Những Tháng Năm Hổ Phách
Quyển 1 - Chương 40
Tần Chiêu Chiêu trở lại lớp Xã hội 3 tiếp tục học.
Ân oán giữa cô và Lâm Sâm vừa như đã được giải lại vừa như vĩnh viễn không thể xóa bỏ. Cô một mực không chịu nói chuyện với cậu, gắng sức đi vòng thật xa tránh đụng mặt. Tối hôm đó cậu đi rồi còn cố ý quay lại, quanh quẩn sau nhà tìm cô cam đoan thề thốt, lý do miệng nói không biết nhưng lòng thừa hiểu. Dẫu cậu hận bị cô tố cáo trước mặt giáo viên nên tìm cách trả thù nhưng rõ ràng trong lòng cậu vẫn thích cô, không muốn cô chuyển lớp.
Đàm Hiểu Yến nghe cô kể những chuyện đã xảy ra cũng nói: “Xem ra Lâm Sâm thực sự thích cậu đấy. Tuy lúc trước hắn cố tình làm mấy trò càn quấy, đáng giận nhưng vừa nghe nói cậu muốn chuyển lớp là quýnh lên, thậm chí còn sẵn sàng ném hết thể diện đi để giữ cậu lại."
Tần Chiêu Chiêu mặt mày ủ ê. “Hiểu Yến đừng nói nữa, làm mình lo muốn chết. Cậu ta thích mình đến mấy cũng vô dụng, mình không thích cậu ta đâu."
“Mình biết trong lòng cậu chỉ có Kiều Mục. Nhưng có tin tức gì của cậu ấy ở Thượng Hải không?"
Vừa nhắc tới đây, Tần Chiêu Chiêu liền nản lòng, cô hầu như không có tin tức gì của Kiều Mục, chỉ thỉnh thoảng nghe được một chút từ Diệp Thanh. Có lúc nghe được tin Lăng Minh Mẫn cũng tới đó, tự nhiên trong lòng thấy tủi thân. Cô biết cậu học đàn organ electone rất vất vả, lên lớp mười một vì muốn toàn tâm học đàn nên cậu xin nghỉ học văn hóa một năm, dồn hết thời gian, tâm sức vào luyện đàn. Bởi vì cậu học organ electone muộn hơn mọi người, không nỗ lực, khổ công như vậy thì chỉ sợ không thể theo kịp mọi người trong một năm.
“Chiêu Chiêu, người cậu thích ở tận Thượng Hải xa xôi, muốn gặp cũng không gXцXc, người cậu không thích lại ngày ngày chạm mặt. Nếu như Lâm Sâm và Kiều Mục có thể đổi chỗ cho nhau thì tốt biết mấy!"
Đúng thế thật, nếu hai người họ có thể đổi chỗ cho nhau như lời Đàm Hiểu Yến thì thật tốt. Đáng tiếc đây là chuyện viển vông. Cũng may học kỳ này sắp hết, Tần Chiêu Chiêu hy vọng sớm nghỉ hè, tránh phải khó xử mỗi khi chạm mặt Lâm Sâm.
Nghỉ hè lớp mười một, trời cũng ấm dần lên. Nghỉ hè xong là tới lớp mười hai chuẩn bị thi đại học. Vì sắp vào lớp mười hai nên vợ chồng Tần thị phản đối Tần Chiêu Chiêu đi làm thêm mùa hè, muốn cô dùng hai tháng này ở nhà cẩn thận ôn lại bài vở.
Tần Chiêu Chiêu cũng không dám coi thường, mục tiêu duy nhất của cô là năm sau thi vào đại học ở Thượng Hải. Muốn thi vào đại học ở Thượng Hải cũng không dễ dàng vì các trường luôn có chính sách bảo hộ học sinh bản địa, học sinh tỉnh ngoài cần thật sự giỏi, điểm cao hơn điểm đầu vào mới mong có cơ hội. Vì thế, hè này cô ít ra ngoài, ngày ngày đều ở trong phòng riêng tự giác học tập.
Một ngày tháng Tám, bác Tư ở quê dắt theo Vĩnh Tân lên thăm Tần gia, còn mang theo một bao hạt dẻ và hai con gà thả vườn nhà tự nuôi. Tần Chiêu Chiêu không hiểu sao bác lại mang theo quà cáp lên thăm mà bác cũng dứt khoát không chịu nói với cô, chỉ bảo có chuyện quan trọng muốn gặp mẹ. Cô nhanh chóng đạp xe vào thành phố bảo mẹ xin phép về.
Tần mẹ về rồi, bác Tư mới ngượng ngùng nói nguyên nhân tới thăm lần này, chủ yếu là muốn vay tiền.
