Những Đứa Con Trong Gia Đình - Nguyễn Thi
Màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình
Nguyễn thi không phải là người Nam Bộ, nhưng rất xứng đáng với danh hiệu “ nhà văn của những người nông dân Nam Bộ" thời chiến tranh chống đế quốc Mĩ. Bởi vì, ông thực sự gắn bó bằng cả tâm hồn mình với mảnh đất Nam Bộ, am hiểu sâu sắc mảnh đất này từ con người đến cảnh vật, thói quen sinh hoạt, nhu cầu văn hóa, lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình" là một tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài chiến tranh. Bên cạnh những thành công nổi bật như nghệ thuật xây dựng tính cách, nghệ thuật trần thuật, tác phẩm còn thể hiện cái tài của nhà văn khi ông khéo léo gửi gắm vào đó một màu sắc Nam Bộ đậm nét mà vẫn hướng người đọc đến cái đích chung là cuộc sống chiến đấu đau thương mà oanh liệt, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân. Vì thế, nó đã tạo cho nhà văn một dáng nét riêng, một thế đứng riêng trong dòng văn học cách mạng vốn đã rất phong phú những ngòi bút cùng khai thác một mảng chất liệu. Bà Tác phẩm ca ngợi khí thế ra trận và khí phách anh hùng của tuổi trẻ miền Nam trong thời chống Mĩ. V Màu sắc Nam Bộ của truyện trước hết được thể hiện ở hệ thống nhân vật với những nét tính cách đặc trưng. Các nhân vật của Nguyễn Thị có tên tuổi, cá tính cụ. thể, song tính cách của họ được xây dựng trên mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên, các thế hệ của cái gia đình mà họ thuộc về. Đó là một gia đình Nam Bộ trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ bảo vệ dân tộc. V Hai nhân vật Việt và Chiến được miêu tả có nhiều nét giống nhau về bản chất vì họ sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nam Bộ có truyền thống yêu nước và cách mạng: thương cha, thương mẹ, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ý chí đánh giặc trả thù cho ba má, dũng cảm, gan góc và lập được nhiều chiến công. Chiến là đứa con gái không khác mẹ tí nào: gan góc, đã nói là làm, chăm chỉ, đảm đang, tháo vát tiêu biểu cho những người phụ nữ Nam Bộ thời chiến. Chiến ra trận với lời thề: “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!" Việt, em trai Chiến là một chàng trai gan dạ, ra trận khi mới 17 tuổi. Hồn nhiên, hiếu động, rất thương chị nhưng hay tranh giành với chị, không sợ Mĩ mà lại sợ ma... Rất yêu thương đồng đội, dũng cảm, ngoan cường trong chiến đấu, dùng thủ pháp diệt xe bọc thép Mĩ. Việt rất thương ba má, luôn nung nấu mối thù nhà, quyết đánh giặc để trả thù cho ba má, để giải phóng quê hương. Câu hò của chú Năm đã gửi gắm biết bao tình cảm tốt đẹp đối với Việt: “khi thì Việt biến thành tấm áo oá quàng hoặc con sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười". Hai chị em Chiến và Việt đã trở thành điển hình ưu tú đại diện cho những thanh niên Nam Bộ mạnh mẽ, anh dũng, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ quê hương, để giữ trọn truyền thống một gia đình cách mạng.
Nhắc tới tính cách Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Thi, chúng ta không thể bỏ qua nhân vật chú Năm. Tuy là một nhân vật phụ nhưng chú Năm có một tính cách Nam Bộ rất đậm đà. Ấn tượng với bạn đọc về nhân vật này trước hết nằm ở thứ ngôn ngữ đầy cá tính mà nhân vật đã thể hiện. Một thứ ngôn ngữ chỉ cần nghe thoáng qua đã nhận ra ngay cái chất Nam Bộ không thể nào trộn lẫn. Nhưng có lẽ phải đợi tới khi qua miệng của chú Năm thì những từ Nam Bộ như “trọng trọng", “thỏn mỏn" mới được dịp trở nên cực hấp dẫn. Truyện kể rằng chú Năm là người “đi đây đi đó nhiều" và cũng “ham sông ham bến". Nhưng đọc “Những đứa con trong gia đình", ta thấy nhân vật này không chỉ “ham sông ham bến" mà còn ham đạo nghĩa. Trong ông, ta vẫn thấy phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu thuở xưa. Và điều đó được nhận ra vẫn chủ yếu qua lời nói: “Chú Năm nói mày với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển.". – đây là chiến nhắc lại lời của chú Năm, Còn đây là lời nói trực tiếp của nhân vật: “Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được | rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước non". Những câu nói như thế này đặc chất Nam Bộ bởi đâu, nếu không phải bởi chúng ta nghe thấy âm vang của một vùng sông nước phía Nam?
Nguyễn Thi đã trao cho tính cách thú vị này vai trò của một thứ gia phả sống. Đọc truyện ta sẽ thấy rõ nhân vật này luôn hướng về truyền thống, đại diện cho truyền thống, và lưu giữ truyền thống trong câu hò và cuốn sổ. Đó là truyền thống, tốt đẹp của một gia đình Nam Bộ trong chiến tranh. Toàn truyện, chỉ có chú Năm là - người duy nhất hay hò. “Chú hay kể sự tích của gia đình và cuối câu chuyện thể nào chú cũng hò lên mấy câu... những câu nói về cuộc đời cơ cực của chú và những chiến công của đất này".Nhưng nhà văn muốn loại trừ ngay trong ta mọi vấn vương, dù nhỏ, của cách hiểu rằng cái người hay hò này ít nhiều cũng là một tài năng nghệ thuật. Trong chú Năm không hề có một chút bóng dáng nào của Trương Chi. “Chú già rồi, giọng hò đã đục và tức như gà gáy".
