Những Tháng Năm Hổ Phách
Quyển 1 - Chương 27
Kỳ thi đầu tiên của lớp mười một, thành tích của Tần Chiêu Chiêu xếp thứ mười lăm trong lớp, tiến bộ rất rõ rệt. Giáo viên chủ nhiệm tuyên dương những học sinh có tiến bộ liền nhắc tên cô đầu tiên.
Được giáo viên chủ nhiệm yêu quý, Tần Chiêu Chiêu bắt đầu lộ diện trên lớp.
Giống ngày học cấp hai, trong giờ Ngữ văn, giáo viên sẽ gọi học sinh cưng đứng lên trả lời câu hỏi hoặc đọc diễn cảm bài khóa. Một hôm giáo viên vô tình gọi tên Tần Chiêu Chiêu, biểu hiện khi đọc diễn cảm của cô khiến cả lớp được phen kinh ngạc. Lúc trước, trong lớp cô chỉ là một nữ sinh trầm mặc ít lời, không hay nói chuyện, ngẫu nhiên tán gẫu với người khác cũng chỉ dăm ba câu lí nha lí nhí, không chú tâm lắng nghe sẽ không nhận ra cô đang nói gì. Thật không ngờ khi đứng lên đọc bài lại khác hẳn, hệt như hai người khác nhau; giọng đọc rõ ràng, phát âm tròn trịa lại thêm âm sắc trong veo như nước suối, nghe thật êm tai.
Giáo viên chủ nhiệm vừa nghe thấy đã “long nhan đại duyệt", vui mừng khôn xiết. “Được lắm, Tần Chiêu Chiêu, em đọc diễn cảm rất tốt!"
Sau tiết Ngữ văn này, cơ hồ Tần Chiêu Chiêu đã trở thành người đọc diễn cảm trong mỗi tiết của “ngài Ngự". Ít lâu sau, nhà trường tổ chức một cuộc thi ngâm thơ, đọc diễn cảm, giáo viên chủ nhiệm lại “xuống chỉ" cho Tần Chiêu Chiêu đại diện lớp Xã hội 3 tham dự cuộc thi.
Xưa nay vốn chỉ là một học sinh bình thường hiếm khi được người khác thừa nhận, được bạn bè ngưỡng mộ nên lần này Tần Chiêu Chiêu vô cùng cảm kích giáo viên chủ nhiệm đã xem trọng mình, nghiêm túc chuẩn bị cho cuộc thi ngâm thơ và đọc diễn cảm. Cô chọn đi chọn lại bài thơ sẽ tham gia cuộc thi, cuối cùng quyết định chọn bài thơ nổi tiếng ai ai cũng biết của Lâm Huy Nhân mang tên Anh là tháng Tư của nhân gian. Nghe nói bài thơ là tác phẩm nữ sĩ Lâm Huy Nhân viết tặng con trai đầu lòng Lương Tòng Giới nhưng bài thơ còn ẩn giấu nhiều lớp nghĩa và tình cảm sâu xa nên không ít ý kiến cho rằng đây là bài thơ tình tài nữ viết cho Từ Chí Ma.
Tần Chiêu Chiêu tin vào giả thuyết thứ hai hơn. “Anh là tháng Tư của nhân gian"… Mỗi lần đọc bài thơ này, cô thường mường tượng ra gương mặt của Kiều Mục. Trong mắt, trong tim cô, không phải cậu chính là trời tháng Tư của nhân gian sao?
Đàm Hiểu Yến rất hưng phấn khi nghe tin cô sẽ tham dự cuộc thi ngâm thơ của trường. Thứ Bảy, Đàm Hiểu Yến tới tìm cô, còn nói muốn may cho cô một bộ quần áo mới. Học thiết kế thời trang một năm, lại thêm bản thân khéo léo, tới giờ cô đã có thể may được những bộ y phục xinh xắn, duyên dáng rồi.
“Chúng mình đi chợ mua vài mét vải, mình sẽ may cho cậu một bộ váy mới, đảm bảo đẹp và rẻ hơn đi mua. Mình muốn cậu đi thi được nở mày nở mặt."
Mẹ Tần Chiêu Chiêu cũng ủng hộ, đưa tiền cho con gái đi mua vải. “Chẳng mấy khi được đi dự thi thế này, cũng nên ăn mặc sáng sủa một chút!"