Vĩnh Tân thật không thua kém ai, đã thi đỗ vào một trường đại học ở Vũ Hán, giấy báo trúng tuyển đã chuyển về nhà cùng với giấy báo học phí. Học phí kỳ một cùng với tiền học quân sự, tiền ăn ở, tiền sử dụng điện thoại, ti vi, tiền đặt cọc… đủ loại phí cần nộp là năm ngàn.
Tần Chiêu Chiêu cầm giấy báo trúng tuyển và giấy báo học phí của Vĩnh Tân lên xem, tờ giấy báo trúng tuyển khiến cô vô cùng ngưỡng mộ nhưng tờ giấy báo học phí còn khiến cô giật mình hơn. Một học kỳ hết tận năm ngàn đồng, bốn năm tám học kỳ không phải mất đứt bốn vạn đồng hay sao? Nuôi sinh viên đại học thật không dŠdàng chút nào!
Bác Tư sầu muộn: “Nhà lấy đâu ra chừng ấy tiền! Anh cả, anh hai, chị ba cũng chẳng khá hơn, mỗi người cũng cố cho Vĩnh Tân được hai trăm đồng; chú bác bên nội càng chật vật, mỗi người cho cháu được một trăm; chị cắn răng vay mượn được thêm năm trăm nữa; tính ra vẫn thiếu ba ngàn. Em Năm, chị Tư giờ chỉ biết tìm em. Chị cũng biết hai vợ chồng em giờ bị giảm biên chế, cuộc sống cũng vất vả nhưng hai người làm nhà nước lâu như vậy chắc chắn tiền của cũng khá hơn nông dân bọn chị nhiều. Em cho chị vay hai ngàn đi, có tiền nhất định chị trả lại em ngay."
Lúc mẹ nói chuyện, Vĩnh Tân chỉ đứng một bên, cúi đầu không nói năng gì, đến khi mẹ ngừng rồi mới ngẩng đầu, hai má đỏ bừng ngập ngừng: “Dì Năm…"
Âm thanh trầm thấp chứa biết bao khẩn cầu, Tần Chiêu Chiêu nghe mà não lòng. Tần mẹ nghe xong vội khoát tay bảo cậu đừng nói thêm gì nữa. “An tâm, Vĩnh Tân thi đỗ đại học không chịu thua kém ai, dì Năm sao có thể để con không được đi học chứ?"
Tần mẹ không do dự cho bác Tư vay hai ngàn đồng, ngoài ra còn cho Vĩnh Tân ba trăm đồng coi như thưởng vì cậu đã đỗ đại học.
Tần Chiêu Chiêu đứng bên cạnh, miệng không nói ra nhưng cảm thấy mẹ mình thật tốt.
Chập tối, Tần ba đi làm về, trong bữa tối, Tần mẹ kể từ đầu đến cuối cho chồng nghe chuyện ban sáng. Tần Chiêu Chiêu sợ ba không vui, mẹ cô chưa bàn bạc gì đã cho người ta vay nhiều tiền như thế, hai ngàn đồng đối với nhà cô cũng không hề nhỏ.
Không hỏi ý kiến chồng, tự ý lấy tiền cho chị mình vay, trong lòng Tần mẹ cũng không an tâm. Dù sao trước nay kinh tế trong nhà phần lớn là do Tần ba đảm đương, sổ tiết kiệm của nhà phần lớn là tiền ông làm ra. Nhưng trong tình cảnh này, bà không thể không cho vay, nếu chỉ nói: “Chờ lão Tần về thương lượng một chút đã" cũng đủ khiến bác Tư cảm thấy bà có ý không muốn cho vay, còn Vĩnh Tân hai mắt đỏ hoe đáng thương nữa… Bà nhẹ nhàng giải thích cho chồng, mong ông hiểu và bỏ qua: “Vĩnh Tân nói sẽ cố gắng vừa đi làm vừa đi học để có tiền sớm trả lại cho mình."
Tần ba nghe vợ kể xong cũng không có vẻ giận hờn gì. “Cho mượn là phải rồi, đều là thân thích trong nhà, mình không giúp thì giúp ai."
Lúc này, Tần Chiêu Chiêu nhân ra ba mình cũng thật tốt.
Tiền học phí của Vĩnh Tân khiến vợ chồng Tần gia nhận ra học phí học đại học đắt đỏ thế nào, mà học phí còn có xu hướng tăng dần từng năm, thật không biết năm sau con gái thi đỗ thì học phí đã lên bao nhiêu rồi. Sổ tiết kiệm của họ giờ mới có ba vạn đồng, không ổn, phải nghĩ cách kiếm thêm tiền thật nhanh.
