệu, nhìn lướt Lý Nhị Lang khi đi ngang qua, là một người lịch sự nho nhã. Chuyện này để sau hẵng bàn.
Lại nói, Lục Ca và Cửu Ca cùng dùng bữa với cha, Thịnh Khải không dám ở lại lâu, trước khi chia tay, Lệ Ngọc Đường còn tặng Thịnh Khải bút mực các thứ, đem cả một cây quạt giấy mới biếu cậu. Thịnh Khải ở cùng với Lệ Ngọc Đường nửa ngày, nhận ra vị phủ quân này đúng là kẻ có thường thức hơn người, cũng dần thả lỏng, lời nói mềm mỏng khéo léo, Lệ Ngọc Đường càng ưng hơn: “Chỗ ta có vài quyển sách, nếu cậu rỗi rãi có thể đến mượn đọc."
Tiễn Thịnh Khải về, Lệ Ngọc Đường lại thay đổi sắc mặt, trước là thất vọng trách Lục Ca: “Hôm nay thấy phong thái của người tài chưa? Con thì lúc nào cũng câu nệ." Lục Ca xuôi tay thưa phải, Lệ Ngọc Đường than thở càng nhiều hơn, lại rầy Cửu Ca: “Còn con mới tý tuổi đầu, suốt ngày nghiêm mặt làm gì?"
Trước đó đã nói rồi, nhân vật Lệ Ngọc Đường này thích nhất là “kẻ sĩ tài hoa phong lưu", cứ hễ gặp những người trông có vẻ “phong lưu phóng khoáng", đều sẽ động lòng đôi bận. Không khỏi có tật “trông mặt mà bắt hình dong", hắn khá tin tưởng câu “tướng tại tâm sinh“, rất thích những người có vẻ ngoài như Thịnh Khải. Vẻ ngoài đã thế, nếu lại có thêm đôi chút tài học, hắn thực sự sẽ nâng niu người ta trong lòng bàn tay.
Lục Ca mặt mũi như quán ngọc, mày mắt phong lưu, thuở nhỏ đã được Thân thị dạy dỗ, gia giáo tốt, tướng mạo lại hợp sở thích Lệ Ngọc Đường, trong bầy con thì hắn đối xử với cậu là tốt nhất. Nhưng Lục Ca tự có chính kiến, không muốn làm loạn kỷ cương, con trai gặp cha, sao có thể thất lễ? Lệ Ngọc Đường thường vì thế mà hờn giận.
Cửu Ca lại có tướng mạo kiểu khác, bấy giờ làm quan cũng trông mặt, đứng đầu làmặt chữ quốc*, nom chính trực nghiêm túc, chính khí lẫm liệt. Cửu Ca còn nhỏ nhưng đã nhang nhác đường nét khuôn mặt chữ quốc, đúng là tướng mạo tốt lập triều. Thế mà Lệ Ngọc Đường lại không thích cậu, thật là trái ngang. Nhưng Lệ Ngọc Đường lại có một ưu điểm: Khắc ghi lễ pháp, không đến nỗi lộn xộn đích thứ, tuy ưu ái Lục Ca nhưng cũng không sao nhãng con đích. Duy chỉ có vụ dung mạo là sở thích của hắn, có chết cũng không sửa nổi.
[*Để dễ hình dung, các bạn có thể liên tưởng đến gương mặt của Hoắc Kiến Hoa, Huỳnh Hiểu Minh:)).]
Lúc Cửu Ca còn bé, vẫn có thể khen cậu “kháu khỉnh bụ bẫm", “chắc nịch đáng yêu", nhưng càng lớn lại càng uy nghiêm, Lệ Ngọc Đường cứ than thở miết. Cũng không dám bảo Cửu Ca sinh lỗi hay gì, có điều vô cùng tiếc hận. Cửu Ca từ nhỏ đã có gương mặt chữ quốc, khi không cười thì nom rất nghiêm nghị, Lệ Ngọc Đường kháo Thân thị: “Ta gặp Cửu Ca, trông không giống đang gặp con mà như gặp cha ấy. Cha ta còn chả có cái kiểu nghiêm trang như nó." Thân thị nghe mà dở khóc dở cười.
Những lời này của Lệ Ngọc Đường, cả nhà đã nghe đến chai tai, thấy ông lại càm ràm, Lục Ca Cửu Ca xem như tiếng vẹt kêu, nhịn một hồi rồi thôi. Đúng là sau khi dứt cơn, Lệ Ngọc Đường bảo hai đứa đến gặp Thân thị, chốc sau lại đến đọc sách luyện chữ. Lệ Ngọc Đường thích thư họa, con cái cũng khá am hiểu, Lục Ca vẽ đẹp, chữ Cửu Ca cũng dần lộ chút phong phạm, càng khiến nó chẳng ăn nhập gì với gương mặt.