Dạo một lượt các hàng vải ở trung tâm mua sắm, Đàm Hiểu Yến luôn miệng chê đắt quá không mua, hoa hoét quá không cần, mà đơn điệu quá cũng không muốn, cuối cùng cô cũng chọn cho Tần Chiêu Chiêu một khối vải bông màu hồng nhạt chấm bi trắng nhỏ xíu. Sau đó Đàm Hiểu Yến bỏ một ngày cuối tuần may xong một chiếc váy liền kiểu Tây rất đẹp: váy chữ A, dài đến đầu gối, cổ tròn thoải mái. Váy may xong rồi, vải thừa làm thành một sợi dây buộc tóc đồng màu.
Tần Chiêu Chiêu rất thích chiếc váy mới này. “Không ngờ lại đẹp như vậy! Hiểu Yến, cậu thật tuyệt vời!"
Đàm Hiểu Yến đắc ý vênh mặt. “Đương nhiên rồi! Chiêu Chiêu, sau này cậu không phải lo thiếu quần áo đẹp nữa rồi nhé. Chúng mình không mua nổi quần áo xa hoa đắt tiền nhưng vẫn có thể mặc những bộ quần áo xinh đẹp, đúng không? Cứ tin vào mình!"
Đàm Hiểu Yến và Tần Chiêu Chiêu có gia cảnh giống nhau, đều là con cái “nhà nghèo" nên “chưa bén mùi lụa là giàu sang", từ bé chưa bao giờ được mặc thử những thứ quần áo đẹp. Trước đây, mỗi lần cần quần áo mới, các cô thường được ba mẹ dắt tới tiệm may, tiền công vài đồng một bộ nhưng kiểu dáng cũng chỉ thường thường, không có gì đặc biệt. Vào cấp ba, nữ sinh đã ưa xinh đẹp thích làm dáng không muốn dùng đồ ở tiệm may mà muốn mua đồ may sẵn. Đồ may sẵn đắt hơn nhiều nhưng kiểu dáng cũng đẹp hơn. Thậm chí mua đồ may sẵn các cô cũng chưa từng dám để mắt đến những món đồ có thương hiệu, vẫn biết quần áo vải sợi tổng hợp đẹp hơn nhưng giá cả thì… Đến giờ Đàm Hiểu Yến đã có thể tự may đồ cho bản thân, tuy không thể sang quý như quần áo có thương hiệu ngoài tiệm nhưng cô vẫn có thể sao chép lại kiểu dáng, làm ra những bộ đồ xinh xắn. Cái chính là vải bông rẻ tiền không mềm như vải tổng hợp, nếu không nhất định sẽ rất đẹp.
Đi học, Tần Chiêu Chiêu thường chỉ mặc đi mặc lại hai bộ đồng phục, rất ít khi mặc quần áo của mình. Quần áo của cô không đủ thời thượng, không theo kịp mốt, cũng không đẹp nên không muốn mặc đi học, sợ các bạn cười mình giống con nhà nông dân. Giờ đây, có được chiếc váy đẹp và thời thượng thế này, với cô chẳng khác gì báu vật, cô rất vui nhưng lại tiếc không nỡ đem ra mặc. Thử qua một lần thấy vừa vặn, cô liền cất biến đi, chờ đến ngày đi thi mới bỏ ra mặc.
Cuộc thi ngâm thơ chiều hôm ấy, Tần Chiêu Chiêu mặc chiếc váy hồng nhạt xinh đẹp, dây buộc tóc cùng màu ôm lấy mái tóc dài xõa vai, yêu kiều đứng trên sân khấu, duyên dáng như đóa sen mùa hạ chớm nở. Vừa hồi hộp vừa ngượng ngùng, cô bắt đầu ngâm nga bài thơ Anh là tháng Tư của nhân gian, giọng đọc chuẩn mực trong veo, mỗi âm mỗi từ đều rõ ràng, tròn trịa:
“Em bảo anh là tháng Tư của nhân gian
Tiếng cười nhen sáng gió xuân – dịu dàng;
Như điệu vũ hòa tan trong nắng sớm."
Ngoài lần lĩnh xướng năm lớp bốn, đây là lần thứ hai Tần Chiêu Chiêu đứng trước ánh mắt ngóng trông của bao nhiêu người. Ban đầu cô quá hồi hộp, tim đập thình thịch như trống; cố gắng không nhìn xuống khán giả để định thần lại, rồi dồn hết tập trung vào việc ngâm thơ. Vừa ngâm thơ cô vừa vô thức nhớ về Kiều Mục – con người tựa như “tháng Tư[3]" của riêng cô, vì thế mỗi câu mỗi chữ vang lên đều hàm súc biết bao tình ý:
[3] Tháng Tư là thời gian đẹp nhất trong một năm, tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim chóc hót vang tượng trưng cho ước nguyện tốt đẹp, niềm tin, hy vọng. Đối với Tần Chiêu Chiêu, Kiều Mục tựa như “tháng Tư" tươi đẹp, đầy khát khao.
