Những Đứa Con Của Tự Do

Chương 34

Ngày 8 tháng Bảy

Chúng tôi lại ra đi, hỏng rồi, tôi sẽ chẳng bao giờ thấy lại kính của mình n

Tảng sáng, chúng tôi tới Angoulême. Xung quanh chúng tôi, tất cả đều hoang tàn; nhà ga đã bị bom của Đồng minh phá hủy. Trong khi đoàn tàu giảm tốc độ, chúng tôi nhìn, sững sờ, các tòa nhà toang hoác, các khung toa cháy đen cái nọ xô lồng vào cái kia. Các đầu máy, đôi cái lật nghiêng, vẫn đang cháy nốt trên các con đường sắt. Những cần trục thảm đạm nằm sóng sượt, tựa như các bộ xương. Và dọc những thanh ray bị bật tung đang chĩa lên trời, vài người thợ, hoài nghi, tay cầm xẻng cuốc, hoảng sợ nhìn đoàn tàu của chúng tôi đi qua. Bảy trăm bóng ma băng qua một phong cảnh của ngày tận thế.

Phanh nghiến ken két, đoàn tàu đứng im. Bọn Đức cấm các nhân viên hỏa xa lại gần. Không ai được biết điều gì đang diễn ra bên trong các toa, không người nào được biểu lộ mối ghê sợ. Schuster ngày càng e ngại một cuộc tấn công. Ở y nỗi sợ quân du kích đã trở thành ám ảnh. Phải nói rằng từ khi chúng tôi bị đưa lên toa, con tàu chưabao giờ đi được quá năm mươi cây số một ngày và trận tuyến của lực lượng Giải phóng đang tiến về phía chúng tôi.

Chúng tôi bị cấm ngặt giao thiệp toa này với toa khác, nhưng tin tức vẫn cứ lan truyền. Nhất là những tin nói về chiến trận và về bước tiến của quân Đồng minh. Mỗi lần một nhân viên hỏa xa can đảm lại gần được đoàn tàu, mỗi lần một người dân hào hiệp, nhờ đêm tối, mang đến được cho chúng tôi chút an ủi, chúng tôi lại lượm lặt được tin tức. Và mỗi lần, lại nảy nở niềm hy vọng là Schuster không đến nổi biên giới.

Chúng tôi là chuyến tàu cuối cùng sang Đức, đoàn tàu cối cùng chở những người đi đày, và một số muốn tin rằng cuối cùng chúng tôi sẽ được người Mỹ hoặc lực lượng Kháng chiến giải thoát. Chính nhờ lực lượng Kháng chiến mà chúng tôi không tiến lên, chính nhờ lực lượng Kháng chiến mà các đường sắt nổ tung. Xa xa, bọn quân cảnh Đức đang tấn công hai nhân viên hỏa xa định đi về phía chúng tôi. Từ nay, với đội quân đang rút lui này, đâu đâu cũng là kẻ địch. Ở mỗi người dân muốn giúp đỡ chúng tôi, ở mỗi người thợ, bọn quốc xã đều nhìn thấy những kẻ khủng bố. Ấy thế mà, chính chúng gào thét với súng lăm lăm trong tay, với lựu đạn giắt thắt lưng, cchính chúng đánh đập những người yếu ớt nhất trong chúng tôi, hành hạ những người già cả nhất, chỉ để xả bớt sự căng thẳng đang quấy nhiễu chúng.

Hôm nay, chúng tôi sẽ không lên đường. Các toa vẫn đóng kín, được canh gác kỹ. Và vẫn cứ là cái nóng không ngừng tăng lên và giết chúng tôi từ từ. bên ngoài, ba mươi lăm độ; bên trong, không ai có thể nói là bao nhiêu, tất cả chúng tôi gần như mất ý thức. Niềm an ủi duy nhất trong cảnh ghê sợ này là thoáng nhìn thấy gương mặt thân quen của bạn bè. Tôi đoán ra nụ cười phác trên môi Charles khi tôi nhìn anh, Jacques dường như luôn coi sóc chúng tôi. François Francois vẫn ở kề bên anh, như một đứa con trai bên người cha mà cậu không còn nữa. Tôi thì tôi mơ đến Sophie và Marianne; tôi tưởng tượng cái mát mẻ của dòng kênh Phương Nam và tôi thấy lại chiếc ghế dài nhỏ nơi chúng tôi ngồi để trao đổi các thông điệp. Trước mặt tôi, Marc có vẻ rất buồn; tuy nhiên chính cậu ấy gặp may. Cậu nghĩ đến Damira, và tôi chắc chắn rằng cả cô nữa cũng đang nghĩ đến cậu, nếu cô vẫn còn sống. Không tên canh ngục nào, không kẻ tra tấn nào có thể giam cầm những ý nghĩ ấy. Tình cảm phiêu du qua các chấn song chật hẹp nhất, chúng ra đi chẳng sợ xa cách, và chẳng biết đến giới tuyến của các ngôn ngữ, cũng như giới tuyến của các tôn giáo, chúng gặp gỡ nhau vượt ra bên ngoài những nhà tù do con người tạo nên.