Tần ba ngày ngày làm việc ở xưởng, tối về còn nhận lắp máy dệt ở nhà để kiếm thêm tiền. Tần mẹ thôi việc ở tiệm đồ ngủ, theo một chị em cùng nhà máy lúc trước đi quét dọn thuê cho các gia đình, tiền công cao hơn, thời gian cũng linh hoạt hơn nhiều.
Một ngày bà nhận quét dọn, giặt đồ, nấu cơm cho một gia đình; ngoài ra còn nhận trang trí, lắp đồ, làm vệ sinh nữa. Những chuyện này xem chừng lặt vặt mà thật phiền toái, nhất là cửa phòng, cửa tủ sau khi sơn và đánh véc ni thường lưu lại nhiều vệt trắng loang lổ, phải dùng móng tay cạo đi cho sạch. Việc như vậy nhẹ nhàng cũng một ngày mới xong, nhưng thù lao cũng khá, đại loại có thể được khoảng ba mươi đến năm mươi đồng một bộ tùy lớn nhỏ. Vì thế, nếu nhận được việc như vậy mẹ cô sẽ vui vẻ đi làm, làm về rồi lại than ngắn thở dài. Những người thuê người tới quét dọn nhà mới đều là những người khá giả, nhà cửa rộng rãi, đẹp đẽ, so với nhà mình như trên trời dưới đất. Bà không hiểu chủ nhân những ngôi nhà này làm thế nào có thể kiếm được chừng ấy tiền, chẳng bù cho bà vất vả làm lụng nửa đời còn chưa mua nổi một ngôi nhà mới.
Chuyện phân hóa giàu nghèo cũng dần thấy rõ ở Trường Cơ. Hè năm nay nhà máy đứng ra nhận tiền góp vốn xây nhà lần thứ ba, vài chục căn nhà quy mô lớn ngay lập tức bị chiếm hết, những căn nhà nhỏ đến nay không được ưa chuộng nữa. Nhà quy mô lớn diện tích cả trăm mét vuông, giá cả đắt, phí trang trí lắp đặt cũng cao nhưng nhanh chóng bán hết. Riêng điều này cũng đủ chứng minh những người này rất nhiều tiền, nếu không sao mua nổi nhà lớn?
Những căn nhà mới được xây ngay cạnh khu “Trung Nam Hải" xưa. Nhà mới xây lên, khu “Trung Nam Hải" tất nhiên sẽ trở nên ảm đạm, thất sắc. Năm xưa, khu nhà này từng sừng sững giữa những căn nhà cấp bốn thấp lè tè như hạc trong bầy gà, giờ đây đã trở thành nhà cũ hai chục tuổi, dần cũ nát theo thời gian. Những vị lãnh đạo nhà máy sống ở “Trung Hải Nam" xưa giờ cũng chuyển sang khu nhà góp vốn xây sau này hoặc chuyển vào thành phố cả rồi.
Ngay cả những người có điều kiện ở Trường Cơ cũng rời bỏ vùng ngoại ô nửa tỉnh nửa quê này để chuyển tới nhà mới trong thành phố. Thành phố mỗi ngày lại xuất hiện thêm nhiều những khu nhà mới tên nghe rất kêu: vườn hoa XX, sơn trang YY, danh thành cẩm uyển ZZ… giá cả đương nhiên không hề rẻ. Lúc ấy, góp vốn xây một nhà lớn ở Trường Cơ hết khoảng bốn vạn đồng, còn trong thành phố, một ngôi nhà như vậy có rẻ cũng tám, chín vạn, nếu ở những khu đường đẹp, một căn nhà đủ điện nước không dưới cả chục vạn. Số tiền lớn thế này đối với những gia đình chỉ làm công ăn lương ở Trường Cơ chẳng khác gì số trên trời.
Trong số những người nhanh chóng giàu có ấy chẳng có ai đi làm thuê, chỉ dựa vào tiền đi làm thuê làm mướn tuyệt đối không thể chỉ vài năm mà mua được nhà trong thành phố. Rất nhiều người giàu có nhờ buôn bán hoặc chơi cổ phiếu, đều là những công việc chính đáng; còn một số người dựa vào những chuyện khác mà phát tài, nổi tiếng nhất ở Trường Cơ là một cô gái tên Phó Văn Lỵ.
Tần Chiêu Chiêu còn nhớ rõ Phó Văn Lỵ là bạn học của chị Tiểu Đan, trước kia rất hay sang nhà chị chơi đóng kịch Hoàng Dung. Cô là người rất biết cách ăn mặc. Lúc mọi người chơi đóng kịch, chuyện trang điểm phấn son thường giao cả cho cô.