“Anh là làn khói tỏa sáng tháng Tư
Gió hoàng hôn êm ái mơn man
Ánh sao khuya vô tình lấp lánh
Hạt mưa rớt khẽ cánh hoa mềm
Dịu dàng, tha thướt, chính là anh.
Anh đến cùng vành hoa tươi thắm
Khờ dại, trang nghiêm, vẫn là anh.
Vầng trăng tròn soi sáng đêm sâu
Ánh tuyết tan một trời vàng óng
Lộc biếc nảy chồi, là anh đó.
Đóa sen trắng bồng bềnh làn nước thẳm
Đợi chờ bung nở giấc mơ anh
Anh là gốc cây hé mở nụ hoa thắm,
Là cánh én véo von bên hiên nhà…
Anh là tình yêu, hơi ấm, niềm tin
Anh là tháng Tư của nhân gian.[4]"
[4] Dịch từ bản tiếng Trung có tham khảo bản dịch tiếng Anh của Frank Huang Hoàng Tân Cừ.
Ngâm thơ, đọc diễn cảm là một nghệ thuật chuyển tải cảm xúc, người ngâm thơ phải biết truyền tải cái hay, cái đẹp, tinh thần, những thông điệp, nhắn nhủ của tác giả tới người nghe thông qua giọng đọc của mình. Người ngâm thơ không những phải giúp người nghe lĩnh hội nội dung mà còn phải cuốn họ theo dòng cảm xúc; muốn vậy người ngâm thơ phải chân thành cảm thụ và thấu hiểu tác phẩm. Tần Chiêu Chiêu đã làm việc này gần như trọn vẹn, khán giả nhiệt liệt vỗ tay trước màn biểu diễn đầy xúc động của cô.
©STE.NT
Lớp Xã hội 3 là vỗ tay lớn nhất, lâu nhất. Chu Minh Vũ quay sang nói với Lâm Sâm bên cạnh: “Oa! Hôm nay Tần Chiêu Chiêu đúng là ngoài sức tưởng tượng luôn, còn hay hơn cả lúc đọc bài trên lớp. Mà hôm nay cô nàng cũng đẹp nữa nhé, bình thường thấy kém thu hút, không ngờ đến lúc ăn mặc tử tế vào đã hóa thành giai nhân rồi."
phản đối ầm ĩ: “Có gì mà xinh đẹp chứ, chẳng ra sao."
Lâm Sâm cứ việc luôn miệng phản đối, đã có những nam sinh khác thừa nhận: hôm nay Tần Chiêu Chiêu đúng là “giai nhân".
Tần Chiêu Chiêu không phụ sự kỳ vọng của giáo viên chủ nhiệm, giành ngay giải nhất cuộc thi ngâm thơ, đọc diễn cảm của trường. Kết quả cuộc thi được in trên giấy đỏ dán trên bản tin trường, Tần Chiêu Chiêu cũng được dịp nở mày nở mặt. Từ ngày vào trường trung học thực nghiệm, lòng tự tin của Tần Chiêu Chiêu rớt không phanh, tới nay người gặp việc như ý, tự tin cũng tăng vọt trở lại. Cô không còn trầm mặc, lặng lẽ như trước nữa mà bắt đầu trò chuyện với các bạn. Vài nam sinh rảnh rỗi cũng mon men tới tìm cô tán chuyện, còn nửa đùa nửa thật nói giọng của cô thật là hay, được nói chuyện với cô cũng là một việc đáng hưởng thụ…
Lời này nói ra khiến Tần Chiêu Chiêu có chút ngại ngùng, nhưng trong lòng vẫn rất vui mừng. Vui mừng rồi chạnh lòng nhớ tới Kiều Mục, sở dĩ cô có thể nói tiếng phổ thông lưu loát như vậy cũng vì cậu. Đáng tiếc, người ta ở tận Thượng Hải xa xôi, không thể biết thành tích cô vừa đạt được, cũng không thể nhìn thấy khoảnh khắc cô trở thành “giai nhân" đứng trên sân khấu.