Marc có sự tự do ấy. Tôi những muốn tin rằng tại nơi Sophie đang ở, cô nghĩ đến tôi một chút; vài giây là đủ, vài ý nghĩ cho anh bạn là tôi... nếu không được là gì hơn thế đối với cô.

Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chẳng có nước cũng chẳng có bánh mì. Một số trong chúng tôi không thể nói được nữa, họ không còn sức để nói. Claude và tôi không rời nhau, cứ mỗi lúc lại kiểm tra xem người nọ hay người kia có bất tỉnh không, có phải tử thần đang mang người ấy đi không, và chốc chốc, bàn tay chúng tôi lại gặp nhau, chỉ để kiểm tra...

° ° °

Ngày 9 tháng Bảy

Schuster3;nh quay trở lại. Lực lượng Kháng chiến đã làm nổ một cây cầu, khiến chúng tôi không qua được. Chúng tôi lại đi về phía Bordeaux. Và trong lúc đoàn tàu rời ga Angoulême cùng nhà ga tan hoang của nó, tôi lại nghĩ đến chiếc thùng trong đó tôi đã để tuột mất cơ may cuối cùng nhìn được rõ. Đã hai ngày trong sương mù rồi và trước mặt tôi vẫn là đêm đen.

Chúng tôi đến nơi vào đầu buổi chiều. Nuncio và anh bạn Walter của anh chỉ nghĩ đến chuyện bỏ trốn. Buổi tối, để qua thời gian, chúng tôi bắt bọ chét và lũ rận đang xâu xé chút da thịt còn lại ở chúng tôi. Bọn ký sinh trùng cư trú ở những nếp khâu trên áo sơ mi và quần. Phải rất khéo léo mới xua được chúng ra, và đàn này vừa bị đuổi đi, là một đàn khác lại sinh sôi nảy nở. Lần lượt thay phiên, số người này nằm dài để cố nghỉ ngơi trong khi số người khác ngồi xổm để nhường chỗ cho họ. Chính nửa đêm hôm ấy, câu hỏi kỳ cục này đến với tôi: nếu như chúng tôi sống sót sau địa ngục này, chúng tôi có thể quên nó dù chỉ một ngày hay không? Chúng tôi có quyền lại sống như những người bình thường hay không? Người ta có thể tẩy đi cái phần ký ức làm rối loạn tâm trí hay không?

° ° °

Claude nhìn tôi một cách lạ lùng. Nó hỏi tôi:

- Anh đang nghĩ gì thế

- Nghĩ đến Chahine, em còn nhớ anh ấy không?

- Em cho là có. Tại sao bây giờ anh lại nghĩ đến anh ấy?

- Vì những nét đặc biệt của anh ấy sẽ không bao giờ phai mờ.

- Thực sự anh đang nghĩ đến điều gì đó, hở Jeannot?

- Anh tìm một lý do để sống sót được sau tất cả những chuyện này.

- Anh đang có nó trước mặt mình đấy, ngốc ạ! Một ngày kia, chúng ta sẽ tìm lại được tự do. Và rồi, em sẽ hứa với anh là anh sẽ bay, em hy vọng anh còn nhớ chứ?

- Còn em, sau chiến tranh em muốn làm gì?

- Đi vòng quanh đảo Corse bằng xe máy, với cô nàng đẹp nhất trần gian bám vào eo em.

Mặt thằng em cúi về phía tôi để tôi nhìn thấy rõ hơn các đường nét của nó.