Lệ Ngọc Đường thường bụm mặt Cửu Ca lên săm soi, vừa nhìn vừa than: “Cái gì cũng ổn, chỉ có…" Mặt mày lỗi! Học vấn chẳng kém ai, phong thái cũng tạm ổn, sao chỉ có diện mạo là không được lòng người chứ?
Càu nhàu đến độ Cửu Ca không nhịn nổi nữa, đáp: “Đỗ Tử Mỹ gầy như que củi, Lưu Bá Luân xấu xí tác quái, Chung Quỳ đại tài hù quỷ quỷ cũng chết…*" Hiếm khi cậu cáu lên, nhưng mặt vẫn nghiêm như cũ, Lệ Ngọc Đường bị con trai mình chọc mà tức phát khiếp. Lột giày định đánh cậu: “Mày bảo cha mày trông mặt mà bắt hình dong, lấy gùi bỏ ngọc, có mắt mà không biết đá biết vàng phỏng? Mày còn dám lấy Đỗ Tử Mỹ, Lưu Bá Luân ra so đấy?"
[*Đỗ Tử Mỹ là Đỗ Phủ, Lưu Bá Luân là Lưu Linh, một trong Trúc Lâm thất hiền, còn Chung Quỳ là thần, ba người này đều xấu theo những cách khác nhau, nhưng đều có tài cả.]
Lục Ca nhanh trí, lập tức ôm eo ngăn Lệ Ngọc Đường lại: “Cha, cha, bớt giận, bớt giận, phong phạm, phong phạm." Cơn tức của Lệ Ngọc Đường chưa kịp bùng phát đã bị Lục Ca ém xuống, tối ấy bỏ cả bữa cơm.
Lục Ca Cửu Ca dắt tay nhau đến gặp Thân thị, câu đầu tiên mà Thân thị hỏi Lục Ca là: “Cha con không nổi giận với Cửu Ca nữa chứ?" Lục Ca cười: “Mẹ nói gì thế ạ? Cha trước giờ vẫn ôn hòa điềm tĩnh mà."
Thân thị cũng cười theo, lại vỗ về hai đứa: “Cha mấy đứa chỉ có mỗi cái sở thích ấy, hai đứa là con người ta, cũng nên chấp nhận thôi. Với ai mà ổng không thế? Cũng nhờ cái tật ấy mà chị em gái mấy đứa mới không chê chồng xấu đấy." Lục Ca nghe mà bật cười, Cửu Ca cũng giãn mặt ra.
Thân thị bấy mới thở phào nhẹ nhõm. Lúc nào cũng chê Cửu Ca không hợp nhãn, đương nhiên sẽ khiến Thân thị bực mình. Lại vì mặt mũi Lục Ca vừa ý mình, lẽ nào còn bắt thằng bé vui theo mình? Con trai tuấn tú thì hài lòng thật, nhưng cái gì cũng xét tướng mạo, dù có là cha ruột nhưng đối xử như thế cũng sẽ khiến người ta thầm phật ý.
Thân thị nói: “Tứ Tỷ ở nhà mình cũng chẳng còn được bao ngày nữa, mấy đứa rảnh rỗi thì sang chơi với nó, ta không cấm các con. Sau này cuộc sống của mấy đứa vẫn phải nhờ anh chị em đỡ đần." Cả hai cung kính vâng lời.
Lục Ca hỏi: “Là cháu trai nhà Lý thị lang? Người thì ổn, chỉ không biết gia đình thế nào?"
Thân thị đáp: “Không kém, Tứ Tỷ cũng chẳng phải người hồ đồ." Con cái nhà nàng đều mang họ Lệ, chỉ mỗi điều này đã có sức nặng vô cùng. Dù nhà chồng có ngang ngược đến đâu đi nữa cũng phải kiêng dè nó, vì vậy con nhà nàng sẽ không bị ức hiếp.
Cửu Ca chợt bảo: “Kẻ sĩ khinh vương hầu."
Thân thị nói: “Thằng quỷ con, lại dám nghi ngờ năng lực của ta." Cửu Ca thưa: “Con trai không dám. Đại Tỷ Nhị Tỷ Tam Tỷ rất hạnh phúc." Thân thị càng nhìn điệu bộ của cậu, càng cảm thấy thằng bé mặt lạnh này cần phải có một cô vợ lanh lợi mới ổn. Lại trông sang Lục Ca, đẹp trai không có gì là sai, chỉ e vợ nó không sánh nổi.