Nhưng cũng có người được chứng kiến khoảnh khắc Tần Chiêu Chiêu trở thành “giai nhân" ngâm thơ mà đem lòng thích cô, ấy là một nam sinh lớp Xã hội 2. Cậu ta hễ rảnh rỗi lại chạy sang cửa sổ phòng học lớp Xã hội 3 nghiêng ngó nhìn quanh. Có lần, một đám nam sinh chạy theo đứng ngoài cửa xì xào: “Ai, ai, rốt cuộc là ai thế?"
“Chính là người mặc váy hồng thi ngâm thơ hôm đó, cô ấy không đứng trên bục biểu diễn thôi."
“Lúc ấy mình đứng ở sau sân khấu, cách xa quá chẳng nhìn rõ. Trông cũng không tồi nhỉ, mắt to quá, giống Tiểu Yến Tử ghê."
“Ờ đúng rồi, mình cũng bảo cô ấy mắt to giống Tiểu Yến Tử mà. Có điều tính cách thì không giống, nghe bảo cô ấy nhã nhặn, bình thản lắm."
“Bình thường thì nhã nhẮ, bình thản thế thôi, chứ lúc nổi xung lên cũng lợi hại lắm đó. Các cậu còn nhớ chuyện năm ngoái có một nữ sinh bị bạn bắt nạt đã xách dao đuổi theo cậu ta không? Chính là cô ấy đấy!"
“Óa, ra là cô ấy hả? Cô ấy tức lên thì có khác gì Tiểu Yến Tử liều mạng đâu!"
Thời trung học, nếu bạn thích một bạn lớp khác, mọi người trong lớp bạn sẽ thường xuyên tò mò chạy qua xem mặt rồi bình phẩm đủ kiểu về người ta. Ngày đó Hoàn châu cách cách bắt đầu nổi tiếng, cặp mắt to của Tần Chiêu Chiêu liền bị đem ra so với Tiểu Yến Tử.
Nghe người ngoài cửa bình phẩm, đánh giá mình đủ kiểu, Tần Chiêu Chiêu vừa thẹn vừa quẫn, mặt đỏ bừng tới tận mang tai.
“Các cậu xem kìa, cô ấy xấu hổ đấy, đỏ hết mặt lên rồi."
Nữ sinh xấu hổ thẹn thùng càng làm nam sinh hăng hái, một cậu còn cao giọng hát: “Đóa hồng ngượng ngùng âm thầm nở…"
Cả đám lại cười xôn xao ngoài cửa sổ, tới tận khi có tiếng hét vang cắt đứt: “Ồn chết được, lên cơn cả đám à?"
Lâm Sâm không thể nhịn được nữa, bởi vì… bởi vì đám nam sinh đứng bên cửa sổ kia cứ ha hả không thôi làm ảnh hưởng tới chuyện ngủ của cậu khiến lửa giận bùng lên.
Mấy nam sinh ngoài cửa cũng không vừa, định thần lại là lập tức đốp trả: “Lên cơn đấy thì sao, ảnh hưởng gì tới cậu à?"
“Muốn lên cơn thì về lớp ấy, đừng làm ầm ở đây ảnh hưởng tới tôi ngủ."
“Muốn ngủ sao không về nhà mà ngủ, ai bảo cậu nằm ngủ trong lớp? Bị ồn chết cũng đáng đời."
Chu Minh Vũ lập tức lên tiếng ủng hộ Lâm Sâm: “Uầy uầy uầy, đây là chỗ của ai thế nhỉ? Đây là phòng học của lớp 3 chúng tôi đấy nhé! Mộc Mộc muốn học hay ngủ thế nào là việc của cậu ấy, mấy học sinh lớp ngoài các cậu chạy sang đây làm loạn cái gì? Còn định quấy rối con gái lớp tôi nữa. Về đi về đi, muốn lên cơn thì về mà lên cơn với con gái lớp các cậu ấy!"
Hai bên mạnh miệng lời qua tiếng lại. Nếu không phải chuông vào giờ vang lên đúng lúc, mấy nam sinh kia phải hậm hực về lớp, chỉ sợ từ động khẩu đã chuyển sang động thủ luôn rồi.
Sau trận cãi nhau ầm ĩ, Vu Thiến liền vỗ vỗ vai Diệp Thanh ngồi trước, nhỏ giọng: “Mình phát hiện ra từ ngày bị cậu lơ đi, Mộc Mộc xấu tính hẳn."