- Em biết ngay mà! Em đã phát hiện được cái cười kháy nho nhỏ của anh. Gì cơ? Anh cho là em không có khả năng quyến rũ một cô gái và đưa cô ấy đi du lịch ư?

Tôi tìm đ cách để tự kiềm chế song vô hiệu, tôi cảm thấy cái cười đang dâng lên nơi mình và thằng em đang nổi cáu. Đến lượt Charles bật cười, ngay cả Marc cũng tham gia cùng chúng tôi. Claude tức tối hỏi:

- Nhưng tất cả các anh làm sao thế?

- Em hôi khủng khiếp, cậu em ạ, giá em nhìn thấy bộ dạng mình nhỉ! Với tình trạng của em, anh không chắc thậm chí một con gián có muốn theo em đến bất cứ nơi nào hay không.

Claude hít ngửi tôi và hòa vào trận cười phi lý như điên không rời của chúng tôi.

° ° °

Ngày 10 tháng Bảy

Vào những giờ đầu tiên trong ngày, cái nóng đã không chịu nổi. Và con tàu chết tiệt vẫn chẳng nhúc nhích. Không một gợn mây phía chân trời, không hy vọng có một giọt mưa đến làm dịu đi nỗi đau đớn của tù nhân. Thiên hạ bảo rằng người Tây Ban Nha thường hát khi tình hình không hay. Một điệu ca buồn bỗng cất lên, đó là ngôn ngữ đẹp đẽ miền Catalogne đang thoát ra từ các tấm ván của toa bên cạnh. Claude trườ cửa sổ và nói:

- Hãy nhìn kìa!

- Cậu nhìn thấy cái gì thế? Jacques hỏi.

- Bọn lính đang rối rít dọc đường tàu. Những chiếc xe tải của hội Chữ thập Đỏ đến nơi, các nữ y tá xuống xe, họ mang nước và đến với chúng ta.

Họ tiến đến sân ga nhưng bọn quân cảnh Đức ra lệnh cho họ dừng lại, đặt những chiếc thùng của họ xuống và rút lui. Tù nhân sẽ đến lấy những chiếc thùng này khi họ đi rồi. Không được phép có một sự tiếp xúc nào với những kẻ khủng bố!

Nữ y tá trưởng phẩy tay đẩy tên lính ra. Bà tức giận hỏi:

- Những kẻ khủng bố nào cơ? Những người già ư? Phụ nữ ư? Những người đàn ông đói khát trong các toa chở súc vật này ư?

Bà sỉ mắng y và bảo rằng bà đã chán ngấy những mệnh lệnh của y rồi. Một thời gian nữa, sẽ đòi hỏi phải giải thích đấy. Các nữ y tá của bà sẽ mang đồ tiếp tế đến tận các toa, đúng như thế và không khác đi! Và bà nói thêm rằng chẳng phải vì y mặc bộ quân phục mà gây được ấn tượng với bà.

Và khi tên trung úy vung khẩu súng lên mà hỏi bà rằng điều này liệu có gây ấn tượng với bà hơn chút nào không, thì bà y tá trưởng khinh khỉnh nhìn Schuster và lịch sự yêu cầu một đặc ân. Nếu y có can đ̏m bắn một phụ nữ, và hơn nữa lại bắn sau lưng, thì bà sẽ xin y có nhã ý nhắm vào giữac hữ thập bà mang trên bộ đồng phục. Bà nói thêm rằng thật may mà chữ thập ấy đủ to để ngay một thằng ngu như y cũng có khả năng ngắm trúng. Điều ấy sẽ khiến y có lý lịch công tác tốt khi y trở về nhà, và còn tốt hơn nữa nếu y bị người Mỹ hay lực lượng Kháng chiến bắt giữ.

Lợi dụng tình trạng sững sờ kinh ngạc của Schuster, bà y tá trưởng ra lệnh cho đoàn quân kỳ cục của mình tiến về phía các toa tàu. Trên sân ga, binh lính dường như thú vị về oai quyền của bà. Có thể chúng chỉ thấy nhẹ nhõm vì có ai đó buộc tên chỉ huy của chúng phải nhân đạo một chút.

Bà là người đầu tiên mở then cửa một toa tàu, những người phụ nữ khác làm theo bà.