Cha Phó Văn Lỵ mất sớm, trước kia mẹ cô làm trong phân xưởng đúc của nhà máy. Cô nhỏ nhất trong nhà, trên còn hai anh trai. Quả phụ một nách ba con quả thật không dễ dàng, nhà cô chỉ có thể dùng mấy chữ “nghèo rớt mùng tơi" để hình dung. Nhưng từ khi Phó Văn Lỵ ra ngoài làm ăn thì mọi chuyện hoàn toàn đổi khác, cô và Tiểu Đan cùng ra ngoài kiếm việc nhưng chưa đầy hai năm cô đã có thể trở về mua cho người mẹ nửa đời vất vả một ngôi nhà mới ở gần quảng trường Văn hóa thành phố để hưởng phúc. Bao nhiêu người ở Trường Cơ ồ lên kinh ngạc.
Hỏi chuyện Phó Văn Lỵ lấy đâu ra nhiều tiền như vậy, côthản nhiên đáp: “Chồng tôi mua cho."
Mẹ cô ở ngoài bổ sung thêm: “Văn Lỵ ra ngoài kiếm được đối tượng rất khá, cuối năm nay sẽ cưới."
Cuối năm đó quả thật nhà họ Phó phát thiệp mời cưới, tiệc cưới diễn ra ở nhà hàng trung tâm thành phố. Người Trường Cơ hăm hở đi ăn cỗ về, ai nấy trăm miệng một lời khen tiệc ở khách sạn lớn khác hẳn với mâm cỗ nghèo nàn nhà quê, thật sự rất sang trọng. Phó Văn Lỵ mặc áo cưới trông xinh đẹp như minh tinh trên ti vi, chỉ có điều chú rể lại rất tầm thường – một người đàn ông trung niên hói đầu, vừa đen vừa gầy, rặt giọng miền Nam, thoạt nhìn hai người như cha với con. Có người tiếc cho một đóa hoa nhài cắm bãi phân trâu, nhưng người khác lại phản đối: “Phân trâu thì đã sao, người ta có là phân trâu cũng là phân trâu lắm tiền."
Sau này lại nghe mọi người nói, dù đám cưới rình rang nhưng hai người họ không hề đăng ký kết hôn, bởi vì “phân trâu lắm tiền" kia vốn đã có vợ con rồi, Phó Văn Lỵ lấy ông ta chỉ làm lẽ. Nhưng cô cũng thật thủ đoạn, đầu tiên thuyết phục được người đó bỏ tiền thuê nhà cho mình, còn bỏ tiền về quê mua nhà mới cho mẹ, đã vậy còn vòi được hai mươi mấy vạn giắt lưng. Người ở Trường Cơ mỗi khi nói về cô đều bảo: “Con nhỏ Phó Văn Lỵ này thật sự rất có tài."
Cái thứ tài này, đối với người ở Trường Cơ chia hai phe khen chê. Có khi người ta khen tỏ ý khâm phục, cũng có lúc lại như muốn nói móc, khinh thường. Đối với thứ “tài năng" của Phó Văn Lỵ, những người khen lại hóa ra nói móc, người bảo khâm phục thực chất là đang khinh thường.
Thế nhưng, bất kể dùng cách nào, một nhóm người cũng đã giàu hơn những người còn lại; cũng không thể phụ nhận, điều kiện sống của cư dân ở Trường Cơ cũng khá hơn trước rất nhiều. Những gia đình như nhà Tần Chiêu Chiêu giờ cũng có điện thoại, nghĩ lại những năm 80, đây là chuyện chỉ có trong mơ. Ngày ấy, người dân không có khái niệm sửa sang lại nhà cửa, còn điện thoại cũng chỉ dành cho các lãnh đạo mà thôi, đến giờ nhà ai cũng có điện thoại, chỉ cần có tiền cái gì cũng có. Trước kia, có tiền thôi vẫn chưa đủ, còn cần có tư cách nữa; đến giờ chỉ cần có tiền là có tư cách.
Tần mẹ thở ngắn than dài, Tần ba có phần khó chịu. “Làm sao mình cứ đi so với người ta thế nhỉ? Sống thì không nên so sánh với người khác, cứ so như thế thì chẳng bao giờ khá lên được. Chiêu Chiêu giờ còn chưa lấy chồng, người làm mẹ như mình đừng có khua lên cái thói chuộng hư vinh cho con trẻ."
Tần mẹ ngượng ngùng. “Tôi cũng chỉ thuận miệng thế thôi, sau này không nói nữa là được chứ gì."
Tần Chiêu Chiêu ngồi học bài trong nhà nghe không sót một từ, cô thầm hạ quyết tâm: sau này tốt nghiệp đại học nhất định phải cố gắng kiếm thật nhiều tiền, mua một căn nhà thật to, thật đẹp và chăm sóc ba mẹ thật tử tế, để họ được hưởng phúc tới già.