Lại nói, vào ngày sinh nhật Ngọc Tỷ, nhà họ Hồng đang xơi cỗ, ngoài cửa lại có người do Thịnh tiểu tú tài có duyên gặp gỡ dạo còn ở dưới quê sai đến đưa thiệp, bảo rằng cả nhà họ Thịnh lại dời về thành Giang Châu ở, vài ngày nữa sẽ đến phủ thăm viếng. Tố Tỷ nghe tin này, mặt mày lộ rõ vẻ mất tự nhiên, chừng như đến ngồi ghế cũng nhấp nhổm. Hai nhà có qua lại, đều do lần trầm sông ấy của bà. Suy xét kỹ về lý do trầm sông, cũng lại là do Tố Tỷ làm lỗi, lần theo đầu dây mối nhợ sẽ kéo ra được một đống lỗi của bà, Tố Tỷ đương nhiên ngồi không yên.
May mà hôm nay Thịnh tiểu tú tài không đích thân đến, Tố Tỷ mới không xấu hổ tới mức bật dậy chạy trốn ngay. Người khác sớm đã dứt ra khỏi sự gượng gạo của bà. Nhân vật Tố Tỷ này, bình thường đầu óc không xấu, chỉ hơi thiếu não, những chuyện khó xử bà gây ra gom lại dễ cũng phải mấy chục, mọi người đã luyện được chiêu thấy lạ không sợ lâu rồi.
Cụ Lâm cứ dỗ Kim Ca nói chuyện miết, thấy Hồng Khiêm dùng đũa chấm rượu đút nhóc, vội bảo: “Thằng bé còn nhỏ, không nên để say. Con nít không hiểu tiếng người, lúc lên cơn say còn ác hơn người lớn nữa." Hồng Khiêm ngượng ngập bỏ đũa xuống, không ngờ Kim Ca nhấm nháp rượu hoa quả ấy đến nghiền, tự thò tay ra bắt. Hồng Khiêm mới thấy không ổn, trong mắt chàng, đàn ông phải biết uống rượu, nhưng mới tí xíu thế kia lại nghiền rượu như vậy, đúng là không thích đáng, tiện tay cầm chung rượu, ngửa cổ dốc cạn. Kim Ca ngẩng đầu, thấy cha ruột đưa đáy chung về phía mình, không chừa lấy một giọt rượu nào lại thì nhăn mặt, chừng như đã xem cha ruột là cha ghẻ.
Ngọc Tỷ nhìn mà bật cười, run bần bật, cầm chén sữa đặc lên đút từng muỗng cho nhóc.
Tú Anh cứ nhớ mãi dáng vẻ thiếu niên đắc chí của Thịnh tiểu tú tài, rồi lại đưa mắt sang nhìn Ngọc Tỷ, đáy lòng lại bắt đầu rục rịch. Tô tiên sinh và Hồng Khiêm đều bảo Thịnh tiểu tú tài là người không xấu, thầy Tô còn ra sức tán dương, Hồng Khiêm bảo tuy cậu ăn nói không trôi chảy lắm nhưng bụng dạ lại không ác, nhân phẩm cũng được… Qua hôm nay Ngọc Tỷ sẽ lên mười một, phải để tâm chọn nhà chồng rồi.
Thịnh tiểu tú tài này là người tốt, gia đình lại neo người, ông nội đã mất, chỉ cỏn bà nội, cha mẹ, hai em một trai một gái thôi. Dưới quê có nhà có ruộng, cậu cũng khá có tương lai, chờ đến ngày xả tang lại đi thi cử nhân, tài hoa cứ phải gọi là chỉ cần có mắt đều nhìn rõ.
Tú Anh quyết định rồi mới hỏi Hồng Khiêm: “Gia đình cậu ấy mới dọn về quê thủ hiếu, sao lại vội vã quay về rồi? Có chuyện gì ư? Trong nhà cậu ta còn những ai?" Lại nghĩ nhà ở phố Đông không tốt cũng không xấu, có thể ở được, gia đình này cũng không bủn xỉn, nom không phải đã gặp chuyện gì to tát mới hối hả nhảy về. Phải tìm cơ hội đến nhà cậu ta dạo một vòng, xem xét một chút mới được.
Hồng Khiêm đáp: “Đã về khắc có nguyên nhân, không vội, vài ngày nữa cậu ta đến nhà chúng ta, hỏi thăm là biết. Hôm nay là ngày vui của Ngọc Tỷ, nói chuyện người khác làm gì?" Đoạn lấy một cái hộp ra, là trang sức mới mà chàng đánh cho Ngọc Tỷ: “Cũng đã trở thành thiếu nữ rồi, phải chăm chút điểm trang mới được."