Bà y tá trưởng của hội Chữ thập Đỏ miền Bordeaux tưởng rằng trong cuộc đời mình, đã nhìn thấy hết mọi sự. Hai cuộc chiến tranh và những năm chăm sóc những người bị thiếu thốn, bị tước đoạt nhiều nhất đã khiến bà tin chắc rằng không gì còn có thể khiến mình ngạc nhiên nữa. Ấy thế mà, khi phát hiện ra chúng tôi, hai mắt bà giương to, bà ọe một cái và không kìm nổi tiếng "Trời ơi" buột ra khỏi miệng.

Các nữ y tá, bàng hoàng tê liệt, nhìn chúng tôi; trên mặt họ là các chiến hữu có thể thấy sự ghê tởm và niềm phẫn nộ mà tình trạng của chúng tôi làm nảy sinh trong lòng họ. Chúng tôi đã cố chỉnh trang lại quần áo hết mức có thể, song những gương mặt hốc hác vẫn để lộ trạng thái của chúng tôi

Ở mỗi toa, một nữ y tá mang đến một thùng nước, tặng bánh bích quy và trao đổi một vài lời với các tù nhân. Nhưng Schuster đã đang gào lên để hội Chữ thập Đỏ rút đi và bà y tá trưởng xét thấy hôm nay đã sử dụng sự may mắn của mình đủ rồi. Các cánh cửa đóng lại.

- Jeannot! Lại xem này, Jacques nói, anh đang phân phát bánh bích quy và suất nước uống cho mỗi người.

- Có chuyện gì vậy?

- Có chuyện là cậu phải nhanh nhanh lên!

Đứng dậy đòi hỏi nhiều cố gắng và với tình trạng mờ mờ ảo ảo trong đó tôi sống từ mấy hôm nay thì việc này lại càng vất vả hơn. Nhưng tôi cảm thấy ở các bạn một sự cấp thiết buộc tôi phải đến với họ. Claude nắm lấy vai tôi. Nó bảo:

- Anh nhìn đi!

Nó cứ đùa, cái thằng Claude! Ngoài đầu mũi mình, tôi chẳng nhìn thấy gì mấy, vài hình bóng thấp thoáng trong đó tôi nhận ra hình bóng của Charles, và tôi đoán được Marc cùng François Francois đứng đằng s

Tôi cảm nhận được hình dáng chiếc thùng mà Jacques nhấc lên gần tôi, và bỗng nhiên, ở đáy thùng, tôi nhìn thấy bộ gọng của một cặp kính mới. Tôi thò bàn tay xuống nước, và tóm lấy cái mà tôi vẫn còn chưa muốn tin.

Các bạn, lặng lẽ, nín thở đợi tôi đặt kính lên mũi. Và bỗng nhiên, gương mặt của thằng em tôi lại thành rõ ràng như trong những ngày đầu, tôi nhìn thấy niềm xúc động trong mắt Charles, vẻ mặt hớn hở của Jacques, vẻ mặt của Marc và François Francois đang ôm chặt lấy tôi trong vòng tay.

Ai đã hiểu được thế? Ai đã đoán được số phận của một kẻ đi đày vô hy vọng, khi phát hiện trong đáy một chiếc thùng đôi kính bị vỡ? Ai đã có lòng nhân từ nghĩa hiệp làm cho cặp kính mới, dõi theo đoàn tàu trong nhiều ngày, xác định không lầm lẫn toa tàu xuất xứ của cặp kính và làm những gì cần thiết để một cặp kính mới ở vào đó?

- Người nữ y tá của hội Chữ thập Đỏ, Claude trả lời. Còn ai khác nữa?

Tôi muốn nhìn lại thế gian, tôi không mù lòa nữa, sương mù đã bay biến. Thế là tôi ngoảnh đầu và nhìn xung quanh. Khung cảnh đầu tiên phô bày trước cái nhìn mới hồi phục của tôi buồn vô tận. Claude kéo tôi về phía cửa sổ

- Anh hãy nhìn xem bên ngoài trời đẹp biết bao.

- Ừ, em tôi nói đúng, bên ngoài trời đẹp hết sức.

° ° °

- Em cho là cô ấy có xinh không?

- Ai cơ? Claude hỏi.

- Cô y tá!

Tối hôm ấy, tôi tự nhủ rằng, có lẽ, cuối cùng số phận tôi đang dần rõ nét. Những sự khước từ của Sophie, của Damira và, để nói cho hết, của tất cả các cô gái trong đội, chẳng chịu hôn tôi, rốt cuộc có một ý nghĩa. Người phụ nữ của đời tôi, người phụ nữ đích thực, sẽ là người đã cứu con mắt nhìn của tôi.