Ân oán giữa cô và Lâm Sâm vừa như đã được giải lại vừa như vĩnh viễn không thể xóa bỏ. Cô một mực không chịu nói chuyện với cậu, gắng sức đi vòng thật xa tránh đụng mặt. Tối hôm đó cậu đi rồi còn cố ý quay lại, quanh quẩn sau nhà tìm cô cam đoan thề thốt, lý do miệng nói không biết nhưng lòng thừa hiểu. Dẫu cậu hận bị cô tố cáo trước mặt giáo viên nên tìm cách trả thù nhưng rõ ràng trong lòng cậu vẫn thích cô, không muốn cô chuyển lớp.
Đàm Hiểu Yến nghe cô kể những chuyện đã xảy ra cũng nói: “Xem ra Lâm Sâm thực sự thích cậu đấy. Tuy lúc trước hắn cố tình làm mấy trò càn quấy, đáng giận nhưng vừa nghe nói cậu muốn chuyển lớp là quýnh lên, thậm chí còn sẵn sàng ném hết thể diện đi để giữ cậu lại."
Tần Chiêu Chiêu mặt mày ủ ê. “Hiểu Yến đừng nói nữa, làm mình lo muốn chết. Cậu ta thích mình đến mấy cũng vô dụng, mình không thích cậu ta đâu."
“Mình biết trong lòng cậu chỉ có Kiều Mục. Nhưng có tin tức gì của cậu ấy ở Thượng Hải không?"
Vừa nhắc tới đây, Tần Chiêu Chiêu liền nản lòng, cô hầu như không có tin tức gì của Kiều Mục, chỉ thỉnh thoảng nghe được một chút từ Diệp Thanh. Có lúc nghe được tin Lăng Minh Mẫn cũng tới đó, tự nhiên trong lòng thấy tủi thân. Cô biết cậu học đàn organ electone rất vất vả, lên lớp mười một vì muốn toàn tâm học đàn nên cậu xin nghỉ học văn hóa một năm, dồn hết thời gian, tâm sức vào luyện đàn. Bởi vì cậu học organ electone muộn hơn mọi người, không nỗ lực, khổ công như vậy thì chỉ sợ không thể theo kịp mọi người trong một năm.
“Chiêu Chiêu, người cậu thích ở tận Thượng Hải xa xôi, muốn gặp cũng không gXцXc, người cậu không thích lại ngày ngày chạm mặt. Nếu như Lâm Sâm và Kiều Mục có thể đổi chỗ cho nhau thì tốt biết mấy!"
Đúng thế thật, nếu hai người họ có thể đổi chỗ cho nhau như lời Đàm Hiểu Yến thì thật tốt. Đáng tiếc đây là chuyện viển vông. Cũng may học kỳ này sắp hết, Tần Chiêu Chiêu hy vọng sớm nghỉ hè, tránh phải khó xử mỗi khi chạm mặt Lâm Sâm.
Nghỉ hè lớp mười một, trời cũng ấm dần lên. Nghỉ hè xong là tới lớp mười hai chuẩn bị thi đại học. Vì sắp vào lớp mười hai nên vợ chồng Tần thị phản đối Tần Chiêu Chiêu đi làm thêm mùa hè, muốn cô dùng hai tháng này ở nhà cẩn thận ôn lại bài vở.
Tần Chiêu Chiêu cũng không dám coi thường, mục tiêu duy nhất của cô là năm sau thi vào đại học ở Thượng Hải. Muốn thi vào đại học ở Thượng Hải cũng không dễ dàng vì các trường luôn có chính sách bảo hộ học sinh bản địa, học sinh tỉnh ngoài cần thật sự giỏi, điểm cao hơn điểm đầu vào mới mong có cơ hội. Vì thế, hè này cô ít ra ngoài, ngày ngày đều ở trong phòng riêng tự giác học tập.
Một ngày tháng Tám, bác Tư ở quê dắt theo Vĩnh Tân lên thăm Tần gia, còn mang theo một bao hạt dẻ và hai con gà thả vườn nhà tự nuôi. Tần Chiêu Chiêu không hiểu sao bác lại mang theo quà cáp lên thăm mà bác cũng dứt khoát không chịu nói với cô, chỉ bảo có chuyện quan trọng muốn gặp mẹ. Cô nhanh chóng đạp xe vào thành phố bảo mẹ xin phép về.
Tần mẹ về rồi, bác Tư mới ngượng ngùng nói nguyên nhân tới thăm lần này, chủ yếu là muốn vay tiền.