Ngọc Tỷ mở ra xem, là một bộ xuyến tơ mỏng đan xen, không nặng nhưng kiểu dáng mới lạ tinh xảo, điểm xuyết bằng hoa văn hoa cỏ lung linh. Đóng hộp lại, Ngọc Tỷ cười thưa: “Khéo quá, con đang muốn có món này." Bé mới mười một tuổi, tuy gia đình nuôi dạy tốt, nhưng dù sao vẫn còn nhỏ, dù có tặng trâm cài đầu đẹp đến đâu, cũng không cài đầu được. Tú Anh tặng bé một đôi khuyên tai rũ cẩn trân châu, Tố Tỷ tặng bé một miếng ngọc bội kim ngọc, cụ Lâm tặng bé một bộ áo váy mới. Thầy Tô viết một bức tranh chữ tặng bé, Kim Ca được Tú Anh khuyến khích hôn chụt một tiếng lên mặt Ngọc Tỷ.
Tan tiệc về phòng, mợ Lý dắt Tiểu Trà và Đóa Nhi đến dập đầu với Ngọc Tỷ. Ngọc Tỷ lại rút tiền ra cho họ mua hạt dưa xơi đỡ buồn mồm.
Trong tất cả các món quà, thứ Ngọc Tỷ thích nhất chính là chữ của thầy Tô, càng lớn càng hiểu rộng biết nhiều, càng phát hiện chữ của người thầy này bất phàm. Còn định vài ngày sau sai người ra phố mua quạt trắng về, xin thầy viết cho hai cây, đến mùa hè đem ra dùng lại thêm phần tao nhã, nhưng không biết nên dỗ thầy thế nào nhỉ? Dạo gần đây tiên sinh thích thức ngọt, thôi cứ đích thân xuống bếp làm vài món hiếu kính là được.
•••••
Đến ngày hẹn, Thịnh tiểu tú tài quả nhiên mang thư tay đến nhà, vẫn được Hồng Khiêm đón vào thư phòng như trước. Nhà họ Hồng không có trưởng bối, Tú Anh và Ngọc Tỷ đều là đàn bà con gái, Kim Ca lại còn bé, thế là chỉ còn mỗi một Tô tiên sinh đến bồi khách. Thầy Tô chẳng lấy làm phật lòng vì cái danh bồi khách, hẳn là đã nể mặt Thịnh tiểu tú tài.
Đến thư phòng, sau màn hàn huyên, Hồng Khiêm hỏi trước: “Ở có quen không? Đã gặp sư trưởng năm xưa chưa?"
Thịnh Khải đáp: “Phiền huynh quan tâm, mấy ngày trước mới chuyển đến, đã thu dọn xong rồi, trước đây đã ngụ thành này, chẳng qua chỉ dời sang chỗ khác, vẫn quen. Hai hôm trước đã gặp thầy, hôm nay đến thăm chư vị."
Hồng Khiêm vốn không muốn hỏi dò chuyện của nả nhà cậu, nhưng Tú Anh cứ rì rầm bên tai chàng mãi, chàng cũng lấy làm lạ, Thịnh gia này chẳng phải đã về quê thủ hiếu rồi sao? Sao cả nhà lại quay về nữa? Thịnh Khải chịu tang một năm không nói làm gì, nhưng cha mẹ cậu ấy lại phải để tang đến ba năm. Bèn hỏi: “Sao lại tới lui vội vàng thế? Hay là dưới quê có chuyện, không thể không về? Có chỗ nào khó xử cứ nói, chúng ta cũng tiện bề phân ưu cùng cậu."
Thịnh Khải ra chiều khổ sở, chuyện này quả thật không thể kể với người ngoài. Người nhà không quen sống ở nông thôn, gia đình cậu lại chẳng giàu có gì, dù có người hầu hạ nhưng vẫn không tiện bằng ở trong thành. Nghĩ lại lúc còn ở trong thành, mỗi bận thiếu thứ gì, chỉ cần sai người đi mua. Lại có những người bán sữa đậu, bán cháo, bán bánh, bán hoa, bán hạt dưa này nọ, thậm chí đến hè còn có người bán băng ướp, chẳng ngày nào là không đi ngang cửa nhà, khi nào thích ăn thì mua. Về đến nông thôn, nào có tiện nghi nhường này? Hàng rong dăm ba bữa đến một lần là đã chăm lắm rồi, lúc lười thì mười ngày nửa tháng không gặp, những tiệm bán đồ dưới ấy lại toàn mấy món xoàng xỉnh.