“Liên quan gì đến mình chứ!" Diệp Thanh phẩy tay, giọng không quan tâm, nhưng giọng nói vẫn chứa một chút tự đắc.
Được giáo viên chủ nhiệm yêu quý, Tần Chiêu Chiêu bắt đầu lộ diện trên lớp.
Giống ngày học cấp hai, trong giờ Ngữ văn, giáo viên sẽ gọi học sinh cưng đứng lên trả lời câu hỏi hoặc đọc diễn cảm bài khóa. Một hôm giáo viên vô tình gọi tên Tần Chiêu Chiêu, biểu hiện khi đọc diễn cảm của cô khiến cả lớp được phen kinh ngạc. Lúc trước, trong lớp cô chỉ là một nữ sinh trầm mặc ít lời, không hay nói chuyện, ngẫu nhiên tán gẫu với người khác cũng chỉ dăm ba câu lí nha lí nhí, không chú tâm lắng nghe sẽ không nhận ra cô đang nói gì. Thật không ngờ khi đứng lên đọc bài lại khác hẳn, hệt như hai người khác nhau; giọng đọc rõ ràng, phát âm tròn trịa lại thêm âm sắc trong veo như nước suối, nghe thật êm tai.
Giáo viên chủ nhiệm vừa nghe thấy đã “long nhan đại duyệt", vui mừng khôn xiết. “Được lắm, Tần Chiêu Chiêu, em đọc diễn cảm rất tốt!"
Sau tiết Ngữ văn này, cơ hồ Tần Chiêu Chiêu đã trở thành người đọc diễn cảm trong mỗi tiết của “ngài Ngự". Ít lâu sau, nhà trường tổ chức một cuộc thi ngâm thơ, đọc diễn cảm, giáo viên chủ nhiệm lại “xuống chỉ" cho Tần Chiêu Chiêu đại diện lớp Xã hội 3 tham dự cuộc thi.
Xưa nay vốn chỉ là một học sinh bình thường hiếm khi được người khác thừa nhận, được bạn bè ngưỡng mộ nên lần này Tần Chiêu Chiêu vô cùng cảm kích giáo viên chủ nhiệm đã xem trọng mình, nghiêm túc chuẩn bị cho cuộc thi ngâm thơ và đọc diễn cảm. Cô chọn đi chọn lại bài thơ sẽ tham gia cuộc thi, cuối cùng quyết định chọn bài thơ nổi tiếng ai ai cũng biết của Lâm Huy Nhân mang tên Anh là tháng Tư của nhân gian. Nghe nói bài thơ là tác phẩm nữ sĩ Lâm Huy Nhân viết tặng con trai đầu lòng Lương Tòng Giới nhưng bài thơ còn ẩn giấu nhiều lớp nghĩa và tình cảm sâu xa nên không ít ý kiến cho rằng đây là bài thơ tình tài nữ viết cho Từ Chí Ma.
Tần Chiêu Chiêu tin vào giả thuyết thứ hai hơn. “Anh là tháng Tư của nhân gian"… Mỗi lần đọc bài thơ này, cô thường mường tượng ra gương mặt của Kiều Mục. Trong mắt, trong tim cô, không phải cậu chính là trời tháng Tư của nhân gian sao?
Đàm Hiểu Yến rất hưng phấn khi nghe tin cô sẽ tham dự cuộc thi ngâm thơ của trường. Thứ Bảy, Đàm Hiểu Yến tới tìm cô, còn nói muốn may cho cô một bộ quần áo mới. Học thiết kế thời trang một năm, lại thêm bản thân khéo léo, tới giờ cô đã có thể may được những bộ y phục xinh xắn, duyên dáng rồi.
“Chúng mình đi chợ mua vài mét vải, mình sẽ may cho cậu một bộ váy mới, đảm bảo đẹp và rẻ hơn đi mua. Mình muốn cậu đi thi được nở mày nở mặt."
Mẹ Tần Chiêu Chiêu cũng ủng hộ, đưa tiền cho con gái đi mua vải. “Chẳng mấy khi được đi dự thi thế này, cũng nên ăn mặc sáng sủa một chút!"
Dạo một lượt các hàng vải ở trung tâm mua sắm, Đàm Hiểu Yến luôn miệng chê đắt quá không mua, hoa hoét quá không cần, mà đơn điệu quá cũng không muốn, cuối cùng cô cũng chọn cho Tần Chiêu Chiêu một khối vải bông màu hồng nhạt chấm bi trắng nhỏ xíu. Sau đó Đàm Hiểu Yến bỏ một ngày cuối tuần may xong một chiếc váy liền kiểu Tây rất đẹp: váy chữ A, dài đến đầu gối, cổ tròn thoải mái. Váy may xong rồi, vải thừa làm thành một sợi dây buộc tóc đồng màu.
