Những Đứa Con Của Tự Do
Chương 29
Trong ba tuần lễ tiếp theo, quân Đồng minh nếm trải cảnh gian nan địa ngục ở Normandie. Mỗi ngày lại đem tới những thắng lợi và hy vọng của nó; Paris chưa được giải phóng, nhưng mùa xuân mà Jacques xiết bao mong đợi đã báo hiệu, và cho dù nó đến chậm, không ai có thể trách cứ anh.
Sáng nào cũng vậy, vào lúc đi dạo, chúng tôi trao đổi cùng các bạn Tây Ban Nha những tin tức về cuộc chiến. Giờ đây, chúng tôi tin chắc rằng người ta sẽ sớm thả chúng tôi. Nhưng tên cục trưởng cảnh sát Marty, chưa bao giờ thôi thù hận, đã quyết định theo cách khác. Vào cuối tháng, y ra lệnh cho ban quản trị các nhà lao giao toàn bộ tù chính trị vào tay bọn quốc xã.
Rạng sáng, chúng tập trung chúng tôi trong hành lang, dưới vòm kính mờ xám. Ai nấy mang hành trang, cặp lồng và chút đồ đạc c
Ngoài sân đầy xe tải và bọn Waffen-SS 1 sủa vang để bắt chúng tôi xếp hàng. Nhà tù đặt trong tình trạng giới nghiêm. Chúng vây lấy chúng tôi. Bọn lính hét lác, và dùng báng súng lùa chúng tôi tiến lên. Trong hàng, tôi gặp Jacques, Charles, François, Marc, Samuel, thằng em tôi và tất cả bạn bè còn sống sót của đội 35.
Tay chắp sau lưng, tên giám thị trưởng Theil, có vài quản ngục vây quanh, nhìn chúng tôi, và mắt y long lên cáu kỉnh.
Tôi ghé vào tai Jacques nói khẽ:
- Anh nhìn hắn mà xem, mặt hắn nhợt nhạt. Anh thấy đó, tôi còn thích ở địa vị của tôi hơn là địa vị của hắn.
- Nhưng cậu biết là ta đi đâu chứ, Jeannot!
- Biết, nhưng ta sẽ ngẩng cao đầu mà đi còn hắn sẽ mãi mãi sống thấp hèn.
Tất cả, chúng tôi đều hy vọng tự do và tất cả, chúng tôi xếp hàng đi ra, bị xiềng xích khi cửa nhà tù mở. Chúng tôi băng qu thành phố, có lính áp giải, và những người qua đường thưa thớt, lặng lẽ trong buổi sáng nhợt nhạt này, nhìn đoàn tù nhân mà người ta dẫn đến cái chết.
Ở nhà ga Toulouse, nơi những hồi ức trở lại, một đoàn toa chở hàng đang chờ chúng tôi.
Khi xếp hàng trên sân ga, mỗi người trong chúng tôi đều đoán được chuyến tàu này đưa mình đến nơi nào. Nó thuộc những chuyến tàu, từ bao nhiêu tháng nay, xuyên qua châu Âu, những chuyến tàu mà hành khách không bao giờ trở lại.
Bến cuối ở Dachau, Ravensbrüuck, Auschwitz, Bitkenau 2. Chính trên chuyến tàu ma, bọn chúng đang đẩy chúng tôi lên, như súc vật.
--- ------ ------ ------ -------
1 Schutzstaffel, viết tắt là SS, tổ chức cảnh sát quân sự hóa của đảng Quốc xã. Hình thành chính thức năm 1926, cho đến 1934, lực lượng SS chỉ là một nhánh đặc biệt của tổ chức "sơ mi nâu" SA (Sturmabteilung "đơn vị phản ứng mạnh"), nhưng sau đó trở thành bộ phận ưu tú của phong trào quốc xã, giám sát các miền đất chiếm đóng và các trại tập trung, bên cạnh bọn Gestapo. Khi chiến tranh nổ ra, cũng hình thành tổ chức Waffen-SS, những đơn vị chíên đấu ưu tú của nước Đức quốc xã, thu hút cả quân tình nguyện nước ngoài.
2 Dachau, thành phố miền Bavière nước Đức, nơi một trại tập trung quốc xã được lập năm 1933, cho đến 1945 đã giam giữ 206.000 người.
Ravensbrück, thành phố thuộc nước Đức, có trại tập trung lập năm 1934, chủ yếu dành cho phụ nữ. Hơn 90.000 tù nhân, chủ yếu là phụ nữ Ba Lan, đã chết ở đó trong Đại chiến thứ hai.
Auschwitz, một trong những trại tập trung lớn nhất, thành lập tại Ba Lan từ 1940. Khoảng 3 đến 4 triệu người, trong đó chừng một triệu người Do Thái, đã chết ở đây.