Những thứ này tạm không bàn đến, chỉ nói tới chuyện ăn uống thôi, lúc còn ở thành Giang Châu, ngoài phố đầy người rao bán cơm, ở nông thôn biết đi đâu tìm? Cha Thịnh chăm chút “Thức ăn phải tinh tế, cắt thái phải tỉ mỉ", lại nói gì mà “Thái không ngay ngắn không ăn", luôn không hài lòng chuyện ăn uống. Lại có mẹ Thịnh và em gái Thịnh Đại Tỷ của Thịnh Khải, gương đồng mờ, muốn tìm người đến mài cũng khó. Trong thành Giang Châu cứ cách mấy ngày là có tiếng rao của người mài gương từ tường bên vọng lại, còn dưới quê, đến cả gương đồng cũng chẳng có mấy cái, làm gì có ai xuống đấy mài gương?
Mới đầu là thủ hiếu, thủ hết nổi cũng phải làm bộ làm tịch, chờ sang năm, mọi thứ chẳng những không quen nổi mà trái lại còn trầm trọng hơn. Mẹ Thịnh bèn nói với cha Thịnh: “Đại Ca nói muốn thủ hiếu đọc sách, cũng chưa từng chậm trễ bài tập, nhưng một là không có danh sư chỉ dạy, hai là không có bạn học thảo luận, cả ngày đóng cửa mặc đời, e không thể tiến bộ nổi. Vì tương lai của con, cũng vì làm rạng rỡ tổ tông, cũng nên cho thằng bé về thành. Nó còn nhỏ, bên cạnh lại không có người hết lòng yêu thương, chúng ta phải đi theo đặng chăm sóc. Nó có tiền đồ, cha dưới suối vàng có biết cũng mừng thay."
Cha Thịnh sống dưới quê cũng bất tiện muôn bề, cái khác không nói, hè năm ngoái, suýt nữa muỗi đã tha cái mạng ông đi luôn rồi. Nhà mình sạch sẽ thì ít ruồi muỗi, rời nhà ba trượng đã lại bị đốt, rất khó chịu. Nghe vợ nói thế, cha Thịnh cũng động lòng vô cùng: “Vậy thì chuyển về."
Ai nấy đều chịu không nổi, thấy người mất đã tròn năm, bèn rục rịch suy nghĩ muốn về thành. Nhưng tòa nhà cũ đã định giá bán mất, nếu lại mua một nơi khác, tiền bạc lại eo hẹp. Những nơi có thể mua được, thì lại vô vàn điều không như ý, hoặc láng giềng không được nhã nhặn, hoặc nhà quá nhỏ không chứa nổi chừng này người, nói chung là đủ thứ bất cập.
Sau khi ngộ ra chẳng dễ gì mua được nhà, đành phải đi thuê, vừa khéo phố Đông có một tòa nhà ba dãy một sân đang cho thuê, thương lượng thuê một năm sáu mươi lượng vàng. Chủ nhà là người cơ trí, thấy Thịnh tiểu tú tài học hành giỏi giang, nhà cậu từng ở, sau này có sang tay cũng có thể vin vào đó mà tăng giá, không thích cho thuê nữa thì đem bán cũng được giá tốt. Vậy mới cho nhà họ Thịnh thuê với giá rẻ.
Lý do chuyển về thì Thịnh Khải cũng đoán được đôi phần, nhưng không thể bảo cha mẹ làm lỗi, chỉ nói: “Gia phụ gia mẫu một lòng yêu thương, xót tôi nhỏ tuổi, một mình đọc sách dưới quê, không thầy không bạn, chỉ e không thể tiến bộ, thế mới bảo cả nhà dọn về. Tôi đã xả tang, vừa khéo có thể vào quan học* học hỏi thêm."
[*Quan học nôm na là trường học thời đó.]
Thầy Tô bèn khen: “Âu cũng đúng lẽ."
Hồng Khiêm cũng không vặn lại thầy Tô, cậu Thịnh Khải này năm nay đã mười bốn, cũng đã lớn rồi, ra ngoài mang theo hai tên sai vặt đã đủ, cần gì cả nhà phải dọn về cùng. Bên trong hẳn có nguyên do, nhưng Thịnh Khải không nhắc, Hồng Khiêm cũng không đề cập sinh chuyện làm gì. Chỉ nói: “Đã là ý của gia đình thì tốt." Lại chỉ bảo cậu, vào đến trường, có lẽ sẽ có quan trưởng muốn gặp.