Khi phát hiện cặp kính trong đáy thùng, nàng đã hiểu ngay tức khắc tiếng kêu cứu mà tôi gửi hco nàng từ đáy địa ngục của mình. Nàng đã giấu cặp gọng trong khăn tay, gìn giữ vô cùng cẩn thận những mẩu kính còn dính trên đó. Nàng đã ra thành phố đến nhà một thầy thuốc nhãn khoa gần gụi vớiượng Kháng chiến. Ông thầy thuốc này đã tìm kiếm không ngừng nghỉ những mắt kính tương ứng với những mẩu mà ông nghiên cứu kỹ. Kính lắp rồi, nàng lại đạp xe, đi dọc con đường sắt cho đến lúc xác định được đoàn tàu. Nhìn thấy nó quay trở lại Bordeaux, nàng biết rằng mình sẽ giao được món đồ. Với sự đồng tình của bà y tá trưởng, trước khi đến sân ga nàng chọn toa tàu mà nàng nhận ra được nhờ những vết đạn rạch vào thành toa. Cặp kính trở về với tôi như thế đấy.

Người phụ nữ ấy phải có biết bao chân tình, lòng hào hiệp và sự dũng cảm, thành thử tôi tự hứa, nếu thoát được, sẽ tìm gặp nàng ngay khi chiến tranh kết thúc và cầu hôn nàng. Tôi đã tưởng tượng mình, trên một con đường miền quê, tóc bay trong gió, phóng một chiếc Chrysler có thể bỏ mui, hay tại sao lại không phóng một chiếc xe đạp, như vậy chỉ càng thú vị hơn mà thôi. Tôi sẽ gõ cửa ngôi nhà của nàng, tôi sẽ gõ hai tiếng nho nhỏ, và khi nàng mở cửa, tôi sẽ nói với nàng "Tôi là người mà em đã cứu vớt cuộc đời và đời tôi từ nay thuộc về em". Chúng tôi sẽ ăn tối bên lò sưởi, và mỗi người chúng tôi sẽ kể cho nhau những năm vừa qua, tất cả những tháng ngày đau khổ trên con đường dằng dặc mà cuối cùng chúng tôi đã gặp lại nhau. Và để cả đôi cùng viết nên những ngày sắp tới. Chúng tôi sẽ có ba con hoặc nhiều hơn nếu nàng mong muốn thế và chúng tôi sẽ sống hạnh phúc. Tôi sẽ học lái máy bay như Claude từng hứa với tôi và khi có được bằng, ngày Chủ nhật tôi sẽ đưa nàng đi, bay trên miền quê nước Pháp. Đó, từ nay mọi sự đều hợp lý; giờ đây đối với tôi cuộc đời cuối cùng cũng có một ý nghĩa.

Xét đến vai trò của thằng em tôi trong việc cứu tôi, và xét mối quan hệ gắn bó chúng tôi, chuyện tôi lập tức nhờ nó làm chứng cho mình là điều hoàn toàn bình th

Claude vừa nhìn tôi vừa khẽ húng hắng ho.

- Hãy nghe này, ông anh, em chẳng có gì phản đối nguyên tắc là người làm chứng khi anh kết hôn, thậm chí em còn lấy làm vinh dự, nhưng dù sao em cũng phải nói với anh vài điều trước khi anh quyết định hẳn.

Người nữ y tá đem lại kính cho anh cận thị nặng hơn anh gấp nghìn lần, xét độ dày của cặp kính người ấy đeo trên mũi. Được, anh sẽ bảo em là điều đó thì ta mốc cần; nhưng em cũng còn phải bảo anh, vì anh hãy còn ở trong màn sương khi người ấy ra đi: người ấy hơn anh bốn chục tuổi, chắc người ấy phải lấy chồng rồi và có ít ra là mười hai đứa con. Em không bảo rằng trong tình thế của chúng ta thì chúng ta có phương tiện để đòi hỏi khắt khe, nhưng rốt cuộc, chỗ này...

° ° °

Chúng tôi bị nhốt ba ngày trong những toa tàu im lìm bất động trên một sân ga ở Bordeaux. Các bạn ngạt thở, thỉnh thoảng một người đứng dậy, tìm kiếm chút không khí, nhưng chẳng có.