Brikenau cách Auschwitz 3 cây số, là một trong ba trại thuộc Auschwitz.
Sáng nào cũng vậy, vào lúc đi dạo, chúng tôi trao đổi cùng các bạn Tây Ban Nha những tin tức về cuộc chiến. Giờ đây, chúng tôi tin chắc rằng người ta sẽ sớm thả chúng tôi. Nhưng tên cục trưởng cảnh sát Marty, chưa bao giờ thôi thù hận, đã quyết định theo cách khác. Vào cuối tháng, y ra lệnh cho ban quản trị các nhà lao giao toàn bộ tù chính trị vào tay bọn quốc xã.
Rạng sáng, chúng tập trung chúng tôi trong hành lang, dưới vòm kính mờ xám. Ai nấy mang hành trang, cặp lồng và chút đồ đạc c
Ngoài sân đầy xe tải và bọn Waffen-SS 1 sủa vang để bắt chúng tôi xếp hàng. Nhà tù đặt trong tình trạng giới nghiêm. Chúng vây lấy chúng tôi. Bọn lính hét lác, và dùng báng súng lùa chúng tôi tiến lên. Trong hàng, tôi gặp Jacques, Charles, François, Marc, Samuel, thằng em tôi và tất cả bạn bè còn sống sót của đội 35.
Tay chắp sau lưng, tên giám thị trưởng Theil, có vài quản ngục vây quanh, nhìn chúng tôi, và mắt y long lên cáu kỉnh.
Tôi ghé vào tai Jacques nói khẽ:
- Anh nhìn hắn mà xem, mặt hắn nhợt nhạt. Anh thấy đó, tôi còn thích ở địa vị của tôi hơn là địa vị của hắn.
- Nhưng cậu biết là ta đi đâu chứ, Jeannot!
- Biết, nhưng ta sẽ ngẩng cao đầu mà đi còn hắn sẽ mãi mãi sống thấp hèn.
Tất cả, chúng tôi đều hy vọng tự do và tất cả, chúng tôi xếp hàng đi ra, bị xiềng xích khi cửa nhà tù mở. Chúng tôi băng qu thành phố, có lính áp giải, và những người qua đường thưa thớt, lặng lẽ trong buổi sáng nhợt nhạt này, nhìn đoàn tù nhân mà người ta dẫn đến cái chết.
Ở nhà ga Toulouse, nơi những hồi ức trở lại, một đoàn toa chở hàng đang chờ chúng tôi.
Khi xếp hàng trên sân ga, mỗi người trong chúng tôi đều đoán được chuyến tàu này đưa mình đến nơi nào. Nó thuộc những chuyến tàu, từ bao nhiêu tháng nay, xuyên qua châu Âu, những chuyến tàu mà hành khách không bao giờ trở lại.
Bến cuối ở Dachau, Ravensbrüuck, Auschwitz, Bitkenau 2. Chính trên chuyến tàu ma, bọn chúng đang đẩy chúng tôi lên, như súc vật.
--- ------ ------ ------ -------
1 Schutzstaffel, viết tắt là SS, tổ chức cảnh sát quân sự hóa của đảng Quốc xã. Hình thành chính thức năm 1926, cho đến 1934, lực lượng SS chỉ là một nhánh đặc biệt của tổ chức "sơ mi nâu" SA (Sturmabteilung "đơn vị phản ứng mạnh"), nhưng sau đó trở thành bộ phận ưu tú của phong trào quốc xã, giám sát các miền đất chiếm đóng và các trại tập trung, bên cạnh bọn Gestapo. Khi chiến tranh nổ ra, cũng hình thành tổ chức Waffen-SS, những đơn vị chíên đấu ưu tú của nước Đức quốc xã, thu hút cả quân tình nguyện nước ngoài.
2 Dachau, thành phố miền Bavière nước Đức, nơi một trại tập trung quốc xã được lập năm 1933, cho đến 1945 đã giam giữ 206.000 người.
Ravensbrück, thành phố thuộc nước Đức, có trại tập trung lập năm 1934, chủ yếu dành cho phụ nữ. Hơn 90.000 tù nhân, chủ yếu là phụ nữ Ba Lan, đã chết ở đó trong Đại chiến thứ hai.
Auschwitz, một trong những trại tập trung lớn nhất, thành lập tại Ba Lan từ 1940. Khoảng 3 đến 4 triệu người, trong đó chừng một triệu người Do Thái, đã chết ở đây.
Brikenau cách Auschwitz 3 cây số, là một trong ba trại thuộc Auschwitz.
Tác giả :
Marc Levy