Vĩnh Tân thật không thua kém ai, đã thi đỗ vào một trường đại học ở Vũ Hán, giấy báo trúng tuyển đã chuyển về nhà cùng với giấy báo học phí. Học phí kỳ một cùng với tiền học quân sự, tiền ăn ở, tiền sử dụng điện thoại, ti vi, tiền đặt cọc… đủ loại phí cần nộp là năm ngàn.
Tần Chiêu Chiêu cầm giấy báo trúng tuyển và giấy báo học phí của Vĩnh Tân lên xem, tờ giấy báo trúng tuyển khiến cô vô cùng ngưỡng mộ nhưng tờ giấy báo học phí còn khiến cô giật mình hơn. Một học kỳ hết tận năm ngàn đồng, bốn năm tám học kỳ không phải mất đứt bốn vạn đồng hay sao? Nuôi sinh viên đại học thật không dŠdàng chút nào!
Bác Tư sầu muộn: “Nhà lấy đâu ra chừng ấy tiền! Anh cả, anh hai, chị ba cũng chẳng khá hơn, mỗi người cũng cố cho Vĩnh Tân được hai trăm đồng; chú bác bên nội càng chật vật, mỗi người cho cháu được một trăm; chị cắn răng vay mượn được thêm năm trăm nữa; tính ra vẫn thiếu ba ngàn. Em Năm, chị Tư giờ chỉ biết tìm em. Chị cũng biết hai vợ chồng em giờ bị giảm biên chế, cuộc sống cũng vất vả nhưng hai người làm nhà nước lâu như vậy chắc chắn tiền của cũng khá hơn nông dân bọn chị nhiều. Em cho chị vay hai ngàn đi, có tiền nhất định chị trả lại em ngay."
Lúc mẹ nói chuyện, Vĩnh Tân chỉ đứng một bên, cúi đầu không nói năng gì, đến khi mẹ ngừng rồi mới ngẩng đầu, hai má đỏ bừng ngập ngừng: “Dì Năm…"
Âm thanh trầm thấp chứa biết bao khẩn cầu, Tần Chiêu Chiêu nghe mà não lòng. Tần mẹ nghe xong vội khoát tay bảo cậu đừng nói thêm gì nữa. “An tâm, Vĩnh Tân thi đỗ đại học không chịu thua kém ai, dì Năm sao có thể để con không được đi học chứ?"
Tần mẹ không do dự cho bác Tư vay hai ngàn đồng, ngoài ra còn cho Vĩnh Tân ba trăm đồng coi như thưởng vì cậu đã đỗ đại học.
Tần Chiêu Chiêu đứng bên cạnh, miệng không nói ra nhưng cảm thấy mẹ mình thật tốt.
Chập tối, Tần ba đi làm về, trong bữa tối, Tần mẹ kể từ đầu đến cuối cho chồng nghe chuyện ban sáng. Tần Chiêu Chiêu sợ ba không vui, mẹ cô chưa bàn bạc gì đã cho người ta vay nhiều tiền như thế, hai ngàn đồng đối với nhà cô cũng không hề nhỏ.
Không hỏi ý kiến chồng, tự ý lấy tiền cho chị mình vay, trong lòng Tần mẹ cũng không an tâm. Dù sao trước nay kinh tế trong nhà phần lớn là do Tần ba đảm đương, sổ tiết kiệm của nhà phần lớn là tiền ông làm ra. Nhưng trong tình cảnh này, bà không thể không cho vay, nếu chỉ nói: “Chờ lão Tần về thương lượng một chút đã" cũng đủ khiến bác Tư cảm thấy bà có ý không muốn cho vay, còn Vĩnh Tân hai mắt đỏ hoe đáng thương nữa… Bà nhẹ nhàng giải thích cho chồng, mong ông hiểu và bỏ qua: “Vĩnh Tân nói sẽ cố gắng vừa đi làm vừa đi học để có tiền sớm trả lại cho mình."
Tần ba nghe vợ kể xong cũng không có vẻ giận hờn gì. “Cho mượn là phải rồi, đều là thân thích trong nhà, mình không giúp thì giúp ai."
Lúc này, Tần Chiêu Chiêu nhân ra ba mình cũng thật tốt.
Tiền học phí của Vĩnh Tân khiến vợ chồng Tần gia nhận ra học phí học đại học đắt đỏ thế nào, mà học phí còn có xu hướng tăng dần từng năm, thật không biết năm sau con gái thi đỗ thì học phí đã lên bao nhiêu rồi. Sổ tiết kiệm của họ giờ mới có ba vạn đồng, không ổn, phải nghĩ cách kiếm thêm tiền thật nhanh.
Tần ba ngày ngày làm việc ở xưởng, tối về còn nhận lắp máy dệt ở nhà để kiếm thêm tiền. Tần mẹ thôi việc ở tiệm đồ ngủ, theo một chị em cùng nhà máy lúc trước đi quét dọn thuê cho các gia đình, tiền công cao hơn, thời gian cũng linh hoạt hơn nhiều.