Vì chỉ đến thăm viếng nên không luận văn thơ, chào hỏi xong,Thịnh Khải bèn cáo từ.
Đúng như lời Hồng Khiêm nói, vài ngày sau, Thịnh Khải vào phủ học, gặp các sư trưởng tiến sĩ trước, hôm tới đã có lời mời từ Lệ phủ quân.
•••••
Thịnh Khải đến châu phủ gặp Lệ Ngọc Đường. Cậu là tú tài thiếu niên, dù tính cách có ôn hòa tới đâu cũng sẽ vương đôi chút kiêu ngạo, nhưng gặp phủ quân dù gì cũng không như gặp người khác, tay đổ đầy mồ hôi, bước chân hơi chậm.
Chẳng ngờ Lệ Ngọc Đường thích nhất là văn sĩ phong lưu, thấy Thịnh Khải còn nhỏ, môi hồng răng trắng, học hành giỏi giang, cử chỉ lại “bình thản thong dong", vừa gặp đã ưa. Chẳng những giữ Thịnh Khải lại trò chuyện rất lâu, mà còn mời nán lại dùng bữa, đoạn gọi con trai Lục Ca, Cửu Ca ra gặp Thịnh Khải.
Ở nội nha, vì Lệ Ngọc Đường không ra nhà sau dùng cơm, lại gọi anh em Lục Ca Cửu Ca ra, Thân thị bèn sai người đến sảnh trước nghe ngóng. Người đảm nhận nhiệm vụ là mợ Tần tâm phúc của nàng, mợ Tần tầm bốn mươi, là một người đàn bà sạch sẽ khôn khéo, con gái mợ là vợ Hồ Nhị. Ra sảnh trước hỏi thăm một lúc, quay về bèn bẩm thế này: “Là Thịnh tiểu tú tài kia đến, quan nhân ưng cậu ta cực."
Thân thị nói: “Hiếm ai còn được ổng coi trọng."
Mợ Tần biết nàng đang nói móc, Thân thị còn đang muốn giữ Thịnh tiểu tú tài lại để quan sát, đặng chọn làm con rể. Lệ Ngọc Đường đã không đến nội nha dùng bữa, Thân thị bèn ăn cùng đám con gái, lệnh Ngũ Lang ăn cùng với mấy đứa em trai. Cơm nước xong, Thân thị lại gọi Tứ Tỷ đến.
Ấy vậy mà là chuyện Tứ Tỷ rốt cuộc cũng đã nhắm được nhà chồng, Thân thị ưng một gia đình họ Lý ở thành Giang Châu, nhà này cũng có thể xem là dòng dõi thư hương, ông nội thằng bé vốn giữ chức thị lang bộ Hộ trong triều, nghỉ hưu rồi bèn về quê sống. Không may là mấy năm trước đã qua đời, vừa xả tang, thằng bé này cũng chẳng chịu thua ai, thi hai lần đỗ tú tài, không ngờ ông nội lại mất, đành phải thủ hiếu, không được ra khỏi nhà. Năm nay vừa khéo mười tám tuổi, là con thứ* trong nhà.
[*Thứ này là đứng hàng thứ hai, không phải con do thiếp sinh.]
Thân thị ưng ý bèn nói với Lệ Ngọc Đường, Lệ Ngọc Đường nghe đồn Lý gia này là dòng thư hương, lại không có tiếng xấu, cũng đồng ý. Thân thị bấy mới nói với Tứ Tỷ, để cô an tâm chuẩn bị gả đi. Bảo: “Chuyện của hồi môn con không phải lo, đã có ta thu vén, giờ con chỉ cần làm quà hiếu kính trưởng bối thôi. Tiểu lang nhà ấy ta cũng đã gặp một lần, mấy ngày sau cậu ta sẽ đến gặp cha con, ta sẽ sai người lén báo tin, con cứ nấp vào khe tường, tự mình ngó một lần."
Tứ Tỷ ngượng chết được, vò chặt khăn tay, dịu dàng nói: “Trước giờ là lệnh cha mẹ, nào có lý tự mình đi xem?" Vì ba người chị trước đều được gả cho mối tốt, cô khá tin tưởng năng lực của Thân thị. Thân thị cười: “Nhìn thử một lần, cũng để an tâm. Nếu người có xấu xí thì cũng còn thời gian chuẩn bị tinh thần, đúng không? Không như… Thôi, con không muốn ngắm lén, ta tìm cách khác vậy."
Hôm sau, Tứ Tỷ rốt lại cũng ngồi trong kiệu, nhìn lướt Lý Nhị Lang khi đi ngang qua, là một người lịch sự nho nhã. Chuyện này để sau hẵng bàn.