Nhưng hãy xem con người có cái giọng “đục và tức" nọ hò mới thật hết mình, thật nghiêm trang, tha thiết làm sao! “Gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chủ đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đọng nước, nhìn thẳng vào mắt Việt, đầu chú lắc lư, nhắn nhủ, làm như Việt chính là nơi cụ thể để chú gửi gắm những câu hò."... Thì ra, những tấm áo vá quàng, con sông dài cá lội, người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công... không chỉ đơn thuần là những câu ca réo rắt mà là ngọn nguồn, là hồn thiêng của cha ông đang nhập vào chú Năm - người ca công thành kính - luôn có ý thức lưu truyền cho thế hệ cháu con những màu sắc Nam Bộ đặc trưng của quê hương. 8 Chú Năm giống như một thứ gia phả sống, luôn gìn giữ truyền thống gia đình, bảo vệ những nét tính cách đặc trưng của một người con được sinh ra trên mảnh đất Nam Bộ. Cuốn sổ gia đình mà chú viết giống như một thứ biên niên sử của gia đình. Điều thú vị là cuốn sổ biên niên ấy lại được viết ra từ một ngòi bút thực sự bình dân: “chữ viết lòng còng, lời văn mộc mạc".
Một cuốn sở hay một cuốn gia phả “chính thống" chắc sẽ không có những chi tiết “thỏn mỏn" kiểu như: thím Năm bị bắn bể xuồng khi đi rọc lá chuối, “chết còn mặc cái quần mới, trong túi còn hai đồng bạc", ông nói ra nắm giàm bò bị lính tổng Phòng bắn vào giữa bụng... Lại càng không có cuốn gia phả nào ghi kĩ càng đến ngày bọn lính chửi bác Hai một câu, ngày bà nội bị chúng đánh (thậm chí còn cặn kẽ đến mức:đánh ba roi!). Lời lẽ trong cuốn sổ của chú Năm có vẻ đúng là những sự kể lể dài dòng và cứ như không thèm biết thế nào là thanh nhã và trau chuốt. Nhưng xin hãy thử tẩn mẩn và dông dài như thế xem nó khó hơn hành văn gọn gàng đẽo gọt gấp mấy lần? Và hãy thử bỏ những chữ mà ta vẫn nông nổi tưởng như thừa, tưởng như không đáng kể, đáng viết xem cuốn sổ ấy sẽ còn gì? Mất cái chất vụng về, thô mộc đó, chắc chắn chúng ta sẽ không nhận ra những tính cách Nam Bộ mạnh mẽ, anh dũng, ngoan cường của những thành viên trong gia đình chú Năm, những con người đại diện cho nhân dân Nam Bộ ở thời kì kháng chiến. LÀ Màu sắc Nam Bộ của truyện “Những đứa con trong gia đình" còn được thể hiện lối sử dụng ngôn ngữ. Giọng điệu tự sự, rắn rỏi, gân guốc, điềm tĩnh đến lạnh lùng của người viết là một chất giọng đặc biệt phù hợp với tính cách của những con người Nam Bộ mạnh mẽ, bộc trực, thích thể hiện tình cảm bằng hành động hơn là lời nói. Nhiều đoạn văn tường thuật hay mô tả những nỗi đau khủng khiếp của con người lại hiện ra trước mắt chúng ta như những cuốn phim quay chậm lạnh lẽo: “Một trái khác đã đăng miểng trúng má lúc mà về tới đầu xóm... Má chết" hay: “Ba mày bị Tây nó chặt đầu, tao cứ đi theo cái thằng cách đầu mà đòi. Một tay tao bồng em mày, một tay tao cắp rổ... Mỗi lần nó bắn rùng rùng trên đầu, chị em bay lại níu chân tao". Ghìm nén cảm xúc chủ quan của cả nhân vật lẫn người viết, lược qua hầu hết những tính từ và thán từ chỉ tình thái, tác giả đã để cho câu chuyện mình kể vừa đạt đến tính khách quan cao độ lại vừa mang một vẻ đặc sắc đầy thu hút trong những chi tiết nói về người phụ nữ Nam Bộ mạnh mẽ, kiên cường.
Điều đáng nói của tác phẩm là ở chỗ, Nguyễn Thị miêu tả những người con Nam Bộ, gửi gắm vào tác phẩm của mình một màu sắc Nam Bộ đậm nét nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến không chỉ một gia đình Nam Bộ, không chỉ nhân dân Nam Bộ mà cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ nỗi đau thương. Câu nói của chủ Nhà mái ngàn vàng trong lòng mỗi người con đất Việt như một lời nhắc nhở sâu sắc: "Trăm sông đổ về một biến, con sống của gia đình ta cũng chảy về hiền, nhà hiền thì rộng làm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
Đọc Nguyễn Thì, thầy tác phẩm của ông nồng nàn hơi thở thô phác, ấm áp và mạnh mẽ của đất đai, những nhân vật của ông cầm chắc vào đời sống, luôn luôn lăn lộn trong giam nguy, vật vã, da dẻ cử đỏ au lên vì nắng gió, khẩu súng như lúc nào cũng cầm tay người, và áo quần vẫn đậm chất mồ hôi mặn mòi, khét cháy. Nhà văn đã đứng trên hai bàn chân bám chắc vào đất, vào hiện thực. Cũng chính vì thế mà ta có cơ hội được chiêm ngưỡng màu sắc Nam Bộ đậm đà trong các tác phẩm của ông