Những Đứa Con Trong Gia Đình - Nguyễn Thi
Phân tích nội dung truyện

Những Đứa Con Trong Gia Đình - Nguyễn Thi

Phân tích nội dung truyện

Trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên một  quan niệm: “Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi năm sống của gia đình lại cùng đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta" Anh chị có cho rằng trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông Truyền thống chảy liên tục từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt


Bài làm

“Những đứa con trong gia đình" là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Thi được in trong tập “Truyện và kí" năm 1966. Trong tác phẩm, nhà là một quan niệm: chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi một khúc. Rồi trăm sông của gia đình lại đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm... rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta. Quả thực, đã có một dòng sông truyền thống chảy liên tục từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớn người đi sau: chị em Chiến Việt.


Gắn bó với nhân dân Nam Bộ bằng một tình cảm ân nghĩa, thủy chung, Nguyễn Thi đã đưa vào trong trang văn của mình hình ảnh người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mi hồn nhiên, vui đời, bộc trực nhưng căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước - những con người vô cùng gan góc, dường như sinh ra là để cầm súng giết giặc, sẵn sàng chết vì quê hương mình, vì đồng bào mình. Ta bắt gặp truyền thống ấy trong câu chuyện dài về cả một tập thể gia đình như gia đình của cậu chiến sĩ trẻ măng và dũng cảm tên Việt. Nhà văn quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc bơi gia đình là sự tập hợp của nhiều thế hệ có chung huyết thống. Câu chuyện của mỗi gia đình là câu chuyện của nhiều thế hệ. Mỗi thế hệ đi qua lại để lại một dấu ấn của riêng mình, đồng thời nhờ truyền thống ấy mà trở nên gần gũi, gắn bó hơn. Tất nhiên dù muốn hay không, con người đã tồn tại trên cõi đời này đều phải để lại một dấu ấn nào đó, nhưng ở đây cái mà Nguyễn Thị muốn nói đến chính là việc mỗi thế hệ, mỗi người phải ghi vào một khúc, nghĩa là phải cố gắng để đóng góp điều gì đó có ý nghĩa cho truyền thống tốt đẹp của gia đình, làm phong phú, làm dài hơn nữa dòng sông truyền thống chảy trong mỗi gia đình đó. Rồi trăm sông của gia đình lại cùng đổ về một biển. Những truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình phải được hòa vào truyền thống chung của dân tộc như sống kiệt hòa nước vào đại dương bao la. Sự hòa quyện này không chỉ làm tăng sức sống cho truyền thống của họ mà còn góp phần làm phong phú hơn truyền thống của dân tộc. dựa trên những tiết chung, bản chất nhất. Ở đây, sự hòa nhập Nguyễn Thi nhấn mạnh đó chính là sự gắn  bó làm một giữ tình cảm gia đình và tình yêu đất nước, tình yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình và truyền thống chung của dân tộc. Phải làm điều đó bởi truyền thống của dân tộc là phong phú và vô cùng quý báu. Biển thì rộng lắm (...). Rộng bằng nước ta và ra cả ngoài nước ta". Truyền thống được đúc kết và có khả năng đại diện cho tinh thần của cả dân tộc, bởi vậy, chỉ có hòa mình vào biển lớn dân tộc thì những truyền thống và giá trị của bản thân mỗi người, mỗi gia đình mới được bảo tồn và phát triển. 

Ý kiến trên của Nguyễn Thi đã được minh chứng hùng hồn bằng các sáng tác của chính ông trong đó có truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình". Đọc tác phẩm , quả thực thấy có một dòng sông truyền thống chảy liên tục từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cho đến những thế hệ sau: chị em Chiến, Việt. Đó là dòng chảy của tình cảm yêu thương gia đình, yêu quê hương tha thiết, chiến đấu dũng cảm kiên cường để bảo vệ quê hương 