Tần Chiêu Chiêu rất thích chiếc váy mới này. “Không ngờ lại đẹp như vậy! Hiểu Yến, cậu thật tuyệt vời!"
Đàm Hiểu Yến đắc ý vênh mặt. “Đương nhiên rồi! Chiêu Chiêu, sau này cậu không phải lo thiếu quần áo đẹp nữa rồi nhé. Chúng mình không mua nổi quần áo xa hoa đắt tiền nhưng vẫn có thể mặc những bộ quần áo xinh đẹp, đúng không? Cứ tin vào mình!"
Đàm Hiểu Yến và Tần Chiêu Chiêu có gia cảnh giống nhau, đều là con cái “nhà nghèo" nên “chưa bén mùi lụa là giàu sang", từ bé chưa bao giờ được mặc thử những thứ quần áo đẹp. Trước đây, mỗi lần cần quần áo mới, các cô thường được ba mẹ dắt tới tiệm may, tiền công vài đồng một bộ nhưng kiểu dáng cũng chỉ thường thường, không có gì đặc biệt. Vào cấp ba, nữ sinh đã ưa xinh đẹp thích làm dáng không muốn dùng đồ ở tiệm may mà muốn mua đồ may sẵn. Đồ may sẵn đắt hơn nhiều nhưng kiểu dáng cũng đẹp hơn. Thậm chí mua đồ may sẵn các cô cũng chưa từng dám để mắt đến những món đồ có thương hiệu, vẫn biết quần áo vải sợi tổng hợp đẹp hơn nhưng giá cả thì… Đến giờ Đàm Hiểu Yến đã có thể tự may đồ cho bản thân, tuy không thể sang quý như quần áo có thương hiệu ngoài tiệm nhưng cô vẫn có thể sao chép lại kiểu dáng, làm ra những bộ đồ xinh xắn. Cái chính là vải bông rẻ tiền không mềm như vải tổng hợp, nếu không nhất định sẽ rất đẹp.
Đi học, Tần Chiêu Chiêu thường chỉ mặc đi mặc lại hai bộ đồng phục, rất ít khi mặc quần áo của mình. Quần áo của cô không đủ thời thượng, không theo kịp mốt, cũng không đẹp nên không muốn mặc đi học, sợ các bạn cười mình giống con nhà nông dân. Giờ đây, có được chiếc váy đẹp và thời thượng thế này, với cô chẳng khác gì báu vật, cô rất vui nhưng lại tiếc không nỡ đem ra mặc. Thử qua một lần thấy vừa vặn, cô liền cất biến đi, chờ đến ngày đi thi mới bỏ ra mặc.
Cuộc thi ngâm thơ chiều hôm ấy, Tần Chiêu Chiêu mặc chiếc váy hồng nhạt xinh đẹp, dây buộc tóc cùng màu ôm lấy mái tóc dài xõa vai, yêu kiều đứng trên sân khấu, duyên dáng như đóa sen mùa hạ chớm nở. Vừa hồi hộp vừa ngượng ngùng, cô bắt đầu ngâm nga bài thơ Anh là tháng Tư của nhân gian, giọng đọc chuẩn mực trong veo, mỗi âm mỗi từ đều rõ ràng, tròn trịa:
“Em bảo anh là tháng Tư của nhân gian
Tiếng cười nhen sáng gió xuân – dịu dàng;
Như điệu vũ hòa tan trong nắng sớm."
Ngoài lần lĩnh xướng năm lớp bốn, đây là lần thứ hai Tần Chiêu Chiêu đứng trước ánh mắt ngóng trông của bao nhiêu người. Ban đầu cô quá hồi hộp, tim đập thình thịch như trống; cố gắng không nhìn xuống khán giả để định thần lại, rồi dồn hết tập trung vào việc ngâm thơ. Vừa ngâm thơ cô vừa vô thức nhớ về Kiều Mục – con người tựa như “tháng Tư[3]" của riêng cô, vì thế mỗi câu mỗi chữ vang lên đều hàm súc biết bao tình ý:
[3] Tháng Tư là thời gian đẹp nhất trong một năm, tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim chóc hót vang tượng trưng cho ước nguyện tốt đẹp, niềm tin, hy vọng. Đối với Tần Chiêu Chiêu, Kiều Mục tựa như “tháng Tư" tươi đẹp, đầy khát khao.
“Anh là làn khói tỏa sáng tháng Tư
Gió hoàng hôn êm ái mơn man
Ánh sao khuya vô tình lấp lánh
Hạt mưa rớt khẽ cánh hoa mềm
Dịu dàng, tha thướt, chính là anh.
Anh đến cùng vành hoa tươi thắm
Khờ dại, trang nghiêm, vẫn là anh.
Vầng trăng tròn soi sáng đêm sâu
Ánh tuyết tan một trời vàng óng
Lộc biếc nảy chồi, là anh đó.
Đóa sen trắng bồng bềnh làn nước thẳm
Đợi chờ bung nở giấc mơ anh
Anh là gốc cây hé mở nụ hoa thắm,
Là cánh én véo von bên hiên nhà…
Anh là tình yêu, hơi ấm, niềm tin
Anh là tháng Tư của nhân gian.[4]"
[4] Dịch từ bản tiếng Trung có tham khảo bản dịch tiếng Anh của Frank Huang Hoàng Tân Cừ.
Ngâm thơ, đọc diễn cảm là một nghệ thuật chuyển tải cảm xúc, người ngâm thơ phải biết truyền tải cái hay, cái đẹp, tinh thần, những thông điệp, nhắn nhủ của tác giả tới người nghe thông qua giọng đọc của mình. Người ngâm thơ không những phải giúp người nghe lĩnh hội nội dung mà còn phải cuốn họ theo dòng cảm xúc; muốn vậy người ngâm thơ phải chân thành cảm thụ và thấu hiểu tác phẩm. Tần Chiêu Chiêu đã làm việc này gần như trọn vẹn, khán giả nhiệt liệt vỗ tay trước màn biểu diễn đầy xúc động của cô.
©STE.NT
Lớp Xã hội 3 là vỗ tay lớn nhất, lâu nhất. Chu Minh Vũ quay sang nói với Lâm Sâm bên cạnh: “Oa! Hôm nay Tần Chiêu Chiêu đúng là ngoài sức tưởng tượng luôn, còn hay hơn cả lúc đọc bài trên lớp. Mà hôm nay cô nàng cũng đẹp nữa nhé, bình thường thấy kém thu hút, không ngờ đến lúc ăn mặc tử tế vào đã hóa thành giai nhân rồi."
phản đối ầm ĩ: “Có gì mà xinh đẹp chứ, chẳng ra sao."
Lâm Sâm cứ việc luôn miệng phản đối, đã có những nam sinh khác thừa nhận: hôm nay Tần Chiêu Chiêu đúng là “giai nhân".
Tần Chiêu Chiêu không phụ sự kỳ vọng của giáo viên chủ nhiệm, giành ngay giải nhất cuộc thi ngâm thơ, đọc diễn cảm của trường. Kết quả cuộc thi được in trên giấy đỏ dán trên bản tin trường, Tần Chiêu Chiêu cũng được dịp nở mày nở mặt. Từ ngày vào trường trung học thực nghiệm, lòng tự tin của Tần Chiêu Chiêu rớt không phanh, tới nay người gặp việc như ý, tự tin cũng tăng vọt trở lại. Cô không còn trầm mặc, lặng lẽ như trước nữa mà bắt đầu trò chuyện với các bạn. Vài nam sinh rảnh rỗi cũng mon men tới tìm cô tán chuyện, còn nửa đùa nửa thật nói giọng của cô thật là hay, được nói chuyện với cô cũng là một việc đáng hưởng thụ…
Lời này nói ra khiến Tần Chiêu Chiêu có chút ngại ngùng, nhưng trong lòng vẫn rất vui mừng. Vui mừng rồi chạnh lòng nhớ tới Kiều Mục, sở dĩ cô có thể nói tiếng phổ thông lưu loát như vậy cũng vì cậu. Đáng tiếc, người ta ở tận Thượng Hải xa xôi, không thể biết thành tích cô vừa đạt được, cũng không thể nhìn thấy khoảnh khắc cô trở thành “giai nhân" đứng trên sân khấu.