Một ngày bà nhận quét dọn, giặt đồ, nấu cơm cho một gia đình; ngoài ra còn nhận trang trí, lắp đồ, làm vệ sinh nữa. Những chuyện này xem chừng lặt vặt mà thật phiền toái, nhất là cửa phòng, cửa tủ sau khi sơn và đánh véc ni thường lưu lại nhiều vệt trắng loang lổ, phải dùng móng tay cạo đi cho sạch. Việc như vậy nhẹ nhàng cũng một ngày mới xong, nhưng thù lao cũng khá, đại loại có thể được khoảng ba mươi đến năm mươi đồng một bộ tùy lớn nhỏ. Vì thế, nếu nhận được việc như vậy mẹ cô sẽ vui vẻ đi làm, làm về rồi lại than ngắn thở dài. Những người thuê người tới quét dọn nhà mới đều là những người khá giả, nhà cửa rộng rãi, đẹp đẽ, so với nhà mình như trên trời dưới đất. Bà không hiểu chủ nhân những ngôi nhà này làm thế nào có thể kiếm được chừng ấy tiền, chẳng bù cho bà vất vả làm lụng nửa đời còn chưa mua nổi một ngôi nhà mới.
Chuyện phân hóa giàu nghèo cũng dần thấy rõ ở Trường Cơ. Hè năm nay nhà máy đứng ra nhận tiền góp vốn xây nhà lần thứ ba, vài chục căn nhà quy mô lớn ngay lập tức bị chiếm hết, những căn nhà nhỏ đến nay không được ưa chuộng nữa. Nhà quy mô lớn diện tích cả trăm mét vuông, giá cả đắt, phí trang trí lắp đặt cũng cao nhưng nhanh chóng bán hết. Riêng điều này cũng đủ chứng minh những người này rất nhiều tiền, nếu không sao mua nổi nhà lớn?
Những căn nhà mới được xây ngay cạnh khu “Trung Nam Hải" xưa. Nhà mới xây lên, khu “Trung Nam Hải" tất nhiên sẽ trở nên ảm đạm, thất sắc. Năm xưa, khu nhà này từng sừng sững giữa những căn nhà cấp bốn thấp lè tè như hạc trong bầy gà, giờ đây đã trở thành nhà cũ hai chục tuổi, dần cũ nát theo thời gian. Những vị lãnh đạo nhà máy sống ở “Trung Hải Nam" xưa giờ cũng chuyển sang khu nhà góp vốn xây sau này hoặc chuyển vào thành phố cả rồi.
Ngay cả những người có điều kiện ở Trường Cơ cũng rời bỏ vùng ngoại ô nửa tỉnh nửa quê này để chuyển tới nhà mới trong thành phố. Thành phố mỗi ngày lại xuất hiện thêm nhiều những khu nhà mới tên nghe rất kêu: vườn hoa XX, sơn trang YY, danh thành cẩm uyển ZZ… giá cả đương nhiên không hề rẻ. Lúc ấy, góp vốn xây một nhà lớn ở Trường Cơ hết khoảng bốn vạn đồng, còn trong thành phố, một ngôi nhà như vậy có rẻ cũng tám, chín vạn, nếu ở những khu đường đẹp, một căn nhà đủ điện nước không dưới cả chục vạn. Số tiền lớn thế này đối với những gia đình chỉ làm công ăn lương ở Trường Cơ chẳng khác gì số trên trời.
Trong số những người nhanh chóng giàu có ấy chẳng có ai đi làm thuê, chỉ dựa vào tiền đi làm thuê làm mướn tuyệt đối không thể chỉ vài năm mà mua được nhà trong thành phố. Rất nhiều người giàu có nhờ buôn bán hoặc chơi cổ phiếu, đều là những công việc chính đáng; còn một số người dựa vào những chuyện khác mà phát tài, nổi tiếng nhất ở Trường Cơ là một cô gái tên Phó Văn Lỵ.
Tần Chiêu Chiêu còn nhớ rõ Phó Văn Lỵ là bạn học của chị Tiểu Đan, trước kia rất hay sang nhà chị chơi đóng kịch Hoàng Dung. Cô là người rất biết cách ăn mặc. Lúc mọi người chơi đóng kịch, chuyện trang điểm phấn son thường giao cả cho cô.