Con người quen với mọi sự, đó là một trong những bí ẩn lớn của con người. Chúng tôi không còn ngửi thấy sự hôi hám của chính mình, để ý đến cái người đang cúi xuống bên trên lỗ hổng nhỏ xíu ở sàn toa để đại tiểu tiện. Cái đói đã bị quên đi từ lâu, riêng nỗi ám ảnh của cái khát vẫn còn dai dẳng; nhất là khi một chỗ phồng rộp mới hình thành trên lưỡi. Không khí hiếm hoi chẳng những trong toa mà trong cả cổ họng chúng tôi; việc nuốt ngày càng trở nên khó khăn. Nhưng chúng tôi đã có thói quen chịu đựng nỗi đau thể xác này, nó không rời chúng tôi nữa; chúng tôi quen với tình trạng phải nhịn mọi thứ, kể cả nhịn ngủ. Và những người duy nhất, trong từng khoảnh khắc ngắn ngủi, tìm được một sự giải thoát, thì đó là chạy trốn vào sự điên loạn. Họ đứng lên, bắt đầu rên rỉ hoặc gào rú, đôi khi một số người khóc lóc trước khi ngã vật xuống, bất tỉnh.

Còn những người vẫn trụ được, thì họ cố làm an lòng những người khác được chăng hay chớ.

Trong toa bên cạnh, Walter giải thích cho những ai muốn gnhe mình rằng bọn quốc xã sẽ không bao giờ đưa được chúng tôi sang tận nước Đức, người Mỹ sẽ giải thoát chúng tôi trước đó. Trong toa của chúng tôi, Jacques tận lực kể cho chúng tôi những câu chuyện, để qua thời gian. Khi nào miệng anh khô quá không nói tiếp được, thì nỗi lo âu lại nảy nở trong thinh lặng đang buông xuống.

Và trong khi bạn bè lặng lẽ chết đi, thì tôi lại sống lại vì đã khôi phục được thị lực; và ở đâu đây, tôi cảm thấy mình có tội.

° ° °

Ngày 12 tháng Bảy

Hai giờ rưỡi sáng. Đột nhiên, các cánh cửa được tháo chốt. Nhà ga Bordeaux lúc nhúc những lính, bọn Gestapo được điều động tại chỗ. Binh lính trang bị vũ khí đầy mình gào thét và ra lệnh cho chúng tôi mang theo chút đồ đạc còn lại của mỗi người. Bằng cách đá và nện báng súng, chúng đưa bọn tôi xuống toa và tập hợp trên sân ga. Trong các tù nhân, một số kinh hoàng khủng khiếp, số khác chỉ uống lấy từng hớp lớn không khí.

Theo hàng năm, chúng tôi đi sâu vào thành phố tối đen và lặng lẽ. Chẳng có ngôi sao nào trên bầu trời.

Bước chân chúng tôi vang trên mặt đường vắng vẻ nơi đoàn người kéo thành dãy dài. Từ hàng nọ đến hàng kia, tin tức được truyền đi. Vài người bảo rằng họ đưa chúng tôi đến đồn Hâ, số khác chắc chắn họ dẫn chúng tôi tới nhà tù. Nhưng những ai hiểu tiếng Đức thì biết được, qua những lời bàn tán của bọn lính áp giải chúng tôi, là tất cả các xà lim trong thành phố đều đông chật. Một tù nhân khẽ nói:

- Thế thì ta đi đâu?

- Schnell, schnell 1, một tên quân cảnh Đức vừa hét vừa đấm một quả vào lưng anh.

Cuộc hành trình ban đêm trong thành phố câm lặng kết thúc ở phố Laribat, trước những cánh cửa rộng mênh mang của một ngôi đền. Đây là lần đầu tiên thằng em tôi và tôi bước vào một giáo đường Do Thái.

Tiếng Đức: Nhanh lên, nhanh lên.

--- ------ ------ ------ -------

1 Tiếng Đức: Nhanh lên, nhanh lên.
Tác giả : Marc Levy
5/5 của 1 đánh giá

Bình luận

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi
Nguyen 2 năm trước
Đã ra chap mới rồi nhé mọi người, link đây nha: bit.ly/newchap247

Truyện cùng thể loại