Nhưng cũng có người được chứng kiến khoảnh khắc Tần Chiêu Chiêu trở thành “giai nhân" ngâm thơ mà đem lòng thích cô, ấy là một nam sinh lớp Xã hội 2. Cậu ta hễ rảnh rỗi lại chạy sang cửa sổ phòng học lớp Xã hội 3 nghiêng ngó nhìn quanh. Có lần, một đám nam sinh chạy theo đứng ngoài cửa xì xào: “Ai, ai, rốt cuộc là ai thế?"
“Chính là người mặc váy hồng thi ngâm thơ hôm đó, cô ấy không đứng trên bục biểu diễn thôi."
“Lúc ấy mình đứng ở sau sân khấu, cách xa quá chẳng nhìn rõ. Trông cũng không tồi nhỉ, mắt to quá, giống Tiểu Yến Tử ghê."
“Ờ đúng rồi, mình cũng bảo cô ấy mắt to giống Tiểu Yến Tử mà. Có điều tính cách thì không giống, nghe bảo cô ấy nhã nhặn, bình thản lắm."
“Bình thường thì nhã nhẮ, bình thản thế thôi, chứ lúc nổi xung lên cũng lợi hại lắm đó. Các cậu còn nhớ chuyện năm ngoái có một nữ sinh bị bạn bắt nạt đã xách dao đuổi theo cậu ta không? Chính là cô ấy đấy!"
“Óa, ra là cô ấy hả? Cô ấy tức lên thì có khác gì Tiểu Yến Tử liều mạng đâu!"
Thời trung học, nếu bạn thích một bạn lớp khác, mọi người trong lớp bạn sẽ thường xuyên tò mò chạy qua xem mặt rồi bình phẩm đủ kiểu về người ta. Ngày đó Hoàn châu cách cách bắt đầu nổi tiếng, cặp mắt to của Tần Chiêu Chiêu liền bị đem ra so với Tiểu Yến Tử.
Nghe người ngoài cửa bình phẩm, đánh giá mình đủ kiểu, Tần Chiêu Chiêu vừa thẹn vừa quẫn, mặt đỏ bừng tới tận mang tai.
“Các cậu xem kìa, cô ấy xấu hổ đấy, đỏ hết mặt lên rồi."
Nữ sinh xấu hổ thẹn thùng càng làm nam sinh hăng hái, một cậu còn cao giọng hát: “Đóa hồng ngượng ngùng âm thầm nở…"
Cả đám lại cười xôn xao ngoài cửa sổ, tới tận khi có tiếng hét vang cắt đứt: “Ồn chết được, lên cơn cả đám à?"
Lâm Sâm không thể nhịn được nữa, bởi vì… bởi vì đám nam sinh đứng bên cửa sổ kia cứ ha hả không thôi làm ảnh hưởng tới chuyện ngủ của cậu khiến lửa giận bùng lên.
Mấy nam sinh ngoài cửa cũng không vừa, định thần lại là lập tức đốp trả: “Lên cơn đấy thì sao, ảnh hưởng gì tới cậu à?"
“Muốn lên cơn thì về lớp ấy, đừng làm ầm ở đây ảnh hưởng tới tôi ngủ."
“Muốn ngủ sao không về nhà mà ngủ, ai bảo cậu nằm ngủ trong lớp? Bị ồn chết cũng đáng đời."
Chu Minh Vũ lập tức lên tiếng ủng hộ Lâm Sâm: “Uầy uầy uầy, đây là chỗ của ai thế nhỉ? Đây là phòng học của lớp 3 chúng tôi đấy nhé! Mộc Mộc muốn học hay ngủ thế nào là việc của cậu ấy, mấy học sinh lớp ngoài các cậu chạy sang đây làm loạn cái gì? Còn định quấy rối con gái lớp tôi nữa. Về đi về đi, muốn lên cơn thì về mà lên cơn với con gái lớp các cậu ấy!"
Hai bên mạnh miệng lời qua tiếng lại. Nếu không phải chuông vào giờ vang lên đúng lúc, mấy nam sinh kia phải hậm hực về lớp, chỉ sợ từ động khẩu đã chuyển sang động thủ luôn rồi.
Sau trận cãi nhau ầm ĩ, Vu Thiến liền vỗ vỗ vai Diệp Thanh ngồi trước, nhỏ giọng: “Mình phát hiện ra từ ngày bị cậu lơ đi, Mộc Mộc xấu tính hẳn."
“Liên quan gì đến mình chứ!" Diệp Thanh phẩy tay, giọng không quan tâm, nhưng giọng nói vẫn chứa một chút tự đắc.
Tác giả :
Tuyết Ảnh Sương Hồn