Cha Phó Văn Lỵ mất sớm, trước kia mẹ cô làm trong phân xưởng đúc của nhà máy. Cô nhỏ nhất trong nhà, trên còn hai anh trai. Quả phụ một nách ba con quả thật không dễ dàng, nhà cô chỉ có thể dùng mấy chữ “nghèo rớt mùng tơi" để hình dung. Nhưng từ khi Phó Văn Lỵ ra ngoài làm ăn thì mọi chuyện hoàn toàn đổi khác, cô và Tiểu Đan cùng ra ngoài kiếm việc nhưng chưa đầy hai năm cô đã có thể trở về mua cho người mẹ nửa đời vất vả một ngôi nhà mới ở gần quảng trường Văn hóa thành phố để hưởng phúc. Bao nhiêu người ở Trường Cơ ồ lên kinh ngạc.
Hỏi chuyện Phó Văn Lỵ lấy đâu ra nhiều tiền như vậy, côthản nhiên đáp: “Chồng tôi mua cho."
Mẹ cô ở ngoài bổ sung thêm: “Văn Lỵ ra ngoài kiếm được đối tượng rất khá, cuối năm nay sẽ cưới."
Cuối năm đó quả thật nhà họ Phó phát thiệp mời cưới, tiệc cưới diễn ra ở nhà hàng trung tâm thành phố. Người Trường Cơ hăm hở đi ăn cỗ về, ai nấy trăm miệng một lời khen tiệc ở khách sạn lớn khác hẳn với mâm cỗ nghèo nàn nhà quê, thật sự rất sang trọng. Phó Văn Lỵ mặc áo cưới trông xinh đẹp như minh tinh trên ti vi, chỉ có điều chú rể lại rất tầm thường – một người đàn ông trung niên hói đầu, vừa đen vừa gầy, rặt giọng miền Nam, thoạt nhìn hai người như cha với con. Có người tiếc cho một đóa hoa nhài cắm bãi phân trâu, nhưng người khác lại phản đối: “Phân trâu thì đã sao, người ta có là phân trâu cũng là phân trâu lắm tiền."
Sau này lại nghe mọi người nói, dù đám cưới rình rang nhưng hai người họ không hề đăng ký kết hôn, bởi vì “phân trâu lắm tiền" kia vốn đã có vợ con rồi, Phó Văn Lỵ lấy ông ta chỉ làm lẽ. Nhưng cô cũng thật thủ đoạn, đầu tiên thuyết phục được người đó bỏ tiền thuê nhà cho mình, còn bỏ tiền về quê mua nhà mới cho mẹ, đã vậy còn vòi được hai mươi mấy vạn giắt lưng. Người ở Trường Cơ mỗi khi nói về cô đều bảo: “Con nhỏ Phó Văn Lỵ này thật sự rất có tài."
Cái thứ tài này, đối với người ở Trường Cơ chia hai phe khen chê. Có khi người ta khen tỏ ý khâm phục, cũng có lúc lại như muốn nói móc, khinh thường. Đối với thứ “tài năng" của Phó Văn Lỵ, những người khen lại hóa ra nói móc, người bảo khâm phục thực chất là đang khinh thường.
Thế nhưng, bất kể dùng cách nào, một nhóm người cũng đã giàu hơn những người còn lại; cũng không thể phụ nhận, điều kiện sống của cư dân ở Trường Cơ cũng khá hơn trước rất nhiều. Những gia đình như nhà Tần Chiêu Chiêu giờ cũng có điện thoại, nghĩ lại những năm 80, đây là chuyện chỉ có trong mơ. Ngày ấy, người dân không có khái niệm sửa sang lại nhà cửa, còn điện thoại cũng chỉ dành cho các lãnh đạo mà thôi, đến giờ nhà ai cũng có điện thoại, chỉ cần có tiền cái gì cũng có. Trước kia, có tiền thôi vẫn chưa đủ, còn cần có tư cách nữa; đến giờ chỉ cần có tiền là có tư cách.
Tần mẹ thở ngắn than dài, Tần ba có phần khó chịu. “Làm sao mình cứ đi so với người ta thế nhỉ? Sống thì không nên so sánh với người khác, cứ so như thế thì chẳng bao giờ khá lên được. Chiêu Chiêu giờ còn chưa lấy chồng, người làm mẹ như mình đừng có khua lên cái thói chuộng hư vinh cho con trẻ."
Tần mẹ ngượng ngùng. “Tôi cũng chỉ thuận miệng thế thôi, sau này không nói nữa là được chứ gì."
Tần Chiêu Chiêu ngồi học bài trong nhà nghe không sót một từ, cô thầm hạ quyết tâm: sau này tốt nghiệp đại học nhất định phải cố gắng kiếm thật nhiều tiền, mua một căn nhà thật to, thật đẹp và chăm sóc ba mẹ thật tử tế, để họ được hưởng phúc tới già.
Tác giả :
Tuyết Ảnh Sương Hồn