Truyện ngắn được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị thương. Trong dòng hồi tưởng ấy lần lượt xuất hiện kí ức về ông bà, về cha, về mẹ, về chú Năm, chị Chiến mà ông bà, cha, mẹ và chú Năm là lớp người đi trước đã viết nên những trang đẹp trong bản chiến công của gia đình cho chị em chiến và Việt noi theo. ( Gia đình Việt đã có biết bao người phải chết dưới nòng súng của bọn đế quốc. Ông nội bị lính tổng Phòng bắn vào giữa bụng, cha Việt bị lính Tây bót Kinh Ngang chặt đầu, má Việt chết khi trên đường đi đấu tranh ở Mỏ Cày về... Nhưng mất mát đau thương không làm cho con người nhụt chí mà chỉ càng tăng thêm quyết tâm trả thù nhà, nợ nước. Cha má Việt nên vợ nên chồng từ trong cuộc chiến đấu. Cha tuổi thanh xuân cống hiến cho cách mạng, khi bị thương chuyển về xã công tác “ở chưa ấm chỗ, đầu còn xanh" thì đã bị chết tức tưởi, gắng giữ nguyên vẹn được “số tiền hai ngàn đồng của chi bộ". Má Việt ngày cha bị chặt đầu ôm cổ đi đòi đầu, kiên cường trước sự đe dọa của giặc Mĩ. Ở người phụ nữ ấy có đức tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đảm đang, vị tha và yêu thương chồng con hết mực. Thương chồng, căm thù giặc má đi theo bọn giặc hết từ ấp này sang ấp khác, đến khi về nhà nỗi đau đớn với vỡ òa, chỉ biết nằm khóc. Nhưng ngay cả khi đó, người phụ nữ ấy cũng không lo lắng cho bản thân mình, “lòng dạ tao đâu còn rảnh để mà sợ, mà khóc, chỉ thương con thôi". Sau cái chết của chồng, má Việt không hề chùn bước, mà vẫn tiếp tục sống, chăm lo cho gia đình, bao bọc cho những đứa con thân yêu và cống hiến cho cách mạng. “Má trông ngày trông đêm cho con mau lớn. Dường như cả cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ lặng lẽ trong đêm của má, cả những nguy hiểm gian lao mà má đã trải qua một cách không hề sợ hãi đó. Tất cả đều được gom lại và dồn trong ý nghĩ cuối cùng này". Bởi má Việt muốn xem những đứa con của mình “có làm được gì cho cha mày vui không?". Đằng sau câu nói ấy là cả một niềm hi vọng lớn lao. 


Chú Năm là người thân gần nhất và lớn nhất trong gia đình Việt. Chú chưa già nhưng cuộc đời đã nếm trải đủ mùi vị của chiến tranh. Cuốn sổ gia đình do chú ghi lại đã lần lượt ghi những dấu ấn từ thời ông bà, cha mẹ Việt, thời của chú Năm. Và giờ đây chị em Chiến, Việt sẽ dùng chính cuộc đời mình để ghi tiếp những trang vẻ vang trong đó. 

Và không cần phải chú Năm “chia cho mỗi người một khúc", tự bản thân hai chị em Chiến và Việt đã ghi một khúc vào cho dòng sông truyền thống của gia đình. Một khúc sông hoàn toàn xứng đáng để hòa mình vào dòng sông mẹ cũng như chảy ra hòa nhập với biển cả mênh mông.

 

Tình cảm gia đình, tình yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc đã được hun đúc ngay từ khi hai chị em còn rất nhỏ. Cha bị giặc chặt đầu, hai chị em theo má đi đòi đầu ba, vừa chạy vừa la: “Trả đầu ba! Trả đầu ba!". Bọn giặc ném trả đầu, Việt “đầu cha dưới đất không lượm, cứ nhè cái thằng vừa liệng đầu mà đá". Tình cảm yêu thương, lòng căm thù và sự dũng cảm đã được hình thành ngay từ tấm bé như thế. Lớn hơn chút nữa hai chị em đã ghi được chiến công đầu tiên với “vết đạn bắn thằng Mĩ trên sông Địch Thủy".

 

Ngày má vừa mới mất, ta gặp lại hình ảnh của chính ba, má Việt ngày trẻ, đầy nhiệt huyết cống hiến khi hai chị em, một mười tám, một mười chín tranh nhau đăng kí tòng quân. Cuộc chiến đấu là một môi trường mới cho hai chị em rèn luyện mình cũng như tiếp tục ghi thêm vào “dòng sông gia đình" những truyền thống vẻ vang. Đi bộ đội, chị Chiến trở thành tiểu đội trưởng của bộ đội nữ địa phương quân Bến Tre. Việt là anh bộ đội trẻ măng được mọi người gọi âu yếm bằng cái tên  “cậu Tư" bình thường thì vẫn là một cậu thanh niên trẻ con, dễ thương có khuôn mặt búng ra sữa nhưng khi chiến đấu thì thật dũng cảm. Bị thương, mỗi lần tỉnh lại là một lần kí ức ngày xưa quay trở lại với Việt khi còn nhỏ, với cha, với mẹ, chị Chiến Khi Việt cùng chị Chiến đi soi ếch đồng những đêm mưa, lắng nghe câu chuyện về cuốn sổ gia đình của chú Năm; khi đi theo mẹ đi đòi đầu cha bị bọn giặc chặt mang đi; chuyện hai chị em đi tòng quân. Người ta không bắt gặp trong khoảnh khắc đó sự sợ hãi hèn yếu mà chỉ là những kí ức, những tình cảm, vui có, buồn có, có mất mát, có khổ đau nhưng thật trong sáng. Nếu có một lúc nào đó Việt sợ hãi thì đó chỉ là sự sợ hãi con trẻ: “Việt muốn chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này, về với ánh sáng ban ngày, gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy chân các anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân chị Chiến (...). Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao trùm lấy Việt, kéo theo đến cả con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chóng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông". Hai mắt bị thương, cơ thể chỗ nào cũng đau đớn và rỉ máu trong khi đó tiếng máy bay, tiếng đạn giặc, Việt chỉ lo lắng một điều “sao không bị ở chân mà lại bị ở mắt?". “Nếu giặc tới, làm sao bắn?". “Việt chưa bao giờ nghĩ tới cái chết, mà cũng chưa nghe ai nói rõ nó ra sao, nhưng nếu chết mà không còn được ở chung với anh Tánh và không được đi bộ đội nữa thì buồn lắm". Suy nghĩ có phần trẻ con nhưng lại có tác dụng lớn trong việc khắc họa tính cách hồn nhiên, trong sáng của Việt. Cậu không hiểu được về cái chết nhưng ý thức được cuộc chiến đấu mà mình đang tham gia vào, và dũng cảm chiến , đấu vì nó. “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn có mình tao.Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày. Nghe tiếng súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày! Mày chỉ giỏi giết gia đình tạo, còn đối với tao thì mày là thằng chạy..". Đó là cuộc chiến đấu không chỉ vì đất nước mà còn là vì chính những người thân trong gia đình Việt nữa. 