Lại nói, Lục Ca và Cửu Ca cùng dùng bữa với cha, Thịnh Khải không dám ở lại lâu, trước khi chia tay, Lệ Ngọc Đường còn tặng Thịnh Khải bút mực các thứ, đem cả một cây quạt giấy mới biếu cậu. Thịnh Khải ở cùng với Lệ Ngọc Đường nửa ngày, nhận ra vị phủ quân này đúng là kẻ có thường thức hơn người, cũng dần thả lỏng, lời nói mềm mỏng khéo léo, Lệ Ngọc Đường càng ưng hơn: “Chỗ ta có vài quyển sách, nếu cậu rỗi rãi có thể đến mượn đọc."
Tiễn Thịnh Khải về, Lệ Ngọc Đường lại thay đổi sắc mặt, trước là thất vọng trách Lục Ca: “Hôm nay thấy phong thái của người tài chưa? Con thì lúc nào cũng câu nệ." Lục Ca xuôi tay thưa phải, Lệ Ngọc Đường than thở càng nhiều hơn, lại rầy Cửu Ca: “Còn con mới tý tuổi đầu, suốt ngày nghiêm mặt làm gì?"
Trước đó đã nói rồi, nhân vật Lệ Ngọc Đường này thích nhất là “kẻ sĩ tài hoa phong lưu", cứ hễ gặp những người trông có vẻ “phong lưu phóng khoáng", đều sẽ động lòng đôi bận. Không khỏi có tật “trông mặt mà bắt hình dong", hắn khá tin tưởng câu “tướng tại tâm sinh“, rất thích những người có vẻ ngoài như Thịnh Khải. Vẻ ngoài đã thế, nếu lại có thêm đôi chút tài học, hắn thực sự sẽ nâng niu người ta trong lòng bàn tay.
Lục Ca mặt mũi như quán ngọc, mày mắt phong lưu, thuở nhỏ đã được Thân thị dạy dỗ, gia giáo tốt, tướng mạo lại hợp sở thích Lệ Ngọc Đường, trong bầy con thì hắn đối xử với cậu là tốt nhất. Nhưng Lục Ca tự có chính kiến, không muốn làm loạn kỷ cương, con trai gặp cha, sao có thể thất lễ? Lệ Ngọc Đường thường vì thế mà hờn giận.
Cửu Ca lại có tướng mạo kiểu khác, bấy giờ làm quan cũng trông mặt, đứng đầu làmặt chữ quốc*, nom chính trực nghiêm túc, chính khí lẫm liệt. Cửu Ca còn nhỏ nhưng đã nhang nhác đường nét khuôn mặt chữ quốc, đúng là tướng mạo tốt lập triều. Thế mà Lệ Ngọc Đường lại không thích cậu, thật là trái ngang. Nhưng Lệ Ngọc Đường lại có một ưu điểm: Khắc ghi lễ pháp, không đến nỗi lộn xộn đích thứ, tuy ưu ái Lục Ca nhưng cũng không sao nhãng con đích. Duy chỉ có vụ dung mạo là sở thích của hắn, có chết cũng không sửa nổi.
[*Để dễ hình dung, các bạn có thể liên tưởng đến gương mặt của Hoắc Kiến Hoa, Huỳnh Hiểu Minh:)).]
Lúc Cửu Ca còn bé, vẫn có thể khen cậu “kháu khỉnh bụ bẫm", “chắc nịch đáng yêu", nhưng càng lớn lại càng uy nghiêm, Lệ Ngọc Đường cứ than thở miết. Cũng không dám bảo Cửu Ca sinh lỗi hay gì, có điều vô cùng tiếc hận. Cửu Ca từ nhỏ đã có gương mặt chữ quốc, khi không cười thì nom rất nghiêm nghị, Lệ Ngọc Đường kháo Thân thị: “Ta gặp Cửu Ca, trông không giống đang gặp con mà như gặp cha ấy. Cha ta còn chả có cái kiểu nghiêm trang như nó." Thân thị nghe mà dở khóc dở cười.
Những lời này của Lệ Ngọc Đường, cả nhà đã nghe đến chai tai, thấy ông lại càm ràm, Lục Ca Cửu Ca xem như tiếng vẹt kêu, nhịn một hồi rồi thôi. Đúng là sau khi dứt cơn, Lệ Ngọc Đường bảo hai đứa đến gặp Thân thị, chốc sau lại đến đọc sách luyện chữ. Lệ Ngọc Đường thích thư họa, con cái cũng khá am hiểu, Lục Ca vẽ đẹp, chữ Cửu Ca cũng dần lộ chút phong phạm, càng khiến nó chẳng ăn nhập gì với gương mặt.
Lệ Ngọc Đường thường bụm mặt Cửu Ca lên săm soi, vừa nhìn vừa than: “Cái gì cũng ổn, chỉ có…" Mặt mày lỗi! Học vấn chẳng kém ai, phong thái cũng tạm ổn, sao chỉ có diện mạo là không được lòng người chứ?
Càu nhàu đến độ Cửu Ca không nhịn nổi nữa, đáp: “Đỗ Tử Mỹ gầy như que củi, Lưu Bá Luân xấu xí tác quái, Chung Quỳ đại tài hù quỷ quỷ cũng chết…*" Hiếm khi cậu cáu lên, nhưng mặt vẫn nghiêm như cũ, Lệ Ngọc Đường bị con trai mình chọc mà tức phát khiếp. Lột giày định đánh cậu: “Mày bảo cha mày trông mặt mà bắt hình dong, lấy gùi bỏ ngọc, có mắt mà không biết đá biết vàng phỏng? Mày còn dám lấy Đỗ Tử Mỹ, Lưu Bá Luân ra so đấy?"
[*Đỗ Tử Mỹ là Đỗ Phủ, Lưu Bá Luân là Lưu Linh, một trong Trúc Lâm thất hiền, còn Chung Quỳ là thần, ba người này đều xấu theo những cách khác nhau, nhưng đều có tài cả.]
Lục Ca nhanh trí, lập tức ôm eo ngăn Lệ Ngọc Đường lại: “Cha, cha, bớt giận, bớt giận, phong phạm, phong phạm." Cơn tức của Lệ Ngọc Đường chưa kịp bùng phát đã bị Lục Ca ém xuống, tối ấy bỏ cả bữa cơm.
Lục Ca Cửu Ca dắt tay nhau đến gặp Thân thị, câu đầu tiên mà Thân thị hỏi Lục Ca là: “Cha con không nổi giận với Cửu Ca nữa chứ?" Lục Ca cười: “Mẹ nói gì thế ạ? Cha trước giờ vẫn ôn hòa điềm tĩnh mà."
Thân thị cũng cười theo, lại vỗ về hai đứa: “Cha mấy đứa chỉ có mỗi cái sở thích ấy, hai đứa là con người ta, cũng nên chấp nhận thôi. Với ai mà ổng không thế? Cũng nhờ cái tật ấy mà chị em gái mấy đứa mới không chê chồng xấu đấy." Lục Ca nghe mà bật cười, Cửu Ca cũng giãn mặt ra.
Thân thị bấy mới thở phào nhẹ nhõm. Lúc nào cũng chê Cửu Ca không hợp nhãn, đương nhiên sẽ khiến Thân thị bực mình. Lại vì mặt mũi Lục Ca vừa ý mình, lẽ nào còn bắt thằng bé vui theo mình? Con trai tuấn tú thì hài lòng thật, nhưng cái gì cũng xét tướng mạo, dù có là cha ruột nhưng đối xử như thế cũng sẽ khiến người ta thầm phật ý.
Thân thị nói: “Tứ Tỷ ở nhà mình cũng chẳng còn được bao ngày nữa, mấy đứa rảnh rỗi thì sang chơi với nó, ta không cấm các con. Sau này cuộc sống của mấy đứa vẫn phải nhờ anh chị em đỡ đần." Cả hai cung kính vâng lời.
Lục Ca hỏi: “Là cháu trai nhà Lý thị lang? Người thì ổn, chỉ không biết gia đình thế nào?"
Thân thị đáp: “Không kém, Tứ Tỷ cũng chẳng phải người hồ đồ." Con cái nhà nàng đều mang họ Lệ, chỉ mỗi điều này đã có sức nặng vô cùng. Dù nhà chồng có ngang ngược đến đâu đi nữa cũng phải kiêng dè nó, vì vậy con nhà nàng sẽ không bị ức hiếp.
Cửu Ca chợt bảo: “Kẻ sĩ khinh vương hầu."
Thân thị nói: “Thằng quỷ con, lại dám nghi ngờ năng lực của ta." Cửu Ca thưa: “Con trai không dám. Đại Tỷ Nhị Tỷ Tam Tỷ rất hạnh phúc." Thân thị càng nhìn điệu bộ của cậu, càng cảm thấy thằng bé mặt lạnh này cần phải có một cô vợ lanh lợi mới ổn. Lại trông sang Lục Ca, đẹp trai không có gì là sai, chỉ e vợ nó không sánh nổi.
Tác giả :
Ngã Tưởng Cật Nhục