- Cũng mang trong mình những phẩm chất truyền thống của gia đình, người ta còn thấy ở nhân vật Chiến dòng chảy truyền thống từ má cô, từ truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam. Mẹ mất, Chiến không chỉ hăng hái tham gia hoạt động cách mạng mà luôn đảm nhiệm tốt vai trò của người phụ nữ trong gia đình, “là đứa con gái không khác mẹ một chút nào". Trước khi đi bộ đội, chị lo toan chu toàn mọi thứ, từ việc lớn là bàn thờ của cha mẹ, gửi em cho chú Năm. Đến những việc nhỏ hơn như đồ đạc để lại cho ai? Nhà dùng làm gì? Để cuối cùng, tất cả mọi thứ đều trọn vẹn, khiến chủ Năm cũng phải khen ngợi: “Khôn! Việc nhà nó thu gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non". 


Trong tác phẩm, người ta thấy xuất hiện một hình ảnh đầy ý nghĩa là cuốn sổ ghi lịch sử gia đình của chú Năm. Ví câu chuyện gia đình như một dòng sông, ghi lại sự kiện của các thành viên trong gia đình, chú Năm đang làm một công việc có ý nghĩa giúp cho những khúc sông kia được hòa nhập vào dòng sông gia đình cũng như biển lớn dân tộc. Với chú Năm, “con sông nào ở nước ta cũng đẹp, lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó". Điều đó cũng là một lời ca ngợi dành cho những truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình, của dân tộc Việt Nam, truyền thống ấy đã và đang nuôi dưỡng đời sống tâm hồn cho những con người đất Việt. Truyền thống ấy là sự nối tiếp truyền thống của người dân Việt Nam tự bao đời nay, là tình cảm yêu thương con người, tình nghĩa thủy chung, lòng yêu nước nồng nàn, chảy suốt trong đời sống và văn học từ thời dân gian, trung đại đến thời hiện đại. Dòng sông truyền thống gia đình trong tác phẩm làm ta nhớ đến bao thế hệ Việt Nam: 

“Lớp cha trước, lớp con sau 

Đã thành đồng chí chung câu quân hành “

 Nhớ đến bản anh hùng ca về truyền thống của người dân Tây Nguyên trong “Rừng xà nu" từ thời của cụ Mết đến thời của Tnú. Mai, và tiếp sau đó sẽ là những cậu bé Heng, những cô bé Dít thông minh, dũng cảm, kiên cường, như sức sống mãnh liệt của những cây xà nu trên mảnh đất này vậy. Nhớ đến một tác phẩm khác của Nguyễn Thi: “Người mẹ cầm súng". Kế tiếp sau chị Út Tịch đánh giặc như “ông Hồng bà Cống" người ta còn thấy hình ảnh của một cái Bé sớm biết đảm đang, lo toan khi mẹ vắng nhà, những đứa trẻ ngay từ tấm bé đã được phát triển trong mình lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. B. Bằng việc gắn bó những người thân trong gia đình trong truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, bằng tình cảm yêu thương chân thành cũng như gắn bó làm một giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình yêu cách mạng, giữa truyền thống của gia đình và truyền thống của dân tộc truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình" góp phần ngợi ca vẻ đẹp tinh thần dân tộc, từ đó giúp bồi đắp những tình cảm cao đẹp của con người. - Truyền thống dân tộc mãi là một dòng chảy bất tận trong lòng mọi thế hệ người 

dân Việt Nam! 

Tác giả : Nguyễn Thi
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại